Dự báo thời gian tớ

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá mức độ kiềm chế tài chính tại Việt Nam hiện nay (Trang 28 - 29)

Những ảnh hưởng không tốt từ kiềm chế tài chính lên sự phát triển của nền kinh tế không hiển nhiên có nghĩa là những quốc gia nên lựa chọn chính sách phát triển thị trường tài chính tự do và loại bỏ tất cả nguyên tắc và sự kiểm soát đã tạo nên kiềm chế tài chính. Nhiều nước đang phát triển đã giải phóng thị trường tài chính trải qua những cuộc khủng hoảng một phần vì những cú sốc bên ngoài do tự do tài chính gây ra. Tự do tài chính có thể tạo ra bất ổn trong ngắn hạn và tăng trưởng trong dài hạn (Kaminsky and Schmukler, 2002). Đồng thời, do thị trường không hoàn hảo và tính bất đối xứng của thông tin, việc xóa bỏ tất cả quy định tài chính công có thể không tạo ra một môi trường tối ưu cho phát triển tài chính. Một biện pháp thay thế đối với việc giám sát tài chính có thể là một hệ thống các quy định mới nhằm đảm bảo cạnh tranh và những quy định cũng như việc giám sát cẩn trọng.

Những giải pháp có thể vận dụng linh hoạt trong thời gian tới cho nền kinh tế Việt Nam là áp dụng những chính sách áp chế tài chính một cách vừa phải, như:

- Khống chế lãi suất thấp hơn mức cân bằng, tuy nhiên mức độ áp chế tài chính có mức độ vừa phải và thấp hơn nhiều so với các nước đang phát triển khác.

- Thực hiện các chính sách tài khóa hợp lý để củng cố vững chắc sự phục hồi kinh tế đang đạt được hiện nay. Kiểm soát những tác động ngắn hạn của những biện pháp kiềm chế tài chính đang áp dụng, những điều chỉnh về mặt chi tiêu, cùng với nó là những cải cách cơ cấu để khuyến khích tăng trưởng dài dạn.

- Can thiệp của Chính phủ trong phân bổ tín dụng: tập trung tín dụng theo các mức độ khác nhau để hỗ trợ cho các chính sách công nghiệp (các công ty, tập đoàn, ngành công nghiệp và hoạt động ưu tiên xuất khẩu hay các dự án công nghệ cao); và một số mục tiêu xã hội. Chính phủ tập trung tín dụng bằng cách đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước, sử dụng các ngân hàng phát triển của mình để cho các lĩnh vực ưu tiên vay vốn và buộc các ngân hàng thương mại cấp các khỏan vay cho các hoạt động xác định.

- Duy trì vai trò chủ đạo của tài chính công và sự can thiệp của Chính phủ đối với nền kinh tế. Sự ổn định kinh tế về hệ thống và sự tăng trưởng bền vững phụ thuộc vào năng lực tối thượng của ngành tài chính công trong việc can thiệp vào các tình huống khó khăn. Lĩnh vực tài chính công vững chắc là nhân tố quyết định đối với sự ổn định kinh tế và tăng trưởng bền vững.

- Tiếp tục tiến hành việc mở cửa dần dần thị trường tài chính với một phạm vi thích hợp và một trình tự hợp lý sao cho vừa đảm bảo nâng dần năng lực và khả năng cạnh tranh vừa thích nghi và tiến gần hơn đến những tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá mức độ kiềm chế tài chính tại Việt Nam hiện nay (Trang 28 - 29)