MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 4 6. Bố cục của bài nghiên cứu 4 CHƯƠNG 1 5 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ 5 1.1. Định nghĩa về nguồn của Luật Quốc tế 5 1.2. Cơ sở pháp lý xác định nguồn của Luật Quốc tế 6 1.3. Phân loại Nguồn của Luật Quốc tế 6 CHƯƠNG 2 10 ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VAI TRÒ CỦA ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ TRONG HỆ THỐNG NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ 10 2.1. Khái niệm Điều ước quốc tế 10 2.2. Điều kiện để Điều ước quốc tế trở thành nguồn của Luật Quốc tế 11 2.3. Vai trò của Điều ước Quốc tế trong hệ thống nguồn của Luật Quốc tế 12 CHƯƠNG 3 21 THỰC TRẠNG THỰC THI ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ. 21 GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC THỰC THI ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ 21 3.1. Thực trạng thực thi Điều ước quốc tế 21 3.2. Một số giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả việc thực thi Điều ước quốc tế 24 KẾT LUẬN 27 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
MÔN: LUẬT QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
TRONG HỆ THỐNG NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ
Nhóm 3:
Đỗ Thị Quỳnh Hương K135031458 Chế Thị Hồng Hiệp K135031466
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 4
6 Bố cục của bài nghiên cứu 4
CHƯƠNG 1 5
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ 5
1.1 Định nghĩa về nguồn của Luật Quốc tế 5
1.2 Cơ sở pháp lý xác định nguồn của Luật Quốc tế 6
1.3 Phân loại Nguồn của Luật Quốc tế 6
CHƯƠNG 2 10
ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ - VAI TRÒ CỦA ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ TRONG HỆ THỐNG NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ 10
2.1 Khái niệm Điều ước quốc tế 10
2.2 Điều kiện để Điều ước quốc tế trở thành nguồn của Luật Quốc tế 11
2.3 Vai trò của Điều ước Quốc tế trong hệ thống nguồn của Luật Quốc tế 12
CHƯƠNG 3 21
THỰC TRẠNG THỰC THI ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ 21
GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC THỰC THI ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ 21
3.1 Thực trạng thực thi Điều ước quốc tế 21
3.2 Một số giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả việc thực thi Điều ước quốc tế .24
KẾT LUẬN 27
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Sự ra đời và phát triển của nền kinh tế thị trường và sự hội nhập kinh tếđang trở thành một xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay Các quốc gia trên thếgiới đã và đang tăng cường thiết lập và đẩy mạnh các mối quan hệ ngoại giao,hợp tác quốc tế song phương và đa phương trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế,văn hóa, giáo dục, y tế,… hướng tới sự phát triển của từng quốc gia cũng nhưcộng đồng quốc tế Trong điều kiện hội nhập quốc tế, việc ký kết cũng như gianhập các điều ước quốc tế đã trở thành nhu cầu cấp thiết của các quốc gia nóiriêng và các chủ thể Luật Quốc tế nói chung Điều ước quốc tế đã trở thành công
cụ pháp luật chủ yếu, điều chỉnh hầu hết các quan hệ quốc tế nảy sinh trong quátrình phát triển của các lĩnh vực đời sống quốc tế Trong hệ thống của nguồn luậtquốc tế, điều ước quốc tế là loại nguồn cơ bản, đóng vai trò quan trọng trong việchình thành và phát triển tập quán quốc tế cũng như các loại nguồn bổ trợ khác.Nhằm tìm hiểu và làm rõ tầm quan trọng của điều ước quốc tế trong hệ thốngnguồn của Luật Quốc tế, nhóm chúng tôi thực hiện bài tiểu luận với đề tài: “Vaitrò của điều ước quốc tế trong hệ thống nguồn của Luật Quốc tế”
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận là hệ thống nguồn của luật quốc tế
và điều ước quốc tế
Phạm vi nghiên cứu của bài tiều luận là trong khoảng thời gian luật quốc tếhiện đại, tức là sau cách mạnh tháng Mười Nga đến nay
4 Phương pháp nghiên cứu
Trang 5Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ ChíMinh về nhà nước và pháp luật, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứusau đây:
Phương pháp nghiên cứu lý luận: Khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản.Phương pháp phân tích, tổng hợp các thông tin, tư liệu liên quan đến nộidung nghiên cứu
Phương pháp so sánh, đối chiếu các quy định của pháp luật với thực tiễnliên quan đến hoạt động thực thi các điều ước quốc tế ở Việt Nam với các nướctrên thế giới trong việc thực hiện các điều ước quốc tế để đưa ra những bài họckinh nghiệm nâng cao hiệu quả thực thi điều ước quốc tế trong quá trình hội nhậpthế giới
5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Đề tài có ý nghĩa thực tiễn và lý luận, nhất là thực tiễn Đề tài là tài liệukham khảo cho sinh viên Luật, kiến nghị một số điểm để hoàn chỉnh điều ướcquốc tế
6 Bố cục của bài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì bài nghiêncứu gồm có 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về nguồn của Luật Quốc tế
Chương 2: Điều ước quốc tế - Vai trò của Điều ước quốc tế trong hệ thống
nguồn của Luật Quốc tế.
Chương 3: Thực trạng thực thi Điều ước quốc tế, giải pháp, kiến nghị đểnâng cao hiệu quả việc thực thi Điều ước quốc tế
Trang 6CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN CỦA LUẬT
QUỐC TẾ
1.1 Định nghĩa về nguồn của Luật Quốc tế
Khi tìm hiểu về bất kỳ một hệ thống pháp lý nào thì một trongnhững vấn đề đầu tiên và cũng là một trong những vấn đề quan trọng nhất
mà chúng ta phải tiếp cận đến đó là “Nguồn của luật” và Luật Quốc tế
cũng thế Ngay từ ý nghĩa vốn có của từ “Nguồn” chúng ta đã có thể nhận
thấy tầm quan trọng đặc biệt của nó, vậy nguồn của Luật Quốc tế là gì?
Nguồn của pháp luật là hình thức biểu hiện của các quy phạm phápluật Nguồn của pháp luật biểu hiện dưới 2 dạng thành văn và bất thànhvăn Liên quan đến nguồn của Luật Quốc tế có nhiều cách hiểu khác nhau
Theo nghĩa hẹp: Nguồn là hình thức chứa đựng, ghi nhận các
nguyên tắc, các quy phạm pháp lý quốc tế nhằm xác định quyền và nghĩa
vụ pháp lý của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp lý quốc tế.
Theo đó, LQT gồm 2 loại nguồn cơ bản là điều ước quốc tế và tập quánquốc tế
Theo nghĩa rộng: Nguồn của LQT là tất cả những gì mà cơ quan cóthẩm quyền có thể dựa vào đó để đưa ra các quyết định pháp luật Vấn đềnguồn của luật quốc tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về pháp lý và thựctiễn vì nó liên quan chặt chẽ đến việc xác định sự hình thành của quan hệquốc tế nói riêng và quá trình thực thi luật quốc tế nói chung
Về pháp lý, nguồn của luật quốc tế là hình thức chứa đựng các quyphạm luật quốc tế Theo khoản 1, điều 38 Quy chế tòa án công lý quốc tếquy định, theo đó, luật quốc tế có hai loại nguồn là nguồn thành văn (điềuước quốc tế), và nguồn bất thành văn (tập quán quốc tế) với nội dung chứađựng các quy phạm luật quốc tế, trực tiếp điều chỉnh quyền, nghĩa vụ vàtrách nhiệm pháp lý của các chủ thể quan hệ quốc tế
Về lý luận, nguồn của luật quốc tế là phạm trù pháp lý gắn liền vớiquá trình hình thành các quy định của luật này Do đó cần có sự phân biệtgiữa nguồn của luật quốc tế (để chứa đựng quy phạm luật quốc tế) với
Trang 7những phương tiện hỗ trợ việc xác định quy phạm luật quốc tế, cũng được
đề cập tại khoản 1 Điều 38 Quy chế Tòa án quốc tế Liên hợp quốc (baogồm án lệ, các học thuyết của các luật gia có trình độ cao) và một số hìnhthức khác hình thành trong thực tiễn phát triển của luật quốc tế như nghịquyết không bắt buộc của tổ chức quốc tế, hành vi pháp lý đơn phương củaquốc gia
1.2 Cơ sở pháp lý xác định nguồn của Luật Quốc tế
Khoản 1 Điều 38 Quy chế Tòa án công lý quốc tế của Liên hợp quốc
quy định "Tòa án có trách nhiệm giải quyết các vụ tranh chấp được
chuyển đến tòa án trên cơ sở công pháp quốc tế theo:
- Các công ước quốc tế chung hoặc riêng đã thiết lập ra những nguyên tắc được các bên đang tranh chấp thừa nhận.
- Các tập quán quốc tế như là một chứng cứ thực tiễn chung được thừa nhận là một tiêu chuẩn pháp lý
- Những nguyên tắc pháp lý được các dân tộc văn minh thừa nhận.
- Các Nghị quyết xét xử và các luận thuyết của các chuyên gia có chuyên
môn cao nhất về luật pháp công khai của nhiều dân tộc khác nhau được coi là các phương tiện bổ trợ để xác định các tiêu chuẩn pháp lý"
Như vậy, khoản 1 Điều 38 Quy chế tòa án công lý quốc tế đã đưa radanh sách các nguồn truyền thống của LQT như:
- Các công ước quốc tế chung hoặc cụ thể, tập quán quốc tế
- Các nguyên tắc cơ bản của LQT, các quyết định của tòa án
- Các bài giảng của các học giả có chuyên môn cao
Tuy nhiên, khoản 1 Điều 38 chưa đề cập một cách đầy đủ các loạinguồn bổ trợ của LQT Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, ngoài các loạinguồn đã nêu trong khoản 1 Điều 38 các chủ thể LQT còn thừa nhận một
số các nguồn khác, có tính chất là nguồn bổ trợ cho nguồn cơ bản của LQTnhư: Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ, hành vi pháp lýđơn phương của các quốc gia Do đó, ngoài khoản 1 Điều 38, thực tiễn ápdụng nguồn của các chủ thể LQT cũng là cơ sở để hình thành các loạinguồn của LQT
1.3 Phân loại Nguồn của Luật Quốc tế
Có 2 loại Nguồn của Luật Quốc tế:
Trang 8- Nguồn cơ bản: Điều ước quốc tế (nguồn thành văn) và tập quán quốc tế(nguồn bất thành văn).
- Nguồn bổ trợ: Đây là các phương tiện bổ trợ nguồn của LQT, bao gồm:
Các phán quyết của tòa án công lý quốc tế
Các nguyên tắc pháp luật chung
Nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ
Hành vi pháp lý đơn phương của các quốc gia
Các học thuyết của các học giả danh tiếng về LQT
1.3.1 Khái quát nguồn cơ bản
Điều ước và tập quán quốc tế, về nguyên tắc, được coi là cách thứcchủ yếu xây dựng quy phạm pháp luật quốc tế bắt buộc, hay còn gọi là luật
“cứng” (“hard” law).
- Về điều ước quốc tế
Trong khoa học luật quốc tế, thuật ngữ điều ước quốc tế được sử dụng đểchỉ loại nguồn thành viên của luật quốc tế, được hình thành theo trình tự, thủ tụcxác định, với nội dung bao gồm các nguyên tắc, qui phạm pháp luật quốc tế nhằm
ấn định, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý giữa cácchủ thể luật quốc tế khi tham gia quan hệ pháp luật quốc tế Về phương diện lýluận và pháp lý quốc tế, thuật ngữ điều ước quốc tế được tiếp cận với tính chất là
sự khái quát hóa về một trong những hình thức pháp lý thành văn của luật quốc tế(nguồn pháp lý), có giá trị là công cụ pháp lý điều chỉnh các quan hệ hợp tácquốc tế giữa các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế
- Về tập quán quốc tế
Những qui tắc xử sự được hình thành lâu trong các quan hệ quốc tế đượccác các quốc gia, các tổ chức phi chính phủ, các pháp nhân, các công dân củanhiều quốc gia khác nhau tôn trọng chấp hành mặc dù những quy tắc đó chưađược chính thức quy định trong luật pháp quốc tế Các tập quán quốc tế đượchình thành lâu đời và trước tiên nhất là các tập quán, tập tục về chiến tranh nhưkhông giết người thuộc các lực lượng vũ trang đối phương khi họ bị loại khỏivòng chiến đấu, cho phép nước chủ quản nhân thương binh, bệnh binh của họ trở
về nước trong lúc chiến tranh chưa kết thúc Các tập quán quốc tế hiện còn đượcgiữ lại nhiều là các tập quán về cứu hộ người, phương tiện trên biển Các tàuthuyền đi lại trên biển phải cứu vớt, chăm sóc cho các nạn nhân, tàu thuyền gặptai nạn trên biển, nước chủ nhà không được bắt giữ mà phải cứu hộ và cung cấplương thực, nước ngọt để các tàu thuyền lâm nạn trôi dạt vào lãnh thổ của mình
Trang 9trở về nước họ, Tập quán quốc tế là một trong những nguồn của luật quốc tế.Nhiều tập quán quốc tế ngày nay đã được thừa nhận và ghi vào các điều ước quốc
tế, trong trường hợp này tập quán quốc tế đã trở thành điều ước quốc tế như côngước về bảo hộ nạn nhân chiến tranh Có những nước không tham gia điều ướcquốc tế nhưng không phản đối và chấp nhận việc thi hành nó, trong trường hợpnày điều ước quốc tế trở thành tập quán quốc tế đối với nước không tham giacông ước
So sánh giữa Điều ước quốc tế và Tập quán quốc tế
Các Tập quán quốc tế và Điều ước quốc tế đều là kết quả của sựthống nhất ý chí của các chủ thể liên quan, chúng đều hình thành từ sự thỏathuận của các bên liên quan, đều là nguồn chứa đựng quy phạm quốc tế, làcông cụ pháp lý quan trọng để điều chỉnh quan hệ hợp tác quốc tế Tuynhiên, chúng cũng có những điểm khác nhau cơ bản:
ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ TẬP QUÁN QUỐC TẾ Hình thức - Thỏa thuận công khai- Thể hiện bằng văn bản - mang tính chất ngầm định- Bất thành vănTốc độ hình
thành và phát
triển
Nhanh, chỉ cần sự ký kết thamgia của các chủ thể theo thủ tục
- Chậm, phải trải qua quátrình lâu dài và nhiều sự kiệnmới được công nhận
Vấn đề sửa
đổi
Đơn giản, theo sát sự vận độngcủa các quan hệ quốc tế Phức tạp
1.3.2 Khái quát về nguồn bổ trợ
Về nguyên tắc đây không phải là hình thức biểu hiện trực tiếp cácquy phạm và nguyên tắc của công pháp quốc tế mà chỉ đóng vai trò bổ trợ,
bổ khuyết, bổ sung, làm sáng tỏ, làm tiền đề cho nguồn cơ bản
Các loại nguồn bổ trợ:
(i) Các phán quyết của tòa án công lý quốc tế
- Các kết quả xét xử thể hiện tại các bản án, ngoài chức năng giải quyếttranh chấp còn có ý nghĩa tư vấn quan trọng trong lĩnh vực thực thi quốc tế
- Giải thích hay làm sáng tỏ nội dung của qui phạm luật quốc tế
- Tạo tiền đề pháp lý hình thành quy phạm mới của LQT
- Bổ sung những khuyết điểm của LQT
Trang 10- Tác động tích cực đến quan niệm, cách ứng xử của chủ thể trong quan
hệ pháp luật quốc tế
(ii) Các nguyên tắc pháp luật chung: là những nguyên tắc áp dụng phổ
biến cho cả LQT và LQG (Ví dụ: Nguyên tắc gây thiệt hại phải bồi thường)
- Giải thích hay làm sáng tỏ nội dung của quy phạm luật quốc tế
(iii) Nghị quyết của tổ chức liên chính phủ: là các văn kiện của tổ chức
quốc tế liên chính phủ với những giá trị hiệu lực không đồng nhất
- Những Nghị quyết không có giá trị bắt buộc đối với các thành viên có ýnghĩa đối với việc giải thích và áp dụng các quy phạm Luật Quốc tế hoặc tạo tiền
đề cho việc kí kết và thực hiện ĐƯQT
- Những Nghị quyết có giá trị bắt buộc sẽ là nguồn được viện dẫn đến đểgiải thích các quan hệ phát sinh giữa các quốc gia thành viên
(iv) Học thuyết: là quan điểm của các học giả nổi tiếng về các vấn đền pháp
lý quốc tế, hình thành thông qua nhiều hoạt động như phân tích các quy phạmpháp luật quốc tế trình bày hay đưa ra quan điểm, luận cứ về những vấn đề khoahọc pháp lý quốc tế
- Trong những chừng mực nhất định, có giá trị hỗ trợ cho việc xây dựng
và thực thi LQT được thuận lợi
(v) Hành vi pháp lý đơn phương: là sự độc lập thể hiện ý chí của chủ thể
LQT đối với một vấn đề cụ thể trong quan hệ quốc tế Có thể là:
- Hành vi công nhận nhằm xác nhận một tình hình hoặc yêu cầu nào đó làphù hợp với pháp luật (Ví dụ: Hành vi công nhận quốc gia mới)
- Hành vi cam kết nhằm tạo ra các nghĩa vụ mới (Ví dụ: Tuyên bố củachính phủ Ai Cập năm 1957 về việc cho tàu thuyền qua lại tự do trên kênh đàoXuy-ê)
- Hành vi phản đối nhằm thể hiện ý chí, thái độ với một sự việc cụ thể.(Ví dụ: Những tuyên bố phản đối do bộ ngoại giao một quốc gia thực hiện khi cóhành vi vi phạm LQT từ một quốc gia khác)
- Hành vi từ bỏ các quyền hạn nhất định
Mối quan hệ với nguồn cơ bản
Nguồn bổ trợ bổ sung cho nguồn cơ bản là tiền đề phản ánh sự pháttriển, hoàn thiện của luât quốc tế Nguồn cơ bản là cơ sở pháp lý để công
nhận sự tồn tại và hình thành của nguồn bổ trợ
Trang 11CHƯƠNG 2
ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ - VAI TRÒ CỦA ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ TRONG
HỆ THỐNG NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ
2.1 Khái niệm Điều ước quốc tế
Theo điểm a, khoản 1, Điều 2 Công ước Viên năm 1969 về Luật Điều
ước quốc tế thì: “Thuật ngữ “điều ước” dùng để chỉ một thỏa thuận quốc tế
được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và với bất kể tên gọi riêng của nó là gì”.
Như vậy, với tư cách là nguồn cơ bản của LQT, ĐƯQT là thuật ngữpháp lý dùng để chỉ loại văn bản pháp luật quốc tế hình thành từ sự thỏa thuậncủa các chủ thể LQT trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng nhằm xác lập, thay đổihoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau, thông qua các quy phạmgọi là quy phạm điều ước
ĐƯQT là tên khoa học pháp lý chung để chỉ các văn bản pháp luật quốc
tế do hai hay nhiều chủ thể LQT ký kết Trong từng quan hệ điều ước cụ thể,điều ước có thể được gọi bằng rất nhiều tên gọi khác nhau, như: hiệp ước, hiệpđịnh, công ước, hiến chương, quy chế Hầu hết các ĐƯQT song phương và đaphương điều chỉnh vấn đề chính trị hay kinh tế thường được kết cấu thành 3phần: phần lời nói đầu (nêu lý do ký kết, mục đích ký kết, tên các bên tham gia
ký kết ), phần nội dung chính (chia thành các phần, các chương, các điềunhằm điều chỉnh các lĩnh vực hợp tác) và phần cuối cùng (quy định về thờiđiểm, thời hạn có hiệu lực của điều ước, ngôn ngữ soạn thảo, cơ quan lưuchiểu điều ước ) Về ngôn ngữ của điều ước, các bên thỏa thuận lựa chọn mộthoặc một số ngôn ngữ phù hợp cho công tác soạn thảo và thể hiện sự bình đẳnggiữa các chủ thể tham gia
ĐƯQT có thể là phổ cập hoặc không phổ cập, toàn cầu hoặc khu vực, đaphương hoặc song phương ĐƯQT phổ cập là văn bản pháp lí quốc tế có sự kýkết hoặc tham gia của tuyệt đại đa số các quốc gia trên thế giới, ví dụ: Hiếnchương Liên hợp quốc, các Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao vànăm 1963 về Quan hệ lãnh sự, công ước năm 1982 về Luật biển ĐƯQT đa
Trang 12phương là văn bản pháp lý có sự kết hợp hoặc tham gia của từ ba quốc gia trởlên Trong các ĐƯQT đa phương có điều ước đa phương toàn cầu và khu vực.ĐƯQT đa phương khu vực thường được ký kết trong phạm vi các quốc giahoặc có cùng chung khu vực địa lý, hoặc có chế độ chính trị, kinh tế - xã hộigần gũi nhau, ví dụ: ĐƯQT trong khuôn khổ các nước ASEAN1, giữa các nướcthuộc khối NATO2 hoặc khối WARSZAWA3 trước đây ĐƯQT được coi lànguồn cơ bản của LQT, vì tuyệt đại bộ phận quy phạm của LQT đều nằm trongĐƯQT và do các quốc gia xây dựng nên Nếu như từ đầu những năm 70 vềtrước hầu như chỉ có ĐƯQT được ký kết giữa các quốc gia thì ngày nay xuấthiện ngày càng nhiều ĐƯQT giữa các tổ chức quốc tế liên chính phủ với nhau,cũng như giữa các quốc gia với các tổ chức quốc tế liên chính phủ.4
2.2 Điều kiện để Điều ước quốc tế trở thành nguồn của Luật Quốc tế
ĐƯQT là nguồn cơ bản của LQT, nhưng về mặt lý luận không phải mọiĐƯQT đã có hiệu lực đều được coi là nguồn của nó Một ĐƯQT được coi lànguồn của LQT nếu nó thỏa mãn được các yêu cầu sau:
Thứ nhất, ĐƯQT phải được xây dựng trên cơ sở tự nguyện và bình đẳnggiữa các chủ thể Tự nguyện và bình đẳng không phải là nguyên tắc đặc thùcủa Luật Điều ước quốc tế, mà là nguyên tắc chung của các ngành luật Trên
cơ sở đó, các chủ thể của LQT mới thể hiện được ý chí của mình, từ đó mới tựnguyện thực hiện những cam kết đã thỏa thuận Với ý nghĩa đó, chỉ khi ấy cácĐƯQT này mới phát sinh hiệu lực thực tế và mới được coi là nguồn của LQT
Thứ hai, ĐƯQT được ký kết phải có nội dung phù hợp với quy phạm bắtbuộc chung (quy phạm Jus congens5) của LQT Nếu nội dung của điều ước
1 ASEAN (Association of Southeast Asian Nations) Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967
2 NATO là tên tắt của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Treaty Organization) là một liên minh quân sự thành lập năm 1949 bao gồm Mỹ và một số nước ở châu Âu Trụ sở chính đặt tại Brussels, Bỉ và
tổ chức thiết lập một liên minh phòng thủ trong đó các nước thành viên thực hiện phòng thủ chung khi bị tấn công bởi bên ngoài.
3 Khối Warszawa (phiên âm tiếng Việt: khối Vác-sa-va) là một hiệp ước quân sự được ký kết tại Warszawa (Ba Lan) vào năm 1955 giữa tám nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa ở Trung và Đông Âu, gồm Liên Xô, Albania (rút ra năm 1968), Ba Lan, Bulgaria, Đông Đức, Hungary, România và Tiệp Khắc Liên minh quân sự này do Liên Xô thành lập và chỉ huy nhằm chống lại khối quân sự NATO, do Mỹ đứng đầu, trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh Trụ sở của khối đặt tại thủ đô Warszawa của Ba Lan.
4 Trang 27, trang 28 Luật Quốc tế - lý luận và thực tiễn, T.S Trần Văn Thắng, TH.S Lê Mai Anh, NXB Giáo
dục.
5 Theo Điều 53 Công ước Viên 1969 thì Jus cogens là quy phạm chung, được cộng đồng quốc tế công nhận, thông qua và áp dụng, không một (hoặc một nhóm) quốc gia nào có quyền thay đổi (hoặc chỉ thay đổi bằng
Trang 13xung đột với những quy phạm Jus congen thì điều ước đó không có giá trị Ví
dụ, các ĐƯQT có những quy định trái với Hiến chương Liên hợp quốc, trái vớinguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác được coi làtrái với pháp luật quốc tế và không thể được nhìn nhận là nguồn của LQT
Thứ ba, ĐƯQT được ký kết phải phù hợp với quy định về thẩm quyềncủa pháp luật quốc gia Theo Điều 46 Công ước Viên 1969 thì một ĐƯQT sẽ
có thể không có giá trị ràng buộc đối với một quốc gia nếu như khi ký kết đã
có sự vi phạm “quá rõ ràng” và liên quan đến một quy tắc có “tính chất cơbản” của pháp luật của quốc gia đó Điều 26 Pháp lệnh ký kết và thực hiệnĐƯQT của Việt Nam năm 1998 cũng quy định một trong những căn cứ đểViệt Nam đình chỉ hoặc bãi bỏ hiệu lực của ĐƯQT là “khi có sự vi phạm cácnguyên tắc ký kết” được ghi nhận tại Điều 3 Pháp lệnh
2.3 Vai trò của Điều ước Quốc tế trong hệ thống nguồn của Luật Quốc tế
Cần phải khẳng định, ĐƯQT không phải là nguồn duy nhất của LQT.Nhưng tới thời điểm ngày hôm nay, nó vẫn được xem là một trong nhữngnguồn quan trọng bậc nhất của LQT Về vai trò của ĐƯQT trong hệ thốngnguồn còn có nhiều quan điểm chưa thống nhất Ở đây, nhóm chúng tôi trìnhbày dựa trên Giáo trình Luật Quốc tế của trường Đại học Luật Hà Nội Và theocác tác giả biên soạn giáo trình này thì ĐƯQT có 4 vai trò nổi bật trong hệthống nguồn của LQT
2.3.1 Điều ước quốc tế là công cụ, phương tiện quan trọng để duy trì
và tăng cường các quan hệ hợp tác giữa các chủ thể
Điều 26 công ước Viên năm 1969 quy định: “mọi điều ước đã có hiệu
lực đều ràng buộc các bên tham gia điều ước và phải được các bên thi hành một cách thiện chí” Sự tận tâm, thiện chí của các chủ thể tham gia điều ước là
cơ sở, là bảo đảm quan trọng để chủ thể ký kết tự ràng buộc vào nghĩa vụ thựchiện các quy định của Luật Quốc tế Do đó, một điều ước có vai trò quan trọng
để duy trì và tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế
Thế giới hiện nay có hơn hai trăm quốc gia và vùng lãnh thổ Sau thếchiến thứ hai, thế giới có xu hướng phân chia hai cực: Liên Xô – Hoa Kì.Trong thời kì này, người ta không thấy quan hệ giữa các quốc gia phát triểnmạnh mẽ Thay vào đó là một sự đóng băng trong một cuộc chiến tranh lạnh
quy phạm có tính chất tương tự) Vì nó đảm bảo lợi ích chung của cộng đồng nên khi vi phạm Jus cogens có thể sẽ gây thiệt hại về quyền và lợi ích của các quốc gia khác nhau trên thế giới, Jus cogens có hiệu lực pháp lý cao nhất nên các điều ước quốc tế khi ký kết không được trái với các quy phạm này.
Trang 14Tuy nhiên, sau khi có sự phá băng trong quan hệ Nga – Mỹ, kéo theo là sự pháttriển trong quan hệ các nước Đó được xem như là một quy luật tất yếu trongquá trình phát triển các nước Quan hệ song phương và đa phương được thiếtlập, phục vụ cho mục tiêu phát triển các nước Một số quan hệ tiêu biểu mà đếnngày nay chúng ta thấy vẫn còn tồn tại là: Châu Âu – Hoa Kì, Nhật Bản – Mỹ,các nước trong cộng đồng ASEAN…
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập, quan hệ giữa các chủ thể củaLQT ngày một pháp triển và cũng không kém phần phức tạp Nhưng một câuhỏi đặt ra: Điều ước đóng vai trò gì trong quan hệ giữa các chủ thể này? Lànhân tố tiên phong tạo dựng mối quan hệ ấy? Chắc chắn là không Quan hệgiữa các chủ thể đã có từ trước, còn điều ước thì có sau Nó đóng vai trò nhưmột chất xúc tác hay một chất keo kết dính thêm qua hệ đã hình thành Khôngthể có chuyện một chủ thể (hay nhiều chủ thể) ký kết các ĐƯQT khi mà họkhông có quan hệ hay bất kì hiểu biết gì về nhau Tất cả đều xuất phát từnhững chủ đích cụ thể
Hãy xem xét trường hợp Việt Nam và ASEAN Chúng ta thấy, quan hệgiữa Việt Nam và các nước trong khu vực không phải chỉ được hình thành vàphát triển sau khi ta gia nhập và ký kết các điều ước với hiệp hội ASEAN.Quan hệ nền móng trước đó đã có những dấu mốc nhất định Đặc biệt là quan
hệ ba nước Đông Dương trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc nhữngnăm giữa và cuối thế kỉ XX Năm 1995, chúng ta chính thức gia nhập ASEAN
và ký một loạt các ĐƯQT Có thể kể tên các điều ước đó như: Hiệp địnhkhung ASEAN về Vận tải đa phương thức, Hiệp định ASEAN về tạo thuận lợitìm kiếm tàu gặp nạn và cứu người bị nạn trong tai nạn tàu biển, 1975… Saukhi các hiệp ước này được ký kết, quan hệ Việt Nam và ASEAN đã có nhữngbước phát triển vượt bật Điều này không chỉ được thể hiện quan những con sốkinh tế mà chúng ta còn thấy qua việc đa phương hóa các mặt hợp tác: từ kinh
tế, văn hóa, xã hội và chính trị Đặc biệt, với tình hình ngày càng phức tạp trênbiển Đông, Việt Nam và các nước ASEAN lại càng xích lại gần nhau Chúng
ta có thể khẳng định rõ điều này qua việc một loạt các hiệp ước song và đaphương đã, đang và sẽ được ký kết Tiêu biểu phải kể đến DOC6, COC7…
6 DOC: Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (Declaration on Conduct of the Parties in the Bien Dong Sea)là một văn kiện được các nước ASEAN và Trung Quốc ký kết ngày 4 tháng 11 năm 2002 tại Phnom Penh, Campuchia nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 8 Đây là văn kiện chính trị đầu tiên mà ASEAN
và Trung Quốc đạt được có liên quan đến vấn đề Biển Đông và được coi là bước đột phá trong quan hệ ASEAN - Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.
7 COC: Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (Code of Conduct) Về các thành tố cơ bản của COC, ASEAN đã thể hiện rõ chủ trương mong muốn COC sẽ phải là một công cụ đóng góp hiệu quả hơn cho hòa bình, an ninh và