BỐ CỤC CỦA LUẬT ĐẦU TƯ 2014 Luật bao gồm 7 Chương, 76 Điều và được bố cục như sau: Chương I: Những quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 8); Chương II: Bảo đảm đầu tư (từ Điều 9 đến Điều 14); Chương III: Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư (từ Điều 15 đến Điều 21); Chương IV: Hoạt động đầu tư tại Việt Nam (từ Điều 22 đến Điều 50); Chương V: Hoạt động đầu tư ra nước ngoài (từ Điều 51 đến Điều 66); Chương VI: Quản lý nhà nước về đầu tư (từ Điều 67 đến Điều 72); Chương VII: Tổ chức thực hiện (từ Điều 73 đến Điều 76). Như vậy so với Luật 2005 thì Luật Đầu tư 2014 đã rút gọn lại khá nhiều (giảm 3 chương và 12 Điều). Quy định về quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư không phải là một chương riêng mà nằm rải rác trong Luật. Luật 2014 chú trọng hơn nữa trong việc cung cấp các ưu đãi và hỗ trợ cho nhà đầu tư và vì vậy một chương mới về vấn đề này đã được hình thành (Chương III). Do việc đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước được quy định cụ thể tại Luật đầu tư công nên Luật đầu tư 2014 đã không giữ lại quy định về đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước nữa. Riêng các nội dung khác về “quản lý hoạt động đầu tư tại Việt Nam”, “đầu tư ra nước ngoài”, “quản lý nhà nước về đầu tư”... vẫn được Luật đầu tư 2014 kế thừa và phát triển thêm từ các quy định nền móng trong Luật đầu tư 2005. IV. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT 1. Phạm vi điều chỉnh Khác với quy định của Luật đầu tư 2005, Luật đầu tư 2014, chỉ quy định rất khái quát về phạm vi điều chỉnh “các hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và hoạt động đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài” (Điều 1). Trong quá trình soạn thảo luật, có nhiều ý kiến cho rằng Luật đầu tư 2014 cần chú ý vào 3 nhóm hoạt động chính gồm (i) Đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam, (ii) Đầu tư tại Việt Nam và (iii) Đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài . Tuy nhiên, khi được thông qua thì hai nhóm hoạt động đầu tư (i) và (ii) được gộp vào một là “hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam” bởi vì hai nhóm này thực chất diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam, nên không cần thiết phải phân chia làm hai trường hợp để phức tạp hóa vấn đề. Ngoài ra, theo xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế và nhu cầu hội nhập khu vực và thế giới, đầu tư ra nước ngoài là hoạt động đang khá phổ biến và cũng phải nằm trong phạm vi điều chỉnh của Luật đầu tư 2014 (đã được quy định trong Luật đầu tư 2005). Đặc biệt Luật đầu tư 2014 đã không quy định về “đầu tư gián tiếp” trong khi chế định này xuất hiện rất mờ nhạt trong Luật đầu tư 2005. Bởi vì hoạt động đầu tư gián tiếp (đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư) đã được quy định tại các luật chuyên ngành như Luật chứng khoán hay các quy định dưới luật. Do vậy, Luật đầu tư 2014 chỉ tập trung vào khái niệm “đầu tư kinh doanh”, tức là đầu tư ở góc độ chung nhất mà không phân biệt ra hai hình thức khác biệt là đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp như luật cũ. 2. Về đối tượng điều chỉnh Về kỹ thuật lập pháp, Luật đầu tư 2015 quy định một cách ngắn gọn, súc tích nhưng đã bao hàm đủ nội dung với 2 nhóm đối tượng là: (i) Nhà đầu tư, và (ii) Các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh. Như vậy, Luật đầu tư 2014 đã không chia hai đối tượng áp dụng là nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó các hoạt động của nhà đầu tư diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam hoặc từ Việt Nam ra nước ngoài, đều phải chịu sự điều chỉnh của luật. Nói cách khách, luật chỉ chú trọng vào hoạt động “đầu tư kinh doanh” mà không chú trọng đến chủ thể tiến hành hoạt động đầu tư. Đầu tư kinh doanh, là hoạt động chính chịu sự điều chỉnh của luật đầu tư mới, cũng được bổ sung vào phần định nghĩa trong Luật đầu tư 2014 để thay thế cho định nghĩa “đầu tư” theo luật 2005. Theo đó“Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư”. 3. Chính sách đầu tư Chính sách về đầu tư được áp dụng xuyên suốt từ Luật đầu tư 2005 đến Luật đầu tư 2014 là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh của mọi tổ chức, cá nhân vốn đã được ghi nhận trong Hiến pháp. Luật đầu tư 2014 quy định “Nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm”, “được tự chủ quyết định hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; được tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ, sử dụng đất đai và tài nguyên khác theo quy định của pháp luật” (Điều 5). Đặc biệt các quyền về sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền lợi ích khác của nhà đầu tư đều được công nhận và bảo hộ. Nhà nước đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư; có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển bền vững các ngành kinh tế; tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến đầu tư kinh doanh mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 4. Lĩnh vực cấm đầu tư, ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
Trang 1HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRUNG ƯƠNG
ĐẶC SAN TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT
Số: 4/2015
CHỦ ĐỀGIỚI THIỆU LUẬT ĐẦU TƯ 2014
1
Trang 32. BKHĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư
3. BOT Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao
4. BT Hợp đồng xây dựng – chuyển giao
5. BTO Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh
6. CTCP Công ty cổ phần
7. GCNĐKĐT Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
8. GCNĐT Giấy chứng nhận đầu tư
9. PPP Hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công – tư
10. TNHH Trách nhiệm hữu hạn
11. UBND Ủy ban nhân dân
3
Trang 4PHẦN I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
I KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, HÌNH THỨC, QUY TRÌNH VÀ CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ
1 Khái niệm đầu tư
Đầu tư là một khái niệm có từ khá sớm, đã từng xuất hiện trong bộ cổluật Hamurabi (khoảng 1700 năm Trước Công Nguyên) Bộ luật này có quyđịnh về hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư, và tạo ra một phương tiện choviệc cầm cố tài sản bằng việc pháp điển hóa quyền của chủ nợ và con nợ đốivới đất đai bị cầm cố (như vậy, hoạt động đầu tư ở đây được hiểu là giá trị cácquyền tài sản mà chủ nợ có được đối với tài sản của bên vay, vốn là tài sảncầm cố thế chấp để đảm bảo cho khoản vay)
Vào đầu những năm 1900, những người mua cổ phần, trái phiếu và cácchứng khoán khác được mô tả trên các phương tiện truyền thông hay trong giớihọc thuật và doanh thương là những kẻ “đầu cơ” Đến những năm 1950, thuậtngữ đầu tư bắt đầu được dùng phổ biến để chỉ những hoạt động mua bán, traođổi với khoản đầu vào thấp hơn đầu ra và với mục đích là tạo ra lợi ích thươngmại trên thương trường
Trong nền kinh tế thị trường, khái niệm đầu tư được sử dụng tương đốirộng rãi và phổ biến Đầu tư cũng là một lĩnh vực quan trọng trong đời sốngnói chung và trong nền kinh tế nói riêng Với tầm quan trọng của mình, đầu tưđược xem xét ở rất nhiều góc độ khác nhau Hoạt động đầu tư thực chất là quátrình sử dụng các nguồn lực về tài chính, lao động, tài nguyên thiên nhiên vàcác tài sản vật chất khác nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp tái sản xuất giản đơn vàtái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế nói chung
4
Trang 5Dưới góc độ kinh tế, đầu tư được xem là việc sử dụng các điều kiện hay
nguồn lực hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế - xã hội những kết quả trongtương lai lớn hơn các nguồn lực đã được sử dụng để đạt được các kết quả đó.Các nguồn lực được sử dụng để đầu tư bao gồm nhân lực, vật lực, tài nguyênthiên nhiên, trí tuệ, v…v… Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể tiến hànhhoạt động đầu tư có thể là các tổ chức hoặc các cá nhân, thực hiện hoạt độngnày vì mục đích sinh lợi hoặc đạt được các kết quả xác định như: tăng sản vật,tăng các giá trị vật chất (tiền, tài sản…) hoặc để gia tăng nguồn nhân lực cho
sự phát triển ổn định lâu dài
Dưới góc độ chính trị - xã hội, đầu tư được hiểu là “việc bỏ nhân lực, tài
lực, vật lực vào công việc gì, trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế - xã hội”.Với khái niệm này, đầu tư được hiểu một cách rất rộng rãi Ở góc độ xã hội,một ví dụ điển hình là bố mẹ “đầu tư” tiền của, công sức để con cái học hànhnên người hay nhà nước đầu tư, chi ngân sách cho “giáo dục”, đầu tư vào “conngười” với mong muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn Như vậy, xem xétđầu tư ở góc độ chính trị - xã hội, có thể thấy hoạt động đầu tư khá đa dạng, làviệc lấy những gì đang có làm nền tảng tạo nên sự phát triển cho tương lai
Đầu tư theo nghĩa rộng là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến
hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất địnhtrong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó.Nguồn lực có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ.Các kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản vậtchất, tài sản trí tuệ và nguồn lực
Đầu tư theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn
lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế - xã hội những kết quả trong tươnglai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó Nói tóm lại,
có rất nhiều khái niệm về đầu tư được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau Tuyvậy, ở góc độ tổng quát, khái niệm về đầu tư được đưa ra một cách tương đối
như sau: “đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật
5
Trang 6chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế, xã hội”.
Dưới góc độ pháp lý, đầu tư là việc nhà đầu tư, bao gồm các tổ chức cá
nhân, bỏ vốn, tài sản theo các hình thức và cách thức do pháp luật quy định đểthực hiện hoạt động nhằm mục đích sinh lợi nhuận hoặc lợi ích về kinh tế, xãhội Hoạt động đầu tư có thể có thể có tính chất kinh doanh hoặc không vì mụcđích kinh doanh, thương mại Tuy nhiên, trong khoa học pháp lý cũng nhưtrong các thực tiễn xây dựng chính sách, pháp luật về đầu tư, hoạt động đầu tư
chủ yếu được đề cập là hoạt động đầu tư, kinh doanh với bản chất là “sự chi
phí của cải vật chất nhằm mục đích làm tăng giá trị tài sản hay tìm kiếm lợi nhuận trong tương lai”.
2 Các đặc điểm của đầu tư
Từ mỗi góc độ tiếp cận khác nhau sẽ có các quan niệm khác nhau về đầu
tư, nhưng một quan niệm hoàn chỉnh về đầu tư phải bao gồm các đặc trưng chủyếu sau đây:
Thứ nhất, công việc đầu tư đòi hỏi phải bỏ vốn ban đầu: Yếu tố then
chốt, đầu tiên của đầu tư chính là khoản vốn mà nhà đầu tư phải bỏ ra để thựchiện hoạt động sinh lợi của mình Vốn cho hoạt động đầu tư rất đa dạng, có thểbằng tiền mặt, bằng hiện vật khác như vàng, đá quý, máy móc thiết bị…Có khivốn bỏ ra ban đầu là sản phẩm trí tuệ vô hình như phương pháp quản lý kinhdoanh, bí mật công nghệ…nhưng có thể định lượng thành các giá trị thươngmại nhất định
Thứ hai, đầu tư luôn gắn liền với rủi ro, mạo hiểm: đây cũng là điểm đặc
thù của hoạt động đầu tư mặc dù không phải lúc nào nhà đầu tư cũng nhận thứcđược hết các rủi ro sẽ xảy ra khi tiến hành đầu tư Do vậy các nhà đầu tư phảinhìn nhận trước những khó khăn, phân tích, đánh giá và có biện pháp đối phó,phòng ngừa với rủi ro Một trong các nguyên tắc cơ bản của đầu tư là rủi rocàng cao thì lợi nhuận càng lớn và ngược lại
6
Trang 7Thứ ba, mục tiêu của đầu tư là lợi nhuận và hiệu quả: Khi tiến hành hoạt
động đầu tư, thông thường nhà đầu tư kì vọng vào kết quả thu được từ hoạtđộng đó Mục đích cuối cùng cần nhắm tới của hầu hết các hoạt động đầu tư làhiệu quả cùng với kết quả thu được qua việc đầu tư một cách có hiệu quả đó.Nhưng ở những vị trí khác nhau, người ta cũng nhìn nhận vấn đề hiệu quảkhông giống nhau Các doanh nghiêp là chủ đầu tư thường chỉ thiên về hiệuquả kinh tế, tối đa hoá lợi nhuận Còn đối với nhà nước thì hiệu quả mongmuốn là phát triển kinh tế phải gắn liền với lợi ích xã hội Trong nhiều trườnghợp lợi ích xã hội được đặt lên hàng đầu
3 Hình thức đầu tư
Ở góc độ phổ biến nhất, đầu tư được phân làm hai hình thức gồm (1)Đầu tư trực tiếp và (2) Đầu tư gián tiếp
3.1 Đầu tư trực tiếp
Đầu tư trực tiếp là sự đầu tư thông qua sản xuất, cung cấp dịch vụ, buônbán tại nước nhận đầu tư Hình thức đầu tư này thường dẫn đến sự thành lậpmột pháp nhân riêng như công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoàihay chi nhánh công ty nước ngoài Đầu tư trực tiếp góp phần làm tăng tổng sảnphẩm quốc nội, thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ và phương thứcquản lý, kinh doanh tiên tiến, đồng thời góp phần giải quyết vấn đề việc làm tạinước nhận đầu tư Các loại hình đầu tư trực tiếp phổ biến bao gồm:
a) Đầu tư thông qua hợp đồng
Đầu tư thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh (“Business Cooperation
Contract” hay “BCC”) là loại hình đầu tư mà nhà đầu tư thực hiện thông qua
một cơ chế hợp tác duy nhất: hợp đồng Trong hợp đồng này, các bên liên quan(các nhà đầu tư) thỏa thuận cụ thể về mục tiêu, vốn đầu tư, quyền và nghĩa vụcủa các bên liên quan, phân chia lợi nhuận, hạn chế rủi ro, cách thức ra quyếtđịnh…
7
Trang 8BCC là một mô hình đầu tư không hoàn thiện do các nhà đầu tư chỉ cóthể ràng buộc trách nhiệm của mình qua một hợp đồng chứ không phải là mộtpháp nhân có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, chẳng hạn như một công ty Do đầu tưthông qua BCC không tạo ra một pháp nhân, nên các bên tham gia khó có thểthảo luận và quản lý công việc đầu tư một cách hiệu quả, giải quyết đượcnhững xung đột hay giao kết với các bên thứ ba để triển khai dự án đầu tư nếukhông định ra được một cơ chế phối hợp hoàn chỉnh
Ngoài hình thức đầu tư BCC, nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng cóthể lựa chọn các mô hình đầu tư khác thông qua hợp đồng để thực hiện dự án
của mình, bao gồm: Hợp đồng xây dựng, kinh doanh, chuyển giao (“BOT”), Hợp đồng xây dựng, chuyển giao, kinh doanh (“BTO”) hoặc Hợp đồng xây dựng, chuyển giao (“BT”) Một mô hình đầu tư thông qua hợp đồng mới phát
triển trên thế giới trong thời gian gần đây là đầu tư theo hình thức hợp đồng đối
tác công – tư (“PPP”) Theo mô hình này, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án ký
kết hợp đồng PPP với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện dự án đầu
tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành côngtrình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công Các hình thức đầu tư thôngqua hợp đồng đều có thể coi là hình thức “đầu tư có điều kiện” và chủ yếuđược thực hiện trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng hoặc các lĩnh vực yêu cầu vốn lớnhoặc yêu cầu giải pháp, công nghệ mà nhà đầu tư Việt Nam chưa thể đáp ứngđược
b)Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
Đi theo mô hình này, nhà đầu tư sẽ bỏ vốn để thành lập một tổ chức kinh
tế mà thông qua đó, các hoạt động đầu tư được thực hiện và được quản lý tốthơn Tổ chức kinh tế đứng ra triển khai hoạt động đầu tư thường là một doanhnghiệp do các nhà đầu tư thỏa thuận lập ra Toàn bộ hoạt động đầu tư và quản
lý hiệu quả các hoạt động đó đều được thực hiện qua doanh nghiệp mà nhà đầu
tư thành lập Tổ chức kinh tế được thành lập để tiến hành các hoạt động đầu tư
có thể là doanh nghiệp liên kết giữa nhiều nhà đầu tư khác nhau, bao gồm nhà
8
Trang 9đầu tư trong và ngoài nước, thường gọi là liên doanh; nhưng cũng có trườnghợp các nhà đầu tư có cùng thành phần như nhau, hoặc là toàn bộ nhà đầu tưtrong nước hay toàn bộ nhà đầu tư nước ngoài Trong những trường hợp này,
họ có thể thành lập các công ty 100% vốn trong nước hoặc nước ngoài để thựchiện triển khai dự án của mình
Ưu điểm của hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế là các nhà đầu tư
có cơ chế thảo luận rất rõ ràng (thông qua các cơ quan quản lý nội bộ của tổchức nư ban điều hành, hội đồng quản trị, đại hội đồng cổ đông…) Ngoài ra,thông qua tổ chức kinh tế, là doanh nghiệp, họ có phương tiện thực hiện hoạtđộng đầu tư một cách thuận tiện, có cơ chế để kiểm soát chi phí và phân bổ lợinhuận cho các nhà đầu tư dễ dàng hơn Bên cạnh đó, việc quản lý hoạt độngđầu tư, với một doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn nhiều so với chỉ một hợp đồng,như mô hình đầu tư BCC
c)Đầu tư phát triển kinh doanh
Đầu tư phát triển kinh doanh là hoạt động đầu tư thực hiện thông qua mởrộng quy mô, tăng công suất, cải tiến năng lực kinh doanh, đổi mới công nghệ,nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm ô nhiễm môi trường Các hoạt động đầu
tư này có thể diễn ra trong nội bộ tổ chức kinh tế (vốn là công cụ của nhà đầutư) và là sự kế thừa, phát huy những cái đã có sẵn để nâng tầm phát triển vềsau
d)Đầu tư thông qua mua cổ phần, mua phần vốn góp và sáp nhập
Hình thức đầu tư này không còn quá mới mẻ trong nền kinh tế thị trườngkhi các doanh nghiệp hay các dự án đầu tư được coi là hàng hóa có thể trao điđổi lại nhằm tạo ra các giá trị thặng dư Nhà đầu tư có thể thực hiện hoạt độngđầu tư thông qua việc mua lại phần vốn góp, mua cổ phần tại các công ty, cácchi nhánh tại Việt Nam để thâu tóm, quản lý và để thu lợi trong một kế hoạchdài hạn Nhà đầu tư cũng có thể thực hiện hoạt động đầu tư bằng việc sáp nhập,mua lại các công ty, chi nhánh tại Việt Nam Việc sáp nhập doanh nghiệp cũng
9
Trang 10được quy định tại Luật doanh nghiệp hiện hành và được hiểu là một hoặc một
số công ty (công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (công tynhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ hợp phápsang công ty nhận sáp nhập đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sápnhập Sáp nhập doanh nghiệp là một hình thức đầu tư không còn quá xa lạ tạiViệt Nam khi các công ty lớn thực hiện mở rộng mạng lưới, thị trường vàkhách hàng bằng cách nhận sáp nhập hoặc mua lại các công ty mục tiêu tiềmnăng Ở chiều ngược lại, các công ty tiềm năng cũng có điều kiện để trở thànhmột phần của công ty nhận sáp nhập
3.2 Đầu tư gián tiếp
Đầu tư gián tiếp là sự đầu tư thông qua việc buôn bán cổ phiếu, tráiphiếu, chứng chỉ quỹ và các giấy tờ có giá trị, gọi chung là chứng khoán Hìnhthức đầu tư này không dẫn đến việc thành lập pháp nhân riêng và mang tínhđầu cơ nên có thể thu lãi rất lớn thông qua sự biến động giá chứng khoán (điềunày lại liên quan đến nhiều yếu tố khác như tình hình chính trị, phát triển kinh
tế, chính sách điều hành vĩ mô, v.v ), nhưng cũng chính vì thế mà có thể phảichịu những rủi ro khó lường trước
Đối với nước nhận đầu tư, hình thức đầu tư gián tiếp thông qua thịtrường chứng khoán, thị trường tài chính nội địa góp phần giải quyết sự khanhiếm vốn, nhưng khi các nhà đầu tư đồng loạt rút đi (bằng cách bán lại chứngkhoán) sẽ dễ dẫn đến những biến động trên thị trường tiền tệ, ảnh hưởng khôngnhỏ tới nền kinh tế Các hoạt động đầu tư gián tiếp điển hình bao gồm: (i) mua
cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá trị khác, (ii) thực hiện đầu tưthông qua quỹ đầu tư chứng khoán và (iii) thực hiện đầu tư thông qua các địnhchế tài chính trung gian khác
4 Quy trình, thủ tục đầu tư
Nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài muốn triển khai các hoạtđộng đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư phải thực hiện đầy đủ các quy trình, thủ
10
Trang 11tục đầu tư theo luật pháp của quốc gia này Tùy vào pháp luật từng quốc gia,nhà đầu tư phải trải qua tuần tự nhiều công đoạn để đưa dự án đầu tư đi vàohoạt động chính thức Ở góc độ khái quát, các trình tự, thủ tục sau đây cầnđược thực hiện:
4.1 Chọn địa điểm
Điều quan trọng đầu tiên cho nhà đầu tư khi tiến hành triển khai dự án làphải có địa điểm đầu tư Để có địa điểm đầu tư phù hợp, nhà đầu tư phải tiếnhành khảo sát địa điểm theo các tiêu chí đánh giá của mình Việc chọn địađiểm được thực hiện thông qua trao đổi hoặc giao kết hợp đồng với người sởhữu địa điểm Trong nhiều trường hợp, cơ quan có thẩm quyền của nước tiếpnhận đầu tư sẽ giới thiệu địa điểm và làm thủ tục cho phép nhà đầu tư thuê địađiểm hoặc giao đất, giao địa điểm để nhà đầu tư thực hiện dự án trên cơ sở thutiền thuê địa điểm hoặc tiền sử dụng đất Ở các dự án khác, nhà đầu tư chỉ cầnthuê địa điểm làm trụ sở để thực hiện việc quản lý điều hành các hoạt động đầu
tư kinh doanh của mình
4.2 Xin cấp phép
Sau khi đã lựa chọn được địa điểm đầu tư phù hợp, nhà đầu tư phải trảiqua một thủ tục bắt buộc là xin cấp giấy phép cho dự án đầu tư của mình Thủtục cấp phép được áp dụng cho hầu hết các dự án đầu tư, trừ một số trường hơptheo luật định nhà đầu tư được miễn xin giấy phép Để xin cấp phép, nhà đầu
tư phải tiến hành lập dự án đầu tư, tức là chi tiết hóa các thông số của dự án vàtính toán mọi khả năng lỗ, lãi, khả năng thu hồi vốn cũng như tính khả thi của
dự án Thông thường có hai vấn đề lớn nhất mà nhà đầu tư phải quan tâm ởgiai đoạn này, bao gồm:
a) Chứng minh năng lực tài chính
Để được cấp phép, nhà đầu tư phải chứng minh được năng lực tài chính củamình, ít nhất là đủ để thực hiện dự án Chứng minh năng lực tài chính đượcthực hiện thông qua việc nhà đầu tư nộp các báo cáo tài chính (thông thường là
11
Trang 12trong hai năm gần nhất) với thời điểm đầu tư Báo cáo tài chính phải cho kếtquả kinh doanh tốt với lượng vốn sẵn có để thực hiện hoạt động đầu tư Nhàđầu tư cũng có thể chứng minh năng lực tài chính của mình bằng việc cung cấpcác văn bản xác nhận số dư tiền gửi ngân hàng hay văn bản cấp vốn của mộtngân hàng hay một định chế tài chính cam kết hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện dựán.
b)Chứng minh năng lực quản trị
Ngoài việc phải chứng minh năng lực tài chính, nhà đầu tư cũng thườngphải chứng minh năng lực quản trị phù hợp để được cấp phép Năng lực quảntrị thể hiện qua các kinh nghiệm thực hiện các dự án tương tự hay khả năngquản trị kinh doanh, nguồn nhân lực dự kiến để thực hiện dự án Đôi khi nhàđầu tư cũng phải chứng minh năng lực chuyên môn, bằng cấp và kinh nghiệmcủa người quản lý dự án để đảm bảo dự án chắc chắn sẽ được thực hiện mộtcách phù hợp
4.3 Các thủ tục khác
Sau khi được cấp phép đầu tư dự án, tùy thuộc vào từng trường hợp, nhàđầu tư còn phải thực hiện một số quy trình, thủ tục đầu tư bổ sung để hoànthiện cơ sở pháp lý cho dự án Có một số thủ tục phải được thực hiện sau khicấp phép nhưng nhìn chung hai quy trình quan trọng phổ biến là (i) Xin cấpphép về môi trường và (ii) Xin cấp phép về xây dựng
a) Xin cấp phép về môi trường
Với các dự án có ảnh hưởng đến môi trường, pháp luật nước tiếp nhậnđầu tư thường yêu cầu nhà đầu tư giải trình về việc xử lý chất thải, đảm bảo vệsinh môi trường nơi thực hiện dự án đầu tư, đảm bảo môi trường xung quanh
dự án được an toàn, không phá vỡ cảnh quan và không gây hại đến môi trườngxung quanh Nhà đầu tư có thể phải trải qua một thủ tục bắt buộc là lập và giảitrình báo cáo đánh giá tác động môi trường để được các cơ quan quản lý nhànước về môi trường chấp thuận
12
Trang 13b)Xin cấp phép về xây dựng
Trong nhiều dự án đầu tư, việc xây dựng cơ sở hạ tầng như nhà máy, nhàxưởng sản xuất, khu văn phòng và các tiện ích khác là bắt buộc Nhà đầu tưphải thực hiện thủ tục xin phép các cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt
kế hoạch xây dựng và xin cấp giấy phép xây dựng Việc xây dựng phải phùhợp với quy hoạch của địa phương đã được phê duyệt
c)Thủ tục quyền sử dụng đất
Nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài muốn có địa điểm rộng,đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình có thể làm việc với cơquan quản lý nhà nước ở địa phương để làm các thủ tục liên quan đến quyền sửdụng đất Cụ thể, nhà đầu tư có thể giải trình về nhu cầu sử dụng đất cho dự án
và thực hiện đăng ký giới thiệu địa điểm Căn cứ vào yêu cầu của nhà đầu tư,
cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ giới thiệu địa điểm phù hợp với nguyệnvọng của nhà đầu tư Sau khi được giới thiệu địa điểm, nhà đầu tư sẽ thực hiệncác thủ tục pháp lý để thuê đất hoặc được giao đất từ phía cơ quan nhà nước cóthẩm quyền Hợp đồng thuê đất hoặc quyết định giao đất sẽ là cơ sở để nhà đầu
tư thực hiện tiếp thủ tục pháp lý là xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
13
Trang 14Bảng mô phỏng quy trình, thủ tục đầu tư dự án thông thường
5 Các loại hình doanh nghiệp
Ngoại trừ các hình thức đầu tư thông qua hợp đồng, các hình thức đầu tưphát triển kinh doanh, góp vốn, mua cổ phần tại các doanh nghiệp khác hayđầu tư gián tiếp trên thị trường chứng khoán, hình thức đầu tư trực tiếp sử dụng
14
Trang 15công cụ đầu tư là một tổ chức kinh tế đặt ra yêu cầu cho nhà đầu tư là phải lựachọn một loại hình doanh nghiệp phù hợp Tùy vào tính chất sở hữu vốn, quy
mô dự án mà nhà đầu tư có các lựa chọn mô hình doanh nghiệp khác nhau Hailoại hình doanh nghiệp được nhà đầu tư lựa chọn nhiều nhất tại Việt Nam hiệnnay là công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần Mặc dù vậy các loạihình doanh nghiệp khác cũng thể hiện được đặc tính riêng của mình, và phùhợp với từng đối tượng nhà đầu tư
5.1 Công ty trách nhiệm hữu hạn
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, công ty trách nhiệm
hữu hạn (“công ty TNHH”) là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất ở Việt
Nam hiện nay Mặc dù Luật đầu tư không đề cập đến loại hình doanh nghiệp vìvấn đề này được đề cấp trong Luật doanh nghiệp nhưng để thực hiện hoạt độngđầu tư, nhà đầu tư phải cân nhắc lựa chọn pháp nhân kinh doanh phù hợp với
dự án của mình Pháp luật Việt Nam quy định có hai loại hình công ty TNHH
là công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên
Công ty TNHH có các đặc điểm như sau:
(i) Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh Chủ sở hữu công ty và công ty là hai thực thể pháp lýriêng biệt Trước pháp luật, công ty là pháp nhân, chủ sở hữu công ty là thểnhân với các quyền và nghĩa vụ tương ứng với quyền sở hữu công ty;
(ii) Công ty chịu TNHH, tức là các thành viên chỉ chịu trách nhiệm vềcác khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn camkết góp vào công ty;
(iii) Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phần để huy độngvốn;
(iv) Với bản chất là công ty dạng “đóng”, việc chuyển nhượng vốn gópcủa thành viên công ty TNHH bị hạn chế, các thành viên công ty TNHH khi
15
Trang 16muốn chuyển nhượng vốn góp trước hết phải ưu tiên chuyển nhượng cho cácthành viên khác của công ty;
và (v) Trên bảng hiệu hóa đơn chứng từ và các giấy tờ giao dịch kháccủa công ty phải ghi rõ tên công ty kèm theo
a) Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó: (i)Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50;(ii) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác củadoanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp; và (iii) Phần vốn góp của thànhviên chỉ được chuyển nhượng theo trình tự, thủ tục nhất định
Công ty TNHH hai thành viên trở lên có cơ cấu tổ chức khá hoàn chỉnh,
cơ chế ra quyết định khá chặt chẽ và thường được nhóm các nhà đầu tư(thường là từ hai trở lên) lựa chọn Công ty TNHH hai thành viên trở lên chophép các chủ đầu tư đều là đồng chủ sở hữu công ty
b) Công ty TNHH một thành viên
Về mặt khái niệm và đặc điểm, công ty TNHH một thành viên là doanhnghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công tychịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trongphạm vi số vốn điều lệ của công ty Công ty TNHH một thành viên cũng có tưcách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vàkhông được quyền phát hành cổ phần
Về cơ bản, quy định về công ty TNHH một thành viên trong Luật Doanhnghiệp 2014 cũng như các luật cũ trước đây đều giản lược hơn nhiều so vớiquy định về công ty TNHH hai thành viên trở lên do tính chất sở hữu và cơ cấu
tổ chức gọn nhẹ của loại hình doanh nghiệp này Công ty TNHH một thànhviên rất phù hợp với nhà đầu tư nước ngoài muốn sở hữu 100% công ty con tạiViệt Nam và nắm quyền chủ sở hữu duy nhất đối với công ty và dự án mà họthực hiện tại Việt Nam
16
Trang 175.2 Công ty cổ phần
Không giống với các loại hình doanh nghiệp khác, công ty cổ phần
(“CTCP”) là loại hình doanh nghiệp có quy mô lớn, vốn sở hữu cao, có cơ cấu
quản lý và vận hành khá phức tạp Xét về bản chất, CTCP là doanh nghiệp,trong đó: (i) vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;(ii) cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba vàkhông hạn chế số lượng tối đa; (iii) cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản
nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vàodoanh nghiệp; (iv) cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mìnhcho người khác, ngoại trừ một số trường hợp hạn chế nhất định; CTCP có tưcách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và(v) CTCP có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn
5.3 Công ty hợp danh
Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp không mấy phổ biến tại ViệtNam Về mặt khái niệm và đặc điểm, công ty hợp danh là doanh nghiệp, trongđó: (i) phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùngnhau kinh doanh dưới một tên chung (thành viên hợp danh) Ngoài các thànhviên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn; (ii) thành viên hợpdanh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về cácnghĩa vụ của công ty; (iii) thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về cáckhoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty Công ty hợpdanh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào
Với những đặc thù kể trên, công ty hợp danh thường được thành lập bởinhóm cá nhân, hay những nhà đầu tư có liên hệ chặt chẽ và rất gần gũi, tintưởng lẫn nhau Các công ty lựa chọn mô hình hợp danh, không chỉ ở ViệtNam mà trên thế giới, chủ yếu là các công ty luật Thực chất thì đây là loạihình doanh nghiệp hỗn hợp vừa chịu trách nhiệm vô hạn (thành viên hợp danh)vừa chịu trách nhiệm hữu hạn (với các thành viên góp vốn)
17
Trang 185.4 Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là một hình thức “công ty không đầy đủ” Sở dĩnói không đầy đủ là vì dù hoạt động như một công ty nhưng doanh nghiệp tưnhân không có tư cách pháp lý, không có sự tách bạch về tài sản của chủ doanhnghiệp với tài sản của chính doanh nghiệp đó Doanh nghiệp tư nhân thường có
mô hình kinh doanh nhỏ lẻ, được phát triển từ các hộ kinh doanh Theo quyđịnh tại Luật Doanh nghiệp 2014, Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp domột cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình vềmọi hoạt động của doanh nghiệp Doanh nghiệp tư nhân không được phát hànhbất kỳ loại chứng khoán nào Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanhnghiệp tư nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộkinh doanh, thành viên công ty hợp danh Doanh nghiệp tư nhân không đượcquyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợpdanh, công ty TNHH hoặc công ty cổ phần Mô hình doanh nghiệp tư nhân chỉphù hợp với những hộ gia đình hay những cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ, nhữngnhà đầu tư trong nước
5.5 Hợp tác xã
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, phápnhân có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quyđịnh của Luật Hợp tác xã Đây là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, có tưcách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trongphạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theoquy định của pháp luật
Đại hội xã viên có quyền quyết định cao nhất của hợp tác xã Ban quảntrị hợp tác xã là bộ máy quản lý hợp tác xã do đại hội xã viên bầu trực tiếp,gồm Trưởng ban quản trị và các thành viên khác Số lượng thành viên Banquản trị do Điều lệ hợp tác xã quy định Ban kiểm soát là bộ máy giám sát vàkiểm tra mọi hoạt động của hợp tác xã theo đúng pháp luật và Điều lệ hợp tác
xã, do Đại hội xã viên bầu trực tiếp Cũng giống như mô hình doanh nghiệp tư
18
Trang 19nhân, hợp tác xã phù hợp với mô hình đầu tư và nguồn vốn kinh doanh vừa vànhỏ, là loại hình doanh nghiệp chủ yếu được các nhà đầu tư nhỏ lẻ trong nướclựa chọn.
II KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM
Thực tế, khái niệm về đầu tư và khung pháp luật về hoạt động đầu tư củaViệt Nam mới chỉ xuất hiện sau thời điểm đất nước thống nhất năm 1975, đặcbiệt là trong giai đoạn phải đặt ra yêu cầu xây dựng nền kinh tế thời bình sauchiến tranh Đến năm 1986, khi Việt Nam thực hiện quá trình đổi mới, mở cửanền kinh tế và nhất là đến đầu những năm 1990 khi đất nước đã khôi phục về
cơ bản tầng lớp tư thương, thì yêu cầu xây dựng hành lang pháp lý về đầu tư,kinh doanh mới được chú trọng triệt để Tuy nhiên quá trình xây dựng khungpháp lý về đầu tư kinh doanh là một quá trình kéo dài tới nay đã gần 30 năm,với nhiều đợt chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện
1 Khái niệm pháp luật đầu tư
Pháp luật đầu tư là tổng thể các quy phạm pháp luật do cơ quan nhànước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các hoạt động đầu tư kinhdoanh trên lãnh thổ Việt Nam hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng liên quanđến các khoản vốn bắt nguồn từ Việt Nam Trong hệ thống pháp luật về kinhdoanh thương mại, pháp luật đầu tư có vị trí rất quan trọng, là công cụ pháp lýhữu hiệu, thúc đẩy các hoạt động đầu tư cả trong và ngoài nước, nhằm thu hútcác nguồn vốn, tạo công ăn việc làm, góp phần phát triển nền kinh tế - xã hội
Pháp luật đầu tư có vị trí quan trọng trong hệ thống các quy định phápluật điều chỉnh hoạt động kinh doanh, thương mại nói chung và hoạt động đầu
tư nói riêng Từ Luật đầu tư, có thể mở rộng khái niệm theo chiều dọc và theochiều ngang Theo chiều dọc, pháp luật về đầu tư bao gồm các điều khoảntrong hiến pháp quy định về các hoạt động đầu tư, Luật đầu tư do Quốc hội
19
Trang 20thông qua và các văn bản dưới luật do Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ vàchính quyền địa phương ban hành để cụ thể hóa các quy định của Luật đầu tư.1
Theo chiều ngang, pháp luật về đầu tư bao gồm các văn bản pháp luật vềcác lĩnh vực đối nội và đối ngoại khác áp dụng cho cả nhà đầu tư trong nước vànước ngoài, trong đó có các quy định về những vấn đề liên quan đến hoạt độngđầu tư như đất đai (Luật đất đai), thuế (các loại Luật thuế), ngoại hối (các quyđịnh pháp luật về ngoại hối), hoặc các lĩnh vực kinh tế xã hội liên quan đếnhoạt động đầu tư như ngân hàng (Luật các tổ chức tín dụng), giáo dục (Luậtgiáo dục) v v
Theo quá trình xây dựng và phát triển, trải qua nhiều thời kỳ trong lịch
sử, có nhiều Luật đầu tư nước ngoài và Luật khuyến khích đầu tư trong nướcđược ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế nhau Toàn bộ các văn bản
đó cũng nằm trong khái niệm pháp luật về đầu tư cần được nghiên cứu Tuynhiên, ở góc độ khái quát nhất, luật đầu tư là tổng hợp các quy phạm pháp luật
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành điều chỉnh các quan hệ xã hộiphát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động đầu tư kinhdoanh
2 Quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật đầu tư tại Việt nam
Cần phải nhìn nhận thực tế là nền kinh tế Việt Nam trước năm 1975 lànền kinh tế khép kín, mang tính chất “tự cung tự cấp” với sự viện trợ rất lớn từcác nước xã hội chủ nghĩa Với tình trạng chiến tranh thường trực, các hoạtđộng kinh doanh, thương mại và đặc biệt là “đầu tư” hầu như không diễn ratrong giai đoạn này, vì vậy chuyên đề này chủ yếu tập trung vào quá trình xâydựng pháp luật đầu tư của Việt Nam chỉ cho giai đoạn từ 1975 cho đến nay
a) Điều lệ đầu tư nước ngoài năm 1977
Sau năm 1975 Việt Nam chuyển sang giai đoạn củng cố và xây dựng chủnghĩa xã hội, cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp thực sự cản trở hoạt
20
Trang 21động đầu tư, kinh doanh, thương mại của cả nước, kéo theo tình trạng yếu kém,trì trệ trong suốt một thời gian dài.
Trước tình hình đó, Đại hội Đảng cộng sản lần thứ IV năm 1976 khẳngđịnh “việc đẩy mạnh quan hệ phân chia và hợp tác song phương trong lĩnh vựckinh tế và phát triển các mối quan hệ kinh tế với các nước khác có một vai trò
vô cùng quan trọng” Ngày 18/04/1977, Chính phủ đã ban hành Nghị định 115/
CP kèm theo Điều lệ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, một tín hiệu cho quátrình giao thương và làm bạn với các nước trên thế giới, đồng thời mở ra thời
kì đổi mới của Việt Nam sau chiến tranh
Điều lệ đầu tư nước ngoài năm 1977 mặc dù đặt nền móng sơ khai chohành lang pháp lý về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nhưng ở thời điểm ra đờicòn khá sơ lược, chỉ tập trung quy định về một số vấn đề cơ bản nhất cho hoạtđộng đầu tư nước ngoài bao gồm: quy trình góp vốn đầu tư, hình thức và lĩnhvực đầu tư, các loại thuế và thời hạn đầu tư Theo quy định của điều lệ, bênnước ngoài được phép đầu tư tại Việt Nam có thể là “xí nghiệp, công ty, tổchức tư nhân, tổ chức nhà nước, tổ chức quốc tế hoặc từng cá nhân, nếu đápứng đủ các điều kiện về đầu tư” Điều lệ cũng quy định ba hình thức đầu tư chủyếu bao gồm: (i) Hợp tác sản xuất chia sản phẩm, (ii) Xí nghiệp hoặc công tyhỗn hợp, (iii) xí nghiệp tư doanh chuyên sản xuất hàng xuất khẩu
Có thể nói, Điều lệ đầu tư nước ngoài 1977 đã tạo cơ sở cho việc xâydựng một hành lang pháp lý đầy đủ và đặt nền móng cho các hoạt động đầu tưnước ngoài tại Việt Nam Tuy nhiên, nhược điểm của Điều lệ này là quy địnhcòn khá khái quát, thiếu các quy định cụ thể mang tính hướng dẫn thi hành, vănbản luật được xây dựng chưa lô-gic, chưa thật chính xác, thời hạn đầu tư quángắn trong khi thuế lợi tức lại quá cao Điều này dẫn đến một hệ quả tất yếu làthu hút đầu tư của Việt Nam trong những năm đầu sau mở cửa còn nhiều hạnchế, nhà đầu tư còn do dự khi ra quyết định đầu tư
b) Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987
21
Trang 22Ngày 31/12/1987 Quốc hội đã thông qua Luật đầu tư nước ngoài tại ViệtNam với 6 Chương và 42 Điều, quy định về nguyên tắc, hình thức và các biệnpháp bảo đảm đầu tư, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân đầu tư nướcngoài và cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài
Về cơ bản, Luật đầu tư nước ngoài 1987 là sự cụ thể hóa của Điều lệ đầu
tư nước ngoài năm 1977, đặc biệt bổ sung thêm các lĩnh vực đầu tư để nhà đầu
tư lựa chọn Ngoài ra, Luật đầu tư nước ngoài 1987 cũng quy định kỹ hơn về
“đối tác đầu tư nước ngoài” và hoàn thiện ba mô hình đầu tư chủ đạo bao gồm:(i) Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh, (ii) Xí nghiệphoặc công ty liên doanh (đều gọi chung là xí nghiệp liên doanh), và (iii) Xínghiệp 100% vốn nước ngoài
Có thể nói, Luật đầu tư nước ngoài 1987 đã mở đường cho hoạt độngthu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, nội dung pháp lý luật cũng có nhiềutiến bộ, lô-gic, cụ thể hơn nhiều so với Điều lệ đầu tư 1977, cơ chế bảo đảmhoạt động đầu tư được cam kết và khẳng định, các mô hình đầu tư được cảithiện, lĩnh vực đầu tư được mở rộng, thuế lợi tức được giảm Tuy nhiên, ởgóc độ hạn chế, có thể thấy rằng Luật đầu tư nước ngoài 1987 còn giới hạn đốitượng hợp tác kinh doanh, chưa đề ra cơ chế quản lý các loại hình đầu tư, chưa
đề cập đến các vấn đề bảo vệ môi trường, tuyển dụng lao động
c) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1990
Tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 8 ngày 30/6/1990 Quốc hội đã thôngqua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại ViệtNam năm 1987 Luật sửa đổi, bổ sung năm 1990 chỉ tập trung vào ba vấn đềtrọng yếu là (i) Cho phép các tổ chức kinh tế Việt Nam có tư cách pháp nhânđược hợp tác đầu tư nước ngoài, (ii) Bổ sung hình thức liên doanh nhiều bên và(iii) Cho phép trả lương và các khoản phụ cấp của người lao động Việt Nambằng tiền Việt Nam và tiền nước ngoài
22
Trang 23d)Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1992
Bước vào đầu những năm 1990, Việt Nam dần thoát khỏi tình trạngkhủng hoảng trì trệ ban đầu do cơ chế quản lý tập trung, “quan liêu bao cấp”,nền kinh tế đã bắt đầu có bước hồi phục sau thời kỳ suy thoái “trầm trọng” từsau thời điểm đất nước thống nhất Trước nhu cầu đổi mới từng bước nền kinh
tế, nhà nước cũng chủ động đổi mới hệ thống pháp luật, chú trọng trước mắtvào cơ chế quản lý hoạt động đầu tư, kinh doanh để đảm bảo thị trường pháttriển ổn định, tạo nguồn thu cho ngân sách quốc gia
Trong bối cảnh đó, ngày 23/12/1992 Quốc hội đã thông qua Luật sửađổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với năm vấn
đề chính bao gồm: (i) Doanh nghiệp tư nhân được hợp tác trực tiếp với nướcngoài, (ii) Bên Việt Nam có thể góp vốn bằng tiền nước ngoài có thể tăng dần
tỉ trọng góp vốn theo thỏa thuận, (iii) Bổ sung quy định về hình thức đầu tưmới là xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT), (iv) Nhà nước đảm bảoquyền lợi nhà đầu tư khi có thay đổi về pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền lợicủa nhà đầu tư và (v) Nhà nước có chính sách khuyến khích và ưu đãi về thuếcho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
e)Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996
Năm 1996 Việt Nam bước vào giai đoạn đẩy mạnh “công nghiệp hóa”,
“hiện đại hóa” đất nước đồng thời hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thếgiới Cũng trong giai đoạn này, với số dân trẻ chiếm tỉ lệ cao, đặc biệt mới mởcửa thị trường cho giao thương khu vực và thế giới, Việt Nam thực sự là mộtđiểm đến lý tưởng cho đầu tư nước ngoài
Tuy vậy, hệ thống pháp luật về đầu tư, kinh doanh, thương mại của ViệtNam còn nhiều lạc hậu, bất cập, cần thiết phải được khắc phục để đảm bảo mộtmôi trường lành mạnh, thu hút nhân lực, vật lực từ các hoạt động đầu tư, đặcbiệt từ đầu tư trực tiếp nước ngoài Với bối cảnh đó, Quốc hội khóa 9 kỳ họp
23
Trang 24thứ 10 đã thông qua Luật đầu tư nước ngoài 1996 ngày 12/11/1996 để thay thếLuật đầu tư nước ngoại tại Việt Nam ngày 29/12/1987, Luật sửa đổi, bổ sungmột số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 30/6/1990, Luật sửađổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày23/12/1992.
Đây có thể coi là một bước tiến quan trọng trong quá trình kiện toàn hệthống pháp luật về đầu tư tại Việt Nam Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Namnăm 1996 đã cải thiện môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư, kinh doanh tạiViệt Nam, là động lực thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và là công cụhữu hiệu của nhà nước giúp hạn chế các sơ hở, khiếm khuyết trong quản lý cáchoạt động đầu tư, kinh doanh, tiến tới hoàn chỉnh hành lang pháp lý về đầu tưtại Việt Nam
Tuy nhiên, hạn chế của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996
là chưa đa dạng hóa các hình thức đầu tư; cơ chế chuyển đổi hình thức đầu tư,các chế tài xử lý tranh chấp, phá sản, thanh lý và giải thể doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài còn chưa rõ ràng; việc tổ chức điều hành doanh nghiệp liêndoanh còn nhiều bất hợp lý; các thủ tục hành chính còn nặng cơ chế “xin-cho” Chính vì vậy, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 vẫn cầnphải cải thiện hơn nữa để hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động đầu tư kinhdoanh
f) Luật khuyến khích đầu tư trong nước 1994 (sửa đổi,
bổ sung năm 1998)
Bên cạnh việc chú trọng xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động đầu
tư nước ngoài, Việt Nam cũng từng bước xây dựng khung pháp lý cho hoạtđộng đầu tư trong nước với quan điểm thu hút và phát triển nội lực, tạo ra lợithế cạnh tranh để khuyến khích các hoạt động đầu tư trong nước phát triển Vớiviệc ra đời của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 (sửa đổi, bổsung năm 1990, 1992), nhu cầu phải có một bộ luật quy định về đầu tư trongnước để tránh tình trạng bất bình đẳng giữa các nhà đầu tư là khá cấp thiết
24
Trang 25Ngày 22/06/1994 Luật khuyến khích đầu tư trong nước được Quốc hội thôngqua, bao gồm 7 Chương, 24 Điều, điều chỉnh các hoạt động đầu tư trong nước
và áp dụng với nhà đầu tư Việt Nam
Đây là một văn bản luật riêng rẽ trong hệ thống pháp luật về đầu tư, kinhdoanh, thương mại của Việt Nam, tập trung điều chỉnh các hoạt động đầu tưtrong nước, với đối tượng chịu sự điều chỉnh chỉ là các tổ chức, cá nhân ViệtNam Hình thức đầu tư theo luật này bao gồm: (i) Đầu tư thành lập cơ sở sảnxuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, (ii) Đầu tư mở rộng quy mô,nâng cao năng lực sản xuất, nghiên cứu phát triển và đổi mới công nghệ củacác cơ sở sản xuất, kinh doanh hiện có; (iii) Mua cổ phần của các doanhnghiệp, góp vốn vào các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nhà nước đượcphép đa dạng hóa hình thức sở hữu
Về cơ bản, Luật khuyến khích đầu tư trong nước năm 1994 gần như làmột “bản sao” của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nhưng được ban hành
để áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân đầu tư trong nước Tuy nhiên, điểmkhác biệt cơ bản là Luật khuyến khích đầu tư trong nước năm 1994 cung cấpmột cơ chế ưu đãi đầu tư rất chi tiết cho các dự án được nhà đầu tư Việt Namthực hiện
Ngoài các lĩnh vực đầu tư được ưu đãi như chế biến nông sản, lâm sản,thuỷ sản; các dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâmnghiệp, ngư nghiệp, sản xuất hàng xuất khẩu thì luật còn hướng đến việckhuyến khích đầu tư ở các vùng dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo và các vùngkhó khăn khác và khuyến khích đầu tư thành lập cơ sở sản xuất sử dụng côngnghệ hiện đại, cơ sở sản xuất sử dụng nhiều lao động
g) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000
Nhằm tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vàoViệt Nam, thu hút nguồn ngoại tệ để phát triển kinh tế xã hội trong tình hình
25
Trang 26mới, ngày 09/06/2000, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật đầu tư nước ngoài năm 2000 Với lần sửa đổi này, Luật đầu tưnước ngoài tại Việt Nam thể hiện quan điểm rất rõ rệt của nhà nước là khuyếnkhích và tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh,thu hút nguồn lực đầu tư từ bên ngoài để cải tạo môi trường đầu tư, thu hútvốn, nhân lực để phát triển đất nước Bên cạnh những ưu điểm, Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 còn cómột số điểm bất hợp lý Chẳng hạn, luật tiếp tục tạo ra hố sâu ngăn cách giữanhà đầu tư nước ngoài với nhà đầu tư Việt Nam, vẫn đánh thuế chuyển lợinhuận ra nước ngoài trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài chuyển lợi nhuận
về nước, chưa tạo điểm nhấn cho các lĩnh vực đầu tư trọng tâm
h) Luật đầu tư 2005
Bước vào đầu năm 2005, Việt Nam đứng trước cơ hội gia nhập Tổ chứcthương mại quốc tế WTO và hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế khu vực và thếgiới Do đó, những đòi hỏi phải cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh đượcđặt ra bức thiết hơn bao giờ hết Trong giai đoạn này, khung pháp luật về đầu
tư tại Việt Nam còn rất manh mún, các quy định còn thiếu thống nhất và khárải rác, đặc biệt việc vẫn duy trì hai bộ luật áp dụng riêng cho nhà đầu tư trongnước (Luật khuyến khích đầu tư trong nước) và nhà đầu tư nước ngoài (Luậtđầu tư nước ngoài tại Việt Nam) vô hình chung tạo ra sự “bất bình đẳng” vàphân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế
Trước tình hình đó, yêu cầu đặt ra phải ban hành một bộ luật đầu tưchung để tạo ra một sân chơi bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp, nhà đầu
tư, không phân biệt thành phần kinh tế Đây chính là tiền đề cho sự ra đời củaLuật đầu tư năm 2005 Nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo ramột sân chơi “bình đẳng”, đơn giản hóa các thủ tục đầu tư, đáp ứng yêu cầuhội nhập kinh tế quốc tế và tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với hoạtđộng đầu tư, ngày 29/11/2005 Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư năm 2005gồm 9 Chương, 89 Điều, quy định về 6 vấn đề cơ bản sau đây:
26
Trang 27 Các hoạt động đầu tư nhằm mục đích kinh doanh;
Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư;
Bảo đảm đầu tư, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư;
Khuyến khích và ưu đãi đầu tư;
Trình tự, thủ tục cấp giấy phép dự án đầu tư;
Quản lý nhà nước về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước
đối tượng áp dụng gồm “nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài thực
hiện hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài” cùng với “tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư”.
Ở góc độ tổng quát, có thể nói rằng Luật đầu tư 2005 là một bước độtphá trong quá trình xây dựng pháp luật về hoạt động đầu tư, kinh doanh củaViệt Nam, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của hoạt động đầu tư, góp phần thu hútcác nguồn vốn trong và ngoài nước nhằm phát triển kinh tế xã hội và đẩy mạnhviệc hội nhập của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới
i Luật đầu tư năm 2014 (được đề cập cụ thể tại phần sau)
Luật đầu tư 2014 được Quốc hội Khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông quangày 26/11/2014, chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2015
27
Trang 28PHẦN II
GIỚI THIỆU LUẬT ĐẦU TƯ 2014
I SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT ĐẦU TƯ
Luật Đầu tư năm 2005 được thông qua vào thời điểm kinh tế tư nhântrong nước đang phát triển mạnh mẽ, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạtđược những bước tiến dài sau thời gian áp dụng những quy định mang tính độtphá của Luật doanh nghiệp năm 1999 và Luật đầu tư nước ngoài năm 1987.Đây cũng là thời điểm Việt Nam chuẩn bị trở thành thành viên của Tổ chứcThương mại Thế giới (WTO) với những cam kết mạnh mẽ về mở cửa thịtrường hàng hóa, dịch vụ và tự do hóa hoạt động đầu tư Việc ban hành LuậtĐầu tư năm 2005 là một bước tiến hết sức quan trọng trong tiến trình xâydựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư tại Việt Nam
Tuy nhiên, sau 9 năm triển khai thi hành, Luật đầu tư 2005 đã bộc lộ rấtnhiều hạn chế, đặc biệt ở khâu xin và cấp phép đầu tư Trong khi đó vai tròquản lý nhà nước về hoạt động đầu tư lại khá mờ nhạt Thủ tục cấp GCNĐTđược áp dụng quá rộng, bao gồm tất cả các dự án đầu tư nước ngoài và nhiều
dự án đầu tư trong nước, trong đó có cả các dự án chỉ thực hiện hoạt động kinhdoanh thương mại, dịch vụ thông thường và không thuộc lĩnh vực đầu tư cóđiều kiện Trong khi pháp luật hiện hành đã có quy định cụ thể về các điều kiệnkinh doanh và quản lý hoạt động này thì việc cấp GCNĐT cho các dự án nêutrên vừa tạo thêm thủ tục hành chính cho nhà đầu tư, vừa dẫn đến trùng lặptrong hoạt động quản lý của nhà nước2
Các quy định về thực hiện, triển khai và chấm dứt dự án đầu tư được banhành chưa đồng bộ, thiếu nhất quán, gây khó khăn cho nhà đầu tư trong côngtác quản lý dự án Chẳng hạn trong quá trình hoạt động của mình, nhà đầu tưgặp khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư,
28
Trang 29tạm dừng thực hiện dự án, thanh lý dự án do quy định của pháp luật đầu tưcòn thiếu và yếu, xuất hiện tình trạng trồng chéo, mâu thuẫn Điều này khôngtạo cơ sở pháp lý để nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư, đồng thời cơ quannhà nước không đủ công cụ, chế tài cần thiết giải quyết những vấn đề phát sinhtrong quá trình quản lý hoạt động đầu tư.
Những quy định về nội dung, trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hoạtđộng đầu tư cũng như cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý từ công tácxây dựng cơ chế, chính sách, xúc tiến đầu tư đến cấp, điều chỉnh, thu hồiGCNĐT và quản lý hoạt động của dự án đầu tư… chưa được quy định cụ thể.Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả thực hiện cơ chếphân cấp quản lý đầu tư3
Về mặt quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư, Luật đầu tư 2005chưa thể hiện rõ các nội dung, trách nhiệm quản lý của nhà nước đối với hoạtđộng đầu tư cũng như chưa làm rõ cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý từcông tác xây dựng cơ chế, chính sách, xúc tiến đầu tư đến cấp, điều chỉnh, thuhồi GCNĐT và quản lý hoạt động của dự án đầu tư…Điều này dẫn đến hậuquả là công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư chưa cho hiệu quả
rõ rệt
Mặc dù dành hẳn một chương (Chương VIII) cho các quy định về đầu tư
ra nước ngoài nhưng Luật đầu tư 2005 không xác định rõ các hình thức, lĩnhvực, điều kiện để đầu tư ra nước ngoài, đồng thời chưa phân định những hoạtđộng đầu tư ở nước ngoài thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật Việt Nam vànhững hoạt động thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư
Ngoài ra, thực tiễn cho thấy các quy định về quản lý và sử dụng vốn nhànước để thực hiện đầu tư ra nước ngoài còn chưa đầy đủ và rõ ràng Điều nàydẫn đến hệ quả là doanh nghiệp khi tiến hành đầu tư ra nước ngoài thì lại phảixin ý kiến chính thức của cổ đông hoặc thành viên là đại diện quản lý vốn nhànước trong doanh nghiệp Quy trình này thực sự gây ra phiền hà, cản trở hoạt
29
Trang 30động đầu tư, tạo ràng buộc không đáng có cho doanh nghiệp, gây khó khăn cho
họ trong việc thực hiện đầu tư ra nước ngoài
Trong bối cảnh đó, mặc dù Chính phủ đã chỉ đạo ráo riết và thu đượcmột số kết quả nhất định trong việc cải thiện môi trường đầu tư, nhất là cảicách thủ tục hành chính, nhưng so với nhiều nước ASEAN, thì hệ thống luậtpháp và thủ tục hành chính của nước ta vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng củacác nhà đầu tư lớn4
II QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG LUẬT
Một là, thể chế hóa nguyên tắc hiến định về quyền tự do kinh doanh của
công dân trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm; hoàn thiện cơ chế,chính sách nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi và minh bạch hơn nữa để huyđộng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài; góp phầnthực hiện quan điểm, chủ trương của Đảng về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
Hai là, tạo bước chuyển biến mới về cải cách thủ tục hành chính trong
thực hiện hoạt động đầu tư gắn liền với việc đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệuqủa công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư; hoàn thiện cơ chếphân cấp quản lý đầu tư, góp phần tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện để các nhàđầu tư thực hiện hoạt động đầu tư với thủ tục đơn giản hơn và chi phí thấp hơn
Ba là, bổ sung, hoàn thiện cơ chế khuyến khích, bảo hộ đầu tư phù hợp
với cam kết của Việt Nam về mở cửa thị trường và tự do hóa đầu tư theo cácđiều ước quốc tế đã hoặc sẽ thỏa thuận trong thời gian tới, trong đó có Hiệpđịnh đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)
Bốn là, những nội dung của Luật phải bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất
với các luật liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh, đồng thời kế thừa, tiếptục phát triển và hoàn thiện những quy định của Luật đầu tư hiện hành còn phùhợp với thực tế
tháng 3/2015.
30
Trang 31Như vậy, yêu cầu mà Luật đầu tư 2014 cần đáp ứng là phải xử lý toàn bộcác khiếm khuyết còn tồn động về pháp luật về đầu tư hiện hành, cải tiến thủtục hành chính, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa, nâng cao năng lực cạnh tranh, hướng tới mở cửa thị trường và tiến hànhhội nhập sâu rộng vào khu vực và thế giới.
III BỐ CỤC CỦA LUẬT ĐẦU TƯ 2014
Luật bao gồm 7 Chương, 76 Điều và được bố cục như sau:
Chương I: Những quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 8);
Chương II: Bảo đảm đầu tư (từ Điều 9 đến Điều 14);
Chương III: Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư (từ Điều 15 đến Điều 21);
Chương IV: Hoạt động đầu tư tại Việt Nam (từ Điều 22 đến Điều 50);
Chương V: Hoạt động đầu tư ra nước ngoài (từ Điều 51 đến Điều 66);
Chương VI: Quản lý nhà nước về đầu tư (từ Điều 67 đến Điều 72);
Chương VII: Tổ chức thực hiện (từ Điều 73 đến Điều 76)
Như vậy so với Luật 2005 thì Luật Đầu tư 2014 đã rút gọn lại khá nhiều(giảm 3 chương và 12 Điều) Quy định về quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tưkhông phải là một chương riêng mà nằm rải rác trong Luật Luật 2014 chútrọng hơn nữa trong việc cung cấp các ưu đãi và hỗ trợ cho nhà đầu tư và vìvậy một chương mới về vấn đề này đã được hình thành (Chương III) Do việcđầu tư và kinh doanh vốn nhà nước được quy định cụ thể tại Luật đầu tư côngnên Luật đầu tư 2014 đã không giữ lại quy định về đầu tư và kinh doanh vốnnhà nước nữa Riêng các nội dung khác về “quản lý hoạt động đầu tư tại ViệtNam”, “đầu tư ra nước ngoài”, “quản lý nhà nước về đầu tư” vẫn được Luậtđầu tư 2014 kế thừa và phát triển thêm từ các quy định nền móng trong Luậtđầu tư 2005
IV NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT
1 Phạm vi điều chỉnh
31
Trang 32Khác với quy định của Luật đầu tư 2005, Luật đầu tư 2014, chỉ quy định
rất khái quát về phạm vi điều chỉnh “các hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt
Nam và hoạt động đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài” (Điều 1)
Trong quá trình soạn thảo luật, có nhiều ý kiến cho rằng Luật đầu tư
2014 cần chú ý vào 3 nhóm hoạt động chính gồm (i) Đầu tư từ nước ngoài vàoViệt Nam, (ii) Đầu tư tại Việt Nam và (iii) Đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài5.Tuy nhiên, khi được thông qua thì hai nhóm hoạt động đầu tư (i) và (ii) đượcgộp vào một là “hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam” bởi vì hai nhómnày thực chất diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam, nên không cần thiết phải phânchia làm hai trường hợp để phức tạp hóa vấn đề Ngoài ra, theo xu thế toàn cầuhóa nền kinh tế và nhu cầu hội nhập khu vực và thế giới, đầu tư ra nước ngoài
là hoạt động đang khá phổ biến và cũng phải nằm trong phạm vi điều chỉnh củaLuật đầu tư 2014 (đã được quy định trong Luật đầu tư 2005)
Đặc biệt Luật đầu tư 2014 đã không quy định về “đầu tư gián tiếp” trongkhi chế định này xuất hiện rất mờ nhạt trong Luật đầu tư 2005 Bởi vì hoạtđộng đầu tư gián tiếp (đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu,các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tàichính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạtđộng đầu tư) đã được quy định tại các luật chuyên ngành như Luật chứngkhoán hay các quy định dưới luật Do vậy, Luật đầu tư 2014 chỉ tập trung vàokhái niệm “đầu tư kinh doanh”, tức là đầu tư ở góc độ chung nhất mà khôngphân biệt ra hai hình thức khác biệt là đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp nhưluật cũ
2 Về đối tượng điều chỉnh
Về kỹ thuật lập pháp, Luật đầu tư 2015 quy định một cách ngắn gọn, súctích nhưng đã bao hàm đủ nội dung với 2 nhóm đối tượng là: (i) Nhà đầu tư, và(ii) Các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh Như vậy,Luật đầu tư 2014 đã không chia hai đối tượng áp dụng là nhà đầu tư trong nước
32
Trang 33và nhà đầu tư nước ngoài Theo đó các hoạt động của nhà đầu tư diễn ra trênlãnh thổ Việt Nam hoặc từ Việt Nam ra nước ngoài, đều phải chịu sự điềuchỉnh của luật Nói cách khách, luật chỉ chú trọng vào hoạt động “đầu tư kinhdoanh” mà không chú trọng đến chủ thể tiến hành hoạt động đầu tư Đầu tưkinh doanh, là hoạt động chính chịu sự điều chỉnh của luật đầu tư mới, cũngđược bổ sung vào phần định nghĩa trong Luật đầu tư 2014 để thay thế cho định
nghĩa “đầu tư” theo luật 2005 Theo đó“Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư
bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư”.
3 Chính sách đầu tư
Chính sách về đầu tư được áp dụng xuyên suốt từ Luật đầu tư 2005 đếnLuật đầu tư 2014 là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh của mọi tổchức, cá nhân vốn đã được ghi nhận trong Hiến pháp Luật đầu tư 2014 quy
định “Nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong
các ngành, nghề mà Luật này không cấm”, “được tự chủ quyết định hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật
có liên quan; được tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ, sử dụng đất đai và tài nguyên khác theo quy định của pháp luật” (Điều 5).
Đặc biệt các quyền về sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyềnlợi ích khác của nhà đầu tư đều được công nhận và bảo hộ Nhà nước đối xửbình đẳng giữa các nhà đầu tư; có chính sách khuyến khích và tạo điều kiệnthuận lợi để nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển bềnvững các ngành kinh tế; tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế liên quanđến đầu tư kinh doanh mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
4 Lĩnh vực cấm đầu tư, ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
Về lĩnh vực cấm đầu tư, Luật đầu tư 2005 quy định về 4 lĩnh vực bị cấm
đầu tư bao gồm (i) Dự án phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia và lợi
33
Trang 34ích công cộng, (ii) Các dự án gây phương hại đến di tích lịch sử, văn hóa, đạođức, thuần phong mỹ tục của Việt Nam, (iii) Các dự án gây tổn hại đến sứckhỏe nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hủy môi trường và (iv) Các dự án
xử lý phế thải độc hại đưa từ bên ngoài vào Việt Nam, sản xuất các loại hóachất độc hại hoặc sử dụng tác nhân độc hại bị cấm theo điều ước quốc tế Thoạtnhìn, nhà đầu tư có vẻ thấy rằng các lĩnh vực cấm đầu tư là khá hạn chế Tuynhiên thực tế cho thấy các quy định nêu trên rất khó áp dụng vì quy định rấtchung, mơ hồ, thành ra phạm vi áp dụng của nó khá rộng lớn Nhà đầu tư khó
có thể bị dự án như thế nào là dự án có thể gây phương hại đến an ninh quốcphòng hay lợi ích quốc gia Tương tự như vậy, các dự án nào có khả năng ảnhhưởng đến môi trường cũng không được định rõ Trong khi đó, luật cũ chỉ cấmcác lĩnh vực đầu tư sản xuất hóa chất độc hại nhưng lại không làm rõ các loạichất nào bị cấm theo quy định
Để khắc phục hạn chế này, Luật đầu tư 2014 đã quy định về 6 ngành,nghề mà nhà đầu tư bị cấm thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh bao gồm: (i)Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục 1 của Luật đầu tư, (ii) Kinhdoanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục 2 của Luật đầu tư,(iii) Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tạiPhụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang
dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếmNhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật này, (iv)Kinh doanh mại dâm, (v) Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người, và (vi)Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người
Như vậy, nhìn vào danh mục các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanhtheo Luật đầu tư 2014 có thể thấy rằng các yếu tố định hình, định lượng đãđược cân nhắc khá kỹ, phạm vi điều luật đã không còn mơ hồ do đã dự liệu tất
cả các danh mục hàng hóa hay chất bị cấm hoặc các loại động vật hoang dãkhông được phép kinh doanh, đưa hẳn vào phụ lục (gồm Phụ lục 1, 2 và 3) đểnhà đầu tư tham khảo Đây là cách tiếp cận hoàn toàn mới so với luật 2005, tạo
34
Trang 35ra một hành lang pháp lý khá minh bạch, dễ áp dụng và có tác dụng hỗ trợ cáchoạt động đầu tư kinh doanh.
Về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Luật đầu tư 2014 đã quy
định thống nhất ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại Điều 7, trong
đó xác định rõ ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là các ngành, nghề
mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đápứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội,đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng Tại Điều 7 Luật đầu tư còn cung cấpmột Phụ lục cụ thể hóa danh mục các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điềukiện bao gồm 267 ngành, nghề thay cho 51 ngành, nghề, hàng hóa cấm đầu tưkinh doanh, 386 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định tại cácvăn bản quy phạm pháp luật khác nhau
Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại Luật Đầu tư 2014 được
áp dụng chung cho tất cả các nhà đầu tư và thay thế cho quy định về ngành,nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định tại các văn bản quy phạm phápluật hiện hành Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đượcxây dựng theo nguyên tắc chọn bỏ; theo đó, những ngành, nghề không quyđịnh ở Luật là những ngành, nghề không có hạn chế về đầu tư kinh doanh đốivới người dân, doanh nghiệp
Với quy định: Điều kiện đối với các ngành, nghề đầu tư kinh doanh cóđiều kiện trong Danh mục được quy định chi tiết tại Luật, pháp lệnh, nghị định
và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên Bộ, ngành, hội đồng nhân dân
và UBND không được quy định điều kiện đầu tư kinh doanh, Luật đầu tư 2014
đã hạn chế việc đưa ra các rào cản đầu tư kinh doanh có tính chất như các
“giấy phép con”, hạn chế quyền tự do kinh doanh và gây trở ngại về thủ tụchành chính cho nhà đầu tư
5 Bảo đảm đầu tư
35
Trang 36Các quy định về bảo đảm đầu tư trong Luật đầu tư 2014 được kế thừa,được cải thiện đáng kể với mục đích thu hút đầu tư, tạo tâm lý yên tâm cho nhàđầu tư nói chung và nhà đầu tư nước ngoài nói riêng khi bỏ vốn, nguồn lực,công nghệ để thực hiện dự án tại Việt Nam Nội dung về đảm bảo đầu tư theoLuật đầu tư năm 2005 tập trung vào 7 nhóm vấn đề chính gồm:
(1) Bảo đảm về vốn và tài sản;
(2) Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;
(3) Mở cửa thị trường, đầu tư liên quan đến thương mại;
(4) Chuyển vốn, tài sản ra nước ngoài;
(5) Áp dụng giá, phí, lệ phí thống nhất;
(6) Bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật, chính sách;
(7) Giải quyết tranh chấp
Với 07 nhóm vấn đề này, chế định bảo đảm đầu tư trong Luật đầu tư
2005 gồm 3 mảng chính là (i) Bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư về vốn và tàisản, (ii) Bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư về các hoạt động kinh doanh và (iii)Bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư cho các hoạt động khác Luật đầu tư 2014
đã hoàn thiện và tập trung vào 3 nội dung chính sau đây:
a) Bảo đảm về tài sản cho chủ đầu tư
Một trong những điều kiện tiên quyết để nhà đầu tư tiến hành đầu tưkinh doanh tại Việt Nam là tài sản của họ phải được đảm bảo Tức là trong bất
cứ trường hợp nào, “vốn liếng” kinh doanh của họ cũng không thể bị tịch thuhay bị quốc hữu hóa bằng các biện pháp hành chính Điều 9 Luật đầu tư 2014
quy định: “Tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa hoặc bị
tịch thu bằng biện pháp hành chính Trường hợp nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai thì nhà đầu tư được thanh toán, bồi thường
36
Trang 37theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản và quy định khác của pháp luật có liên quan”
Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư kinh doanh tại Việt Nam
và có lợi nhuận, có các khoản vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư, các khoảntiền và tài sản hợp pháp khác được đảm bảo chuyển tài sản về nước sau khithực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính (đóng thuế, phí ) cho nhà nước ViệtNam
b) Bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh
Về nguyên tắc, các hoạt động đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư được tôntrọng triệt để, nhà nước không can thiệp vào các hoạt động này, không tạo racác hạn chế mà ngược lại, tạo điều kiện thuận lợi tối đa để nhà đầu tư phát huyhết các nguồn lực Vì vậy, Luật đầu tư 2014 quy định không buộc nhà đầu tưphải ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước hoặc phải mua, sửdụng hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ trong nước Nhà
đầu tư cũng không buộc phải “Xuất khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ đạt một tỷ lệ
nhất định; hạn chế số lượng, giá trị, loại hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu hoặc sản xuất, cung ứng trong nước”, không buộc phải “nhập khẩu hàng hóa với số lượng và giá trị tương ứng với số lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu hoặc phải tự cân đối ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu”.
Nếu như trước đây ở một số lĩnh vực ngành nghề, nhà nước có yêu cầucác sản phẩm của nhà đầu tư (thường là nhà đầu tư nước ngoài) phải đạt một tỉ
lệ nội địa hóa nhất định (ví dụ sản xuất ô tô) để giúp hỗ trợ phát triển sản xuấttrong nước thì với luật mới lần này, các hạn chế về tỉ lệ nội địa hóa đã bị dỡ
bỏ Tương tự, các giá trị nhất định trong hoạt động nghiên cứu và phát triển ởtrong nước, vốn trước đây là yêu cầu đối với hoạt động đầu tư trong một sốlĩnh vực như công nghệ cao cũng không còn được áp dụng theo Luật đầu tư
2014 Không chỉ có vậy, nhà đầu tư được tự do lựa chọn địa điểm thực hiệnkinh doanh, cung cấp hàng hóa dịch vụ và không bị bắt buộc phải đặt trụ sởchính tại địa điểm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
37
Trang 38c) Bảo đảm hỗ trợ cho các hoạt động đầu tư kinh doanh
Nội dung bảo đảm hỗ trợ cho các hoạt động đầu tư kinh doanh cho nhàđầu tư theo Luật đầu tư 2014 bao gồm: (i) Bảo lãnh cho một số dự án quantrọng, (ii) Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật, và(iii) Bảo đảm cơ chế giải quyết tranh chấp cho hoạt động đầu tư kinh doanh
Đối với những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, nhu cầu xâydựng hệ thống cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm, cảng biển, cảng hàngkhông ) là hết sức quan trọng Các dự án đầu tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầngthường đòi hỏi vốn lớn, kỹ thuật và công nghệ hiện đại cùng nguồn nhân sựquản lý có chất lượng và kinh nghiệm từ nước ngoài Với các dự án này, Chínhphủ sẽ hỗ trợ nhà đầu tư bằng cách cấp bảo lãnh nghĩa vụ thực hiện hợp đồngcho cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp nhà nước tham gia thực hiện dự án
Cụ thể, Điều 12 Luật đầu tư 2014 quy định “Thủ tướng Chính phủ quyết
định việc bảo lãnh nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc doanh nghiệp nhà nước tham gia thực hiện dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và những dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng khác”.
Ngoài ra, trong các trường hợp thay đổi chính sách pháp luật dẫn đếnquyền lợi bị ảnh hưởng, nhà đầu tư sẽ được hưởng ưu đãi ở mức cao nhất Đó
là một trong những quy định về bảo đảm quyền lợi cho nhà đầu tư mà Luật đầu
tư 2014 tiếp nối từ Luật đầu tư 2005 Đầu tư kinh doanh là một quá trình lâudài, có những dự án đầu tư có thời hạn lên đến 20, 30 năm hoặc dài hơn
Trong suốt quá trình thực hiện dự án đầu tư đó, rất có thể pháp luật điềuchỉnh hoạt động đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư khi họ thiết lập dự án đếnkhi thực hiện dự án có nhiều biến đổi Ở một số trường hợp, nhà đầu tư đượchưởng ưu đãi hoặc có quyền lợi lớn hơn so với những gì họ đang nhận dựa trêncác quy định pháp luật mới Tuy nhiên cũng có trường hợp, quyền lợi của nhà
38
Trang 39đầu tư bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các quy định pháp luật mới ban hành đãcắt giảm các ưu đãi mà trước đây nhà đầu tư được hưởng
Những thay đổi về chính sách pháp luật là tình huống khách quan, xảy ranằm ngoài ý chí chủ quan của nhà đầu tư mà họ không thể lường trước hay cóthể kiểm soát được Do vậy, pháp luật về đầu tư ở hầu hết các nước đều có quyđịnh giải quyết quyền lợi cho nhà đầu tư trong trường hợp có thay đổi về pháp
luật điều chỉnh Theo Điều 13 Luật đầu tư 2014, thì “trường hợp văn bản pháp
luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư cao hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư đang được hưởng thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của văn bản pháp luật mới cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án” Ngược lại, “trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định
ưu đãi đầu tư thấp hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định trước đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án”.
Trong trường hợp có sự thay đổi pháp luật về lý do quốc phòng, an ninhquốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, bảo
vệ môi trường, mà nhà đầu tư không được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư, thì
họ có thể được xem xét giải quyết bằng một hoặc một số biện pháp sau đây: (i)khấu trừ thiệt hại thực tế của nhà đầu tư vào thu nhập chịu thuế; (ii) điều chỉnhmục tiêu hoạt động của dự án đầu tư; (iii) hỗ trợ nhà đầu tư khắc phục thiệt hại
Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư và tiến hành các hoạt động đầu tưkinh doanh, khác biệt, mâu thuẫn, tranh chấp xảy ra giữa các nhà đầu tư, giữanhà đầu tư với cơ quan quản lý nhà nước hoặc giữa nhà đầu tư với bên thứ ba
là rất phổ biến Để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư trong giải quyết tranhchấp, Luật đầu tư 2014 quy định những nguyên tắc cơ bản để xử lý tranh chấptheo 4 loại cơ bản sau đây:
Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam:Được giải quyết thông qua thương lượng hoặc hòa giải Trường hợp thương
39
Trang 40lượng, hòa giải không thành, tranh chấp đó có thể được xử lý bởi tòa án hoặctrọng tài, theo sự lựa chọn của các bên liên quan
Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài hoặc giữa nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tưnước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu
tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài ViệtNam hoặc Tòa án Việt Nam (trừ các tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tưkinh doanh tại Việt Nam)
Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tưnước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốnđiều lệ trở lên được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chứcgồm (i) Tòa án Việt Nam, (ii) Trọng tài Việt Nam, (iii) Trọng tài nước ngoài,(iv) Trọng tài quốc tế, (v) Trọng tài do các bên tranh chấp thành lập (trọng tàiad-hoc)
Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩmquyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam đượcgiải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trườnghợp có thỏa thuận khác theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác
6 Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư
kế thừa và phát triển các quy định về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư tại Chương
V, Luật đầu tư 2005, Luật đầu tư 2014 đã làm rõ các loại ưu đãi đầu tư và bổsung thêm những đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư để mở rộng phạm viquyền lợi của nhà đầu tư Thay vì quy định tách biệt về lĩnh vực và địa bàn ưuđãi đầu tư, Luật đầu tư 2014 hướng đến việc làm rõ hai hình thức ưu đãi đầu tư
và liệt kê các đối tượng được hưởng ưu đãi đó
Về hỗ trợ đầu tư, ngoài các hình thức hỗ trợ truyền thống như hỗ trợchuyển giao công nghệ, hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ và khuyến khích phát triển dịch
40