Đầu tư ra nước ngoài

Một phần của tài liệu NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT ĐẦU TƯ 2014 (Trang 68 - 80)

GIỚI THIỆU LUẬT ĐẦU TƯ 2014

IV. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT

8. Đầu tư ra nước ngoài

Luật đầu tư 2005 là văn bản luật đầu tiên đã dành hẳn một chương (Chương VIII) để quy định về đầu tư ra nước ngoài. Các quy định này đã đặt nền móng ban đầu cho hành lang pháp lý về hoạt động đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài để rồi tiếp sau đó Chính phủ ban hành nghị định 78/2006/NĐ-CP về hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Tuy vậy, cả Luật đầu tư 2005 và Nghị định 78/2006/NĐ-CP đều quy định về hoạt động này một cách khá sơ lược và không đầy đủ. Chẳng hạn luật đầu tư cũ đã không cụ thể hóa được các hình thức đầu tư ra nước ngoài để nhà đầu tư có thể tham khảo và thiết kế mô hình đầu tư.

Tương tự, luật cũ cũng không quy định rõ về thủ tục đầu tư ra nước ngoài dẫn

đến các khó khăn cho nhà đầu tư trong quá trình xin cấp phép, thực hiện các thủ tục hành chính tại cơ quan có thẩm quyền liên quan.

Khắc phục những nhược điểm này, Luật có một chương quy định về đầu tư ra nước ngoài (Chương V) trong đó làm rõ: (i) Các quy định chung về đầu tư ra nước ngoài, (ii) Thủ tục quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài, (iii) Thủ tục cấp, điều chỉnh và chấm dứt hiệu lực của GCNĐKĐT ra nước ngoài và (iv) Triển khai hoạt động đầu tư ở nước ngoài. Trong đó các điểm mới bao gồm: (i) Đơn giản hóa quy trình cấp GCNĐKĐT ra nước ngoài, (ii) Bổ sung quy định về hình thức đầu tư ra nước ngoài, (iii) Làm rõ trách nhiệm của nhà đầu tư trong việc huy động vốn, (iv) Bổ sung quy định về thẩm quyền quyết định đầu tư và (v) Bổ sung cơ chế giám sát và quản lý việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài.

8.1. Quy định chung

Đầu tư ra nước ngoài hiện nay là một kênh đầu tư quan trọng khi sức ép cạnh tranh của việc sản xuất, kinh doanh thương mại trong nước tăng cao, nhu cầu tìm kiếm thị trường mới luôn là động lực thôi thúc, hấp dẫn nhà đầu tư, trong khi việc tối đa hóa lợi nhuận bằng nhiều hình thức đầu tư khác nhau luôn là một trong những tôn chỉ hoạt động của doanh nghiệp. Tuy vậy, việc đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ một số quy định chung.

Thứ nhất, về nguyên tắc đầu tư ra nước ngoài, Luật quy định nhà nước khuyến khích nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm khai thác, phát triển, mở rộng thị trường; tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu ngoại tệ; tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản lý và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Tuy nhiên, khi thực hiện đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư phải tuân thủ các quy định của Luật đầu tư và các quy định pháp luật khác có liên quan như quản lý ngoại hối, thương mại v.v. đồng thời tuân thủ pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động đầu tư ở nước ngoài.

Thứ hai, về hình thức đầu tư ra nước ngoài, trước đây pháp luật về đầu tư chỉ cho phép nhà đầu tư tại Việt Nam thực hiện đầu tư ra nước ngoài thông qua hình thức đầu tư trực tiếp, tức là bỏ vốn đầu tư để tạo lập tổ chức kinh tế hoặc góp vốn và tham gia trực tiếp vào công tác quản lý điều hành của một doanh nghiệp hay tổ chức kinh tế tại nước tiếp nhận đầu tư. Các hình thức đầu tư gián tiếp khác như mua cổ phần, vốn góp và giấy tờ có giá khác từ Việt Nam vào các công ty tại nước ngoài hay thông qua các định chế tài chính trung gian chưa được tính đến trong luật đầu tư cũ. Theo Luật đầu tư 2014, nhà đầu tư được đầu tư ra nước ngoài dưới rất nhiều hình tức khác nhau, không phân biệt đầu tư trực tiếp hay gián tiếp, không đặt ra vấn đề phải “tham gia trực tiếp” vào công tác quản lý và điều hành tổ chức mà mình đầu tư vào. Cụ thể nhà đầu tư được phép:

− Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;

− Thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài;

− Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài;

− Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;

− Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

Về nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài, Luật quy định “Nhà đầu tư chịu trách nhiệm góp vốn và huy động các nguồn vốn để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài. Việc vay vốn bằng ngoại tệ, chuyển vốn đầu tư bằng ngoại tệ phải tuân thủ điều kiện và thủ tục theo quy định của pháp luật về ngân hàng, về các tổ chức tín dụng, về quản lý ngoại hối”. Như vậy, về cơ bản, nhà đầu tư phải tự huy động và cân đối các nguồn vốn khác nhau để thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài. Tuy vậy, nhà đầu tư cũng có thể nhận trợ giúp của ngân hàng

hay các tổ chức tín dụng tại Việt Nam thông qua các khoản vay để thực hiện dự án đầu tư.

8.2. Thủ tục quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài

Xin quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài là một điểm mới trong quy định về đầu tư ra nước ngoài của Luật. Theo đó thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài thuộc về Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ, (chỉ áp dụng với một số dự án đặc thù có vốn đầu tư lớn hoặc trong các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh quan trọng, có ảnh hưởng nhất định tới kinh tế - xã hội). Việc bổ sung thủ tục liên quan đến cấp quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài còn để phù hợp với các quy định tương tự áp dụng cho các dự án đầu tư trong nước, nhằm tạo ra một chỉnh thể thống nhất và một hành lang pháp lý bình đẳng, đồng bộ cho tất cả các chủ thể đầu tư kinh doanh.

a) Quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Quốc hội

Theo Điều 54 của Luật, Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:

− Dự án có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên;

− Dự án yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

Để được Quốc hội xem xét, cấp quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư cần chuẩn bị bộ hồ sơ xin cấp phép gửi cho BKHĐT. Bộ hồ sơ bao gồm:

− Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;

− Hồ sơ pháp lý của nhà đầu tư (chứng minh nhân dân, thẻ căn cước, hộ chiếu, giấy phép thành lập...);

− Đề xuất dự án đầu tư gồm: mục tiêu, quy mô, hình thức, địa điểm đầu tư; xác định sơ bộ vốn đầu tư, phương án huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn; tiến độ

thực hiện dự án, các giai đoạn đầu tư (nếu có); phân tích sơ bộ hiệu quả đầu tư của dự án;

− Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

− Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư;

− Quyết định đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư;

− Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ dự án đầu tư, BKHĐT báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập, Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định. Chậm nhất 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chính phủ gửi Hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội. Sau đó, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư ra nước ngoài.

Sơ đồ minh họa quy trình xin cấp quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Quốc hội

b) Quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Thủ tướng Chính phủ Trừ các trường hợp dự án đầu tư ra nước ngoài thuộc thẩm quyền cấp quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội thì Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài cho các dự án sau đây:

− Dự án thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;

− Dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định ngay trên nhưng có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.

Để được Thủ tướng Chính phủ xem xét, cấp quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư phải chuẩn bị bộ hồ sơ xin cấp phép, tương tự như hồ sơ xin cấp quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, BKHĐT gửi hồ sơ lấy

ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về những nội dung thuộc thẩm quyền quản lý. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, BKHĐT tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ. Sau đó, Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài.

Sơ đồ minh họa quy trình thủ tục xin cấp quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Thủ tướng Chính phủ

8.3. Thủ tục cấp, điều chỉnh và chấm dứt hiệu lực của GCNĐKĐT ra nước ngoài

Do quy trình, thủ tục đầu tư ra nước ngoài chưa được thật cụ thể, rõ ràng trong Luật đầu tư 2005 và Nghị định 78/2006/NĐ-CP nên trong một thời dài, nhà đầu tư gặp rất nhiều trở ngại trong quá trình xin cấp phép. Chẳng hạn,

pháp luật cũ quy định BKHĐT làm đầu mối cấp phép và có quyền gửi bộ hồ sơ xin cấp phép đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan để xin ý kiến thẩm định rồi tổng hợp lại trước khi ra quyết định cuối cùng. Quá trình xin ý kiến thẩm định của các cơ quan nhà nước có liên quan, trên thực tế, kéo dài lê thê, gây ảnh hưởng bất lợi cho nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, dưới góc độ quản lý, luật 2005 không quy định về trình tự, thủ tục xin quyết định chủ trương cho một số dự án đầu tư quan trọng, nên có hiện tượng cào bằng đối với tất cả các dự án mà không có sự phân cấp. Việc đầu tư ra nước ngoài được thực hiện theo một trong hai thủ tục là đăng ký đầu tư và thẩm tra đầu tư (nặng về thủ tục hành chính). Luật năm 2014 đã khắc phục phần lớn các khiếm khuyết vừa nêu bằng việc quy định rất chặt chẽ cơ chế xin cấp quyết định chủ trương đầu tư, phân định rạch ròi thời gian xin ý kiến thẩm định, rút ngắn thời gian cấp phép và xóa bỏ quy trình thẩm tra cấp giấy phép đầu tư vốn gây khó khăn, tốn kém, kéo dài cho nhà đầu tư.

a) Thủ tục cấp GCNĐKĐT ra nước ngoài

Theo Điều 54 của Luật “Đối với các dự án đầu tư thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài, BKHĐT cấp GCNĐKĐT ra nước ngoài cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư”. Đối với các dự án không thuộc diện phải xin quyết định chủ trương đầu tư, thì nhà đầu tư chỉ cần chuẩn bị hồ sơ và gửi cho BKHĐT xin cấp phép. Hồ sơ bao gồm:

− Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;

− Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

− Quyết định đầu tư ra nước ngoài của chủ đầu tư;

− Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư theo quy định;

− Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định ngay trên, BKHĐT cấp GCNĐKĐT ra nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp GCNĐKĐT ra nước ngoài thì phải thông báo cho nhà đầu tư bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Như vậy, có thể thấy rằng Luật đầu tư 2014 đã có sự cải thiện đáng kể về quy trình và thủ tục cấp GCNĐKĐT ra nước ngoài cho các dự án thông thường không yêu cầu phải có quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội hay Chính phủ. Nnhà đầu tư chỉ phải làm việc “một cửa” và trực tiếp với BKHĐT mà không cần đợi Bộ xin ý kiến các bộ, ban, ngành khác có liên quan trước khi ra quyết định cuối cùng. Luật cũng xóa bỏ việc phân định hai quy trình xin cấp phép là đăng ký đầu tư và thẩm tra đầu tư, căn cứ vào quy mô vốn của dự án đầu tư. Theo đó tất cả các dự án đầu tư chỉ cần đăng ký để xin cấp phép. Thời gian cấp phép được rút ngắn xuống khoảng thời gian ngắn (15 ngày), tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư bắt tay vào việc chuyển tiền ra nước ngoài để triển khai dự án đầu tư một cách nhanh chóng, ngay khi có giấy phép.

b) Điều chỉnh GCNĐKĐT ra nước ngoài

Khi có sự thay đổi về nhà đầu tư thực hiện dự án, địa điểm đầu tư, mục tiêu, quy mô, vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, tiến độ đầu tư, ưu đãi đầu tư, việc sử dụng lợi nhuận để thực hiện dự án đầu tư ở nước ngoài, nhà đầu tư phải tiến hành thủ tục xin điều chỉnh GCNĐKĐT ra nước ngoài. Việc điều chỉnh GCNĐKĐT được thực hiện bằng việc nhà đầu tư nộp hồ sơ xin điều chỉnh các nội dung liên quan của giấy phép tại BKHĐT, bộ Hồ sơ bao gồm:

− Văn bản đề nghị điều chỉnh GCNĐKĐT ra nước ngoài;

− Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

− Báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư đến thời điểm nộp hồ sơ điều chỉnh GCNĐKĐT ra nước ngoài;

− Quyết định điều chỉnh dự án đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư;

− Bản sao GCNĐKĐT ra nước ngoài;

− Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế tính đến thời điểm nộp hồ sơ trong trường hợp điều chỉnh tăng vốn đầu tư ra nước ngoài.

BKHĐT điều chỉnh GCNĐKĐT ra nước ngoài trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định ở trên. Đối với các dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài, khi điều chỉnh các nội dung có liên quan của GCNĐKĐT, BKHĐT thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài trước khi điều chỉnh GCNĐKĐT ra nước ngoài.

Trường hợp đề xuất của nhà đầu tư về việc điều chỉnh nội dung GCNĐKĐT ra nước ngoài dẫn đến dự án đầu tư thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài, BKHĐT thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài trước khi điều chỉnh GCNĐKĐT ra nước ngoài.

c) Chấm dứt dự án đầu tư ra nước ngoài

Theo Điều 62 của Luật dự án đầu tư ra nước ngoài chấm dứt trong các trường hợp sau:

− Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án;

− Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;

− Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp;

Một phần của tài liệu NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT ĐẦU TƯ 2014 (Trang 68 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w