Nhận thức được tầm quan trọng này, bài tiểu luận sẽ đi sâu vào “ Bình luận các xu hướng phát triển án lệ trong hệ thống pháp luật thành văn thuộc dòng họ pháp luật civil law”, để thấy đư
Trang 1BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN LUẬT SO SÁNH
ĐỀ TÀI : ANH/CHỊ HÃY BÌNH LUẬN VỀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN ÁN
LỆ TRONG HỆ THỐNG NGUỒN PHÁP LUẬT THÀNH VĂN CỦA CÁC HỆ THỐNG PHÁP LUẬT THUỘC DÒNG HỌ CIVIL LAW VÀ LIÊN HỆ VỚI
VIỆT NAM
MỤC LỤC:
Trang:
I.LỜI NÓI ĐẦU: 2
II.NỘI DUNG: 3
2.1.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ÁN LỆ: 3
2.1.1.Khái niệm án lệ: 3
2.1.2.Một số giá trị cơ bản cũng như hạn chế của nguồn luật án lệ: 4
2.2.XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN ÁN LỆ TRONG HỆ THỐNG NGUỒN LUẬT THÀNH VĂN CỦA CÁC HỆ THỐNG PHÁP LUẬT THUỘC DÒNG HỌ PHÁP LUẬT CIVIL LAW: 5
2.2.1.Án lệ trong truyền thống dân luật La Mã đến cuối thế kỷ XVIII: 5
2.2.2.Án lệ trong thời kỳ pháp điển hóa pháp luật ,cuối thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX: 7
2.2.3.Án lệ sau thời kỳ pháp điển hóa ở Châu Âu, từ thế kỷ XX đến nay: 9
2.2.3.1 Khái quát chung về xu hướng phát triển án lệ trong các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil law: 9
2.2.3.2.Xu hướng phát triển án lệ ở một số quốc gia điển hình có hệ thống nguồn luật thành văn thuộc dòng họ Civil law: 11
2.3.LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM: 15
2.3.1 Án lệ trong lịch sử pháp lý Việt Nam: 15
2.3.2.Sự cần thiết áp dụng án lệ trong pháp luật Việt Nam hiện nay: 17
2.3.3.Một số giải pháp để phát triển án lệ ở Việt Nam: 18
III.KẾT LUẬN: 19
Danh mục tài liệu tham khảo: 20
Trang 2I.LỜI NÓI ĐẦU:
Có thế nói, cộng đồng quốc tế hiện nay với hàng trăm quốc gia, mỗi quốc giađều xây dựng cho mình một hệ thống pháp luật- điều chỉnh hoạt động của cư dân
và các mối quan hệ của quốc gia đó với bên ngoài Những nhà nghiên cứu phápluật đã phân chia các hệ thống này thành các “dòng họ” pháp luật khác nhau trênthế giới Trong số đó, Civil law là dòng họ pháp luật lớn và điển hình với nhữngđiểm đặc thù, tạo nên những điểm đặc trưng pháp lý riêng biệt
Nếu như Common law ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi pháp luật Anh và thừanhận án lệ như pháp luật chính thống, thì Civil law lại chịu ảnh hưởng sâu sắc củaluật La Mã với trình độ hệ thống hóa và pháp điển hóa cao Nói như vậy không cónghĩa là Civil law chỉ coi trọng pháp luật thành văn Trong hệ thống nguồn luật củacác hệ thống pháp luật thuộc dòng họ này, ở những giai đoạn khác nhau,vẫn thừa
nhận “án lệ” như là cơ sở để thẩm phán và những người có thẩm quyền áp dụng để
đưa ra pháp quyết của mình Lịch sử áp dụng án lệ ở các hệ thống dân ở Châu Âu(civil law) đã trải qua các thời kỳ từ chỗ thừa nhận án lệ đến thời kỳ vai trò của án
lệ bị từ bỏ trong xu hướng pháp điển hóa pháp luật ở thế kỷ XIX Nhưng trong suốtthế kỷ XX đến nay, vai trò của án lệ ngày càng được đề cao
Nhận thức được tầm quan trọng này, bài tiểu luận sẽ đi sâu vào “ Bình luận các xu hướng phát triển án lệ trong hệ thống pháp luật thành văn thuộc dòng
họ pháp luật civil law”, để thấy được án lệ đã có một lịch sử tồn tại và phát triển
như thế nào trong hệ thống pháp luật thành văn của các nước Pháp, Đức và Châu
Âu Từ đó có liên hệ đối với thực tiễn ở Việt Nam
Bài viết chắc hẳn còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự góp ý của thầy cô vàbạn đọc để bài viết ngày càng được hoàn thiện hơn!
Trang 3II.NỘI DUNG:
2.1.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ÁN LỆ:
2.1.1.Khái niệm án lệ:
Trong tiếng Anh, án lệ là "precedent”, thuật ngữ này phát sinh từ hệ thống
thông luật (common law) với hệ thống quan điểm lý luận pháp lý đặc trưng.Theo
đó, ở những hệ thống pháp luật thuộc các dòng họ khác nhau, quan điểm về án lệcũng ít nhiều có sự khác biệt
•Quan điểm của các nhà luật học theo hệ thống pháp luật luật Anh -Mỹ (Common law), thì án lệ được hiểu theo hai nghĩa 1 :
i)Theo nghĩa hẹp, án lệ bao gồm toàn bộ các quyết định, bản án được tuyên bốbởi Tòa án và có giá trị như nguồn luật, đưa ra những nguyên tắc, nền tảng áp dụngcho các vụ việc xảy ra tương tự sau này
ii)Theo nghĩa rộng, án lệ là nguyên tắc bắt buộc đòi hỏi Thẩm phán trong hệthống các cơ quan Toà án khi xét xử một vụ việc cụ thể cần phải căn cứ ngay vàocác bản án, các vụ việc trước đó
• Với những nước theo hệ thống pháp luật châu Âu lục địa (hệ thống pháp luật Dân sự - Civil Law), tiêu biểu một số nước như Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản,…:
Án lệ được xem như một cách giải thích pháp luật hay tạo ra các giải pháppháp luật2 Ở những quốc gia này, án lệ được tạo ra để khắc phục những hạn chếcủa luật thành văn khi giải thích các quy định của luật thành văn không rõ ràng haykhi có những vấn đề chưa được luật thành văn quy định
• Ở một số nước khác, khái niệm án lệ (Case Law) còn được gọi là tiền lệ pháp 3
(Precedent) là một trong những nguồn luật chính thức và quan trọng trong hệ thống
1 ThS Lê Văn Sua-Án lệ và vai trò của án lệ trong hoạt động xét xử của Tòa án http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=7046
án lệ, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?
p_page_id=1&p_cateid=1751909&item_id=111127517&article_details=1
độc lập.
Trang 4pháp luật của quốc gia và được áp dụng rộng rãi Hay riêng như ở Việt Nam, cũng
có nhiều quan điểm khác nhau khi trình bày về khái niệm án lệ.4
Như vậy,qua quá trình tìm hiểu quan điểm của các nước trên thế giới, có thể
hiểu một cách khái quát: “Án lệ là bản án, quyết định của Tòa án chứa đựng sự giải thích, áp dụng pháp luật được Tòa án vận dụng giải quyết vụ án có nội dung tương tự”.
2.1.2.Một số giá trị cơ bản cũng như hạn chế của nguồn luật án lệ:
• Thứ nhất, án lệ mang tính thực tiễn cao :
Nói cách khác án lệ được xây dựng dựa vào thực tiễn, tập trung vào việc giảiquyết những vấn đề cụ thể của đời sống thực tế chứ không phải giải quyết vấn đềbằng các lý thuyết chung chung trừu tượng
• Thứ hai, án lệ có khả năng khắc phục những lỗ hổng pháp luật một cách nhanh chóng và kịp thời:
Đời sống xã hội luôn vận động, phát triển còn các quy phạm trong các văn bảnpháp luật mang tính ổn định, dẫn đến hệ quả là luật pháp có thể lạc hậu hay có thểthiếu hụt để giải quyết các vấn đề của cuộc sống Để khắc phục tình trạng này, cácluật gia dân luật đã tìm đến những nguồn bổ trợ khác như áp dụng tập quán hoặc sửdụng án lệ
• Thứ ba, án lệ thể hiện tính khách quan và công bằng:
Trước hết, một quy tắc án lệ không phải hình thành từ một bản án cụ thể, mà nóphải được hình thành qua hàng loạt các vụ việc tương tự về sau, bản án đầu tiên chỉ
là hình mâu phác thảo lên một quy tắc án lệ Các quy tắc án lệ trong pháp luậtthông luật là kết quả của quá trình đưa ra những lý lẽ và tranh luận lâu dài Hơn
4 Từ điển tiếng Việt không định nghĩa án lệ nhưng có giải thích về từ “án” và từ “lệ”; từ "án"
có nghĩa "vụ phạm pháp hoặc tranh chấp quyền lợi cần được xét xử trước Tòa án hoặc quyết
định của Tòa xét xử vụ án", còn từ "lệ" được hiểu "Điều quy định có từ lâu đã trở thành nề nếp, mọi người cứ theo thế mà làm hoặc điều đó được lặp đi lặp lại nhiều lần, tự nhiên đã thành thói quen"
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì án lệ được hiểu là: “quyết định hoặc bản án của tòa
cấp trên có giá trị bắt buộc đối với tòa án cấp dưới; tòa phá án cũng phải tôn trọng quyết định trước đó của bản thân mình ”
Theo Từ điển Luật học thì án lệ được hiểu là: “Bản án đã tuyên hoặc một sự giải thích, áp
dụng pháp luật được coi như một tiền lệ làm cơ sở để các Thẩm phán sau đó có thể áp dụng trong các trường hợp tương tự”.
Trang 5nữa, các quy tắc án lệ phải được thừa nhận là giá trị chung (common value) hay là
lý lẽ chung (common reason)
•Bên cạnh đó, so với luật thành văn, án lệ vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định: Án lệ không mang tính thống nhất và hệ thống cao như nguồn văn bản; Có
thể khó thống nhất về một quy tắc án lệ trong nhận thức pháp lý quá nghiêm khắc;một quy tắc án lệ được hình thành phải trải qua hàng loạt các vụ việc tuơng tự vềsau…
Theo quan điểm lý luận phổ biến của các hệ thống pháp luật ở lục địa châu Âu,các nguyên tắc, các giải pháp pháp lý rút ra từ án lệ không có cùng giá trị như luậtthành văn Đó là các giải pháp không chắc chắn, có thể bị hủy bỏ và sửa đổi bất cứlúc nào phụ thuộc vào vụ việc mới
2.2.XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN ÁN LỆ TRONG HỆ THỐNG NGUỒN LUẬT THÀNH VĂN CỦA CÁC HỆ THỐNG PHÁP LUẬT THUỘC DÒNG
HỌ PHÁP LUẬT CIVIL LAW:
Án lệ không phải là một điều gì quá xa lạ với những nước áp dụng các hệthống pháp luật phổ biến trên thế giới như hệ thống thông luật (Common law) hay
hệ thống dân luật (Civil law) Trong lịch sử lập pháp thế giới, án lệ là nguồn chủyếu và quan trọng của hệ thống pháp luật án lệ (Anh, Mỹ, Australia…) , nhưng lạichỉ được coi là nguồn thứ yếu trong hệ thống pháp luật dân sự (Pháp, Đức,Italya ) Mặc dù lịch sử áp dụng án lệ có nhiều thăng trầm, nhưng đối với các hệthống pháp luật thuộc dòng họ Civil law hiện nay, án lệ đang dần trở thành nguồnpháp luật quan trọng Khi nói đến xu hướng phát triển án lệ trong hệ thống nguồnluật thành văn của các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil law, có thể chia racác giai đoạn sau:
2.2.1.Án lệ trong truyền thống dân luật La Mã đến cuối thế kỷ XVIII:
Đây được xem là thời kỳ đầu tiên trong quá trình hình thành và phát triển củacác hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil law, bao gồm giai đoạn pháp luật tậpquán ( trước thế kỷ XIII) và giai đoạn pháp luật thành văn (từ thế kỷ XIII đến cuốithế kỷ XVIII)
Trang 6• Giai đoạn pháp luật tập quán: đúng như tên gọi của nó , nhìn chung pháp
luật thời kỳ này còn đơn giản, được hình thành từ các tập quán địa phương và cònlẫn lộn giữa quy phạm đạo đức, tôn giáo và pháp luật Lúc bấy giờ, tồn tại các luậttập quán của Pháp, Đức, của các dân tộc Slavian, luật La Mã Đặc biệt, phần lớncác bộ tộc ở Tây Âu đã bị người La Mã đô hộ trong suốt 4 thế kỷ nên luật La Mã
cổ đại đã có ảnh hưởng lớn ở đây
Sẽ thú vị nếu chúng ta biết rằng, án lệ đã được nhận thức là có một vai trò quantrọng trong pháp luật La Mã, bằng chứng là việc Hoàng đế Severus (cai trị La Mã
từ năm 193 đến năm 211) đã cho phép các thẩm phán bổ sung những lỗ hổng củaluật thành văn bằng tập quán và thực tiễn xét xử của các vụ việc tương tự (có thểcoi như là hình thức án lệ)
Mặc dù đế chế Tây La Mã đã sụp đổ vào năm 476 nhưng đế chế Đông La Mãvẫn tồn tại Năm 528, Hoàng đế Đông La Mã Justinian đã ra lệnh hệ thống hóa vàcủng cố luật La Mã 5 Theo đó, năm 529, Hoàng đế Justinian đã cấm các thẩmphán La Mã quyết định các vụ việc mà không dựa vào luật thành văn Tuy nhiên,bốn năm sau, Justinian đã khôi phục lại chính sách của Severus bằng việc cho phépcác thẩm phán bổ sung những kẽ hở của pháp luật thành văn khi áp dụng nó Vìvậy mà trong lịch sử pháp luật La Mã, các văn bản tập hợp các bản án và lời phântích nó được coi là có giá trị pháp lý như là luật khi thẩm phán sử dụng nó
•Giai đoạn phát triển pháp luật thành văn: giai đoạn này gắn liền với sự gia
tăng các hoạt động thương mại và giao lưu giữa các dân tộc châu Âu lục địa Đángchú ý là giai đoạn văn hóa Phục Hưng bắt đầu từ thế kỷ XIII-XIV xuất phát từItalia sau đó lan dần sang các nước lục địa châu Âu Quan điểm pháp luật thời kỳnày là luật pháp phải là công cụ,là mô hình tổ chức xã hội Các triết gia, luật gia,các nhà tư tưởng mà chủ yếu là các giáo sư đại học lúc này muốn các quan hệ xãhội cơ bản phải được điều chỉnh bằng các quy định của pháp luật Lúc bấy giờ, án
lệ thực sự không được coi trọng
phần: Code, Digeste, Institutes và Novels được công bố từ năm 529-534
Trang 7Sau thời kỳ trên, thế kỷ XIV, Toà án tối cao của giáo hội Công giáo (RotaRomana) ở Roma đã vận dụng các án lệ vào hoạt động xét xử và các án lệ của nó
đã được toà án cấp dưới tuân thủ Cho đến thế kỷ XVIII, khi luật La Mã được hồisinh ở Châu Âu lục địa, hình thức pháp luật chung ở Châu Âu ra đời thì án lệ vẫnđược áp dụng phổ biến ở hệ thống pháp luật các nước Châu Âu sử dụng luật La Mã
Như vậy, để nói về xu hướng phát triển án lệ trong hệ thống nguồn luật thànhvăn của các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil law lúc bấy giờ, có thể nói, cónhững thời điểm án lệ được quan tâm thừa nhận, có những thời điểm án lệ bị cấm
áp dụng Nhưng nhìn chung, dù bị cấm hay được áp dụng, án lệ vẫn chỉ được nhìnnhận như một giải pháp để khắc phục những lỗ hổng của pháp luật, án lệ lúc bấygiờ chưa được nhìn nhận như một nguồn cơ bản Điều này phù hợp với thực tiễnpháp luật của các nước thuộc dòng họ Civil law thời kỳ này chưa thực sự hoànthiện và còn nhiều thiếu sót khi thực hiện chức năng điều chỉnh xã hội của nó, nhậnthức về tầm quan trọng của án lệ chưa cao
2.2.2.Án lệ trong thời kỳ pháp điển hóa pháp luật ,cuối thế kỷ XVII đến thế
kỷ XIX:
Thực tiễn áp dụng án lệ đã từng bị đánh giá thấp khi xu hướng pháp điển hoápháp luật diễn ra mạnh mẽ ở Châu Âu bắt đầu từ đầu thế kỷ XIX.Giải thích cho xuhướng phát triển án lệ trong các hệ thống pháp luật lúc bấy giờ bởi đây được xem
là giai đoạn đánh dấu sự ra đời của những văn bản pháp luật quan trọng, là cuộccách mạng lớn trong sự phát triển tư tưởng pháp luật nhân loại
Trước hết phải kể đến Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789 củaPháp.Những quy định cơ bản của Bản tuyên ngôn nổi tiếng này đã trở thành nhữngnguyên tắc cơ bản của các bản Hiến pháp của các quốc gia châu Âu lục địa vànhiều nước khác trên thế giới Ngày 3/9/1791 bản Hiến pháp đầu tiên của nướcPháp ra đời Vào đầu thế kỷ XIX các bộ luật quan trọng của nước Pháp đã đượcban hành như : Bộ luật dân sự Napoleon năm 1804, Bộ luật tố tụng dân sự 1806,
Bộ luật thương mại 1807, Bộ luật tố tụng hình sự 1808 Vào thế kỷ XIX, các bộ
Trang 8luật cơ bản của Đức cũng đã được xây dựng 6 Pháp luật của Đức (chủ yếu là Bộluật Dân sự năm 1896 ) do tính khoa học và hợp lý của nó cũng đã ảnh hưởng đếnnhiều quốc gia ngoài châu Phi.
Với các bộ luật nổi tiếng trên đây, dòng họ Civil law đã đạt được những thànhtựu lớn, đánh giấu giai đoạn phát triển rực rỡ của khoa học pháp lý Có thể nói, hệthống pháp luật của các quốc gia thuộc dòng họ này có trình độ hệ thống hóa, phápđiển hóa cao nhất trong các hệ thống pháp luật lớn trên thế giới Các quốc giathuộc dòng họ pháp luật này xây dựng được khá nhiều bộ luật, đưa luật thành văntrở thành một trong những nguồn luật cơ bản và quan trọng hàng đầu
Thời kỳ này, hầu hết các quan hệ phổ biến và phát triển trong xã hội lúc bấy giờđều có luật thành văn điều chỉnh, hơn nữa với hệ thống luật thành văn đồ sộ cótrình độ pháp điển hóa cao, hầu như đã tương đối khắc phục được những lỗ hổngkhông đáng có của những thời kỳ trước đó và hiển nhiên, án lệ trong thời kỳ ngàyvới tính chất là những phán quyết của Thẩm phán tại Tòa đối với những vụ việc đãxảy ra, không được coi trọng Thực tiễn xét xử của Tòa án không bị ràng buộc bởinhững quy phạm do chính nó tạo ra và cũng không có thể dựa vào các quy phạm
đó để biện luận cho quyết định của mình Án lệ chỉ được áp dụng khi mà thẩmphán thấy nó phù hợp với vụ án đang xét xử Án lệ không được coi là nguồn cơbản của pháp luật
Bộ luật dân sự Napoleon của Pháp đã thiết lập một số quy định gây cản trở cho
việc phát triển án lệ Điều 5 Bộ luật dân sự Napoleon đã quy định “Cấm các
thẩm phán đặt ra các quy định chung và có tính lập quy để tuyên án đối với những
vụ việc được giao xét xử” Điều 1351 Bộ luật này cũng xác định “Bản án chỉ có
hiệu lực pháp luật đối với một vụ việc Chỉ được xem là cùng một vụ việc khi yêu cầu về cùng một vấn đề, dựa trên cùng một căn cứ và giữa cùng các bên tranh chấp” Giai đoạn pháp điển hóa pháp luật được xem là thời kỳ mà xu hướng án lệ
trong hệ thống nguồn luật thành văn của các hệ thống pháp luật thuộc dòng họCivil law dường như bị lu mờ đi
tụng dân sự 1877; Bộ luật dân sự 1896…
Trang 92.2.3.Án lệ sau thời kỳ pháp điển hóa ở Châu Âu, từ thế kỷ XX đến nay:
2.2.3.1 Khái quát chung về xu hướng phát triển án lệ trong các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil law:
Trong lịch sử pháp lý của các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil law, luậtthành văn với tư cách là nguồn luật chính thức và cơ bản, đã và đang hoàn thànhnhiệm vụ điều chỉnh các quan hệ xã hội một cách có hiệu quả Hình thành và pháttriển qua hàng ngàn thế kỷ, dòng họ Civil law đã xây dựng cho mình một hệ thốngnguồn luật phong phú và đa dạng, không chỉ luật thành văn mà còn bao gồm cả :tập quán pháp luật (custom), các học thuyết pháp luật (legal doctrine) và cácnguyên tắc pháp luật (legal principle)…trong đó có án lệ (case law, judge – madelaw)
Mặc dù có nhiều cản trở như đã trình bày ở trên, ý nghĩa quan trọng của án lệngày càng được thừa nhận và được chứng minh trong quá trình phát triển của phápluật Về mặt lý luận, Luật thành văn và các Bộ luật vẫn giữ vai trò là nguồn chínhtrong hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil law, nhưng án lệ cũng có vai trò vàtầm quan trọng riêng ở các nước này René David , một luật sư người Pháp đã từng
nhận xét : “ Bắt đầu từ thế kỷ XX, ảo tưởng về giá trị của luật thành văn là nguồn luật thuần nhất đã dần bị xóa bỏ” 7 Điều này được chứng minh qua các biểu hiện
sau:
• Thứ nhất, trong những quy định của hệ thống pháp luật dân sự, án lệ cũng
được coi là những căn cứ pháp luật mà thẩm phán được quyền sử dụng trongtrường hợp không có luật thành văn hoặc luật tục tương tự 8 Trong quá trình xét
Comparative Law In Honour Of Bernard Rudden, Edited by Peter Birks and Arianna Pretto, Oxford University Press, 2000.p.4.
thành những nguyên tắc chung là những án lệ có tính chất quyết định”.
Điều 1 Bộ luật dân sự Thụy Sỹ cũng hướng dẫn các Thẩm Phán rằng: “Trong trường hợp
không có luật thành văn, hoặc luật tục tương tự thì Thẩm phán có quyền quyết định tuân theo những nguyên tắc mà anh ta đã đặt ra và nếu anh ta ‘tự hành động như nhà lập pháp’ thì anh ta phải chứng minh ‘bằng những nguyên tắc luật pháp đã được công nhận và các án lệ”.
Trang 10xử, đảm bảo tính đúng đắn về chuyên môn nghiệp vụ cũng như sự tôn trọng củatòa cấp trên, tòa cấp dưới luôn có xu hướng tham khảo những bản án đã đượctuyên, căn cứ vào đó để đưa ra quyết định cho bản án cụ thể của mình Các phánquyết của tòa án rất hay quy chiếu tới các phán quyết đã tuyên trước đó Đây cũng
có thể coi là những biểu hiện của việc sử dụng án lệ trong hệ thống pháp luật củacác nước thuộc dòng họ Civil Law
• Thứ hai, thế kỉ XIX, cơ chế bảo hiến đã ra đời, do đó đã tồn tại các tổ chứcbảo hiến (ở Đức là tòa án bảo hiến) Chính vì thế, phán quyết của tổ chức bảo hiến
có tính rằng buộc đối với các tòa án cấp dưới Ở các nước có hiến pháp thành văn
và Tòa án hiến pháp riêng như ở Italia và ở Đức tồn tại những điều khoản lập phápcho phép những loại phán quyết nhất định có hiệu lực bắt buộc 9 Tòa án cấp dưới
có nghĩa vụ phải thực hiện án lệ của tòa án này, nếu không bản án của họ có thể bịgiám đốc thẩm
• Thứ ba, trong các phán quyết kiểu mẫu của các toà án khu vực Châu Âu lục
địa với tư cách là các kiểu phán quyết trái ngược với kiểu phán quyết của toà ánnước Anh, thì việc sử dụng “án lệ” lại là một ngoại lệ đối với những nguyên tắcchung này Ngoại lệ của nguyên tắc chung này là khi tồn tại một chuỗi tiền lệthống nhất mà những tiền lệ này cùng xuất phát từ một cách nhìn về một câu hỏixác định, thì ở quốc gia nói ngôn ngữ French, Mexico, và Spanish, hiện tượng tồntại một chuỗi các quyết định tương tự có tác động thực tiễn đối với tiền lệ án hoặccác án lệ có tính bắt buộc Lambert và Wasserman cũng đã tuyên bố một cách đúngđắn rằng: “Nước Pháp cũng có nhiều án lệ như ở Anh”, và các tiếp cận của Tòa ánphụ thuộc vào từng tình huống cụ thể xảy ra ở tòa
Bundesverfassungsgericht) cũng đề cập đến tình huống này.
Điều 136 hiến pháp Italia cũng quy định rằng: “ Khi tòa án tuyên bố một điều khoản pháp
luật không phù hợp với Hiến pháp, thì điều khoản đó sẽ hết hiệu lực kẻ từ sau ngày phán quyết của tòa án được tuyên bố”