Một khi những giao dịch trên bị phát hiện, khi chủ sở hữu đích thực của những tài sản đó kiện đòi ,liệu quyền và nghĩa vụ của họ có còn được đảm bảo.Pháp luật sẽ quy định như thế nào để
Trang 1ĐỀ TÀI:
BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI THỨ BA NGAY TÌNH KHI GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005
MỤC LỤC:
I.Đặt vấn đề: 1
II Nội dung: 2
1.Khái niệm người thứ ba ngay tình: 2
2 Vấn đề bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình: 4
2.1.Mối quan hệ giữa chủ sở hữu đích thực của tài sản và người thứ ba ngay tình: 4
2.2 Các chế định của pháp luật dân sự Việt Nam bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu: 5
3.Vụ án thực tế : 13
III.Kết luận: 14
Trang 2I.Đặt vấn đề:
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống của con người cũng vì vậy mà tăng cao Nhằm phục vụ cho cuộc sống, hàng ngày chúng ta phải xác lập rất nhiều các giao dịch dân sự Giao dịch dân sự được hiểu là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương nhằm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự (Điều 121.BLDS VN 2005) Theo đó, giao dịch dân sự mang tính ý chí của các chủ thể tham gia với những động cơ và mục đích nhất định, là công cụ hữu hiệu để các bên tìm kiếm và trao đổi lợi ích với nhau
Nhưng thực tế cho thấy, đôi khi chủ thể đã xác lập, thực hiện một giao dịch dân
sự nhưng lại không đạt được lợi ích mà mình mong muốn mặc dù họ hoàn toàn thiện chí và ngay thẳng khi tham gia vào giao dịch đó Nguyên nhân của việc này
là do họ đã tiến hành giao dịch với người không phải là chủ sở hữu đích thực của tài sản.Hay nói cách khác, người đã xác lập giao dịch với họ là người không có quyền định đoạt đối với tài sản đó Vô hình chung, họ trở thành người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật ,mặc dù họ không biết hoặc không thể biết được những
sai lầm kể trên Các nhà làm luật gọi họ là : “Người thứ ba ngay tình”.
Một khi những giao dịch trên bị phát hiện, khi chủ sở hữu đích thực của những tài sản đó kiện đòi ,liệu quyền và nghĩa vụ của họ có còn được đảm bảo.Pháp luật
sẽ quy định như thế nào để bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu tài sản cũng như quyền lợi của người thứ ba ngay tình, đó là vấn đề mà chúng ta cần làm rõ trong phạm vi bài viết này
Trang 3Bài viết chú trọng vào vấn đề : Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định của bộ luật dân sự năm 2005, so
sánh với bộ luật dân sự 1995 và dự thảo sửa đổi bộ luật dân sự 2014 Từ đó vận
dụng vào giải quyết các vụ án xảy ra trên thực tế
II Nội dung:
1.Khái niệm người thứ ba ngay tình:
Người thứ ba ngay tình: là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật đối với tài sản nhưng ngay tình Về bản chất, người thứ ba ngày tình không thể biết việc chiếm hữu tài sản của mình là không có căn cứ pháp luật
Theo đó:
Người thứ ba ngay tình trước hết là người chiếm hữu không có căn cứ pháp
luật :
Quyền chiếm hữu: là quyền nắm giữ, quản lý tài sản.(Điều 182.BLDS VN
2005)
Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật : là việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại Điều 183 của Bộ luật này Đó là những hành vi chiếm hữu không rơi vào các trường hợp sau: Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản; Người được chủ
sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản; Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật như quan hệ mua bán, cho vay, tặng cho, trao đổi, cho thuê, cho mượn, gửi giữ…; Người phát hiện và giữ tài sản
vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện luật định; Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định và các trường hợp khác do pháp luật quy định
Trang 4Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là
người chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật:
Người chiếm hữu ngay tình không thể biết việc chiếm hữu là không có căn
cứ pháp luật: Đối với tài sản là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu rất
khó xác định được tài sản đó thuộc về ai,nếu chúng không có những dấu hiệu của vật đặc định mà chỉ riêng chủ sở hữu của vật đó mới có.Về nguyên tắc, đối với động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì việc chiếm hữu tài sản là bằng chứng nói lên người đó có quyền sở hữu đối với tài sản Người thứ ba ngay tình không thể biết được việc chiếm hữu ấy là không có căn cứ pháp luật
VD1: Anh A mua lại của anh B một chiếc điện thoại Iphone 6s Cuộc mua bán diễn ra công khai , minh bạch Các bên thực hiện hết các quyền và nghĩa vụ của mình Chiếc điện thoại này cùng loại với những chiếc Iphone 6s khác được bán trên thị trường, không có một dấu hiệu đặc định riêng nào để phân biệt Việc anh
B đang chiếm hữu nó khiến cho anh A nghĩ B là chủ sở hữu Anh A không hề biết rằng chiếc điện thoại đó là do B ăn cắp của X mà có.
Người chiếm hữu ngay tình không biết được việc chiếm hữu là không có căn
cứ pháp luật: Đối với tài sản là bất động sản hay động sản phải đăng ký quyền sở
hữu, về nguyên tắc người đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu (hoặc quyền sử dụng) là chủ sở hữu đích thực của tài sản Các chủ thể căn cứ vào đó để xác định xem giao dịch dân sự có được thiết lập một cách an toàn không Tuy nhiên trên thực tế, việc làm giả các giấy tờ trên được thực hiện một cách rất tinh vi dưới nhiều hình thức lừa đảo rất khó phát hiện ra nếu không phải là những người
có thẩm quyền, chuyên môn cao Trường hợp này, người thứ ba ngay tình không biết được việc chiếm hữu ấy là không có căn cứ pháp luật
Trang 5VD2: Ông B mua lại chiếc xe máy hiệu Honda của người quen là anh C với giấy
tờ đăng ký xe đầy đủ.Là người quen nên Ông B không hề mảy may nghi ngờ Tuy nhiên ông B không biết được rằng, trước đó anh C đã đem giấy tờ xe của mình đi cầm cố cho hiệu cầm đồ của chị X Giấy tờ xe hiện tại là bị làm giả.Hành vi làm giả này rất tinh vi,người bình thường không thể phát hiện ra được do anh C quen thân với một băng nhóm làm giấy tờ giả rất chuyên nghiệp
2 Vấn đề bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình:
2.1.Mối quan hệ giữa chủ sở hữu đích thực của tài sản và người thứ ba ngay tình:
Có thể nói, giữa chủ sở hữu đích thực và người thứ ba ngay tình liên hệ với nhau qua người trung gian theo sơ đồ:
Chủ sở hữu -(1) Người trung gian -(2) -Người thứ ba ngay tình.
Ở đây, ít nhất đã có 2 giao dịch dân sự xảy ra:
Giao dịch (1) là giao dịch giữa chủ sở hữu tài sản và người trung gian Giao dịch này có thể được thiết lập theo ý chí của chủ sở hữu, đó là : hợp đồng cho thuê, mướn, mượn có thời hạn hoặc được thiết lập ngoài ý chí của chủ sở hữu, như: tài sản bị trộm cắp,cướp giật, lừa đảo, bị đánh rơi mà nhặt được không thực hiện các thủ tục thông báo
Trường hợp người trung gian chiếm giữ tài sản của chủ sở hữu một cách không có căn cứ pháp luật, tức là giao dịch (1) là giao dịch dân sự vô hiệu, giả tạo, thì việc chủ sở hữu thực hiện quyền kiện đòi lại tài sản từ người trung gian không có gì phải bàn cãi
Vấn đề trở nên phức tạp hơn khi người trung gian đem tài sản đó thiết lập một giao dịch dân sự (2) với người thứ ba ngay tình, mà quá trình này được diễn ra một cách
Trang 6công khai, minh bạch Người thứ ba ngay tình không biết hoặc không thể biết sự lừa dối từ người trung gian
Một khi chủ sở hữu thực sự kiện đòi lại tài sản , tức là sẽ có sự xung đột lợi ích giữa một bên là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản và một bên là người chiếm hũu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình
Về nguyên tắc, pháp luật dân sự Việt Nam công nhận quyền sở hữu là quyền tuyệt đối đối với chủ sở hữu và dành hẳn một chương bàn về cách thức bảo vệ quyền sở hữu ( Chương XV.Bảo vệ quyền sở hữu BLDS VN 2009) Nếu tuyệt đối hoá hoàn toàn quyền được đòi tài sản của chủ sở hữu thì tất yếu sẽ tạo ra tâm lý e dè, lo sợ của các chủ thể khi quyết định thực hiện một giao dịch dân sự để xác lập quyền sở hữu đối với một tài sản cụ thể Và vô hình chung quy định này sẽ tạo ra một rào cản cho sự thúc đẩy các giao lưu dân sự, thương mại phát triển và kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội nói chung, đặc biệt trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường đang chuyển mình hội nhập của nước ta hiện nay
Để cân bằng sự xung đột về lợi ích trong trường hợp này, chế định bảo vệ quyền
sở hữu trong BLDS 2005 đã có những quy định rất mềm dẻo và linh hoạt, đặc biệt
đã dành một thái độ tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình – một điểm tiến bộ hơn hẳn so với quy định của BLDS 1995 trước đó
2.2 Các chế định của pháp luật dân sự Việt Nam bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu:
Trước đây, theo quy định tại Điều 147.BLDS 1995, trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản giao dịch đã được chuyển giao cho người thứ ba, thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực nếu:
Người thứ ba xác lập giao dịch phải ngay tình Tức là trong trường hợp này, người thứ ba không biết hoặc không thể biết rằng mình tham gia giao dịch dân sự
Trang 7với người không có quyền định đoạt tài sản, hoặc đối tượng của giao dịch có liên quan đến một giao dịch trước đó
Tài sản giao dịch là tài sản được phép lưu thông mà không cần có sự phân biệt giữa tài sản là động sản hay bất động sản, có đăng ký quyền sở hữu hay không
Rõ ràng, quy định của bộ luật dân sự 1995 thiếu hợp lý Ở chỗ, không thể phân biệt được trường hợp nào thì người tham gia giao dịch dân sự buộc phải biết người đang nắm giữ tài sản giao dịch thuộc một giao dịch vô hiệu trước đó, hay đối tượng của giao dịch dân sự không thuộc quyền sở hữu của người chuyển dịch tài sản Điều này gây khó khăn cho toà án khi giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu nếu bảo vệ quyền lợi cho người thứ ba
.Chính vì thế Bộ luật dân sự 2005 đã có những điểm hoàn thiện hơn khi đưa ra những chế định bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự
vô hiệu
Khoản 1.Điều 247.BLDS VN 2005.Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu quy định như sau:
“ 1 Người chiếm hữu , người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.”
Thời hiệu được quy định tại Điều 154 Bộ luật dân sự năm 2005 là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân
sự , được miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện
Để áp dụng Khoản 1.Điều 247.BLDS VN 2009, chủ thể cần đáp ứng các yêu cầu sau:
Trang 8 Việc xác lập theo thời hiệu chỉ áp dụng đối với người chiếm hữu tài sản là ngay tình Tức là: người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật và không biết hoặc không thể biết việc chiếm hữu này là không có căn cứ pháp luật
Người chiếm hữu phải chiếm hữu một cách: liên tục ( việc chiếm hữu được thực hiện trong một khoảng thời gian mà không có tranh chấp về tài sản đó) ; công khai ( việc chiếm hữu thực hiện một cách minh bạch, không giấu giếm ) ; việc chiếm hữu trên phải được thực hiện trong khoảng thời gian là 10 năm đối với động sản và 30 năm đối với bất động sản
Theo đó, nếu việc chiếm hữu của người ngay tình thoả mãn các yêu cầu trên thì cho dù chủ sở hữu thực sự của tài sản có kiện đòi thì tài sản đó vẫn thuộc về người thứ ba ngay tình.Trừ trường hợp được quy định tại khoản 2 của điều này đối với việc chiếm hữu những tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước như đất đai, rừng , núi, sông , hồ, nguồn nước
Điều 138.BLDS VN 2005 Bảo vệ quyền lợi người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu quy định như sau :
“ 1 Trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại điều 257 của bộ luật này.
2 Trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc là động sản phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba bị vô hiệu , trừ trường hợp nhười thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở
Trang 9hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án quyết định bị huỷ, sửa.”
Theo quy định tại Khoản 1.Điều 138:
-Đối tượng cuả giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu, tức là những tài sản dễ bị di chuyển từ nơi này sang nơi khác ( đối với vật), dễ bị sao chép ( đối với các quyền tài sản như quyền tác giả chẳng hạn) và theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
-Giao dịch dân sự bị vô hiệu nhưng tài sản đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình, thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực trong một số trường hợp nhất định được nói rõ tại Điều 257 của bộ luật này:
TH1: Người chiếm hữu ngay tình có được động sản thông qua giao dịch dân
sự không có đền bù ( tức giao dịch chỉ phát sinh quyền và nghĩa vụ của một bên chủ thể, như hợp đồng tặng cho ) đối với người không có quyền định đoạt tài sản.Thì giao dịch của người thứ ba ngay tình không còn hiệu lực,chủ sở hữu đích thực của tài sản có quyền đòi lại tài sản.Trường hợp này,vấn đề bảo về quyền lợi người thứ ba ngay tình được đặt ra như sau:
+Nếu như tài sản chỉ có giá trị sử dụng thì người chiếm hữu ngay tình không phải chịu một thiệt hại về lợi ích vật chất nào cả thì sẽ không đặt ra vấn đề người chiếm hữu ngay tình yêu cần người chuyển giao tài sản cho mình phải bồi thường thiệt hại
+Cũng có trường hợp động sản này đã được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh, việc chủ sở hữu đòi lại tài sản sẽ gây thiệt hại cho người chiếm hữu ngay
Trang 10tình Như vậy để đảm bảo quyền lợi của mình, người chiếm hữu ngay tình có quyền yêu cầu người đã chuyển giao tài sản phải bồi thương thiệt hại cho mình
TH2: Người chiếm hữu ngay tình có được động sản thông qua hợp đồng dân
sự có đền bù ( tức hợp đồng làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của hai bên chủ thể tham gia, như hợp đồng mua bán, hợp đồng trao đổi tài sản) với người không phải
là chủ sở hữu tài sản, thì giao dịch đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực trong trường hợp tài sản đó rời khỏi chủ sở hữu theo ý chí của chủ sở hữu
+Tài sản rời khỏi chủ sở hữu theo ý chí của chủ sở hữu được hiểu là : trường hợp chủ sở hữu chuyển giao tài sản cho người chiếm hữu hợp pháp thông qua hợp đồng cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp, đặt cọc sau đó người chiếm hữu hợp pháp định đoạt tài sản này cho người thứ ba ngay tình thông qua một hợp đồng dân
sự có đền bù mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu Trường hợp này, pháp luật bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình
+Trong trường hợp tài sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu, thì giao dịch của người thứ ba ngay tình không còn hiệu lực Chủ
sở hữu có quyền được đòi lại tài sản Như vậy, trường hợp này, quyền lợi của người chiếm hữu ngay tình được thể hiện ở chỗ: họ được phép yêu cầu người đã chuyển giao tài sản cho mình trả lại số tiền mà mình đã mua tài sản và đòi bồi thường thiệt hại
Theo quy định tại Khoản 2.Điều 138:
-Đối tượng của giao dịch là bất động sản hoặc là động sản phải đăng ký quyền sở hữu, tức là những tài sản được quy định tại Khoản 1.Điều 174( những tài sản là bất động sản) và những tài sản là động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng
ký quyền sở hữu tại các cơ quan có thẩm quyền