Gia đình ra đời, tồn tại và phát triển trước hết là nhờ Nhà nước thừa nhận hôn nhân của đôi nam nữ, đồng thời quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa họ.Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt
Trang 1Mục Lục
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ: 2
NỘI DUNG: 3
1 Điều kiện về tuổi kết hôn: 4
2 Phải có sự tự nguyện của hai bên nam nữ khi kết hôn: 7
3.Điều kiện về năng lực chủ thể : 9
4.Các bên kết hôn không thuộc trường hợp cấm kết hôn: 11
5.Kết hôn giữa những người không cùng giới tính: 15
KẾT LUẬN: 17
Tài liệu tham khảo: 19
Trang 2Đề tài : ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH 2014
Đ
Ặ T V Ấ N Đ Ề :
Hôn nhân là cơ sở hình thành gia đình, là tế bào của xã hội Trong mỗi chế độ xã hội, gia đình đều thực hiện những chức năng cơ bản của nó Một trong số đó là chức năng sinh sản nhằm tái sản xuất ra con người ,là quá trình tiếp tục, duy trì nòi giống Để giải thích cho quá trình này, trong tác phẩm C.Mác-Ph.Ăngghen toàn tập (tập 3), Mác-Ăngghen đã
chỉ ra, quá trình này thực chất là“ hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình , con
người bắt đầu tạo ra những con người khác, sinh sôi nảy nở-đó là quan hệ giữa chồng và
vợ, giữa mẹ và con cái-đó là gia đình”.Nếu không có sản xuất và tái sản xuất ra con
người thì xã hội không thể phát triển , thậm chí không thể tồn tại được Như vậy, gia đình
là một trong những thể chế cơ bản của xã hội
Gia đình ra đời, tồn tại và phát triển trước hết là nhờ Nhà nước thừa nhận hôn nhân của đôi nam nữ, đồng thời quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa họ.Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một người nam và một người nữ, sự liên kết đó phải được Nhà nước thừa nhận dưới một hình thức pháp lý –đó là đăng ký kết hôn.Như vậy, đăng ký kết hôn làm xác lập quan hệ hôn nhân và là cơ sở để hình thành gia đình.Trong xã hội có giai cấp, quan hệ hôn nhân bị chi phối bởi ý chí của giai cấp thống trị Thông qua Nhà nước và bằng pháp luật, giai cấp thống trị tác động vào các quan hệ hôn nhân và gia đình làm cho những quan hệ này phát sinh, thay đổi hay chấm dứt phù hợp với lợi ích giai cấp đó Pháp luật của Nhà nước phong kiến Việt Nam trước đây quy định việc kết hôn của nam
nữ phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc họ hàng thân thích Pháp luật của Nhà nước ta hiện nay quy định việc kết hôn của nam nữ phải dựa trên những nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện , phù hợp với đạo đức xã hội chủ nghĩa và phù hơp với nguyện vọng của nhân dân lao động Như vậy, muốn được kết hôn với nhau, nam nữ phải thoả mãn các điều kiện nhất định, trong đó có các điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 Những điều kiện cụ thể này, cho ta thấy được tính khoa học và phù hợp với
Trang 3điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội của pháp luật nước ta hiện nay, đồng thời cũng có sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích của công dân, nhà nước và xã hội
Nhận thức được tầm quan trọng đó, dựa trên những kiến thức đã được học và tự tìm hiểu,
bài viết này sẽ phân tích cũng như đưa ra ý kiến của cá nhân về quy định: “ Điều kiện
kết hôn theo luật hôn nhân và gia đình 2014”.
Chắc hẳn bài viết còn nhiều thiếu sót, rất hi vọng được sự góp ý của thầy cô cũng như các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn!
N
Ộ I DUNG:
Có thể nói, đăng ký kết hôn là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân Thông qua việc đăng ký kết hôn , Nhà nước đã công nhận hôn nhân của đôi nam nữ Sự kiện kết hôn là cơ sở pháp lý ghi nhận rằng, hai bên nam nữ đã phát sinh quyền và nghĩa vụ vợ chồng Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định chủ thể của quan hệ giữa
vợ và chồng, giữa cha mẹ và con và xác định rõ thời điểm làm phát sinh các quan hệ đó
Để việc kết hôn được Nhà nước công nhận và bảo vệ, trước hết việc kết hôn của nam nữ phải thoả mãn những điều kiện nhất định về kết hôn Những điều kiện này được quy định
cụ thể tại Điều 8.Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
“1.Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a)Nam từ đủ 20 tuổi trở lên , nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b)Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện và quyết định;
c)Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d)Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a,b,c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2.Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”
Trang 41 Điều kiện về tuổi kết hôn:
Theo quy định tại Điểm a.Khoản1.Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014, độ tuổi kết hôn của nam là từ đủ 20, của nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
Nếu như trước đây Luật hôn nhân và gia đình 2000 quy định điều kiện đăng ký kết hôn: nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên là đủ tuổi kết hôn Có nghĩa là nam đủ 19 tuổi bước sang tuổi 20, nữ đủ 17 tuổi bước sang tuổi 18 là đủ tuổi kết hôn mà không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn; thì nay Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định
độ tuổi kết hôn của nam nữ được nâng lên và được tính theo tuổi tròn, bắt buộc nam phải
từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ phải từ đủ 18 tuổi trở lên và việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; không bị mất năng lực hành vi dân sự; việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của pháp luật mới được kết hôn
Ví dụ: Anh Trần Văn A sinh ngày 01/02/1995 và chị Phạm Thị B sinh ngày 01/02/1997.
Ngày 25/01/2015 hai anh chị đến UBND phường đề nghị làm thủ tục đăng ký kết hôn, cán
bộ Tư Pháp-Hộ tịch phường đã từ chối đăng ký kết hôn và giải thích cho anh A, chị B biết tuổi kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 của anh chị chưa đủ Vì anh A sinh ngày 01/02/1995 đến ngày 01/02/2015 đủ 20 tuổi và chị B sinh ngày 01/02/1997 đến ngày 01/02/2015 mới đủ 18 tuổi để kết hôn.
Trước hết, luật hôn nhân gia đình quy định về độ tuổi kết hôn là căn cứ vào sự phát triển tâm sinh lý của con người , căn cứ vào các điều kiện kinh tế-xã hội ở nước ta
Về sự phát triển tâm sinh lý: Nam nữ kết hôn là xác lập quan hệ hôn nhân-cơ sở của
gia đình Gia đình phải thực hiện các chức năng xã hội của nó, một trong số đó là chức năng sinh đẻ nhằm duy trì và phát triển nòi giống Theo kết quả nghiên cứu của nền y học hiện đại thì nam từ khoàn 16 tuổi trở lên, nữ từ khoảng 13 tuổi trở lên là đã có khả năng sinh sản Nhưng để bảo đảm cho con được sinh ra khoẻ mạnh , nòi giống phát triển lành
Trang 5mạnh , bảo đảm sức khoẻ cho người phụ nữ khi mang thai , khi sinh đẻ thì nam phải từ khoảng 18 tuổi trở lên, nữ từ khoảng 17 tuổi trở lên 1
Về căn cứ vào điều kiện kinh tế-xã hội: Khoa học chỉ ra rằng, nam khoảng 18 tuổi, nữ
khoảng 17 tuổi là đã có khả năng sinh sản bình thường, đảm bảo tốt cho thai nhi
Tuy nhiên, để ổn định kinh tế, có đủ nhận thức cũng như khả năng nuôi dạy đứa trẻ tốt thì không phải ai cũng dễ dàng đáp ứng được, nhất là ở độ tuổi chưa thành niên hoặc vừa bước qua mười tám -lứa tuổi còn quá trẻ , nhận thức và hành vi còn chưa hoàn thiện,
ít kinh nghiệm sống, điều kiện kinh tế hầu như chưa có
Do đó, pháp luật Việt Nam quy định tuổi kết hôn là ở lứa tuổi trưởng thành Lúc này tâm sinh lý đã phát triển ổn định, sẽ có những suy nghĩ đúng đắn và nghiêm túc trong việc kết hôn của mình,đảm bảo sự tự nguỵện.Đồng thời ở lứa tuổi trưởng thành, nam, nữ
đã có thể tham gia vào quá trình lao động và có thu nhập, đảm bảo cho họ có thể có cuộc sống ổn định sau khi kết hôn.Đây là một trong những yếu tố quan trọng làm cho cuộc hôn nhân tồn tại bền vững hơn
Bên cạnh đó, khi bàn về độ tuổi kết hôn còn có nhiều ý kiến khác nhau:
Có quan điểm cần hạ thấp độ tuổi kết hôn vì họ cho rằng kinh tế ngày càng phát triển, các điều kiện về văn hoá xã hội cũng ngàt càng tiến bộ, đời sống ngày càng được nâng lên, con người sẽ phát triển sớm hơn về thể lực Vì thế có thể hạ thấp độ tuổi kết hôn cho phù hợp với thực tế và hoà nhập với quốc tế
Cũng có quan điểm cho rằng nên quy định tuổi kết hôn của nam với nữ là như nhau
Cụ thể là nam, nữ từ mười tám tuổi trở lên là được kết hôn vì Bộ luật dân sự quy định tuổi thành niên là từ đủ 18 tuổi trở lên mà không phân biệt nam nữ Về quan điểm này Bà
Ung Thị Xuân Hương, Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM cho rằng : “Trước đây có nghiên
cứu rằng nam phát triển muộn hơn nữ nên cho kết hôn muộn hơn nữ hai tuổi Còn bây giờ điều kiện đã khác, tâm sinh lý phát triển không chênh lệch nhiều giữa hai giới nên
1 http://www.orientalstar.vn/contents.asp?msg=129&fields=16
Trang 6cần có nghiên cứu, đánh giá lại Theo tôi thì không còn phù hợp rồi Nhiều người nói vui rằng nam đủ 18 tuổi được quyền bầu cử, được đi nghĩa vụ quân sự mà chưa được kết hôn, vậy là đi lấy vợ khó hơn đi bảo vệ Tổ quốc à? Mặt khác, tất cả quyền khác đều không phân biệt nam nữ nhưng riêng kết hôn thì còn phân biệt độ tuổi giữa hai giới Ở các vùng miền núi tảo hôn nhiều một phần cũng do luật quy định tuổi kết hôn như vậy”
Còn có ý kiến cho rằng, khi quy định về độ tuổi kết hôn luật hôn nhân gia đình chỉ quy định mức tối thiếu mà không quy định mức tối đa Rõ ràng khoa học cũng đã chỉ ra, phụ nữ lớn tuổi sinh khả năng sinh con cũng có nhiều hạn chế:Khi phụ nữ bước sang tuổi
35, sức khỏe cũng như chất lượng của trứng không đảm bảo, tỷ lệ thụ thai kém hơn khi còn trẻ.Các nguy cơ khi sinh con muộn thường gặp là: sẩy thai, đẻ non, tiền sản giật, thai lưu, đẻ khó, tỷ lệ con mắc bệnh đần độn (Down) ở các bà mẹ này thường cao hơn bình thường 2
Và còn nhiều ý kiến khác nữa, tuy nhiên những quan điểm trên chưa được chấp nhận Luật hôn nhân gia đình 2014 có hiệu lực ngày 1/1/2015 đã quy định cụ thể mức tuổi là
đủ 20 tuổi trở lên đối với nam và đủ 18 tuổi trở lên đối với nữ Điều này có thể được giải thích như sau:
.Vẫn quy định hai mức tuổi là 20 và 18 bởi: Kể từ Luật hôn nhân gia đình 1959 có hiệu lực pháp luật (13/1/1960) , cho đến các luật hôn nhân và gia đình những năm 1986,
2000 đều quy định nam từ 20 tuổi trở lên và nữ từ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn Quy định này đã được thi hành hơn 40 năm và được thực hiện như một tập quán Hơn nữa, quy định độ tuổi kết hôn tối thiểu cần xem xét đến các điều kiện địa lý, đặc điểm và trình
độ dân cư, đồng thời quan tâm đến phong tục tập quán tốt đẹp của địa phương Bên cạnh
đó, việc chỉ quy định độ tuổi tối thiểu mà không quy định tối đa cũng là chế định thể hiện
sự tôn trọng tối đa quyền con người của pháp luật Việt Nam
.Điểm mới của luật hôn nhân gia đình 2014 là quy định cụ thể việc nam phải đủ 20 tuổi trở lên, nữ phải đủ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn Bởi, theo quy đinh của luật cũ
2 http://suckhoedoisong.vn/san-phu-khoa/sinh-con-o-do-tuoi-nao-la-tot-nhat-20110516034646451.htm
Trang 7( luật hôn nhân gia đình 2000) quy định nam từ 20, nữ từ 18 tuổi trở lên mà không nói rõ,
đã dẫn tới tình trạng không có sự thống nhất về cách tính tuổi giữa quy định của pháp luật
và thực tiễn xét xử.Trên thực tế lúc bấy giờ có hai cách tính tuổi:
+Một là tính theo tuổi tròn:Nghĩa là khi đủ 12 tháng mới được tính là một tuổi, căn cứ vào ngày, tháng, năm sinh ghi trong giấy tờ hộ tịch để tính
+Hai là tính tuổi theo ngày đầu năm dương lịch:nghĩa là căn cứ vào năm sinh, cứ qua ngày 1 tháng 1 đầu năm là được tính thêm một tuổi
Lâu nay các cơ quan hộ tịch ở nước ta thường hiểu theo cách thứ nhất Trong khi đó, Nghị quyết số 02/2000NQ-HĐTP ngày 23-12-2000 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của luật Hôn nhân và gia đình 2000 lại
quy định : “nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên không bắt buộc nam phải đủ 20
tuổi trở lên, nữ phải đủ từ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn”.Nghĩa là chỉ cần nam đủ 19
tuổi 1 ngày, nữ đủ 17 tuổi 1 ngày là được phép kết hôn Nhưng theo BLDS 2005 người
vợ 17 tuổi 1 ngày là người chưa thành niên, khi thực hiện các quyền về tài sản phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật (Điều 22 BLDS 2005) dẫn đến có nhiều mẫu thuẫn khác nhau VIệc luật mới quy định cứng về đổ tuổi một phần xác định rõ các tính, tạo nên sự thống nhất trong thực tiễn xét xử và quy định pháp của luật hơn nữa tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn không đáng có, củng cố sự thống nhất đối với hệ thống pháp luật Việt Nam
2 Phải có sự tự nguyện của hai bên nam nữ khi kết hôn:
Điểm b Khoản 1 Điều 8.Luật hôn nhân và gia đình quy định “Việc kết hôn do nam
và nữ tự nguyện quyết định”.
“Tự nguyện” được hiểu nôm na là tự mình muốn làm, tự mình muốn như thế, xuất phát từ
ý muốn của bản thân
Trang 8“Tự nguyện trong việc kết hôn” là việc hai bên nam nữ tự mình quyết định việc kết hôn
và thể hiện ý chí là mong muốn trở thành vợ chồng của nhau.Mỗi bên nam nữ không bị tác động bởi bên kia hay bất kỳ người nào khác khiến họ phải kết hôn trái với nguyện vọng của mình
Về lý thuyết: Hai bên nam nữ mong muốn trở thành vợ chồng phải xuất phát từ tình
yêu thương giữa họ và nhằm mục đích là cùng nhau xây dựng gia đình Sự tự nguyện của hai bên nam nữ trong việc kết hôn phải thể hiện rõ là họ mong muốn được gắn bó với nhau, cùng nhau chung sống suốt đời nhằm thoả mãn nhu cầu tình cảm của hai người Sự
tự nguyện trong việc kết hôn là yếu tố quan trọng đảm bảo cho hôn nhân có thể tồn tại lâu dài và bền vững
Về hình thức: Để đảm bảo việc kết hôn một cách tự nguyện, những người kết hôn
phải cùng có mặt tại cơ quan đăng ký kết hôn nộp tờ khai đăng ký kết hôn Vào ngày tiến hành đăng ký và trao giấy chứng nhận kết hôn thì đôi nam nữ phải có mặt lần nữa, hai người phải trả lời trước cán bộ hộ tịch và đại diện cơ quan đăng ký kết hôn rằng, đến lúc bấy giờ họ vẫn hoàn toàn tự nguyện kết hôn với nhau Pháp luật không cho phép cử người đại diện trong việc đăng ký kết hôn, đồng thời pháp luật cũng không cho phép những người kết hôn vắng mặt tại lễ đăng ký kết hôn Trừ một số trường hợp ngoại lệ đặc biệt theo quy định của pháp luật
Về thực tiễn: Tự nguyện là phải có sự thống nhất giữa ý chí và sự thể hiện ý chí ra bên
ngoài Tự nguyện kết hôn theo quy định của pháp luật phải không có hành vi cưỡng ép kết hôn, lừa dối để kết hôn hoặc cản trở việc kết hôn Tuy nhiên, trong thực tế, rất khó để xác định một cách rõ ràng được hai bên nam, nữ kết hôn có là hoàn toàn tự nguyện hay không Hiện tượng kết hôn thiếu sự tự nguyện vẫn hay xảy ra với nhiều lý do như để trả
ơn, để xin nhập quốc tịch nước ngoài hoặc bị đe doạ ép kết hôn, kết hôn để chiếm tài sản Những hành vi này thực sự đã làm sai lệch ý nghĩa cao cả của việc kết hôn, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống và quyền lợi của những người kết hôn, gây hậu quả xấu cho gia
Trang 9đình và xã hội.Để góp phần xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa, Nhà nước đã thể hiện thái độ dứt khoát, xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm
3.Điều kiện về năng lực chủ thể :
Điểm c Khoản 1.Điều 8.Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định nam, nữ kết hôn với nhau phải “không mất năng lực hành vi dân sự”.
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân được hiểu là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập , thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 17.BLDS 2005)
Pháp luật dân sự 2005 quy định cụ thể trường hợp mất năng lực hành vi dân sự tại khoản
1.Điều22 BLDS 2005 như sau “ Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh
khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người
có quyền , lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định ”
Theo đó, một người bị coi là mất năng lực hành vi dân sự thì phải thoả mãn hai điều kiện: +Một là: người bị mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ hành vi của mình
+Hai là: Có quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi của Toà án trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định, theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan
.Như vậy, có một vấn đề đặt ra là: có những người bị bệnh dẫn đến không nhận thức và
điều khiển hành vi của mình nhưng lại không có quyết định của toà án tuyên mất năng lực hành vi dân sự thì có được kết hôn hay không?
Ở Luật hôn nhân và gia đình 2000, yếu tố “mất năng lực hành vi dân sự” được quy định
là một trong những trường hợp cấm kết hôn Còn hiện nay , nó được quy định cụ thể là một trong những điều kiện kết hôn theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014 Tuy nhiên,
dù với tư cách là hành vi cấm thực hiện hay là điều kiện kết hôn theo quy định của pháp
Trang 10luật, thì người mất năng lực hành vi dân sự hay người bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không nhận thức và điều khiển được hành vi của mình, không có quyết định của Toà án thì cũng đều không được kết hôn bởi:
Theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, khi nam, nữ kết hôn, giữa họ phát sinh quan hệ hôn nhân, pháp luật quy định các quyền và nghĩa vụ cụ thể giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa gia đình với xã hội Nhưng đối với những người mà khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình còn không có thì không thể thực hiện được trách nhiệm làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ Do vậy, nếu kết hôn sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của vợ hoặc chồng và con cái họ
Hơn nữa , một trong những điều kiện quan trọng để đảm bảo cho hôn nhân có giá trị pháp lý là phải có sự tự nguyện giữa các bên nam nữ Những người đang mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể làm chủ và nhận thức được hành vi của minh thì không thể thể hiện được ý chí của họ một cách đúng đắn trong việc kết hôn, không thể đánh giá được sự tự nguyện của họ Bên cạnh đó Điều 22.BLDS 2005 cũng quy định:
“Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện” Nhưng quyền kết hôn, ly hôn là quyền nhân thân của mỗi
người,nên không thể do người đại diện thực hiện
Đồng thời, dựa trên căn cứ khoa học cho rằng, bệnh tâm thần là loại bệnh có tính di truyền nên các nhà làm luật cũng cho rằng, nam nữ kết hôn với nhau không được mất năng lực hành vi dân sự, để đảm bảo cho con cái được sinh ra khoẻ mạnh, đảm bảo nòi giống được phát triển tốt
Tuy nhiên, cũng không thể nói rằng, người bị mất năng lực hành vi dân sự không thể có được một cuộc sống gia đình đầm ấm, hạnh phúc nếu nửa kia thực sự muốn kết hôn với
họ, để chăm sóc, bên cạnh họ Đây cũng là một lý do tại sao Luật hôn nhân và gia đình
2014 bỏ yếu tố “cấm người mất năng lực hành vi kết hôn” , quy định nó trở thành một
trong những điều kiện để việc kêt hôn được pháp luật bảo vệ