Đối với Nhà nước xã hội chủ nghĩa, tổ chức và xây dựng nền kinh tế phát triển đúng hướng, lành mạnh, năng suất và hiệu quả là hoạt động chủ yếu .Vì vậy, hoạt động quản lý Nhà nước về kin
Trang 1Đề tài:
TRÌNH BÀY CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH
TẾ.
LIÊN HỆ THỰC TIỄN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY I.Đặt vấn đề:
Trong dự án phối hợp với Bộ kế hoạch và Đầu tư, “Nghiên cứu chiến lược
phát triển kinh tế-xã hội cho đến năm 2010 ở Việt Nam” UNDP(1 chương trình
phát triển liên hợp quốc) đã nhận định rằng : “ Trong việc xây dựng Chiến lược
kinh tế - xã hội cho 10 năm tới, không vấn đề nào quan trọng hơn là vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế” Nhận định này không chỉ đúng đối với nước ta trong
giai đoạn lúc bấy giờ, mà trong thời đại ngày nay, quản lý Nhà nước về kinh tế vẫn đang là một nhân tố cơ bản, quyết định đến sự phát triển của đất nước
Có thể nói rằng, quản lý nền kinh tế là một phần quan trọng trong hoạt động của Nhà nước nói chung và Nhà nước xã hội chủ nghĩa nói riêng Đối với Nhà nước xã hội chủ nghĩa, tổ chức và xây dựng nền kinh tế phát triển đúng hướng, lành mạnh, năng suất và hiệu quả là hoạt động chủ yếu Vì vậy, hoạt động quản lý Nhà nước về kinh tế có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là trong điều kiện của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường Bất kỳ một nền kinh tế nào đều cần có sự quản lý của Nhà nước Càng là kinh tế thị trường càng phải tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế Ở đây, Nhà nước tác động đến các chủ thể kinh tế với tính cách là chủ thể thực hiện quyền lực công cộng
Việt Nam cũng như các nước xã hội chủ nghĩa , trước đây trong nền kinh tế tập trung , Nhà nước đã làm tất cả không còn chỗ cho thị trường Nền kinh tế không vì vậy mà tốt hơn, thậm chí còn tồi tệ hơn Tuy nhiên không thể phủ nhận tầm quan trọng của quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế Muốn có được một nền
Trang 2kinh tế phát huy được đầy đủ khả năng tiềm tàng của nó, Nhà nước đã đặt ra các nguyên tắc quản lý Nhà nước Đây cũng là chủ đề mà bài viết quan tâm và hướng tới
Bài viết trình bày về : “ Các nguyên tắc quản lý nhà nước về kinh tế, từ đó liên hệ với nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay”.
II Nội dung:
1.KHÁI NIỆM CƠ BẢN:
1.1 Khái niệm Quản lý Nhà nước về kinh tế:
1.1.1.Kinh tế,chế độ kinh tế :
“Kinh tế” là một thuật ngữ khá phức tạp và có nhiều cách hiểu khác nhau.Theo đó:
Xét về mặt danh từ, kinh tế: là tổng thể nói chung những quan hệ sản xuất của một hình thái kinh tế-xã hội nhất định Hay nói cách khác là tổng thể nói chung những hoạt động của con người nhằm thoả mãn nhu cần vật chất
Xét về mặt tính từ, kinh tế có liên quan đến lợi ích vật chất của con người (như sử dụng đòn bẩy kinh tế để phát triển) hoặc kinh tế có tác dụng mang lại hiệu quả tương đối lớn
Như vậy, kinh tế nói chung là những hoạt động của con người nhằm biến đổi những sản vật tự nhiên thành thức ăn, vật dụng nhằm thoả mãn nhu cầu của mình
Từ khái niệm kinh tế, có thể hiểu chế độ kinh tế: là một hệ thống những nguyên tắc , quy định điều chỉnh những quan hệ trong lĩnh vực kinh tế nhằm thực hiện những mục tiêu chính trị , kinh tế-xã hội nhất định, nó thể hiện trình độ phát triển của một xã hội , bản chất của nhà nước, của chế độ xã hội
Trang 31.1.2 Quản lý nhà nước về kinh tế:
Quản lý nhà nước: là các hoạt động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn của nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội (lập pháp, tư pháp, hành pháp) dựa trên những quy luật khách quan, nhằm đạt được những mục đích nhất định
Quản lý nhà nước về kinh tế: là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền
của Nhà nước lên nền kinh tế Quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đặt ra trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước về kinh tế được thực hiện thông qua cả ba loại cơ quan lập pháp,hành pháp, tư pháp của Nhà nước
Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước về kinh được hiểu như hoạt động quản lý
có tính chất nhà nước nhằm điều hành nền kinh tế , được thực hiện bởi cơ quan hành pháp (chính phủ)
1.2.Khái niệm nguyên tắc quản lý nhà nước về kinh tế:
Nguyên tắc: là những phép tắc gốc,những điều cơ bản định ra, nhất thiết
phải tuân theo(vd: nguyên tắc chỉ đạo, làm việc có nguyên tắc )Theo đó có thể
hiểu:
Nguyên tắc quản lý nhà nước về kinh tế: là những quy tắc, chuẩn mực
được nhà nước định ra, thống nhất, xuyên suốt và bắt buộc phải tuân theo trong những giai đoạn xã hội nhất định đối với hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế
Trang 42.CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ:
2.1 Lịch sử những chế định về nguyên tắc quản lý nhà nước về kinh tế qua các bản hiến pháp:
Từ khi xuất hiện, Nhà nước đã tác động đến các quan hệ kinh tế; những quan
hệ kinh tế luôn là đối tượng điều chỉnh của pháp luật nói chung và luật hiến pháp nói riêng Những vấn đề cơ bản của chế định về kinh tế như vấn đề sở hữu, các nguyên tắc quản lý nền kinh tế đều được xác định trong hiến pháp năm của các nước
Đối với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam , vấn đề sở hữu đã được nêu ngay trong bản hiến pháp đầu tiên, Hiến pháp 1946 (tại điều 12) Tuy nhiên, do điều kiện thời bấy giờ,nền kinh tế nước ta còn là tự nhiên, tự do với nền kinh tế nhiều thành phần đúng với mục tiêu cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới, nên trong Hiến pháp 1946, chưa có các quy định cơ bản như mục đích, chính sách kinh tế, trong đó, chưa đề cập đến các nguyên tắc quản lý Nhà nước về kinh tế
Hiến pháp 1959, đã xác lập một chế độ kinh tế theo chủ nghĩa xã hội với công, nông nghiệp hiện đại, khoa học-kỹ thuật tiên tiến Lần đầu tiên Nhà nước đã dành ra một chương riêng (chương II) quy định những vấn đề cơ bản nhất trong lĩnh vực kinh tế, Trong đó nguyên tắc quản lý Nhà nước về kinh tế được quy định tại Điều 10.Hiến pháp 1959
Điều 10.Hiến pháp 1959 có quy định :
“Nhà nước lãnh đạo hoạt động kinh tế theo một kế hoạch thống nhất.
Nhà nước dựa vào các cơ quan nhà nước, tổ chức công đoàn, hợp tác xã
và các tổ chức khác của nhân dân lao động để xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh tế ”
Đến Hiến pháp 1980, đã quy định một chế độ kinh tế thuần tuý xã hội chủ nghĩa Những vấn đề cơ bản về kinh tế một lần nữa được quy định trong Chương II
Trang 5(điều 15 đến 36).Thời kỳ này, Nhà nước thực hiện một chế độ quản lý kinh tế theo
kế hoạch tập trung thống nhất kết hợp quản lý theo ngành, theo địa phương và vùng lãnh thổ Theo đó nguyên tắc quản lý của Nhà nước về kinh tế được quy định tại Điều 33 trong bản Hiến pháp này
Điều 33.Hiến pháp 1980 có quy định:
“Nhà nước lãnh đạo nền kinh tế quốc dân theo kế hoạch thống nhất; đề cao tinh thần trách nhiệm, phát huy tính chủ động và sáng tạo của các cấp các ngành, các đơn vị cơ sở và cá nhân, để xây dựng và thực hiện kế hoạch Nhà nước, huy động mọi lực lượng lao động, tài nguyên thiên nhiên và cơ sở vật chất-kỹ thuật của đất nước, bảo đảm cho nền kinh tế quốc dân phát triển toàn diện, cân đối, vững chắc, với nhịp độ nhanh và hiệu quả cao.”
Hiến pháp 1992, chế độ kinh tế cũng được quy định tại chương II những đã được sửa đổi về cơ bản theo tinh thần đổi mới mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
VI và thứ VII đã đề ra Thời kỳ này, chế độ kinh tế được quy định là chế độ kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa Hiến pháp đã quy định những nội dung mới về chế độ kinh tế, trong đó có chế độ quản lý kinh tế
Điều 26.Hiến pháp 1992 quy định về những nguyên tắc quản lý nhà nước về
kinh tế:
“ Nhà nước thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách, phân công trách nhiệm và phân cấp quản lý Nhà nước giữa các ngành, các cấp, kết hợp lợi ích cá nhân, của tập thể với lợi ich Nhà nước.”
Trong Hiến pháp 2013,chương II "Chế độ kinh tế" và Chương III "Văn hóa,
giáo dục, khoa học, công nghệ" của Hiến pháp năm 1992 có tổng cộng 29 điều đã được Hiến pháp năm 2013 gộp lại thành một chương là Chương III "Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và mội trường" và chỉ còn 14 điều nhưng
quy định cô đọng, khái quát, mang tính nguyên tắc so với Hiến pháp năm 1992
Trang 6Theo đó, các nguyên tắc quản lý nhà nước về kinh tế được thể hiện rõ tại điều
52 của bộ luật này
Điều 52 Hiến pháp 2013:“ Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, điều tiết nên kinh tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường; thực hiện phân công, phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước, thúc đẩy liên kết vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân.”
Hiến pháp 2013 đã quy định những chính sách kinh tế - xã hội mang tính nguyên tắc, khái quát, cô đọng thể hiện sự gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế với các vấn đề xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường nhằm hướng đến sự phát triển có tính chất bền vững hơn
2.2 Các nguyên tắc quản lý Nhà nước về kinh tế trong Hiến pháp 2013:
Điều 52 Hiến pháp 2013 đã chỉ rõ những nguyên tắc cơ bản mà Nhà nước ta
sử dụng để quản lý nền kinh tế Theo đó, có ba nguyên tắc cơ bản như sau:
2.2.1 Nguyên tắc Nhà nước điều tiết nền kinh tế bằng pháp luật dựa trên
cơ sở tôn trọng các quy luật của nền kinh tế thị trường:
Thứ nhất, Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng pháp luật:
Trước đây, trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp , nền kinh tế được đặt dưới sự chỉ huy bởi kế hoạch hoá tập trung cao độ với những nguyên tắc kế hoạch hoá thống nhất, tập trung dân chủ, kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ Về cơ bản, đây là những nguyên tắc phù hợp với cơ chế kinh tế thời trước
Với cơ chế mới, hoạt động kinh tế diễn ra hết sức phức tạp với sự đa dạng của các quan hệ kinh tế , các chủ thể, lợi ích,các hình thức sở hữu Nhà nước có nhiệm
vụ bảo đảm cho nền kinh tế ổn định , phát triển, có tính tổ chức cao và theo định hướng đã chọn Không thể quản lý theo lối cũ bằng các biện pháp hành chính , mệnh lệnh mà phải đổi mới quản lý Theo đó, pháp luật là công cụ chủ yếu và có
Trang 7hiệu quả nhất để Nhà nước quản lý xã hội nói chung và quản lý nền kinh tế nói riêng.Nhà nước phải xây dựng, hoàn thiện một hệ thống pháp luật trong đó có hệ thống pháp luật về kinh tế sao cho phù hợp với nền kinh tế quốc dân
Có thể nói, quản lý kinh tế bằng pháp luật là nguyên tắc cơ bản trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
-Pháp luật là sự thể chế hoá đường lối , chủ trương, chính sách của Đảng trong lĩnh vực kinh tế.Bằng pháp luật, Nhà nước xác định chiến lược phát triển, mục tiêu phát triển kinh tế cũng như quy hoạch và cơ cấu nền kinh tế
-Việc xác lập khuôn khổ pháp luật cho các hoạt động kinh tế trong nền kinh
tế thị trường được xem như là một điều kiện tiên quyết đảm bảo cho thi trường hoạt động có hiệu quả Vì môi trường pháp lý ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định kinh doanh của các chủ thể kinh tế
-Bên cạnh đó ,với những thuộc tính vốn có của nó, pháp luật bảo đảm xác lập các mối quan hệ kinh tế phức tạp, nảy sinh trong nền kinh tế bảo đảm vận hành cơ chế để ngăn chặn và xử lý những trường hợp vi phạm trong sản xuất kinh doanh Trung tâm của pháp luật kinh tế là là bảo vệ các lợi ích chính đáng của các chủ thể trên thị trường, không cho phép xâm phạm một cách tuỳ tiện quyền sở hữu
-Bước vào cơ chế thị trường, Nhà nước thành lập các toà kinh tế, lập ra các toàn án kinh tế cũng như ban hành các vă bản pháp luật Trong đó,vai trò của pháp luật kinh tế thể hiện ở các mặt sau:
+Pháp luật kinh tế xác định địa vị pháp lý các tổ chức và đơn vị kinh tế; +Bằng pháp luật kinh tế, nhà nước điều chỉnh các hành vi kinh doanh xác định các hành vi kinh doanh hợp pháp, kinh doanh phi pháp;
+Tạo ra các luật chơi một cách bình đẳng cho các chủ thể kinh doanh, phát huy tính tích cực và hạn chế các mặt tiêu cực của thị trường
Trang 8 Như vậy, có thể nói rằng: trong nền kinh tế hành hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật trở nên đặc biệt và
có ý nghĩa quan trọng
Thứ hai, Nhà nước quản lý nền kinh tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật của nền kinh tế thị trường:
Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động với nhau theo những quy luật cơ bản (quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật lưu thông tiền tệ ) nhằm xác định một cách đúng đắn giá
cả và số lượng hành hoá, dịch vụ trên thị trường
Theo đó, nền kinh tế thị trường có các quy luật cơ bản:
- Quy luật gía trị:
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hoá Ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự hoạt động của quy luật giá trị Quy luật giá trị điều tiết việc sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua sự biến động của cung -cầu thể hiện qua giá cả trên thị trường
-Quy luật cung cầu:
Cung - cầu tác động lẫn nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả Đây là sự tác động phức tạp theo nhiều hướng và nhiều mức độ khác nhau.Quy luật cung - cầu tác động khách quan và rất quan trọng Nếu nhận thức được chúng thì chúng ta vận dụng để tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh theo chiều hướng có lợi cho quá trình tái sản xuất xã hội
Nhà nước có thể vận dụng quy luật cung - cầu thông qua các chính sách, các biện pháp kinh tế như: giá cả, lợi nhuận, tín dụng, hợp đồng kinh tế, thuế, thay đổi cơ cấu tiêu dùng
-Quy luật canh tranh:
Cạnh tranh là sự tác động lẫn nhau giữa các nhóm người, giữa người mua và người bán hay giữa người sản xuất và người tiêu dùng
Trang 9Cạnh tranh như một tất yếu trong nền kinh tế hàng hoá Cạnh tranh có tác dụng san bằng các giá cả mấp mô để có giá cả trung bình, giá trị thị trường và giá
cả sản xuất đều hình thành từ cạnh tranh trong nội bộ ngành và giữa các ngành
-Quy luật lưu thông tiền tệ:
Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật xác định lượng tiền cần cho lưu thông Lượng tiền cần cho lưu thông chính bằng tỷ số giữa tổng giá cả hàng hoá với tốc
độ lưu thông tư bản Nếu quy luật canh tranh, quy luật cung - cầu làm giá hàng hoá vận động, san bằng thì quy luật lưu thông tiền tệ giữa mối liên hệ cân bằng giữa hàng và tiền
-Ngoài ra còn một số loại quy luật khác như: quy luật tỷ suất lợi nhuận có
xu hướng giảm, quy luật khủng hoảng kinh tế , quy luật tâm lý… cũng ảnh
hưởng đến cơ chế thị trường
Các quy luật cơ bản của nền kinh tế thị trường có tác dụng to lớn trong việc quy định số lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường , định giá cả hàng hoá
và tốc độ lưu thông tiền tệ , điều tiết, lưu thông hàng hoá, kích thích cải tiến kỹ thuật hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động , thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát +triển Với việc Nhà nước tôn trọng các quy luật thị trường, mỗi cá nhân được tạo điều kiện để phát huy cao nhất sức sáng tạo và tự do tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tự do cạnh tranh, tự do trao đổi trong khuôn khổ của luật pháp và dựa trên tín hiệu của thị trường, sự điều tiết của thị trường
Tại hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 21 Trung ương 6 khóa X về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “ Kinh tế thị trường là tiến bộ của xã hội loài người, là quy luật tất yếu, khách quan, Việt Nam phải tôn trọng và thực hiện theo các quy luật của thị trường”
.Đảng cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn nhận thức,tôn trọng và vận dụng đầy đủ các quy luật cơ bản của nền kinh tế thị trường vào việc
Trang 10hoạch định các chính sách giá cả, kế hoạch hoá nền Kinh tế quốc dân, thực hiện hoạch toán kinh tế sao cho phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế
2.2.2.Nguyên tắc thực hiện phân công, phân cấp, phân quyền trong quản lý Nhà nước về kinh tế:
Có thể nói,nguyên tắc phân công, phân cấp, phân quyền là một trong những nội dung cơ bản của tổ chức nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về kinh tế nói riêng.Ở Việt Nam, vấn đề phân công, phân cấp, phân quyền đang được chú ý với tính cách là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của quá trình cải cách nền hành chính nhà nước Để đạt được những hiệu quả như mong muốn, cần phải nắm vững nội dung cũng như vận dụng một cách linh hoạt các nguyên tắc này trong quá trình quản lý Nhà nước về kinh tế
Phân công: phân công ở đây là phân công trách nhiệm
+ Từ sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, trên tinh thần đổi mới tư duy về kinh tế , nhà nước giao quyền tự chủ động sản xuất kinh doanh ,tự chịu trách nhiệm về việc bảo toàn và phát triển vốn cũng như toàn bộ hoạt động của mình, làm tròn các nghĩa vụ đối với nhà nước Nhà nước nói chung , các cơ quan Nhà nước nói riêng chỉ quản lý hành chính về kinh tế bằng cách định hướng để nền kinh tế phát triển đúng hướng, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế +Trong việc phân công trách nhiệm giữa các ngành , các cấp cũng như trách nhiệm của tập thể và cá nhân cần phải xác định rõ ràng để không chồng chéo, vô hiệu hoá lẫn nhau Trách nhiệm của trung ương và trách nhiệm của từng địa phương cũng như trách nhiệm của các cơ quan quản lý tổng hợp (chính phủ, uỷ ban nhân dân các cấp ) và các cơ quan quản lý ngành (các bộ, sở , phòng ) cũng phải được phân định một cách rõ ràng
Phân cấp: phân cấp ở đây là phân cấp quản lý