1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống việt nam

128 378 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 6,37 MB

Nội dung

HOÀNG ANH NHƯ NGỌCNGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT THUỘC NHÓM NGÀNH SẢN XUẤT THỰC PHẨM, ĐỒ UỐNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Mã số: 60.

Trang 1

HOÀNG ANH NHƯ NGỌC

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT THUỘC NHÓM NGÀNH SẢN XUẤT

THỰC PHẨM, ĐỒ UỐNG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đà Nẵng – Năm 2017

Trang 2

HOÀNG ANH NHƯ NGỌC

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT THUỘC NHÓM NGÀNH SẢN XUẤT

THỰC PHẨM, ĐỒ UỐNG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Mã số: 60.34.03.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐƯỜNG NGUYỄN HƯNG

Đà Nẵng - Năm 2017

Trang 3

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được

ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Hoàng Anh Như Ngọc

Trang 4

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

6 Bố cục đề tài 3

7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍNH THANH KHOẢN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 9 1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC DN 9

1.1.1 Tổng quan về tính thanh khoản 9

1.1.2 Lý thuyết khuôn mẫu ưa thích tính thanh khoản 11

1.1.3 Ý nghĩa của tính thanh khoản trong công ty 14

1.1.4 Đo lường tính thanh khoản 15

1.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THANH TOÁN HIỆN HÀNH CỦA DOANH NGHIỆP 21

1.2.1 Quy mô của DN 21

1.2.2 Nợ ngắn hạn 22

1.2.3 Số vòng quay hàng tồn kho 22

1.2.4 Tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA) 23

1.2.5 Vốn lưu động ròng 23

1.2.6 Số vòng quay các khoản phải thu khách hàng 24

Trang 5

1.3.2 Tỷ lệ Lợi nhuận sau thuế/ Tổng doanh thu 25

1.3.3 Vốn lưu động ròng 26

1.3.4 Tốc độ tăng trưởng doanh thu 26

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 28 CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT THUỘC NHÓM NGÀNH SẢN XUẤT THỰC PHẨM, ĐỒ UỐNG VIỆT NAM 29 2.1 TỔNG QUAN VỀ NHÓM NGÀNH SẢN XUẤT THỰC PHẨM, ĐỒ UỐNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 29 2.2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 32 2.2.1 Câu hỏi nghiên cứu 32

2.2.2 Các giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu 32

2.2.3 Đo lường các biến trong mô hình 40

2.2.4 Mẫu nghiên cứu 41

2.2.5 Phương pháp xử lý số liệu 42

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý TỪ KẾT QUẢ

3.1 THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN NGHIÊN CỨU 49

3.2 SỰ TƯƠNG QUAN CỦA CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH 51

3.3 KẾT QUẢ HỒI QUY 54

3.4 KIỂM ĐỊNH CÁC GIẢ THUYẾT ƯỚC LƯỢNG CỦA MÔ HÌNH 60

Trang 6

3.5.3 Mối quan hệ giữa Tỷ số thanh toán hiện hành và Vòng quay vốn

lưu động 71

3.6 HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KIẾN NGHỊ 72 3.6.1 Xem xét, thay đổi tình hình sử dụng nợ vay 73

3.6.2 Có chính sách về cấu trúc tài sản hợp lý 74

3.6.3 Tăng cường chất lượng quản trị tín dụng 75

3.6.4 Lên kế hoạch hợp lý khi có biến động doanh thu 77

3.6.5 Một số kiến nghị đối với địa phương và Nhà nước 78

PHỤ LỤC

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)

BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN (BẢN SAO)

NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1 (BẢN SAO)

NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 2 (BẢN SAO)

BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN

Trang 7

CCC Cash Conversion Cycle – Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt

Khh Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành

Knhanh Tỷ số khả năng thanh toán nhanh

Ktt Tỷ số khả năng thanh toán tức thời

LM Lagrangian Multiplier – Kiểm định phương sai sai số thay đổi LMLNST Lợi nhuận sau thuế

OLS Mô hình hồi quy theo phương pháp bình phương bé nhấtP/E Hệ số giá trên thu nhập một cổ phiếu

ROE Return on Equity – Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

ROA Return on total Assets – Tỷ suất sinh lời trên tài sản

REM Random Effect Model – Mô hình ành hưởng ngẫu nhiên

Trang 8

Bảng 2.1 Tăng trưởng tiêu dùng thực phẩm – đồ uống theo

Bảng 3.1 Thống kê mô tả các biến nghiên cứu 49Bảng 3.2.1 Ma trận tương quan giữa các biến mô hình 1 (CR) 52Bảng 3.2.2 Ma trận tương quan giữa các biến mô hình 2

Bảng 3.3.3a Kết quả mô hình Pooled Regression (Mô hình CR) 56Bảng 3.3.4a Kết quả mô hình ảnh hưởng cố định (Mô hình CR) 56Bảng 3.3.5a Kiểm định Hausman (Mô hình CR) 57Bảng 3.3.6a Kết quả mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (Mô hình

Bảng 3.3.5b Kiểm định Hausman (Mô hình VQLD) 60

Bảng 3.4.2a Kiểm định Wooldridge (Mô hình CR) 61Bảng 3.4.1b Kiểm định Wald test (Mô hình VQLD) 62Bảng 3.4.2b Kiểm định Wooldridge (Mô hình VQLD) 63Bảng 3.4.3b Mô hình FEM theo phương pháp Robust Error (Mô

Bảng 3.5.1 Bảng so sánh kết quả và giả thuyết nghiên cứu

(Mô hình Tỷ số thanh toán hiện hành) 68Bảng 3.5.2 Bảng so sánh kết quả và giả thuyết nghiên cứu 70

Trang 10

hình vẽ

Hình 3.4.1 Biểu đồ phân phối chuẩn phần dư (Biến phụ thuộc CR) 61Hình 3.4.2 Biểu đồ P-P Plot (Biến phụ thuộc CR) 62Hình 3.4.3 Biểu đồ phân phối chuẩn phần dư (Biến phụ thuộc VQLD) 63Hình 3.4.4 Biểu đồ P-P Plot (Biến phụ thuộc VQLD) 64

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm qua, ngành công nghiệp thực phẩm – đồ uống đã đóngvai trò quan trọng trong phát triển công nghiệp Việt Nam Ngành thực phẩm

và đồ uống có vị trí đặc biệt quan trọng ở Việt Nam và có nhiều cơ hội đểphát triển bởi đây là một ngành nằm trong chuỗi cung ứng - đầu ra của nôngnghiệp, lĩnh vực có rất nhiều lợi thế cạnh tranh và đang được quan tâm pháttriển Tỷ lệ các công ty tham gia vào ngành thực phẩm, đồ uống hiện đangchiếm vị trí hàng đầu trong các ngành sản xuất, chế biến ở Việt Nam Nguyênnhân bởi Việt Nam là nước nông nghiệp nhiệt đới có nguồn nguyên liệuphong phú, đa dạng là đầu vào quan trọng cho ngành công nghiệp chế biến.Đất nước đang phát triển, thu nhập của người dân không ngừng tăng và lốisống thay đổi đặc biệt là tại các trung tâm thành phố, mang lại nhu cầu về tiêuthụ nhiều đồ ăn nhẹ, thực phẩm tiện dùng và đắt tiền Thị trường trong nướclớn với chi phí lao động thấp và quá trình tư nhân hóa các công ty thực phẩmkhiến thị trường này có sức sống mãnh liệt Bên cạnh đó, áp lực cạnh tranhngày càng gay gắt trong ngành này là động lực cho một thị trường năng động

và kích thích phát triển Với Việt Nam, ngành chế biến thực phẩm, đồ uống làngành có nhiều tiềm năng

Để các công ty sản xuất thực phẩm, đồ uống Việt Nam hoạt động hiệuquả nhằm góp phần ổn định và phát triển kinh tế, bên cạnh các chính sách hỗtrợ từ các cơ quan quản lý Nhà nước thì bản thân công ty phải có những chiếnlược và chính sách đúng đắn Một trong những vấn đề cần được quan tâmnhất là nâng cao tính thanh khoản của công ty Muốn vậy, nhà quản lý cầnphải biết được những nhân tố nào ảnh hưởng đến tính thanh khoản để từ đó đề

ra các chính sách hợp lý giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty an toàn

và hiệu quả

Trang 12

Tuy nhiên, hiện nay công tác nghiên cứu về tính thanh khoản và nhữngnhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các công ty Việt Nam còn một

số hạn chế do các nhà quản lý công ty chưa tìm hiểu sâu về các nhân tố ảnhhưởng đến tính thanh khoản

Từ những lý do trên, sau một thời gian tìm hiểu về ngành sản xuất thựcphẩm, đồ uống, tôi cho rằng việc nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đếntính thanh khoản của các công ty thuộc nhóm ngành này là một vấn đề có ý

nghĩa khoa học và thực tiễn Do đó, tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu các nhân

tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống Việt Nam”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu hướng đến hai mục tiêu chính:

- Làm rõ các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tốđến tính thanh khoản của các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành sản xuấtthực phẩm, đồ uống Việt Nam

- Dựa trên kết quả nghiên cứu đưa ra một số hàm ý chính sách và kiếnnghị

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những nhân tố ảnh hưởng đến tínhthanh khoản của các công ty sản xuất thực phẩm, đồ uống niêm yết trên thịtrường chứng khoán Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian: các công ty sản xuất thựcphẩm, đồ uống niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: gian đoạn 2013-2015

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập thông tin: Trên cơ sở Báo cáo tài chính theo nămcủa các công ty thuộc ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống niêm yết trên thị

Trang 13

trường chứng khoán Việt Nam, tác giả thu thập số liệu của các chỉ tiêu nghiêncứu trong ba năm 2013, 2014 và 2015.

Phương pháp xử lý và phân tích thông tin: phương pháp phân tích tổnghợp, phương pháp so sánh đối chiếu được sử dụng trong suốt quá trình xử lý

số liệu

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Đề tài đã trình bày những nhân tố và mức độ ảnh hưởng của từng nhân

tố đó đến khả năng thanh khoản của các công ty ngành sản xuất thực phẩm,

đồ uống Từ đó cho thấy đặc thù về khả năng thanh khoản cũng như nhữngnhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngành sản xuất và chế biếnthực phẩm, đồ uống tại Việt Nam

Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở để các công ty ngành sản xuất thựcphẩm, đồ uống niêm yết trên thị trường chứng khoán nói riêng và các công tyngành thực phẩm, đồ uống nói chung đề ra phương hướng, chiến lược, giảipháp để nâng cao khả năng thanh khoản thông qua kế hoạch cải thiện cácnhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của công ty

6 Bố cục đề tài

Luận văn gồm 3 chương:

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍNH THANH KHOẢN VÀ CÁC

NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT THUỘC NHÓM NGÀNH SẢN XUẤT THỰC PHẨM, ĐỒ UỐNG VIỆT NAM

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý TỪ KẾT QUẢ

NGHIÊN CỨU

Trang 14

7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Trên Thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tính thanh khoản và các nhân tốảnh hưởng đến tính thanh khoản của các công ty, các tác giả đã dùng nhiềuphương pháp khác nhau, nghiên cứu thực nghiệm ở những công ty thuộcnhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau trong những điều kiện kinh tế xã hộikhác nhau Cụ thể như một số nghiên cứu sau đây:

Trước tiên phải kể đến một trong những lý thuyết nổi bật nhất của tínhthanh khoản là “lý thuyết ưu chuộng tính thanh khoản” trong nghiên cứu mangtên “The General Theory of Employment, Interest and Money” (Lý thuyết tổngquát về việc làm, lãi suất và tiền tệ) của Keynes (1936) Ông đưa ra ba động cơ

lý giải cho mục đích nắm giữ tiền mặt của con người, đó là: giao dịch, dự phòng

và đầu cơ Học thuyết của Keynes đã trở thành nền tảng lý thuyết cho các nghiêncứu sau này của nhiều tác giả khác phát triển theo đó [17]

Bruinshoofd và Kool (2004) đã tiến hành thực nghiệm về khả năng thanhkhoản ngắn hạn của các công ty Hà Lan Nghiên cứu sử dụng dữ liệu 453 DNgiai đoạn 1986–1997 Các tác giả xem xét yếu tố quy mô, vốn lưu động, tàisản, doanh thu, tổng nợ, nợ ngắn hạn, đầu tư, lợi nhuận trên tài sản, thu nhậpkhông chắc chắn, lãi suất bình quân là biến độc lập Kết quả cho thấy vốn lưuđộng, đầu tư và lợi nhuận trên tài sản lại có tác động tiêu cực đến khả năngthanh khoản của công ty [12]

Opler và cộng sự (1999) đã thực nghiệm các yếu tố tác động đến thanhkhoản của 1048 công ty Mỹ từ 1971 đến 1994 Kết quả cho thấy thanh khoản

có mối tương quan ngược chiều đến quy mô, vốn lưu động, đòn bẩy, chi trả

cổ tức Ở chiều ngược lại, tỷ lệ dòng tiền/tài sản, tỷ lệ chi tiêu vốn/tổng tàisản, rủi ro ngành, và tỷ lệ chi phí nghiên cứu phát triển/doanh thu có tươngquan cùng chiều với thanh khoản Các tác giả kết luận rằng các công ty lớn có

Trang 15

sự tiếp cận thị trường vốn tốt hơn sẽ nắm giữ ít tiền mặt hơn, khiến chỉ sốthanh khoản kém hơn [21]

Afza và Adnan (2007) nghiên cứu về những yếu tố của việc nắm giữ tiềnmặt trong các công ty ở Pakistan Afza và Adnan thu thập mẫu gồm 205 công

ty đại chúng niêm yết trên thị trường chứng khoán Karachi (KSE) trong giaiđoạn 1998-2005 Nghiên cứu của họ cho thấy rằng các công ty có biến độngdòng tiền lớn hơn có xu hướng nắm giữ tiền mặt nhiều hơn để tạo một điểmtựa an toàn cho các hoạt động của công ty được trôi chảy [10]

Kim, Mauer và Sherman (1998) nghiên cứu những yếu tố quyết định tínhthanh khoản của công ty Họ thu thập mẫu gồm 915 công ty công nghiệp ở

Mỹ trong giai đoạn 1975-1994 Kim, Mauer và Sherman dự đoán rằng có mốiquan hệ tích cực giữa chi phí tài chính bên ngoài và đầu tư vào tài sản lưuđộng Họ cũng dự đoán rằng các công ty có biến động dòng tiền lớn có xuhướng đầu tư vào tài sản lưu động nhiều hơn Ngoài ra, nghiên cứu này cũngchỉ ra tính thanh khoản của công ty có mối quan hệ tích cực với tỷ suất sinhlời của tài sản [18]

Với mẫu nghiên cứu trong 3 năm 2008–2010, Gill và Mathur (2011) đãchọn 164 công ty trên thị trường chứng khoán Toronto, Canada nhằm tìm racác yếu tố tác động đến thanh khoản của công ty Quy mô, vốn lưu động ròng,

tỷ lệ nợ, nợ ngắn hạn, tỷ lệ đầu tư và yếu tố ngành có tác động đến thanhkhoản của công ty Các biến có tác động ngược chiều đến thanh khoản là tỷ lệ

nợ, vốn lưu động ròng và tỷ lệ đầu tư [15]

Muhammad Usama (2012) phân tích quản lý vốn lưu động và nghiêncứu ảnh hưởng của vốn lưu động đến lợi nhuận và thanh khoản của công ty.Usama lấy mẫu gồm 18 công ty thuộc ngành thực phẩm được niêm yết trênthị trường chứng khoán Karachi trong thời gian từ 2006-2010 Usama kiểmtra tác động của quy mô, kỳ thu tiền bình quân, kỳ trả nợ bình quân, vòng

Trang 16

quay hàng tồn kho, tỷ lệ nợ đến lợi nhuận và thanh khoản của các công ty.Qua phân tích hồi quy, kết quả cho thấy có tác động tích cực của quy mô đếnlợi nhuận và thanh khoản, trong khi kỳ thu tiền bình quân có tác động tiêu cựcđến lợi nhuận của công ty [19]

Niaz Ahmed Bhutto và các cộng sự (2011) nghiên cứu mối quan hệ giữachu kỳ chuyển đổi tiền mặt với quy mô công ty, vốn lưu động và lợi nhuậncủa các công ty ngành công nghiệp ở Pakistan Dữ liệu thu thập được từ cácbáo cáo tài chính năm 2009 của 157 công ty đại chúng được niêm yết trên sànchứng khoán Karachi Nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ tiêu cực giữachiều dài chu kỳ chuyển đổi tiền mặt với lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu(ROE), nhưng có mối quan hệ tích cực với quy mô và lợi nhuận trên tổng tàisản (ROA) [20]

Isshaq và Bokpin (2009) thu thập dữ liệu hàng năm giai đoạn 1991-2007tại Ghana để đánh giá mối quan hệ giữa thanh khoản, quy mô, vốn lưu động,

tỷ lệ đầu tư và lợi nhuận trên tài sản Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô, lợinhuận trên tài sản, vốn lưu động và tỷ lệ đầu tư có mối quan hệ cùng chiềuvới khả năng thanh khoản của công ty [16]

Chen và Mahajan (2010) nghiên cứu các công ty từ 45 quốc gia giaiđoạn 1994-2005 Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá khả năng thanh khoản củacông ty thông qua biến quy mô, dòng tiền/tài sản, vốn lưu động/tài sản, chiphí vốn/tài sản, tỷ lệ nợ, chi trả cổ tức Nghiên cứu cho thấy dòng tiền có tácđộng cùng chiều trong khi vốn lưu động/tài sản và tỷ lệ nợ có tác động ngượcchiều với khả năng thanh khoản [13]

Ferreira và Vilela (2004) nghiên cứu các yếu tố quyết định tính thanhkhoản của 400 công ty tại 12 quốc gia EU bao gồm Đức, Áo, Pháp, Hy Lạp,

Ý, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Bỉ, Ireland, Phần Lan và Luxemburggiai đoạn 1987-2000 Kết quả cho thấy tính thanh khoản chịu ảnh hưởng cùng

Trang 17

chiều với cơ hội đầu tư và lưu chuyển tiền tệ của công ty Trong khi đó, đònbẩy, quy mô công ty và nợ có ảnh hưởng ngược chiều đến tính thanh khoản.[14]

Ở Việt Nam, bài báo của PGS.TS.Trương Quang Thông (2013) nghiêncứu “Các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàngthương mại Việt Nam” Kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro thanh khoản ngânhàng không những phụ thuộc vào các yếu tố bên trong hệ thống ngân hàngnhư quy mô tổng tài sản, dự trữ thanh khoản, vay liên ngân hàng và tỷ lệ vốn

tự có trên nguồn vốn mà còn chịu sự tác động của các biến kinh tế vĩ mô nhưtăng trưởng kinh tế, lạm phát [8]

Nguyễn Đình Thiên, Nguyễn Thị Mai Trâm, Nguyễn Hồng Thu (2014)

đã nghiên cứu định lượng các yếu tố tác động đến khả năng thanh khoản củacác công ty đang niêm yết (trừ các tổ chức tài chính) tại thị trường chứngkhoán Việt Nam (HOSE, HNX) Dữ liệu nghiên cứu được trích từ báo cáotài chính từ năm 2007 – 2013 Nghiên cứu đã cho thấy khả năng thanh khoảncủa các DN niêm yết giai đoạn 2007 – 2013 bị ảnh hưởng nhiều nhất từ tỷ lệvốn lưu động thuần và tỷ số P/B Các yếu tố trên cũng có tương tác cùngchiều với khả năng thanh khoản bên cạnh tỷ số P/E và tỷ lệ lưu chuyển tiềnthuần Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ và tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản có tương quan

âm đến khả năng thanh khoản [6]

Tuy nhiên, mỗi một DN đều có một đặc điểm riêng, và mỗi quốc giakhác nhau có các chính sách kinh tế và tốc độ tăng trưởng khác nhau Tất cảnhững yếu tố này đều ảnh hưởng đến tính thanh khoản Chính vì vậy, đối vớinền kinh tế của Việt Nam nói chung và ngành sản xuất thực phẩm, đồ uốngnói riêng, tác giả có thể vận dụng và đưa ra thêm các nhân tố ảnh hưởng đốivới tính thanh khoản sao cho phù hợp nhất đối với đặc điểm kinh tế cũng nhưđặc điểm điểm ngành của bài nghiên cứu Vì vậy, khác với các nghiên cứu

Trang 18

trước đây, với không gian và thời gian nghiên cứu hoàn toàn mới tác giả sẽlựa chọn, sử dụng và kiểm định mô hình phù hợp với ngành công nghiệp thựcphẩm từ đó cho cái nhìn khách quan và cụ thể nhất về mối quan hệ giữa cácbiến phụ thuộc và biến độc lập Hai mô hình được lựa chọn để đo lường tínhthanh khoản trong bài nghiên cứu này là: Tỷ số thanh toán hiện hành và Vòngquay vốn lưu động.

Trang 19

Theo từ điển Cambridge, tính thanh khoản là tính chất dễ dàng quy đổithành tiền hoặc các khoản tương đương của các khoản đầu tư hoặc tài sản.Bên cạnh đó, tính thanh khoản chính là khả năng bán nhanh chóng và dễ dàngcủa tài sản mà không phải chịu bất cứ tổn thất nào Những tổn thấy ở đây cóthể là do sự thay đổi giá hoặc các loại phí giao dịch Khi nhà đầu tư cân nhắcđầu tư vào tài sản đó, họ cần phải cân nhắc khả năng có thể bán được tài sản

đó trong tương lai hay không, chi phí bỏ ra để mua tài sản là bao nhiêu vàdòng tiền trong tương lai đem lại cho nhà đầu tư như thế nào Chi phí giaodịch tốn kém và khả năng giá giảm trong tương lai khi bán không phải chỉliên quan đến các tài sản tài chính như cổ phiếu mà bao gồm tất cả các loại tàisản Các loại tổn thất này được gọi là chi phí do thiếu tính thanh khoản

Trong đề tài khóa luận này, tác giả sử dụng định nghĩa tính thanh khoảnnhư sau:

Tính thanh khoản là khả năng nhanh chóng chuyển tài sản thành tiền

mà không phải chịu chi phí cao và khoảng thời gian cho giai đoạn chuyểnthành tiền là ngắn Ví dụ, chứng khoán hay các khoản nợ, khoản phải thu,…

Trang 20

có khả năng đổi thành tiền mặt dễ dàng, thuận tiện cho việc thanh toán hay

chi tiêu Các cách gọi thay thế cho tính thanh khoản là: tính lỏng, tính lưu

động.

Một tài sản gọi là thanh khoản khi mà thị trường của tài sản đó có nhiều

người mua và người bán Tài sản có tính thanh khoản càng cao thì mức độ rủi

ro càng thấp Như vậy, tiền mặt có tính thanh khoản cao nhất, luôn luôn dùng

được trực tiếp để thanh toán, lưu động, tích trữ Do vậy, tính thanh

khoản cũng là một trong những chức năng của tiền tệ Còn hàng tồn kho có

tính thanh khoản thấp nhất vì phải trải qua giai đoạn phân phối và tiêu thụchuyển thành khoản phải thu, rồi từ khoản phải thu sau một thời gian mớichuyển thành tiền mặt

Chứng khoán có tính thanh khoản là những chứng khoán có sẵn thịtrường cho việc bán lại dễ dàng, giá cả tương đối ổn định theo thời gian vàkhả năng cao để phục hồi nguồn vốn đã đầu tư nguyên thủy Nhờ có thịtrường chứng khoán các nhà đầu tư có thể chuyển đổi chứng khoán họ sở hữuthành tiền mặt khi họ muốn và khả năng thanh khoản chính là một trongnhững đặc tính hấp dẫn của chứng khoán với các nhà đầu tư Tính lỏng chothấy sự linh hoạt và an toàn của vốn đầu tư, thị trường hoạt động càng năngđộng và có hiệu quả thì tính lỏng của chứng khoán giao dịch càng cao

Khi lựa chọn chứng khoán để đầu tư, các nhà đầu tư nên xem xét đếnkhả năng bán lại trước khi chúng đáo hạn để tái tạo nguồn vốn đầu tư banđầu Nếu khả năng tái tạo kém, nghĩa là khó tìm được người mua hoặc phảibán mất giá, nhà đầu tư sẽ gánh chịu những tổn thất tài chính lớn Điều nàygọi là rủi ro thanh khoản trong đầu tư chứng khoán

Nhà kinh tế học Keynes (1936) [17] đã chỉ ra rằng tính năng kinh tế đặcbiệt của tiền đó chính là “tính thanh khoản” Tính thanh khoản của DN thểhiện thông qua tính thanh khoản của các loại tài sản và dễ dàng nhận thấy

Trang 21

rằng tiền là tài sản có tính thanh khoản cao nhất Chính nhờ tính thanhkhoản này, DN tránh được những tác động tiêu cực và những “cú sốc” vềdòng tiền không mong đợi.

1.1.2 Lý thuyết khuôn mẫu ưa thích tính thanh khoản

Khuôn mẫu ưa thích tính thanh khoản là một trong những lý luận liênquan đến nhu cầu tiền tệ mà John Maynard Keynes đã nêu ra trong các tácphẩm nổi tiếng “Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ” (tên gốctiếng Anh: The General Theory of Employment, Interest and Money) và trởthành một trong những lý luận quan trọng của kinh tế học Keynes

Nội dung của lý luận này được diễn đạt như sau: Nhu cầu về tiền mặtcủa mọi người gồm hai bộ phận:

Một là, nhu cầu tiền mặt cho giao dịch Lượng cầu tiền mặt này là hàm

số thuận của thu nhập Con người kinh tế điển hình hễ có thu nhập nhiều hơnthì tiêu dùng nhiều hơn

Hai là, nhu cầu tiền mặt cho mục đích đầu cơ Lượng cầu tiền mặt thứhai này là hàm số nghịch của lãi suất Lãi suất càng hấp dẫn thì người ta càng

ít giữ tiền mặt Lãi suất kém hấp dẫn thì có xu hướng giữ tiền mặt nhiều hơn.Nói cách khác, lãi suất chính là cái giá để người ta hy sinh sự ưa chuộng tínhthanh khoản của tiền mặt (quyết định xu hướng giữ tiền)

Các giả thiết của Keynes đưa ra trong khuôn mẫu này là:

Giả thiết thứ nhất: Người ta dùng hai loại tài sản chính để làm của cải

dự trữ của mình là trái phiếu và tiền mặt Giả thiết này làm cho khuôn mẫu ưathích tính thanh khoản bỏ qua các tác động của sự thay đổi tỷ suất lợi nhuận

dự tính của các loại tài sản thực khác như bất động sản, vàng, xe ô tô,…

Với giả thiết chỉ có hai loại tài sản nên tổng của cải trong nền kinh tếbằng tổng khối lượng trái phiếu và tiền mặt cộng lại và bằng tổng lượng cungtrái phiếu (Bs) cộng với tổng lượng tiền cung ứng (Ms) Tổng lượng trái phiếu

Trang 22

mà mọi người muốn mua (Bd) và số tiền mà mọi người muốn giữ (Md) phảibằng với tổng lượng cung trái phiếu và cung tiền do mọi người không thể muanhiều tài sản hơn số nguồn lực mà họ nắm giữ Như vậy lượng cung trái phiếu

và tiền phải bằng với lượng cầu trái phiếu và tiền:

Bs + Ms = Bd + Md

Biến đổi Phương trình này ta có: Bs – Bd = Md – Ms

Từ phương trình trên chúng ta nhận thấy rằng nếu thị trường của tiền tệcân bằng, tức là Md = Ms, thì thị trường trái phiếu cũng phải cân bằng, tức là

Bs = Bd

Như vậy, việc phân tích khuôn mẫu ưa thích tính thanh khoản (Cung –cầu tiền tệ) cũng tương đương với việc phân tích khuôn mẫu tiền vay (Cung –cầu trái phiếu)

Giả thiết thứ hai: Tiền mặt không mang lại lợi nhuận và trái phiếu có tỷsuất lợi nhuận dự tính bằng với lãi suất thực Như vậy, khi lãi suất tăng, tỷsuất lợi nhuận dự tính của tiền giảm một cách đáng kể so với trái phiếu vàtheo Lý thuyết lượng cầu tài sản – Lượng cầu của một tài sản tỷ lệ thuận với

tỷ suất sinh lời dự kiến của loại tài sản đó so với các tài sản khác, cầu về tiền

sẽ giảm xuống, cầu trái phiếu tăng lên

Có thể giải thích giả thiết trên dựa vào khái niệm “Chi phí cơ hội” Chiphí cơ hội của một loại tài sản (trong trường hợp này là tiền) là khoản lợinhuận bị mất đi do không nắm giữ loại tài sản thay thế khác Khi lãi suất tăng,chi phí cơ hội của việc giữ tiền cũng tăng lên (khoản lợi nhuận bị mất đi dokhông nắm giữ trái phiếu) và tiền trở nên kém hấp dẫn hơn, nhu cầu về tiền sẽgiảm xuống

Giả thiết thứ ba: Lượng cung tiền là do Ngân hàng trung ương kiểmsoát và không thay đổi trong ngắn hạn

Trang 23

Lãi suất luôn có xu hướng đi về điểm cân bằng Khi lãi suất quá cao,lượng tiền dư thừa sẽ được chuyển vào thị trường trái phiếu Cầu trái phiếutăng lên làm giá trái phiếu tăng lên và lãi suất giảm đi Lãi suất sẽ giảm chođến lúc thị trường trái phiếu và tiền tệ cân bằng và dừng lại ở mức lãi suất (x)

% (và ngược lại)

Có thể dễ dàng thấy rằng ứng với mỗi một mức cung – cầu tiền sẽ xácđịnh được một lãi suất cân bằng tương ứng Cho nên có thể nói những nhân tốảnh hưởng đến quan hệ cung – cầu tiền tệ trên thị trường cũng sẽ ảnh hưởngđến sự biến động của lãi suất trên thị trường Khuôn mẫu ưa thích tính thanhkhoản cho thấy lãi suất cân bằng thay đổi khi các đường cung, cầu tiền tệ dịchchuyển

Ưu điểm của Lý thuyết ưa chuộng tính thanh khoản:

- Giải thích được tác động của cung – cầu tiền tệ đến lãi suất cân bằng

- Đưa ra được kết quả quan trọng: Việc tăng cung tiền tệ sẽ làm giảmlãi suất => ở nhiều nước đã ứng dụng để thực hiện chính sách mở rộng tiền tệkhi muốn giảm lãi suất để kích thích đầu tư và tiêu dùng

Nhược điểm của Lý thuyết ưa chuộng tính thanh khoản:

- Lý thuyết này giả định rằng người ta chỉ sử dụng tiền và trái phiếu đểlàm của cải dự trữ, dẫn đến bỏ qua tác động của sự thay đổi tỷ suất lợi nhuận

dự tính của các loại tài sản thực khác: bất động sản, vàng,… Trong khi trênthực tế, các yếu tố này cũng ảnh hưởng đến lãi suất trên thị trường

- Chỉ nghiên cứu sự thay đổi của lãi suất cân bằng bởi một yếu tố kinh

tế cụ thể trong điều kiện các yếu tố khác không đổi Trên thực tế, các yếu tốkinh tế thường thay đổi đan xen => Lãi suất chịu sự tác động đồng thời củanhiều yếu tố

- Cung tiền và lãi suất không phải lúc nào cũng tỷ lệ nghịch với nhaubởi sự gia tăng cung tiền ngoài việc tác động trực tiếp lên lãi suất còn có

Trang 24

những tác động trực tiếp lên các yếu tố khác như: thu nhập, mức giá và tỷ lệlạm phát dự tính Các yếu tố này thay đổi do cung tiền tăng cũng có thể làmlãi suất tăng lên.

Sau Keynes cũng có nhiều tác giả nghiên cứu về thuyết ưa chuộng tínhthanh khoản Thuyết ưa chuộng thanh khoản đưa ra những lựa chọn xác địnhbao nhiêu của cải được đầu tư vào các tài sản tài chính và quan tâm đến sựphân bổ số của cải này vào tiền mặt và các tài sản tài chính thay thế khác Haynói cách khác, ưa thích tính thanh khoản là một lý thuyết về việc mong muốngiữ tài sản ngắn hạn hơn so với các tài sản dài hạn làm ảnh hưởng đến khảnăng thanh khoản của một DN

1.1.3 Ý nghĩa của tính thanh khoản trong công ty

Một công ty không thể trả nợ đúng hạn và không thể tiếp tục giữ đúngnghĩa vụ thanh toán của mình đối với các nhà cung cấp tín dụng, dịch vụ vàhàng hóa thì công ty đó có thể đang rơi vào tình trạng yếu kém hoặc bị phásản Không có khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn có thể ảnh hưởngđến hoạt động của công ty và trong nhiều trường hợp có thể ảnh hưởng nhiềuđến uy tín của công ty

Thiếu tiền mặt hoặc tài sản lưu động sẽ làm cho công ty bỏ lỡ những ưuđãi được đưa ra bởi các nhà cung cấp Mất ưu đãi như vậy có thể dẫn đến chiphí cao hơn, do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty

Tất cả các bên liên quan đều quan tâm đến khả năng thanh toán của mộtcông ty Các nhà cung cấp sẽ kiểm tra tính thanh khoản của công ty trước khicho vay hay bán chịu Thanh khoản đôi khi được yêu cầu bởi các ngân hàngkhi họ đánh giá một khoản cho vay Nếu công ty cần một khoản vay, ngânhàng có thể sẽ yêu cầu công ty đó duy trì mức thanh khoản tối thiểu nhất định,như một phần của thỏa thuận cho vay Vì lý do đó, các bước cải thiện thanhkhoản là cần thiết

Trang 25

Các nhân viên cũng quan tâm đến tính thanh khoản của công ty để biếtliệu các công ty có thể đáp ứng các nghĩa vụ liên quan đến quyền lợi của mìnhnhư: tiền lương, quỹ phúc lợi,…

Như vậy có thể nói rằng trong hoạt động kinh doanh thì tính thanh khoảnđược xem như là mạch máu duy trì sự sống của công ty Một khi công ty bịmất tính thanh khoản thì sẽ không thể thanh toán được các khoản nợ và tấtnhiên sẽ rơi vào tình trạng vỡ nợ Lúc này khoảng cách giữa vỡ nợ và phá sảnchỉ còn là vấn đề thời gian nếu DN không kịp thời khôi phục được tính thanhkhoản Do đó, việc hiểu rõ về tính thanh khoản của công ty giúp cho các nhàquản lý kinh doanh tránh được rủi ro thanh khoản trong tương lai

1.1.4 Đo lường tính thanh khoản

Trong quan hệ thanh toán, hầu hết các DN đều có xu hướng thực hiệnviệc tài trợ vốn thông qua vay nợ ngắn hạn Vấn đề đặt ra là liệu DN có khảnăng thanh toán và thanh toán đúng hạn các khoản nợ? Đây là câu hỏi, khôngchỉ bản thân DN mà các ngân hàng, nhà cung cấp, nhà đầu tư, cũng rất quantâm Để trả lời câu hỏi trên thì phải đo lường tính thanh khoản của DN Các

DN chủ yếu sử dụng tỷ số thanh toán để đo lường tính thanh khoản, do các tỷ

số này cho biết khả năng của một DN trong việc dùng các tài sản ngắn hạn đểchi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình Tuy nhiên, mỗi tỷ số đều cónhững ưu và nhược điểm riêng trong việc đo lường tính thanh khoản Sauđây, tác giả sẽ tập trung phân tích những hạn chế của các tỷ số thanh toán này

Thứ nhất, tỷ số thanh toán hiện hành thể hiện mối quan hệ giữa toàn bộtài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn của DN và được tính như sau:

Trang 26

DN tốt Nếu như, trong điều kiện thị trường có những biến động xấu, hàng tồnkho bị ứ đọng, kém phẩm chất làm cho hàng tồn kho khó hoán chuyển thànhtiền Lúc này, DN khó có thể thanh toán được các khoản nợ đến hạn mặc dù

tỷ số thanh toán hiện thời cao Vì thế, trong nhiều trường hợp, tỷ số thanhtoán hiện thời không phản ánh chính xác khả năng thanh toán của DN

Thứ hai, tỷ số khả năng thanh toán nhanh, tương tự như khả năng thanhtoán hiện hành nhưng tỷ số này loại bỏ phần tài sản tồn kho trên tử số Vì đó

là bộ phận phải dự trữ thường xuyên cho kinh doanh mà giá trị của nó và thờigian hoán chuyển thành tiền không chắc chắn Cụ thể, tỷ số này được tính nhưsau:

Knhanh = (TSNH – Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn = (Tiền + ĐTNH + Nợphải thu)/Nợ ngắn hạn

Theo công thức trên, ta thấy trong tài sản ngắn hạn được dùng để thanhtoán nợ ngắn hạn của tỷ số thanh toán nhanh bao gồm các khoản nợ phải thunhưng không phải lúc nào DN cũng có thể thu hồi được và thu hồi đúng hạncác khoản phải thu này Khi đó, tỷ số khả năng thanh toán hiện hành sẽ khôngphản ánh chính xác khả năng thanh toán của DN

Hạn chế của hai chỉ tiêu này là dựa trên khái niệm thanh lý toàn bộ tài sảnngắn hạn của công ty kể cả những tài sản khó hoán chuyển thành tiền để đápứng tất cả các khoản nợ ngắn hạn Trong một số trường hợp, chính hạn chế nàykhiến tỷ số thanh toán hiện hành và tỷ số thanh toán nhanh không phản ánhchính xác khả năng thanh khoản của DN Ví dụ sau đây, sẽ minh họa cho sựhạn chế của việc sử dụng hai tỷ số thanh toán trên trong việc đo lường tínhthanh khoản của DN, giả sử có số liệu của hai DN A và B như bảng sau:

Trang 27

Bảng 1.1.4 Ví dụ về tính thanh khoản

1 Tài sản ngắn hạn 1.500.000.000 1.000.000.000Trong đó: a Hàng tồn kho 800.000.000 400.000.000

b Nợ phải thu 600.000.000 350.000.000

3 Giá vốn hàng bán trung bình ngày 5.000.000 5.000.000

4 Doanh thu trung bình ngày 7.000.000 7.000.000

5 Tỷ số thanh toán hiện hành: (5) = (1)/(2) 4,29 2,86

6 Tỷ số thanh toán nhanh: (6) = [(1)-(a)]/(2) 2,00 1,71

7 Kỳ chuyển đổi hàng tồn kho: (7) = (a)/(3) 160 ngày 80 ngày

8 Kỳ thu tiền khách hàng: (8) =(b)/(4) 86 ngày 50 ngày

9 Kỳ thanh toán cho nhà cung cấp:

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Dựa vào số liệu trên cho thấy, DN A có tỷ số thanh toán hiện hành là4,29 và tỷ số thanh toán nhanh là 2,00 Trong khi đó, DN B có tỷ số thanhtoán hiện hành là 2,86 và tỷ số thanh toán nhanh là 1,71 Như vậy, nếu chỉdựa vào khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán nhanh thì khảnăng thanh toán của DN A là tốt hơn DN B Nhưng đi sâu phân tích chúng, tathấy: DN A cần 86 ngày để thu hồi các khoản phải thu và mất 160 ngày đểhàng tồn kho quay hết 1 vòng DN B cần 50 ngày để thu hồi các khoản phảithu và mất 80 ngày để hàng tồn kho quay hết 1 vòng

Như vậy, trong ví dụ trên DN A là rất kém thanh khoản Mặc dù, DN A

có tỷ số thanh toán hiện hành và tỷ số thanh toán nhanh rất cao Vì các khoản

nợ phải trả của DN A đến nhanh hơn so với tốc độ chuyển đổi hàng tồn kho

và các khoản phải thu sang tiền mặt Trong khi đó, DN A không thể thanhtoán các khoản nợ phải trả đến hạn mà không phải bằng tiền mặt Lúc này,

DN B có thanh khoản tốt hơn DN A vì quá trình chuyển đổi của hàng tồn kho

và nợ phải thu nhanh hơn

Trang 28

Thứ ba, tỷ số khả năng thanh toán tức thời: Đây là tỷ số thể hiện mốiquan hệ giữa tiền và tương đương tiền so với nợ ngắn hạn:

Nhận xét, việc sử dụng ba tỷ số thanh toán nêu trên trong việc đo lườngtính thanh khoản có những hạn chế nhất định, chưa đủ để đánh giá chính xáctính thanh khoản của DN Vì vậy, để khắc phục được những hạn chế trên thìngoài ba tỷ số khả năng thanh toán, DN có thể vận dụng chỉ số Chu kỳchuyển đổi tiền mặt (Cash Conversion Cycle-CCC) Đây là chỉ số đượcVerlyn Richards và Eugene Laughlin giới thiệu vào năm 1980 trong bài viết

“Một sự tiếp cận chu kỳ chuyển đổi tiền mặt để phân tích tính thanh khoản”[22] Nói cách khác, chu kỳ chuyển đổi tiền mặt phản ánh độ dài của thời gian

mà một DN bán hàng tồn kho, thu các khoản phải thu và trả các khoản phảitrả của mình Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt được tính theo công thức sau:

CCC = ICP + RCP – PDP

Trong đó:

Trang 29

- ICP là kỳ chuyển đổi hàng tồn kho (Inventory Conversion Period): Chỉtiêu này phản ánh số ngày của một vòng quay hàng tồn kho và được tính nhưsau:

ICP = Giá trị hàng tồn kho bình quân/Giá vốn hàng bán trung bình ngày

- RCP là kỳ thu tiền khách hàng (Receivable Conversion Period): Chỉtiêu này phản ánh số ngày bình quân của một chu kỳ nợ, từ khi bán hàng đếnkhi thu tiền và được tính như sau:

RCP = Số dư bình quân nợ phải thu/Doanh thu trung bình ngày

- PDP là kỳ thanh toán cho nhà cung cấp (Payable Deferral Period): Chỉtiêu này phản ánh số ngày DN cần để thanh toán các khoản phải trả của mình

và được tính như sau:

PDP = Số dư bình quân nợ phải trả/Giá vốn hàng bán trung bình ngàyTừ công thức tính CCC, ta thấy chỉ tiêu này càng thấp sẽ rút ngắn chu kỳchuyển đổi tiền mặt, giảm lượng vốn lưu động bị ứ đọng, nâng cao hiệu quảhoạt động, tăng tính thanh khoản cho DN

Ví dụ trên, chu kỳ chuyển đổi tiền mặt của DN A và B lần lượt được tínhnhư sau:

CCCA = ICPA + RCPA – PDPA = 160 + 86 – 70 = 176 (ngày)

CCCB = ICPB + RCPB – PDPB = 80 + 50 – 70 = 60 (ngày)

Dựa vào kết quả tính toán trên, ta thấy chu kỳ chuyển đổi tiền mặt của

DN B (60 ngày) ngắn hơn DN A (176 ngày), tức là tính thanh khoản của DN

B tốt hơn DN A

Bên cạnh đó, chỉ số vòng quay vốn lưu động cũng có thể được xem xét

để đánh giá chu kỳ chuyển đổi tiền mặt của một DN Một DN có thể có lợinhuận nhưng khả năng thanh khoản thấp nếu tài sản của nó không thể dễ dàngđược chuyển đổi thành tiền mặt Việc quản lý vốn lưu động liên quan đếnquản lý hàng tồn kho, các khoản phải thu, phải trả và tiền mặt Quá trình vận

Trang 30

động của vốn lưu động bắt đầu từ việc dùng tiền tệ mua sắm vật tư dự trữ chosản xuất, tiến hành sản xuất và khi sản xuất xong DN tổ chức tiêu thụ để thu

về một số vốn dưới hình thái tiền tệ ban đầu với giá trị tăng thêm Mỗi lần vậnđộng như vậy được gọi là một vòng luân chuyển của vốn lưu động DN sửdụng vốn đó càng có hiệu quả bao nhiêu thì càng có thể sản xuất và tiêu thụsản phẩm nhiều bấy nhiêu Vì lợi ích kinh doanh đòi hỏi các DN phải sử dụnghợp lý, hiệu quả hơn từng đồng vốn lưu động làm cho mỗi đồng vốn lưu độnghàng năm có thể mua sắm nguyên, nhiên vật liệu nhiều hơn, sản xuất ra sảnphẩm và tiêu thụ được nhiều hơn Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu độngtức là có thể tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, rút ngắn thời gian vốn lưuđộng nằm trong các khâu dự trữ, sản xuất và lưu thông, từ đó giảm bớt sốlượng vốn lưu động chiếm dùng, tiết kiệm vốn lưu động trong luân chuyển.Thông qua việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, DN có thể giảm bớt sốvốn lưu động chiếm dùng mà vẫn đảm bảo được nhiệm vụ sản xuất – kinhdoanh như cũ hoặc với quy mô vốn lưu động không đổi DN vẫn có thể mởrộng được quy mô sản xuất

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến một DN làm ăn thiếu hiệuquả thậm chí thất bại trên thương trường Có thể có các nguyên nhân chủquan, nguyên nhân khách quan, tuy nhiên một nguyên nhân phổ biến nhất vẫn

là việc sử dụng vốn không hiệu quả trong việc mua sắm, dự trữ, sản xuất vàtiêu thụ sản phẩm Điều này dẫn đến việc sử dụng lãng phí vốn lưu động, tốc

độ luân chuyển vốn lưu động thấp, mức sinh lợi kém và thậm chí có DN còngây thất thoát, không kiểm soát được vốn lưu động dẫn đến mất khả năng tổchức sản xuất kinh doanh, khả năng thanh toán Do đó, tác giả nhận thấy cầnphải xem xét chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động để đánh giá tốc độ luân chuyểnvốn lưu động và khả năng thanh khoản của một DN

Trang 31

Từ những nghiên cứu trước đây về Tính thanh khoản và các nhân tố ảnhhưởng đến tính thanh khoản của DN, có thể thấy tính thanh khoản được đolường chủ yếu bởi tỷ số thanh toán hiện hành Tuy nhiên, xét trong bối cảnhngành sản xuất thực phẩm, đồ uống Việt Nam hiện nay, tác giả nhận thấy tỷ

số thanh toán hiện hành không phản ánh chính xác tính thanh khoản của các

DN do đặc thù các DN thuộc ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống có lượnghàng tồn kho lớn nên sẽ làm ảnh hưởng đến tỷ số thanh toán hiện hành như đãtrình bày ở trên Do đó, tác giả sẽ kết hợp phân tích chỉ tiêu vòng quay vốnlưu động để đánh giá tốc độ quay vòng hàng tồn kho trong kỳ của các DNnày Qua khảo cứu nghiên cứu học thuật của các tác giả đi trước và từ đặcđiểm của ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống của Việt Nam, ta có thể tổngquát được những nhân tố có tác động tới tỷ số thanh toán hiện hành và vòngquay vốn lưu động của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành này như sau:

1.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THANH TOÁN HIỆN HÀNH CỦA DOANH NGHIỆP

1.2.1 Quy mô của DN

Quy mô của DN biểu hiện ở quy mô của tài sản và nguồn nhân lực hay

đó là tổng giá trị tài sản, nguồn vốn hoặc số lượng lao động Một số nghiêncứu trước đây cho thấy rằng quy mô có tác động đến khả năng thanh toánhiện hành của DN Các công ty lớn thường đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh,

có uy tín trên thị trường nên dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn vay bênngoài và các nhà cung cấp cũng sẵn sàng bán chịu cho DN, thúc đẩy nợ ngắnhạn của DN tăng nhanh Ngược lại, các công ty nhỏ có nguy cơ đối mặt vớikhó khăn trong vay nợ hơn các công ty lớn Vì vậy, hạn chế thanh khoản trởnên nghiêm trọng hơn khi quy mô công ty tăng

Cụ thể, nghiên cứu của Opler và cộng sự (1999) đã thực nghiệm các yếu

tố tác động đến thanh khoản của 1048 công ty Mỹ từ 1971 đến 1994 Kết quả

Trang 32

cho thấy các công ty lớn có sự tiếp cận tốt nhất đến các thị trường vốn sẽ có

xu hướng nắm giữ ít tiền mặt hơn, khiến chỉ số khả năng thanh toán hiện hànhkém hơn [21]

1.2.2 Nợ ngắn hạn

Trong đề tài này, tác giả sử dụng chỉ tiêu Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tàisản để nghiên cứu tác động của Nợ ngắn hạn đến khả năng thanh toán hiệnhành của DN Tỷ lệ nợ của công ty có thể ảnh hưởng không tốt đến tài sản lưuđộng Các công ty có một lịch sử dòng tiền ổn định mong muốn có Tỷ sốthanh toán hiện hành cao hơn để đáp ứng cho các trường hợp bất trắc (ví dụnhư cơ hội đầu tư trong tương lai hay trả các khoản nợ đến hạn thanh toán,

…)

Baskin (1989) lập luận rằng khi tỷ lệ nợ của công ty tăng lên, chi phí củacác quỹ sử dụng để đầu tư vào tài sản lưu động tăng, do đó làm giảm khảnăng thanh khoản của các quỹ đó [11] Hay nói cách khác, khả năng thanhtoán hiện hành có mối quan hệ ngược chiều với nợ ngắn hạn Giả thuyết nàycũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Gill và Mathur (2011) [15]

1.2.3 Số vòng quay hàng tồn kho

Hàng tồn kho có ảnh hưởng đến tính thanh khoản của công ty dưới góc

độ Tỷ số thanh toán hiện hành nhưng hàng tồn kho là tài sản lưu động có tínhthanh khoản thấp hơn so với các tài sản lưu động khác vì phải trải qua giaiđoạn phân phối và tiêu thụ Do đó, khi quá trình luân chuyển hàng tồn khocủa DN chậm sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả kinh doanh của DN, HTK

bị ứ đọng làm DN chậm thu hồi tiền mặt để phục vụ cho các hoạt động sảnxuất kinh doanh, làm tăng nhu cầu vay nợ ngắn hạn Nếu DN có số vòng quayhàng tồn kho lớn nghĩa là HTK được luân chuyển nhanh chóng, không bị ứđọng, tình hình kinh doanh tốt và doanh thu tăng nhanh, DN sẽ chủ động hơn

Trang 33

trong hoạt động sản xuất kinh doanh và giảm áp lực vay nợ Như vậy, số vòngquay HTK có mối quan hệ tích cực với tỷ số thanh toán hiện hành của DN.

1.2.4 Tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA)

Tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA) đo lường hoạt động của công ty trongviệc sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập Chỉ tiêu ROA phản ánh cứ 100 đồngtài sản đầu tư tại DN sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế Chỉ tiêunày càng cao phản ánh khả năng sinh lời của tài sản càng lớn

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản là mối quan tâm đặc biệt của người chovay hoặc chủ nợ của một công ty Những người này nhận được phần thu nhậpcủa họ theo như hợp đồng đã ký kết Khi gia hạn nợ hoặc cung cấp các khoản

nợ dài hạn cho công ty, những người cho vay muốn chắc chắn rằng công ty cóthể tạo ra mức sinh lợi trên tài sản vượt trội hơn so với chi phí của nó

Hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN càng cao chứng tỏ DN làm ăncàng có lãi, dẫn đến khả năng thanh toán hiện hành của DN càng tăng do DN

dễ dàng tiếp cận nguồn vốn dài hạn nên giảm bớt áp lực từ nguồn vốn vayngắn hạn, hay nói cách khác khả năng thanh toán hiện hành của DN có mốiquan hệ thuận chiều với ROA

1.2.5 Vốn lưu động ròng

Vốn lưu động ròng nhấn mạnh đến tính linh hoạt trong việc sử dụng tàisản ở DN Nếu vốn lưu động ròng dương có nghĩa là công ty có khả năng chitrả các nghĩa vụ nợ ngắn hạn của mình Ngược lại, nếu vốn lưu động ròng âmnghĩa là hiện tại công ty không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạnbằng tài sản hiện có của mình Trường hợp xấu nhất là công ty có thể bị phásản

Như vậy, vốn lưu động ròng càng lớn chứng tỏ khả năng thanh toán hiệnhành của DN càng cao Hay nói cách khác, vốn lưu động ròng có mối quan hệ

Trang 34

thuận chiều với khả năng thanh toán hiện hành của DN Giả thuyết này phùhợp với kết quả nghiên cứu của Bruinshoofd và Kool (2004) [12].

1.2.6 Số vòng quay các khoản phải thu khách hàng

Nợ phải thu góp phần làm tăng tính thanh khoản của công ty dưới góc độ

Tỷ số thanh toán hiện hành và Tỷ số thanh toán nhanh Tương tự hàng tồnkho, nợ phải thu là tài sản lưu động có tính thanh khoản thấp hơn so với cáctài sản lưu động khác Do đó, khi quá trình thu hồi nợ của DN chậm trễ sẽ ảnhhưởng không tốt đến khả năng thanh toán hiện hành

Số vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoảnphải thu thành tiền mặt Tỷ số này càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoảnphải thu càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiềnmặt cao, điều này giúp cho DN nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ độngtrong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất, từ đó làm giảm áp lựcvay nợ ngắn hạn Ngược lại, nếu hệ số này càng thấp thì số tiền của DN bịchiếm dụng ngày càng nhiều, lượng tiền mặt sẽ ngày càng giảm, làm giảm sựchủ động của DN trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất và cóthể DN sẽ phải đi vay ngân hàng để tài trợ thêm cho nguồn vốn lưu động này,dẫn đến tăng tỷ lệ nợ, làm giảm khả năng thanh toán hiện hành của DN.Trong mỗi ngành khác nhau thì chỉ số này cũng khác nhau và để đánh giáhiệu quả quản lý của DN, cần so sánh số ngày thu tiền bình quân với số ngàythanh toán cho các khoản công nợ phải trả mà DN đó quy định

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VÒNG QUAY VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

1.3.1 Quy mô của DN

Vốn lưu động được coi là nguồn lực quan trọng nhất trong doanh nghiệp.Vốn là tiền đề vật chất không thể thiếu đối với sự ra đời và phát triển củadoanh nghiệp VLĐ còn là công cụ phản ánh và đánh giá quá trình hoạt động

Trang 35

của hàng hoá, cũng như phản ánh quá trình mua sắm, dự trữ bán hàng củadoanh nghiệp Mặt khác vốn lưu động luân chuyển nhanh hay chậm còn phảnánh thời gian lưu thông có hợp lý hay không Do đó, thông qua tình hình luânchuyển VLĐ của doanh nghiệp, các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đánh giákịp thời đối với các mặt hàng mua sắm dự trữ, sản xuất và tiêu thụ của doanhnghiệp Như vậy, các công ty có quy mô càng lớn, càng đa dạng hóa lĩnh vựckinh doanh thì có lượng vốn lưu động càng lớn do quá trình kinh doanh đòihỏi phải được duy trì liên tục, thường xuyên và phải có mức dự trữ hàng hoáphù hợp với quy mô kinh doanh Vì vậy, các công ty có quy mô lớn sẽ cólượng hàng tồn kho lớn hơn so với các công ty có quy mô nhỏ, dẫn đến việchoàn thành một vòng quay hàng tồn kho sẽ mất nhiều thời gian hơn so với cáccông ty nhỏ.

Tóm lại VLĐ, đặc biệt là hàng tồn kho có vai trò rất quan trọng tronghoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Các doanh nghiệp có quy

mô lớn đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ nhằm đưa ra những biệnpháp tối ưu phục vụ cho chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp

1.3.2 Tỷ lệ Lợi nhuận sau thuế/ Tổng doanh thu

Để tăng vòng quay vốn lưu động, DN sẽ chú trọng tăng doanh thu, dẫnđến tỷ lệ LNST/DT giảm xuống Mặt khác, nếu tập trung tăng doanh thu thìchi phí của DN sẽ không được kiểm soát tốt; nếu chi phí tăng nhanh hơn sovới tốc độ tăng trưởng của doanh thu thì LNST của DN sẽ giảm, dẫn đến tỷ lệLNST/DT giảm Nguyên nhân là bởi, một DN nếu muốn cải thiện kết quảkinh doanh thì sẽ phải đi theo hai mục tiêu chính: hoặc là tập trung tăngdoanh thu, hoặc là tập trung giảm chi phí; DN rất khó có thể hoàn thành tốt cảhai mục tiêu nên để nâng cao hiệu quả hoạt động thì DN phải tìm cách cảithiện một khía cạnh tốt hơn để bù đắp cho khía cạnh còn lại Nghĩa là, doanh

Trang 36

thu của DN phải tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của chi phí, hoặc là tỷ lệgiảm của chi phí phải cao hơn tỷ lệ giảm của doanh thu

1.3.3 Vốn lưu động ròng

Trong mối quan hệ với nợ ngắn hạn, tài sản ngắn hạn có thể được đạidiện bởi vốn lưu động ròng Nếu vốn lưu động ròng dương nghĩa là nguồnvốn dài hạn thường xuyên của công ty không những đủ tài trợ cho tài sản dàihạn mà còn dư để tài trợ cho tài sản ngắn hạn, giúp DN chủ động trong kinhdoanh và VLĐ quay vòng nhanh hơn do công ty không mất thời gian tìmkiếm nguồn vốn tạm thời, sự sẵn có của nguồn vốn sẽ giúp DN chủ động hơntrong việc mua hàng hóa, nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất, kinhdoanh Nếu VLĐR âm nghĩa là công ty đang phải dùng các nguồn vốn ngắnhạn để tài trợ cho tài sản dài hạn, công ty phụ thuộc vào các nguồn vay nợ bênngoài và kéo dài thời gian luân chuyển VLĐ do công ty phải mất thời gian đitìm nguồn vốn tạm thời Như vậy, vốn lưu động ròng dương và càng cao thìvốn lưu động quay vòng càng nhanh

1.3.4 Tốc độ tăng trưởng doanh thu

Tốc độ tăng trưởng của doanh thu được đo lường bằng tỷ lệ giữa chênhlệch của doanh thu năm nay và doanh thu năm trước trên doanh thu năm trước.Khi tốc độ tăng trưởng doanh thu cao, có khả năng DN nới lỏng chính sách tíndụng trong việc bán hàng, trong khi đó DN cần tăng số lượng hàng dự trữ đểđáp ứng kịp sự tăng trưởng của doanh thu Bên cạnh đó, để đảm bảo duy trì tốc

độ tăng trưởng doanh thu đòi hỏi các doanh nghiệp phải có mức dự trữ hànghoá phù hợp với quy mô kinh doanh Nếu vốn dự trữ hàng hoá thực tế nhỏ hơnmức tối thiểu cần thiết thì doanh nghiệp sẽ thiếu hàng để bán ra, hoạt động bánhàng bị gián đoạn, doanh thu đạt được không được tối đa, dẫn đến hiệu quả sửdụng VLĐ không tốt Còn nếu dự trữ hàng hoá thực tế lớn hơn mức dự trữ caonhất thì hàng hoá bị ứ đọng trong kho gây lãng phí vốn mặc dù doanh thu có

Trang 37

thể đạt được như dự tính Hàng hoá dự trữ được coi là bộ phận chủ yếu củaVLĐ trong doanh nghiệp, do vậy tốc độ chu chuyển hàng hoá tồn kho có ảnhhưởng đến tốc độ chu chuyển của toàn bộ VLĐ và ảnh hưởng đến hiệu quả sửdụng vốn lưu động Như vậy, DN có tốc độ tăng trưởng doanh thu cao thì tốc

độ chu chuyển hàng hóa tồn kho cũng cao, dẫn đến rút ngắn thời gian quayvòng vốn lưu động Hay nói cách khác, tốc độ tăng trưởng doanh thu của DNảnh hưởng cùng chiều đến vòng quay vốn lưu động

Trang 38

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong Chương 1, luận văn trình bày cơ sở lý luận chung về tính thanhkhoản và các chỉ tiêu đo lường tính thanh khoản của một công ty, đồng thờinêu ra các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của công ty dựa trên cácnghiên cứu trước đây Dựa trên cơ sở lý luận đó, tác giả cũng đưa ra một sốnhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của công ty như: Quy mô công ty;

Hệ số nợ; Số vòng quay hàng tồn kho; ROA; Vốn lưu động ròng; Số vòngquay các khoản phải thu khách hàng; Tỷ lệ LNST/tổng DT và Tốc độ tăngtrưởng doanh thu của công ty Chương 2 tác giả sẽ tiến hành thiết kế nghiêncứu để nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tố đó như thế nào?

Trang 39

CHƯƠNG 2

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT THUỘC NHÓM NGÀNH SẢN XUẤT THỰC PHẨM, ĐỒ

UỐNG VIỆT NAM

2.1 TỔNG QUAN VỀ NHÓM NGÀNH SẢN XUẤT THỰC PHẨM, ĐỒ UỐNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 của Thủ tướngChính phủ v/v Ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, sản xuất thựcphẩm – đồ uống thuộc phân ngành cấp 2, được xếp vào ngành Công nghiệpchế biến, chế tạo Các hoạt động sản xuất của ngành gồm nhiều tiểu ngànhnhỏ: Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt; Chế biến, bảo quản thủysản và các sản phẩm từ thủy sản; Chế biến và bảo quản rau quả; Sản xuất dầu,

mỡ động, thực vật; Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa; Xay xát và sản xuấtbột; Sản xuất thực phẩm khác; Sản xuất đồ uống có cồn và không cồn Trong khi đó, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm – đồ uống thuộc phânngành cấp 3, xếp vào ngành Bán buôn và bán lẻ

Ngành công nghiệp Thực phẩm – Đồ uống là ngành sản xuất, chế biếnthức ăn nấu chín hoặc chưa qua nấu chín; các loại nước khoáng và nước cómùi vị đóng chai, đáp ứng nhu cầu ẩm thực cho người sử dụng Ngành đónggóp vai trò quan trọng khi thu hút lượng lớn DN và tạo ra nguồn lợi nhuận lớnthứ 2 trong lĩnh vực công nghiệp

Thực phẩm – Đồ uống đóng góp tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tiêudùng: Theo tổ chức nghiên cứu Economist Intelligence Unit (EIU), năm 2015,tổng quy mô tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình Việt Nam đạt 127,7 tỷ USD.Trong đó, chi tiêu cho thực phẩm – đồ uống – thuốc lá đạt 55,3 tỷ USD,

Trang 40

chiếm tỷ trọng 43,3% tổng mức tiêu dùng cả nước Tỷ trọng này giữ khoảngcách xa so với tỷ trọng mua sắm các sản phẩm dịch vụ lớn tiếp theo là Nhà ở

và vật liệu xây dựng (10,2%); Giải trí, giáo dục (9,4%); Giao thông, viễnthông (9,2%)… Điều này gián tiếp cho thấy giá trị sản xuất, nhu cầu vay vốncủa ngành công nghiệp thực phẩm – đồ uống là rất lớn

Nhóm ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng képhàng năm là 12% trong giai đoạn 2010 - 2015 Năm 2015, doanh thu cả ngànhđạt 1.033 tỷ đồng, tăng 14,3%, trong đó thực phẩm ước đạt 690 nghìn tỷ,chiếm tỷ trọng 67%, đồ uống có cồn đạt 203 nghìn tỷ, chiếm 19,7% VNDScho rằng trong khi nền kinh tế vận hành ổn định, giá cả hàng hóa thiết yếu có

xu hướng tăng nhẹ và tầng lớp trung lưu mở rộng, ngành Thực phẩm – đồuống có cơ sở vững chắc để tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng 2 con số trongnăm 2017

Trong giai đoạn 2016 – 2017, thực phẩm và đồ uống có xu hướng mởrộng sản xuất Cụ thể, Vinasoy (QNS) xây dựng nhà máy sữa công suất 90triệu lít sữa ở Bình Dương; Công ty CP Tập đoàn KiĐo (KDC) sẽ tiếp tục mởthêm nhà máy mỳ ăn liền miền Nam sau nhà máy đầu tiên ở Bắc Ninh; TổngCông ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SAB) mở nhà máycông suất 50 triệu lít ở Vĩnh Long Qua đó chứng tỏ tăng trưởng dành chongành thực phẩm – đồ uống vẫn còn nhiều dư địa Tuy nhiên,VNDS_Research cho rằng, ngành thực phẩm và đồ uống cũng sẽ chịu áp lựctrước sự bật tăng trở lại của giá năng lượng và một số nguyên liệu đầu vào,đồng thời, phải phát triển tương thích với xu hướng mới của ngành bán lẻ Xuhướng mua sắm đang dịch chuyển mạnh mẽ từ kênh truyền thống (chợ, tạphóa nhỏ) sang những kênh hiện đại hơn (siêu thị, cửa hàng tiện lợi, mua hàngtrực tuyến) Mặt khác, người tiêu dùng đang dần quan tâm đến chất lượng,nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm hơn vấn đề giá cả Vì vậy, sự tăng trưởng của

Ngày đăng: 14/03/2018, 20:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[11] Baskin, J. (1989), “Dividend Policy and the Volatility of Common Stock”, Journal of Portfolio Management, 15(3), pp. 19 – 25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dividend Policy and the Volatility of CommonStock”, "Journal of Portfolio Management
Tác giả: Baskin, J
Năm: 1989
[12] Bruinshoofd, W.A., and Kool, C.J.M(2004), “Dutch corporate liquidity management: new evidence on aggregation”, Journal of Applied Economics, 7(2), pp. 195 – 230 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dutch corporate liquiditymanagement: new evidence on aggregation”, "Journal of AppliedEconomics
Tác giả: Bruinshoofd, W.A., and Kool, C.J.M
Năm: 2004
[13] Chen, N. and Mahajan, A. (2010), “Effects of Macroeconomic Conditions on Corporate Liquidity International Evidence”, International Research Journal of Finance and Economics, 35(1), pp.112 – 129 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Effects of MacroeconomicConditions on Corporate Liquidity International Evidence”,"International Research Journal of Finance and Economics
Tác giả: Chen, N. and Mahajan, A
Năm: 2010
[14] Ferreira, Miguel A. and Vilela, Antonio S. (2004), “Why Do Firms Hold Cash? Evidence from EMU Countries”, European Financial Management, 10(2), pp. 295 – 319 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Why Do Firms HoldCash? Evidence from EMU Countries”, "European FinancialManagement
Tác giả: Ferreira, Miguel A. and Vilela, Antonio S
Năm: 2004
[15] Gill, A. and Mathur, N. (2011), “Factor that influence corporate liquidity holdings in Canada”, Journal of Applied Finance & Banking, 1(2), pp.133 – 153 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Factor that influence corporate liquidityholdings in Canada”, "Journal of Applied Finance & Banking
Tác giả: Gill, A. and Mathur, N
Năm: 2011
[16] Isshaq, Z. and Bokpin, G.A. (2009), “Corporate liquidity management of listed firms in Ghana”, Asian Pacific Journal of Business Administration, 1(2), pp. 189 – 198 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Corporate liquidity management oflisted firms in Ghana”, "Asian Pacific Journal of BusinessAdministration
Tác giả: Isshaq, Z. and Bokpin, G.A
Năm: 2009
[17] Keynes, J.M. (1936), “The General Theory of Employment, Interest and Money”, Macmillan, London Sách, tạp chí
Tiêu đề: The General Theory of Employment, Interest andMoney
Tác giả: Keynes, J.M
Năm: 1936
[18] Kim, C.S., Mauer, D.C. and Sherman, A.E. (1998), “The determinants of corporate liquidity: Theory and Evidence”, Journal of Financial and Quantitative Analysis, 33(3), pp. 335 – 359 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The determinants ofcorporate liquidity: Theory and Evidence”, "Journal of Financial andQuantitative Analysis
Tác giả: Kim, C.S., Mauer, D.C. and Sherman, A.E
Năm: 1998
[20] Niaz Ahmed Bhutto, Ghulam Abbas, Mujeeb-ur-Rehman and Syed Mir M. Shah (2011), “Relationship of Cash Conversion Cycle with Firm Size, Working Capital Approaches and Firm’s Profitability: A case of Pakistani Industries”, Pakistan Journal of Engineering and Applied Sciences, 1(2), pp. 45 – 64 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Relationship of Cash Conversion Cycle with FirmSize, Working Capital Approaches and Firm’s Profitability: A case ofPakistani Industries”, "Pakistan Journal of Engineering and AppliedSciences
Tác giả: Niaz Ahmed Bhutto, Ghulam Abbas, Mujeeb-ur-Rehman and Syed Mir M. Shah
Năm: 2011
[21] Opler, T., Pinkowitz, L., Stulz, R. and Williamson, R. (1999), “The determinants and implications of corporate cash holdings”, Journal of Financial Economics, 52(1), pp. 3 – 46 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thedeterminants and implications of corporate cash holdings”, "Journal ofFinancial Economics
Tác giả: Opler, T., Pinkowitz, L., Stulz, R. and Williamson, R
Năm: 1999
[22] Verlyn Richards and Eugene Laughlin (1980), “A Cash Conversion Cycle Approach to Liquidity Analysis”, Financial Management, 9(1), pp. 32 – 38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A Cash ConversionCycle Approach to Liquidity Analysis”, "Financial Management
Tác giả: Verlyn Richards and Eugene Laughlin
Năm: 1980

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w