1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng tài chính dài hạn của các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành sản xuất thực phẩm đồ uống việt nam

120 512 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 5,23 MB

Nội dung

CBTCDH Cân bằng tài chính dài hạnGENDER Giới tính của chủ doanh nghiệp LEV Cấu trúc tài chính NDH/TTS Tỷ số nợ dài hạn trên tổng tài sản NVTS/TTS Tỷ số nguồn vốn thường xuyên trên tổng t

Trang 1

LÊ THỊ PHƯƠNG THÚY

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÂN BẰNG TÀI CHÍNH DÀI HẠN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT THUỘC NHÓM NGÀNH SẢN XUẤT

THỰC PHẨM ĐỒ UỐNG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ THỊ PHƯƠNG THÚY

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÂN BẰNG TÀI CHÍNH DÀI HẠN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT THUỘC NHÓM NGÀNH SẢN XUẤT

THỰC PHẨM ĐỒ UỐNG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Mã số: 60.34.03.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐƯỜNG NGUYỄN HƯNG

Trang 4

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả phương án nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Lê Thị Phương Thúy

Trang 5

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Bố cục đề tài 4

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 5

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 9

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÂN BẰNG TÀI CHÍNH DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP 11

1.1 TỔNG QUAN VỀ CÂN BẰNG TÀI CHÍNH DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP 11

1.1.1 Khái niệm về cân bằng tài chính dài hạn 11

1.1.2 Tầm quan trọng của cân bằng tài chính dài hạn 12

1.2 CÁC LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC VỐN - NỀN TẢNG LÝ THUYẾT CỦA CÂN BẰNG TÀI CHÍNH DÀI DẠN 13

1.2.1 Lý thuyết Modigliani và Miller về cấu trúc vốn 14

1.2.2 Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn 17

1.2.3 Lý thuyết trật tự phân hạng 18

1.2.4 Lý thuyết chi phí đại diện 20

1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÂN BẰNG TÀI CHÍNH DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP 21

1.3.1 Cấu trúc tài chính 22

1.3.2 Cấu trúc tài sản 23

1.3.3 Hiệu quả hoạt động kinh doanh 23

Trang 6

1.3.6 Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh 26

1.3.7 Khả năng thanh toán nhanh 26

1.3.8 Số năm hoạt động 27

1.3.9 Quy mô doanh nghiệp 28

1.3.10 Vốn lưu động ròng năm trước 29

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 30

CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÂN BẰNG TÀI CHÍNH DÀI HẠN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT THUỘC NHÓM NGÀNH SẢN XUẤT THỰC PHẨM ĐỒ UỐNG VIỆT NAM 31

2.1 TỔNG QUAN VỀ CÂN BẰNG TÀI CHÍNH DÀI HẠNCỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT THUỘC NHÓM NGÀNH SẢN XUẤT THỰC PHẨM ĐỒ UỐNG VIỆT NAM 31

2.1.1 Tổng quan về công ty thuộc nhóm ngành sản xuất thực phẩm đồ uống Việt Nam 31

2.1.2 Cân bằng tài chính dài hạn của các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành sản xuất thực phẩm đồ uống Việt Nam 38

2.2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÂN BẰNG TÀI CHÍNH DÀI HẠN CỦA CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT THUỘC NHÓM NGÀNH SẢN XUẤT THỰC PHẨM ĐỒ UỐNG VIỆT NAM 41

2.2.1 Các giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu 41

2.2.2 Đo lường các biến 53

2.2.3 Chọn mẫu nghiên cứu 56

2.2.4 Phương pháp ước lượng mô hình 56

Trang 7

QUẢ NGHIÊN CỨU 60

3.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TỪ MÔ HÌNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÂN BẰNG TÀI CHÍNH DÀI HẠN 60

3.1.1 Mô tả thống kê 60

3.1.2 Phân tích hồi quy theo binary logistic 65

3.1.3 Kiểm định giả thuyết ước lượng mô hình 70

3.1.4 Phân tích kết quả nghiên cứu 72

3.2 HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KIẾN NGHỊ 78

3.2.1 Tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh 78

3.2.2 Kiểm soát tốc độ tăng trưởng doanh thu 79

3.2.3 Rút ngắn chu kỳ tiền mặt 81

3.2.4 Một số hàm ý khác 85

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 86

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87

1 Những kết quả đạt được và hạn chế của đề tài 87

2 Hướng nghiên cứu và phát triển sau khi hoàn thành đề tài 88

PHỤ LỤC

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)

GIẤY ĐỀ NGHỊ BẢO VỆ LUẬN VĂN

BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN (Bản sao)

NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1

NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 2

BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN

Trang 8

CBTCDH Cân bằng tài chính dài hạn

GENDER Giới tính của chủ doanh nghiệp

LEV Cấu trúc tài chính

NDH/TTS Tỷ số nợ dài hạn trên tổng tài sản

NVTS/TTS Tỷ số nguồn vốn thường xuyên trên tổng tài sảnNWC/TSLĐ Vốn lưu động ròng trên tài sản lưu động

NWCT Vốn lưu động ròng năm trước

OCF Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh

QR Khả năng thanh toán nhanh

ROS Tỷ suất sinh lời trên doanh thu

SALEGR Tốc độ tăng trưởng doanh thu

SIZE Quy mô doanh nghiệp

TANG Cấu trúc tài sản

Trang 9

bảng Tên bảng Trang

2.1

Giá trị trung bình VCSH/TTS và tốc độ tăng trưởng của giá trị trung bình tỷ số này từ năm 2013đến năm 2015

35

2.2

Giá trị trung bình NDH/TTS và tốc độ tăng trưởngcủa giá trị trung bình tỷ số này từ năm 2013 đếnnăm 2015

36

2.3

Giá trị trung bình TSDH/TTS và tốc độ tăngtrưởng của giá trị trung bình tỷ số này từ năm 2013đến năm 2015

36

2.4

Tỷ lệ NWC/TSLĐ tương ứng với tỷ lệ phần trăm

số lượng công ty trong mẫu nghiên cứu từ năm

2012 đến năm 2015

40

2.5 Tổng hợp trạng thái CBTCDH của các công ty

3.1 Kết quả mô tả thống kê mô hình nghiên cứu 603.2 Thống kê mô tả biến phân loại GENDER 643.3 Bảng mô tả kết quả hồi qui mô hình theo phương

pháp binary logistic với 11 biến độc lập 653.4 Bảng mức độ dự đoán của mô hình theo phương

pháp binary logistic với 11 biến độc lập 663.5 Bảng đo lường độ phù hợp của mô hình theo

phương pháp binary logistic với 11 biến độc lập 673.6

Bảng mô tả kết quả hồi qui mô hình theo phươngpháp binary logistic với 5 biến độc lập (ROS,SALEGR, CCC, AGE, GENDER)

68

3.7 Bảng mức độ dự đoán của mô hình theo phương 69

Trang 10

pháp binary logistic với với 5 biến độc lập (ROS,SALEGR, CCC, AGE, GENDER)

3.8

Bảng đo lường độ phù hợp của mô hình theophương pháp binary logistic với 5 biến độc lập(ROS, SALEGR, CCC, AGE, GENDER)

2.2 Số lượng công ty đạt cân bằng và chưa đạt CBTCDH

trong danh sách mẫu điều tra từ năm 2013 đến 2015 392.3 Đồ thị biểu diễn các xác định vùng cho mỗi quan sát

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đến nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của 12 Hiệp định thươngmại tự do Tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do đồng nghĩa với việcnước ta cam kết mở cửa thị trường, gỡ bỏ các rào cản về thương mại hàng hoá

và dịch vụ, tạo điều kiện cho nền kinh tế nước ta hội nhập sâu rộng với cácnền kinh tế lớn trên thế giới Đây chính là cơ hội đối với doanh nghiệp trongnước, là cơ hội dịch chuyển, là cơ hội để tiếp cận với thị trường xuất khẩu, làđộng lực tiếp tục phát triển doanh nghiệp Điều này sẽ tạo thêm động lực chosản xuất, mở rộng thị phần kinh doanh cho các doanh nghiệp trong nước Bêncạnh những thuận lợi, doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt vớikhông ít khó khăn khi Việt Nam gia nhập Hiệp định thương mại tự do Nhữngrủi ro đến từ sự cạnh tranh của các thị trường quốc tế tràn vào nội địa, rủi ro

từ chính thị trường trong nước với cơ cấu kinh tế, thể chế Điều này đòi hỏicác doanh nghiệp cần có sự thay đổi sao cho phù hợp Để đối phó với nhữngthách thức nói trên yêu cầu các doanh nghiệp phải có một “sức khỏe” tốt Từnăm 2011 đến nay, số doanh nghiệp giải thể, phá sản đã tăng rất nhanh,nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất khả năngthanh toán, việc sử dụng đòn bẩy tài chính kém hiệu quả, sử dụng nợ ngắnhạn tài trợ cho các dự án dài hạn, dẫn đến quá trình đảo nợ liên tục, vừa tăngchi phí sử dụng nợ, vừa tăng áp lực cho hoạt động sử dụng vốn Điều này đưa

ra hồi chuông cảnh báo về mất cân bằng tài chính dài hạn trong doanh nghiệp

Vì vậy, thiết lập một trạng thái cân bằng tài chính dài hạn trở thành một điềukiện tiên quyết giúp doanh nghiệp đạt được sự phát triển bền vững trong điềukiện hiện nay

Ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống là ngành được quan tâm nhiềutrong những năm gần đây Theo dữ liệu của Công ty Cổ phần Chứng khoán

Trang 12

VNDIRECT, trong giai đoạn 2010 – 2015, ngành thực phẩm và đồ uống ViệtNam đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 12% Giai đoạn 2016 – 2017,các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành sản xuất thực phẩm đồ uống xu hướng

mở rộng sản xuất Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm đồuống cũng sẽ chịu áp lực trước sự bật tăng trở lại của giá năng lượng và một

số nguyên liệu đầu vào, đồng thời, phải phát triển tương thích với sự xuhướng mới của ngành bán lẻ Xu hướng mua sắm đang dịch chuyển mạnh mẽ

từ kênh truyền thống (chợ, tạp hóa nhỏ) sang những kênh hiện đại hơn (siêuthị, cửa hàng tiện lợi, mua hàng trực tuyến) Mặt khác, người tiêu dùng đangdần quan tâm đến chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm hơn vấn đề giá

cả Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm đồ uống cần cónhững thay đổi để đáp ứng được nhu cầu của thị trường

Để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp phải không ngừng thay đổi đểđáp ứng những biến động của thị trường, áp lực này đặt trên vai của nhà quảntrị Quyết định của nhà quản trị không đơn giản chỉ là những quyết định địnhhướng tạm thời cho doanh nghiệp trong ngắn hạn mà phải có cái nhìn xa hơnnữa trong dài hạn để vừa phải đảm bảo đạt được mục tiêu về hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp, vừa đảm bảo tình hình tài chính trong doanh nghiệpluôn nằm trong trạng thái cân bằng, đảm bảo an toàn cho sự phát triển bềnvững trong doanh nghiệp Hơn ai hết nhà quản trị là người luôn quan tâm đếnyếu tố nào ảnh hưởng đến trạng thái cân bằng tài chính dài hạn và mức độ ảnhhưởng của yếu tố đến trạng thái cân bằng tài chính dài hạn Nhận thức được

tầm quan trọng của vấn đề trên, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng tài chính dài hạn của các Công ty niêm yết thuộc nhóm ngành sản xuất thực phẩm đồ uống Việt Nam”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng tài chính dài hạn Mục tiêu

Trang 13

chính của nghiên cứu là:

- Nắm bắt được thực trạng cân bằng tài chính dài hạn của các Công tyniêm yết thuộc nhóm ngành sản xuất thực phẩm đồ uống Việt Nam

- Làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng tài chính dài hạn của cácCông ty niêm yết thuộc nhóm ngành sản xuất thực phẩm đồ uống Việt Nam

- Từ kết quả nghiên cứu, rút ra những hàm ý về các yếu tố ảnh hưởngđến cân bằng tài chính dài hạn của các Công ty niêm yết thuộc nhóm ngànhsản xuất thực phẩm đồ uống Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng tàichính dài hạn của các Công ty niêm yết thuộc nhóm ngành sản xuất thựcphẩm đồ uống Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu:

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng tài chính dài hạn củacác Công ty niêm yết thuộc nhóm ngành sản xuất thực phẩm đồ uống ViệtNam trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và sàn giaodịch chứng khoán Hà Nội trong 3 năm, năm 2013 đến năm 2015

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng nghiên cứu thực chứng được thực hiện trên cơ sở xâydựng và kiểm định mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng tài chính dàihạn của các Công ty niêm yết thuộc nhóm ngành sản xuất thực phẩm đồ uốngViệt Nam Cụ thể như sau:

Phương pháp thu thập thông tin:

Thu thập số liệu trên cơ sở các báo cáo tài chính theo từng năm của 46Công ty niêm yết thuộc nhóm ngành sản xuất thực phẩm đồ uống Việt Nam

từ năm 2013 đến năm 2015 Tác giả thu thập số liệu của các chỉ tiêu cần thiết

Trang 14

phục vụ nghiên cứu Các số liệu được thu thập chủ yếu từ bảng cân đối kếtoán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Đối với nhân tố thời gian hoạtđộng và giới tính của lãnh đạo doanh nghiệp tác giả thu thập thông tin trênwebsite của Công ty, và các trang wed chứng khoán.

Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu nghiên cứu:

Phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh đối chiếu được

sử dụng trong suốt quá trình xử lý, phân tích số liệu

Phương pháp thống kê

Đề tài sử dụng phần mềm SPSS để phân tích số liệu, xây dựng mô hìnhxác định sự ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng tài chính dàihạn của các Công ty niêm yết thuộc nhóm ngành sản xuất thực phẩm đồ uốngViệt Nam

Chương 1: Một số lý luận cơ bản về các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằngtài chính dài hạn của doanh nghiệp

Chương 2: Thiết kế nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằngtài chính dài hạn của các Công ty niêm yết thuộc nhóm ngành sản xuất thựcphẩm đồ uống Việt Nam

Chương 3: Kết quả nghiên cứu và hàm ý từ kết quả nghiên cứu

Trang 15

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Các nghiên cứu về cân bằng tài chính dài hạn đã được các học giả trênthế giới quan tâm từ khá sớm, hiện tại ở Việt Nam đã có các nghiên cứu thựcnghiệm về vấn đề này Cân bằng tài chính dài hạn nói một cách tổng quátchính là sự điều hòa hợp lý giữa cấu trúc vốn và cấu trúc tài sản Do đó chỉtiêu vốn lưu động ròng được đưa ra để đo lường tình trạng cân bằng tài chínhdài hạn của doanh nghiệp và lý thuyết nền tảng của cân bằng tài chính dài hạnchính là lý thuyết cấu trúc vốn Sau đây tác giả xin giới thiệu những côngtrình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước mà các nghiên cứu thựcnghiệm này là cơ sở để tác giả tiếp tục bài nghiên cứu của mình

Theo kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Afrifa, Adjapong (2016) trên6.926 doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Anh trong giai đoạn 10 năm (từ năm 2004đến năm 2013), khi xem xét các ảnh hưởng tương tác của sự sẵn có của dòngtiền cho thấy mối quan hệ giữa vốn lưu động ròng và kết quả hoạt động làmối quan hệ cùng chiều nhau Các kết quả còn làm nổi bật một thực tế rằngtrong trường hợp dòng tiền không có sẵn, các công ty nên cố gắng để giảmđầu tư vào vốn lưu động Mặt khác, nghiên cứu ủng hộ ý tưởng rằng các công

ty có dòng tiền khả dụng cao sẽ tăng đầu tư vào vốn lưu động để cải thiệnhiệu quả kinh doanh Nghiên cứu cho thấy rằng kết quả hoạt động kinh doanh

là một trong những yếu tố quyết định đến vốn lưu động ròng [7]

Đã có các nghiên cứu trên thế giới và trong nước quan tâm đến yếu tốquy mô doanh nghiệp và ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp đến cấu trúcvốn, cấu trúc tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như cân bằng tàichính dài hạn trong doanh nghiệp Quy mô doanh nghiệp càng lớn thì doanhnghiệp thường sẽ có lợi thế khi cộng tác hoạt động với các tổ chức tài chính(ngân hàng) cũng như nhà cung cấp Nghiên cứu của Suleiman (2006) đã kếtluận rằng quy mô doanh nghiệp có mối quan hệ thuận chiều với vốn lưu động

Trang 16

ròng [14]

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 là cột mốc nghiên cứucủa Haron, Razali, Nomran, Naji Mansour (2016) về các yếu tố quyết địnhđến quản trị vốn lưu động ròng của các công ty Malaysia trước, trong và saucuộc khủng hoảng này [11] Tầm quan trọng của nghiên cứu này là cung cấpbằng chứng thực nghiệm về cách các doanh nghiệp có thể quản lý vốn lưuđộng ròng Nghiên cứu này cho thấy rằng các lợi nhuận, nợ, tăng trưởngdoanh thu, dòng tiền tự do và quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng đáng kểđến vốn lưu động ròng, trong đó lợi nhuận và quy mô doanh nghiệp là hai yếu

tố liên quan nhiều nhất bất kể trước, trong hoặc sau khủng hoảng Nghiên cứucủa Wasiuzzaman (2012) đã cho thấy rằng: Có mối quan hệ tỉ lệ nghịch giữavốn lưu động ròng và đòn bẩy tài chính [16]

Số năm hoạt động đã được Abor (2008) nghiên cứu cho kết quả tỷ lệthuận với đòn bẩy tài chính [6] Diamond (1991) cũng đã chỉ ra rằng số nămhoạt động của công ty có liên quan đến các thông tin minh bạch của công tytrên thị trường tín dụng [10] Ở Việt Nam cũng đã có những nghiên cứu đề cậpđến yếu tố số năm hoạt động như nghiên cứu của Nguyễn Thị Thuý Hằng(2013): phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc tài chính của các công tymay tại thành phố Đà Nẵng, kết quả cho thấy rằng số năm hoạt động có tácđộng cùng chiều với cấu trúc vốn [2] Tác giả chưa tìm thấy nghiên cứu nàonghiên cứu về ảnh hưởng của số năm hoạt động đến cân bằng tài chính dài hạn,nghiên cứu trong nước về cân bằng tài chính dài hạn gần đây nhất của Đinh ThịThu Thủy (2015) [5] cũng chưa được đề cập Các nghiên cứu nêu trên đãkhẳng định số năm hoạt động là yếu tố có ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính,mức độ công bố thông tin, trong nghiên cứu của mình tác giả muốn làm rõ xemngoài những ảnh hưởng đến các yếu tố nêu trên thì số năm hoạt động có ảnhhưởng đến cân bằng tài chính dài hạn trong doanh nghiệp hay không

Trang 17

Nghiên cứu trong nước gần đây nhất về cân bằng tài chính dài hạn lànghiên cứu của Đinh Thị Thu Thủy (2015) cũng đã nghiên cứu phân tích cácnhân tố ảnh hưởng đến cân bằng tài chính dài hạn của các doanh nghiệp sảnxuất hàng tiêu dùng trên thị trường chứng khoán Việt Nam [5] Bằng phươngpháp phân tích hồi quy với mẫu nghiên cứu từ năm 2012 đến năm 2014, kếtquả nghiên cứu của tác giả chỉ ra rằng cấu trúc tài chính, chu kỳ tiền mặt, cấutrúc tài sản, biến động doanh thu và cân bằng tài chính dài hạn có mối tươngquan tỉ lệ nghịch với nhau Kết quả cũng cho thấy rằng tồn tại mối tương quancùng chiều giữa khả năng thanh toán nhanh và cân bằng tài chính dài hạn.Ngoài ra, các yếu tố như hiệu quả hoạt động kinh doanh, vốn lưu động ròngnăm trước, quy mô doanh nghiệp và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh khôngảnh hưởng đến tình hình cân bằng tài chính dài hạn của các doanh nghiệpthuộc nhóm ngành nghiên cứu.

Hiện nay, giới tính của lãnh đạo doanh nghiệp đang được học giả quantâm, nghiên cứu trong nước của Quan Minh Nhựt và Lý Thị Phương Thảo(2014): phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của cácdoanh nghiệp bất động sản đang niêm yết trên thị trường chứng khoán ViệtNam đã đề cập đến biến giới tính của lãnh đạo doanh nghiệp, kết quả mô hìnhchưa làm rõ được mối quan hệ này [4] Nghiên cứu của Kabeer và cộng sự(2012) đã chỉ ra các yếu tố về giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ…củanhà lãnh đạo nếu khác nhau thì năng lực lãnh đạo, phong cách lãnh đạo cũng

sẽ khác nhau [12] Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu thực nghiệm nào chứngminh mối quan hệ giữa giới tính lãnh đạo doanh nghiệp với tình hình cânbằng tài chính dài hạn, trong nghiên cứu của mình tác giả muốn tìm hiểu xemyếu tố giới tính lãnh đạo doanh nghiệp và cân bằng tài chính dài hạn có tồn tạimối quan hệ với nhau hay không

Từ các nghiên cứu thực nghiệm đi trước trên thế giới cũng như trong

Trang 18

nước cho thấy có nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng tài chính dài hạncủa doanh nghiệp Một số yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng tài chính dài hạnđược kể đến như là : cấu trúc tài chính, chu kì tiền mặt, cấu trúc tài sản, biếnđộng doanh thu, kết quả hoạt động kinh doanh, tỷ lệ thanh toán nhanh,… Tuynhiên vẫn còn tồn tại những ý kiến trái chiều nhau về chiều hướng tác động

và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến cân bằng tài chính dài hạn Điều này

có thể được lý giải là do có sự không đồng nhất của điều kiện bên trong cũngnhư bên ngoài của mỗi quốc gia, mỗi nhóm ngành cũng như mỗi một doanhnghiệp

Căn cứ vào đặc điểm riêng của ngóm ngành sản xuất thực phẩm đồuống và điều kiện chung của nền kinh tế thị trường tại Việt Nam, tác giả sẽchọn lọc vận dụng những yếu tố thật sự có ý nghĩa và vận dụng đưa ra thêmcác yếu tố để sử dụng cho nghiên cứu của mình Như đã đề cập ở trên, yếu tố

số năm hoạt động của doanh nghiệp đã được các học giả trong nước và ngoàinước nghiên cứu trong mối quan hệ với đòn bẩy tài chính, mức độ công bốthông tin, tuy nhiên yếu tố số năm hoạt động doanh nghiệp chưa được các họcgiả nghiên cứu, xem xét trong mối quan hệ với cân bằng tài chính dài hạn.Với lập luận các doanh nghiệp lâu năm là những doanh nghiệp đã tồn tại vàphát triển trong thời gian lâu dài do đó đội ngũ lãnh đạo của các doanh nghiệpnày có đầy đủ kinh nghiệm để đối phó với những thay đổi từ yếu tố bên trongcũng như bên ngoài doanh nghiệp; mức độ tin tưởng của ngân hàng cũng nhưnhà đầu tư đối với doanh nghiệp lâu năm thường cao hơn so với doanh nghiệpmới thành lập, vì vậy khả năng huy động vốn thường xuyên của các doanhnghiệp lâu năm thường cao hơn so với các doanh nghiệp mới thành lập từ đócân bằng tài chính dài hạn của doanh nghiệp được an toàn hơn Dựa trênnhững lập luận này, tác giả cho rằng tồn tại mối quan hệ thuận chiều giữa yếu

tố số năm hoạt động của doanh nghiệp với cân bằng tài chính dài hạn, do đó

Trang 19

tác giả đưa yếu tố này vào mô hình nghiên cứu của mình Ngoài ra, yếu tốgiới tính của lãnh đạo doanh nghiệp được tác giả xem xét và đưa vào mô hìnhnghiên cứu dựa trên cơ sở nữ giới thường thận trọng hơn trong việc ra quyếtđịnh và có xu hướng lựa chọn giải pháp an toàn, hạn chế rủi hơn, quan tâmnhiều hơn đến vấn đề cân bằng tài chính dài hạn hơn là xu hướng lựa chọncác quyết định mang tính mạo hiểm, nhiều rủi ro nhưng có khả năng mang lạilợi nhuận cao so với nam giới Các nghiên cứu thực nghiêm trước đây thường

sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính để phân tích với biến phụ thuộc làbiến vốn lưu động ròng Doanh nghiệp đạt cân bằng tài chính dài hạn khi vốnlưu động ròng dương và mất cân bằng tài chính dài hạn khi vốn lưu động ròng

âm Tuy nhiên, nhà quản trị doanh nghiệp luôn quan tâm đến việc trongtrường hợp chỉ tiêu vốn lưu động ròng không âm thì nguồn vốn thường xuyên

có ở mức đủ lớn để đảm bảo cho vốn lưu động ròng không dễ dàng chuyểnsang trạng thái âm cho dù có những biến động bất lợi về phía doanh nghiệphay không, để đảm bảo cho tình hình cân bằng tài chính dài hạn của doanhnghiệp đạt trạng thái bền vững hay không Do đó tác giả sử dụng phươngpháp ước lượng mô hình theo Binary logistic để nghiên cứu, biến phụ thuộclúc này sẽ được quy đổi thành biến nhị phân (cân bằng tài chính dài hạn bềnvững (Y=1) và cân bằng tài chính dài hạn không bền vững (Y=0))

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Về mặt khoa học, nghiên cứu góp phần làm rõ các yếu tố ảnh hưởngđến cân bằng tài chính dài hạn của các Công ty niêm yết thuộc nhóm ngànhsản xuất thực phẩm đồ uống Việt Nam Tại đây tác giả xây dựng mô hình dựatrên các nghiên cứu đi trước trên thế giới và các nghiên cứu thực nghiệm đitrước trong nước cùng với kết hợp nghiên cứu về tình hình kinh tế chung củaViệt Nam cũng như đặc điểm riêng của nhóm ngành sản xuất thực phẩm đồuống Trong nghiên cứu này tác giả không sử dụng phương pháp hồi quy

Trang 20

tuyến tính như những nghiên cứu trước đây mà thay vào đó sử dụng phươngpháp hồi quy Binary logistic để phân tích nhằm mục đích làm rõ được yếu tốnào tác động làm cho cân bằng tài chính dài hạn trở nên bền vững hơn vàngược lại yếu tố nào tác động làm cho cân bằng tài chính dài hạn trở nên yếu

đi Nghiên cứu này cũng góp phần làm rõ yếu tố số năm hoạt động và yếu tốgiới tính của lãnh đạo doanh nghiệp có trực tiếp ảnh hưởng đến cân bằng tàichính dài hạn trong doanh nghiệp trong nước hay không Từ đó rút ra kết luận

và đưa ra các hàm ý về các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng tài chính dài hạncủa các Công ty niêm yết thuộc nhóm ngành sản xuất thực phẩm đồ uống ViệtNam

Về mặt thực tiễn, nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho cácCông ty niêm yết thuộc nhóm ngành sản xuất thực phẩm đồ uống Việt Namnhằm vận dụng các yếu tố thích hợp để cải thiện tình hình cân bằng tài chínhdài hạn trong doanh nghiệp Qua đây, nhà quản trị sẽ nắm rõ hơn về tình hìnhcân bằng tài chính của chính doanh nghiệp mình, từ đó đưa ra được nhữngquyết định phù hợp trong dài hạn cũng như ngắn hạn nhằm thiết lập cân bằngtài chính dài hạn của doanh nghiệp, và đây cũng là điều kiện tiên quyết đểgiúp doanh nghiệp đạt được sự phát triển bền vững trong điều kiện hiện nay

Trang 21

CHƯƠNG 1MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÂN BẰNG TÀI CHÍNH DÀI HẠN CỦA

DOANH NGHIỆP1.1 TỔNG QUAN VỀ CÂN BẰNG TÀI CHÍNH DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP

1.1.1 Khái niệm về cân bằng tài chính dài hạn

Cân bằng tài chính dài hạn một cách tổng quát chính là sự điều hòa hợp

lý giữa cấu trúc vốn và cấu trúc tài sản Khi có sự tài trợ hợp lý giữa cácnguồn vốn với cơ cấu tài sản thì doanh nghiệp có thể hoạt động một cách antoàn, tài sản dài hạn được tài trợ bởi các nguồn vốn dài hạn và ngược lại Đểđảm bảo quá trình hoạt động kinh doanh không chịu áp lực thanh toán thườngxuyên của các khoản nợ ngắn hạn cũng như các hậu quả kèm theo yêu cầudoanh nghiệp cần phải có một tình hình tài chính đảm bảo cân bằng dài hạn

Theo Trịnh Minh Giang (2004): “Cân bằng tài chính là kết quả từ việcđối chiếu tính thanh khoản của những tài sản xác định các luồng thu về trongtương lai và tính tới hạn của những khoản nợ xác định các luồng chi ra trongtương lai Nói cách khác, cân bằng tài chính được định nghĩa bởi sự cân bằnggiữa tài sản và nguồn vốn, bởi sự điều hoà giữa thời gian biến đổi tài sảnthành tiền và nhịp độ hoàn trả các khoản nợ tới hạn” [1]

Xét về bản chất vấn đề, cân bằng tài chính dài hạn cân bằng khi nguồnvốn thường xuyên, nguồn vốn dài hạn sau khi tài trợ cho tài sản dài hạn (cótính thanh khoản thấp) vẫn còn phần dư ra đáng kể đủ để đảm bảo tài trợ chotài sản lưu động, đảm bảo tình hình hoạt động kinh doanh bình thường chodoanh nghiệp Do đó, chỉ tiêu vốn lưu động ròng được đưa ra để đo lường

Trang 22

tình trạng cân bằng tài chính dài hạn của doanh nghiệp Vốn lưu động ròngđược xác định như sau:

Vốn lưu động ròng = Nguồn vốn thường xuyên – Tài sản dài hạn

= Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn – Nợ ngắn hạn

1.1.2 Tầm quan trọng của cân bằng tài chính dài hạn

Một doanh nghiệp khi thành lập, chủ doanh nghiệp luôn kỳ vọng doanhnghiệp mình tồn tại, từng bước bù đắp chi phí ban đầu, kinh doanh có lợinhuận và gia tăng hơn nữa giá trị của doanh nghiệp Nhằm đảm bảo thực hiệnđược những mục tiêu trên, người lãnh đạo doanh nghiệp không thể không coitrọng tình hình tài chính của chính doanh nghiệp mình Mỗi quyết định củanhà lãnh đạo đều phải cân nhắc, xem xét xem tình hình tài chính hiện tại cókhả năng đáp ứng được hay không Nếu bỏ qua quá trình này, doanh nghiệp

có thể rơi vào trạng thái mất cân bằng tài chính Lúc này nguồn vốn thườngxuyên không đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn, tức là một phần nguồn vốnngắn hạn đang tài trợ cho tài sản dài hạn, lúc này vốn lưu động ròng của công

ty rơi vào trạng thái âm Mặt khác, tài sản dài hạn là tài sản có thời gian thuhồi vốn cao, không dễ dàng cho việc chuyển hóa tài sản dài hạn thành tiền do

đó doanh nghiệp rất có thể sẽ gặp khó khăn với áp lực thanh toán khi nguồnvốn ngắn hạn đến hạn phải thanh toán Một khi doanh nghiệp không có khảnăng thanh toán cho các khoản thanh toán đến hạn, uy tín của doanh nghiệpđối với ngân hàng, uy tín của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp cũng nhưkhách hàng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể Quá trình cải thiện tình hình cân bằngtài chính trong doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn hơn nếu ngân hàng trở nên khắckhe hơn với điều kiện cho vay, các nhà cung cấp siết chặc hơn với chính sáchtín dụng và khách hàng mất lòng tin vào doanh nghiệp trong việc đảm bảonguồn hàng cung cấp cũng như chính sách bán hàng Vì vậy, đảm bảo cânbằng tài chính dài hạn là một trong những mục tiêu sống còn của doanh

Trang 23

nghiệp và nhà quản lý luôn đặt dấu chấm hỏi làm thế nào để đảm bảo tìnhtrạng cân bằng tài chính dài hạn trong doanh nghiệp.

1.2 CÁC LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC VỐN - NỀN TẢNG LÝ THUYẾT CỦA CÂN BẰNG TÀI CHÍNH DÀI DẠN

Theo lý thuyết, cân bằng tài chính dài hạn đạt được là nhờ vào sự điềuhòa hợp lý giữa cấu trúc vốn và cấu trúc tài sản Vì vậy, theo tác giả lý thuyếtnền tảng của cân bằng tài chính dài hạn chính là lý thuyết cấu trúc vốn Cấutrúc vốn đề cập đến cách thức doanh nghiệp tìm kiếm nguồn tài chính, nguồnvốn để doanh nghiệp có thể sử dụng trong việc đầu tư mua máy móc thiết bị,phương tiện vận tải, (tài sản dài hạn) và sử dụng trong việc đầu tư muanguyên vật liệu, công cụ dụng cụ,…(tài sản lưu động) để phục vụ cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp Tài sản dài hạn và tài sản lưuđộng có thời gian chuyển hóa thành tiền khác nhau, tài sản lưu động thườngnhanh chóng và thuận tiện hơn trong quá trình chuyển hóa thành tiền so vớitài sản dài hạn Nguồn vốn, nguồn tài chính trong doanh nghiệp được huyđộng từ nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn lưu động, hai nguồn vốn nàycũng có thời gian hoàn trả không giống nhau Nguồn vốn thường xuyên(nguồn vốn dài hạn) trong doanh nghiệp bao gồm nợ dài hạn và nguồn vốnchủ sở hữu Trong trường hợp nguồn vốn thường xuyên đủ để tài trợ cho tàisản dài hạn thì tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm đó đangnằm ở ngưỡng cân bằng, nằm trong trạng thái an toàn Và trong trường hợpnguồn vốn thường xuyên này sau khi tài trợ cho tài sản dài hạn vẫn còn mộtphần đáng kể hợp lý đủ để nguồn vốn thường xuyên tài trợ cho tài sản lưuđộng, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường trong doanhnghiệp cho dù có những biến động bất lợi cho doanh nghiệp, lúc này tình hìnhtài chính của doanh nghiệp sẽ an toàn hơn, bền vững hơn Và ngược lại,nguồn vốn thường xuyên không đủ tài trợ cho tài sản dài hạn, tức là doanh

Trang 24

nghiệp đang sử dụng một phần nguồn vốn lưu động để tài trợ cho tài sản dàihạn, doanh nghiệp đang trong tình trạng mất ổn định về tài chính Lãnh đạodoanh nghiệp không nên bỏ quan những nội dung này trong quá trình xemxét, cân nhắc ra quyết định.

Nói một các khác, mỗi một quyết định của doanh nghiệp về cấu trúc vốncũng chính là mỗi quyết định liên quan đến nguồn hình thành nên tài sảntrong doanh nghiệp và mỗi một quyết định về cấu trúc vốn sẽ xác lập trạngthái về tình hình tài chính trong doanh nghiệp Do đó, doanh nghiệp có đạttrạng thái cân bằng tài chính dài hạn hay không, nguồn vốn thường xuyên củadoanh nghiệp có đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn hay không và doanh nghiệp

có rơi vào tính trạng mất cân bằng tài chính dài hạn khi các khoản nợ ngắnhạn đến hạn thanh toán hay không, điều này chịu ảnh hưởng bởi quyết định vềcấu trúc vốn của doanh nghiệp Một số lý thuyết nền tảng về cấu trúc vốn làmnền tảng cho cân bằng tài chính dài hạn của doanh nghiệp được tác giả trìnhbày như sau:

1.2.1 Lý thuyết Modigliani và Miller về cấu trúc vốn

Lý thuyết cơ bản nhất về cấu trúc vốn có thể kể đến là lý thuyết củaModigliani và Miller (M&M) trong các nghiên cứu năm 1958 và năm 1963

Lý thuyết (M&M) về cấu trúc vốn lý giải được quan hệ giữa giá trị công ty,chi phí sử dụng và mức độ sử dụng nợ của công ty Trong nghiên cứu năm

1958, trường hợp giả định rằng, không có thuế thu nhập doanh nghiệp, thịtrường vốn là cạnh tranh hoàn hảo, không có chi phí giao dịch cũng nhưkhông có chi phí phá sản, quan điểm của lý thuyết M&M cho rằng cấu trúcvốn không có ảnh hưởng gì đến giá trị của công ty hoặc công ty không cócách nào để gia tăng giá trị bằng cách thay đổi cấu trúc vốn Có thể phát biểutheo cách khác, trong điều kiện giả định nói trên, giá trị công ty có vay nợ vàkhông vay nợ là như nhau Nếu giá trị của công ty không có vay nợ (VU) và

Trang 25

giá trị công ty có vay nợ (VL) thì trong trường hợp này VU = VL.

Giá trị công ty

VU = VL

Giá trị nợ D

Hình 1.1 Minh họa lý thuyết M&M trong môi trường giả định trên

Năm 1963, bằng việc đưa thuế thu nhập doanh nghiệp vào mô hìnhnghiên cứu, lý thuyết M&M 1963 đã kết luận: Trong điều kiện có thuế thunhập doanh nghiệp, giá trị của công ty có vay nợ bằng giá trị của công tykhông có vay nợ cộng với hiện giá của “lá chắn thuế” Trong điều kiện này,cho dù công ty có vay nợ hay không, công ty vẫn phải nộp thuế thu nhậpdoanh nghiệp với thuế suất là TC Nếu giá trị của công ty khi không có vay nợđược tài trợ bằng 100% vốn chủ sở hữu là (VU) và giá trị của công ty khi cóvay nợ (VL), công ty có khoản vay nợ (D) bằng cách phát hành trái phiếu thìtrong trường hợp có sự xuất hiện của lá chắn thuế có thể diễn tả bằng côngthức như sau:

VL = VU + TCD

Giá trị công ty

Trang 26

Hình 1.2 Minh họa lý thuyết M&M trong môi trường có lá chắn thuế

Trong trường hợp có sự xuất hiện của lá chắn thuế giá trị của doanhnghiệp tăng lên khi sử dụng nợ vay, khi đó doanh nghiệp vay nợ sẽ tiết kiệmđược phần thuế do lợi ích tấm chắn thuế từ lãi vay Đây cũng là lý do mà nhàquản lý doanh nghiệp thường sử dụng vay nợ trong cấu trúc vốn của mình.Tuy nhiên, việc sử dụng nợ vay sẽ kéo theo những rủi ro đối với doanhnghiệp, doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng mất cân bằng tài chính dài hạnkhi quá trình chuyển đổi thành tiền của tài sản không đáp ứng kịp thời đểthanh toán cho các khoản vay đến hạn Vay ngắn hạn là khoản vay mang tínhthuận tiện, nhanh chóng hơn, chi phí lãi vay trong ngắn hạn thấp hơn, doanhnghiệp dễ tiếp cận với nguồn vốn vay này hơn so với vay dài hạn, nhưngngược lại áp lực thanh toán của nợ vay ngắn hạn lại lớn hơn so với vay dàihạn Với lợi ích từ việc sử dụng nợ vay, nhà lãnh đạo cần phải thận trọngtrong việc đưa ra quyết địnhsử dụng bao nhiêu nợ vay trong đó bao nhiêu là

nợ vay ngắn hạn và bao nhiêu là nợ vay dài hạn để đảm bảo sự tài trợ hợp lýcho cấu trúc tài sản, đảm bảo tình hình cân bằng tài chính dài hạn trong doanh

Trang 27

1.2.2 Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn

Được phát triển bởi Kraus& Litzenberger (1973) cho rằng nhà quảntrị của doanh nghiệp có thể xác định được một cấu trúc vốn tối ưu nhằm tối

đa hóa giá trị công ty dựa trên sự đánh đổi giữa lợi ích và chi phí của việc sửdụng nợ Lợi ích từ nợ đó là lợi ích từ lá chắn thuế nhờ lãi vay Còn chi phítiềm tàng từ việc sử dụng nợ là chi phí kiệt quệ tài chính bao gồm các chi phínhư chi phí trả cho luật sư giải quyết phá sản, chi phí trả cho kế toán và nhânviên quản trị công ty trong quá trình chờ phá sản, chi phí do mất khách hàng

và nhà cung cấp hay chi phí đại diện…Theo như Wald (1999), giá trị hiện tạicủa phần thuế tiết kiệm do việc gia tăng vay nợ sẽ bị triệt tiêu bằng sự giatăng của giá trị hiện tại trong chi phí phá sản Điều này có nghĩa là, tại thời kỳban đầu, có những lợi ích từ việc chi trả thuế được gọi là lá chắn thuế, doanhnghiệp sẽ trả ít thuế hơn lượng họ phải trả bằng việc vay thêm nhiều nợ Vàothời kỳ tiếp theo, khi có quá nhiều nợ, doanh nghiệp sẽ đối mặt với rủi ro vềviệc hoàn trả trong tương lai và một khi không có khả năng chi trả, doanhnghiệp có thể rơi vào tình trạng phá sản Cấu trúc vốn tối ưu tại điểm mà tại

đó với mỗi lượng nợ tăng thêm thì hiện giá của tấm chắn thuế bằng với hiệngiá của chi phí kiệt quệ tài chính Do đó, doanh nghiệp luôn tìm mọi cách đểtối đa hóa tổng giá trị của mình trên nguyên tắc tận dụng lợi ích từ lá chắnthuế để xác định trong cấu trúc vốn của mình bao nhiêu là nợ, bao nhiêu làvốn cổ phần

Ngoài ra, lý thuyết cũng cho thấy được sự khác biệt trong cấu trúc vốngiữa nhiều ngành có mức sử dụng tài sản cố định hữu hình khác nhau Do đó,nhà quản trị doanh nghiệp cần phải xem xét đặt điểm riêng của ngành nghềkinh doanh mình để đưa quyết định về cấu trúc vốn phù hợp cho chính doanhnghiệp mình

Trang 28

Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn đã giải thích được mặt hạn chế của lýthuyết M&M về chi phí kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp vay nợ.

Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn đã chỉ ra rằng có sự đánh đổi giữa lợiích và chi phí của việc sử dụng nợ, doanh nghiệp phải lựa chọn sử dụng nợvay ở mức độ nào là hợp lý để vừa tăng giá trị của doanh nghiệp vừa kiểmsoát được chi phí kiệt quệ tài chính ở mức cho phép Mặt khác, doanh nghiệpcần phải xem xét việc sử dụng nợ trong cấu trúc vốn cần phải tương ứng vớicấu trúc tài sản của doanh nghiệp, đảm bảo tình hình cân bằng tài chính dàihạn trong doanh nghiệp Điều này đã phần nào làm rõ nội dung cấu trúc vốnchính là nền tảng của cân bằng tài chính dài hạn

1.2.3 Lý thuyết trật tự phân hạng

Lý thuyết trật tự phân hạng được phát triển bởi Stewart Myers vàNicolas Majluf (1984) lý giải các quyết định đầu tư và tài trợ của doanhnghiệp dựa trên cơ sở thông tin bất cân xứng Thực tế đã chứng minh rằngcác nhà quản lý doanh nghiệp sẽ luôn có đầy đủ thông tin về doanh nghiệpcủa mình hơn các nhà đầu tư bên ngoài và bất kỳ hành động nào của họcũng sẽ ảnh hưởng tới tình hình chung của doanh nghiệp Ví dụ như, việcphát hành thêm cổ phần bởi các nhà quản lý sẽ có thể làm cho giá trị thịtrường của cổ phiếu giảm xuống bởi vì nhà đầu tư sẽ suy đoán rằng nhà quảntrị đang tính toán giá trị công ty đang được định giá cao hơn thực tế Dựavào lý thuyết này, nguồn tài chính được phân hạng như sau: đầu tiên là việc

sử dụng các nguồn vốn hiện có bên trong doanh nghiệp, tiếp sau đó là cáckhoản vay nợ, cuối cùng là huy động vốn chủ sở hữu mới So sánh với lýthuyết cân bằng, vay nợ được xếp ở ưu tiên thứ hai và huy động vốn chủ sởhữu mới (phát hành thêm cổ phiếu) là lựa chọn cuối cùng Về phía doanhnghiệp, doanh nghiệp luôn ưu tiên sử dụng nguồn vốn bên trong để tài trợhơn là nguồn vốn bên ngoài để tránh trường hợp bán chứng khoán dưới mệnh

Trang 29

giá Ngược lại với các nhà đầu tư thì vốn cổ phần và nợ đều mang rủi ro vàrủi ro về vốn cổ phần sẽ cao hơn nên các nhà đầu tư luôn yêu cầu một tỷ suấtsinh lời cao hơn nợ Vì vậy, có sự khác nhau về chi phí tương đối sử dụngnguồn lực tài trợ trong doanh nghiệp.

Ngoài ra, lý thuyết trật tự phân hạng cũng giải thích tại sao các doanhnghiệp có khả năng sinh lợi cao thường vay ít hơn, không phải vì doanhnghiệp có tỷ lệ đòn bẩy mục tiêu thấp hơn mà vì doanh nghiệp không cầnnguồn tài trợ từ bên ngoài, nguồn vốn tài trợ bên trong doanh nghiệp đã đápứng đủ nhu cầu của doanh nghiệp Ngược lại, các doanh nghiệp có khả năngsinh lợi thấp hơn thì thường phát hành nợ vì nguồn vốn nội bộ không đủ chođầu tư vốn và vì tài trợ bằng nợ đứng đầu trong trật tự phân hạng nguồn tài trợ

từ bên ngoài

Lý thuyết trật tự phân hạng đã chỉ rõ doanh nghiệp luôn ưu tiên sửdụng nguồn vốn bên trong doanh nghiệp, và khi doanh nghiệp có nguồn vốnbên trong lớn đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn và đảm bảo một phần đáng kểphù hợp tài trợ cho tài sản lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinhdoanh ở mức bình thường thì lúc đó tình hình tài chính của doanh nghiệpđang nằm trong trạng thái an toàn Trường hợp nguồn vốn bên trong doanhnghiệp không đủ để tài trợ, doanh nghiệp sẽ xem xét đến việc sử dụng nợ.Quyết định sử dụng nợ như thế nào, bao nhiêu là ngắn hạn, bao nhiêu là dàihạn, hay việc có nên phát hành thêm cổ phiếu hay không cần được nhà quảntrị xem xét dựa trên mối quan hệ tài trợ của cấu trúc vốn tương ứng đối vớicấu trúc tài sản Thêm vào đó, tùy từng đặc điểm của doanh nghiệp, tùy từngtrường hợp cụ thể mà nhà quản trị sẽ có những quyết định khác nhau để giatăng nguồn vốn cho doanh nghiệp với mục tiêu giảm thiểu rủi ro và đảm bảotình hình cân bằng tài chính dài hạn cho doanh nghiệp

Trang 30

1.2.4 Lý thuyết chi phí đại diện

Chi phí đại diện là loại chi phí phát sinh khi một tổ chức gặp phải vấn đề

về sự thiếu đồng thuận giữa mục đích của người quản trị và người sở hữu và vềvấn đề thông tin bất cân xứng Người đại diện (người quản trị) là người làmviệc thay mặt cho người sở hữu công ty Người quản trị là người được thuê đểquản lý và điều hành công ty và người quản trị luôn có xu hướng tối đa hóalợi ích của bản thân trước tiên và tiếp theo mới xem xét đến lợi ích của người

sở hữu Mâu thuẫn giữa người chủ sở hữu và người đại diện về lợi ích là điềukhông thể tránh khỏi Trong khi đó, người sở hữu của công ty không hoặc có rất

ít điều kiện giám sát thường xuyên từng hành động của người quản trị Lúc này

sẽ phát sinh chi phí đại diệm, chi phí để người chủ sở hữu kiểm soát các hoạtđộng của nhà quản lý như là chi phí cho hệ thống kiểm soát nội bộ, chi phícho kiểm toán…nhằm giảm đi vấn đề rủi ro đạo đức và lựa chọn đối nghịch.Bên cạnh đó, theo như Jensen (1986), phân phối nợ trong cấu trúc vốn là mộtcách giảm thiểu chi phí trung gian Cụ thể hơn, điều này sẽ cung cấp chonhững bên cho vay công ty quyền nhận một phần vốn của họ nếu như công

ty không có khả năng chi trả lãi và số vốn vay ban đầu, cũng đồng nghĩa vớiviệc người quản trị có khả năng phải đối mặt với rủi ro mất việc làm và danh

dự Lúc này đây, mâu thuẫn giữa chủ sở hữu và nhà quản lý gần như khôngcòn được quan tâm

Theo Jenshen và Meckling (1967) mâu thuẫn về chi phí đại diện cònđược thể hiện qua mâu thuẫn giữa người chủ sở hữu với chủ nợ, mâu thuẫnnày xuất hiện trong các hợp đồng vay nợ cho các dự án đầu tư Thông thườngcác khoản đầu tư sẽ có thu nhập cao hơn giá trị của các khoản đầu tư và ngườichủ sở hữu sẽ là người hưởng toàn bộ phần chênh lệch này sau khi trừ đi chivay nợ và nợ vay Nhưng trong trường hợp dự án không đạt thành công nhưmong đợi thì người chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ gánh chịu thua lỗ ở một mức

Trang 31

độ nhất định do trách nhiệm hữu hạn của khoản đầu tư và thiệt thòi về lợi ích

về phía nhà đầu tư Do đó, để bảo vệ mình nhà đầu tư thường xây dựng cácđiều khoản hạn chế trong các hợp đồng vay, các điều khoản này sẽ hạn chếdoanh nghiệp ở một hoặc một vài khía cạnh nào đó Để giảm thiểu rủi ro, chủ

nợ có thể yêu cầu được trực tiếp tham gia giám sát tiến trình thực hiện của dự

án, đây là một trong những những chi phí đại diện mà người chủ sở hữu phảitrả để được sử dụng các khoản vay của chủ nợ Chi phí đại diện mà người chủ

sở hữu phải chịu phải được thỏa thuận trước giữa các bên, người chủ sỡ hữuphải cân nhắc tính toán giữa chi phí đại diện và lợi ích từ việc sử dụng nợ.Thực hiện quá trình này sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định hợp lý về cấutrúc vốn Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần xem xét thêm mối quan hệ giữa cấutrúc vốn và cấu trúc tài sản để đưa ra những quyết định đúng đắn cho doanhnghiệp, đảm bảo cân bằng tài chính dài hạn cho doanh nghiệp

1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÂN BẰNG TÀI CHÍNH DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP

Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng tài chính dài hạn của doanh nghiệp

đã được nhiều học giả trên thế giới cũng như trong nước quan tâm Các kếtquả nghiên cứu thực nghiệm trước đây cho thấy rằng vẫn còn tồn tại những ýkiến trái chiều nhau về chiều hướng tác động và mức độ ảnh hưởng của cácyếu tố Điều này có thể được lý giải là do có sự không đồng nhất của điềukiện bên trong cũng như bên ngoài của mỗi quốc gia, mỗi nhóm ngành cũngnhư mỗi một doanh nghiệp Căn cứ vào đặc điểm riêng của ngóm ngành sảnxuất thực phẩm đồ uống và điều kiện chung của nền kinh tế thị trường tại ViệtNam, phần viết sau đây tác giả liệt kê một số yếu tố mà tác giả cho là chủ đạoảnh hưởng đến vốn lưu động ròng, ảnh hưởng đến tình hình cân bằng tàichính dài hạn của doanh nghiệp, bao gồm: cấu trúc tài chính, cấu trúc tài sản,hiệu quả hoạt động kinh doanh, tốc độ tăng trưởng doanh thu, chu kì tiền mặt,

Trang 32

dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, khả năng thanh toán, số năm hoạt động,quy mô doanh nghiệp, và vốn lưu động ròng năm trước Trong đó, yếu tố sốnăm hoạt động đã được các nghiên cứu trong nước và ngoài nước chứng minh

có ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính, mức độ công bố thông tin, cấu trúc tàichính, tuy nhiên yếu tố số năm hoạt động chưa được các nghiên cứu thựcnghiệm trong nước cũng như ngoài nước nghiên cứu trong mối quan hệ đếncân bằng tài chính dài hạn, trong nghiên cứu của mình tác giả đi sâu tìm hiểu

về mối quan hệ này

1.3.1 Cấu trúc tài chính

Cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp là sự kết hợp giữa việc sửdụng vốn nợ và vốn chủ sở hữu theo một tỷ lệ nhất định để tài trợ cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Để đánh giá và đo lường cấutrúc tài chính của DN, các nghiên cứu trước đây thường căn cứ vào các thước

đo đòn bẩy tài chính của DN, hệ số thường được sử dụng là tổng nợ phải trảtrên tổng nguồn vốn Nghiên cứu của Wasiuzzaman (2012) đã cho thấy rằng:

Có mối quan hệ tỉ lệ nghịch giữa vốn lưu động ròng và đòn bẩy tài chính [16].Theo lý thuyết trật tự phân hạng, nguồn vốn từ nội bộ là nguồn vốn ưu tiên sửdụng đầu tiên, tiếp theo là nguồn vốn từ nợ, và sau cùng là nguồn vốn từ mởrộng vốn chủ sở hữu Một công ty sử dụng nợ nhiều tức là nguồn vốn nội bộtại doanh nghiệp không đáp ứng được nhu cầu hiện tại của doanh nghiệp,nguồn vốn thường xuyên không đủ lớn cần thiết để tài trợ cho tài sản lưuđộng trong doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp có khả năng rơi vào trạng tháimất cân bằng tài chính dài hạn Nghiên cứu của Đinh Thị Thu Thủy (2015) vềcác nhân tố ảnh hưởng đến cân bằng tài chính dài hạn của các doanh nghiệpsản xuất hàng tiêu dùng trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã khẳng địnhrằng cấu trúc tài chính có quan hệ nghịch chiều với cân bằng tài chính dài hạn[5]

Trang 33

1.3.2 Cấu trúc tài sản

Cấu trúc tài sản phản ánh cơ cấu tài sản và gắn liền với việc sử dụngvốn, được đo lường bằng tỉ lệ TSCĐ trên tổng tài sản Doanh nghiệp cóTSCĐ nhiều đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có nhiều cơ hội thế chấpTSCĐ cho quá trình vay nợ, chính vì thế cơ hội tiếp cận với vốn vay của cácdoanh nghiệp này sẽ cao Tỷ lệ TSCĐ trên tổng tài sản tăng điều này đòi hỏinguồn vốn thường xuyên phải tăng tương ứng với sự gia tăng của TSCĐ đểđảm bảo tình hình cân bằng tài chính trong doanh nghiệp Tuy nhiên, việc huyđộng nguồn vốn thường xuyên thường khó khăn và tốn nhiều thời gian, chiphí sử dụng vốn lại cao nên doanh nghiệp khó có thể đảm bảo việc gia tăngnguồn vốn thường xuyên kịp thời với sự gia tăng của TSCĐ, vốn lưu độngròng lúc này sẽ âm Bên cạnh đó, với sự thuận tiện trong việc tiếp cận nguồnvốn vay khi TSCĐ tăng đặc biệt là vay ngắn hạn, doanh nghiệp có xu hướng

sử dụng nguồn vay ngắn hạn để tài trợ cho TSDH, điều này sẽ làm cho tìnhhình cân bằng tài chính trong doanh nghiệp gặp bất ổn Nghiên cứu củaBannos – caballeo (2010) đã chỉ ra rằng mối quan hệ giữa tài sản cố định vàvốn lưu động ròng là mối quan hệ trái chiều [9] Đối với nhóm ngành sản xuấthàng tiêu dùng tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu của Đinh Thị Thu Thủy(2015): cấu trúc tài sản có quan hệ ngược chiều với cân bằng tài chính dài hạn[5] Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Phan Thanh Hiệp (2016)cho thấy, các doanh nghiệp đầu tư tài sản cố định chủ yếu bằng lợi nhuận giữlại hoặc gia tăng vốn chủ sở hữu, chứ không ưu tiên sử dụng từ những khoảnvay [3]

1.3.3 Hiệu quả hoạt động kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh dùng để đo lường khả năng sinh lời từ hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu như khả năng sinh lời tàisản (tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản), khả năng sinh lời trên doanh thu (tỉ

Trang 34

suất lợi nhuận trên doanh thu) Hiệu quả kinh doanh càng cao, tức là xác suấtdoanh nghiệp chịu rủi ro phá sản càng thấp, khi đó chi phí thuế thu nhậpdoanh nghiệp sẽ cao doanh nghiệp ưu tiên sử dụng nguồn vốn vay để tậndụng lợi ích từ lá chắn thuế (theo lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn) Ngược lạitheo lý thuyết trật tự phân hạng doanh nghiệp có tỉ suất lợi nhuận cao hơn(nguồn vốn nội bộ tăng lên) thì doanh nghiệp thường ưu tiên sử dụng nguồnvốn nội tại nhiều hơn Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Phan Thanh Hiệp(2016) cũng cho thấy rằng doanh nghiệp càng có khả năng sinh lời tốt thì họlại càng có xu hướng giảm tỷ trọng nợ trên tổng tài sản chứ không có xuhướng vay nợ nhiều hơn để tận dụng lợi ích của lá chắn thuế, lúc này tìnhhình tài chính của doanh nghiệp ổn định hơn [3] Nghiên cứu của Afrifa,Adjapong (2016) [7] đã chỉ ra rằng mối quan hệ giữa vốn lưu động ròng vàkết quả hoạt động kinh doanh là thuận chiều nhau Ngoài ra, nghiên cứu của

Haron, Razali, Nomran, Mansour (2016) đã chứng minh rằng bất kể trước,trong hoặc sau khủng hoảng yếu tố lợi nhuận đều ảnh hưởng đáng kể đến vốnlưu động ròng [11]

1.3.4 Tốc độ tăng trưởng doanh thu

Tốc độ tăng trưởng của doanh thu được đo lường bằng tỷ lệ giữa chênhlệch của doanh thu năm nay và doanh thu năm trước trên doanh thu nămtrước Theo như Myers (1984), tốc độ tăng trưởng cao đồng nghĩa với chi phíphá sản cao hơn [13] Một khi chi phí phá sản tăng cao, rủi ro phá sản củadoanh nghiệp sẽ tăng cao, dẫn đến tình hình tài chính bị de dọa Điều nàycũng có thể được giải thích như sau: khi tốc độ tăng trưởng doanh thu cao,khả năng doanh nghiệp nới lỏng chính sách tính dụng trong việc bán hàng làcao, rủi ro doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thu hồi công nợ là cao hơn;trong khi đó doanh nghiệp cần gia tăng nguồn vốn để trang trải chi phí, đảmbảo lượng hàng cung cứng hiện tại cho thị trường và lượng hàng dữ trữ để

Trang 35

đáp ứng kịp sự tăng trưởng của doanh thu, nguồn vốn thường xuyên trongdoanh nghiệp không phải trong thời gian ngắn có thể thay đổi được, nên khảnăng doanh nghiệp huy động nguồn vốn tạm thời để tài trợ cho tài sản lưuđộng là cao, khi đó tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên tài trợ cho tài sản lưuđộng sẽ thấp hơn, doanh nghiệp sẽ dễ rơi vào trạng thái mất cân bằng tàichính dài hạn Nghiên cứu của Đinh Thị Thu Thủy (2015) đã kết luận rằng: sựbiến động của doanh thu có ảnh hưởng ngược chiều đến vốn lưu động ròng[5].

1.3.5 Chu kỳ tiền mặt

Chu kỳ tiền mặt là một thước đo được sử dụng để đánh giá khả năngquản lý dòng tiền của doanh nghiệp Chu kỳ tiền mặt được định nghĩa là sốngày cần thiết để chuyển đổi chu kì từ khi mua nguyên vật liệu đến khi sảnxuất sản phẩm và bán sản phẩm thu về tiền mặt, tức là khoản thời gian cầnthiết để từ tiền ban đầu mà doanh nghiệp bỏ ra đến khi doanh nghiệp thu lạiđược tiền từ việc kinh doanh Chu kì tiền mặt càng dài, thì lượng tiền mặt củadoanh nghiệp càng khan hiếm cho hoạt động sản xuất kinh doanh và cho cáchoạt động khác như đầu tư Nếu tình hình này kéo dài, doanh nghiệp cần phảihuy động thêm nguồn vốn để đầu tư cho tài sản lưu động nhiều hơn Vàdoanh nghiệp sẽ gặp khó khăn hơn khi khách hàng kéo dài thời gian thanhtoán và số hàng tồn trong kho bán ra chậm Ngược lại, chu kỳ tiền mặt càngngắn, tức là doanh nghiệp có khả năng quản lý vốn lưu động tốt, chi phí tàichính cho vốn lưu động ở mức tối giản, không cần huy động thêm vốn để tàitrợ cho tài sản lưu động, nguồn vốn thường xuyên đủ lớn phù hợp để tài trợcho tài sản lưu động, doanh nghiệp dễ dàng đạt trạng thái cân bằng tài chínhdài hạn Với bối cảnh tại Việt Nam, nghiên cứu của Định Thị Thu Thủy(2015) đã làm rõ mối quan hệ ngược chiều giữa yếu tố chu kỳ tiền mặt vớicân bằng tài chính dài hạn [5] Nghiên cứu của Wasiuzzaman, Shaista (2015)

Trang 36

chỉ ra rằng đầu tư của vốn lưu động ròng có ảnh hưởng một cách đáng kể đếngiá trị doanh nghiệp [15].

Cách xác định chu kỳ tiền mặt như sau:

Chu kì tiền mặt (CCC) = Số ngày khoản phải thu + Số ngày khoảnhàng tồn kho – Số ngày khoản phải trả

1.3.6 Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh là nguồn cốt yếu sinh ra tiền mặtcho doanh nghiệp và cũng là lượng tiền mặt mà bản thân doanh nghiệp kiếmđược chứ không phải các khoản vốn đến từ hoạt động đầu tư và tài chính bênngoài Nghiên cứu Banos - Caballero và cộng sự (2010) đưa ra kết luận rằng:dòng tiền từ hoạt động kinh doanh tăng lên có nghĩa là dòng tiền nội bộ của

DN tăng lên [9] Khi dòng tiền từ hoạt động kinh doanh tăng lên, dòng tiềnnội bộ của doanh nghiệp tăng lên tức là dòng tiền hiện có trong doanh nghiệptăng lên, doanh nghiệp không cần huy động thêm nợ vay ngắn hạn để tài trợcho tài sản lưu động, tình hình cân bằng tài chính được an toàn Ngược lại,dòng tiền từ hoạt động kinh doanh giảm đi, luồn tiền hiện tại không đủ để tàitrợ cho tài sản lưu động, doanh nghiệp có khả năng phải vay thêm nợ vayngắn hạn để tài trợ cho tài sản lưu động, khi đó tỷ lệ nguồn vốn thường xuyênđầu tư cho tài sản lưu động sẽ thấp hơn, vốn lưu động ròng có khả năngkhông đảm bảo đủ lớn để tài trợ cho tài sản lưu động, tình hình cân bằng tàichính dễ rơi vào trạng thái mất cân bằng.Tuy nhiên nghiên cứu Appuhami(2008) cũng đã chứng minh quan điểm: dòng tiền từ hoạt động kinh doanh tỷ

lệ nghịch với vốn lưu động ròng, do đó dòng tiền từ hoạt động kinh doanh cóảnh hưởng theo hai chiều đến vốn lưu động ròng [8]

1.3.7 Khả năng thanh toán nhanh

Khả năng thanh toán nhanh được hiểu là khả năng doanh nghiệp dùngtiền và tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để trả nợ ngay khi đến hạn

Trang 37

và quá hạn Tiền bao gồm tiền gửi, tiền mặt, tiền đang chuyển; tài sản có thểchuyển đổi thành tiền là các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn bao gồm cổphiếu, trái phiếu và khoản phải thu Nợ đến hạn và quá hạn phải trả bao gồm

nợ ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn phải trả, nợ khác kể cả những khoản trongthời hạn cam kết doanh nghiệp còn được nợ Theo nghiên cứu thực nghiệmcủa Đinh Thị Thuy Thủy (2015) đã khẳng định khả năng thanh toán nhanh cótác động cùng chiều với cân bằng tài chính dài hạn [5] Chỉ số khả năng thanhtoán nhanh cao thì phần tiền và tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền sẽtăng cao hơn so với độ gia tăng của nợ ngắn hạn, tức là tỷ lệ phần vốn thườngxuyên tài trợ cho tài sản lưu động tăng, tình hình cân bằng tài chính dài hạnđược đảm bảo hơn Và ngược lại, khả năng thanh toán nhanh thấp thì nợ phảitrả ngắn hạn tăng cao hơn so với độ gia tăng của phần tiền và tài sản có thểchuyển đổi nhanh thành tiền, tức là tỷ lệ phần nguồn vốn thường xuyên tài trợcho tài sản lưu động giảm đi, cân bằng tài chính dài hạn ít an toàn hơn

Khả năng thanh toán nhanh trong doanh nghiệp được tính toán theo công thức sau:

Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn – Hàng tồn kho

Nợ phải trả ngắn hạn

1.3.8 Số năm hoạt động

Nghiên cứu của Abor (2008) cho thấy số năm hoạt động của công ty tỷ

lệ thuận với đòn bẩy tài chính [6] Một doanh nghiệp có số năm hoạt độngcàng nhiều thì uy tín tín dụng của doanh nghiệp ngày càng lớn và dễ dàng tiếpcận hơn đến nguồn vốn vay Diamond (1991) cũng đã chỉ ra rằng số năm hoạtđộng của công ty có liên quan đến các thông tin minh bạch của công ty trênthị trường tín dụng [10] Do đó, các doanh nghiệp lâu năm sẽ thuận tiện trongviệc sử dụng vốn vay ngắn hạn cũng như dài hạn về thủ tục vay và hạn mứctính dụng, đảm bảo doanh nghiệp luôn trong tình trạng chủ động về mặt tàichính Với một doanh nghiệp lâu năm và uy tín, các nhà cung cấp sẵn lòngnới lỏng chính sách tín dụng, áp lực về thanh toán doanh nghiệp ít phải gánh

Trang 38

chịu Ngược lại, các công ty mới thành lập sẽ khó khăn hơn trong việc tiếpcận các nguồn vốn vay Hơn nữa, doanh nghiệp lâu năm là những doanhnghiệp mà đứng trước những thay đổi cho dù từ yếu tố bên trong hay là bênngoài thì doanh nghiệp đã vượt qua, đã tồn tại và phát triển cho đến ngày hômnay nên những doanh nghiệp này mang trong mình nhiều có kinh nghiệmhơn, có khả năng ứng phó với những biến động của thị trường Tuy chưa cónghiên cứu thực nghiệm nào khẳng định tồn tại mối quan hệ giữa số năm hoạtđộng và vốn lưu động ròng, nhưng với những cơ sở và lập luận trên, theo tácgiả mối quan hệ giữa số năm hoạt động và vốn lưu động ròng là mối quan hệ

tỷ lệ thuận

1.3.9 Quy mô doanh nghiệp

Quy mô của doanh nghiệp biểu hiện ở quy mô tài sản và nguồn nhânlực hay đó là tổng giá trị tài sản, vốn chủ sở hữu hoặc số lượng lao động hiệnhành Nghiên cứu của Haron, Razali, Nomran, Mansour (2016) đã chứngminh rằng bất kể trước, trong hoặc sau khủng hoảng yếu tố quy mô doanhnghiệp đều có ảnh hưởng đáng kể đến vốn lưu động ròng [11] Nghiên cứucủa Suleiman (2006) chỉ rõ quy mô doanh nghiệp có mối quan hệ thuận chiềuvới vốn lưu động ròng [14] Các doanh nghiệp quy mô càng lớn thì mức độtin tưởng của nhà đầu tư và ngân hàng càng cao doanh nghiệp có thể dễdàng huy động được nguồn vốn thường xuyên hơn, lúc này nguồn vốnthường xuyên có khả năng đủ lớn để đáp ứng tài trợ cho tài sản lưu độnghơn, trạng thái cân bằng tài chính dài hạn dễ đạt được hơn so với các doanhnghiệp có quy mô nhỏ Ngoài ra, các doanh nghiệp có quy mô lớn thường sẽ

có lợi thế khi cộng tác hoạt động với các nhà cung cấp cũng như là kháchhàng Ngược lại, các doanh nghiệp nhỏ dễ bị tổn thương hơn trước nhữngbiến động kinh tế như khủng hoảng kinh tế hay sự đi xuống của toàn bộ nềnkinh tế, dẫn tới rủi ro phá sản tăng lên

Trang 39

1.3.10 Vốn lưu động ròng năm trước

Tình hình tài chính hiện tại là tiền đề là nền tảng cho mọi quyết địnhcủa nhà quản lý, kết quả đạt được trong ngắn hạn sẽ quyết định đến sự thànhbại của kết quả trong dài hạn Dữ liệu quá khứ, vốn lưu động ròng năm trước

sẽ ảnh hưởng đến vốn lưu động ròng năm nay, doanh nghiệp đã đạt trạng tháicân bằng trong năm trước có khả năng cao hơn trong việc đạt trạng thái cânbằng cho năm hiện tại và ngược lại doanh nghiệp mất cân bằng tài chính trongnăm trước sẽ gặp khó khăn nhiều hơn trong việc đạt cân bằng tài chính chonăm hiện tại Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Đinh ThịThuy Thủy (2015) thì tỷ lệ vốn lưu động năm trước không ảnh hưởng đếncân bằng tài chính dài hạn trong nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng [5]

Trang 40

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Ở chương 1, tác giả đã trình bày các khái niệm cơ bản về cân bằng tàichính dài hạn, cách xác định cũng như các lý thuyết nền tảng cơ sở cho cânbằng tài chính dài hạn và các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng tài chính dài hạnđược chỉ ra qua các nghiên cứu đi trước

Tác giả cũng đã chỉ rõ được tầm quan trọng của cân bằng tài chính dàihạn đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Tác giả đã đi sâu nghiên cứu các lý thuyết nền tảng của cân bằng tàichính dài hạn và đưa ra kết luận rằng: lý thuyết cấu trúc vốn chính là nềntảng, cơ sở của cân bằng tài chính dài hạn Mỗi quyết định của nhà quản lý vềthay đổi cấu trúc vốn sẽ ảnh hưởng đến cân bằng tài chính dài hạn của doanhnghiệp

Sau khi trình bày các lý thuyết nền cơ sở cho cân bằng tài chính dàihạn, tác giả đã rút ra các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng tài chính dài hạn vàtầm quan trọng của cân bằng tài chính dài hạn đến DN

Từ các quan điểm của các nghiên cứu trước đây, có thể thấy rằng cânbằng tài chính dài hạn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau Trongchương này, tác giả đã trình bày một số yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng tàichính doanh nghiệp bao gồm: Hiệu quả hoạt động kinh doanh, cấu trúc tàichính, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, tỉ lệ vốn lưu động năm trước, chu

kì tiền mặt, qui mô doanh nghiệp, cấu trúc tài sản, biến động doanh thu, khảnăng thanh toán nhanh và số năm hoạt động Các yếu tố này có thể có ảnhhưởng thuận chiều và nghịch chiều đối với cân bằng tài chính dài hạn

Tóm lại, ở chương 1, tác giả đã trình bày một cách tổng quan và rõ ràng

về lý thuyết nền liên quan đến cân bằng tài chính dài hạn, làm tiền đề ứngdụng để phân tích ở các chương tiếp theo

Ngày đăng: 14/03/2018, 20:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w