1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật trào phúng trong thơ tú xương

67 710 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 507 KB

Nội dung

Hai tác giả Trần Thanh Mại – Trần Tuấn Lộ trong bài viết về “Nghệ thuật trào phúng trong thơ Tú Xương” lại nhấn mạnh biệt tài trào phúng và đặc sắc về ngôn ngữ mà Tú Xương sử dựng tron

Trang 1

vị trí của Tú Xương trên văn đàn, nhà thơ Xuân Diệu đã xếp ông vào hàng thứ năm sau Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương và Đoàn Thị Điểm Điều

đó cho thấy vị trí quan trọng của Tú Xương trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX

Tú Xương sinh ra và lớn lên trong giai đoạn lịch sử đầy bi thương của dân tộc Mọi giá trị thuần phong mĩ tục của một đất nước thuần phong kiến đã

bị đảo lộn Bằng tài năng nhạy bén, bút lực dồi dào của một nhà trào phúng xuất sắc, Tú Xương đã kịp thời phản ánh những cái xấu xa, rởm đời của xã hội đang trên đà hãnh tiến Để thể hiện sự suy vong đó ông sử dụng linh hoạt sáng tạo các thủ pháp nghệ thuật trào phúng tạo tiếng cười với giọng đùa cợt, tếu táo, trào lộng trong thơ Tú Xương đã đóng góp vào dòng văn học trào phúng một tiếng cười mới mẻ, độc đáo

Đánh giá về biệt tài trào phúng của Tú Xương nhà nghiên cứu Đỗ Đức

Hiểu trong bài viết “Thơ văn Tú Xương” đã nhận xét: “Tú Xương là nhà thơ

trào phúng có biệt tài Ông ghi lại những cảnh đời lố lăng bằng ngọn bút hiện thực sâu sắc, bằng những hình ảnh góc cạnh, ngôn ngữ sắc bén” [10;119]

Trên thực tế đã có nhiều nhà phê bình, nghiên cứu tham gia vào quá trình tìm hiểu về nghệ thuật thơ văn Tú Xương Song qua việc tìm hiểu người viết nhận thấy chưa có công trình nào đề cập một cách toàn diện và có hệ thống về

Trang 2

nghệ thuật trào phúng trong thơ Tú Xương Đây là gợi ý để người viết đi tìm hiểu và triển khai đề tài khoá luận của mình

1.2 Về thực tiễn

Trong phạm vi nhà trường từ cấp phổ thông cho đến bậc cao đẳng, đại học Tú Xương là một trong những tác giả được dạy và học nhiều Đặc biệt trong chương trình Ngữ Văn có nhiều tác phẩm tiêu biểu của Tú Xương được

giảng dạy như: “Thương vợ”, “Vịnh khoa thi hương”… Vì vậy, người viết đi

tìm hiểu đề tài này với mong muốn sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn, đầy đủ hơn

về tác giả cũng như tác phẩm của ông, phục vụ cho việc học tập và giảng dạy thơ văn Tú Xương được tốt hơn

Mặc dù tác phẩm của ông để lại không nhiều nhưng thực sự có giá trị, có nhiều đóng góp lớn cho nền văn học nước nhà Tìm hiểu và nghiên cứu về nghệ thuật thơ văn cũng như cuộc đời và con người Tú Xương đã có nhiều nhà phê bình dày công nghiên cứu và đạt được nhiều thành tựu Mỗi công trình nghiên cứu lại được triển khai và tìm hiểu ở nhiều góc độ khác nhau

trong đó có “Nghệ thuật trào phúng trong thơ Tú Xương” Đó cũng là một

trong những khía cạnh tiêu biểu đem lại sự thành công và phong cách riêng cho tác giả

Ở đây, người viết không đi sâu vào tìm hiểu lịch sử nghiên cứu về tác giả

Tú Xương mà trọng tâm đi sâu vào lịch sử nghiên cứu nghệ thuật trào phúng

Trang 3

qua việc xây dựng hình tượng trào phúng và ngôn ngữ trào phúng đặc sắc trong thơ ông

Khi đi sâu tìm hiểu về Tú Xương ta có thể nhận thấy trong một vài công trình nghiên cứu các tác giả ít nhiều đã có những đánh giá, nhận xét đề cập đến vấn đề mà người viết đang nghiên cứu

Nhà thơ Tú Mỡ trong bài viết: “Tính chất trào lộng trong thơ Tú Xương”

đã chỉ ra cái làm nên nét đặc sắc trong thơ Tú Xương là trào phúng và trữ

tình: “Trào phúng hoà với trữ tình một cách tự nhiên mà khoái hoạt Đặc biệt

Tú Xương có bản lĩnh cao cường, xứng danh là một bậc thầy đã cống hiến cho tiếng cười Việt Nam nhiều thuận bút quý báu đáng để chúng ta học tập”

[10;298]

Hai tác giả Trần Thanh Mại – Trần Tuấn Lộ trong bài viết về “Nghệ

thuật trào phúng trong thơ Tú Xương” lại nhấn mạnh biệt tài trào phúng và

đặc sắc về ngôn ngữ mà Tú Xương sử dựng trong thơ “Tú Xương thật có biệt

tài là khi nhìn vào những con người hoặc những việc rởm đời ông thấy ngay ở

đó cái hình dáng điệu bộ, khía cạnh đáng ghét, đáng khinh bỉ nhất của nó, nhà thơ liền vận dụng khả năng trào phúng châm biếm dồi dào, nhạy bén của mình, vận dụng kho tàng tục ngữ, ngôn ngữ hình tượng phong phú tinh vi của mình phê phán tố cáo” [10; 209]

Đồng thời hai tác giả cũng chỉ ra: “Nghệ thuật trào phúng của Tú Xương

còn bao gồm một khía cạnh đặc biệt là bao giờ nhà thơ cũng cố tìm ra những nét hình dáng xấu, một cố tật, một dị tướng của người ông định đả kích, do đó làm cho người này càng trở nên đáng khinh ghét” [10; 210]

Trong thơ Tú Xương, ông sử dụng tiếng cười như một biện pháp để trào

phúng Sự phong phú của tiếng cười: “Nó biến đổi từ bài này sang bài khác,

từ đối tượng này sang đối tượng khác Khi thì nhẹ nhàng, thân mật, dí dỏm,

Trang 4

hóm hỉnh, khi thì mỉa mai chua chát, khi thì nó cay độc ác liệt, và khi thì nó cảm động đau xót, nhuốm đầy nước mắt” [10; 211]

Điều đặc biệt là Tú Xương đã đưa chính mình vào thơ như một nhân vật

chủ thể: “Nhân vật số một được nhà thơ Tú Xương vẽ lên khá toàn diện và

cực kì đậm nét lại là chính bản thân Tú Xương, một điển hình sống của tầng lớp nhà nho hiện đại Nhân vật điển hình này hiện lên với đầy đủ những chi tiết cụ thể nhiều loại, cả về sinh hoạt vật chất lẫn sinh hoạt tinh thần… Tất cả tập trung dựng nên hình tượng sinh hoạt sống động của một con người bất đắc trí, bất mãn với xã hội, với thời đại, cụ thể là một nhà nho thất thế sinh ở cái thời đại nho học thất thế sinh ở cái thời đại nho học về chiều, bút sắt bắt đầu thay thế bút lông” [10; 500]

Nguyễn Lộc trong bài nghiên cứu: “Kết cấu trữ tình và trào phúng trong

thơ Tú Xương” đã đặc biệt đề cao việc sử dụng ngôn ngữ trong thơ Tú

Xương: “Ngự trị trong thơ ông là cái ngôn ngữ linh hoạt mà sắc cạnh, uyển

chuyển mà chính xác, đa dạng trong cách nói, phong phú trong cách thể hiện một ngôn ngữ hàng ngày nhiều ví von, nhiều tục ngữ, thành ngữ, một ngôn ngữ đầy sức sống của dân tộc, của thời đại” [10; 341]

Ông cũng khẳng định: “Với Tú Xương tiếng cười không phải là một trò

chơi chữ, không phải là thứ nói nhại hay một vài dáng điệu uốn éo kệch cỡm

về từ ngữ mà tiếng cười trước hết phải toát lên từ bản thân sự vật” [10; 335]

Như vậy, qua sự nghiệp thơ ca của tác giả đặc biệt dựa trên các công trình của các nhà nghiên cứu phê bình, chúng ta nhận thấy: Tú Xương là nhà thơ lớn của dân tộc, là nhà thơ bậc thầy của văn học trào phúng Việt Nam, bậc

“thần thơ thánh chữ” Bên cạnh việc xây dựng các hình tượng trào phúng

khách thể là hình tượng cái tôi tự trào tác giả, xen lẫn giọng cười mỉa mai, trào lộng tự cười mình, cười người, cười đời là nỗi niềm tâm sự của một con người nặng lòng ưu tư với thời thế Tú Xương đã tiếp thu và cách tân đưa vào

Trang 5

trong thơ những hình ảnh, những thành ngữ, lời lẽ dân gian mộc mạc để nâng lên thành tầm bác học

Nói như tác giả Chu Văn: “Văn chương của Tú Xương nôm na, trong

sáng, không cầu kì, ít sử dụng điển tích, điển cố, ít mượn tiếng nước ngoài, duyên dáng và hóm hỉnh Đọc thơ Tú Xương thấy bốc lên một vị mộc mạc mà trau chuốt, cả một nền học vấn uyên thâm pha trộn với vốn dân gian cổ truyền Thơ ông không phải là loại thù hứng du dương, ngâm nga trong lúc trà dư tửu hậu, mà đọc lên thấy hiện rõ mồn một những cảnh vật, người rất sinh động, rất quen thuộc… nhiều câu, nhiều bài có giá trị như ca dao, ngạn ngữ về nội dung đã trở thành nếp suy nghĩ, thành phương châm để nhận xét đời và người, là thành ngữ kết luận vấn đề trong cuộc sống’’ [10; 139]

Trên đây là những ý kiến tiêu biểu của một số nhà nghiên cứu, phê bình

có liên quan đến nghệ thuật trào phúng trong thơ Tú Xương Người viết coi

những ý kiến trên là gợi ý để thực hiện đề tài: “Nghệ thuật trào phúng trong

thơ Tú Xương”

3 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này người viết hướng đến các mục đích sau:

- Thấy được đặc sắc nghệ thuật trong thơ trào phúng Tú Xương

- Thấy được sự kế thừa và sáng tạo của Tú Xương đối với quá trình phát triển của văn học dân tộc Từ đó phục vụ cho công việc học tập và giảng dạy thơ ca Tú Xương được tốt hơn

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu cơ sở nảy sinh tiếng cười trong thơ trào phúng Tú Xương qua thực tiễn lịch sử, hoàn cảnh cuộc đời Từ đó tìm hiểu nghệ thuật trong thơ Tú Xương qua hình tượng trào phúng và ngôn ngữ trào phúng

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng

Trang 6

Như tên đề tài khoá luận đã xác định, người viết tập trung vào nghiên

cứu những bài thơ trào phúng của Tú Xương trong cuốn “Tú Xương giai

thoại” do tác giả Đỗ Huy Vinh (biên soạn), Nxb Văn hoá dân tộc

5.2 Phạm vi nghiên cứu

Trong nhiều khía cạnh về thơ và đời Tú Xương, người viết khai thác vấn

đề “Nghệ thuật trào phúng trong thơ Tú Xương” trên hai phương diện:

- Nghệ thuật xây dựng hình tượng trào phúng

- Nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ trào phúng

6 Phương pháp nghiên cứu

Trang 7

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1 Khái niệm trào phúng

Khi tiến hành tìm hiểu nội dung khái niệm trào phúng người viết nhận thấy có nhiều cách định nghĩa khác nhau, có thể kể đến những khái niệm sau:

Theo “Từ điển tiếng Việt” định nghĩa như sau: trào phúng “Có tính chất

gây cười để châm biếm, phê phán” [8;1270]

Theo “Từ điển thuật ngữ văn học”: “Trào phúng là một loại đặc biệt của

sáng tác văn học và đồng thời cũng là một nguyên tắc nghệ thuật, trong đó các yếu tố của tiếng cười mỉa mai, châm biếm, phóng đại, khoa trương, hài hước… những cái xấu xa tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu trong xã hội Trào phúng theo từ nguyên là dùng lời lẽ bóng bẩy để cười nhạo, mỉa mai kẻ khác Song trong lĩnh vực văn học trào phúng gắn liền với phạm trù mĩ học, cái hài hước

và các cung bậc u mua, hài hước, châm biếm” [2;363]

Mặc dù có nhiều cách hiểu, cách định nghĩa khác nhau về khái niệm trào phúng nhưng tóm lại có thể hiểu trào phúng là một thủ pháp để gây cười và dùng tiếng cười để thể hiện tư tưởng, tình cảm, thái độ của người nghệ sĩ trước con người và cuộc sống

1.2 Cơ sở nảy sinh tiếng cười trào phúng trong thơ Tú Xương

1.2.1 Thực tiễn lịch sử

Phương pháp nghiên cứu văn học Mác xít đã khẳng định: “Tác giả - kể

cả những thiên tài lỗi lạc nhất đều chịu ảnh hưởng của một thời kì lịch sử, một dân tộc, một giai cấp, do đó từ những bằng chứng cụ thể về thời đại, dân tộc, giai cấp để tìm hiểu và giải thích sự hình thành một tác giả” [6;712;713]

Trang 8

Quan niệm trên đã cho thấy giữa xã hội, thời đại lịch sử và tác giả có sự chi phối ảnh hưởng qua lại với nhau Vì vậy, việc tìm hiểu thời Tú Xương sẽ cho ta sự lí giải đầy thuyết phục về cuộc đời, con người, cá tính sáng tạo và phong cách nghệ thuật đặc sắc của Tú Xương Chính nhân tố thời đại đã trở thành đối tượng sản sinh ra những hình tượng nghệ thuật đặc sắc trong thơ ông

Về chính trị:

Cuộc đời Tú Xương nằm trọn trong một giai đoạn lịch sử bi thương của dân tộc Thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta rồi lần lượt thâu tóm toàn cõi Việt Nam Năm 1870, khi Tú Xương cất tiếng khóc chào đời cũng là lúc đất nước ta lâm vào cảnh nguy khốn nhất Giặc Pháp bình định xong Nam Kỳ, sau đó tiến ra cướp nốt Bắc Kỳ, Trung Kỳ Ở Bắc Kỳ, 1873 chúng tấn công ra

Hà Nội lần thứ nhất rồi mở rộng địa bàn ra các tỉnh Hải Dương, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định (quê hương nhà thơ) Trước sự tấn công ồ ạt như vũ bão của thực dân Pháp, triều đình Huế đành chịu bó tay bất lực đầu hàng giặc Pháp với hai hàng ước Hasmard 1883 và Pantenot 1884, công nhận chính thức nền đô hộ của Pháp trên toàn cõi Việt Nam Từ đây, xã hội Việt Nam đã chuyển từ xã hội thuần phong kiến sang xã hội thực dân nửa phong kiến với nhiều yếu tố rởm đời, đáng lên án Toàn bộ giang sơn xã tắc nước nam xưa kia

vốn rõ ràng “định phận” tại “thiên thư” nay đã rơi vào tay giặc

Trước sự xâm lăng của thực dân Pháp, dân tộc ta đã tiến hành cuộc chiến đấu quyết liệt chống lại kẻ thù, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân và sĩ phu yêu nước diễn ra sôi nổi khắp nơi làm cho thực dân Pháp và triều đình Huế khiếp sợ Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như cuộc khởi nghĩa của Trương Định, Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám… Ở Nam Định quê hương Tú Xương nổ ra cuộc khởi nghĩa do Phạm Văn Nghị lãnh đạo Đặc biệt khi Huế thất thủ, vua Hàm Nghi ra sơn phòng xuống chiếu Cần Vương thì các cuộc khởi nghĩa ngày càng nổ ra sôi nổi và

Trang 9

rầm rộ Nhưng vì thiếu tổ chức hợp lí, không có phương hướng, các cuộc khởi nghĩa lại nổ ra lẻ tẻ mang tính chất địa phương, thiếu sự thống nhất nên dễ bị chia cắt… Đến khoảng cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ XX phong trào kháng chiến coi như tan vỡ nhường chỗ cho các phong trào chống Pháp mới nổi lên

đó là phong trào Đông Du, Duy Tân… với những nhà tư tưởng như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh… Chính sự va chạm lịch sử này đã ảnh hưởng nhiều đến cuộc đời, con người, cá tính và phong cách nghệ thuật Tú Xương

ghi nhận “tình hình biến chuyển đó của xã hội Việt Nam không đâu dễ nhận

thấy, dễ nhận bằng Nam Định Nam Định chính là hình ảnh thu nhỏ lại rõ nét hơn của xã hội Việt Nam trong giai đoạn đầu của thực dân Pháp” [7;11]

Đi đôi với sự chuyển biến về kinh tế, bộ mặt bên ngoài cũng như cơ cấu bên trong của xã hội đều trải qua sự biến đổi sâu sắc Đây là lúc phong hoá suy đồi, thời thế điên đảo, là lúc nho phong tàn bạo, sĩ khí tiêu điều, bút lông thất thế, bút chì gặp thời Sự chuyển biến này có ảnh hưởng lớn đến Tú Xương và hình tượng nghệ thuật mà ông phản ánh

Trang 10

Về văn hoá xã hội:

Cùng với cuộc khai thác thuộc địa, thực dân Pháp còn thi hành những chính sách văn hoá nhằm cai trị và thuần hoá nhân dân ta Khi Tú Xương bước vào tuổi trưởng thành cũng là lúc nền văn hoá Việt Nam đã có sự biến chuyển to lớn, từ một nền văn hoá thuần phong kiến, Pháp đã thi hành chính sách duy trì nền nho học và chế độ phong kiến để kìm kẹp nước ta trong vòng tăm tối, lạc hậu, không phát triển và giao lưu với các luồng tư tưởng bên ngoài nhằm bảo vệ quyền thống trị Đồng thời với việc duy trì nền văn hoá lỗi thời, lạc hậu chúng còn đưa vào chương trình những môn học mới như: Toán, Pháp văn, Địa lí… và đây cũng là những môn học trong các khoa thi từ 1903 trở đi Sự thay đổi của chế độ thi cử từ Hán học sang Pháp văn là một trong những nhân tố gây ảnh hưởng đến con người cũng như hình tượng nhân vật

và ngôn ngữ trong thơ văn Tú Xương

Từ sự suy vong của đất nước, sự biến đổi về chính trị, văn hoá, xã hội, sự xâm nhập của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa với sự lên ngôi của thế lực đồng tiền đã tạo ra hàng loạt những sản phẩm mới cho xã hội Đó là hình tượng thực dân Pháp, vua quan phong kiến, các bậc khoa bảng, những kẻ tha hoá về đạo đức, lối sống… Bên cạnh việc phê phán các đối tượng đó Tú Xương còn nhìn nhận mình qua những sáng tác tự trào, tự cười mình, thoá mạ mình nhưng trên hết là nụ cười để nâng mình lên, vượt qua lề thói của cuộc đời trần tục với những lố lăng rởm đời Từ thực tiễn xã hội mục ruỗng đó, bằng cảm quan và tài năng nghệ thuật của người nghệ sĩ ông đã ghi lại tất cả những thay đổi ấy một cách đậm nét trong thơ mình Từ đó hình thành ở Tú Xương nghệ thuật trào phúng đặc sắc trong việc xây dựng hình tượng và ngôn ngữ trào phúng

Trang 11

1.2.2 Hoàn cảnh cuộc đời

Tú Xương sinh ngày 10/8 năm Canh Ngọ tức ngày 5/9/1870 ở làng Vị Xuyên – huyện Mĩ Lộc – tỉnh Nam Định (nay là phố Hàng Nâu thuộc nội thành Nam Định)

Tên ông lúc nhỏ là Trần Duy Uyên, tự là Mặc Trai, hiệu là Mộng Tích đến khi đi thi hương mới mới đổi tên là Trần Tế Xương, khoa thi cuối cùng ông lại đổi tên là Trần Cao Xương

Tú Xương xuất thân trong một gia đình nho học nghèo ở thành thị đã tiểu

tư sản hoá Cha ông là Trần Duy Nhuận có đi thi nhưng không đỗ đạt sau ra làm tự thừa ở dinh Đốc học Ông là con trưởng trong một gia đình đông con

có chín anh em Tú Xương vốn là người có tài, thông minh, tính tình phóng khoáng, ăn nói có duyên, có khiếu hài hước, hay châm biếm trào lộng người khác

Tú Xương lập gia đình năm 16 tuổi, vợ ông là bà Phạm Thị Mẫn người Hải Dương Bà Tú là một mẫu người tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam xưa kia với bản tính đảm đang, tháo vát, thương chồng, thương con, nhẫn nại quên mình Bà đã trở thành nhân vật điển hình trong sáng tác thơ ca của Tú Xương

Tú Xương đi học sớm và nổi tiếng thông minh giỏi thơ phú nhưng suốt đời lận đận trong thi cử Năm 15 tuổi ông bắt đầu đi thi, cuộc đời thi cử của

Tú Xương trải qua tám lần, đó là các khoa Bính Tuất (1885), Mậu Tý (1888), Tân Mão (1891), Giáp Ngọ (1894), Đinh Dậu (1897), Canh Tý (1900), Quý Mão(1903), Bính Ngọ (1906), đều đặn ba năm một lần người ta đều thấy có mặt Tú Xương ở trường thi không sót một khoa nào Mãi đến năm 24 tuổi Tú Xương mới đỗ tú tài khoa Giáp Ngọ (1894) Song với mảnh bằng tú tài Tú Xương cũng không làm được quan chức gì, nhà thơ lại cậy cục vác lều chõng

đi thi

Trang 12

Đối với Tú Xương, thi cử đã để lại một dấu ấn không thể phai mờ trong cuộc đời ngắn ngủi của ông Nhà thơ đã tự phản ánh trong thơ mình nhiều

chuyện về thi cử của cá nhân ông Tú Xương hỏng thi “tám năm chưa khỏi

phạm trường quy” là do “văn chương ngoại hạng không quan chấm” nhưng

thực chất đó là do sự phá vỡ, kèn cựa của chế độ xã hội đương thời với cá tính của một nghệ sĩ phóng khoáng, tài hoa Những thứ phép tắc gò bó của trường thi thực dân bán phong kiến đã khiến cho tài năng nhà thơ bị vùi lấp Thi cử không đỗ đạt đã ảnh hưởng lớn đến cuộc đời và tâm lí của nhà thơ tạo ra sự chán nản, trào lộng ngông nghênh với đời

Mặt khác, cuộc sống sinh hoạt của gia đình ông cũng gặp nhiều khó khăn, nghèo túng Sống ở giữa thành thị nhưng gia đình Tú Xương quanh năm sống trong cảnh túng thiếu Tú Xương là một trí thức nhưng lại thất nghiệp không giúp được gì cho gia đình, nguồn sống chỉ trông cậy vào sự

đảm đang, tháo vát của bà Tú Cuộc sống “ăn bám” vợ, không lo nổi cho gia

đình luôn ám ảnh trong ông và có lúc nhà thơ đã tếu táo, trào lộng mình một cách chua xót

Ngày rằm tháng Chạp năm Bính Ngọ, tức ngày 20/1/1907, Tú Xương về quê ngoại ăn giỗ, đi đường gặp mưa, trời lại rét, ông bị cảm nặng và mất ngay đêm ấy ở nhà họ ngoại thuộc làng Đại Tứ, lúc ấy nhà thơ mới 37 tuổi đời

Tóm lại, cuộc đời của Tú Xương là cuộc đời của một nghệ sĩ long đong, lận đận trên con đường thi cử và ngay trong cuộc sống gia đình ông cũng gặp nhiều trắc trở Cuộc sống ở thành thị (Thành Nam) với bao bộn bề, xô bồ đã làm nên nét cốt cách, tâm hồn phong phú trong con người nhà thơ Một

Tú Xương tự do phóng khoáng vượt mình ra khỏi những phép tắc nho gia để

sống với bản ngã của mình Bên cạnh con người với “cái tôi” tự khẳng định,

Tú Xương đã dựng lên được những hình tượng đặc sắc làm nên bức tranh sinh động của xã hội trong buổi giao thời và chính hiện thực khắc nghiệt ấy đã tạo điều kiện cho hồn thơ Tú Xương bay lên Để kết lại cuộc đời thơ Tú Xương, nhà thơ cùng thời Nguyễn Khuyến đã viết:

Kìa ai chín suối Xương không nát,

Có lẽ nghìn thu tiếng vẫn còn

Trang 13

CHƯƠNG 2 NGHỆ THUẬT TRÀO PHÚNG TRONG THƠ TÚ XƯƠNG

2.1 Nghệ thuật xây dựng hình tượng trào phúng

Để nhận thức và cắt nghĩa đời sống, thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình giúp con người thể nghiệm ý vị của cuộc đời và lĩnh hội mọi quan hệ có ý nghĩa, nhà văn đã sử dụng hình tượng nghệ thuật để phản ánh

Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” thì hình tượng nghệ thuật là: “Sản

phẩm của phương thức chiếm lĩnh thể hiện và tái tạo hiện thực theo quy luật của tưởng tượng hư cấu nghệ thuật… nghĩa là bằng cách làm sống lại một cách cụ thể và gợi cảm những sự việc, hiện tượng đáng làm cho người ta suy nghĩ về tính cách và số phận, về tình đời, tình người qua một chất liệu cụ thể

” [2; 147]

Như vậy, hình tượng nghệ thuật chính là các khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện bằng tưởng tượng, sáng tạo trong các tác phẩm nghệ thuật Nói đến hình tượng nghệ thuật người ta thường nghĩ đến hình tượng con người với những chi tiết biểu hiện phong phú

Hình tượng có vai trò quan trọng tạo nên tính đa dạng, phong phú cho nghệ thuật trào phúng trong thơ Tú Xương Trong thơ ông cả một bức tranh hiện thực sống động với những bậc vua quan phong kiến, học trò, sĩ tử, me Tây, những kẻ tha hoá về đạo đức… hiện lên sinh động, nhiều vẻ Bên cạnh

đó còn là hình tượng tác giả qua những sáng tác tự trào Bằng giọng cười trào phúng, mỉa mai, trào lộng Tú Xương hướng đến các đối tượng với tất cả sự phong phú của nó Mỗi đối tượng trong thơ ông lại được biểu hiện qua những cung bậc khác nhau tạo nên tiếng cười đặc sắc Tú Xương

Trang 14

2.1.1 Nghệ thuật xây dựng hình tượng khách thể

Hình tượng khách thể là những đối tượng bên ngoài tác giả Đối tượng này chiếm số lượng lớn trong hầu hết sáng tác thơ ca của Tú Xương Trước mỗi đối tượng trào lộng khác nhau, tiếng cười lại mang sắc thái, cấp độ riêng nhằm thể hiện thái độ, tâm trạng khác nhau của tác giả Tiếng cười trong thơ

Tú Xương rất phong phú, nó “vừa châm biếm và tự trào, vừa mang sắc thái

tiễn biệt quá khứ một cách vui vẻ ” [10; 5], tiếng cười “khi thì nhẹ nhàng thân mật, dí dỏm, hóm hỉnh, khi thì mỉa mai chua chát, khi thì cay độc ác liệt và khi thì nó cảm động đau xót, nhuốm đầy nước mắt” [10; 211]

2.1.1.1 Hình tượng thực dân Pháp

Sau khi chiếm được toàn bộ đất nước ta, thực dân Pháp đã tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất Chính cuộc khai thác này đã làm cho xã hội Việt Nam có sự chuyển biến mạnh mẽ, trong xã hội xuất hiện nhiều tầng lớp mới Bằng cảm quan nhạy bén của người cầm bút và tấm lòng của một nhà

nho phong kiến thất thế, Tú Xương đã “thâu tóm” rất sinh động những người,

những cảnh,… trong xã hội buổi giao thời ấy vào thơ

Trước hết là bọn thực dân Pháp – kẻ thù lớn nhất của dân tộc Mặc dù

không có can đảm “tòng quân” đánh giặc như một số sĩ phu cùng thời nhưng

Tú Xương cũng không hợp tác hay làm tay sai cho giặc Qua sáng tác thơ ca, nhà thơ đã kín đáo thể hiện thái độ của mình đối với kẻ thù Không có những nét vẽ, từ ngữ miêu tả trực tiếp về ngoại hình, tính cách cụ thể về thực dân Pháp song khi phải động đến bọn chúng, ngòi bút trào phúng thâm thuý của

Tú Xương không phải là không sâu cay Trong thơ ông thực dân Pháp hiện lên với bộ mặt hống hách ngang ngược:

Hà Nam danh giá nhất ông Cò Trông thấy ai ai chẳng dám ho Hai mái trống toang đành chịu dột

Trang 15

Tám giờ chuông đánh phải nằm co Người quên mất thẻ âu trời cãi Chó chạy ra đường có chủ lo

“Ông Cò” hiện ra với uy quyền lớn lao của mình, ai thấy cũng phải sợ

Nhưng mạch ngầm mà Tú Xương kín đáo muốn gửi gắm qua đây là thái độ lên án sự hà khắc cùng những thiết chế quân luật ngặt nghèo, hết sức vô lí của bọn thực dân Pháp Cấm nhân dân nghèo lợp lại nhà để buộc dân phải di cư đi nơi khác, hơn nữa việc đi lại của người dân cũng bị kiểm soát gắt gao Điều

đặc biệt, cái đáng cười ở đây là “danh giá” nhất Hà Nam của ông Cò chỉ để:

Vớ vẩn đi xia mà vớ được Chuyến này ắt hẳn kiếm ăn to

Nhà nước ba năm mở một khoa Trường Nam thi lẫn với trường Hà

… Lọng cắm rợp trời, quan sứ đến Váy lê quét đất mụ đầm ra

(Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu) Thực dân Pháp xâm lược nước ta kéo theo đó là sự suy vi xuống dốc của nền đạo đức nho học phong kiến Cảnh tượng trường thi vốn uy nghiêm nay

Trang 16

trở lên xáo trộn bởi sự xuất hiện của viên “quan sứ” và “mụ đầm” Và thảm hại hơn nữa khi chiếc “lọng” vốn được dùng cho vua quan phong kiến đương triều nay bị đem ra đối sánh với cái “váy” của mụ đầm Trước cảnh tượng đau

xót đó, Tú Xương đã gián tiếp phê phán bọn thực dân đã làm đảo lộn thuần phong mĩ tục tốt đẹp của nhân dân ta Nhà thơ đặt ra câu hỏi:

Nhân tài đất Bắc nào ai đó?

Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà

(Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu)

Hình ảnh “quan Tây” còn gián tiếp hiện lên trước cái chết đột ngột của cô Kí:

Cô Kí sao mà đã chết ngay

Ô hay, trời chẳng nể ông Tây Gái tơ đi lấy làm hai họ Năm mới vừa sang được một ngày

(Mồng hai tết viếng cô Kí)

Cô Kí vốn là vợ lẽ của ông Kí – chủ một cửa hiệu cho thuê xe tay Nhờ

có cô vợ trẻ đẹp lại được sự “sủng ái” của “ông tây” nên cửa hàng của ông Kí

ngày càng làm ăn phát đạt Mọi công việc đang êm đẹp thì chẳng may cô Kí lâm bệnh chết Nhà thơ viếng cô Kí, qua đó mỉa mai thái độ thờ ơ của ông Kí

trước cái chết của vợ mình Đồng thời gián tiếp “nói kháy” “ông tây” với bản

chất dâm ô, hách dịch đã làm cho cuộc sống của nhân dân ta rơi vào bế tắc

Hình tượng thực dân Pháp với những “quan cò”, “ông tây”, “quan sứ”,

“mụ đầm” tuy không phải là đối tượng được Tú Xương phản ánh nhiều nhất

nhưng bằng vài nét phác hoạ nhà thơ đã vạch trần được bản chất xấu xa của chúng Với hình tượng thực dân Pháp, Tú Xương đã góp phần ghi nhận đầy

đủ những nhân vật điển hình của xã hội trong buổi giao thời

Trang 17

2.1.1.2 Hình tượng vua quan phong kiến

Trong hoàn cảnh lịch sử mới, vua quan phong kiến là một trong những đối tượng mà ngòi bút Tú Xương tập trung phản ánh nhiều nhất Giống như Nguyễn Khuyến, nói đến quan lại phong kiến trước hết Tú Xương vạch trần bản chất làm tay sai của chúng

Nhân chuyện cô hầu bị viên quan huyện đuổi đi vì nghi cô lẳng lơ, đĩ thoã, Tú Xương làm một bài thơ mượn lời cô hầu gửi cho viên quan để vạch trần cái tội làm tay sai của hắn

Chỉ trách người sao chẳng trách mình Mình trung đâu đấy, trách người trinh?

Áo dầy cơm nặng bao nhiêu đức Chiếu cạnh giường bên, mấy hột tình?

Tơ tóc nỗi riêng thì xét nét Giang sơn nghĩa cả nỡ mần thinh !

Cổ cong mặt lệch người đâu thế?

Cái cóc bôi vôi khéo dại hình

(Cô hầu trách quan lớn) Câu chuyện tưởng như là riêng tư giữa hai người nhưng dưới ngòi bút sắc sảo của Tú Xương, bài thơ không chỉ là chuyện bạc tình, bạc nghĩa thông

thường mà phê phán chuyện theo giặc, chuyện “giang sơn nghĩa cả nỡ mần

thinh” Một viên quan ăn bổng lộc của triều đình phong kiến mà có thái độ

thờ ơ trước giang sơn đang dần rơi vào tay giặc, hơn nữa còn làm tay sai cho chúng Những câu thơ sắc đanh trong bài thơ có thể coi là tiêu biểu cho tinh thần phê phán nghiêm chỉnh của nhà thơ

Nếu như Nguyễn Khuyến mượn lời vợ người hát chèo để tước đi vẻ uy

nghiêm vốn có của vị vua mang sứ mệnh “trị quốc an dân” nhưng hoá ra bọn

quan này chỉ là những tên rối, vai hề lố bịch:

Trang 18

Vua chèo còn chẳng ra gì Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề

(Lời vợ anh phường chèo – Nguyễn Khuyến)

Thì Tú Xương trong bài “Hát tuồng” đã lợi dụng đặc điểm của loại hình

nghệ thuật này khi diễn viên lên sân khấu phải vẽ mặt, đội mũ, nhà thơ đả kích tính chất bịp bợm, giả dối làm tay sai của bọn quan lại trên sân khấu chính trị bấy giờ:

Nào có ra chi lũ hát tuồng Cũng hò cũng hát cũng y uông Dẫu rằng dối được đàn con trẻ Cái mặt bôi vôi nghĩ cũng buồn !

Đối với bọn quan lại, Tú Xương ghét và khinh bỉ Ông ghét vì chúng chỉ giỏi luồn lót Tây, bợ đỡ Tây để được làm quan mà bóp nặn nhân dân Ông khinh vì chúng dốt nát, hèn hạ Quan lại thời Tú Xương là những quan lại lố

lăng, bẩn thỉu, đê tiện Tú Xương đã nói rõ tình trạng ấy trong bài “Phố Hàng

Song”:

Ở phố Hàng Song thật lắm quan Thành thì đen kịt, Đốc thì lang Chồng chung vợ chạ kìa cô Bố Đậu lạy quan xin nọ chú Hàn

Bài thơ là một bức tranh nhỏ của nhà thơ về giới quan lại ở phố Hàng Song, mỗi người một vẻ Đó là viên quan phòng thành vốn là kẻ ngu dốt nhờ giàu sang mà có chức quyền, là viên đốc học coi trường Nam Định mặt có nhiều vết lang trắng, là vợ một viên Bố chánh lẳng lơ, đĩ thoã có tiếng ở thành Nam, là cậu học trò nhờ luồn lọt mà được chức Hàn Lâm… Chỉ bằng một số

Trang 19

nét phác hoạ ở một góc phố nhưng Tú Xương đã lột trần được bộ mặt đám quan lại của cả một thời

Tú Xương còn vạch trần thói tham ô, ăn hối lộ của đám quan lại “quan

thấy kiện như kiến thấy mỡ”; “tiền vào quan như than vào lò” Nhà thơ

Nguyễn Khuyến từng lợi dụng một cuộc vịnh Kiều để đả kích kín đáo:

Có tiền việc ấy mà xong nhỉ?

Ngày trước làm quan cũng thế a?

(Bỡn tri phủ Xuân Trường)

Làm “tri phủ” mà ông không quan tâm đến dân tình, không lo cho công việc “trị quốc an dân” của mình mà chỉ quen phê một chữ “tiền” Xã hội có

sự biến chuyển mạnh mẽ kéo theo đó là lối sống, cách sinh hoạt thị dân đã biến bọn quan lại thành những kẻ loá mắt vì đồng tiền

Quan đốc – ở thơ Tú Xương cũng không phải là một kẻ mô phạm đạo đức, xứng đáng là bậc thầy của thiên hạ mà chỉ là một kẻ truỵ lạc, lấy ăn chơi làm mục đích sống của cuộc đời:

Ông về đốc học đã bao lâu

Cờ bạc ăn chơi rặt một màu Học trò chúng nó tội gì thế

Để đến cho ông vớ được đầu

Trang 20

(Chế ông đốc học) Phê phán quan lại ăn tiền thực ra không có gì mới, cái mới là ở cách phê phán của Tú Xương có cá tính hơn, sắc sảo hơn

Ngoài những đối tượng được chỉ mặt, đặt tên, Tú Xương còn đả kích một tên tri huyện dốt chữ nghĩa, một ông ấm, một ông Hàn, những quý phu nhân, các cậu công tử có quan hệ với quan lại Với đối tượng này, nhà thơ không chỉ dừng lại ở những nét cá tính bên ngoài mà dường như qua cá tính của chúng, ông muốn gọi tên một nét cá tính của thời đại Những cá tính chưa rõ nét nhưng nó không hoàn toàn là tính cách của bọn quan lại trong xã hội phong kiến thuần tuý nữa mà có cái gì phảng phất hình bóng của bọn quan lại

sống dưới chế độ thực dân Nói như nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hoàn “thơ

châm biếm đả kích của Tú Xương cứ như một ngọn roi quất thẳng vào mặt đối phương không thương tiếc” [9; 400]

Dựng lên bức chân dung của những kẻ thuộc giới quan lại mỗi người một

vẻ, đầy sắc cạnh Tú Xương đã lột trần được bản chất làm tay sai của chúng Đồng thời vạch ra bản chất tham ô của những kẻ chuyên đi lừa lọc bóc lột

nhân dân để “vinh thân phì gia” Không cần kín đáo, dè dặt Tú Xương vạch

mặt, chỉ thẳng từng tên, từng đối tượng cụ thể, rõ ràng đích danh để tố cáo Qua hình tượng quan lại phong kiến chúng ta thấy được bức tranh sinh động của xã hội Việt Nam trong cơn cựa mình, chuyển giao từ giai đoạn phong kiến sang giai đoạn thực dân bán phong kiến Tú Xương đã đem đến cho văn học dân tộc những bức hí hoạ đầu tiên về đời sống của giới quan lại cuối thế kỉ XIX

2.1.1.3 Hình tượng các bậc khoa bảng

Trong bức tranh chung về xã hội của nhà thơ thì hình tượng các bậc sĩ tử

đi thi, những ông Cử, ông Tú, cảnh trường thi hiện lên rõ nét với bộ mặt thảm

hại Hiện tượng đó đã được Tú Xương phản ánh rõ nét trong bài “Đạo học”

Trang 21

Đạo học ngày nay đã chán rồi Mười người đi học, chín người thôi

Cô hàng bán sách lim dim ngủ Thầy khoá tư lương nhấp nhổm ngồi

Sĩ khí rụt rè, gà phải cáo Văn chương liều lĩnh, đấm ăn xôi

Đọc bài thơ ta cảm thấy xót xa trước sự suy vi của đạo học nước nhà Đạo học ngày xưa với những quy cách nho nhã, sự thông thạo thi, thư, lễ,

nhạc thì đạo học ngày nay “đã chán rồi” Sự xuống dốc của đạo học tập trung

ở hình ảnh cô hàng sách “lim dim ngủ” vì không còn ai mua sách chữ Nho nữa Thầy khoá tư lương thì “nhấp nhổm ngồi” vì không còn ai thuê dạy học

nữa Nho học suy đồi, địa vị và tâm lí của người theo Nho học cũng thay đổi:

Nào có ra gì cái chữ Nho Ông nghè ông cống cũng nằm co, Chi bằng đi học làm ông phán Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò

Bài thơ là lời than thở cho số phận những ông nghè, ông cống trong buổi

giao thời và có vẻ chế giễu cái sự “học làm ông phán” Thời thế thay đổi nên các bậc khoa bảng phải chịu cảnh “nằm co” Và hiện thực không thể phủ nhận

là “đi học” để được làm “ông phán” hưởng sự sung sướng “rượu sâm banh,

sữa bò” Bài thơ thể hiện sự chua xót, tủi cực của nhà thơ trước sự xuống dốc

của lí tưởng con người và của thời đại

Tâm lí của con người theo nho học đã thay đổi, thì không có gì khó hiểu khi thấy cảnh trường thi đầy rẫy những chuyện lố lăng kỳ quặc Bức tranh về cảnh trường thi của Tú Xương cũng sinh động, mỉa mai, châm biếm không

Trang 22

kém gì bức tranh về giới quan lại “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu” nhà thơ

vẽ ra trước mắt chúng ta với đủ các nhân vật trung tâm của nó:

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,

Ậm oẹ quan trường miệng thét loa Lọng cắm rợp trời quan sứ đến Váy lê quét đất mụ đầm ra

(Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu) Bản thân Tú Xương cũng là người suốt đời lận đận nơi trường thi, tám lần đi thi chỉ đỗ một lần nhưng là đỗ vớt Ông trượt không phải chỉ vì chế độ thi cử với những quy chế cực kì vô lí mà còn gặp phải bọn quan lại chấm thi ngu dốt:

Sơ khảo khoa này bác Cử Nhu Thực là vừa dốt lại vừa ngu

Trang 23

(Giễu người thi đỗ) Trước cảnh tượng đó, Tú Xương ý thức được sự suy vi của đạo học Đặc biệt là ở hành động lép vế đến đê hèn của những kẻ xuất thân từ cửa Khổng sân Trình, trước vẻ ngạo nghễ của kẻ xâm lược Và thảm hại hơn nữa là cảnh ông cử tân khoa phải quỳ sụp trước cái mông của bà đầm Tác giả cho thấy đến tận cùng sự suy tàn của nền Hán học phong kiến

Tú Xương còn vạch trần nhân cách kém cỏi, năng lực “rởm” của các ông

cử, ông tú thời thực dân:

Hai đứa tranh nhau cái thủ khoa Tuân khoe văn Hoạt, Nghị văn già Năm nay đỗ rặt phường hay chữ Kìa bác Lê Tuyên cũng thứ ba

Những ông cử, cậu ấm mà Tú Xương kể ở trên đều “rặt” là một lũ dốt

nát, những kẻ dựa vào thần thế của người khác mà đỗ đạt Và trong thời buổi

đó thì danh vị tiến sĩ chỉ là “tiến sĩ giấy”:

Tiến sĩ khoa này đỗ mấy người?

Xem chừng hay chữ có ông thôi ! Nghe văn mà gớm cho văn mãi,

Cờ biển vua ban cũng lạ đời !

Trang 24

(Ông tiến sĩ mới) Ông đỗ khoa nào ở xứ nào?

Thế mà hoa, hốt, với trâm bào

Chức danh “tiến sĩ giấy” chỉ là cái mẽ bề ngoài không thể che giấu được

bản chất bên trong Tú Xương bộc lộ thái độ mỉa mai đối với những kẻ dốt nát nhưng vẫn đua đòi, tranh giành ngôi vị khoa bảng Chính sự chuyển biến dữ

dội của lịch sử đã sản sinh ra hàng loạt “bù nhìn” cho xã hội Tiếng cười sâu

sắc cất lên song cũng chứa đựng sự xót xa, cay đắng

Qua một số bài thơ, Tú Xương đã từng bước vạch mặt bản chất của các

vị khoa bảng thời bấy giờ Đằng sau bức tranh hỗn loạn ấy ta thấy được thái

độ của nhà thơ trước hiện thực thời đại Nói như nhà văn Nguyễn Tuân “Thơ

và đời Tú Xương dính liền khít với thiết chế thị trường và sự thi cử… Thơ và phú Tú Xương là hồi quang tê tái về sự thi cử lúc nó sắp tàn cục”… [9; 13]

Chế giễu một người vợ đã có chồng rồi mà còn chơi nhăng, nhà thơ viết:

Vợ đẹp của người không giữ được Chồng ngu, mượn đứa để chơi nhăng

Ra đường đáng giá mười trinh thục

Trang 25

Trong dạ sao mà chẳng gió trăng

Hai câu thơ đầu Tú Xương tập trung ngọn bút chĩa mũi nhọn vào tên

“chồng ngu” Là chồng có vợ đẹp mà không biết giữ để vợ “chơi nhăng”,

nhưng đối tượng chính mà nhà thơ muốn lên án, mỉa mai đó là người vợ Thời

phong kiến người phụ nữ sống với đạo đức “tam tòng tứ đức” nhưng người vợ

ở đây lại có những hành động không đúng đắn Bề ngoài mụ ta tỏ vẻ còn

“trinh thục” nhưng hoá ra trong bụng chứa đầy những “gió trăng” Tú Xương

phải thốt lên sự thật:

Mới biết hồng nhan là thế thế Trăm năm trăm tuổi lại trăm thằng

Đó còn là bọn “nhất phẩm phu nhân”, bọn “đức bà” trọng vọng mà đi

thông dâm với sư sãi, với tiểu chùa, với lái mành Đối với loại người này Tú Xương dùng những lời mỉa mai, thâm thuý để tỏ thái độ châm biếm:

- Thôi đừng điếu tráp ngênh ngang nữa

Thằng tiểu Phù Long nó “chửi” mày

(Thằng tiểu Phù Long)

- Đôi đức bà lên mặt phu nhân,

ngón đĩ thoã bà nào cũng nhất

Nhất tắc mộ sư mô chi cực,

nay chùa này mai chùa khác,

mở lòng từ tô tượng đúc chuông

Nhất tắc ham chài lái chi khu,

lên mành nọ xuống mành kia, che miệng thế đong dầu rót mật

Trang 26

Tú Xương còn dành nhiều trang thơ để lên án thói đĩ thoã, tà dâm, lên án

hạng gái lẳng lơ “nguýt sư ông”, những thiếu nữ đi tu mà không thể chuyên tâm tu hành được, vẫn “mở cánh từ bi khép cánh tình” Còn nữa, một cô gái

kênh kiệu với những người theo đuổi mình nhưng lại thích quan hệ lăng

nhăng với bọn Tây Tàu rốt cuộc phải chịu cảnh “phòng không” Biết bao thói

hư tật xấu của xã hội đương thời dường như đã tập trung cả vào lũ đàn bà hư hỏng này

Trước những biến đổi nhanh chóng của xã hội đặc biệt là sự xâm lấn của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, xã hội Việt Nam đã xuất hiện một hạng người

mới đó là “con buôn” Tú Xương không mấy ưa loại người này bởi sự táo tợn,

nanh nọc của họ Ông đả kích thói gian ngoan, dùng mánh khoé bất chính để

sinh lợi lộc mà quên đi tính người của chúng Chính cái “giọng tình” ngon

ngọt của con buôn đã làm cho:

Thằng ngô mất gánh say câu chuyện Chú lái nghiêng thoi mắc giọng tình

Có khéo có khôn thì có của Càng già càng trẻ lại càng xinh

Đem nhan sắc, lẳng lơ làm mồi câu khách:

Chiều khách quá hơn nhà thổ ế Đắt hàng như thể mớ tôm tươi

(Nước buôn) Với loại người này, Tú Xương chú ý đến thói quen xảo quyệt, gian ngoan, thói lẳng lơ để làm giàu cho mình một cách bất chính

Hình tượng nhà sư đã trở thành đề tài “đàm tiếu” sâu sắc trong thơ Hồ

Xuân Hương trước đó và cùng thời nhà thơ Nguyễn Khuyến cũng đã xây

dựng lên hình tượng này rất thâm thuý: “biết tỏng mọi việc”, “trọc lốc bình

vôi”, “nhảy tót lên chùa ngồi”, “y a kinh một bộ”…, Tú Xương sắc sảo hơn

Trang 27

với hình ảnh tha hoá của sư “sư có lọng”, sư cho vay nặng lãi, sư tư tình với đàn bà đã có chồng “một thằng trọc lốc ngồi khua mõ, hai ả tròn xoe đứng

múa bông” Sư phải vào tù vì chứa của gian:

Quãng đại từ bi cũng phải tù

Rồi ông mỉm cười chế nhạo vì tìm ra câu đáp:

Tụng kinh cứu khổ ba trăm quyển

Ý hẳn còn quên một phép phù?

(Sư ở tù)

Xã hội buổi giao thời là điều kiện lí tưởng cho những kẻ “bợm già” khi thì đóng vai thầy dùi, thầy cò trong việc kiện cáo, lúc đóng vai “thầy lang”,

“thầy số” bịp bợm để kiếm ăn, lúc nào cũng vênh váo lên mặt:

Thầy thầy tớ tớ phố xênh xang Thoạt nhác trông ra ngỡ cóc vàng Kiện hết sở tuần vô sở thú

Khi thì thầy số, lúc thầy lang

Đó là ông “Hàn” vốn là một tay nấu rượu nhờ buôn bán mà chạy được chút phẩm hàm, một “nhà nho giả danh” “không học mà sao cũng gọi đồ”, ăn nói thì “nhề nhàng” hỏi ra mới biết là thắng bán sắt… Và còn biết bao nhiêu

kẻ dốt nát, đua đòi làm sang trong xã hội mà có tiền là có tất cả

Tú Xương đi sâu bóc trần tính chất vô đạo đức của xã hội đương thời

Trước kia, xã hội phong kiến với những đạo đức “tam cương ngũ thường” là

nền tảng mà con người luôn hướng tới thì nay trong xã hội thực dân bán phong kiến thực chất chỉ là một xã hội vô luân, vô đạo Nhà thơ ghi lại tính chất vô luân, vô đạo ấy, không những phổ biến trên bề mặt của xã hội mà đã

ăn sâu vào từng gia đình Tú Xương xót xa khi thấy ngay trên đất Vị Hoàng

Trang 28

quê hương ông xưa kia có tiếng là đất văn vật mà nay đến nỗi xảy ra những hiện tượng thương luân bại lí:

Nhà kia lỗi phép con khinh bố

Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng

Trong xã hội nẩy ra những con người “duy tiền duy nhĩ” bị đồng bạc giết

chết lương tâm:

Keo cú người đâu như cứt sắt

Tham lam chuyện thở những hơi đồng

Trong gia đình kia thì mẹ vợ ăn nằm với chàng rể để dẫn đến nông nỗi:

Chép miệng bà nuôi to cái dại Phờ râu ông rể ẵm con so

Và trong một gia đình khác thì một viên công chức đem hiến vợ mình

cho Tây để mong được thăng quan tiến chức, một bà mẹ goá muốn “tựa cửa

quan” nên gả con gái cho một thằng nghiện Ở gia đình khác các bà vợ chán

chê sự đi lại của đức ông chồng, quyết tâm làm bạn với nhà sư để được “thướt

tha dưới trướng nguýt sư ông” vào những đêm thanh vắng thủ thỉ với nhau

“chẳng sướng gì hơn lúc thượng đồng”

Xây dựng các hình tượng nhân vật kể trên Tú Xương đã bổ sung toàn thiện bức tranh xã hội Việt Nam trong buổi giao thời

Tóm lại, bằng nghệ thuật xây dựng hình tượng khách thể, Tú Xương đã phản ánh chân thực đời sống với bao bộn bề, phức tạp của xã hội Việt Nam trong buổi Tây, Tàu nhố nhăng Đó là bức tranh sinh động về tất cả các mặt, hiện tượng của đời sống, không có thơ Tú Xương thực không tìm đâu thấy

Trang 29

một cách cụ thể, sinh động hình bóng và không khí buổi ban đầu của xã hội thực dân trên đất nước ta

Nhà thơ Tú Mỡ trong bài viết “Tính chất trào lộng trong thơ Tú Xương”

đã nhận xét: “Trào lộng của Tú Xương thật là muôn màu muôn vẻ Cái xã hội

thối nát, với những nhân vật khả ố, những sự việc nhơ nhuốc, những đồi bại phong tục, với biết bao cái chướng tai gai mắt, đã cung cấp cho nhà thơ nhiều đề tài phong phú để sáng tác và chửi đời một cách khoái hoạt” [10;

278]

2.1.2 Nghệ thuật xây dựng hình tượng chủ thể

Không chỉ cười cợt, phê phán người khác, Tú Xương còn lấy bản thân mình ra làm đối tượng trào lộng Nếu như trong thơ tự trào, tự vịnh của

Nguyễn Khuyến “thể hiện một ông già cười mình Nhà thơ không có ác miệng

thoá mạ mình Nụ cười xem ra nhỏ nhẹ mà chan chứa suy tư” [11; 56], thì với

Tú Xương lại khác hẳn “không thâm trầm kín đáo mang tính khẳng định như

Nguyễn Khuyến, Tú Xương tự trào một cách trực tiếp, khi thì khẳng định, khi thì phủ định” [10; 398] Nhà thơ đã xây dựng bức chân dung của mình với lối

trào lộng khá độc đáo, làm nổi bật lên hình tượng một con người đa sắc, đa thanh, đa diện Một mặt là bức chân dung theo kiểu hí hoạ, tự chế giễu, tự bôi

xấu mình Mặt khác là bức chân dung một Tú Xương tài hoa “phong lưu”,

“thiệp thế ” đầy bản ngã trong “dáng vẻ hiên ngang đầy tự tin, đầy khí phách

thị dân” Tự trào trong thơ Tú Xương cũng chính là để khẳng định lối sống,

nhân cách, phẩm chất của nhà thơ Ẩn đằng sau con người “ngang tàng” ấy là

tấm lòng ưu thời mẫn thế với thời cuộc

Tú Xương tự hoạ bức chân dung của mình từ ngoại hình đến tính cách, lối sống Trong cuộc sống ít ai đem vẻ bề ngoài của mình ra để khoe, nhất là những người có ngoại hình có phần kém duyên, kém sắc Vậy mà, Tú Xương

đã tự hoạ bức chân dung của mình bằng lối hí hoạ, bằng lời tự giễu bôi xấu mình:

Trang 30

Ở phố Hàng Nâu có phỗng sành Mắt thời lơ láo, mặt thời xanh Vuốt râu nịnh vợ, con bu nó Quắc mắt khinh đời cái bộ anh Bài bạc kiệu cờ cao nhất sứ Rượu chè trai gái đủ tam khoanh

Đọc bài thơ ta hình dung ra một Tú Xương lanh lợi, ranh mãnh với

những chi tiết cụ thể mang vóc dáng của “phỗng sành” Đó là bộ mặt “lơ

láo”, cặp mắt nhanh nhẹn, cử chỉ “vuốt râu nịnh vợ”, “quắc mắt khinh đời”

Dáng hình ấy đã diễn tả được diện mạo của một con người ngông nghênh và coi khinh đời Đặc biệt trong bộ dạng của phỗng sành đó thì sự chơi ngông của nhà thơ đã được nâng lên đến mức đầu sứ: từ cờ bạc, kiệu cờ, rượu chè, trai gái thứ nào cũng sành

Cũng có khi ta bắt gặp một Tú Xương hào hoa phong nhã trong dáng vẻ:

Quanh năm phong vận, áo hàng Tàu,

Ra phố nghênh ngang quần tố nữ,

(Phú hỏng thi khoa Canh Tý)

Đó là một ông Tú phong nhã “lịch lãm” khác hẳn với dáng vẻ của ông

phỗng sành lanh lợi vuốt râu quắc mắt Bằng giọng điệu tự trào hóm hỉnh, sâu cay nhà thơ tiếp tục vẽ lên hình hài của mình với những nét vẽ hài hước:

Râu rậm bằng chổi Đầu to bằng Giành

(Phú hỏng thi khoa Canh Tý)

Trang 31

Có thể nói, Tú Xương là một điển hình của thơ mình, ông tự họa chân dung mình bằng những nét cường điệu đến xấu xí nhưng dường như đằng sau

đó là thái độ khinh bỉ của nhà thơ trước hiện thực xã hội lố lăng, kệch cỡm đang trên đà thực dân hoá

Sinh ra và lớn lên trong thời đại nền kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt đầu manh nha, Tú Xương đã nếm trải mọi thói đời đen bạc Nhà thơ không hề giấu giếm khi viết về sự ăn chơi của mình:

Vị Xuyên có Tú Xương

Dở dở lại ương ương Cao lâu thường ăn quỵt Thổ đĩ lại chơi lường

Tú Xương tự xưng đích danh tên tuổi của mình trong thơ Đó là một

người với tính cách vừa “dở” lại vừa “ương”, không những thế còn mang đủ tật xấu “ăn quỵt”, “chơi lường” Nhà thơ tự “phô ra” mọi thứ tật xấu của mình

để cười, để giễu cợt, phủ định chính mình tạo ra cái ngông đặc biệt Tú Xương

Vẫn giọng điệu ấy nhà thơ hài hước khi bộc lộ:

Một trà một rượu một đàn bà

Ba cái lăng nhăng nó quấy ta Chừa được cái gì hay cái đấy

Có chăng chừa rượu với chừa trà

Sự thổ lộ chân thành của Tú Xương đã đưa ông trở về gần gũi với cuộc

sống đời thường hơn Với Tú Xương “trà”, “rượu”, “đàn bà” dường như là

những thứ giải vui, giải khuây, giải sầu đắc lực trong những lúc buồn vui của

cuộc đời và chính ông cũng khẳng định “có chăng chừa rượu với chừa trà”

Trang 32

Sự chân thành này đã tạo nên một Tú Xương rất riêng, không giống với bất kì

ai

Đối với Tú Xương thi cử đã để lại dấu ấn sâu đậm trong cuộc đời ông và

sự nghiệp thơ ca của ông Nhà thơ đã tự mỉa mai mình “tám khoa chưa khỏi

phạm trường quy” Hơn nữa, trong vấn đề thi cử con người nhà thơ càng bộc

lộ rõ nét, đó là con người với sự ý thức được cái tài của mình nhưng không thể chạy theo lối sống trong buổi giao thời Trong rất nhiều bài thơ, phú viết

về vấn đề này, Tú Xương bộc lộ tiếng cười tự trào, hài hước Trước hết là cái ngông nghênh kiêu ngạo của anh chàng hỏng thi:

Ông trông lên bảng thấy tên ông Ông tớp rượu vào ông nói ngông Trên bảng năm hai thầy cử đội Bốn kỳ mười bảy cái ưu thông Xướng danh tên gọi trên mình tượng

Ăn yến xem ra có thịt công

Cụ Xứ có cô con gái đẹp Lăm le xui bố lấy làm chồng

Mặc dù hỏng thi nhưng với quyết tâm đạt được sự nghiệp công danh khoa bảng, chàng trai tân khoa trẻ tuổi Tú Xương vẫn tự tin vào tài năng học vấn của mình, khoa này không đỗ khoa sau sẽ đỗ và đỗ cao hơn Chính sự tự tin ấy đã tạo cho ông Tú nhỡn quan an lạc về trường thi và cuộc đời sĩ tử, đặc

biệt là giấc mộng đẹp của anh học trò được “cặp mắt xanh” của con gái cụ Xứ

để mắt mà táo bạo liều lĩnh “xui bố” cho cưới làm chồng

Là một nhà nho phong kiến, hơn ai hết Tú Xương luôn ấp ủ giấc mộng công danh lập nên sự nghiệp lớn để cứu đời giúp nước như các trang nam tử thời xưa:

Trang 33

Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông

Cả cuộc đời Tú Xương 20 năm lận đận trên con đường cử nghiệp, tám

năm “tấp tểnh” đi thi nhà thơ chỉ may mắn đỗ một lần với học vị “tú tài”

Mặc dù vậy, ẩn sâu bên trong nhà thơ vẫn không nguôi hi vọng về giấc mộng

Bụng buồn còn muốn nói năng chi

Đệ nhất buồn là cái hỏng thi

Đối với Tú Xương không còn chuyện gì buồn hơn việc hỏng thi Buồn tủi, ông chỉ biết than thân trách cho số phận hẩm hiu của mình, nhà thơ thốt

lên lời oán trách đầy xót xa “trăm năm thân thế có ra gì”

Ngoài việc thi cử, cuộc sống nghèo túng của gia đình cũng để lại dấu ấn

rõ nét trong thơ Tú Xương, ở đó nhà thơ bộc lộ chân thành cảnh ngộ của mình:

Cái khó theo nhau mãi thế thôi,

Có ai, hay chỉ một mình tôi?

Bạc đâu ra miệng mà mong được?

Tiền chưa vào tay đã hết rồi !

Dường như cái nghèo đã len lỏi, trở thành vấn đề thường trực trong cuộc

sống gia đình ông Tú Xương phải “van nợ”, “chạy ăn” từng bữa:

Ngày đăng: 31/10/2015, 10:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w