1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật trào phúng trong thơ nguyễn khuyến

55 1,8K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 507,67 KB

Nội dung

Thể hiện tư tưởng và thái độ đó, Nguyễn Khuyến đã sử dụng sáng tạo, linh hoạt các thủ pháp nghệ thuật trào phúng khiến tiếng cười trong thơ ông mang sắc điệu thẩm mĩ mới, góp phần quan t

Trang 1

Tôi xin gửi tới thầy, cô lời cảm ơn chân thành, sâu sắc

Do thời gian có hạn, khả năng nghiên cứu khoa học còn hạn chế, chắc chắn khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ, góp ý của thầy cô để khoá luận hoàn thiện hơn

Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2009

Tác giả

Nguyễn Thị Tuyền

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:

Khoá luận “Nghệ thuật trào phúng trong thơ Nguyễn Khuyến” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có tham khảo ý kiến của những người đi trước, dưới sự hướng dẫn của Th.S An Thị Thuý, Th.S Vũ Văn Ký

Khoá luận không sao chép từ một công trình hay tài liệu

Trang 4

2.2 Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trào phúng 26

Trang 5

Bên cạnh “Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam”, “nhà thơ của dân tình” (Xuân Diệu), Nguyễn Khuyến còn là nhà thơ hiện thực trào phúng xuất sắc Các tác phẩm của ông đã bày tỏ thái độ chế giễu sâu cay tất cả những gì diễn ra của cái xã hội đang biến đổi dữ dội lúc bấy giờ Thể hiện tư tưởng và thái độ đó, Nguyễn Khuyến đã sử dụng sáng tạo, linh hoạt các thủ pháp nghệ thuật trào phúng khiến tiếng cười trong thơ ông mang sắc điệu thẩm mĩ mới, góp phần quan trọng vào dòng thơ trào phúng Việt Nam

Thơ Nguyễn Khuyến nói chung, thơ trào phúng Nguyến Khuyến nói riêng có vai trò rất quan trọng trong chương trình phổ thông, cao đẳng, đại học Nghiên cứu và tìm hiểu thơ trào phúng của tác gia này là công việc thiết thực, hữu ích đối với một giáo viên Ngữ Văn sau này

Đó là lí do khiến chúng tôi chọn đề tài “Nghệ thuật trào phúng trong thơ Nguyễn Khuyến”

2 Lịch sử vấn đề

Thơ Nguyễn Khuyến có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển văn học dân tộc Tìm hiểu tác gia này đã có nhiều công trình nghiên cứu với những ý kiến, quan điểm đánh giá khác nhau Vấn đề “Nghệ thuật trào phúng trong thơ Nguyễn Khuyến” là một trong số đó

Qua thống kê, khảo sát, có thể kể ra những ý kiến đánh giá, những công trình nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau:

Nguyễn Lộc với bài Một phong cách lớn trong văn học đã chỉ ra nét

đặc sắc trong thơ Nguyễn Khuyến và nhấn mạnh: “Yêu thương kín đáo, mà

đả kích, nhà thơ cũng kín đáo Lúc cần thì phải cay độc, nhưng nói chung ông không thích bốp chát” “Thơ Nguyễn Khuyến càng nghĩ càng thấy thâm,thấy thấm” [15, 381]; “Nguyễn Khuyến tiếp tục học tập ca dao, tục ngữ của các nhà thơ thế kỉ trước, nhưng ông có cách phát triển riêng của mình” [15, 386]

Trang 6

Nguyễn Phương Chi trong Ngòi bút tả thực đột xuất đi sâu vào khai

thác các yếu tố hiện thực trong thơ Nguyễn Khuyến: “Ông đã mạnh dạn đưa vào lời ăn tiếng nói, đưa khẩu ngữ hàng ngày vào thơ Ông miêu tả cuộc đời như nó vốn có Nhiều chỗ nhà thơ đạt đến cái người ta gọi là tả thực” [12, 325]

Đã có một số công trình nghiên cứu so sánh giữa Nguyễn Khuyến với

Tú Xương như bài viết Đọc thơ Nguyễn Khuyến của Xuân Diệu: “Nhà thơ

này chỉ cười chế nhẹ nhàng, hóm hỉnh, không cấu xé vào nhân vật, sự vật như

Tú Xương [12, 185]; Nguyễn Đình Chú trong bài Nguyễn Khuyến với thời

gian: “Nguyễn Khuyến đã đóng góp vào thơ ca trào phúng dân tộc một tiếng

cười đặc sắc Tiếng cười đó không dữ dội, sâu cay như tiếng cười của cụ Tú Xương mà nói chung là rất thâm thuý nhưng cũng hóm nhẹ, trong lành” [15, 335]

Tính tích cực và tầm quan trọng của thơ trào phúng Nguyễn Khuyến

còn được đánh giá cao qua nhận xét của tác giả Trần Ngọc Vượng trong Thơ

Nôm Nguyễn Khuyến: “Thơ Nôm trào phúng đến Nguyễn Khuyến mới thật sự

ra đời Ông đã đưa thể loại này sang môi trường hoạt động mới Với sáng tác trào phúng, Nguyễn Khuyến không còn là tác giả của văn học nhà Nho truyền thống Và ngay từ đầu, ngay lập tức, với Nguyễn Khuyến văn chương trào phúng đạt tới đỉnh cao” [12, 314]

Một số bài viết khác như: Bản lĩnh nhà thơ và bản sắc thơ của Xuân Diệu; Tài chơi chữ của Đào Thản; Vũ Thanh với Nguyễn Khuyến qua thơ tự

trào… đã đi vào tìm hiểu một vài khía cạnh làm nên thành công của thơ trào

phúng Nguyễn Khuyến

Có thể nói, nghiên cứu, tìm hiểu về thơ Nguyễn Khuyến nói chung, thơ

Trang 7

sáng tác của tác gia này Tuy nhiên, trong khuôn khổ một bài báo hay một chương mục nào đó, các nhà nghiên cứu mới chỉ nhận xét khái quát mà chưa chứng minh cụ thể, chi tiết

Tiếp thu thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước, coi đó là khám phá

có tính chất định hướng, chúng tôi đi vào tìm hiểu “Nghệ thuật trào phúng trong thơ Nguyễn Khuyến” với mong muốn đưa ra những kiến giải có tính chất hệ thống, chi tiết hơn về đóng góp của ông với thơ ca dân tộc

3 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở thống kê, phân loại, so sánh, đề tài hướng đến các mục đích sau:

Góp phần tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật trong thơ trào phúng Nguyễn Khuyến, qua đó thấy được sự kế tục có chọn lọc, sáng tạo của ông với văn học truyền thống và văn học nước nhà

Góp phần phục vụ cho việc giảng dạy các bài thơ, đặc biệt là thơ Nguyễn Khuyến trong chương trình phổ thông, cao đẳng, đại học có hiệu quả hơn

Trang 8

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu những đặc điểm thực tiễn lịch sử, hoàn cảnh cuộc đời là cơ sở

để người viết thực hiện những nhiệm vụ tiếp theo - tìm hiểu nghệ thuật trào phúng trong thơ Nguyễn Khuyến

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Khoá luận tập trung nghiên cứu, khảo sát các bài thơ trong cuốn Thơ

văn Nguyễn Khuyến do Xuân Diệu tuyển chọn, giới thiệu

5.2 Phạm vi nghiên cứu

Khoá luận tập trung nghiên cứu vấn đề “Nghệ thuật trào phúng trong thơ Nguyễn Khuyến” Tuy nhiên, để có cái nhìn toàn dân, khách quan, khi cần thiết chúng tôi mở rộng liên hệ, so sánh với thơ ca phúng dân gian, thơ ca trào phúng của các tác giả trước, cùng thời và sau Nguyễn Khuyến

6 Phương pháp nghiên cứu

Khoá luận sử dụng các biện pháp nghiên cứu chính sau:

Phương pháp thống kê, phân loại

Phương pháp phân tích

Phương pháp so sánh

7 Đóng góp của khoá luận

Khoá luận là công trình khoa học tìm hiểu một cách hệ thống nghệ thuật trào phúng trong thơ Nguyễn Khuyến Từ việc tìm hiểu tư liệu tham khảo và đi sâu vào nghiên cứu vấn đề này ta sẽ hiểu sâu sắc về nghệ thuật trào

Trang 9

phúng trong thơ Nguyễn Khuyến Từ đó phục vụ hữu ích cho việc học tập và

giảng dạy thơ Nguyễn Khuyến trong trường phổ thông, đại học, cao đẳng

8 Cấu trúc của khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của

khoá luận chia làm hai chương:

Chương 1: Khái quát chung

Chương 2: Nghệ thuật trào phúng trong thơ Nguyễn Khuyến

Trang 10

NỘI DUNG

Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG

1.1 Khái niệm trào phúng

Có khá nhiều cách định nghĩa trào phúng:

Từ điển Tiếng Việt giải thích ngắn gọn: “Trào phúng: có tính chất gây

cười để châm biếm, phê phán” [10, 1270]

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Trào phúng là một loại đặc biệt của

sáng tác văn học và đồng thời cũng là một nguyên tắc phản ánh nghệ thuật, trong đó có các yếu tố của tiếng cười, mỉa mai, châm biếm, phóng đại, khoa trương, hài hước… những cái xấu xa, tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu trong xã hội Trào phúng theo nghĩa từ nguyên là dùng lời lẽ bóng bẩy để cười nhạo, mỉa mai kẻ khác Song trong lĩnh vực văn học, trào phúng gắn liền với phạm trù

mĩ học và cái hài hước với các cung bậc u - mua, hài hước, châm biếm” [9, 321]

Dù có nhiều cách hiểu, cách định nghĩa xung quanh khái niệm trào phúng nhưng tựu trung lại có thể hiểu trào phúng là yếu tố hạt nhân, là một thủ pháp sáng tác dùng tiếng cười để thể hiện tư tưởng, tình cảm, thái độ của người nghệ sĩ trong tác phẩm văn học

1.2 Cơ sở nảy sinh tiếng cười trào phúng trong thơ Nguyễn Khuyến

1.2.1 Thực tiễn lịch sử

Hoàn cảnh lịch sử có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành tư

Trang 11

thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX với hàng loạt biến cố làm thay đổi sơn hà và hình thái ý thức xã hội

Thời đại mà Nguyễn Khuyến sống là một thời đại khủng hoảng toàn diện Vương triều nhà Nguyễn thi hành chính sách quân chủ chuyên chế cực đoan, phản động Song song với khủng hoảng toàn diện thì tiếng súng của thực dân Pháp nổ ra năm 1858 đánh dấu hàng loạt các cuộc tấn công xâm lược trên đất nước Việt Nam Trước tình hình đó, triều đình nhà Nguyễn mục nát, liên tiếp kí các hiệp ước đầu hàng dâng đất cho giặc Năm 1862 kí hiệp ước nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kì Năm 1867 kí hiệp ước nhường ba tỉnh miền Tây Vậy là, chỉ trong một thời gian ngắn, cuộc chiến tranh coi như

đã kết thúc ở Nam Kì thì chúng tấn công ra miền Bắc Năm 1873, Phơrăngxi Gácniê cho 170 quân Pháp đánh thành Hà Nội Hà Nội thất thủ, Nguyễn Tri Phương bị thương Năm 1882, Hăngri Rivie cho đánh thành Hà Nội lần hai, tổng đốc Hoàng Diệu tự tử Năm 1883, hiệp ước Hác măng được kí kết Năm

1885, thực dân Pháp nổ súng tấn công kinh thành Huế, sào huyệt cuối cùng của chế độ phong kiến nhà Nguyễn Kinh thành Huế thất thủ, vua Hàm Nghi chạy ra Quảng Trị xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước Sau ba mươi năm nổ tiếng súng xâm lược đầu tiên (31.8.1858), về cơ bản, thực dân Pháp đã hoàn thành công cuộc bình định toàn cõi Việt Nam Năm 1891, toàn quyền Lanétxăng bắt đầu thi hành chính sách khai thác Việt Nam lần thứ nhất

Mặc dù vua tôi nhà Nguyễn hèn nhát đầu hàng, song nhân dân nhiều nơi không chịu khuất phục, cam tâm làm nô lệ Nhiều sĩ phu tham gia các cuộc khởi nghĩa như: Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Trương Định, Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Xuân Ôn… Bộ phận trí thức yêu nước không đủ dũng khí tham gia đấu tranh thì kiên quyết giữ khí tiết trong sạch và lui về ở ẩn Không trực tiếp cầm súng, họ dùng ngòi bút của mình làm vũ khí chiến đấu,

Trang 12

bày tỏ lòng yêu nước thương dân và thái độ bất hợp tác với kẻ thù Đặc biệt, giai đoạn lịch sử này không chỉ mang nỗi đau mất nước bởi cuộc xâm lăng của thực dân mà là “sự biến loạn trong lòng dân tộc” Nguyễn Khuyến là người nhận thức một cách đau xót nhất sự đổ vỡ của hệ tư tưởng tồn tại hàng ngàn năm và sự bất lực đến hài hước của bộ phận trí thức Trước hoàn cảnh

ấy, ông không chỉ sáng tác những bài thơ biểu lộ tâm sự thời thế, tấm lòng đối với quê hương đất nước mà còn viết những bài thơ trào phúng bộc lộ thái độ của mình trước hoàn cảnh thực tại bấy giờ Tiếng cười đa sắc điệu hóm nhẹ trong lành mà thâm thuý, nhức nhối sâu cay trước mọi hiện tượng đang trên

đà tha hoá mạnh mẽ, mang phong cách riêng Nguyễn Khuyến

1.2.2 Hoàn cảnh cuộc đời

Nguyễn Khuyến sinh năm Ất Mùi (1835) ban đầu có tên là Thắng, sau năm 1864 đổi sang là Khuyến (nghĩa là “gắng lên”)

Ông sinh ra ở quê mẹ (Hoàng Xá,Ý Yên, Nam Định) nhưng lớn lên và chủ yếu sống ở quê cha (Yên Đổ, Bình Lục, Hà Nam) Cụ thân sinh là Nguyễn Liễn, một nhà Nho nghèo chuyên nghề dạy học, sống thanh bạch, hào phóng và đặc biệt ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng nhà thơ Mẹ là bà Trần Thị Thoan, một bậc nữ lưu mẫu mực trong xã hội, hết lòng thương yêu chồng con, luôn động viên Nguyễn Khuyến vượt qua mọi khó khăn để thi cử, đỗ đạt thành tài

Thủa bé, Nguyễn Khuyến nổi tiếng học giỏi Năm 17 tuổi thi Hương với cha nhưng không đỗ Sau đó cha mất, cảnh nhà lạ nghèo nên phải kiếm sống Bấy giờ có ông nghè Vũ Văn Lý, trước là học trò cũ của bác Nguyễn Khuyến đem về nuôi cho ăn học Năm 1864, Nguyễn Khuyến đỗ đầu Cử nhân trường Hà Nội, song trong các khoa thi tiếp theo 1865, 1868, 1869 đều trượt

Trang 13

gọi là “Tam nguyên Yên Đổ”, vua Tự Đức ban cờ biển và viết vào hai chữ

“Tam Nguyên”

Để có được thành công đó Nguyễn Khuyến đã trải qua một chặng đường gian nan, lận đận gần 30 năm trời với 9 khoa lều chõng, có lúc tâm trạng bi quan, chán nản phải thốt lên “Bốn khoa hương thí không đâu cả” là một quá trình cố gắng bền bỉ, phi thường

Mang hoài bão theo con đường khoa cử để giúp nước nhưng sự nghiệp công danh của ông không thuận buồm xuôi gió Trong thời gian đèn sách, tiếng súng thực dân Pháp nổ khắp trong Nam ngoài Bắc, triều đình nhà Nguyễn mục nát từng bước thoả hiệp đầu hàng Trước hoàn cảnh ấy, Nguyễn Khuyến bước vào hoạn lộ - con đường duy nhất của một trí thức phong kiến muốn đem thân phò đời giúp nước Ông được bổ vào làm Sử quán trong triều Năm 1873 làm Đốc học Thanh Hoá rồi thăng nhanh lên Án sát tỉnh ấy Nhưng mấy tháng sau mẹ mất nên phải về quê chịu tang Hết tang, ông vào kinh giữ chức Biện lí bộ hộ Năm 1877 giữ chức Bố chánh Quảng Ngãi Dạo đó, tỉnh này luôn đại hạn, quan đầu tỉnh Hà Quý Bình bất tài, một mình Nguyễn Khuyến không xoay xở được, năm sau bị giáng chức điều về Sử quán và trong bốn năm (1879 - 1883) ông sống trong thanh bần, chán nản chốn quan trường

Năm 1883, Nguyễn Khuyến được cử làm Phó sứ sang nhà Thanh nhưng tình hình biến đổi, triều đình Huế kí hiệp ước Hácmăng đầu hàng chấp nhận ách thống trị của thực dân Pháp trên toàn cõi Việt Nam Chưa kịp qua biên giới thì chuyến đi sứ bị bãi Cuối năm đó quân Pháp đánh Sơn Tây, Nguyễn Hữu Độ đang làm tổng đốc Hà - Ninh cử Nguyễn Khuyến làm tổng đốc Sơn Tây song ông dứt khoát từ chối, lấy cớ ốm nặng xin cáo quan về nhà

Vậy là, tiếng làm quan dưới triều Nguyễn nhưng thực chất ông chỉ làm khoảng 11 năm, thời gian còn lại đều sống ở quê nhà trong cảnh thanh bần,

Trang 14

giữ khí tiết trong sạch Từ quan, bất hợp tác với kẻ thù, dùng ngòi bút để phơi bày những tội ác của bọn thực dân và quan lại xấu xa, nhưng giả trá, đen bạc của xã hội lúc bấy giờ, giữ tấm lòng trong sạch, ngay thẳng đến cuối đời, đó

là một nhân cách lớn Các tác phẩm của ông đã sống, đã thành một phần tâm thức dân tộc

Sống trong giai đoạn đầy bi thương của lịch sử dân tộc, thơ văn Nguyễn Khuyến chứa đựng tâm sự thiết tha đượm buồn, ưu thời mẫn thế Vui vầy với bà con làng xóm, cuộc sống nơi thôn dã nhưng thân nhàn mà tâm không nhàn bởi những thay đổi đột ngột của xã hội, bao cảnh chướng tai gai mắt diễn ra, tác động mạnh mẽ đến nhà thơ Bi kịch sự nghiệp, ước mơ hoài bão không thành lại thêm cảnh ngang trái phải chứng kiến hàng ngày, ông sáng tác những bài thơ trào phúng bày tỏ thái độ châm biếm, đả kích sâu cay Không chỉ là nỗi đau, giọng trào lộng chính là cái cười ra nước mắt trước thực

tế đảo điên của xã hội Trào phúng trong thơ Nguyễn Khuyến không giống Hồ Xuân Hương, Tú Xương mà kín đáo, thâm trầm, sâu sắc, thể hiện lối đi riêng

Trang 15

Chương 2 NGHỆ THUẬT TRÀO PHÚNG TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN

2.1 Nghệ thuật xây dựng hình tượng trào phúng trong thơ Nguyễn Khuyến

“Hình tượng nghệ thuật là sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và tái tạo hiện thực theo quy luật của tưởng tượng, hư cấu nghệ thuật Tức là làm sống lại một cách cụ thể và gợi cảm những sự việc, hiện tượng đáng làm người ta suy nghĩ về tính cách và số phận, tình đời và tình người qua một chất liệu cụ thể” [9, 147]

Hình tượng có vai trò quan trọng góp phần làm nên tính đa dạng, đặc sắc của nghệ thuật trào phúng trong thơ Nguyễn Khuyến Thơ ông nhằm đả kích tất cả các đối tượng như: vua quan, thầy đồ, học trò, me Tây và ngay cả chính bản thân mình Song mỗi đối tượng có phương thức xây dựng khác nhau, bởi cách biểu hiện và giọng điệu riêng

Phần này của khoá luận không có tham vọng tìm hiểu nghệ thuật xây dựng hình tượng dưới góc độ lí luận văn học mà đi sâu vào giọng điệu biểu hiện Mỗi đối tượng lại mang cung bậc khác nhau của cái cười Nguyễn Khuyến

2.1.1 Nghệ thuật xây dựng hình tượng khách thể

Hình tượng trào phúng khách thể bao gồm các đối tượng ngoài tác giả, chiếm số lượng khá lớn (75%) Mỗi đối tượng kèm theo đó thái độ, giọng cười khác nhau, khi mỉa mai mai cay độc, chửi thẳng hay đơn thuần chỉ trào lộng, khoan dung Sự đa dạng của hình tượng trào phúng khách thể tạo nên thế giới nhân vật phong phú

Trang 16

2.1.1.1 Hình tượng thực dân Pháp

Không có nét vẽ, từ ngữ miêu tả trực tiếp ngoại hình, tính cách cụ thể hình tượng thực dân Pháp song ta có thể cảm nhận được bản chất tàn ác, đê tiện của chúng với ngòi bút châm biếm kín đáo, có khi chua chát

Sau khi đặt ách thống trị lên đất nước ta, chúng thi hành các cuộc khai thác thuộc địa Xã hội Việt Nam biến đổi sang hình thái khác Là một nhà nho yêu nước, chứng kiến bao cảnh tiêu điều xơ xác chấn động nhân tâm, Nguyễn Khuyến xót xa trước những tai biến không gì thay đổi được:

Nghĩ chuyện đời xưa cũng nực cười

Sự đời đến thế, thế thì thôi

(Hoài cổ)

“Chuyện nực cười” ở đây là “ rừng xanh núi đỏ” bị khai thác đến cạn kiệt, con người lâm vào cảnh “nước độc ma thiêng” Đất nước tan hoang ấy bởi đâu? Tất cả đều do bọn cướp nước gây nên

Giọng mỉa mai chua xót khi phải tận mắt chứng kiến nỗi đau dân tộc bị giày xéo Bọn thực dân mang tội ác xâm lược giở trò bỉ ổi, nhằm đẩy nhân dân vào vòng ngu muội, quên đi nhiệm vụ cứu nước Mừng ngày Cách mạng

tư sản Pháp thắng lợi, chúng mở hội hè linh đình khắp các tỉnh lị, nhất là ở Hà Nội, chúng bày các trò như liếm chảo, chọc thùng, leo cột mỡ…để hạ nhục lòng tự tôn dân tộc Lễ thăng bình mừng ngày thái bình của thực dân Pháp trớ trêu thay cũng là lúc đất nước ta oằn mình dưới gót giày xâm lược Tác giả buông một câu uất ức, mỉa mai:

Khen ai khéo vẽ trò vui thế!

Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu!

(Hội Tây)

Trang 17

Nói “khen ai” nghe nhẹ nhàng nhưng chính là tiếng chửi thẳng mặt lũ cướp nước, cũng là tiếng cười lặng lẽ chua chát trong một con người luôn canh cánh lòng yêu nước, ý thức độc lập dân tộc

Đúng là Nguyễn Khuyến chưa xây dựng được hình tượng thực dân Pháp một cách trực tiếp, nhưng không phải vì thế mà chúng vắng bóng trong thơ ông Nhà thơ đã kín đáo đem cái cờ tam tài đối với cái váy của người đàn bà:

Ba vuông phấp phới cờ bay dọc, Một bức tung hoành váy xắn ngang

( Lấy Tây)

Không trực tiếp tham gia phong trào đấu tranh như các chí sĩ yêu nước lúc bấy giờ nhưng Nguyễn Khuyến luôn khinh bỉ, căm thù và cười chua chát khi nói về thực dân Pháp Giọng điệu có vẻ bình tĩnh Bình tĩnh nên càng xót

xa cay đắng

2.1.1.2 Hình tượng vua quan phong kiến

Trong hoàn cảnh lịch sử lúc này, bọn vua quan phong kiến chỉ là một lũ bạc nhược, hèn yếu, rặt một phường đáng khinh Tú Xương đã chửi trực diện, miệt thị “Liếm gót giày Tây béo mượt đầu” khiến chúng không thể ngóc đầu lên được Còn Nguyễn Khuyến cười khá nhẹ nhàng, thâm thuý, phê phán mà vẫn khoan dung, mong muốn làm trong sạch đội ngũ quan lại Giọng điệu thâm trầm, lặng lẽ, ngấm sâu Chúng hiện lên khá đầy đủ, sinh động

Mượn lời người vợ hát chèo, nhà thơ tước đi vẻ uy nghi vốn có của vị vua thường mang sứ mệnh “ trị quốc an dân”:

Vua chèo còn chẳng ra gì,

Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề

( Lời vợ người hát chèo)

Trang 18

Thì ra vua quan thực chất chỉ là những tên rối, vai hề không hơn không kém!

Trong cuộc thi vịnh Kiều do Lê Hoan tổ chức, y đòi mời bằng được Nguyễn Khuyến ra làm chủ khảo Không thể từ chối, nhà thơ tham gia và mượn chuyện nàng Kiều để chế giễu, mát mẻ:

Thằng bán tơ kia giở mối ra,

Làm cho vương đến cụ viên già

Có tiền việc ấy mà xong nhỉ

Ngày trước làm quan cũng thế a?

( Kiều bán mình)

Không phê phán chung chung, tác giả vạch mặt, chỉ tên từng đối tượng

cụ thể để có cái nhìn rõ ràng, đích danh Khi đả kích tên đốc học Hà Nam - nghề truyền bá đạo thánh hiền, một nghề đáng lẽ phải hết sức mô phạm, đằng này lại ăn của đút của học trò không thấy xấu hổ:

Bồ chứa miệng dân chừng bật cạp

Tiên là ý chú muốn vòi xu!

(Bồ tiên thi)

Thăng tiến đồng nghĩa với việc luồn cúi, đem thân làm dê chó, kiếm miếng ăn từ kẻ thù:

Trang 19

Bổng lộc như ông không mấy nhỉ?

Ăn tiêu nhờ được chiếc lương Tây

(Mừng đốc học Hà Nam)

Ngay cả với những người bạn, nhà thơ cũng không ngần ngại bày tỏ thái

độ chê bai, chế giễu Tác giả không đứng ngang hàng mà tách ra theo chiều hướng đứng trên đối tượng về phẩm chất và nhân cách.Vì vậy, tiếng cười ban tưởng như cảm thông, an ủi chân tình không giấu được giọng phê phán:

Tôi nghe kẻ cướp nó lèn ông,

Nó lại lôi ông đến giữa đồng

Lấy của đánh người quân tệ nhỉ!

Thân già da cóc có đau không?

(Hỏi thăm quan tuần mất cướp)

Cay độc nhất là nhà thơ đả kích bọn quan lại được đặt ngang hàng “vợ bợm chồng quan” trong câu “vợ bợm chồng quan danh phận đó” đã hạ bệ, đánh gục đối tượng được coi là nghiêm túc, mẫu mực của xã hội

Những tên bù nhìn bán nước mục nát từ trên xuống dưới mang danh đấng bậc bề trên thực tế là một lũ vô tích sự làm hại dân chúng, vơ vét đầy túi

vì tư lợi riêng Chúng hiện ra dưới ngòi bút Nguyễn Khuyến vừa đáng khinh, vừa đáng ghét Song với nhà thơ Yên Đổ, đối tượng quan lại vẫn được cười chê nhẹ nhàng, khoan dung, mong muốn một lần nghĩ lại mà làm việc đạo lí,

có ích cho dân

2.1.1.3 Hình tượng các bậc khoa bảng

Cùng những chuyển biến dữ dội của lịch sử thì nền Hán học cũng bị biến dạng Chế độ khoa cử cuối mùa lâm vào tình trạng bấp bênh Đó là hiện tượng được Tú Xương phản ánh:

Trang 20

Đạo học ngay nay đã chán rồi, Mười người đi học chín người thôi

Sĩ khí rụt rè gà thấy cáo, Văn trường liều lĩnh đấm ăn xôi

(Than đạo học)

Các bậc nho sĩ cuối mùa không bị phê phán bằng giọng ác hiểm nhưng

vô cùng sâu cay Bởi lẽ trong hoàn cảnh lúc này, nền Hán học đã dần đi vào con đường bế tắc, địa vị ông nghè, ông cống chỉ là hư danh Nhất là khi đạo học cùng mọi nề nếp, kỉ cương bị phá vỡ:

Anh mừng cho chú đỗ ông nghè, Chẳng đỗ thì trời cũng chẳng nghe!

Ân tứ dám đâu coi rẻ rúng,

Vinh quy ắt hẳn rước tùng xoè

(Mừng ông nghè mới đỗ)

Khoa bảng thành rẻ mạt, vô nghĩa Ông nghè được chúc mừng sau ẩn ý sâu cay “rước tùng xoè” - thứ đám rước trẻ con Ân tứ vinh quy chỉ là thứ đám rước trẻ con! Thứ trào lộng u - mua mà lý thú, mạnh bằng mấy đả kích

Triều đình nhà Nguyễn thế kỉ XIX cố giữ cho được những kì thi Hương, thi Hội, thi Đình để có các ông nghè, ông cống Nhưng cái mẽ bên ngoài phù phiếm ấy không che giấu được thực chất bên trong:

Ghế chéo lọng xanh ngồi bảnh choẹ, Tưởng rằng đồ thật hoá đồ chơi

(Vịnh tiến sĩ giấy)

Cụm từ “ghế chéo lọng xanh” khi buông ra ban đầu vẫn cho người đọc

Trang 21

tượng đòn chí mạng Giọng điệu mỉa mai, hài hước đã giết chết, vạch rõ cái oai phong của vị tiến sĩ kia thực chất chỉ là giả dối bên ngoài

Đằng sau những câu thơ nhẹ nhàng, thanh thoát, trong lành là tâm trạng thất vọng, xót xa của chế độ khoa cử trong những ngày kết thúc Nền nho học giả dối, hư danh đang trượt trên đà suy vong không thể tránh khỏi Xây dựng hình tượng về các bậc khoa bảng của Nguyễn Khuyến đã tổng kết nền thi cử hàng ngàn năm, kèm theo nụ cười xót xa, buồn nản

Yêu thầy cũng muốn cho thầy dạy

Dạy cháu nên rồi mẹ cháu ngây

(Thầy đồ ve ve gái goá)

Chân dung thầy đồ - một người bạn cũ của Nguyễn Khuyến:

Vẻ thầy như vẻ con tôm

Vẻ tay ngoáy cám, vẻ mồm húp tương

(Chế ông đồ Cự Lộc)

Nhắc đến thầy đồ là nhắc đến nền Khổng học lâu đời ở nước ta Nhưng thầy đồ hiện ra trong dáng điệu nhếch nhác, khó coi, không giống một người truyền đạo đức, lũ học trò không coi trọng bút nghiên, đèn sách, đi học mà chỉ say, ngủ gật bởi “ma men” Hơn nữa, đạo thánh hiền, nghĩa thầy trò đang bị

phủ định, nghi ngờ: “Bảo chúng nên rồi chúng phụ công” (Chế học trò ngủ

gật) Tình nghĩa thầy trò “nhạt như nước ốc”, sự cố gắng của thầy biết đâu rút

Trang 22

cuộc chỉ là “nuôi ong tay áo”? Tiếng cười trách móc, hờn giận, chữ nghĩa thánh hiền bị coi rẻ đã đành mà đạo đức thầy trò cũng bị mai một

Hình tượng nhà sư đã trở thành đề tài “đàm tiếu” sâu sắc trong thơ Hồ Xuân Hương trước đó Nguyễn Khuyến xây dựng hình tượng này cũng rất thâm thuý, dường như “biết tỏng mọi việc” Sư trong thơ ông thật nực cười, những “trọc lốc bình vôi”, “nhảy tót lên chùa ngồi”, “y a kinh một bộ”, “lóc cóc khua mõ”, hoàn toàn đối ngược tư cách một vị chân tu

Nổi bật nhất là hình tượng các nhân vật đĩ điếm, đó là sản phẩm do xã hội thực dân sản sinh ra Tiếng cười được đẩy lên mức cao nhất, giọng khinh

bỉ, chua ngoa, có khi độc địa Thơ Nguyễn Khuyến vắng bóng những tài tử giai nhân nhưng lại xuất hiện đủ loại con gái xấu xa, bao gồm đĩ diếm nổi tiếng như cô Tư Hồng, mụ Hậu Cẩm… đầy đủ các loại đĩ bao tử, đĩ gặp thời, được gọi đích danh hoặc chửi bằng những câu rất độc: “Cha đời con đĩ Cầu Nôm”

Đối tượng đĩ điếm không xuất hiện ở nhiều bài thơ nhưng qua một số bài, Nguyễn Khuyến đã thể hiện giọng điệu trào phúng đặc biệt sâu cay:

Thiên hạ bao giờ cho hết đĩ Trời sinh ra cũng để mà chơi

Dễ mấy khi làm đĩ gặp thời Chơi thủng trống, long dùi âu mới thích

Rồi kết luận bằng một câu: Khá khen hay làm đĩ có tông!

(Đĩ Cầu Nôm)

Đặc biệt ông khinh ghét bọn me Tây, ông gom những lời chửi chua ngoa nhất để vạch rõ bản chất bọn ấy Chúng không được coi là người An Nam nữa mà biến thành lũ đàn bà xấu xa, đáng khinh bỉ khi sống chung với

Trang 23

Cái gái đời này gái mới ngoan, Quyết lòng ẩu chiến với Tây quan

(Lấy Tây)

Hình tượng các nhân vật trên mang tính chất bổ sung, hoàn thiện bức tranh xã hội Việt Nam trong buổi giao thời đã thay đổi về tính chất Từ đối tượng được cả xã hội coi trọng đến đối tượng bị coi thường đều hiện lên sắc nét, bản chất phơi bày rõ ràng Đồng thời là sự chuyển hoá cung bậc trào phúng trong thơ Nguyễn Khuyến

Hình tượng nghệ thuật khách thể phản ánh thực chất tính phức tạp, hỗn độn của xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX Đó là những năm tháng văn hoá suy đồi, kỉ cương đổ nát, luân thường đạo lí không còn theo khuôn vàng thước ngọc, đất nước tàn lụi ánh hào quang và phai nhạt đạo thánh hiền Với giọng điệu đa dạng, lúc nhẹ nhàng, khi khinh bỉ, chửi thẳng, chế giễu sâu cay hay đả kích độc địa, chua ngoa, Nguyễn Khuyến tái hiện thế giới hình tượng hết sức sinh động có những con người cũ nhân cách biến dạng và cả những con người mới do xã hội sản sinh ra

2.1.2 Nghệ thuật xây dựng hình tượng chủ thể

Bên cạnh các nhân vật khách thể, Nguyễn Khuyến còn chế giễu chính

bản thân mình Có những bài thể hiện trực tiếp ngay ở đầu đề như: Than nợ,

Than nghèo, Tự trào, Tự thuật, hoặc qua các hình ảnh ẩn dụ: Mẹ Mốc, Anh giả điếc, Ông phỗng đá Tính chất trào lộng lúc mờ lúc nhạt qua tất cả các tác

phẩm Nguyễn Khuyến viết khá nhiều và tự cười mình cũng nhiều Có khi ông thấy mình đáng chê, đáng cười từ ngoại hình đến tính cách, thói quen Nghệ thuật xây dựng hình tượng chủ thể đem dến cái nhìn toàn diện, cụ thể về nhà thơ Tam nguyên Yên Đổ

Trước tiên, thông qua các hình ảnh ẩn dụ, nhà thơ bộc lộ chính con người mình Đó là mẹ Mốc nhọ nhem, xấu xí kiên quyết giữ tiết sạch giá

Trang 24

trong: “Sạch như nước, trắng như ngà, trong như tuyết” Rồi lại tự ví mình như một ông phỗng đá, thờ ơ trước mọi chuyện đời:

Người đâu tên họ là gì?

Hỏi ra chích chích chi chi nực cười!

Vắt tay ngoảnh mặt trông trời

Còn toan lo tính sự đời chi đây?

(Ông phỗng đá)

Chân dung ẩn dụ gắn liền nỗi đau mất nước, ý thức bất hợp tác với kẻ thù, Nguyễn Khuyến khẳng định tấm lòng mình sống giữa bầy lang sói vẫn giữ nguyên phẩm cách

Xây dựng hình tượng chủ thể mang tính trực tiếp phần nào thoải mái hơn xây dựng hình tượng gián tiếp Nguyễn Khuyến sáng tác những bài thơ tả

rõ bản thân mình từ ngoại hình đến tính cách Có khi biểu lộ tâm trạng nhức nhối từ bỏ chốn quan trường như một con bạc chạy làng, không dám tiếp tục

sự nghiệp của mình:

Cờ đang dở cuộc, không còn nước,

Bạc chửa thâu canh đã chạy làng

(Tự trào)

Rồi tự bộc bạch, cười cợt, phê phán chính bản thân:

Nghĩ tôi tôi gớm cái mình tôi Tuổi có ba mươi kém một thôi

Cơm cứ lệ thường ngày có một,

Vợ quen thói cũ ba năm đôi

Bốn khoa hương thí không đâu cả, Một mảnh vươn hoang bán sạch rồi

Trang 25

Tuổi già đến chính mình không ngờ tới: “tóc bạc bao giờ không biết nhỉ?” Chân dung tác giả hiện lên như một lão già lẩm cẩm “dở tỉnh say” rồi

tự cười mình, chán mình Ta bắt gặp một ông già chân quê, yêu đời nhưng đằng sau là Tam nguyên Yên Đổ ưu thời mẫn thế Hai con người hoà nhập tạo nên Nguyễn Khuyễn đáng trọng, đối lập hình tượng hình tượng khách thể

Hình tượng tác giả gắn liền với ý thức tác giả về vai trò vã hội của mình Cơ sở của nó là tâm lí thể hiện cái “tôi” Tuy có sự đối lập về nhân cách với hình tượng trào phúng khách thể song có mối quan hệ chặt chẽ làm nên tính chỉnh thể, toàn diện của hình tượng nghệ thuật trong thơ Nguyễn Khuyến Bằng tài năng và sự tinh tế, ông tái hiện một cách xuất sắc chính con người mình, qua đó người đọc có cái nhìn toàn diện về nhà thơ

Không còn nữa hình tượng con người sánh ngang tầm vũ trụ, con người trong thơ trào phúng Nguyễn Khuyến bị chi phối mạnh mẽ bởi hoàn cảnh xã hội, ý thức bất lực của một hệ tư tưởng, trở nên trống rỗng mất hết giá trị, ý nghĩa cao siêu Con người trở thành đối tượng trào phúng

Văn học dùng hình tượng để miêu tả sinh hoạt Đó là nơi người nghệ sĩ gửi gắm những quan điểm tư tưởng thẩm mĩ, cách nhìn nhận về cuộc đời Hình tượng càng sinh động bao nhiêu thì giá trị văn học càng lớn bấy nhiêu Nguyễn Khuyến là một nhà nho chân chính luôn quan tâm đến vận mệnh Tổ quốc và đời sống nhân dân Do đó, hình tượng trào phúng mà ông xây dựng hết sức sinh động: lũ cướp nước, bọn quan lại mục nát, lớp nho sĩ tàn tạ cuối mùa, thầy đồ, học trò, nhà sư… Tất cả đều “xộc xệch” trong hoàn cảnh văn hoá đạo đức truyền thống xuống dốc nghiêm trọng Hình tượng chủ thể - chính bản thân tác giả được xây dựng trong thế đối lập về nhân cách ít nhiều mang ý thức bất lực, vô nghĩa của cá nhân mình

Trang 26

2.2 Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trào phúng

Có thể dùng nhận định của nhà phê bình Nguyễn Lộc để nhận xét về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Khuyến nói chung, thơ trào phúng nói riêng: “Ngữ ngôn văn học Việt Nam thế kỉ XVIII, về điểm này Nguyễn Khuyến là người tiếp thu ngôn ngữ của Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Du; ngữ ngôn văn học dân gian, chủ yếu là ngữ ngôn của ca dao, tục ngữ, ngữ ngôn của nhân dân, chủ yếu là của nông dân thế kỉ XIX” [15, 387]

Ngôn ngữ đặc biệt có vai trò quan trọng trong thơ trào phúng Nguyễn khuyến bởi một phần nó gần gũi lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân, có sức tác động sâu rộng và sức sống lâu bền Bằng việc sử dụng ngôn ngữ hiệu quả, tiếng cười trong thơ trào phúng Nguyễn Khuyến phát huy tác dụng, để lại

2.2.1.1 Đại từ nhân xưng

“Đại từ nhân xưng là từ dùng để chỉ một đối tượng, một điều đã được

Trang 27

Ở đây ta chỉ xét đến đại từ nhân xưng ngôi số ít - tức là cách Nguyễn Khuyến tự gọi tên, tự xưng danh với tất cả mọi người Đại từ nhân xưng ông dùng trong thơ trào phúng rất đa dạng, thể hiện cá tính, đặc sắc phong cách và đằng sau nó có cái cười trào phúng vui vẻ, bông đùa, thái độ tá giả trước sự vật, hiện tượng được nói đến Dùng đại từ nhân xưng là cách tân, đổi mới trong thơ Nguyễn Khuyến Trước đó, văn học trung đại tôn trọng cái tôi phi ngã, đại từ nhân xưng ít được sử dụng hoặc chỉ mang tính chất hành chính, qui tắc Đến Hồ Xuân Hương đã có phá cách, được dùng khá nhiều Song phải đến Nguyễn Khuyến mới thật sự phong phú

Nguyễn Khuyến sử dụng gần như tối đa các đại từ nhân xưng Có những từ thân mật, gần gũi như một ông cụ chốn quê nhà, hoà đồng với bà con hàng xóm Song lại có những từ bộc lộ rõ thái độ khinh thị, ngạo mạn trước đối tượng giao tiếp hô ứng

Về ở ẩn với thú điền viên sơn thuỷ, nhà thơ không có dáng vẻ đạo mạo, kiểu cách của một người từng đỗ đầu ba kì thi, từng giữ những chức quan to

mà hoà mình vào cuộc sống như một lão nông Nguyễn Khuyến tự xưng là

“em” - thật khiêm tốn biết chừng nào:

Năm nay tớ đã bảy mươi tư Rằng lão rằng quan tớ cũng ừ!

Ngày đăng: 31/10/2015, 10:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w