Ví dụ: trường nghĩa thời gian, trường nghĩa không gian, trường nghĩa động vật, trường nghĩa thực vật… Tiếp đến là kiểu trường được xác lập theo một khái niệm chung nhất cho tất cả các
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
*****
TRẦN THỊ NGUYỆT
KHẢO SÁT TRƯỜNG NGHĨA GIÓ
TRONG THƠ TỐ HỮU
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn Ngữ học
Người hướng dẫn khoa học
TS GVC PHẠM THỊ HÒA
HÀ NỘI - 2010
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Những năm gần đây, tiếp cận văn chương từ góc độ ngôn ngữ là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Trong đó, từ và sự vận động của
từ trong trường nghĩa đang là điểm trọng được chú ý từ nhiều chiều
Trường nghĩa gió đã trở thành đối tượng xem xét của một số tác giả Tuy
nhiên, họ mới chỉ quan tâm đến đối tượng này trong phạm vi kho từ vựng chứ chưa đi sâu vào khảo sát nó ở tác phẩm văn chương cụ thể Luận văn của chúng
tôi sẽ khảo sát trường nghĩa gió trong những sáng tác tiêu biểu của kho tàng văn
học dân tộc với mong muốn đóng góp phần nào vào sự phát triển của khuynh hướng đọc hiểu tác phẩm từ góc độ ngôn ngữ
Tố Hữu là cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại Ông được độc giả biết đến và tôn vinh như là lá cờ đầu của dòng văn học cách mạng Rất nhiều sáng tác của ông đã ăn sâu vào tâm trí độc giả, đặc biệt là những người từng đi qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ Những đặc sắc trong thơ ca Tố Hữu làm tốn không ít giấy mực của các thế hệ bạn đọc Trong quá trình tìm hiểu tác phẩm của đại thi hào này, chúng tôi nhận thấy việc đặt
phạm vi khảo sát tường nghĩa gió ở đây không chỉ tôn vinh nghệ thuật sử dụng
ngôn từ điêu luyện của thi nhân mà còn góp phần khẳng định sự độc đáo của tiếng Việt trong ngôn ngữ văn chương
2 Lịch sử vấn đề
Khi tìm hiểu đề tài, chúng tôi thấy nhiều trường từ vựng - ngữ nghĩa thuộc các phạm trù chỉ người, chỉ sự vật, động vật, thực vật… đã được nghiên cứu
Trang 3Nhiều công trình cũng đã xem xét sự hoạt động của trường nghĩa trong môi trường xã hội, lịch sử, văn hóa… Một số tác giả còn đối sánh trường nghĩa trong tiếng Việt với các trường nghĩa tương ứng trong những ngôn ngữ khác Nhưng,
họ chủ yếu nghiên cứu trong phạm vi ngôn ngữ, trong mối quan hệ với sử học, văn hóa học, xã hội học, phong tục học… chứ chưa đi vào tác phẩm văn học cụ thể Việc khảo sát hoạt động của trường nghĩa trong tác phẩm văn chương là vấn
đề còn mới mẻ Nghiên cứu về vấn đề này đã có một số ít công trình như: Các tính từ chỉ màu sắc trong thơ Tố Hữu, các từ chỉ không gian trong ca dao, trường
nghĩa của từ yêu trong thơ Xuân Diệu và thơ Nguyễn Bính 1932 - 1945…
3 Mục đích nghiên cứu
Vận dụng một số lý thuyết và phương pháp nghiên cứu của ngôn ngữ học
để bước đầu đánh giá hiệu quả sử dụng và tìm hiểu hoạt động của trường nghĩa
gió trong môi trường tác phẩm văn chương, cụ thể là trong thơ ca Tố Hữu suốt
chặng đường 1937 - 1992 Với việc nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa ngôn ngữ với văn chương như thế, chúng tôi mong muốn được đóng góp một phần nhỏ vào xây dựng con đường tiếp cận tác phẩm văn học từ góc độ ngôn ngữ, đồng thời xem xét sự vận dụng, chuyển hóa của ngôn ngữ ở “miền đất hứa” của nó
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Ứng với mục đích nêu trên, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Khảo sát các vấn đề lý thuyết liên quan
- Khảo sát trường nghĩa gió và các biến thể của nó trong thơ Tố Hữu
- Bước đầu phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng và nhận xét sự vận động
của trường nghĩa gió trong thơ Tố Hữu
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 4Từ ngữ thuộc trường nghĩa gió trong thơ Tố Hữu chặng đường 1937 -
1992
Tố Hữu là cây bút viết nhiều, viết không mệt mỏi về hiện thực cách mạng cũng như hiện thực cuộc sống Con đường thơ của ông kéo dài từ những năm 30 của thế kỷ 19 đến những năm đầu thế kỷ 20 Do hạn chế về mặt thời gian và dung lượng đề tài, chúng tôi chỉ xin đặt phạm vi nghiên cứu vào những tập thơ gắn liền với tên tuổi tác giả, những tập được đông đảo bạn đọc biết đến và có
nhiều thi phẩm được đưa vào giảng dạy trong nhà trường, đó là các tập: Từ ấy,
Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa, Một tiếng đờn
6 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những nhiệm vụ đề ra, luận văn được tiến hành với sự kết hợp của các phương pháp là:
- Tổng hợp, khái quát các vấn đề lý thuyết liên quan
- Khảo sát, thống kê, phân loại trường nghĩa gió trong hệ thống từ vựng
tiếng Việt và trong thơ Tố Hữu
- Phân tích, tổng hợp các kết quả đã thống kê để khái quát lên ý nghĩa
cũng như hiệu quả sử dụng và sự vận động của trường nghĩa gió trong phạm vi
nghiên cứu
7 Đóng góp của luận văn
- Hệ thống các vấn đề lý thuyết về trường nghĩa, ngữ cảnh, biến thể, tín hiệu thẩm mĩ
- Khai thác những đặc sắc trong thơ ca Tố Hữu ở khía cạnh sử dụng trường từ vựng đồng thời chỉ ra sự độc đáo của trường nghĩa khi đi vào tác phẩm văn chương
Trang 5Kết quả đạt được của luận văn có thể giúp ích cho các công trình tiếp theo nếu có cùng đối tượng và phạm vi nghiên cứu
8 Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 4 phần: Mục lục; Chính văn; Tài liệu tham khảo và Phụ lục
Phần chính văn, ngoài mở đầu và kết luận là nội dung với 55 trang chia thành hai chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết (22 trang); Chương 2: Trường
nghĩa gió trong thơ Tố Hữu (30 trang)
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Lý thuyết về trường nghĩa
Trang 6Trường nghĩa còn được gọi là trường ngữ nghĩa là cách gọi tắt của trường
từ vựng - ngữ nghĩa, một lĩnh vực nghiên cứu từ vựng học mới được giới thiệu vào Việt Nam mấy chục năm gần đây Từ khi ra đời đến nay, lý thuyết này đã được vận dụng vào nghiên cứu nhiều kiểu trường nghĩa
Kiểu trường nghĩa được nghiên cứu nhiều nhất là “nhóm từ vựng - ngữ nghĩa” Đó là kiểu trường nghĩa được xác lập dựa trên từ khái quát biểu thị các
khái niệm chung nhất, trừu tượng nhất và trung hoà Ví dụ: trường nghĩa thời
gian, trường nghĩa không gian, trường nghĩa động vật, trường nghĩa thực vật…
Tiếp đến là kiểu trường được xác lập theo một khái niệm chung nhất cho
tất cả các từ của nhóm: nhóm các từ ngữ chỉ sự di chuyển trong không gian, nhóm các từ ngữ chỉ quan hệ thân tộc, hay nhóm các từ ngữ chỉ sự tác động qua
lại… Những kết cấu ngữ nghĩa của các từ đa nghĩa cũng được coi là trường
nghĩa và được nghiên cứu dựa trên lý thuyết về trường nghĩa bởi lẽ giữa các nghĩa khác nhau của một từ đa nghĩa bao giờ cũng có một yếu tố chung, tạo nên trung tâm ngữ nghĩa để thu hút các từ có quan hệ với nó Ví dụ: trường nghĩa
của từ chân, trường nghĩa của từ tay, trường nghĩa của từ tai, từ mắt, từ mũi…
Lý thuyết trường nghĩa còn được vận dụng vào nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ Trong những năm gần đây, lĩnh vực này đã có nhiều công trình điều tra các hệ thống từ vựng trong vốn từ của các ngôn ngữ khác nhau, liên quan tới
các khu vực như: họ hàng, màu sắc, trọng lượng, cấp bậc trong quân đội…
1.1.1 Khái niệm trường nghĩa
Hệ thống là tính chất hàn lâm về ngữ nghĩa của từ vựng đã được nhiều nhà nghiên cứu khẳng định Tuy nhiên do quá lớn và phức tạp nên những liên hệ ngữ nghĩa trong từ vựng không thể hiện ra một cách trực tiếp giữa các từ được
Trang 7lựa chọn ngẫu nhiên Chẳng hạn với hai từ “mặt trời” và “đôi dép” người ta khó
có thể tìm thấy mối liên hệ gì về ngữ nghĩa
Do thế giới phản ánh vào ngôn ngữ mang tính tổng thể, liên tục nên để hiểu được nó, chúng ta buộc phải “chia cắt” tổng thể thành những bộ phận nhỏ hơn Chia hệ thống từ vựng thành những bộ phận nhỏ hơn dựa trên ngữ nghĩa của nó, ta sẽ thu được những tiểu hệ thống ngữ nghĩa trong lòng từ vựng và quan
hệ ngữ nghĩa giữa các từ riêng lẻ thể hiện qua quan hệ trong tiểu hệ thống ngữ nghĩa chứa chúng
Quan niệm về trường nghĩa mà chúng tôi trình bày trong luận văn này chủ yếu dựa trên định nghĩa: “Mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa được gọi là một trường nghĩa Đó là những tập hợp từ đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa” [6, 172]; và định nghĩa: “Trường nghĩa là một tổ chức các từ và các biến thể sử dụng từ có quan hệ với nhau làm thành một hệ thống Hệ thống này cho thấy mối liên kết của chúng dựa theo một cái gì đó” [dẫn theo 1, 9] Theo các định
nghĩa này, có thể hiểu, trường nghĩa là một tập hợp, một tổ chức, một nhóm…
các từ có mối quan hệ nào đó với nhau về ngữ nghĩa Chúng làm thành một tiểu
hệ thống trong hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ Việc xác lập trường nghĩa
do đó phải dựa trên những tiêu chí ngôn ngữ nhất định
1.1.2 Các loại trường nghĩa
Việc phân loại trường nghĩa nên dựa vào sự hiểu biết về hai loại quan hệ chủ yếu trong ngôn ngữ là: quan hệ ngữ đoạn (quan hệ ngang) và quan hệ hệ hình (quan hệ dọc) Theo đó, trường nghĩa được chia thanh hai loại: trường nghĩa ngang, trường nghĩa dọc và một trường có quan hệ chi phối cả hai trường trên, đó là trường liên tưởng
Trang 8Phân định và xác lập một trường nghĩa về cơ bản dựa trên bảy tiêu chí sau:
Thứ nhất: do các trường nghĩa là các sự kiện thuộc phạm trù ngôn ngữ
nên việc phân lập chúng trước tiên phải dựa vào các tiêu chí ngôn ngữ - những ý
nghĩa ngôn ngữ Ý nghĩa ngôn ngữ chính là ý nghĩa của từ, cơ sở để xác lập từ
thành trường
Thứ hai: phải tìm được các trường hợp điển hình - từ điển hình Nó sẽ
tạo ra một lực nghĩa “thu hút, hấp dẫn” các từ khác vào cùng trường Theo tiêu chí này, các trường nghĩa có ranh giới tương đối có thể độc lập hoặc giao nhau hay thậm chí là bao hàm lẫn nhau
Thứ ba: dựa vào các lớp ý nghĩa biểu vật và biểu niệm, có thể phân biệt
trường biểu vật và trường biểu niệm
Thứ tư: với trường biểu vật tiêu chí xác lập chỉ là sự đồng nhất ở một nét
nghĩa biểu vật
Thứ năm: với trường nghĩa biểu niệm, tiêu chí xác lập chỉ là sự đồng
nhất ở một nét nghĩa biểu niệm
Thứ sáu: với trường tuyến tính tiêu chí xác lập là dựa hẳn vào ngữ nghĩa
từ trung tâm Từ này phải đáp ứng được yêu cầu về quan hệ ngữ nghĩa - ngữ
pháp của các từ trong trường [4, 250-260]
Thứ bảy: với trường liên tưởng, cơ sở để tạo lập trường là các nghĩa ngữ
dụng của từ trung tâm Đó là những nghĩa mới được tạo ra trong quá trình từ
hành chức, chưa đi vào hệ thống Từ trung tâm khi cùng xuất hiện với loạt các từ nào đấy trong nhiều ngữ cảnh trùng lặp sẽ có hiện tượng đẳng cấu ngữ nghĩa Khi đó chúng sẽ tạo thành một trường nghĩa liên tưởng mà ở đó, các từ có quan
hệ với nhau nhờ mối liên tưởng ngữ nghĩa nào đó
Trang 9Theo các tiêu chí trên hệ thống từ vựng ngữ nghĩa của một ngôn ngữ có thể được phân lập ra các loại trường nghĩa:
1.1.2.1 Trường nghĩa biểu vật (trường biểu vật)
Trường biểu vật là một tập hợp những từ đồng nghĩa về ý nghĩa biểu vật
Từ điển hình của trường thường là các danh từ có tính khái quát cao, gần như là
tên gọi của các phạm trù biểu vật Với trường nghĩa về gió thì từ trung tâm khái quát sẽ là từ gió Từ từ này mà tập hợp được các từ có cùng hạt nhân ý nghĩa với
gió như: không khí, lốc, dông, tố, dông tố, bão…
Các trường biểu vật khác nhau về số lượng, cách thức tổ chức các đơn vị, miền phân bố Vì từ có tính nhiều nghĩa biểu vật nên một từ có thể nằm trong nhiều trường khác nhau, từ đó dẫn đến hiện tượng “thẩm thấu”, “giao thoa” giữa các trường Hai trường biểu vật “giao thoa” với nhau khi một hoặc một số từ của trường này nằm trong trường kia Số lượng các từ chung của hai trường càng ít
thì tính độc lập của chúng càng cao Tính độc lập của hai trường “cây” và
“người” sẽ cao hơn tính độc lập của hai trường “cây” và “hoa”
Trong một trường biểu vật, quan hệ của các từ ngữ đối với trường là không giống nhau Những từ có nghĩa biểu vật gần với từ trung tâm sẽ gắn chặt với trường tạo thành “lõi” của trường Ngoài “lõi” là các lớp từ gắn bó với trường theo chiều hướng lỏng lẻo dần
1.1.2.2 Trường nghĩa biểu niệm (trường biểu niệm)
Trường biểu niệm là một tập hợp từ có chung một cấu trúc biểu niệm Cũng như các trường biểu vật, các trường biểu niệm lớn có thể được phân thành các trường nhỏ hơn với những miền, những mật độ khác nhau Các trường biểu niệm cũng “giao thoa”, “thẩm thấu” vào nhau, cũng có lõi trung tâm là các
từ điển hình và các lớp ngoại vi là những từ kém điển hình Có thể lấy ví dụ một
Trang 10số trường biểu niệm sự vật: 1- (đồ dùng sinh hoạt), (dụng cụ nấu ăn): bếp, xoong, chảo, thìa, đũa…;2- (đồ dùng sinh hoạt), (dùng để đặt để): bàn, tủ, kệ, ghế, giá…;3- (đồ dùng sinh hoạt), (dùng đẻ đựng, chứa): hòm, thúng, thau,
thùng, chậu…
1.1.2.3 Trường nghĩa tuyến tính (trường nghĩa ngang)
Như đã nói ở trên, tiêu chí để phân loại trường tuyến tính là dựa hẳn vào ngữ nghĩa từ trung tâm Để lập các trường tuyến tính, chúng ta chọn một từ làm gốc rồi tìm tất cả các từ có thể kết hợp với nó thành những chuỗi tuyến tính chấp
nhận được trong ngôn ngữ Chẳng hạn, trường tuyến tính của từ gió là: gió thổi,
gió lùa, gió lướt…, nổi gió, lặng gió…, quạt gió, bơm gió…
Vậy, các từ trong một trường tuyến tính là những từ thường xuất hiện với
từ trung tâm trong các loại ngôn bản Bằng việc phân tích ý nghĩa của chúng, ta
có thể phát hiện được những nội dung ngữ nghĩa của các quan hệ cú pháp và tính chất của các quan hệ đó Cùng với các trường nghĩa dọc, trường nghĩa tuyến tính góp phần làm sáng tỏ những quan hệ và cấu trúc ngữ nghĩa của từ vựng, phát hiện những đặc điểm nội tại và những đặc điểm hoạt động của từ
1.1.2.4 Trường nghĩa liên tưởng (trường liên tưởng)
Sự phân lập ra các trường biểu vật và biểu niệm như trên là cần thiết để tìm hiểu những quan hệ và cấu trúc ngữ nghĩa - ngữ pháp, phát hiện những đặc điểm nội tại và đặc điểm hoạt động của từ Nhưng đó mới chỉ là sự phân tích
“cấu trúc bề mặt” của ngôn ngữ, trong ngôn ngữ còn có “cấu trúc bề sâu” Đó là
lý do để xác lập trường liên tưởng
Nhà ngôn ngữ học Pháp Ch.Bally là tác giả đầu tiên của khái niệm trường liên tưởng Theo ông, mỗi từ có thể là trung tâm của một trường liên tưởng [ dẫn
Trang 11theo 6] Ví dụ với từ gió có thể gợi ra liên tưởng: 1 lạnh, mát, rét… 2 mưa,
tưởng về từ thuyền trong ca dao, trong văn học trung đại và văn học hiện đại; trường liên tưởng về từ xuân trong thơ Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Tố Hữu là
những minh chứng cho điều đó
Tính không ổn định của trường liên tưởng chính là hệ quả tất yếu của những tính chất trên Xuất phát từ tính không ổn định nên trường liên tưởng ít có tác dụng phát hiện những quan hệ cấu trúc về ngữ nghĩa của các từ và từ vựng nhưng nó có hiệu lực lớn trong giải thích việc dùng từ, nhất là các từ trong tác phẩm văn học Có nhiều trường hợp phải dùng đến trường liên tưởng thì một chuỗi kết hợp bất thường, mơ hồ về nghĩa… trong ngôn phẩm mới được làm sáng tỏ
1.1.3 Ngữ nghĩa của trường nghĩa
Ngữ nghĩa của trường nghĩa, trước hết là ngữ nghĩa chung, khái quát của các từ trong trường Đó là sự thống nhất, hòa hợp giữa ngôn ngữ, hiện thực
Trang 12khách quan và tư duy phản ánh quá trình đồng hóa thực tiễn vào trong ngữ nghĩa của trường nghĩa
Ở phần trên, chúng tôi đã phân loại trường nghĩa dựa vào các nghĩa khái quát, các quan hệ dọc, ngang… của trường Việc xác lập đó chủ yếu dựa vào nghĩa của từ trung tâm, điển hình trong trường Qua khảo sát các trường nghĩa, chúng tôi thấy rằng nghĩa của các từ trung tâm đều chi phối nghĩa của các từ thành viên Điều này đúng với nguyên tắc về cách tổ chức nội bộ trường rằng từ trung tâm phải thể hiện những đặc tính phổ quát của trường, là tâm điểm để tập hợp các từ vào một trường
Xem xét về ngữ nghĩa của từ trung tâm, ta thấy nó là một hệ thống được tạo nên bởi các nghĩa khác nhau có quan hệ chăt chẽ Nói chính xác hơn đó là tập hợp các nghĩa vị thuộc những cấu trúc nhất định quy định vị trí của từ trong trường, làm cơ sở cho hoạt động tạo nghĩa, hoạt động thông báo của từ trong lời nói
Trong hệ thống ngữ vị đó lại có một nghĩa hạt nhân chi phối nghĩa của từ trung tâm và chi phối cả các từ cùng trường với nó Dựa vào nghĩa hạt nhân ta sẽ biết từ được xét thuộc về trường nghĩa nào, biết chiều chuyển nghĩa của nó và hướng chuyển nghĩa của cả trường chứa nó Các từ trong một trường vì thế mà đẳng cấu về nghĩa hạt nhân - đặc hữu Vậy, ngữ nghĩa của trường nghĩa thực chất là cấu trúc nghĩa vị và đặc điểm ngữ pháp đặc hữu của trường, tất cả đều do
từ trung tâm, điển hình do trường đại diện [dẫn theo 1] Do đó, từ đây trở đi, chúng tôi quan niệm, ngữ nghĩa của trường nghĩa chính là ngữ nghĩa của từ
trung tâm, điển hình trong trường Ngữ nghĩa của từ trung tâm gió được coi là ngữ nghĩa của trường nghĩa gió
Trang 13Bên cạnh nghĩa chung, ngữ nghĩa của trường nghĩa còn được xét ở quan
hệ ngữ nghĩa trong một trường, tức là sự phân hóa nó thành những tiểu trường
và những nhóm nhỏ hơn theo kiểu quan hệ bậc 1, bậc 2, bậc 3 khi phân tích cấu trúc Sự phân chia ấy sẽ tạo ra những tiểu trường đồng cấp và biệt loại với những tiểu trường khác Việc xem xét cấu trúc ngữ nghĩa trong nội bộ trường như vậy sẽ định vị được các từ trong trường và xác định tương đối đầy đủ ý nghĩa từng từ trong trường
1.1.4 Quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ trong trường nghĩa
1.1.4.1 Quan hệ bao gồm - nằm trong
Quan hệ bao gồm - nằm trong là quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ có nghĩa rộng hẹp khác nhau cùng thuộc một trường biểu vật hoặc có nét nghĩa đầu tiên chỉ cùng một loại Từ có nghĩa chỉ loại lớn bao gồm nghĩa của các từ chỉ những loại nhỏ trong loại lớn đó
Các từ có quan hệ cấp loại, về nguyên tắc chia thành từng cấp, có những
từ trên cấp, những từ dưới cấp và những từ đồng cấp Từ có nghĩa rộng, khái quát bao gồm là từ trên cấp so với từ nằm trong nó Những từ nằm trong một từ trên cấp nào đó là từ dưới cấp của từ trên cấp bao gồm nó Các từ trong một cấp với nhau là những từ đồng cấp Những từ này bình đẳng với nhau, tách biệt
nhau, giữa chúng không có quan hệ bao gồm và nằm trong Từ gió là từ trên cấp của các từ đồng cấp là: gió nam, gió bắc, gió tây, gió đông
Quan hệ cấp loại mang tính tương đối Sự phân loại trong tiếng Việt cũng như trong các ngôn ngữ khác đều mang đặc trưng văn hóa riêng
1.1.4.2 Quan hệ toàn bộ - bộ phận
Trang 14Quan hệ toàn bộ - bộ phận là quan hệ giữa chỉnh thể thống nhất với các bộ phận cấu thành nên nó Trong một trường nghĩa, kiểu quan hệ này cũng có trật
tự phân bậc, từ bậc 1, bâc 2, bậc 3…
Trong toàn bộ có bộ phận bất khả li và bộ phận khả li Bộ phận bất khả li
là bộ phận cấu thành toàn bộ một cách tự nhiên, thiếu chúng thì toàn bộ không còn hoàn chỉnh Bộ phận khả li là bộ phận thường có mặt trong toàn bộ nhưng thiếu chúng toàn bộ vẫn đảm bảo được tính hoàn chỉnh Trong trường nghĩa, ngữ nghĩa của từ trung tâm chính là cơ sở để xác định bộ phận bất khả li và khả li 1.1.4.3 Quan hệ đồng nghĩa
Quan hệ đồng nghĩa là quan hệ giữa các đơn vị từ vựng trong một trường nghĩa khi chúng có những nét nghĩa đồng nhất
Quan hệ này chỉ xuất hiện khi các nét nghĩa đầu trong trường nghĩa biểu niệm đồng nhất với nhau Những nét nghĩa kế tiếp phải được sắp xếp theo cùng một trật tự Các nét nghĩa đồng nhất càng nhiều thì mức độ đồng nghĩa càng cao Cấu trúc biểu niệm của các từ đồng nghĩa không chứa những nét nghĩa trái ngược nhau
Căn cứ vào mức độ đồng nghĩa, các dãy đồng nghĩa được chia thành hai loại: đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn Đồng nghĩa hoàn toàn là đồng nghĩa giữa các từ ngữ không khác nhau về nghĩa biểu vật hay biểu niệm mặc dù chúng có thể khác nhau về phương ngữ Đó là trường hợp của các
từ mẹ, u, bầm, bủ, má, mế… Đồng nghĩa không hoàn toàn là đồng nghĩa giữa
các từ khác nhau về sắc thái ý nghĩa, sắc thái biểu vật, sắc thái biểu niệm, sắc thái biểu thái, hay phong cách chức năng Trường hợp này ứng với các biến thể
từ vựng của gió: không khí, lốc, dông, tố, dông tố, bão
Trang 15Trong ngôn ngữ văn chương, hệ thống từ đồng nghĩa lá kho tàng quý giá
để đáp ứng những đòi hỏi về dùng từ: linh hoạt, chính xác, gợi hình, biểu cảm
và hàm súc
1.1.4.4 Quan hệ trái nghĩa
Trái nghĩa là hiện tượng ngữ nghĩa trái ngược với hiện tượng đồng nghĩa Tức là quan hệ giữa các đơn vị từ vựng trong một trường có những nét nghĩa đối lập nhau
Để xác định hiện tượng trái nghĩa, ta phải đặt các đơn vị từ trên một nét
nghĩa đồng nhất nào đó Dài và ngắn được xác định trái nghĩa với nhau trên cơ
sở nét nghĩa chung chỉ kích thước
Tóm lại, từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt là một hệ thống chứa những phần
tử có quan hệ nhất định với nhau Quan hệ trường nghĩa là quan hệ chung nhất, trong quan hệ ấy lại nảy sinh những mối quan hệ khác Những quan hệ ngữ nghĩa trong trường nghĩa nói trên là cơ sở giúp chúng tôi phân lập các từ thuộc
trường nghĩa gió vào các tiểu trường với tầng bậc lớn nhỏ khác nhau
1.2 Một số vấn đề về ngữ cảnh
Trường nghĩa vừa là một thực thể ngôn ngữ, vừa là một thực thể xã hội Trong ngữ nghĩa của trường nghĩa, ngoài những thông tin ngôn ngữ nó còn biểu thị những thông tin lịch sử, văn hóa… Những thông tin này bổ sung nét nghĩa
“làm đầy” là những liên tưởng, những hạn chế… ngữ nghĩa khác nhau của trường nghĩa Bởi thế, việc miêu tả thông tin cấu trúc không đối lập mà trái lại,
là cơ sở để tiến hành miêu tả thông tin ngoài cấu trúc của trường Như vậy là có một bộ phận ngữ nghĩa của trường nghĩa nằm ngoài hệ thống cấu trúc nhưng vẫn liên hệ mật thiết với hệ thống cấu trúc, giúp lý giải ngữ nghĩa các yếu tố trong cấu trúc và ngược lại Cái giúp lý giải ấy chính là ngữ cảnh
Trang 16Ngữ cảnh là vấn đề được giới nghiên cứu ngôn ngữ đặc biệt quan tâm Ở Việt Nam, ngay từ năm 1975, Hoàng Phê đã thấy được vấn đề khi ông viết:
“Nghiên cứu ngữ nghĩa của từ… việc cần thiết, quan trọng là phải đặt nghĩa của
từ vào trong việc sử dụng, gắn liền với những quan hệ ngữ nghĩa sinh động, đa dạng, cụ thể Đó là việc tìm hiểu nghĩa của từ trong tổ hợp từ, trong câu, trong văn bản và cả liên văn bản” [22] Sau này, không một công trình nghiên cứu về ngữ nghĩa, ngữ dụng nào lại không đề cập đến ngữ cảnh
Nghiên cứu về ngữ cảnh có rất nhiều tác giả với nhiều ý kiến khác nhau Trong luận văn này, chúng tôi tiếp thu, kế thừa kết quả nghiên cứu cho rằng:
Chúng tôi quan niệm ngữ cảnh là toàn bộ cái thế giới môi trường chi phối đến hoạt động bên ngoài lẫn bên trong của hệ thống tín hiệu ngôn ngữ Ngữ cảnh là cái không hạn định, liên tục mở ra về không gian và thời gian Tùy thuộc vào biên độ lớn nhỏ của môi trường được xét mà nó có thể là rất rộng, bao gồm các đối ngôn và các hợp phần hiện thực ngoài diễn ngôn như quan niệm của Đỗ Hữu Châu Nó có thể là rất hẹp theo cách hiểu của Nguyễn Thiện Giáp, Vũ Đức Nghiệu là những từ bao quanh hay đi kèm theo một từ tạo cho nó tính xác định về nghĩa [1, 17]
Chúng tôi đang xem xét loại diễn ngôn thơ Ngữ cảnh của nó ở trạng thái động và có tính liên văn bản Như đã nói ở trên, ngữ cảnh là yếu tố chi phối, hạn định ý nghĩa tất cả các nhân tố trong ngôn bản mà phạm vi của ngữ cảnh quá rộng, ta không thể nào nắm hết được nên không bao giờ có thể hiểu hết mọi cung bậc ý nghĩa của hình tượng thơ Ngay cả các nhà thơ, người sáng tạo ra văn bản cũng khó lường hết được ý nghĩa tác phẩm của mình trong mọi ngữ cảnh Bởi vậy mới nói, văn chương khó có ý nghĩa tận cùng, cạn kiệt
Trang 17Nghiên cứu ngữ nghĩa trong ngữ cảnh, cần thiết phải nghiên cứu những nét đặc thù văn hóa, xã hội; nghiên cứu khả năng thực hiện chức năng xã hội của
ngôn ngữ Đó chính là một nhiệm vụ quan trọng của chuyên ngành ngôn ngữ xã
hội học
Việc vận dụng lí luận này vào nghiên cứu trường nghĩa là việc nghiên cứu mối quan hệ, tác động từ môi trường xã hội vào trường nghĩa và ngược lại Đó là việc nghiên cứu các diễn ngôn chứa các đơn vị của trường nghĩa dưới nhãn quan tổng hợp từ nhiều góc độ, nhiều cấp độ khác nhau để thấy những liên hệ tương tác đa chiều giữa các yếu tố bên trong và bên ngoài trường nghĩa
Trường từ vựng - ngữ nghĩa gió trong thơ Tố Hữu dưới nhãn quan đó,
được coi là một tập hợp các từ văn hóa thể hiện những đặc trưng văn hóa Việt trong cấu trúc ngữ nghĩa của chúng Những đặc trưng ấy trong tiến trình vận động thường xuyên bị tác động, bị biến đổi dưới áp lực của các nhân tố văn hóa,
xã hội Trong đó có những đặc trưng dần được định hình, được “khuôn” vào các biểu tượng văn hóa buộc người sử dụng chúng phải am hiểu
Cần nói thêm, các công trình nghiên cứu về ngữ cảnh từ trước tới nay mới chỉ đề cập đến ngữ cảnh của từ, của diễn ngôn chứ chưa đề cập đến ngữ cảnh của trường nghĩa Song khi hành chức, từ nào cũng thuộc về một trường ngữ nghĩa nhất định, được xét theo một phương diện nhất định Cho nên lý thuyết về ngữ cảnh của từ, của diễn ngôn theo chúng tôi cũng có thể tạm được xem như là
lý thuyết về ngữ cảnh của trường nghĩa Việc tìm hiểu ngữ cảnh của trường
nghĩa gió chủ yếu được tiến hành theo định hướng ấy
Đặt từ vào các trường liên tưởng tức là vào các ngữ cảnh, xét từ với tư cách là một thực thể lịch sử - giao tiếp nghệ thuật, tư cách tín hiệu thẩm mĩ có thể minh định được lịch sử phát triển tâm lý xã hội luôn gắn liền với hoạt động
Trang 18tạo nghĩa, luận nghĩa các tín hiệu thẩm mĩ Đó là gợi dẫn cần thiết phải tìm hiểu
lí luận về tín hiệu thẩm mĩ
1.3 Vấn đề về biến thể từ vựng, biến thể kết hợp, biến thể quan hệ
Một tín hiệu hằng thể khi tham gia vào hoạt động hành chức sẽ có vô số các dạng thức tồn tại hiện hữu, cụ thể Đó chính là các biến thể của chính tín hiệu hằng thể ấy Cái mà ta có được về tín hiệu ấy chỉ là một trong số những biến thể đó của nó Bởi vậy nghiên cứu một tín hiệu chính là nghiên cứu các biến thể trong hiện trạng hành chức của nó, chúng được gọi chung là những biến
thể sử dụng Trường hợp bàn với chân bàn, mặt bàn, ngăn bàn… là có quan hệ hằng thể - biến thể Dạng hằng thể là tín hiệu bàn, dạng biến thể là các biểu thức tên gọi cụ thể chân bàn, mặt bàn, ngăn bàn… (được hình thành theo lối liên tưởng toàn thể - bộ phận) giúp cụ thể hóa những phương diện nào đó của bàn
Căn cứ vào đặc điểm ngữ nghĩa, cấu tạo của các biến thể ấy, tác giả đã phân lập chúng thành ba loại biến thể để việc miêu tả các bình diện của tín hiệu được rõ ràng, thuận lợi hơn
1.3.1 Biến thể từ vựng (BTTV)
BTTV là những biến thể - tên gọi khác nhau của cùng một sự vật, trạng thái, tính chất… nảy sinh trong quá trình sử dụng một tín hiệu ngôn ngữ Khi đi vào sử dụng, một tên gọi này có thể được dùng để thay thế cho tên gọi kia tùy theo điều kiện khách quan hay dụng ý chủ quan của người sử dụng Tiếng Việt
có nhiều từ có hình thức ngữ âm khác nhau để chỉ người đàn bà sinh ra mình:
mẹ, u, bầm, bủ, má, mế… Trong đó, mẹ là từ phổ biến nhất, được dùng trong
phạm vi toàn dân, các từ còn lại có phạm vi sử dụng hẹp hơn Những từ này
chính là những BTTV của một từ đóng vai trò hằng thể - nguyên mẫu - mẹ Các
Trang 19từ chân, mặt, ngăn… cũng có thể dùng thay thế cho từ bàn dựa trên quan hệ
chuyển nghĩa theo cơ chế hoán dụ lấy bộ phận gọi tên cho toàn thể
Khái niệm về BTTV này sẽ được chung tôi vận dụng khảo sát các tên gọi
khác nhau của gió như không khí, dông, tố, lốc…
1.3.2 Biến thể kết hợp (BTKH)
BTKH còn được gọi là biến thể miêu tả, là những biến thể nảy sinh trong khi sử dụng một tín hiệu ngôn ngữ Một từ (một tín hiệu) nào đó khi đi vào sử dụng sẽ được kết hợp thêm một số yếu tố phụ trợ, cụ thể là với các từ khác để được làm rõ nghĩa, được cụ thể hóa về nghĩa Những từ này được gọi là các BTKH của tín hiệu, của từ đang xét Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi thấy
có hai loại từ, cụm từ đi kèm phụ trợ về nghĩa phổ biến nhất là: động từ/ cụm
động từ và tính từ/ cụm tính từ Với từ gió, trong ca dao, ta đã thấy: “Gió đưa
cành trúc la đà”, gió được làm rõ nghĩa bằng cụm động từ đưa cành trúc la đà -
BTKH của nó Trong thơ Xuân Diệu, ta cũng từng gặp: “Con gió xinh thì thào
trong lá biếc” (Vội vàng), gió đã được cụ thể, được làm rõ nghĩa bằng BTKH là
tính từ xinh và cụm tính từ thì thào trong lá biếc…
Kiến thức về hai loại biến thể trên chính là cơ sở để tìm hiểu các vận
động, tính chất, trạng thái… cụ thể của gió ở trạng thái tĩnh (trong hệ thống)
cũng như trạng thái động (trong hoạt động hành chức)
1.3.3 Biến thể quan hệ (BTQH)
Đây cũng là biến thể nảy sinh trong quá trình sử dụng một tín hiệu Đó là những dạng thức kết hợp của tín hiệu này với tín hiệu khác tạo thành các mô típ quan hệ cặp đôi, cặp ba tín hiệu có thể đồng hiện trong một câu, một đoạn, một văn bản hay nhiều văn bản Trong quan hệ của sự đồng hiện giữa tín hiệu trung tâm được xét với các tín hiệu khác thì các tín hiệu khác ấy giữ vai trò bổ sung,
Trang 20“làm đầy” ý nghĩa cho tín hiệu trung tâm, tạo nên sự đẳng cấu với nó trong một khung ngữ nghĩa chung phản ánh sự tương hợp, hòa kết lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan Trong thực tế, ta thường hay thấy các
mô típ quan hệ như: gió - trăng, gió - mưa, gió - bụi … Khi có sự đồng hiện của
các cặp sự vật, hiện tượng này, người ta thường liên tưởng tới những loại ý
nghĩa nào đó Gió trăng thường gợi sự lả lướt, không đứng đắn trong quan hệ yêu đương nam nữ; gió mưa, gió và mưa, thường chỉ hiện tượng thời tiết; gió
bụi thường dùng để ví nỗi gian nan vất vả trên đường đời
Hiểu biết về các loại biến thể quan hệ như trên sẽ giúp ích cho việc tìm hiểu mối quan hệ tương hỗ về ngữ nghĩa giữa các tên gọi khác nhau chỉ các sự
vật, hiện tượng liên quan đến gió, những biểu hiện cụ thể của nó và nhất là nắm
được những chiều hướng liên tưởng ngữ nghĩa thường xuất hiện ở người sử dụng
1.4 Một số vấn đề về tín hiệu thẩm mĩ
1.4.1 Khái quát về tín hiệu thẩm mĩ (THTM)
THTM là vấn đề đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước bàn đến Ở luận văn này, chúng tôi xin tiếp thu những thành tựu nghiên cứu của E.Cassirer, S.Langer, M.Bakhtin, M.B.Khrapchenco, Đỗ Hữu Châu, Trần Ngọc Thêm, Trần Đình Sử, Phan Ngọc, Lại Nguyên Ân, Phương Lựu…
Trước hết, THTM là một loại tín hiệu nên nó mang đầy đủ những đặc trưng của tín hiệu nói chung Theo Sausure, tín hiệu có hai mặt (tín hiệu nhị diện) là: cái biểu đạt và cái được biểu đạt, “hai mặt này gắn bó khăng khít với nhau và đã có cái này là có cái kia” Theo Ch.W.Moris, tín hiệu có ba mặt (tín hiệu tam diện) là: kết học - quan hệ giữa các tín hiệu, nghĩa học - quan hệ giữa tín hiệu với cái được biểu đạt và dụng học - quan hệ giữa tín hiệu với người sử
Trang 21dụng (người lý giải) Cái mới trong lý thuyết của Morris là cần phải thấy được tính thống nhất biện chứng giữa hai mặt nội tại và ngoại tại của một tín hiệu
Đỗ Hữu Châu đã tổng hợp các ý kiến trên và đưa ra việc xác định 4 nhân
tố cần phải có đối với một tín hiệu: 1, phải có một hình thức cảm tính; 2, phải có một nội dung ý nghĩa (cái được biểu đạt); 3, phải được nhận thức bởi một chủ thể nào đó (đối tượng của thông tin); 4, phải nằm trong một quan hệ nhất định
Một tín hiệu thông thường khi bước vào thế giới nghệ thuật sẽ chuyển hóa thành THTM, mang những đặc thù nghệ thuật nhất định Kiến giải cụ thể hơn về
THTM ngôn ngữ, Đỗ Hữu Châu nhấn mạnh: THTM là phương tiện sơ cấp của
văn học Ngôn ngữ thực sự của văn học là ngôn ngữ - THTM, cú pháp - THTM Tín hiệu ngôn ngữ tự nhiên trong văn học chỉ là hình thức - cái biểu đạt của THTM [6]
1.4.2 Đặc tính của tín hiệu thẩm mĩ
THTM có 9 đặc tính cơ bản sau:
1.4.2.1 Đặc tính về nguồn gốc
Việc chỉ ra nguồn gốc của THTM là bước đầu xác định hai phương diện
rất quan trọng của nó, phương diện thể chất và phương diện tinh thần
THTM trước hết có nguồn gốc từ thế giới hiện thực, thế giới tâm trạng, bao gồm toàn bộ những chi tiết, sự vật, trạng thái, cảm xúc… có trong đời sống thực tế khách quan, trong đời sống tinh thần được nghệ sĩ lựa chọn và sáng tạo trong tác phẩm vì mục đích thẩm mĩ
THTM còn có nguồn gốc từ tưởng tượng logic hoặc phi logic của người sáng tạo Nhiều khi nó là sản phẩm sáng tạo của “tư duy” tiền lý tính, của trực giác, vô thức… Chỉ với hiểu biết về thế giới thực tại thông thường sẽ khó lý giải được những THTM loại này Bởi vậy, trước tiên, ta phải xác định nó được quy
Trang 22chiếu từ nguồn gốc - hiện thực nào, từ thế giới thực tại hay thế giới ảo Những
thế giới này được Đỗ Hữu Châu gọi là thế giới khả hữu, Nguyễn Hòa gọi là thế
giới thực hữu
Ngoài những nguồn gốc trên, tín hiệu văn chương còn có nguồn gốc từ các sự kiện ngôn ngữ như từ địa phương, đoạn đối thoại… hay những yếu tố ngôn ngữ như tiếng, âm, vần, thanh… cấu trúc cú pháp (trật tự đảo, tỉnh lược, lặp bộ phận…), cách trình bày ngôn bản…trong tác phẩm là những THTM - văn chương với điều kiện chúng đều phục vụ cho một tư tưởng thẩm mĩ, được nhận thức bởi một chủ thể thẩm mĩ nhất định
1.4.2.2 Đặc tính về cấp độ
Đỗ Hữu Châu phân biệt THTM ở hai cấp độ cơ bản:
Cấp độ cơ sở (tín hiệu đơn): là những THTM ứng với một chi tiết, một sự
vật, hiện tượng thuộc thế giới khách quan: mặt trời, mặt trăng, mưa, nắng… Đó
là các tín hiệu cơ sở có chức năng tham gia cấu tạo nên THTM ở cấp độ cao hơn Cái biểu đạt - tín hiệu ở cấp cơ sở này có thể ứng với đơn vị từ trong tín hiệu ngôn ngữ
Cấp độ xây dựng (tín hiệu phức): là những tín hiệu ứng với nhiều sự vật,
hiện tượng được xây dựng từ những tín hiệu đơn nhưng ý nghĩa của nó không đơn giản là phép cộng của các tín hiệu đơn Cái biểu đạt của tín hiệu văn chương
- tín hiệu ở cấp độ xây dựng này có thể tương ứng với các đơn vị câu, đoạn văn, văn bản trong hệ thống các tín hiệu ngôn ngữ
THTM được xét trong đề tài của chúng tôi là những tín hiệu đơn Mỗi tín
hiệu ứng với một yếu tố hiện thực (yếu tố gió, yếu tố liên quan đến gió) được cụ
thể, đa dạng, phức tạp hóa bằng các hình thức ngôn ngữ nhất định Nghiên cứu
Trang 23các hình thức biểu đạt này sẽ là cách thức để phát hiện ra các ý nghĩa thẩm mĩ của các tín hiệu văn chương được xem xét về sau
1.4.2.4 Đặc tính biểu hiện (tính thông tin - miêu tả)
Chức năng quan trọng của nghệ thuật là phản ánh hiện thực gắn liền với thuộc tính thông tin, biểu hiện Nếu không có thuộc tính này thì tín hiệu sẽ không có giá trị Casirer nhấn mạnh hình thức trong THTM là “hình thức có ý nghĩa”, nó dường như “chỉ dừng lại ở bề mặt của hiện tượng tự nhiên” nhưng kỳ thực “có thể bao hàm, hơn nữa, có thể thâm nhập vào toàn bộ lĩnh vực kinh nghiệm của con người” [20, 446 - 448] Nó “làm cho chúng ta nhìn thấy được sự vận động sâu sắc và đa dạng nhất của linh hồn con người”
Sự biểu hiện của THTM nói chung đều dựa trên khả năng miêu tả, thay thế, “dẫn nhập” các sự vật, hiện tượng, các phạm vi khác nhau của đời sống vào tác phẩm, vào phương tiện sử dụng Trong văn học, đó là những từ ngữ, những kết cấu mang nội dung biểu vật, biểu niệm gắn với hiện thực… phản ánh trình
Trang 24độ nhận thức, năng lực cảm xúc của con người Trình độ nhận thức, năng lực cảm xúc lại vận động, thay đổi không ngừng nên lượng thông tin biểu hiện trong THTM cũng không phải nhất thành bất biến
1.4.2.5 Đặc tính biểu cảm
THTM là sản phẩm lao động nghệ thuật trong trạng thái cảm hứng - thẩm
mĩ cao độ Bởi vậy, trong nội dung ý nghĩa của nó luôn bao hàm những thông tin về cảm xúc, thái độ sự đánh giá, tư tưởng thẩm mĩ… Khi xét cội nguồn từ
“sinh mệnh bên trong” của bản năng gốc, Langer cho rằng “nghệ thuật là hình thức điển hình của ký hiệu biểu tượng, ký hiệu tình cảm phi logic” Những ký hiệu này “làm cho chúng ta nhận thức được hiện thực của những tâm trạng và tình cảm chủ quan” Do vậy trong THTM, cảm xúc vốn là cái chủ quan của chủ thể sáng tạo đã được khách quan hóa thành một phần quan trọng của cơ cấu ngữ nghĩa THTM Cái cảm xúc ấy có khả năng khơi gợi sự đồng cảm cao độ ở người tiếp nhận, bởi chỉ có THTM mới là “hình thức có thể đem bản chất tình cảm nhân loại biểu hiện ra một cách rõ ràng” Thành phần nghĩa biểu cảm này là kết quả của sự hòa quyện đồng điệu giữa tình cảm chủ thể cá nhân tác giả với tình cảm khách thể mang tính nhân loại đã được hình thức hóa, nghệ thuật hóa Nhờ
đó, nhân loại mới lý giải và cảm thụ được THTM, THTM mới hoàn tất được chu trình sinh tồn của mình Nhấn mạnh đặc trưng biểu cảm này, Langer đưa ra mệnh đề nổi tiếng: “Nghệ thuật là sự sáng tạo hình thức ký hiệu tình cảm nhân loại” [20, 456 - 457]
1.4.2.6 Tính biểu trưng
Đây là đặc tính của THTM xét trong mối quan hệ hai mặt cái biểu đạt và cái được biểu đạt Đó là mối quan hệ “có lý do” liên quan đến năng lực “biểu trưng hóa”, đến khả năng của THTM là nó vừa có tính chất biểu thị, chỉ ra, nói
Trang 25lên một cái gì, vừa có tính chất hàm nghĩa - sự thêm nghĩa trên một nghĩa có sẵn Cái được biểu đạt của nó có ít nhất hai thành phần nghĩa liên thông nhau: bề nổi được bộc lộ, bề chìm luôn tiềm ẩn gắn với những dự cảm, những vô thức cá nhân, vô thức tập thể như quan niệm của C.G.Jung
Pierce cho rằng: “Biểu trưng có tính chất ước lệ mà người ta “gán” cho nó trong một hoàn cảnh nào đó… Nghĩa đó là do con người trong cộng đồng đặt ra
mà thôi” Tính chất ước lệ này chỉ ra những lý do về mặt lịch sử xã hội trong việc sử dụng các biểu trưng, chỉ ra việc lựa chọn chất liệu - cái biểu đạt nào làm biểu trưng đều có lý do Biểu trưng, một mặt, có tính hình tượng cụ thể, cái biểu đạt nó là một đối tượng nào đó được quy chiếu từ hiện thực Mặt khác, là ý nghĩa xã hội nào đó được cả cộng đồng chấp nhận
Cũng do tính biểu trưng, hiệu lực giá trị của THTM phụ thuộc vào cách tri nhận, cách giải thích theo một thiên hướng nào đấy, một “mật ước” nào đấy của một cộng đồng mà có khi là trái ngược với quan niệm của một cộng đồng khác Biểu trưng con rồng trong hội họa Trung Cổ và Phục Hưng tượng trưng cho cái
ác và hận thù, nhưng đối với người Trung Hoa và người Việt Nam, nó lại là biểu tượng của hoàng đế với vương quyền tối thượng, là biểu tượng của sự cao quý, thiêng liêng
1.4.2.7 Tính truyền thống và tính cách tân
Tính truyền thống thể hiện ở chỗ thông tin - ngữ nghĩa của tín hiệu thẩm
mĩ đã được “ký mã sẵn” trong tâm lý nghệ thuật dân tộc Có những thông tin còn bắt nguồn từ cổ mẫu của vô thức nhân loại Theo Jung, cổ mẫu hay mẫu gốc
“là một hình tượng được lặp đi lặp lại trong quá trình lịch sử ở khắp nơi mà tưởng tượng sáng tạo có mặt Nó là kết quả của vô vàn cảm xúc cùng một kiểu được định hình từ kinh nghiệm điển hình của nhiều triệu thế hệ” [20] Tính
Trang 26truyền thống như vậy thể hiện ở những ý tưởng điển hình thường xuất hiện trở đi trở lại “biểu thị những quan hệ, quan niệm truyền thống, cả sức sống mãnh liệt mang tính tượng trưng, ước lệ”
Tính cách tân của THTM thể hiện ở sự đổi mới, sáng tạo khi sử dụng THTM Song cách tân phải quan hệ biện chứng hữu cơ với truyền thống Chính trong tương quan với truyền thống, những nét mới mẻ, độc đáo mới được bộc lộ Cách tân có thể là việc sáng tạo một THTM trước đâychưa có nhưng chủ yếu vẫn là sự cải tạo, đổi mới các THTM có sẵn
1.4.2.8 Tính hệ thống
Khi phân tích các đặc tính trên của THTM, chúng tôi ít nhiều đề cập đến tính hệ thống - đặc tính quan trọng nhất Là THTM nghĩa là nó phải thuộc về một hệ thống, chịu sự chi phối của những yếu tố khác trong hệ thống Tính hệ thống của THTM thể hiện trên cả hai bình diện cấu trúc và chức năng Đó không chỉ là “một chỉnh thể” theo quan điểm cấu trúc luận của Sausure mà còn là một đơn vị hành chức theo quan điểm của ngữ dụng học Người ta chỉ hiểu được một THTM khi đặt nó vào hệ thống - môi sinh của nó Hệ thống quy định chiều hướng tạo nghĩa cũng như chiều hướng luận nghĩa của THTM Theo đó, mọi cấp
độ chuyển hóa tinh tế, phức tạp nhất giữa nội dung và hình thức trong THTM mới được làm sáng tỏ
Hệ thống của THTM trước hết là sản phẩm, là hình tượng nghệ thuật được nó góp phần cấu thành Các mối quan hệ hệ thống tạo ra giá trị của nó bao gồm: các quan hệ nội tại, giữa tín hiệu với những tín hiệu cùng xuất hiện trong tác phẩm thực hiện những chức năng hướng nội và các quan hệ ngoại tại, giữa tín hiệu với những yếu tố thuộc môi trường giao tiếp nghệ thuật, nhằm thực hiện
Trang 27các chức năng hướng ngoại Giá trị của THTM là tổng hòa ý nghĩa của các mối quan hệ nội - ngoại tại đó trong một đơn vị cấu trúc - chức năng cụ thể
Về cấu trúc của THTM, cần phân biệt hai bình diện là trừu tượng và cụ thể Thuộc bình diện trừu tượng là những hằng thể của THTM cùng những mối quan hệ của hằng thể làm nên cấu trúc bề sâu mang tính trừu tượng, cố định của
nó Thuộc bình diện cụ thể là những biến thể của THTM cùng những mối quan
hệ giữa chúng làm nên cấu trúc bề mặt cụ thể, hiện hữu của nó Do vậy, nghiên cứu về THTM chính là nghiên cứu hệ thống biến thể của nó và nghiên cứu hệ thống THTM cũng chính là nghiên cứu hệ thống cấu trúc hình tượng mang tính
cụ thể, hiện hữu của tác phẩm
Tính hệ tống của THTM không chỉ được biểu hiện qua mối quan hệ giữa tính hằng thể - biến thể mà còn được thể hiên qua tính đẳng cấu của THTM
Đẳng cấu là sự giống nhau về quan hệ, về nội dung nhưng khác nhau về hình thức biểu hiện Còn có sự đẳng cấu giữa các cặp THTM Nghĩa của từng tín hiệu một là khác nhau, quan hệ ý nghĩa giữa các tín hiệu trong từng cặp cũng khác nhau song nếu cùng đặt vào trong một hệ thống nào đó, chúng lại có quan
hệ, ý nghĩa, cảm xúc giống nhau Điều này cho thấy rằng ở mỗi thời đại, mỗi cộng đồng nghệ thuật cụ thể có những loại THTM, loại ý nghĩa thẩm mĩ nhất định được phổ biến, ưa chuộng, được coi là chính thống
1.4.2.9 Về cái biểu hiện của tín hiệu văn chương
Tất cả các đặc tính của THTM đều phải được thể hiện thông qua cái biểu hiện - chất liệu của THTM Loại hình THTM được kiến tạo từ chất ngôn ngữ dùng để xây dựng hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn chương, gọi là THTM văn chương, gọi tắt là tín hiệu văn chương Với tín hiệu văn chương, chất liệu ngôn ngữ phải phù hợp với tín hiệu ngôn ngữ - cái biểu hiện của tín
Trang 28hiệu văn chương, đồng thời phải phù hợp với ý nghĩa thẩm mĩ của tín hiệu văn chương Những đặc tính của cái biểu hiện - tín hiệu ngôn ngữ này sẽ chi phối ảnh hưởng đến toàn bộ tín hiệu văn chương Nói cụ thể hơn, những quan hệ đồng nhất và đối lập, những bình diện trừu tượng và cụ thể, những đặc trưng kết hợp và lựa chọn… trong hệ thống tín hiệu ngôn ngữ cũng là những vấn đề cốt yếu của tín hiệu văn chương
Tóm lại, ở vai trò cái biểu hiện của tín hiệu văn chương, các yếu tố ngôn ngữ chính là các biến thể của tín hiệu văn chương, biểu đạt tín hiệu văn chương trong tính hiện dạng, cụ thể của nó Nghiên cứu các tín hiệu văn chương, thực chất là nghiên cứu những yếu tố ngôn ngữ giúp biểu hiện nó, luôn bám sát các tổ hợp ngôn ngữ biểu hiện nó để phân tích Muốn thế, theo Bakhtin, chủ thể sáng tạo phải thật sắc mạnh về cảm quan tạo sinh âm thanh, tạo sinh ý nghĩa, tạo sinh
quan hệ, tạo sinh bình giá Như vậy, nghiên cứu tín hiệu văn chương gió chính là nghiên cứu các tổ hợp ngôn ngữ có gió, bụi, cuốn, bay…
1.5 Trường nghĩa gió trong hệ thống từ vựng tiếng Việt
Vận dụng những vấn đề lý thuyết đã trình bày ở trên, chúng tôi tiến hành
thống kê các từ ngữ thuộc trường nghĩa gió trong hệ thống từ vựng tiếng Việt nhằm tạo lập cơ sở cho việc khảo sát trường nghĩa gió trong thơ Tố Hữu
Để thực hiện nhiệm vụ này, đầu tiên, chúng tôi thống kê các đơn vị có
liên quan đến trường nghĩa gió trong hệ thống từ vựng tiếng Việt (hầu hết dựa theo tài liệu Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, xuất bản năm 2009) Vì gió là từ
trung tâm của trường nghĩa nên chúng tôi dựa vào từ điển để giải thích nghĩa của
nó Sau đó, căn cứ vào lý thuyết về biến thể, về trường nghĩa, chúng tôi tìm và
thống kê các biến thể và từ ngữ nằm trong trường biểu vật của gió rồi phân loại,
sắp xếp chúng vào các tiểu trường khác nhau theo cấp bậc từ các đơn vị điển
Trang 29hình đến các đơn vị kém điển hình, những đơn vị có tần số xuất hiện cao được chúng tôi đưa lên trước Sau đây là kết quả của quá trình khảo sát, thống kê và phân loại đó
1.5.1 Nghĩa của từ gió
Ở đây, gió được coi là hằng thể, là từ trung tâm của trường nghĩa gió nên
việc xem xét nghĩa chính, nghĩa chuyển của nó là rất cần thiết
Nghĩa chuyển trên bình diện từ vựng
- luồng không khí chuyển động được tạo ra bằng quạt Quạt tản gió [519]
Nghĩa chuyển trên bình diện tu từ
- sự đổi thay Chờ đợi luồng gió mới
- sự gây nguy hiểm Yếu thì đừng ra gió
-sự lả lướt, hời hợt Gió vờn hoa
1.5.2 Biến thể của gió
1.5.2.1 Biến thể từ vựng của gió (6 đv)
Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi đề cập đến 6 danh từ là: không khí,
dông, tố, dông tố, lốc, bão
1.5.2.2 Biến thể kết hợp của gió (22đv)
Trong các dạng biến thể của từ, BTKH là dạng phong phú nhất bởi nó ứng với từng ngữ cảnh cụ thể Khó có thể lường hết các ngữ cảnh xuất hiện của từ nên ở đây chúng tôi chỉ thống kê các biến thể đã có mức độ ổn định tương đối
Trang 30trong kho từ vựng cũng như trong hoạt động hành chức Tất cả các biến thể này
đều thuộc từ loại danh từ Cụ thể là: gió mùa, gió xuân, gió thu, gió đông, gió
bấc, gió nồm, gió Lào, gió heo may, gió chướng, gió Bắc, gió Đông, gió Tây, gió Nam, gió máy, gió rừng, gió đồng, gió núi, gió ngàn, gió sông, gió biển, gió triều, gió mai
1.5.2.3 Biến thể quan hệ của gió (12 đv)
Biến thể quan hệ của gió chúng tôi tìm được bao gồm các danh từ và các
1.5.3 Các tiểu trường trong trường biểu vật của gió
1.5.3.1 Từ ngữ chỉ dạng thức tồn tại của gió (5 đv)
Các từ này đều là danh từ: Cơn, luồng, ngọn, làn, cánh gió
1.5.3.2 Từ ngữ chỉ hoạt động của gió và tác động, tác hại của gió
Từ ngữ chỉ hoạt động của gió (10 đv)
Những từ này đều thuộc từ loại động từ: Thổi, lùa, luồn, lướt, đưa, lượn,
quẩn, giật, xoáy, tản
Từ ngữ chỉ tác động, tác hại của gió (17 đv)
Những từ này đều thuộc từ loại động từ: Thổi, cuốn, bay, quay, lay, đưa,
đẩy, rung, hất, quật, quạt, lật, hong, tốc, phất, tung, táp
1.5.3.3 Từ ngữ chỉ tính chất, trạng thái, âm thanh của gió
Từ ngữ chỉ tính chất, trạng thái của gió (30 đv)
Thuộc về tiểu loại này có các từ ngữ là tính từ và các từ ngữ là động từ:
Trang 31- Tính từ: Hiu hiu, nhẹ, nhè nhẹ, hây hẩy, lộng, mạnh, yếu, mát, lạnh, nóng, ẩm, se, rét, lặng, độc, lành, yên, im
- Động từ: Nổi, ngưng, tắt, ngớt, gào, rít, thoảng, phảng phất, phây phẩy,
la đà, đứng
Từ ngữ chỉ âm thanh của gió (6 đv)
Những từ này đều là tính từ: Ào ào, ầm ầm, rì rào, vi vu, xôn xao, ù ù 1.5.3.4 Từ ngữ chỉ hoạt động tạo gió, đón nhận gió và chống lại tác động, tác hại của gió
Từ ngữ chỉ hoạt động tạo gió, đón nhận gió (12 đv)
Gió là một hiện tượng thiên nhiên, được tạo ra bởi nhiều dạng hoạt động khác nhau Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi chỉ đề cập đến những hoạt động của con người nhằm tạo ra gió và đón gió một cách có chủ đích Tất cả các
từ ngữ được lựa chọn ở đây đều thuộc từ loại động từ: Quạt, thổi, phẩy, phe
phẩy, quay, lay, xoay, huýt, bơm, hút, đón, hóng
Từ ngữ chỉ hoạt động chống lại tác động, tác hại của gió (6 đv)
Những từ này đều là động từ: Che, chắn, ngăn, cản, chặn, tắt
1.5.3.5 Từ ngữ chỉ đồ dùng tạo ra gió, chống lại tác động của gió và hoạt động dưới tác dụng của gió
Từ ngữ chỉ đồ dùng tạo ra gió (2 đv)
Chúng tôi tìm được 2 danh từ chỉ đồ dùng tạo ra gió: Quạt, bơm
Từ ngữ chỉ đồ dùng để chống lại tác động của gió (4 đv)
Những từ ngữ gọi tên đồ dùng để chống lại tác động của gió đều thuộc từ
loại danh từ: Liếp, bình phong, tường, phên
Từ ngữ chỉ đồ dùng hoạt động dưới tác dụng của gió (7 đv)
Trang 32Mối quan hệ giữa tiểu trường này với trường nghĩa gió là tương đối mờ
nhạt nên mặc dù trong thực tế cuộc sống, con người sử dụng rất nhiều đồ dùng hoạt động dưới tác dụng của gió nhưng chúng tôi chỉ đưa ra những đồ dùng được xem là “gần gũi” với gió trong cuộc sống cũng như trong văn chương
Những từ ngữ gọi tên các đồ dùng này đều thuộc từ loại danh từ: Cờ, chong
chóng, cối xay gió, diều, đàn gió, sáo, kèn
Trên đây là toàn bộ kết quả khảo sát, thống kê từ ngữ thuộc trường nghĩa
gió trong hệ thống từ vựng tiếng Việt Tổng số chúng tôi tìm được là 139 đv
Trong đó, biến thể sử dụng của gió là 40 đv và thuộc trường biểu vật của gió là
99 đv Dựa vào mối quan hệ với từ trung tâm, các từ ngữ thuộc trường biểu vật
của gió được đưa vào 5 tiểu trường cấp 1 với: 5 đv chỉ dạng thức tồn tại của gió;
27 đv chỉ hoạt động và tác động, tác hại của gió; 36 đv chỉ tính chất, trạng thái
và âm thanh của gió; 18 đv chỉ hoạt động tạo gió, đón nhận gió và chống lại tác động, tác hại của gió; và 13 đv chỉ đồ dùng tạo ra gió, chống lại tác động của gió
và hoạt động dưới tác dụng của gió Trong 5 tiểu trường cấp 1 đó, chúng tôi lại
tiếp tục phân chia thành các tiểu trường cấp 2 với phạm vi nhỏ hơn Do hạn chế
về mặt khuôn khổ, chúng tôi chỉ dừng lại ở việc thống kê chứ không đi sâu vào giải thích ý nghĩa nhưng hầu hết các đơn vị được xét đều mang nghĩa chính, trừ
một số trường hợp là BTQH của gió
Tiểu kết chương 1: Ở chương này, chúng tôi đã tổng hợp các vấn đề lý thuyết về trường nghĩa, ngữ cảnh, biến thể, THTM rồi vận dụng lý thuyết về trường nghĩa, biến thể để xác định và phân lập các từ ngữ thuộc trường nghĩa
gió trong hệ thống từ vựng tiếng Việt Hệ thống từ ngữ đã thống kê là nền tảng
chi phối cách kết hợp của từ khi đi vào tác phẩm văn chương, đồng thời là cơ sở
cốt yếu để chúng tôi thực hiện nhiệm vụ khảo sát, phân loại trường nghĩa gió
Trang 33trong thơ Tố Hữu Những hiểu biết đã trình bày về ngữ nghĩa của trường nghĩa, quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ trong trường nghĩa, ngữ cảnh và THTM sẽ được vận dụng khi chúng tôi tiến hành phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng và nhận xét về hoạt động của trường trong phạm vi khảo sát
CHƯƠNG 2: TRƯỜNG NGHĨA GIÓ TRONG THƠ TỐ
Những đánh giá, nhận xét hiệu quả sử dụng và sự hoạt động của trường
nghĩa gió trong thơ Tố Hữu sẽ được khái quát ở mức độ bước đầu sơ bộ với
mong muốn thể hiện cái nhìn khái quát nhất về đối tượng nghiên cứu
2.1 Tổng quan về trường nghĩa gió trong thơ Tố Hữu
Khi đi vào tìm hiểu thơ Tố Hữu, chúng tôi thấy gió không phải là trường
nghĩa duy nhất đóng vai trò quan trọng trong các sáng tác chặng đường 1937 -
1992 Bên cạnh trường nghĩa này, còn có các trường nghĩa cơ bản hết sức đặc
sắc như: xuân, lửa, hoa, nắng, xuân Trong mối tương quan với các trường nghĩa ấy, gió vẫn khẳng định được sự độc đáo, lớn mạnh của mình
Khảo sát trường nghĩa gió trong giới hạn, chúng tôi tìm được kho ngữ liệu tương đối phong phú, đa dạng Các ngữ liệu này đều trích từ cuốn Thơ Tố Hữu,
Nhà xuất bản Hội nhà văn, năm 2008 và đã trình bày trong hệ thống ở phần Phụ lục Cách thức tiến hành sắp xếp, phân lập chúng tương tự như cách sắp xếp,
Trang 34phân lập các từ ngữ ở chương 1 Để thuận tiện cho việc thống kê, thứ tự các dòng thơ được chúng tôi trình bày lần lượt theo bài Những dòng có chứa bao
nhiêu từ ngữ thuộc trường nghĩa gió thì tính là bấy nhiêu đơn vị
Hoàn thành thao tác khảo sát, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Tổng số dòng thơ khảo sát được là 269 đơn vị (đv) (100%) Trong đó, 74
đv (27,51%) chứa các từ ngữ là biến thể của gió, bao gồm: 11 đv (4,09%) chứa các BTTV của gió; 14 đv (5.2%) chứa các BTKH của gió; 49 đv (18,22%) chứa các BTQH của gió
195 đv (72,5%) chứa các từ ngữ thuộc trường biểu vật của gió được chia
thành 5 tiểu trường nhỏ: 23 đv (8,8%) chứa các từ ngữ chỉ dạng thức tồn tại của
gió; 73 đv (27,4%) chứa các từ ngữ chỉ hoạt động của gió và tác động, tác hại
của gió; 64 đv (23,7%) chứa các từ ngữ chỉ tính chất, trạng thái, âm thanh của
gió; 10 đv (3,72%) chứa các từ ngữ chỉ hoạt động tạo gió và chống lại tác động,
tác hại của gió; 25 đv (9,29%) chứa các từ ngữ chỉ đồ dùng tạo ra gió, chống lại tác động của gió và hoạt động dưới tác dụng của gió
Bước đầu nhìn nhận về mặt ngữ nghĩa, chúng tôi thấy phần lớn các từ ngữ
thuộc trường nghĩa gió trong các đơn vị đã tìm đều được bổ sung nét nghĩa hoặc
dùng theo nghĩa chuyển, dùng để liên tưởng Sự bổ sung, chuyển nghĩa ấy bị chi phối bởi tư tưởng, quan niệm thẩm mĩ ở người nghệ sĩ Nó đánh dấu bước phát triển của trường về bình diện ý nghĩa khi đi vào ngữ cảnh sử dụng
Đáng lưu ý là trong 269 dòng thơ đã thống kê có tới 189 lần xuất hiện từ
gió Ý nghĩa sử dụng của gió trong mỗi lần xuất hiện rất đa dạng, có khi là nghĩa
chính, có khi là nghĩa chuyển, khi lại truyền tải nghĩa liên tưởng Xuất phát từ
tính đa dạng về ngữ nghĩa ấy mà gió là đơn vị trung tâm thể hiện hiệu quả sử
dụng của trường trong hoạt động giao tiếp Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng của
Trang 35trường nghĩa gió không chỉ được thể hiện trực tiếp trong những câu chứa từ gió
mà còn thể hiện gián tiếp qua những câu có các biến thể từ vựng của gió hoặc có
từ ngữ chỉ dạng thức, hoạt động, tính chất, trạng thái của gió Việc nhận định,
đánh giá chung về hiệu quả sử dụng của trường nghĩa này do đó sẽ được tổng
hợp trên những câu thơ chứa từ gió tức là trực tiếp nói về gió và những câu thơ gián tiếp thể hiện gió hay không chứa từ gió Đặc biệt hơn, xem xét sơ bộ về trường nghĩa gió, chúng tôi nhận ra nó có sự vận động không ngừng dưới tác
động của hoàn cảnh lịch sử Sự vận động ấy nằm trong xu hướng chung của thơ
ca Tố Hữu là bám sát những chuyển biến của lịch sử cách mạng
Trong hệ thống ngữ liệu đã tìm được, ngoài những đơn vị điển hình còn
có những đơn vị kém điển hình Để việc phân tích phù hợp với khuôn khổ đề tài
và đảm bảo tính thống nhất, chúng tôi chỉ xét những trường hợp điển hình, mang nhiều đặc điểm chung, những trường hợp kém điển hình dù đã được thống kê hay chưa sẽ được đề cập ở phạm vi khác
2.2 Hiệu quả sử dụng của trường nghĩa gió trong thơ Tố Hữu
Đây là vấn đề trọng tâm của đề tài được giải quyết trên cơ sở ý nghĩa của
trường nghĩa gió bởi hiệu quả sử dụng của trường thể hiện ngay ở bình diện ý
nghĩa phong phú, đa dang, ở tính biểu cảm, biểu thái và sự bồi đắp, làm đầy của
nó đối với tư tưởng chủ đề tác phẩm Triển khai phân tích, đánh giá về hiệu quả
sử dụng của trường nghĩa gió trong thơ Tố Hữu, chúng tôi sẽ đi vào xem xét trong các dạng xuất hiện trực tiếp hay không trực tiếp của gió và dẫn ra một vài tác phẩm tiêu biểu sử dụng đặc sắc các từ ngữ thuộc trường nghĩa gió
Ở chương 1, khi nói về ngữ nghĩa của trường nghĩa, chúng tôi đã coi đó là ngữ nghĩa từ trung tâm, điển hình trong trường Trong hệ thống từ vựng, ngữ
nghĩa của từ trung tâm gió được coi là ngữ nghĩa của trường nghĩa gió còn trong
Trang 36hoạt động hành chức, ngữ nghĩa của trường này ứng với ngữ nghĩa của gió trong
các dạng tồn tại và sử dụng khác nhau Chúng ta không thể thấy hết được ý
nghĩa dồi dào, phong phú của trường nghĩa gió nếu chỉ dừng lại ở sự xuất hiện trực tiếp của gió Vì thế, ngữ nghĩa của trường nghĩa này sẽ được chúng tôi làm sáng tỏ cả trong các trường hợp không trực tiếp xuất hiện gió Trên nền tảng của
việc sơ bộ tìm hiểu ý nghĩa của các yếu tố điển hình như thế, chúng tôi sẽ tập trung vào thao tác đánh giá hiệu quả sử dụng của trường trong thơ Tố Hữu
2.2.1 Hiệu quả sử dụng của trường nghĩa gió trong trường hợp trực tiếp xuất hiện từ gió
189 lần xuất hiện trong 269 dòng thơ đã thống kê, từ gió được Tố Hữu sử
dụng rất linh hoạt, sinh động với cả nghĩa chính lẫn nghĩa chuyển Có khi những nét nghĩa này hòa quyện tạo nên sự cộng hưởng vô cùng đặc sắc, khơi dậy những liên tưởng hết sức độc đáo Để việc phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng
của trường nghĩa gió trong trường hợp này được sát sao, chúng tôi sẽ chia và lần lượt đi vào tìm hiểu hiệu quả sử dụng của gió khi được dùng theo nghĩa chính,
khi dùng theo nghĩa chuyển và khi dùng để tạo liên tưởng
2.2.1.1 Từ gió được sử dụng theo nghĩa chính
Trong 189 lần xuất hiện thì 140 lần gió được sử dụng với nghĩa chính Đó
là khi tác giả viết về những cơn gió thổi theo mùa: Nghe rét mướt với gió mùa
đông bắc/ Khi vung một thoáng gió nồm/ Gió rét thổi đổi mùa ; những cơn gió
thổi theo hướng: Với gió bắc đi về rét mướt/ Gió tây giội lửa ồi ồi sau lưng/ Dập
dồn gió bắc, gió tây ; hay những cơn gió thổi gây tác động vào giác quan của
con người: Sáng xuân nay gió đồng thổi mát/ Thổi hiu hiu vào những chấn song
dày/ Chiều hôm nay gió lạnh
Trang 37Thực tế cho thấy khi sử dụng từ gió với nghĩa này, Tố Hữu chủ yếu nhằm
vào khắc họa khung cảnh hiện thực, miêu tả không gian sự tình hay không gian khơi dậy dòng cảm xúc, tâm trạng Dĩ nhiên là trong ý nghĩa miêu tả không gian
ấy có hướng tới một dụng ý truyền tải nào đó Khung cảnh hiện thực mà nhà thơ gây dựng không khi nào mang tính tái hiện đơn thuần mà dù ít hay nhiều đều góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm Chẳng hạn:
Bầm ơi có rét không bầm?
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn Bầm ra ruộng cấy bầm run Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
(Bầm ơi - 1984) Gió ở đây là gió thực, là cơn gió heo hút của miền núi mang theo cái rét tê
buốt Sự khắc nghiệt của thời tiết như thế chính là một điểm nhấn để tác giả tôn vinh vẻ đẹp của người mẹ Việt Nam: cần cù, chịu khó, giàu đức hi sinh
Trong bài Phá đường, gió cũng phát huy hiệu quả tương tự đối với việc
xây dựng hình tượng người con gái Bắc Giang nói riêng và ca ngợi tinh thần hăng say lao động của các chiến sĩ dân quân nói chung:
Đêm nay gió rét trăng lu Rộn nghe tiếng cuốc chiến khu phá đường
(Phá đường - 1948)
2.2.1.2 Từ gió được sử dụng theo nghĩa chuyển
Khi tìm hiểu ý nghĩa của từ gió, chúng tôi đã chỉ ra nghĩa chuyển trên
bình diện từ vựng và nghĩa chuyển trên bình diện tu từ Thực tế trong các sáng
tác của Tố Hữu suốt chặng đường 1937 -1992 không sử dụng từ gió với nghĩa