1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dạy học nội dung thao tác lập luận so sánh trong SGK ngữ văn 11

64 897 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 375,35 KB

Nội dung

Một trong những nội dung mới được triển khai trong phần Làm Văn trong sách giáo khoa Ngữ Văn là hệ thống các thao tác lập luận dùng trong văn nghị luận như thao tác lập luận phân tích, s

Trang 1

PHầN 1: Mở ĐầU

1 Lý do chọn đề tài

Xuyên suốt toàn bộ chương trình giáo dục từ lớp 1 đến lớp 12, Văn là bộ môn chiếm vị trí quan trọng và được coi là một môn học cơ bản Đây là môn học hàm chứa nhiều nội dung phong phú, những giá trị nhân văn cao đẹp tràn

đầy tính giáo dục nhân cách con người Gs Phan Trọng Luận đã từng khẳng

định: "Khoa học kỹ thuật càng phát triển thì nhu cầu về đời sống tinh thần

càng mạnh mẽ, phong phú đa dạng, còn cuộc sống tinh thần của con người, nhu cầu thẩm mĩ, tình cảm thì văn học nghệ thuật sẽ mãi mãi bất tử." [1;38]

Bản chất của hoạt động dạy, học văn là giúp học sinh biết cảm nhận cái đẹp của thiên nhiên, của con người, của cuộc đời gắn liền với ý thức trách nhiệm của mỗi công dân đối với xã hội, đất nước và nhân loại Qua đó hình thành khát vọng vươn tới cái đẹp, cái cao thượng, biết bảo vệ và sáng tạo cái đẹp Bởi thế, học văn không đơn thuần là thông báo kiến thức mà còn giúp các em

có được những phương pháp đúng đắn, cách giải quyết " bài toán cuộc đời"

một cách có hiệu quả

Trước tình hình xã hội phát triển như hiện nay, yêu cầu cấp bách đặt ra

là nền giáo dục phải không ngừng đổi mới nội dung cũng như phương pháp dạy học Trong quá trình đổi mới đó, với tầm quan trọng to lớn của mình, môn Văn không thể là trường hợp ngoại lệ Khi tiến hành xây dựng lại nội dung chương trình môn Văn thì phần Làm Văn cũng được điều chỉnh cho phù hợp Một trong những nội dung mới được triển khai trong phần Làm Văn trong sách giáo khoa Ngữ Văn là hệ thống các thao tác lập luận dùng trong văn nghị luận như thao tác lập luận phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận Trong đó, nội dung thao tác lập luận so sánh là một thao tác lập luận còn khá mới mẻ

Trang 2

So sánh là một thao tác lập luận quan trọng thường được sử dụng bên cạch những thao tác lập luận khác như thao tác lập luận phân tích, bình luận Trong thực tế so sánh được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày Bởi

lẽ trong thế giới khách quan, các sự vật hiện tượng tuy có những điểm chung,

có liên quan mật thiết với nhau nhưng giữa chúng lại có những nét riêng Bởi vậy, trong quá trình nhận thức, người ta phải mượn hoạt động so sánh đối chiếu để tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa những đối tượng, rồi từ đó có những nhận xét, đánh giá chính xác về đối tượng Do đó, việc triển khai nội dung dạy học thao tác lập luận so sánh là rất thiết thực Nhờ có thao tác lập luận so sánh mà giáo viên có thể rèn luyện cho học sinh khả năng tạo lập những bài văn nghị luận hay, tạo sự hấp dẫn lôi cuốn người đọc

Tuy nhiên, để có thể vận dụng thao tác lập luận so sánh một cách thành thạo, đạt hiệu quả cao, biết cách vận dụng kết hợp với các thao tác lập luận khác thì đòi hỏi học sinh phải có năng lực xử lý thông minh, khéo léo, tránh vận dụng khô cứng, gượng ép Từ yêu cầu cụ thể đó, SGK Ngữ Văn 11 tập 1

đã giới thiệu những kiến thức cơ bản về thao tác lập luận so sánh Tuy nhiên, việc nghiên cứu và tìm ra một hướng dạy học nội dung thao tác lập luận so sánh là cần thiết, bởi qua đó ta có thể đưa ra những cách trang bị kiến thức khoa học nhất, giúp các em lĩnh hội tốt bài học này và nội dung kiến thức có liên quan

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: " Dạy học nội

dung thao tác lập luận so sánh trong sách giáo khoa Ngữ văn 11"

Trang 3

Bàn về so sánh, các tác giả Trần Đình Sử ( Chủ biên), Phan Trọng Luận, Nguyễn Minh Thuyết trong cuốn “Làm văn 12” ( NXB Giáo dục, 2004) coi so sánh như một cách luận chứng bên cạnh những cách khác như diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, nêu phản đề, phân tích nhân - quả và đã chia so sánh thành hai dạng: So sánh tương đồng và so sánh tương phản Để chứng minh quan điểm trên các tác giả đưa ra vấn đề lý thuyết, sau đó lấy ví dụ minh họa giúp người đọc dễ hình dung ra từng kiểu so sánh Theo các tác giả, so sánh tương đồng là từ một chân lý đã biết suy ra một chân lý tương tự có chung một logic bên trong Còn so sánh tương phản là đối chiếu các mặt trái ngược nhau

để làm nổi bật vấn đề mà mình muốn làm sáng tỏ

Tác giả Bảo Quyến trong cuốn: " Rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận”

(NXB Giáo dục, 2004) đã quan niệm so sánh như một thao tác tổ chức nên bài văn nghị luận bên cạnh những thao tác khác như phân tích và tổng hợp, giải thích, chứng minh, bình luận Tác giả quan niệm so sánh là thao tác đối chiếu nhằm tìm ra cái chung và cái khác biệt giữa các đối tượng, các vấn

đề So sánh còn giúp ta nhấn mạnh nét đặc sắc, độc đáo trong ý kiến của mình

Các tác giả Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên), Đỗ Ngọc Thống, Lưu Đức

Hạnh trong cuốn: " Muốn viết được bài văn hay" (NXb Giáo dục, 2006) cũng

đã trình bày sự khác nhau giữa so sánh như một biện pháp tu từ để tạo ra hình

ảnh với so sánh như một phương pháp, một cách thức trình bày khi viết bài văn nghị luận Theo tác giả, trong quá trình làm văn, nếu gặp những vấn đề ghi rõ yêu cầu so sánh thì không nói làm gì, điều đáng lưu ý là cả những vấn

đề không yêu cầu so sánh, người viết cũng có thể vận dụng so sánh như một

biện pháp " lợi hại" có tác dụng rất lớn trong việc diễn đạt nhằm làm sáng tỏ

vấn đề mà mình định nghị luận Bất kì ai, muốn cho bài viết của mình sinh

động, phong phú và có sức thuyết phục thì cần phải sử dụng thao tác này, bởi nhiều khi chỉ cần so sánh là người viết có thể làm nổi bật được vấn đề Nhưng

Trang 4

để so sánh đạt hiệu quả người viết cần phải có vốn tri thức rộng và luôn cần nhớ so sánh để làm nổi bật vấn đề mà mình định nghị luận, tránh lan man gây cảm giác khó chịu cho người đọc Những so sánh đạt hiệu quả là những so sánh giúp người đọc cảm thấy tự nhiên mà vấn đề lại được làm sáng tỏ, nổi bật

được các góc cạnh và màu sắc của nó

Qua sự thống kê như trên ta thấy có rất ít công trình nghiên cứu về vấn

đề so sánh Tuy nhiên những công trình nghiên cứu về so sánh mà chúng tôi tập hợp được mới chỉ là những tài liệu định hướng, là chìa khóa hết sức quý báu để chúng tôi có cái nhìn khái quát, đúng đắn khi triển khai và hoàn thành khóa luận này

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Thông qua việc trình bày những tri thức cơ bản về thao tác lập luận so sánh, chúng tôi muốn vận dụng vào việc tổ chức dạy học nội dung này cho học sinh THPT đặc biệt là học sinh lớp 11 Qua đó góp phần giúp học sinh có

đủ kiến thức và tự tin khi sử dụng thao tác lập luận so sánh cũng như vận dụng kết hợp thao tác lập luận này với các thao tác lập luận khác để tạo lập được những văn bản nghị luận đạt yêu cầu có giá trị cao

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, khóa luận có những nhiệm

vụ chủ yếu sau:

- Trình bày hệ thống những kiến thức về thao tác lập luận so sánh

- Vận dụng những tri thức đó vào việc thực hiện dạy học " thao tác lập

luận so sánh" trong chương trình Ngữ Văn 11

- Đánh giá hiệu quả của việc vận dụng các tri thức đó vào dạy học

Trang 5

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Xuất phát từ nội dung của đề tài, chúng tôi tập trung nghiên cứu thao tác lập luận so sánh được sử dụng khi tạo lập văn bản nghị luận

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Tìm hiểu những kiến thức chung về thao tác lập luận so sánh và việc vận dụng kết hợp thao tác lập luận này với thao tác lập luận khác như thao tác lập luận phân tích trong SGK Ngữ Văn 11

Khóa luận tập trung trình bày cơ sở lý luận về thao tác lập luận so sánh

ở các phương diện khái niệm, đặc điểm, vai trò, cách thức thực hiện thao tác lập luận so sánh trong văn bản nghị luận

* Về mặt thực tiễn:

Khóa luận này góp một phần vào việc tìm ra những hướng dạy học nội dung này đạt hiệu quả,đồng thời cũng giúp cho học sinh có đủ kiến thức và tự tin khi sử dụng thao tác lập luận so sánh cũng như vận dụng kết hợp thao tác lập luận này với các thao tác lập luận khác trong quá trình tạo lập văn bản nghị luận

7 Bố cục của khóa luận

Khóa luận gồm có các phần sau:

Trang 7

PHầN 2: NộI DUNG

NGHị LUậN 1.1 Văn bản nghị luận

Nghị luận là một dạng thức giao tiếp cơ bản của con người Đó là quá trình con người dùng ngôn ngữ, lý lẽ, dẫn chứng để thể hiện những hiểu biết

về thế giới khách quan Cũng vì thế nghị luận là kiểu văn bản có vai trò quan trọng trong đời sống con người và nó phục vụ cho đời sống con người Xuất phát từ tầm quan trọng của kiểu văn bản này đối với đời sống con người, các nhà nghiên cứu đã dành phần lớn thời gian cho việc tìm hiểu kiểu văn bản này

Về bản chất, nghị luận là kiểu văn bản trong đó người viết (người nói) trình bày những ý kiến của mình bằng cách dùng lý luận bao gồm cả lý lẽ và dẫn chứng để làm rõ một vấn đề thuộc về chân lý, nhằm làm cho người đọc (người nghe) hiểu, tin, đồng tình với những ý kiến của mình và hành động theo những điều mà mình đề xuất

Nếu văn miêu tả là kiểu văn bản được dùng để mô tả, khắc họa lại một hình ảnh, kể chuyện được dùng nhằm tái hiện con người và cuộc sống bằng ngôn ngữ chủ yếu là khêu gợi, tác động vào cảm xúc, tưởng tượng của người

đọc (người nghe), thì nghị luận lại thiên về việc trình bày các ý kiến, các lý

lẽ, dẫn chứng để bàn định, nhận xét nhằm làm sáng tỏ một vấn đề nào đó và qua đó tác động vào trí tuệ, lý trí của người đọc Vì thế, nghị luận là kết quả của hoạt động tư duy logic Nói khác đi nghị luận là tên gọi chung cho một thể loại văn bản vận dụng các hình thức tư duy logic như khái niệm, phán

đoán suy lý để xác định bản chất sự việc, trình bày lý lẽ, phân biệt đúng sai và tiến hành làm sáng tỏ một cách khoa học đối với hiện thực khách quan và quy luật bản chất của sự vật đó nhằm biểu đạt tư tưởng, chủ trương, ý kiến, quan

Trang 8

điểm của người nói (người viết) đối với vấn đề được nghị luận Để chứng minh cho điều này chúng ta xét ngữ liệu sau:

"Văn Nguyên Hồng bao giờ cũng lấp lánh sự sống Những dòng chữ đầy

chi tiết cứ cựa quậy, phập phồng Một thứ văn bám riết lấy cuộc đời, quấn quýt lấy con người Người ta thường nói nhà thơ, nhà văn cần có ba yếu tố chủ quan đó là: tài, trí và tâm Có cây bút chỉ mạnh về tài, về trí Đọc Nguyên Hồng ta thấy chứa đựng cả "tài và tâm", nhất là "tâm" nổi lên hàng đầu Mà

“chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài" ở những nhà văn chân chính xưa nay,

"tâm" bao giờ cũng là cái gốc, tài và trí chỉ là cành, là ngọn Nguyên Hồng viết văn như đặt luôn cái tâm nóng hổi của mình lên trang sách Nếu cần nói thật khái quát một cái gì chung nhất cho mọi chủ đề tác phẩm của Nguyên Hồng thì đó là lòng nhân đạo, một chủ nghĩa nhân đạo bao giờ cũng thống thiết mãnh liệt" ( Thương tiếc nhà văn Nguyên Hồng) [8;114]

Đoạn văn trên đánh giá, nhận xét về vai trò, vị trí của nhà văn Nguyên Hồng trong sự nghiệp văn học dân tộc, về tư tưởng và giá trị trong các tác phẩm của ông Chỉ một đoạn văn ngắn, người viết đã rất linh hoạt khi nêu nhận xét tổng quát, lời đánh giá về văn Nguyên Hồng nói riêng và văn chương nói chung ngay ở câu mở đầu Sau đó tác giả dùng phép loại suy để khẳng

định đặc điểm văn chương Nguyên Hồng Đoạn văn được trình bày theo cấu trúc vừa tổng - phân - hợp, vừa loại suy nhưng cái hay của đoạn văn chủ yếu là

đưa ra một chuỗi phán đoán sắc sảo diễn đạt bằng một loạt câu khẳng định có góc cạnh Cách trình bày như trên là một hình thức biểu đạt của văn bản nghị luận

Như vậy, nghị luận là công cụ quan trọng để con người nhận thức và phản ánh thế giới một cách khoa học, vạch ra và chỉ rõ quy luật bản chất của

sự vật khách quan Tuy nhiên, để viết được một bài văn nghị luận hay, vừa chinh phục được khối óc, vừa chinh phục được trái tim người đọc, vừa đạt lý

Trang 9

thấu tình, có nội dung tư tưởng cao đẹp và có tác dụng tình cảm mạnh mẽ thì phải tùy thuộc vào khả năng của người viết Không cảm động sao được khi chúng ta đọc những dòng sau đây viết về cuộc sống thanh bạch, giản dị của Bác Hồ:

" Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi

một hạt cơm, ăn xong bao giơ cái bát cũng sạch và thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng"

(Đức tính giản dị của Bác Hồ - Trường Chinh) Chỉ bằng những từ ngữ mộc mạc, giản dị, tác giả Trường Chinh đã giúp chúng ta cảm nhận đầy đủ cuộc sống thanh đạm, liêm khiết của một vị Chủ tịch nước Và cũng qua đó chúng ta càng cảm thấy khâm phục hơn, kính trọng hơn đối với Bác Hồ

Như vậy, trong văn nghị luận, nếu không có tình, bài viết thuần lý sẽ trở nên khô khan, cứng nhắc, tất nhiên là ít thuyết phục người đọc Nhưng nếu bài viết thiên quá về tình, mà lại nhẹ về lý, thì sẽ không đủ sức lôi cuốn và thuyết

óc sáng suốt nhưng cũng rất cần có trái tim nồng nhiệt Cũng bởi thế, học làm văn nghị luận là một công việc, một yêu cầu rất quan trọng của việc học văn trong nhà trường Văn nghị luận đặt ra những vấn đề tư tưởng và học thuật đòi hỏi học sinh phải giải quyết, từ đó giúp cho các em vận dụng tổng hợp các tri thức đã học từ tự nhiên, xã hội, rèn luyện khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ, khả năng tư duy logic khoa học nghĩa là có phương pháp tư duy đúng để có thái độ đúng trước các vấn đề xảy ra trong cuộc sống, từ đó góp phần tích cực vào việc xây dựng và hoàn thiện nhân cách học sinh Bởi thế, văn nghị luận ngày càng chiếm một vị trí, giữ một vai trò quan trọng trong chương trình Ngữ văn và trong đời sống con người

1.2 Các thao tác lập luận trong văn bản nghị luận

Khi tạo lập văn bản nghị luận, một trong những đặc trưng quan trọng nhất là tổ chức lập luận Lập luận là yếu tố quan trong tạo nên giá trị cho bài

Trang 10

văn nghị luận Bởi thế, chương trình Ngữ văn 11 trình bày một chuỗi bài học

về các thao tác lập luận như thao tác lập luận phân tích, so sánh, bình luận, bác bỏ Trước khi tìm hiểu về thao tác lập luận so sánh chúng ta cần có cái nhìn khái quát về các thao tác lập luận khác, cụ thể như sau:

1.2.1 Thao tác lập luận phân tích

Mỗi sự việc, hiện tượng bao giờ cũng được tạo bởi nhiều yếu tố Các yếu

tố này không tồn tại độc lập mà có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau trong một chỉnh thể thống nhất Trong quá trình nhận thức, việc chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố sâu chuỗi, xem xét một cách kỹ càng nội dung và mối quan hệ bên trong cũng như bên ngoài của chúng gọi là phân tích Có phân tích thì mới mở rộng được vấn đề,và qua đó nội dung bài văn nghị luận mới được trình bày phong phú, sâu sắc Mục đích của phân tích là làm rõ đặc

điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên ngoài của đối tượng (sự vật, hiện tượng) Khi phân tích, cần chia tách đối tượng theo những tiêu chí, quan hệ nhất định (quan hệ giữa các yếu tố tạo nên đối tượng, quan

hệ nhân quả, quan hệ giữa đối tượng với đối tượng liên quan, quan hệ giữa người phân tích và đối tượng phân tích ) Phân tích cần đi sâu vào từng yếu

tố, từng khía cạnh, song cần đặc biệt lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau trong một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất

Để tiến hành phân tích, chúng ta phải thực hiện theo trình tự sau:

- Xác định nội dung vấn đề hoặc nội dung của luận điểm cần phân tích

- Tiến hành xác định các khía cạnh, các bộ phận của nội dung cần phân tích

- Sắp xếp các khía cạnh, các bộ phận đó theo một trình tự hợp lý

- Trình bày từng khía cạnh, từng bộ phận theo trình độ đã sắp xếp Cần lưu ý tới mối quan hệ giữa các khía cạnh để từ đó lựa chọn các phép liên kết cho thích hợp với nội dung của chúng

Trang 11

- Dùng ngôn ngữ để lập luận, có thể trình bày bằng cách kết hợp với các

ví dụ minh họa

- Cuối cùng chốt lại vấn đề cần phân tích

Tuy nhiên, trong văn nghị luận, việc phân tích vấn đề phải được tiến hành theo những nguyên tắc nhất định Đó là:

+ Phải đảm bảo sự phân chia phản ánh đúng nhất tổ chức của đối tượng

Để làm được điều này, chúng ta phải phân xuất được từng khía cạnh, từng bộ phận của vấn đề và sắp xếp chúng theo một trình tự cụ thể

+ Phải đáp ứng tốt nhất cho mục đích thực hiện Khi phân tích vấn đề, chúng ta cần phải căn cứ vào mục đích phân tích vấn đề, phải xác định cụ thể phân tích vấn đề như vậy để làm gì Từ việc xác định mục đích phân tích như thế, chúng ta lựa chọn cách thức phân chia vấn đề sao cho tương ứng với mục

đích thực hiện thao tác này

+ Khi phân tích vấn đề, chúng ta phải phân chia theo cùng một cơ sở Thông thường, chúng ta chọn mục đích phân tích để làm cơ sở phân chia + Phải phân chia theo nguyên tắc cấp bậc Khi phân chia vấn đề chúng

ta cần phải phân chia thành các bộ phận lớn, và sau đó lại tiếp tục chia thành các bộ phận nhỏ, không được phân chia một cách nhảy vọt, thiếu tính hệ thống

Tóm lại, phân tích là thao tác được thực hiện nhằm tìm hiểu một mặt nội dung bao hàm trong một ý kiến, một nhận định, một luận điểm nào đó, đồng thời chỉ ra mức độ chính xác và giá trị đạt được của chúng Trong bài văn nghị luận, phân tích là thao tác cơ bản, được thực hiện nhằm giúp cho người tiếp nhận văn bản có thể hiểu rõ từng khía cạnh của vấn đề bàn luận

1.2.2 Thao tác tổng hợp

Khi tạo lập văn bản nghị luận, kết quả của sự phân tích mới chỉ cho phép hiểu về các bộ phận riêng lẻ mà chưa hiểu biết hoàn chỉnh về đối tượng

Trang 12

Muốn nhìn nhận đối tượng trong sự thống nhất hữu cơ của nó thì người viết phải sử dụng tới thao tác lập luận tổng hợp

Nếu phân tích là tách nhỏ các mặt nội dung để tìm hiểu thì tổng hợp là thao tác ngược lại với thao tác phân tích Tổng hợp có nghĩa là gom lại những hiểu biết về từng bộ phận từng khía cạnh lại thành một sự hiểu biết chung, đầy

đủ, toàn bộ đối tượng Trong văn bản nghị luận, thao tác này thường được thực hiện sau các thao tác lập luận khác như phân tích, giải thích, chứng minh nó

là cơ sở giúp cho người viết có thể chốt lại vấn đề một cách chính xác và khoa học

Cũng giống như phân tích, để thực hiện thao tác tổng hợp chúng ta cần tiến hành theo các bước sau:

- Xác định các nội dung đã được trình bày trước đó

- Xác định mối quan hệ giữa các nội dung, các bộ phận đã trình bày

- Xác định các đặc điểm, đặc trưng, tính chất cơ bản của các vấn đề đã

được trình bày trước đó

- Gộp các vấn đề đó lại theo trình tự đã được triển khai trước đó

- Rút ra kết luận hay nêu ra một chân lý nào đó

- Có thể dẫn sang một nội dung mới hoặc mở rộng vấn đề được bàn luận

Để có thể tiến hành thao tác tổng hợp, chúng ta phải tuân thủ nhưng nguyên tắc sau:

+ Chỉ tổng hợp cái chung, cái đồng nhất trong từng bộ phận Điều này chỉ được thực hiện khi chúng ta xác định nội dung của từng bộ phận

+ Chỉ tổng hợp theo từng cấp bậc Nguyên tắc này giúp cho chúng ta có thể tổng hợp vấn đề một cách khoa học, đảm bảo phù hợp với nội dung và đặc

điểm của vấn đề được bàn luận

Trong bài văn nghị luận, thao tác tổng hợp thường được thể hiện trọng một hoặc một vài câu văn Thông thường đó là cách để người viết chốt lại vấn

Trang 13

đề hoặc là kết luận cho một nội dung nào đấy Như vậy, tổng hợp là thao tác của tư duy logic Nhờ có tổng hợp mà chúng ta mới có thể đi sâu vào bản chất của sự vật, đối tượng, vấn đề; và qua đó rút ra những hiểu biết sâu sắc và toàn diện hơn về toàn bộ đối tượng, sự vật, vấn đề đó như một chỉnh thể thống nhất Trong quá trình tạo lập văn bản nghị luận, phân tích và tổng hợp là hai thao tác có mối quan hệ mật thiết với nhau Phân tích là thao tác giúp cho con người nhận thức vấn đề trong từng biểu hiện, từng khía cạnh của chúng còn tổng hợp là thao tác giúp cho con người có thể bao quát lại toàn bộ vấn đề

1.2.3 Thao tác giải thích

Trong đời sống hàng ngày nhiều khi muốn cho ai đó hiểu rõ vấn đề hoặc hiểu đúng về một vấn đề nào đó, con người phải tìm mọi cách để làm rõ vấn đề đó, nội dung đó Việc làm rõ vấn đề như vậy gọi là giải thích Giải thích là thao tác làm cho người khác hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu đầy đủ một vấn

đề bằng lý lẽ ( có dẫn chứng hỗ trợ) Trong làm văn nghị luận, giải thích là một thao tác được thực hiện nhằm lý giải hoặc làm rõ vấn đề và qua đó người viết có thể bàn luận một cách cụ thể, sâu sắc nội dung của vấn đề đó Giải thích thường là một quá trình diễn dịch: Đi từ một khái niệm, một nhận thức khái quát đến những cái cụ thể, sống động, dễ hiểu hơn Theo quá trình, khi thực hiện thao tác giải thích, chúng ta cần tiến hành theo các bước sau:

- Xác định nội dung vấn đề cần bàn luận

- Tìm nội dung, các bộ phận, các từ, các ngữ trong vấn đề được trình bày một cách chưa rõ ràng, cần được giải thích

- Tiến hành giải thích bằng cách nêu định nghĩa, nêu các biểu hiện, nêu nguyên nhân, chỉ ra các mặt lợi hại của vấn đề cần giải thích Có thể tìm các dẫn chứng hỗ trợ, bổ sung cho các cách giải thích Sau đó người viết có thể phân tích hoặc tổng hợp, chứng minh hoặc bình luận nội dung của vấn đề vừa giải thích

- Chốt lại vấn đề

Trang 14

Như vậy, trong bài văn nghị luận, giải thích là thao tác có thể được thực hiện trong từng câu văn, hoặc được thực hiện trong cả một đoạn văn Căn cứ vào chính nội dung của vấn đề mà chúng ta thực hiện thao tác này trong một câu hoặc trình bày chúng cả đoạn văn

1.2.4 Thao tác chứng minh

Chứng minh là một thao tác lập luận Đặc điểm cơ bản của thao tác này

là người viết dùng dẫn chứng và lý lẽ để minh chứng, xác nhận, khẳng định, bênh vực một cách chắc chắn sự đúng đắn của một ý kiến, một nhận định, một vấn đề giả định người đọc đã thừa nhận hoặc đã thừa nhận một phần Nhờ có thao tác này mà trong quá trình tạo lập văn bản nghị luận, người viết mới có thể làm rõ sự đúng sai, phải trái trong nội dung vấn đề và đó là cách để người viết dẫn dắt người tiếp nhận tìm đến một chân lý

Trong bài văn nghị luận, để chứng minh một vấn đề, một luận điểm, chúng ta có thể tiến hành theo các bước sau:

- Xác định rõ vấn đề ( hoặc luận đề ) cần được chứng minh

- Giải thích ngắn gọn nội dung vấn đề cần chứng minh

+ Bàn luận về nội dung đã được làm rõ

+ Chốt lại nội dung của luận điểm và mở rộng sang nội dung của luận

điểm khác và tiến hành theo trình tự trên

Tuy nhiên khi thực hiện thao tác này cần lưu ý:

Trang 15

- Hệ thống dẫn chứng phải sát thực và phù hợp với vấn đề, sắp xếp một cách trình tự hợp lý, tránh hình thức liệt kê Dẫn chứng phải được dẫn dắt, phân tích, bình luận

- Lý lẽ phải được giải thích, phân tích, bình luận hoặc tổng hợp một cách rõ ràng, dễ hiểu, lập luận phải chặt chẽ, đồng thời cũng phải biết kết hợp cả lý lẽ và dẫn chứng tạo sức thuyết phục cho người đọc

1.2.5 Thao tác lập luận bác bỏ

Đây là một trong những thao tác lập luận trong văn nghị luận Trong đời sống cũng như trong sách báo, ta có thể bắt gặp những ý kiến sai lầm, những lời nói, bài viết lệnh lạc, thiếu chính xác ( trái ngược với thực tế, với đạo lý không phù hợp với chân lý hoặc sử dụng cách lập luận không logic, phản khoa học ) Trước những tình huống ấy, ta thường trao đổi lại, tranh luận để phủ định những ý kiến sai trái đó Xuất phát thực tế ấy, thao tác lập luận bác

bỏ ra đời Vậy, bác bỏ là thao tác lập luận dùng lý lẽ và chứng cứ để gạt bỏ, phản bác lại những quan điểm, ý kiến sai lệnh hoặc thiếu chính xác từ đó nêu

ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe ( người đọc) Trong văn nghị luận, người viết có thể bác bỏ một luận điểm, luận cứ hoặc cách lập luận nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân hoặc phân tích những khía cạnh sai lệnh, thiếu chính xác của luận điểm, luận cứ, lập luận ấy Khi bác bỏ, người viết cần tỏ thái độ khách quan, đúng mực

Trang 16

về một sự kiện, một vấn đề nào đó và qua đó đi đến những nhận định, những kết luận đúng đắn, sâu sắc, đồng thời thông qua việc bình luận người viết có thể thể hiện tư tưởng, tình cảm, quan điểm của mình về vấn đề đó Khi thực hiện thao tác bình luận, chúng ta phải tuân thủ theo các bước:

- Xác định nội dung cần bình luận ( luận điểm )

- Làm sáng tỏ ý nghĩa vấn đề cần bình luận thông qua phân tích, chứng minh hoặc giải thích

- Dùng lý lẽ và dẫn chứng để chỉ ra tính đúng sai, tính chân lý của vấn

đề tạo ra cơ sở cho việc đánh giá, nhận xét vấn đề

- Dùng lý lẽ, lập luận ngôn ngữ để bàn, để bình và đánh giá nội dung vấn

đề

Cần chú ý, trong quá trình tạo lập văn bản nghị luận, chúng ta cần phải biết sử dụng kết hợp các thao tác lập luận một cách linh hoạt, mềm dẻo, tránh khô cứng qua đó làm nổi bật vấn đề nghị luận

1.3 Thao tác lập luận so sánh trong văn bản nghị luận

1.3.1 Khái niệm thao tác lập luận so sánh

So sánh là một thao tác lập luận được sử dụng bên cạnh những thao tác lập luận khác như thao tác lập luận phân tích, bác bỏ, bình luận So sánh là một thao tác lập luận được dùng để tìm ra điểm giống và khác nhau giữa các

đối tượng và qua sự so sánh ấy mà giúp con người nhận thấy rõ đặc điểm, vai trò, giá trị của vấn đề được bàn luận Như vậy, so sánh đòi hỏi chúng ta phải vận dụng tối đa năng lực tư duy, người viết cần phải có phông kiến thức lớn để tìm ra đối tượng so sánh từ đó mới làm nổi bật được vấn đề mà mình nghị luận Khi tiến hành so sánh người viết phải có cánh so sánh linh hoạt, mềm dẻo, nếu không cẩn thận sẽ rơi vào tình trạng so sánh các yếu tố không tương

đồng, dẫn tới sai lệnh, lầm lạc Ta có thể tìm hiểu thao tác lập luận so sánh thông qua ngữ liệu sau:

Trang 17

Trong bài " Một phương diện của thiên tài Nguyễn Du: Từ Hải ", tác giả

Hoài Thanh đã viết:

"Thanh Tâm Tài Nhân nói đến Từ Hải trên bốn mươi trang giấy,

Nguyễn Du chỉ nói trong mấy trang, mười phần bỏ đi tám Tuy thế, trong Nguyễn Du có những điều kiện trong Thanh Tâm Tài Nhân không có Những

điều có thể gợi hình ảnh một vị anh hùng Từ Hải cùng ở với Kiều năm tháng rồi từ biệt Kiều mà đi, Thanh Tâm Tài Nhân chỉ nói có vậy, nhưng Nguyễn Du thì nói kỹ hơn:

"Nửa năm hương lửa đương nồng, Trượng phu thoát đã động lòng bốn phương"

" Trượng phu thoát đã động lòng bốn phương", con người này quả không phải là người của một nhà, một họ, một xóm hay một làng Con người này là của trời đất, của bốn phương Một người như thế lúc ra đi ắt cũng không thể đi một cách tầm thường như Thanh Tâm Tài Nhân tưởng Ta hãy xem Nguyễn Du tả lúc Từ Hải ra đi

Trông vời trời biển mênh mang, Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong

Về sau, khi Từ Hải đắc chí, Kiều nhắc lại chuyện oan khuất ngày trước,

Từ Hải của Thanh Tâm Tài Nhân nói: " Có khó gì việc ấy Để ta điểm năm ngàn quân quét sạch đất Lâm Trung trả thù cho phu nhân " Nguyễn Du không nói lại câu nói này mà tả cái giận của Từ Hải:

Từ công nghe nói thủy chung Bất bình nổi trận đùng đùng sấm vang Nếu ta nghĩ rằng lời thơ của Nguyễn Du thường rất dịu dàng rất uyển chuyển, thường có những câu:

Dưới cầu nước chảy trong veo Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha

Trang 18

thì hẳn ta phải ngạc nhiên vì câu này tựa hồ như thô lỗ Nhưng một người phi thường như Từ Hải không thể trong lúc giận dữ ném một cái chén, một cái bát, hay đập bàn, đập ghế như cái bọn tầm thường là chúng ta được Từ Hải mà giận dữ hẳn phải kinh khủng như trời đang lặng lẽ bổng nổi dông tố, sấm sét:

Từ công nghe nói thủy chung Bất bình nổi trận đùng đùng sấm vang Tuy nhiên có những đoạn Nguyễn Du không thêm, không bớt, chỉ lấy lại

ý của Thanh Tâm Tài Nhân Nhưng Nguyễn Du nói với một giọng tha thiết, hăng hái, lời văn thì vô cùng hân hoan nên đã thay đổi cả ý nghĩa của câu văn:

Quân trung gươm lớn giáo dài

Vệ trong thị lập có ngoài song phi Sẵn sàng tề chỉnh uy nghi Bác đồng chật đất tinh kỳ rợp sân Thanh Tâm Tài Nhân đại khái cũng nói thế nhưng Thanh Tâm Tài Nhân không có cái giọng đậm đà và tựa hồ như sung sướng đó

Một ví dụ nữa: Ca tụng uy võ của Từ Hải, Thanh Tâm Tài Nhân viết: " Không quá ba ngày, Từ Hải phá một thôi được năm huyện: " Phá được năm huyện thì còn ra gì!" Nguyễn Du chỉ bỏ vài chữ và đổi cách đặt câu:

Đòi cơn gió quét mưa sa, Huyện thành đạp đổ năm tòa cõi Nam

vẫn chừng ấy ý mà lời văn mạnh mẽ và khoái trá biết chừng nào! Cả đoạn văn liền đó trong " Đoạn trường Tân Thanh " đều mạnh mẽ vô cùng:

Thừa cơ trúc trẻ ngói tan Bình uy từ ấy sấm ran trong ngoài Triều đình riêng một góc trời, Gồm hai văn võ, rạch đôi sơn hà

Trang 19

Khi Hồ Tôn Hiến sai người đến thuyết hàng, Từ Hải lưỡng lự không muốn hàng, nỗi phân vân của Từ Hải, Thanh Tâm Tài Nhân tả trong bốn trang giấy Nguyễn Du lấy ý của Thanh Tâm Tài Nhân thu lại trong mấy câu

mà thực sự là rắn rỏi, thực là ngang tàng:

Một tay gây dựng cơ đồ, Bấy lâu bể Sở sông Ngô tung hoành

Bó thân về với triều đình, Hàng thần lơ láo phần mình ra đâu?

áo xiêm buộc trói lấy nhau, Vào luồn ra cúi công hầu mà chi?

Sao bằng riêng một biên thùy, Sức này đã dễ làm gì được nhau!

Chọc trời quấy nước mặc dầu, Dọc ngang nào biết trên đầu có ai!

Ai có ngờ trong thể thơ lục bát là lối thơ êm đềm, buồn buồn lại có những câu hùng tráng như vậy Nhất là câu:

Sao bằng riêng một biên thùy, Sức này đã dễ làm gì được nhau!

thực tỏ rõ một lòng tự tin phi thường

Nói tóm lại, hoặc bỏ bớt những đoạn vô ích, hoặc thêm vào một hai chi tiết, hoặc chỉ lấy lại ý của Thanh Tâm Tài Nhân, Nguyễn Du đã thực hiện

được một cách hoàn toàn cái mộng của Thanh Tâm Tài Nhân, cái mộng biến

Từ Hải thành một bậc anh hùng xuất chúng

(theo tuyển tập Hoài Thanh, T.1, NXB văn học, Hà Nội, 1982 )

Trong văn bản trên tác giả tập trung làm rõ luận điểm: Hình tượng người anh hùng Từ Hải là sự thể hiện một phương diện nghệ thuật của thiên tài Nguyễn

Du

Trang 20

Để làm rõ luận điểm đó Hoài Thanh đã sử dụng thao tác lập luận so sánh Tác giả đã so sánh hình tượng Từ Hải của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều” với hình tượng Từ Hải của Thanh Tâm Tài Nhân trong “Kim Vân Kiều Truyện” với mục đích làm rõ: Nguyễn Du đã thực hiện được một cách toàn vẹn cái mộng mà Thanh Tâm Tài Nhân không thực hiện được hoàn toàn - cái mộng biến Từ Hải thành một bậc anh hùng xuất chúng

Hoài Thanh đã lập luận bằng việc chọn cách so sánh để làm nổi bật thiên tài nghệ thuật của Nguyễn Du, so sánh thông qua các luận cứ:

" Cái mộng biến Từ Hải thành một bậc anh hùng xuất chúng ", phải đến Nguyễn Du mới "Thực hiện được một cách hoàn hảo " Thế mà Nguyễn Du

Như vậy, thao tác lập luận so sánh được sử dụng hợp lý tạo nên tính chặt chẽ, rõ ràng cho bài viết Hơn nữa, cũng nhờ có so sánh ta mới cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp của người anh hùng Từ Hải của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều”, trong cái nhìn đối sánh với Từ Hải của Thanh Tâm Tài Nhân trong “Kim Vân Kiều truyện” Từ đó, thấy được tài năng nghệ thuật bậc thầy trong việc miêu tả nhân vật của thiên tài Nguyễn Du

Khi tiến hành so sánh, nội dung so sánh phải được trình bày một cách khách quan, thái độ đánh giá phải công bằng, tránh tùy tiện Có như thế việc

so sánh để làm nổi bật luận điểm mà mình nghị luận mới có sức thuyết phục người

đọc

Trang 21

Trong quá trình tạo lập văn nghị luận, nếu có sử dụng thao tác lập luận

so sánh cần phải chú ý:

- Đối tượng ( sự vật, sự việc, hiện tượng ) đưa ra so sánh phải có mối liên quan với nhau về một mặt, một phương diện nào đó

- So sánh phải dựa trên tiêu chí rõ ràng

- Kết luận rút ra từ sự so sánh phải chân thực giúp cho việc nhận thức

đối tượng ( sự vật, sự việc, hiện tượng ) được chính xác sâu sắc hơn

Tóm lại, thao tác lập luận so sánh nếu được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ

sẽ tạo sức thuyết phục cho người đọc tin theo nội dung của vấn đề mình đang nghị luận

1.3.2 Đặc điểm của thao tác lập luận so sánh

So sánh là một thao tác lập luận giúp người viết làm rõ vấn đề cần bàn luận, đồng thời thể hiện tâm tư, tình cảm của người viết đối với vấn đề đang nghị luận

Trong quá trình tạo lập văn bản nghị luận, để liên hệ so sánh được tốt

đòi hỏi người viết phải có vốn trí thức rất rộng Tuy vậy, cần nhớ rằng so sánh

để làm nổi bật vấn đề mà mình đang nghị luận chứ không phải phô trương kiến thức lan man, mất trọng tâm Bởi nếu phô trương kiến thức, bài viết sẽ trở nên tản mạn, dễ lạc đề, và dễ gây cảm giác khó chịu cho người đọc Những liên hệ so sánh hay là những so sánh khiến cho người đọc cảm thấy tự nhiên

mà vấn đề lại được làm nổi bật các góc cạnh và màu sắc của nó

Khi sử dụng thao tác lập luận so sánh các đối tượng được đem ra so sánh thì nguyên tắc đầu tiên là phải xác lập giữa các đối tượng một mối liên

hệ nào đó, so sánh chỉ được thực hiện khi các quan hệ đó được xác lập Có khi

là dựa trên quan hệ tương đồng giữa các đối tượng, ví dụ tâm trạng của nhân vật trữ tình khi về thăm quê trong hai bài thơ dưới đây:

Khi đi trẻ, lúc về già Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao

Trang 22

Trẻ con nhìn lại không chào Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi

( Hạ Tri Chương, Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê, bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ )

Trở lại An Nhơn tuổi lớn rồi Bạn chơi ngày nhỏ chẳng còn ai Nền nhà nay dựng cơ quan mới Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người

( Chế Lan Viên, Trở lại An Nhơn ) Cũng có khi thiết lập mối quan hệ so sánh tương phản giữa các đối tượng có những đặc điểm đối lập nhau ví dụ như:

"Các cụ ưa những màu đỏ choét, ta lại ưa những màu xanh nhạt… Các

cụ bâng khuâng vì tiếng trùng đêm khuya, ta nao nao vì tiếng gà lúc đúng ngọ Nhìn một cô gái xinh xắn, ngây thơ, các cụ coi như đã làm một việc tội lỗi, ta cho là mát mẻ như đứng trước một cánh đồng xanh Cái tình ái của các cụ thì chỉ là hôn nhân nhưng đối với ta là trăm hình, muôn trạng: Cái tình say đắm, cái tình thoảng qua, cái tình xa xôi… Cái tình trong giây phút, cái tình ngàn thu"

(Lưu Trọng Lư - dẫn theo Trần Đình Sử - làm văn 12) Trong ngữ liệu trên, Lưu Trọng Lư đã so sánh, đối chiếu sự khác biệt giữa khuynh hướng thơ cũ và thơ mới để nêu bật những tình cảm mang màu sắc riêng, mới mẻ của thơ mới nhằm bênh vực cho luận điểm: Sự xuất hiện của thơ mới là hợp tình, hợp lý, hợp thời

Khi sử dụng thao tác lập luận so sánh trong việc tạo lập văn bản nghị luận thì không lấy việc so sánh làm mục đích mà cần phải hiểu rằng so sánh chỉ là con đường, cách thức để làm rõ vấn đề cần nghị luận

Trang 23

Trong quá trình sử dụng thao tác lập luận so sánh, để thấy rõ sự giống nhau và khác nhau giữa các đối tượng được so sánh nhưng không nên gán cho

đối tượng này những đặc điểm của đối tượng kia và qua đó đưa ra những nhận xét thiếu căn cứ Ngoài ra, so sánh cũng là hình thức phát triển trí tưởng tượng

và khả năng liên tưởng từ đối tượng này sang đối tượng khác một cách linh hoạt, uyển chuyển Ví dụ, để làm nổi bật đặc điểm: Mỗi nhà thơ có cách cảm nhận cuộc sống riêng biệt, tạo nên sự đa dạng, không nhàm chán, đơn điệu Một học sinh viết:

"Có những vần thơ ríu ran với cái vui của cuộc sống, lại có những vần

thơ quằn quại với nỗi đau của cuộc đời Nếu như trong thơ Tố Hữu âm hưởng chủ đạo là niềm vui và khí thế tưng bừng của cuộc sống xã hội chủ nghĩa thì thơ Thanh Thảo trong những năm gần đây đã " xoay " cho chúng ta thấy một mảng hiện thực vừa cay đắng, vừa xót xa

Tôi xoay những ô vuông trong quán phở

- Ông chủ cho hai bát tái đặc biệt!

- Dạ! có ngay Hai bát tái đặc biệt bàn số 3

- Mi Mi, ăn đi con, sao? Thịt dai à? Ông chủ?

Vịt gầy chưa đầy cân Làm thịt ngày dân đói Bữa ăn không tiếng nói Cả nhà im mà ăn

(Bài của Tạ Thị Tuyết - Trường THPT Lê Hồng Phong - Nam Định)

Trang 24

Như vậy, thao tác lập luận so sánh có thể được sử dụng như một thao tác

" lợi hại ", để làm rõ giá trị, ý nghĩa của vấn đề mà người viết cần nghị luận,

qua đó phát huy được trí tưởng tượng phong phú của người viết, người đọc, tạo

ra sự sinh động, hấp dẫn cho lời văn trong văn bản nghị luận

1.3.3 Vai trò của thao tác lập luận so sánh

So sánh là đối chiếu giữa hai đối tượng, hai sự kiện, hai hiện tượng với nhau dựa trên một mối liên hệ nào đó, một mặt để tìm hiểu sự khác biệt giữa các đối tượng đem ra so sánh, nhưng điều quan trọng hơn là để tìm hiểu một

đối tượng mới trên cơ sở một đối tượng đã biết

Trong đời sống, so sánh có vai trò quan trọng, Paulô đã nói: "So sánh là

sức mạnh của nhận thức", con người nhận thức thế giới xung quanh mình

bằng phương pháp quan trọng là so sánh GS Nguyễn Đăng Mạnh cũng từng

nói: Phương pháp quan trọng nhất để nghiên cứu văn học là so sánh

Khảo sát nhiều công trình phê bình, nghiên cứu văn học có giá trị của một số nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà phê bình quen biết chúng ta dễ dàng nhận thấy so sánh là một thao tác lập luận được sử dụng rộng rãi và có hiệu lực thực sự Đọc những bài phê bình văn học của Hoài Thanh người đọc sẽ thấy so sánh được sử dụng một cách tài tình, linh hoạt và đạt hiệu quả cao Mục đích của so sánh là làm sáng tỏ đặc điểm, vai trò, vị trí, giá trị của

đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác Thao tác lập luận so sánh được sử dụng hợp lý làm cho bài văn nghị luận cụ thể, sinh động

và có sức thuyết phục cao

Trang 25

CHƯƠNG 2 : THựC TRạNG DạY Và HọC

THAO TáC LậP LUậN SO SáNH

2.1 Thực trạng dạy của giáo viên

Trong chương trình Ngữ văn hiện hành, lập luận so sánh là nội dung hoàn toàn mới Vì vậy, trong quá trình giảng dạy giáo viên mới chỉ bám sát SGK và SGV, sách Thiết kế bài học Ngữ văn để vừa cung cấp kiến thức vừa tổ chức rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh

Đối với giờ học lí thuyết, giáo viên thực hiện nội dung dạy học theo những định hướng được nêu trong SGK Bởi vậy quy trình dạy học thông thường là giáo viên nêu câu hỏi sau đó dẫn dắt học sinh phân tích ngữ liệu cuối cùng rút ra kết luận trong SGK Để rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết

và thực hành thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức lý thuyết đã học vào việc giải quyết các bài tập trong SGK

Theo phân phối chương trình, thời gian dành cho nội dung thao tác lập luận so sánh là 1 tiết lí thuyết, 1 tiết luyện tập và 1 tiết vận dụng kết hợp thao tác lập luận so sánh với thao tác lập luận phân tích Một nội dung lý thuyết mới mà học sinh chỉ được làm quen trong khoảng thời gian 3 tiết thì quả là một thời gian ngắn Do hạn chế về thời gian nên giáo viên ít có điều kiện để

mở rộng kiến thức và tổ chức luyện tập sử dụng thao tác lập luận so sánh một cách cẩn thận Cũng vì thế khả năng vận dụng của học sinh cũng có nhiều lúng túng Vì thế muốn giúp học sinh vận dụng thao tác lập luận này một cách nhuyễn, giáo viên phải hướng dẫn thêm trong quá trình dạy đọc – hiểu văn bản Ngữ văn Đây là sự vận dụng tích hợp ngang trong dạy học văn

2 2 Thực trạng học của học sinh

Nhìn chung, trong quá trình học thao tác lập luận so sánh học sinh đã nắm được những vấn đề cơ bản của thao tác này Tuy nhiên, quá trình tiếp thu

Trang 26

tri thức của học sinh còn thụ động mặc dù giáo viên khi lên lớp đã thực hiện

đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực của học sinh trong việc chiếm lĩnh tri thức mới Nhưng học sinh chưa thực

sự phát huy khả năng độc lập sáng tạo của mình mà hầu như các em vẫn học theo cách truyền thống: nghe, ghi chép, nhớ, tái hiện những điều giáo viên nói một cách máy móc

Trong các bài viết nghị luận của học sinh, các em cũng đã biết vận dụng thao tác lập luận so sánh nhưng phần đa vẫn chưa thuần thục mà còn khiên cưỡng, gò ép, không làm bật nổi được vấn đề mình nghị luận Bên cạnh

đó là vấn đề mắc lỗi của học sinh, các em hay mắc lỗi khi vận dụng thao tác lập luận so sánh giữa các yếu tố không có sự tương đồng Điều đó cho thấy việc giáo viên tiến hành luyện tập thực hành cho học sinh và ý thức của học sinh trong quá trình rèn luyện kĩ năng cần phải được thực hiện nhiều hơn

Từ thực trạng dạy và học của giáo viên và học sinh nêu ở trên ta thấy:

Để việc day học Làm văn nói chung và thao tác lập luận so sánh nói riêng một cách chủ động, sáng tạo, đạt hiệu quả cao đáp ứng nhu cầu đổi mới là một vấn đề còn không ít khó khăn Muốn khắc phục được điều đó cần phải có

sự tận tình, sáng tạo trong quá trình dạy của giáo viên và sự hăng say học tập của học sinh

2.3 Những yêu cầu khi dạy học thao tác lập luận so sánh

Để giúp học sinh tiếp thu được nội dung tri thức về thao tác lập luận so sánh và biết cách vận dụng một cách thành thạo, sáng tạo vào trong quá trình tạo lập văn bản nghị luận thì trước hết người giáo viên phải nắm vững những

đơn vị kiến thức về nội dung này Nắm vững được kiến thức trước khi đứng trên bục giảng là một yêu cầu tối thiểu đối với người giáo viên Đã từng có ý

kiến nhận định “tri thức là sức mạnh” khi nắm vững kiến thức thì người giáo

viên sẽ làm chủ được bài giảng và tạo được niềm tin cho học sinh Những đơn

vị kiến thức về thao tác lập luận so sánh bao gồm: Khái niệm, mục đính,yêu

Trang 27

cầu của thao tác lập luận so sánh và đặc biệt là cách so sánh Người giáo viên không chỉ nắm vững kiến thức mà còn phải biết vận dụng phương pháp dạy học thích hợp để truyền tải kiến thức đó tới cho học sinh Tất cả những hoạt

động này đều nhằm hướng tới mục đích của việc dạy học Làm văn Dạy học Làm văn là dạy cho học sinh cách thức tạo lập các kiểu văn bản, để sản phẩm của các em có giá trị, có tính nghệ thuật thể hiện sự sáng tạo Muốn làm được

điều đó, việc dạy học Làm văn một mặt phải trang bị hệ thống cơ sở lí thuyết cho học sinh, mặt khác phải cho học sinh luyện tập thực hành Bởi lẽ thực hành là quá trình giúp học sinh hiểu rõ hơn các vấn đề lí thuyết và đó cũng chính là một cơ hội tốt để vận dụng lí thuyết vào quá trình tạo lập văn bản Xuất phát từ mục đích đó khi biên soạn SGK về nội dung thao tác lập luận so sánh tác giả đã bố trí 1 tiết lí thuyết học trước kế sau là 1 tiết luyện tập và 1 tiết vận dụng kết hợp thao tác lập luận so sánh với thao tác lập luận phân tích giúp học sinh nắm vững và sử dụng đúng cách, đúng chỗ thao tác lập luận so sánh Như vậy, yêu cầu trước tiên khi dạy học thao tác lập luận so sánh là người giáo viên phải nắm vững kiến thức và có những cách thức tổ chức dạy học thao tác lập luận so sánh một cách khoa học, hiệu quả

Ngoài yêu cầu đối với giáo viên ra thì học sinh phải phát huy tính chủ

động, tích cực của mình Tính chủ động, tích cực của học sinh thể hiện ở chỗ: Dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh phải hăng say phát biểu ý kiến phân tích ngữ liệu để hình thành nội dung tri thức về thao tác lập luận so sánh Trong tiết luyện tập và tiết vận dụng học sinh chủ động làm bài tập ở nhà và làm thêm những bài tập do giáo viên yêu cầu Ngoài ra học sinh phải tự giác tạo lập được những đoạn văn, văn bản có sử dụng thao tác lập luận so sánh Bằng sự nỗ lực học tập của học sinh thì kĩ năng sử dụng thao tác lập luận so sánh sẽ dần hình thành và ngày càng hoàn thiện tạo đươc hiệu quả nghệ thuật khi tạo lập văn bản nghị luận

Trang 28

Như vậy, có thể nói rằng việc tổ chức dạy học thao tác lập luận so sánh

để đạt được những hiệu quả nhất định thì người giáo viên dạy học phải thực

sự có những đam mê, những tìm tòi sáng tạo Hơn nữa học sinh phải hăng say học tập, tự giác tích luỹ tri thức cho bản thân mình

Trang 29

CHƯƠNG 3 : THựC NGHIệM

Thực nghiệm sư phạm là khâu đặc biệt quan trọng trong quá trình nghiên cứu đề tài này nói riêng và nghiên cứu phương pháp dạy học Làm văn nói chung Đây là khâu vận dụng những vấn đề đang nghiên cứu trên phương diện lí thuyết vào thực tế dạy học để đánh giá kết quả của những giả thuyết khoa học mà đề tài đề xuất, kiểm tra tính hợp lí giữa lí thuyết và thực hành Kết quả thực nhgiệm tạo cơ sở để khẳng định giả thuyết từ đó đề xuất những khả năng ứng dụng vào thực tiễn dạy học Làm văn cho học sinh THPT

3.1 Mục đích, yêu cầu thực nghiệm

Thực nghiệm đề tài “Dạy học nội dung thao tác lập luận so sánh trong

SGK Ngữ văn 11” chúng tôi hướng tới những mục đích sau :

Thứ nhất, tìm ra những cơ sở lí thuyết về thao tác lập luận so sánh ở các

phương diện: Khái niệm, đăc điểm, vai trò của thao tác này trong văn bản nghị luận Từ đó giúp chúng ta lựa chọn, tìm ra phương pháp tối ưu trong việc dạy học lí thuyết và luyện tập thao tác lập luận so sánh trong quá trình tạo lập văn bản nghị luận cho học sinh THPT

Thứ hai, khảo sát thực trạng dạy và học bài thao tác lập luận so sánh ở

trường phổ thông Đó là cơ sở để chúng ta có thể tìm ra những xu hướng dạy học thích hợp cho nội dung này

Để tổ chức thực nghiệm đạt hiệu quả cao, chúng tôi tuân thủ những yêu cầu chung của thực nghiệm sư phạm đồng thời chú ý tới đặc trưng của vấn đề nghiên cứu Qua đó tạo ra sự nhìn nhận và đánh giá vấn đề một cách khách quan trong cách tổ chức nội dung bài dạy và xem xét sự nhận thức của học sinh về nội dung này

Trang 30

3.2 Kế hoạch thực nghiệm

Thời gian thực nghiệm được tiến hành trong học kì 1 năm học

2008-2009 với đối tượng thực nghiệm là học sinh lớp 11 Nội dung tổ chức thực nghiệm là các bài :

- Thao tác lập luận so sánh

- Luyện tập thao tác lập luận so sánh

- Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh 3.3 Nội dung thực nghiệm

Căn cứ vào thực tế chương trình phổ thông, chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở lớp 11 với 3 bài: Thao tác lập luận so sánh, Luyện tập thao tác lập luận so sánh và bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh Để tổ chức dạy học nội dung này, căn cứ vào SGK chúng tôi thiết kế các giáo án sau :

Trang 31

BàI :THAO TáC LậP LUậN SO SáNH

I Mục đích – yêu cầu

1 Mục đích

- Về tri thức:

Giúp học sinh hiểu được thế nào là lập luận so sánh, các dạng lập luận

so sánh và vai trò quan trọng của thao tác lập luận so sánh trong làm văn nghị luận

- Hoc sinh nhận biết được thao tác lập luận so sánh trong một vấn đề

cụ thể của văn bản nghị luận

- Biết cách thực hiện thao tác lập luận so sánh trong qúa trình tạo lập văn bản nghị luận

Trang 32

III Tiến trình bài dạy :

1 ổn định trật tự

2 Kiểm tra bài cũ

3 Vào bài mới

ở giờ học trước chúng ta đã được làm quen với thao tác lập luận phân tích Hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu một thao tác lập luận mới đó là thao tác lập luận so sánh Đây là một thao tác có vai trò quan trọng đối với quá trính tạo lập văn bản nghị luận Để hiểu rõ hơn về thao tác này chúng

ta cùng đi tìm hiểu cụ thể trong bài học ngày hôm nay

4 Nội dung bài dạy

Hoạt động1: Hình thành

khái niệm lập luận so

sánh, mục đích, yêu cầu

của thao tác lập luận so

là gì thì bất cần, tâm địa thần tầm thường Trong truyện Thánh Gióng Việt

Ngày đăng: 31/10/2015, 09:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w