1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dạy học nội dung thao tác lập luận phân tích trong SGK ngữ văn 11

53 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 325,87 KB

Nội dung

Muốn cho học sinh biết cách phân tích vấn đề cho bài văn nghị luận, một trong những điều cần thiết là phải giúp các em hiểu được mục đích, yêu cầu và biết cách triển khai thao tác này mộ

Trang 1

Mục lục

Trang

Mở Đầu 3

1 Lí do chọn đề tài 3

2 Lịch sử vấn đề 4

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 7

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 7

5 Phương pháp nghiên cứu 8 6 Đóng góp của khoá luận 8

7 Bố cục của khoá luận 8

Nội Dung 9

Chương 1 Thao tác lập luận phân tích trong văn bản nghị luận 9

1.1 Khái niệm văn bản nghị luận 9

1.2 Thao tác phân tích trong văn nghị luận 11

1.2.1 Khái niệm lập luận phân tích 11

1.2.2 Cách thức phân tích 13

1.2.3 Đặc điểm thao tác lập luận phân tích 14

Chương 2 Thực trạng dạy học thao tác lập luận phân tích 16

2.1 Thao tác lập luận phân tích trong SGK Ngữ văn 16

2.2 Thực trạng dạy - học thao tác lập luận phân tích của giáo viên 17

và học sinh 2.2.1 Thực trạng dạy thao tác lập luận phân tích của giáo viên 17

2.2.2 Thực trạng học thao tác lập luận phân tích của học sinh 18

2.3 Những yêu cầu cơ bản khi dạy học thao tác lập luận phân tích 19

Chương 3 Thực nghiệm sư phạm 22

3.1 Mục đích thực nghiệm 22

3.2 Nội dung thực nghiệm 22

Trang 2

3.2.1 Gi¸o ¸n 1 23 3.2.2 Gi¸o ¸n 2 36

Tµi liÖu tham kh¶o 52

Trang 3

Mở ĐầU

1 Lí do chọn đề tài

Mỗi đối tượng (sự vật, hiện tượng) trong thực tế khách quan thường bao gồm nhiều bộ phận, nhiều yếu tố hợp thành Các bộ phận, yếu tố này luôn có mối liên hệ, tác động qua lại với nhau trong một chỉnh thể thống nhất và trọn vẹn Trong khi đó, nhận thức của con người không dừng lại ở sự thụ động tiếp nhận mà luôn có chiều hướng đi sâu mổ xẻ đối tượng thành các bộ phận, yếu

tố theo cấp bậc Phân tích đã ra đời trên cơ sở đó

Phân tích là hoạt động giúp con người có cơ sở xác định rõ đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng, của vấn đề, qua đó đưa ra những nhận xét, đánh giá chính xác, khách quan, đảm bảo tính khoa học

Trong chương trình Làm văn cải cách giáo dục, phân tích được coi là một kiểu bài nghị luận Còn chương trình Ngữ văn hiện hành coi phân tích là một thao tác lập luận của văn bản nghị luận Nó nằm trong hệ thống các thao tác lập luận như: Giải thích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ và là cơ sở tạo ra cách thức lập luận nhằm tạo sự chính xác, khách quan cho vấn đề được bàn bạc trong văn bản nghị luận, giúp cho vấn đề được trình bày khoa học, tạo

ra sự thuyết phục cho người tiếp nhận

Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều học sinh chưa thấy hết được vai trò, ý nghĩa của phân tích, cũng như mối liên hệ giữa phân tích trong nghệ thuật với phân tích trong thực tế đời sống Không ít em còn cảm thấy đây là thao tác khó

và ngại làm Vì thế, sự phân tích trong nhiều bài làm của học sinh còn gượng gạo, cứng nhắc, ít sinh động, hấp dẫn

Muốn cho học sinh biết cách phân tích vấn đề cho bài văn nghị luận, một trong những điều cần thiết là phải giúp các em hiểu được mục đích, yêu cầu và biết cách triển khai thao tác này một cách hợp lí Để làm được điều đó, khi dạy

Trang 4

học sinh tạo lập văn bản nghị luận, cần giúp học sinh thấy được rằng phân tích vốn là hoạt động và là nhu cầu bắt nguồn từ trong cuộc sống, gắn với mục đích của con người

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài:

"Dạy học nội dung thao tác lập luận phân tích trong SGK Ngữ văn 11"

2 Lịch sử vấn đề

Phân tích là một hoạt động quan trọng, có ý nghĩa thiết thực đối với con người trong cuộc sống hàng ngày Vì thế, khi nghiên cứu văn bản nghị luận, các tác giả, các nhà nghiên cứu Làm văn rất quan tâm, chú trọng đi vào khai thác, nghiên cứu về cách thức tổ chức phân tích cho văn bản Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, mỗi tác giả lại đưa ra những cách tiếp cận, những hướng giải quyết khác nhau Cụ thể:

Các tác giả Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Xuân Nam, Nguyễn Quang Ninh, Cao

Đức Tiến, Hà Bình Trị trong cuốn Làm văn 10 (Tài liệu giáo khoa thực nghiệm ban Khoa học xã hội) [101, 3] đã nêu khái quát về kiểu bài phân tích văn học

và sau đó đã nêu ra các loại đề về kiểu bài này như:

 Phân tích một đoạn văn, phân tích một bài thơ hay đoạn thơ

 Không được xa rời yêu cầu của đề và văn bản phân tích

 Các kiến thức vận dụng phải nhằm mục đích làm sáng tỏ yêu cầu của đề và văn bản phân tích

Trang 5

 Lời văn vừa cần có những thuộc tính trong sáng, rõ ràng của văn

phong khoa học, vừa cần có những thuộc tính truyền cảm, hấp dẫn của

văn phong nghệ thuật

Cùng bàn về vấn đề phân tích, các tác giả Trần Đình Sử (chủ biên), Lê A,

Nguyễn Quang Ninh, Hà Bình Trị, Trần Đăng Xuyền [75, 20] cũng đưa ra

những nét khái quát về kiểu bài phân tích văn học Cụ thể, sau khi đưa ra định

nghĩa "phân tích văn học", các tác giả đã nêu ra yêu cầu chung đối với bài

phân tích văn học Song, theo các tác giả này thì bài phân tích văn học có các

yêu cầu sau:

 Không chấp nhận sự suy diễn chủ quan, tuỳ tiện mà cần thiết phải

có một thái độ khách quan, khoa học

 Giá trị bài phân tích văn học là đem lại những hiểu biết đúng đắn,

Sau đó, các tác giả này đi sâu vào cách làm các kiểu bài cụ thể

Các tác giả Trần Đình Sử (chủ biên), Phan Trọng Luận, Nguyễn Minh

Thuyết trong cuốn Làm văn 12 (NXB Giáo dục, 1994) [55, 22] đã dành hẳn

một bài trong phần hai: "Một số kiểu bài nghị luận" để bàn về phân tích văn

học Sau khi đưa ra khái niệm về bài phân tích văn học, các tác giả này cũng đi

sâu vào cách làm từng kiểu bài phân tích văn học, như:

 Phân tích tác phẩm văn học

 Phân tích vấn đề văn học

Trang 6

Trong cuốn Làm văn 12 (Sách chỉnh lí hợp nhất 2000 - NXB Giáo dục) [55, 23], các tác giả Trần Đình Sử (chủ biên), Phan Trọng Luận, Nguyễn Minh Thuyết đã đưa ra một số phương pháp phân tích văn học, như :

1 Muốn phân tích một đối tượng thì ta phải chia tách nó thành từng bộ phận hay từng phương diện để phân tích

2 Để thực sự bước vào phân tích nội dung bên trong của hiện tượng văn học có thể thực hiện theo các bước :

- Phân tích đối tượng theo quá trình

- Phân tích đối tượng theo mối quan hệ của nó với môi trường, hoàn cảnh xung quanh

- Phân tích đối tượng theo cấu trúc của chính nó

- Phân tích đối tượng theo mối quan hệ tương đồng hay tương phản với các đối tượng cùng loại

Và sau đó, các tác giả đi sâu tìm hiểu cách làm từng kiểu bài phân tích, kết hợp cung cấp các bài làm tham khảo cụ thể

Như vậy, cùng bàn về một vấn đề nhưng cách hiểu, cách trình bày đánh giá của tác giả đã có sự khác nhau Điều đó cho thấy các ý kiến về yêu cầu và cách phân tích của các nhà nghiên cứu chưa thực sự đồng nhất, có nhiều nội dung còn trình bày khá sơ lược Đó là nguyên nhân dẫn đến những khó khăn cho người giảng dạy thao tác phân tích Hơn nữa, điều đó còn dẫn tới tình trạng lúng túng, gượng gạo trong việc sử dụng thao tác lập luận này để trình bày về một vấn đề hợp lí và thuyết phục

Có thể nói, đã có một số tài liệu triển khai, đề cập tới nội dung phân tích Tuy nhiên, việc đưa ra những phương pháp cụ thể, hợp lí để dạy thao tác lập luận phân tích là điều còn rất mới mẻ, bởi lẽ, đây là điều còn cần nhiều những suy nghĩ, bàn bạc

Trong khi đó, việc dạy học thao tác lập luận phân tích trong SGK Ngữ văn 11 cần phải dựa trên một cơ sở lí thuyết thống nhất, hợp lí để học sinh thực

Trang 7

sự hiểu và biết vận dụng những tri thức đó vào phân tích, tìm hiểu các vấn đề

đời sống xã hội cũng như văn học nghệ thuật

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu của chúng tôi góp phần vào việc tìm hiểu cơ sở lí thuyết về thao tác lập luận phân tích, đề ra cơ sở lí thuyết phục vụ cho giáo viên và cách thức dẫn dắt học sinh sử dụng phân tích để tìm hiểu một vấn đề xã hội hoặc văn học Qua đó, giúp các em biết cách thực hiện thao tác lập luận phân tích khi tạo lập văn bản nghị luận

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, việc nghiên cứu đề tài này cần hướng tới các nhiệm vụ sau :

- Trình bày cơ sở lí luận về thao tác lập luận phân tích Cơ sở lí luận này

được trình bày trên các phương diện: khái niệm, vai trò, đặc điểm, cách thức tiến hành thao tác lập luận phân tích trong văn bản

- Khảo sát thực tế dạy - học thao tác lập luận phân tích ở trường phổ thông

- Xây dựng giáo án thực nghiệm

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Để hoàn thành được nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, chúng tôi tập trung tìm hiểu vai trò, đặc điểm, bản chất, cách thức tiến hành thao tác lập luận phân tích trong văn bản nghị luận

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài của chúng tôi tập trung nghiên cứu phương pháp dạy học bài

"Thao tác lập luận phân tích" trong SGK Ngữ văn 11

Trang 8

6 Đóng góp của khoá luận

Với khoá luận này người viết mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc tìm ra những hướng dạy - học Làm văn để hoạt động dạy học

đạt kết quả cao nhất Đồng thời, thông qua nội dung về lập luận phân tích, chúng tôi mong muốn việc vận dụng thao tác này của học sinh vào tạo lập văn bản nghị luận để văn bản của các em thực sự có giá trị

7 Bố cục của khoá luận

Khoá luận bao gồm ba phần là phần Mở đầu, phần Nội dung và phần Kết luận Riêng phần Nội dung có ba chương:

- Chương 1: Thao tác lập luận phân tích trong văn bản nghị luận

- Chương 2: Thực trạng dạy học nội dung thao tác lập luận phân tích

- Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 9

NộI DUNG

ChƯơng 1

thao tác lập luận phân tích trong

văn bản nghị luận

1.1 Khái niệm văn bản nghị luận

Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta vẫn thường gặp các vấn đề và câu hỏi kiểu như thế này:

- Vì sao bạn đi học?

- Vì sao con người cần phải có bạn bè?

- Hút thuốc lá, lợi hay hại?

- Theo bạn, thế nào là sống đẹp?

Khi gặp các vấn đề và câu hỏi loại đó, chúng ta không thể trực tiếp trả lời thẳng các vấn đề mà phải lí giải, bàn luận để đưa ra những kết luận sao cho thuyết phục, hợp lí nhất Trong trường hợp đó, với những câu hỏi, những vấn

đề như vậy, nghị luận được coi là phương thức tốt nhất giúp chúng ta đạt được những mục đích giao tiếp cao nhất

Theo" Từ điển Tiếng Việt" của Viện ngôn ngữ học do Hoàng Phê (chủ biên) thì nghị luận là: Bàn và đánh giá cho rõ về một vấn đề nào đó Văn nghị luận là thể văn dùng lí lẽ phân tích, giải quyết vấn đề Nói cách khác, văn nghị luận là kiểu văn bản được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó Muốn thế, văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ thuyết phục, có dẫn chứng chính xác

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta xét ngữ liệu sau (1) :

" Ngạn ngữ có câu: thời gian là vàng Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá

(1): Dẫn theo SGK Ngữ văn 9 (Tập 2, Tr 36) NXB Giáo dục

Trang 10

Thật vậy, thời gian là sự sống Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết

Thời gian là thắng lợi Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại Thời gian là tiền Trong kinh doanh, sản xuất hàng hoá đúng lúc là lãi, không đúng là lỗ

Thời gian là tri thức Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp."

("Thời gian là vàng" - Phương Liên)

Trong thực tế cuộc sống, có nhiều người cho rằng thời gian của chúng ta

là vô hạn và không biết quí trọng thời gian Để phủ nhận tư tưởng lệch lạc đó, tác giả Phương Liên đã khẳng định: "Thời gian là vàng" Điều đó cũng có nghĩa, thời gian là thứ vô cùng quí giá, ta phải biết trân trọng từng giây, từng phút trong cuộc đời này Đó là nội dung, là vấn đề chính mà tác giả đưa ra

"nghị luận" Và để làm sáng tỏ vấn đề này, tác giả đã lần lượt đưa ra các luận

điểm: thời gian là sự sống, thời gian là thắng lợi, thời gian là tiền, thời gian là tri thức Cùng với đó là hàng loạt các dẫn chứng thuyết phục Thông qua lí lẽ, lập luận và các dẫn chứng cụ thể người viết đã xác lập cho người đọc, người nghe một quan điểm, một tư tưởng, một chân lí đúng đắn: "Biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp" Cách trình bày một vấn đề như vậy chính là phương thức biểu đạt của văn nghị luận

Từ những sự phân tích trên đây, chúng ta có thể khẳng định: "Văn bản nghị luận là một kiểu văn, trong đó, người nói (người viết) đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng về một vấn đề nào đó và thông qua cách bàn luận mà làm cho người

Trang 11

nghe (người đọc) hiểu, tin, tán đồng những ý kiến của mình và hành động theo những điều mà mình đề xuất (đối với vấn đề đó)

1.2 Thao tác phân tích trong văn nghị luận

Trong thực tế con người vẫn thường nói đến từ "thao tác" Vậy thao tác

Trong văn nghị luận chúng ta thường gặp các thao tác như: diễn dịch, qui nạp, giải thích, chứng minh, bình luận, so sánh và không thể không kể đến phân tích Đây là một trong những thao tác cơ bản nhất để tiến hành lập luận

1.2.1 Khái niệm lập luận phân tích

Trong quá trình khám phá thế giới khách quan, loài người đã nhận thấy bất cứ một đối tượng, một sự vật nào cũng đều do nhiều bộ phận hợp thành, mỗi bộ phận lại có những đặc trưng và tính chất riêng biệt của nó Muốn hiểu

đúng và sâu sắc đối tượng, ta cần nắm vững đặc trưng của từng bộ phận hợp thành đối tượng ấy Để làm được việc đó chúng ta cần sử dụng phân tích

Phân tích là một từ Hán Việt Nếu chiết tự ra thì "phân" hay "tích" đều có nghĩa là cắt, xẻ, tách ra Song, phân tích không phải chỉ là để tách ra mà đó là thao tác được thực hiện nhằm tạo ra cơ sở thực hiện giúp con người khảo sát, tìm hiểu, khám phá một đối tượng, một sự việc, hiện tượng nào đó

Trong làm văn nghị luận, phân tích là thao tác người viết chia nhỏ vấn đề bàn luận để xem xét tìm hiểu đặc điểm, bản chất của từng phương diện tạo nên

Trang 12

vấn đề và qua đó, giúp cho người tiếp nhận có thể nhận thức vấn đề một cách sâu sắc, cụ thể hơn Hơn nữa, nhờ có phân tích mà người viết có thể trình bày vấn đề một cách khoa học, có hệ thống, thể hiện đúng bản chất của vấn đề cần bàn luận Không chỉ thế, phân tích còn giúp người viết rút ra được những kết luận, đúc rút được vấn đề một cách hợp lí và có sức thuyết phục Chúng ta có thể thấy thao tác này trong ngữ liệu sau đây:

Trong bài viết " ích lợi của việc đọc sách" (2), để đi tới kết luận về vai trò, ích lợi to lớn của việc đọc sách, tác giả Thành Mĩ đã phân tích:

"Để thoả mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển cho tâm hồn, trí tuệ không gì thay thế được việc đọc sách

Cuốn sách tốt là người bạn giúp ta học tập, rèn luyện hằng ngày

Sách mở mang trí tuệ, hiểu biết cho ta, dẫn dắt ta vào những chỗ sâu sắc,

bí ẩn của thế giới xung quanh, từ sông ngòi rừng núi cho đến vũ trụ bao la Sách đưa ta vào những thế giới cực lớn, như thiên hà hoặc cực nhỏ, như thế giới các hạt vật chất

Sách đưa ta vượt thời gian, tìm về với những biến cố lịch sử xa xưa hoặc chắp cánh cho ta tưởng tượng tới ngày mai, hoặc hiểu sâu sắc hơn hiện tại Sách văn học đưa ta vào thế giới của những tâm hồn người đủ các thời đại

để ta thông cảm với những cuộc đời, chia sẻ những niềm vui, nỗi đau dân tộc

và nhân loại

Sách đem lại cho con người những phút giây thư giãn trong cuộc đời bận rộn, bươn chải Sách làm cho ta hưởng vẻ đẹp, mở rộng con đường giao tiếp với mọi người xung quanh

Sách là báu vật không thể thiếu được đối với mọi người Phải biết chọn sách mà đọc và trân trọng, nâng niu những cuốn sách quý"

(2): Dẫn theo SGK Ngữ văn 7 (Tập 2, Tr 23) NXB Giáo dục

Trang 13

Khi đánh giá vai trò của việc đọc sách, người viết đã khẳng định: " Để thoả mãn nhu cầu hưởng lạc và phát triển cho tâm hồn trí tuệ, không gì thay thế được việc đọc sách"

Từ luận điểm được nêu ra, tác giả Thành Mĩ đã chỉ ra những phương diện, những khía cạnh của những lợi ích mà việc đọc sách đem lại Đó là:

1) Sách là người bạn

2) Sách mở mang trí thức, hiểu biết

3) Sách đưa ta vượt thời gian

4) Sách đem lại cho con người những phút giây thư giãn Như vậy, nhờ phân tích, chúng ta mới nhận thấy đầy đủ vai trò, tác dụng

to lớn của việc đọc sách Và qua đó, người viết hướng tới một mục đích, một nhận thức đối với việc đọc sách: "đọc và trân trọng nâng niu những cuốn sách" Đây cũng chính là đích mà vấn đề trình bày cần đạt được

1.2.2 Cách thức phân tích

Để tiến hành phân tích đạt hiệu quả, chúng ta cần thực hiện theo trình tự các bước sau:

- Xác định nội dung, vấn đề cần phân tích

- Xác định các khía cạnh, các bộ phận của nội dung cần phân tích

- Sắp xếp các khía cạnh, các bộ phận theo trình tự hợp lí

- Trình bày từng khía cạnh, từng bộ phận theo trình tự đã sắp xếp Khi phân tích, chúng ta cần phải lưu ý tới mối quan hệ giữa các khía cạnh để từ đó lựa chọn các phép liên kết sao cho thích hợp với nội dung của vấn đề

- Dùng ngôn ngữ để lập luận, có thể trình bày bằng cách kết hợp với các

ví dụ minh hoạ

- Cuối cùng chốt lại vấn đề cần phân tích

Tóm lại, phân tích là thao tác chia nhỏ vấn đề ra thành các bộ phận, các yếu tố để đi sâu xem xét một cách kĩ càng nội dung và mối quan hệ bên trong

Trang 14

cũng như bên ngoài của vấn đề Trong bài văn nghị luận, phân tích là thao tác cơ bản, được thực hiện nhằm giúp cho mỗi người tiếp nhận văn bản có thể hiểu

rõ bản chất của từng khía cạnh, từng bộ phận của vấn đề và qua đó giúp cho họ

có thể hiểu sâu sắc hơn từng đặc điểm, từng biểu hiện của vấn đề được bàn luận Trên cơ sở đó mà người tiếp nhận có thể có cái nhìn khách quan, vừa khái quát vừa cụ thể đối với vấn đề được bàn luận và có thái độ đối với vấn đề

đó

1.2.3 Đặc điểm thao tác lập luận phân tích

Để tạo lập văn bản nghị luận, người viết có thể sử dụng các thao tác lập luận khác nhau Mỗi một thao tác lập luận sẽ mang những đặc điểm riêng biệt Nếu giải thích là cách người viết dùng ngôn ngữ để giảng giải; chứng minh là cách người viết dùng hệ thống lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề thì phân tích - một thao tác nghị luận cơ bản của văn nghị luận - có các đặc điểm như sau:

Nói tới phân tích là nói tới sự chia nhỏ, phân tách Tuy nhiên, trong văn bản nghị luận thì công việc "phân tích" này cần dựa trên những tiêu chí, những mối quan hệ nhất định Đó có thể là quan hệ giữa các yếu tố tạo nên đối tượng, quan hệ nhân quả, quan hệ giữa đối tượng và các đối tượng liên quan, quan hệ giữa người phân tích với đối tượng phân tích,

Chúng ta đã biết, cái đích của phân tích là giúp người tiếp nhận nhận thấy

rõ các đặc điểm nội dung, hình thức, cấu trúc, các quan hệ bên trong và bên ngoài của sự vật, hiện tượng, của vấn đề và hiểu được chân giá trị của đối tượng, của vấn đề đó Muốn vậy thì phân tích là phải đi sâu vào từng phương diện cụ thể để xem xét chi tiết mọi khía cạnh, mọi yếu tố của đối tượng, của vấn đề trong mối quan hệ biện chứng với cái chung, cái tổng thể Đây cũng chính là đặc trưng nổi bật của phân tích

Kết quả của phân tích không chỉ là chia nhỏ mà cái đích cuối cùng của thao tác này là để tổng hợp khái quát các mặt của đối tượng, để có một cái

Trang 15

nhìn tổng thể, toàn diện về đối tượng đó Như vậy, phân tích bao giờ cũng phải gắn liền với tổng hợp, khái quát Có như vậy, phân tích mới thực sự có ý nghĩa Trên đây là những đặc điểm cơ bản của lập luận phân tích Nắm chắc những đặc điểm này sẽ là điều kiện đảm bảo cho lập luận phân tích thành công

* Kết luận chương 1: Phân tích là phân tách, chia nhỏ đối tượng, vấn đề

để xem xét, tìm hiểu từng khía cạnh của đối tượng, của vấn đề Đây là thao tác lập luận cơ bản trong văn nghị luận Thao tác lập luận này không chỉ giúp người tiếp nhận nhận thấy đặc điểm nội dung, hình thức, cấu trúc, quan hệ bên trong bên, ngoài của đối tượng, của vấn đề mà còn giúp người tiếp nhận có

được cái nhìn khái quát, toàn diện về đối tượng, về vấn đề đó

Trang 16

chương 2

Thực trạng dạy học thao tác

lập luận phân tích

2.1 Thao tác lập luận phân tích trong SGK Ngữ Văn

Như chúng ta đã biết, trong chương trình Làm văn trước đây, giống như giải thích, chứng minh, bình luận; phân tích được giảng dạy với tư cách là một kiểu bài Tuy nhiên, trong chương trình Ngữ văn hiện nay, khi triển khai nội dung, phần Làm văn không còn tồn tại khái niệm kiểu bài mà thay vào đó là khái niệm kiểu văn bản Do đó, các kiểu bài nghị luận như giải thích, chứng minh, bình luận và phân tích sẽ được gọi bằng tên mới: "thao tác lập luận" Quán triệt quan điểm trên, chương trình Ngữ văn hiện hành đã xây dựng một số bài thao tác lập luận, trong đó có bài "thao tác lập luận phân tích" Đây

là bài đầu tiên của một chuỗi bài về các thao tác lập luận trong văn nghị luận Theo phân phối chương trình, bài này được giảng ở SGK Ngữ văn 11 (Tập1) Sau bài này, SGK còn bố trí thêm bài: "Luyện tập thao tác lập luận phân tích" Cách triển khai như vậy đã thể hiện quan điểm tiến bộ trong việc biên soạn nội dung chương trình Ngữ văn nói chung và phân môn Làm văn nói riêng Quan

điểm tiến bộ ấy xuất phát từ chính mục đích của việc dạy học Làm văn Dạy Làm văn là dạy cho học sinh cách thức tạo lập các kiểu văn bản, để sản phẩm của các em có giá trị, có tính nghệ thuật, thể hiện sự sáng tạo Muốn làm được

điều đó, việc dạy học Làm văn, một mặt phải trang bị hệ thống cơ sở lí thuyết cho học sinh; mặt khác phải tạo cho học sinh điều kiện được luyện tập thực hành Bởi lẽ, thực hành là con đường duy nhất giúp học sinh củng cố và nâng cao các vấn đề lí thuyết đã học Đồng thời đây cũng là cơ hội tốt để các em vận dụng lí thuyết vào quá trình tạo lập văn bản Điều này, đòi hỏi nội dung lí thuyết của Làm văn phải tỉ lệ thuận với hoạt động thực hành

Trang 17

Mỗi một kiểu văn bản lại có những đặc trưng và phải căn cứ vào đặc điểm văn bản để trình bày, để tổ chức thực hành Đối với văn bản nghị luận, muốn tạo ra những bài văn sinh động, tổ chức lập luận là khâu quan trọng Vì thế, khi trang bị kiến thức về văn bản nghị luận, một trong những nội dung cần thiết là tổ chức lập luận cho văn bản Phân tích là một thao tác lập luận cơ bản

và không thể thiếu khi tổ chức lập luận Vậy nên, cách triển khai như vậy nhằm hướng tới mục đích cuối cùng của việc dạy học Làm văn, đáp ứng yêu cầu thực tế vận dụng của học sinh

Tuy nhiên, để giúp học sinh vận dụng một cách đúng đắn và sáng tạo thao tác lập luận phân tích, làm bài văn nghị luận sâu sắc, hấp dẫn và thuyết phục mọi người thì cần phải có những cách thức tổ chức dạy học thao tác lập luận phân tích khoa học, cụ thể và hiệu quả

2.2 Thực trạng dạy - học thao tác lập luận phân tích của giáo viên và học sinh

2.2.1 Thực trạng dạy thao tác lập luận phân tích của giáo viên

Có thể nói, trong chương trình Làm văn hiện hành thì thao tác lập luận phân tích còn là một nội dung khá mới mẻ Bởi vậy, trên thực tế, trong quá trình giảng dạy giáo viên mới chỉ bám sát vào SGK và SGV để vừa dạy kiến thức, vừa rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh

Trong giờ dạy kiến thức lí thuyết "Thao tác lập luận phân tích" giáo viên thực hiện các nội dung SGK theo những định hướng trong SGV Thông thường, giáo viên đưa ra các câu hỏi gợi ý, hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu theo phần nội dung trong SGK, sau đó nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận theo phần "Ghi nhớ" trong SGK Cuối cùng, giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức lí thuyết đã học vào việc giải quyết các bài tập trong SGK Khi khảo sát chương trình, chúng tôi nhận thấy thời gian dành cho bài

"Thao tác lập luận phân tích" là một tiết và một tiết cho bài "Luyện tập thao tác lập luận phân tích" Do đó, giáo viên ít có điều kiện mở rộng kiến thức và việc luyện tập cũng chưa được kĩ càng, sâu sắc Vì vậy, khi tạo lập văn bản

Trang 18

nghị luận, học sinh vẫn chưa vận dụng được các bước phân tích một cách có hiệu quả

2.2.2 Thực trạng học thao tác lập luận phân tích của học sinh

Trong quá trình học thao tác lập luận phân tích, nhìn chung, học sinh vẫn còn thụ động Mặc dù, giáo viên khi lên lớp có cố gắng đổi mới phương pháp dạy - học, lấy học sinh làm trung tâm, dạy học tích cực hoá, nhằm tổ chức hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu chiếm lĩnh tri thức, phát huy tinh thần chủ

động, sáng tạo của học sinh Tuy nhiên, học sinh chưa thực sự tiếp thu một cách chủ động, sáng tạo mà phần lớn các em vẫn học theo kiểu cũ: nghe, ghi chép, nhớ và tái hiện những gì giáo viên nói mà chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá bài học

Trong các bài viết phân tích của học sinh, mặc dù đã được luyện tập thao tác phân tích nhưng việc vận dụng của các em chưa thực sự thuần thục Mặt khác sự tự học và tư duy rèn luyện của các em còn hạn chế Do đó, khi đi vào tạo lập văn bản nghị luận phần lớn các em vận dụng thao tác lập luận phân tích chưa được linh hoạt và sáng tạo Nhiều bài viết còn chưa tuân thủ theo các bước của thao tác lập luận phân tích nên bài viết không rõ ràng và không có sức thuyết phục

Một thực tế nữa còn tồn tại là vấn đề chữa lỗi của học sinh sau khi giáo viên trả bài Nhiều em còn ngại sửa, thậm chí chỉ sửa qua loa hoặc không sửa trong khi giáo viên hướng dẫn thực hành Đó là một hạn chế lớn cần phải khắc phục ở học sinh, nó cho thấy việc luyện tập thực hành vẫn chưa được các em ý thức đầy đủ

Từ thực trạng dạy - học của giáo viên và học sinh như trên chúng ta thấy:

Để việc dạy học làm văn thực sự chủ động, sáng tạo, học sinh biết vận dụng thao tác lập luận phân tích một cách linh hoạt và có hiệu quả theo yêu cầu đổi mới là không ít khó khăn Khắc phục những khó khăn đó không hề đơn giản,

Trang 19

cần phải có thời gian Hơn nữa, nó cũng đòi hỏi phải có sự tận tình, sáng tạo của mỗi giáo viên khi dạy học

2.3 Những yêu cầu cơ bản khi dạy học thao tác lập luận phân tích

Phương pháp dạy học phù hợp, tích cực, sáng tạo luôn là mục tiêu phấn

đấu của mỗi người giáo viên nói chung và giáo viên Ngữ văn nói riêng ở đây, chúng tôi xác định những yêu cầu cụ thể khi dạy học thao tác lập luận phân tích

Như chúng ta đã biết, yêu cầu đầu tiên với mỗi người giáo viên chuẩn bị bài trước khi lên lớp là việc xác định những kiến thức cơ bản trong bài dạy

Đối với bài "Thao tác lập luận phân tích" thì những kiến thức cơ bản là: mục

đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích và quy trình xây dựng một lập luận phân tích (hay cách phân tích) Tuy nhiên, trước khi cho học sinh tìm hiểu mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích, giáo viên cần giúp học sinh hiểu được: phân tích là gì? Trên thực tế, phân tích là từ hai từ rất quen thuộc, hơn nữa ở lớp 9, các em đã được học về "Phép phân tích và tổng hợp" Vì thế, giáo viên nên khai thác kiến thức về phân tích ở học sinh; để có cơ sở đánh giá nhận thức của các em về vấn đề này

Tiếp đó, giáo viên cần giúp học sinh tìm hiểu vai trò quan trọng của thao tác lập luận phân tích, tức là nắm được mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích Qua việc tìm hiểu đó, giáo viên sẽ giúp học sinh trả lời được câu hỏi: Thế nào là lập luận phân tích? Và ở đây, giáo viên cũng cần nhấn mạnh: trong đời sống, người ta tiến hành nhiều hoạt động được coi là phân tích nhưng phân tích chỉ được coi là thao tác lập luận khi sự phân tích đúng là lập luận, nghĩa là một cách thức tổ chức các lí lẽ và dẫn chứng nhằm làm sáng tỏ một ý kiến, nhận định của người viết trước một vấn đề hay hiện tượng được đưa ra bàn luận

Trang 20

Trọng tâm của bài "Thao tác lập luận phân tích" là cách phân tích ở phần này, giáo viên sẽ giúp học sinh biết cách xây dựng một lập luận phân tích, hay chính là nắm được các bước tiến hành phân tích Để cụ thể hoá kiến thức này

và phát huy vai trò tích cực của người học, giáo viên nên giúp học sinh tìm hiểu cách phân tích qua việc phân tích ngữ liệu, thông qua một hệ thống câu hỏi dẫn dắt Qua việc phân tích ngữ liệu, học sinh sẽ tự rút ra được quy trình xây dựng một lập luận phân tích (tức là biết cách phân tích)

Tuy nhiên, cái đích cuối cùng của việc học lí thuyết chính là giúp học sinh thực hành Lí thuyết về thao tác lập luận phân tích chỉ có ý nghĩa khi nó giúp học sinh làm văn nghị luận có hiệu quả hơn Đây cũng chính là trọng tâm của bài "Luyện tập thao tác lập luận phân tích"

Để việc luyện tập có định hướng, có cơ sở khoa học và đạt được thành công thì điều kiện đầu tiên là học sinh phải nắm chắc kiến thức cơ bản về thao tác lập luận đã được học trong bài "Thao tác lập luận phân tích" Do vậy, trước khi hướng dẫn học sinh luyện tập, giáo viên cần cho học sinh ôn lại kiến thức

lí thuyết Công việc này có thể tiến hành bằng cách cho học sinh nhắc lại kiến thức cũ và nhận diện phân tích trong ngữ liệu Song, công việc chủ yếu của học sinh trong bài này là luyện tập Và nhiệm vụ chính của giáo viên, cũng vì thế, phải là hướng dẫn các em vận dụng kiến thức lí thuyết đã có để giải quyết thành công các tình huống đòi hỏi phải lập luận phân tích trong văn nghị luận

Đặc biệt, ở đây, giáo viên cần lưu ý học sinh một số điểm như:

Thứ nhất là không nhầm lẫn phân tích trong tư cách một thao tác lập luận với các dạng phân tích khác: Muốn vậy, trong suốt quá trình lập luận, học sinh luôn phải nhớ mình đang tập trung làm sáng tỏ luận điểm nào

Thứ hai, lập luận phân tích luôn được tạo nên bởi một chuỗi các thao tác

được thiết lập theo một thứ tự, một qui trình chặt chẽ Học sinh cần phải tuân thủ qui trình ấy một cách nghiêm ngặt, trước khi có những sáng tạo riêng

Trang 21

Trên đây là những yêu cầu cơ bản khi dạy học thao tác lập luận phân tích

Từ những định hướng này giáo viên có thể cụ thể hoá để xây dựng cho mình một phương pháp dạy học thao tác lập luận phân tích phù hợp và có hiệu quả

* Kết luận chương 2:

Trong chương trình Ngữ văn hiện nay, cùng với so sánh, giải thích, chứng minh, bình luận, phân tích được giảng dạy với tư cách là một bài thao tác lập luận "Thao tác lập luận phân tích" là bài đầu tiên của một chuỗi bài về các thao tác lập luận trong văn nghị luận Và sau bài này, SGK còn bố trí thêm bài "Luyện tập thao tác lập luận phân tích" Cách triển khai như vậy là hợp lí, tiến bộ Tuy nhiên, nó cũng đặt ra yêu cầu đối với việc dạy - học bài: "Thao tác lập luận phân tích" nói riêng và các bài thao tác lập luận nói chung phải thực

sự hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới Để làm được điều đó, đòi hỏi người học phải chủ động, linh hoạt, người dạy phải tận tình và có phương pháp dạy học phù hợp, tích cực, sáng tạo

Trang 22

- Đề ra những hướng dạy học thích hợp với nội dung này

3.2 Nội dung thực nghiệm

Để đạt được mục đích thực nghiệm nêu trên, chúng tôi tiến hành thiết kế các giáo án thực nghiệm sau:

Trang 23

+ Hiểu được thế nào là lập luận phân tích

+ Nắm được cách thức tiến hành thao tác lập luận phân tích trong một bài văn nghị luận

- Về kĩ năng:

Hình thành và rèn luyện kĩ năng phân tích và lập luận phân tích trong khi viết văn nghị luận ở nhà trường và trong các hoạt động nghị luận sau này

- Cung cấp khái niệm lập luận phân tích

- Học sinh biết cách tiến hành thao tác lập luận phân tích, nắm được mối quan hệ giữa phân tích và tổng hợp

Trang 24

- GV: Giáo án, SGK, SGV, tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học

- HS : SGK, vở soạn, dụng cụ học tập

C Tiến trình bài dạy

( HS: Các thao tác nghị luận đã học : Phân tích, tổng hợp, diễn dịch, qui nạp và so sánh )

Để viết tốt một bài văn nghị luận, trước hết, chúng ta, cần nắm vững các thao tác nghị luận Một trong những thao tác lập luận đầu tiên, quan trọng, không thể thiếu đối với mỗi bài văn nghị luận, đó là phân tích Vậy thao tác lập luận phân tích là gì? Được sử dụng với mục đích, yêu cầu nào? Cách tiến hành thao tác này ra sao? Đó chính là nội dung của bài học ngày hôm nay:

"Thao tác lập luận phân tích"

Trang 25

1 Khái niệm phân tích CH: ở lớp 9 các em đã

học bài: "Phép phân tích

và tổng hợp" Vậy em nào có thể cho cô biết phân tích là gì? Cho VD?

HS: Phân tích là phân chia một sự vật, sự việc nào đó

ra thành các phần nhỏ để xem xét cặn kẽ, chi tiết, từ

đó, nhận thức đúng đắn, sâu sắc hơn

Trang 26

+ Người Sở Khanh lừa

gạt lại là Thuý Kiều-

người con gái hiếu thảo-

hết lòng tin hắn

GV: Nhận xét, bổ sung

GV: Cho HS đọc ngữ liệu (SGK, Tr 25)

CH: Luận điểm chính của

đoạn trích trên là gì?

CH: Để làm rõ luận điểm

đó, người viết đã chia vấn

đề ra thành các ý nào?

VD: Phân tích đề bài, phân tích thiệt hơn, phân tích điều hay lẽ phải

HS: Thực hiện

HS: Luận điểm chính là:

Sự bẩn thỉu, ti tiện, tàn tệ của nhân vật Sở Khanh

HS: Tác giả đã chia vấn

đề đó ra thành các ý: +Sở Khanh thuộc vào số những kẻ sống bằng

"nghề" bám vào nhà chứa + Nhưng Sở Khanh tồi tàn hơn những kẻ cùng

"nghề" ở sự giả dối, đội lốt nhà Nho, hiệp khách + Người Sở Khanh lừa gạt lại là Thuý Kiều- người con gái hiếu thảo- hết lòng tin hắn

Ngày đăng: 31/10/2015, 09:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w