Đặc điểm kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Xây dựng nội dung khung tiêu chí dự báo phát triển giáo dục vùng khó khăn tình thái nguyên đến 2015 (Trang 41 - 44)

- Tiêu chí xác định vùng khó khăn Vị trí địa lý của xã ở xa trung tâm kinh tế xã hội, xa đường quốc lộ, giao thông đi lại khó khăn Môi trường xã

2.1.2Đặc điểm kinh tế xã hộ

Với vị trí đặc thù của tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh phát triển kinh tế cả nước, tỉnh Thái Nguyên đang đi dần vào thế ổn định và đạt được mức tăng trưởng kinh tế khá cao.

Mục tỉêu tổng quát đặt ra trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên là xây dựng tỉnh Thái Nguyên thành một trong những đầu mối giao lưu kinh tế - văn hóa của đất nước tiến tới trở thành một trung tâm kinh tế văn

hóa có trình đ ộ phát triển khá của miền núi Đông Bắc, có giao lưu chặt chẽ với vùng Tây Bắc , vùng đồng bằng Sông Hồng và các vùng khác trong cả nước. Mục tiêu phát triển kinh tế tạo nên sự chuyển dịch nhanh mạnh hơn về cơ cấu kinh tế theo hướng thúc đẩy phát triển công nghiệp dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ văn hóa .

Nhịp độ tăng trưởng GDP của một số năm như sau

Bảng 6: Giá trị GDP ( 2005)

Đơn vị tính: tỷ đồng

Ngành 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2010

Toàn nền kinh tế 3.368 3.809 4.405 5.150 6.062 6.577 11.500 Công nghiệp-xây dựng 1.117 1.318 1.621 1.919 2.222 2.589 5.175 Nông lâm - ngư nghiệp 1.059 1.180 1.195 1.369 1.740 1.598 2.070 Dịch vụ 1.192 1.311 1.588 1.861 2.100 2.390 4.255

(Nguồn: Báo cáo số 11 của UBND tỉnh về kế hoạch PT KT - XH 2006-2010)

Bảng 7: Thu nhập bình quân đầu người ( giá thực tế).

Năm Đơn vị GDP tính theo đầu người

2000 Tr.đồng 2,83 2001 Tr.đồng 3,14 2002 Tr.đồng 3,51 2003 Tr.đồng 4,06 2004 Tr.đồng 4,70 2005 Tr.đồng 5,24 2006 Tr.đồng 5,90

Những năm gần đây thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nền kinh tế tỉnh Thái Nguyên đã có bư ớc phát triển khá, đời sống nhân dân có sự cải thiện đáng kể thu nhập bình quân đ ầu người năm 2005 ( theo giá hiện hành) đạt 5,2 triệu đồng tương đương 330 USD/ người/năm gấp 2,8 lần so với năm 2000. Tuy nhiên mức thu này so với mức thu nhập bình quân toàn quốc vẫn còn thấp mới đạt 57% ( bình quân toàn quốc dự báo đến năm 2005 đạt 584 USD )

Bảng 7: Cơ cấu GDP của tỉnh năm đến 2015.

Đơn vị tính: %

Loại hình 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2010

Công nghiệp và XDCB 33,2 34,6 36,8 37,3 38,3 39,4 45,0

Dịch vụ 35,4 34,4 36,1 36,1 36,2 36,3 37,0

Nông lâm nghiệp 31,4 31,0 27,1 26,6 25,5 24,3 18,0

( Nguồn: Báo cáo số 11 của UBND tỉnh về kế hoạch PT KT - XH 2006-2010)

Đánh giá những mặt đã đ ạt được và những tồn tại trong thực hiện chỉ tiêu kinh tế năm 2005.

Mặt đạt được:

Hiện tại trong năm 2005 kinh tế tỉnh được giữ vững, ổn định, tốc độ tăng trưởng khá đồng đều trên các ngành kinh tế .

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng Công nghiệp hóa. Tỷ trọng giá trị của ngành sản xuất công nghiệp và xây dựng GDP tăng từ 30,4% năm 2000 lên 38,3% năm 2005 và dự kiến tăng 45% vào năm 2010.

- Trong sản xuất nông nghiệp nhận thức của nông dân đã t ừng bước được thay đổi theo hướng sản xuất hàng hóa.

- Môi trường đầu tư từng bước được cải thiện. Nhiều chính sách mới của Đảng , Nhà nước và cơ chế của tỉnh đã đư ợc ban hành đã khuy ến khích

hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh như chính sách miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, chính sách cho vay vốn.

- Các chính sách xã hội được triển khai kịp thời đã thực hiện đi vào cuộc sống.

Những mặt chưa đạt được:

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, hạn chế việc nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Công tác quy hoạch, xác định hướng đầu tư sản xuất sản phẩm mới, nhằm khai thác các thế mạnh địa phương thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp còn chưa được chú ý.

- Nguồn thu ngân sách chưa đáp ứng các khoản thu chi thường xuyên hạn chế sự chủ động trong hoạt động đầu tư của tỉnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Số lao động chưa có việc làm còn chiếm tỷ lệ cao.

- Việc triển khai thực hiện chủ trương đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước ở một số ngành và địa phương còn ch ậm chưa toàn diện

Một phần của tài liệu Xây dựng nội dung khung tiêu chí dự báo phát triển giáo dục vùng khó khăn tình thái nguyên đến 2015 (Trang 41 - 44)