- Tiêu chí xác định vùng khó khăn Vị trí địa lý của xã ở xa trung tâm kinh tế xã hội, xa đường quốc lộ, giao thông đi lại khó khăn Môi trường xã
1.3.1. Vai trò của giáo dục trong sự phát triểnkinh tế xã hội.
Giáo dục phổ thông là một hệ thống giáo dục con trong hệ thống lớn kinh tế xã hội. Đồng thời là một bộ phận chính trong hệ thống giáo dục - đào tạo. Giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng có vị trí vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước của địa phương. Chúng ta biết rằng không có một quốc gia nào khi xây dựng đất nước , xây dựng một nền kinh tế quốc dân lại không dựa vào giáo dục, khoa học công nghệ. Bởi giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ là chìa khóa mở mang tri thức, dẫn dắt đất nước đi vào thực hiện các quy trình công nghệ. Một đất nước, một dân tộc, khi nền dân trí thấp kém thì đ ất nước đó trở nên nghèo nàn lạc hậu. Điều đó lịch sử nhân loại hôm nay đã ch ứng minh đầy đủ bằng thực tiễn của nó. Bác Hồ đã từng nói : “ Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Sự phát triển giáo dục vùng khó khăn không thể đi chậm hơn so với sự phát triển giáo dục chung, đồng thời không thể tách rời sự phát triển kinh tế xã hội. Mỗi sự kiện của giáo dục đều chứa đựng những nội dung kinh tế nhất định. Đảng và nhà nước ta đã kh ẳng định rõ vai trò của giáo dục đối với sự phát triển toàn bộ kinh tế của đất nước. Chiến lược phát triển giáo dục là một phần trong chiến lược phát triển con người và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy từ năm 1991 quan điển giáo dục - đào tạo cùng với khoa
học và công nghệ được coi là quốc sách hàng đầu đã được xác định rõ hơn. Coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển, đầu tư cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Vì thế trong lý luận của Mác-LêNin đã nói: “ Giáo d ục vừa là mục tiêu của nền kinh tế, vừa là nhân tố đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế” [ 28- tập 1, trang 318 ].
Trong văn kiện của Lê nin “ Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô viết” ( ngày 26/4/1918 ) Người còn coi “ giáo dục là bộ phận trong kết cấu hạ tầng của xã hội”.
Đảng ta chọn giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ là khâu đột phá của thừo kỳ mới, có tư tưởng, quan điểm rõ ràng. Giáo dục phải đi trước một bước so với phát triển kinh tế.
Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đặc biệt chỉ ra những việc làm cụ thể nhiệm vụ và mục tiêu phát triển giáo dục được tập trung vào lo chữ “ chấn chỉnh”, “ sắp xếp”, “củng cố”, “ nâng cao” và “phát triển”. Những giải pháp chủ yếu đặt ra 4 vấn đề “ Tăng cường nguồn lực, tăng cường động lực, tiếp tực đổi mới nội dung, phương pháp, tăng cường cơ sở vật chất thiết bị nhà trường, chấn chỉnh quản lý giáo dục”. Giáo dục - đào tạo có vị trí rất quan trọng, nó là nền tảng văn hóa của nhà nước, là sức mạnh tương lai của dân tộc, là nguồn tuyển chọn đào tạo lực lượng lao động cho sự phát triển kinh tế - văn hóa - quốc phòng.
Chính vì vậy - Chủ tịch Hồ Chính Minh rất quan tâm tới giáo dục Người nói: “ Không có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì tới kinh tế, văn hóa [ 9, trang 65].
Trong tuyên ngôn độc lập Bác khẳng định “ Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Ngày nay đứng trước xu hướng toàn cầu hóa cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy không ngừng nền kinh tế thế giới. Có thể nói điểm cao của sự phát triển này là việc chiếm lĩnh công nghệ
cao. Nhiều người nhận định: Ai chiếm ưu thế trong lĩnh v ực công nghệ cao, thì ngư ời đó nắm quyền chủ động về kinh tế và chính trị. Do đó chức năng của giáo dục đối với xã hội là rất quan trọng, giáo dục đã trở thành một nhân tố then chốt của phát triển bằng cách thực hiện 3 chức năng: Kinh tế, khoa học, văn hóa. Trong cơ chế thị trường giáo dục thể hiện 3 chức năng chính đối với xã hội đó là: Chức năng phát triển xã hội ( đầu tư cho giáo dục, phát triển nguồn lực): P1
- Chức năng phúc lợi xã hội: P2
- Chức năng phục vụ xã hội ( có hạch toán, chi phí, hiệu quả): P3
Sơ đồ 5: Chức năng của giáo dục đối với xã hội.
Bản thân giáo dục không thể trực tiếp tạo ra sự tăng trưởng kinh tế nhưng nó góp phần quyết định sự tăng trưởng đó, nâng cao chất lượng cuộc sống, ổn định, chính trị, xã hội , phát triển văn hóa.
Giáo dục có vai trò làm nền móng cho sự phát triển kinh tế - xã hội đem lại sự hưng thịnh cho mỗi quốc gia, giáo dục có chức năng tái sản xuất sức lao động kỹ thuật cho nền kinh tế, đồng thời hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội góp phần làm giảm bất bình đ ẳng giữa các tầng lớp dân cư. Giáo dục có mối quan hệ khăng khít với sự phát triển kinh tế - xã hội.
P1
GD
Sơ đồ 6: Mối quan hệ giữa giáo dục và kinh tế - xã hội.
Giáo dục vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời sự phát triển của kinh tế - xã hội cũng chính là điều kiện và môi trường, định hướng cho sự phát triển.
- Giáo dục - đào tạo cung cấp nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, là nòng cốt trong phát triển khoa học công nghệ.
- Giáo dục vùng kinh tế khó khăn và đặc biết khó khăn có tầm quan trọng trong việc xây dựng nền văn hóa mới, con người mới là điều kiện phát huy nhân tố con người.
1.3.2. Vai trò của giáo dục phổ thông
Giáo dục phổ thông là tạo nền tảng cơ bản về tri thức văn hóa chung, phẩm chất nền tảng của người lao động tương lai. Cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông tạo nên sự phát triển hài hòa về Đức - trí - thể - mỹ. Vì vậy Luật giáo dục đã khẳng định rất rõ mục tiêu của giáo dục phổ thông là: Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con ngư ời việt nam xã hội chủ nghĩa,
- Tổng sản phẩm xã hội - Các giá trị tinh thần
Con người được giáo dục - đào tạo
Các hoạt động Kinh tế - xã hội Giáo dục
xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [ Điều 23-trang 17].
Giáo dục phổ thông có vai trò quan trọng nhằm giúp học sinh củng cố, hoàn thiện học vấn để tiếp tục học lên cao hoặc đi vào cuộc sống lao động, đây là một lực lượng quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giảm đói nghèo, đồng thời giúp cho mọi người có cơ hội tham gia vào hoạt động kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài..