CHƯƠNG 2: THựC TRạNG DạY Và HọC THAO TáC LậP LUậN SO SáNH
3.4. Kết quả thực nghiệm
Thông qua việc tổ chức dạy học nội dung thao tác lập luận so sánh , chúng tôi đánh giá về việc tổ chức dạy học nội dung này như sau :
ở lớp 11, chúng tôi tiến hành kiểm chứng, đánh giá khả năng tiếp nhận kiến thức lí thuyết và kĩ năng thực hành luyện tập của HS. Những yêu cầu này được cụ thể hóa trong các bài tập bài kiểm tra viết của học sinh. Kết quả thực nghiệm được đánh giá trên các bình diện sau :
- Về mặt nhận thức của học sinh : Phần lớn các em học sinh đều nhận thức được nội dung lí thuyết, có hứng thú với nội dung học tập thao tác lập luận so sánh. Trong quá trình học nhiều em hăng say xây dựng bài và tích cực luyện tập thực hành để rèn luyện kĩ năng cho mình.
- Về khả năng vận dụng của học sinh : Nhìn chung, học sinh tiếp nhận tương đối đày đủ các nội dung kiến thức, biết vận dụng các đơn vị kiến thức lý thuyết vào quá trình thực hành. Điều này được đánh giá định tính bằng quan sát trực tiếp học sinh trong giờ học và thông qua các bài tập sau mỗi tiết học, bài tập ở tiết vận dụng luyện tập.Tuy nhiên việc vận dung tri thức lý thuyết vào thực hành có những mức độ khác nhau, có em vận dụng tốt, hợp lí tạo sức hấp dẫn, thuyết phục cho người đọc, có em vận dụng không tốt như tiến hành so sánh giữa các đối tượng không có yếu tố tương đồng.
- Về trình độ của học sinh với nội dung này : Cùng với việc đánh giá nhận thức , kĩ năng thực hành của học sinh thông qua các giờ học lí thuyết và những bài luyện tập thực hành , chúng tôi cũng thông qua bài viết kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh. ở mức độ vận dụng thao tác lập luận so sánh vào việc tạo lập văn bản nghị luận bước đầu đã có hiệu quả. Nhìn chung, các em học sinh đã phát huy được khả năng sáng tạo, tư duy của mình trong quá trình tạo lập văn bản nghị luận. Bên cạnh đó vẫn còn những em vận dụng không hợp lí không tạo sức thuyết phục cho người đọc.
Mặc dù phạm vi và nội dung thực nghiệm của chúng tôi không nhiều lại trong khoảng thời gian ngắn . Song qua thực nghiệm , chúng tôi cũng rút ra được những kinh nghiệm thiết thực có thể phục vụ cho việc dạy học làm văn nói chung và nội dung thao tác lập luận so sánh nói riêng cho học sinhTHPT.
Tóm lại, thông qua việc tổ chức thực nghiệm chúng tôi nhận thấy việc tổ chức dạy học cho học sinh là một vấn đề khó khăn. Để tạo nên chất “men say” trong giờ học cần có sự phối hợp giữa việc dạy và học của giáo viên và học
sinh , giáo viên cần đổi mới phương pháp dạy học, học sinh phải phát huy tính tích cực của mình có như thế giờ học mới sôi nổi và đạt được hiệu quả cao.