Trường đại học sư phạm hà nội 2 Khoa sinh - ktnn ---***--- Nguyễn thị thùy vân Tác động của quá trình xây dựng khu công nghiệp Quang minh the Quang minh industrial park ở huyện mê lin
Trang 1Trường đại học sư phạm hà nội 2
Khoa sinh - ktnn -*** -
Nguyễn thị thùy vân
Tác động của quá trình xây dựng khu công nghiệp Quang
minh (the Quang minh industrial park)
ở huyện mê linh, tỉnh vĩnh phúc tới cơ cấu, phân bố lao động địa phương
và hệ thống giảI pháp
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành: Môi trường
HÀ NỘI 2007
Trang 2Danh mục các bảng trong khóa luận
Bảng 1: Tình hình biến động lao động của xã trước khi xây dựng KCN
Bảng 2: Biểu tổng hợp lao động theo độ tuổi (2004)
Bảng 3: Tổng hợp trình độ văn hoá của lực lượng lao động (2004)
Bảng 4: Diện tích đất nông nghiệp chuyển mục đích sử dụng
Bảng 5: So sánh tình hình tệ nạn xã hội xã Quang Minh quý 3/năm 2001, quý 1/năm2005, quý 1/năm 2007
Hình: Mối quan hệ giữa lực lượng lao động nông nghiệp với KCN
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Trang 3quốc tất yếu” sang “vương quốc của tự do” Để thực hiện mục tiêu trên thì không còn cách nào khác là thực hiện quá trình công nghiệp hoá (CNH) nhằm tăng năng suất lao động, đủ đáp ứng nhu cầu cho toàn xã hội
Lịch sử thế giới cũng chỉ ra rằng trình độ CNH là thước đo của nền văn minh, là xu hướng phát triển tất yếu của thời đại Thực tế nhiều nước đã hoàn thành xong CNH và trở thành nước phát triển Thành tựu của khoa học và công nghệ đã làm thế giới bước sang kỉ nguyên mới - kỷ nguyên của nền kinh
tế tri thức (Knowledge economy)
Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước Khi giành
được độc lập, nước ta ban đầu là nước nông nghiệp lạc hậu, điểm xuất phát thấp Mong muốn tột bậc của Hồ Chủ Tịch: “Ai cũng có cơm ăn, có áo mặc -
ai cũng được học hành” - tư tưởng này được cụ thể hoá bằng mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Để đạt được mục tiêu
đó nước ta đang phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại Chính vì vậy, Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng đang trên đường CNH Hàng loạt các khu công nghiệp, khu
chế xuất được xây dựng theo sự triển khai Nghị quyết của Đảng (Nghị quyết
VI năm 1986 là Nghị quyết mở đầu) Một trong số đó là khu công nghiệp
Quang Minh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc
Được hình thành trên nền đất nông nghiệp nên quá trình xây dựng khu công nghiệp Quang Minh đã ảnh hưởng không nhỏ đến cơ cấu, phân bố lao
động địa phương Dư dôi lao động ngày càng tăng, từ đó làm nảy sinh một loạt vấn đề bức xúc về kinh tế - xã hội Bài toán lao động - việc làm đang là vấn đề nan giải nhất là khi tỷ lệ gia tăng dân số ngày càng cao (đôi khi lớn hơn 20‰) [2] Nhằm đánh giá mặt mạnh, mặt yếu, góp phần thực hiện Nghị
quyết của Đảng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững nên tôi chọn đề tài: “Tác
động của quá trình xây dựng khu công nghiệp Quang Minh (The Quang
Trang 4Minh industrial park) ở huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc tới cơ cấu, phân
bố lao động địa phương và hệ thống giải pháp”
2 Mục đích nghiên cứu
Đề tài của tôi nhằm giải quyết mục tiêu sau:
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn khi hình thành khu công nghiệp Quang Minh
- Nghiên cứu những ảnh hưởng của quá trình xây dựng khu công nghiệp
đến cơ cấu, phân bố lao động địa phương
- Bước đầu đánh giá những tác động của dư thừa lao động tới một số vấn đề xã hội của địa phương
- Từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục những tác động xấu của việc xây dựng KCN Quang Minh
3 ý nghĩa của đề tài
- Việc giải quyết các mục tiêu của đề tài sẽ góp phần giải quyết các đòi hỏi về lí luận và thực tiễn khi xây dựng KCN ở một vùng thuần nông như xã Quang Minh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc
- Từ những bài học rút ra ở vùng nghiên cứu có thể có những bước đi thích hợp cho quy mô khu công nghiệp, là cơ sở cho các địa phương khác tham khảo học tập và rút kinh nghiệm
Chương 1 Đối tượng - thời gian - địa điểm
phương pháp nghiên cứu
1.1 Đối tượng nghiên cứu
Cơ cấu, phân bố lao động xã Quang Minh, những hậu quả phát sinh khi hình thành KCN trên khía cạnh môi trường xã hội
1.2 Phương pháp nghiên cứu
Trang 51.2.1 Nghiên cứu thực địa
- 1 tháng đi 4 ngày tại địa điểm xã Quang Minh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc để điều tra về cơ cấu, phân bố lao động
- 1 tháng đi 4 ngày tại địa điểm xã Quang Minh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc để điều tra tình hình tệ nạn xã hội địa phương
- Các dữ liệu ghi theo nhật ký quan sát
- Phát phiếu điều tra nhân dân địa phương và vùng phụ cận (Phụ lục) 1.2.2 Xử lý số liệu
- Khảo sát những thuận lợi, khó khăn khi hình thành KCN theo phương pháp:
+ Phân tích chi phí và lợi ích (Cost and benefit analysis)
+ Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn (SWOT analysis) + Phân tích nguồn lực và lĩnh vực (Force and field analysis)
- Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê thông thường trên phần mềm Excel 2003
1.2.3 Phương pháp phân tích tính hợp lý trong việc sử dụng đất đai
1.2.4 Phương pháp đối chiếu, so sánh với công trình, dữ liệu khác, tổng
hợp dữ liệu, tài liệu liên quan, báo cáo liên quan
1.3 Địa điểm nghiên cứu
Xã Quang Minh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc
1.4 Thời gian nghiên cứu
Từ 20/06/2004 đến 20/12/2006
Trang 7
Chương 2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1 Các nghiên cứu về đánh giá tác động môi trường của quá trình công nghiệp hoá ở Việt Nam
Bao gồm các công trình về môi trường nói chung:
1 Nghiên cứu sự phân bố Asen trong môi trường không khí đô thị qua kết quả
đo bụi lắng ở Ngã Tư Sở Hà Nội (Đồng Kim Loan, Phạm Ngọc Hồ, Trần Hồng Côn, Phạm Anh Tuấn - 2000) Công trình đã chỉ rõ: quá trình sản xuất công nghiệp ở Ngã Tư Sở tạo ra lượng Asen lớn gây ô nhiễm môi trường
2 Đánh giá hiện trạng và tác động môi trường, quy hoạch môi trường tại các khu công nghiệp tại Hà Nội (Phạm Thị Anh, Hoàng Xuân Cơ - 2000): sử dụng phương pháp mô hình khuếch tán rối của Berliand và Sutton với phương pháp tần suất vượt chuẩn, sử dụng công cụ Cris đo được mức độ ô nhiễm môi trường ở các khu công nghiệp đang hoạt động
3 Nghiên cứu mối quan hệ giữa môi trường và hoạt động sản xuất kinh doanh
(Nguyễn Quang Báu - 1998)
Ngoài công trình kể trên còn nhiều công trình nghiên cứu tại khu công nghiệp cũ như: Thượng Đình (Hà Nội), Phố Nối (Hưng Yên)…
2.2 Các nghiên cứu về môi trường ở KCN Quang Minh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc
1 Kết quả quan trắc và phân tích số liệu khí tượng ô nhiễm môi trường không
khí thị xã Phúc Yên và huyện Mê Linh (Nguyễn Thị Hiền - 2007)
2 Các báo cáo chuyên đề của đề tài: “Quy hoạch bảo vệ môi trường thị xã Phúc Yên và huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc đến 2010 và định hướng đến năm
2020” (Trung tâm địa môi trường và tổ chức lãnh thổ)
Trang 8Hầu hết các công trình đều đi sâu vào nghiên cứu những tác động tới môi trường tự nhiên của các cơ sở nhà máy hay các khu công nghiệp Song những nghiên cứu đánh giá tác động tới môi trường xã hội hầu như chưa có, nếu có thì mới chỉ dừng lại ở mức các báo cáo Do vậy, tôi chọn đề tài trên là hướng nghiên cứu cho mình
Trang 9Chương 3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1 Những thuận lợi và khó khăn khi xây dựng khu công nghiệp Quang Minh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc
3.1.1 Vị trí địa lý
Khu công nghiệp Quang Minh có vị trí rất thuận lợi cho phát triển công nghiệp, có vị trí quan trọng trong tổng thể khu đô thị mới của Hà Nội và vùng lân cận:
+ Có tuyến cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài chạy qua, có ga đường sắt Thạch Lỗi, gắn với đầu mối giao thông đường 18 đi cảng Cái Lân, có vành đai
4 là đường giao thông đối ngoại quan trọng từ Hà Nội lên phía Bắc chạy qua + Tiếp giáp nhiều cơ sở công nghiệp và kinh tế quan trọng của đất nước như khu công nghiệp Nội Bài, thủ đô Hà Nội, sân bay và cụm cảng hàng không quốc tế Nội Bài, khu công viên đầm Vân Trì của thành phố Hà Nội, khu vui chơi Đầm Vạc của tỉnh Vĩnh Phúc
3.1.2 Lợi thế giải phóng mặt bằng
Xã Quang Minh gồm 7 thôn: Chi Đông, Giai Lạc, Gia Trung, Gia Thượng, Thôn Đồng, Gia Tân, ấp Tre Với địa hình bằng phẳng, địa điểm xây không có nghĩa địa, xa làng mạc do vậy việc đền bù giải phóng mặt bằng hết sức thuận lợi, không phải di chuyển mồ mả, khu dân cư Do vậy, chi phí cho xây dựng KCN chủ yếu là đền bù đất nông nghiệp và thiệt hại kinh tế khi san lấp mặt bằng và mua nguyên vật liệu
Mặt khác, Quang Minh là một vùng thuần nông, đất chủ yếu sản xuất một vụ màu, năng suất còn hạn chế Đồng thời tỉnh, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc rất bám dân, tạo chính sách hợp lòng dân nên rất được dân tin tưởng giao đất,
Trang 10giao vườn để xây dựng KCN; phát huy tính công khai, minh bạch, dân chủ
điều này khác với xây dựng các KCN khác
3.1.3 Nguồn lực lao động và truyền thống yêu nước
Xã Quang Minh có diện tích là 1375,55 ha Với số dân là 17611 người (năm 2004) Trong đó số người ở độ tuổi lao động là 11135 lao động chiếm 67% tổng số dân Đây là nguồn lao động dồi dào [1]
Quang Minh trước đây thuộc địa bàn huyện Kim Anh (thành Phố Hà Nội), xã có truyền thống văn hoá lâu đời, có bề dày thành tích trong chống giặc ngoại xâm, được nhà nước phong tặng anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Di tích chùa thôn Chi Đông được nhà nước phong tặng di sản quốc gia
3.1.4 Chính sách đầu tư
Với mục tiêu biến Vĩnh Phúc thành tỉnh Bình Dương thứ hai, phấn đấu
đến năm 2010 công nghiệp và dịch vụ chiếm 80%, GDP bình quân đầu người gấp 1,2 - 1,5 GDP bình quân đầu người của cả nước; Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc chủ trương “trải thảm đỏ đón đầu tư” bằng cách mời trọng thị [7]:
+ Cải cách hành chính, các thủ tục liên quan đến việc cấp quyền sử dụng
đất cho các nhà đầu tư
+ Thưởng cho các tổ chức cá nhân môi giới thành công các dự án đầu tư
+ Mềm dẻo trong thuế đất (ngoài miễn thuế thuê đất 8 năm theo quy định chung còn miễn thêm 5 năm tiếp)
+ Chính sách đền bù giải phóng mặt bằng được thực hiện một cách nhanh chóng
Với chính sách đầu tư thông thoáng, tính đến tháng 2/2006 toàn tỉnh đã
có 422 dự án đầu tư trong và ngoài nước Đây thực sự là dấu son trong đầu tư
và phát triển của tỉnh [1]
Trang 113.1.5 Những thuận lợi và khó khăn đặc thù khi xây dựng KCN Quang Minh
Quanh Hà Nội có một số tỉnh như Hà Tây, Hưng Yên, Hà Nam, Hải Dương đang xây dựng các KCN, riêng Hà Nội trước đây có KCN: Đài Tư, Sài
Đồng, Nội Bài, Nam Thăng Long Nhưng chỉ có 2 KCN phát triển mạnh là KCN Sài Đồng (Hàn Quốc đầu tư) và KCN Nam Thăng Long (Khu công nghệ
do Nhật Bản đầu tư) Còn KCN Nội Bài và Đài Tư giá nhân công cao (50 USD/ người/ tháng) nên sức hút đầu tư tại những nơi này giảm
Hưng Yên có KCN Phố Nối nằm trên đường chuyển tiếp giữa Hà Nội
và Hải Phòng do vậy chủ yếu là phát triển ngành dệt may, xuất khẩu qua cảng Hải Phòng
ở Hà Tây mặc dù nằm trên đường Láng Hoà Lạc nối với trục đường mòn Hồ Chí Minh song lại gặp khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng, trong đền bù giá đất do vậy các dự án đầu tư vào đây vẫn dậm chân tại chỗ
Vĩnh Phúc ở một số huyện cũng phát triển theo hướng riêng Huyện Tam Dương xây dựng các nhà máy sản xuất thức ăn gia súc; Yên Lạc phát triển buôn bán Nhưng phần lớn xa ga, xa cảng do đó sự hấp dẫn đầu tư vào các huyện này không cao Rút kinh nghiệm bài học từ bản thân và địa phương bạn và đặc biệt là về giải phóng mặt bằng tỉnh Vĩnh Phúc khắc phục những
điểm yếu, khơi dậy những điểm mạnh nhằm xây dựng thành công KCN và
đưa KCN vào hoạt động có hiệu quả
3.2 ảnh hưởng của quá trình xây dựng KCN đến cơ cấu phân bố lao
động địa phương
3.2.1 Thực trạng lao động và việc làm trước khi xây dựng KCN
Xã Quang Minh - Mê Linh - Vĩnh Phúc là xã thuần nông Trước khi xây dựng KCN Quang Minh, lao động của xã chủ yếu là lao động nông nghiệp, lao động phi nông nghiệp chiếm số lượng rất ít
Trang 12Bảng 1: Tình hình biến động lao động của xã trước khi xây dựng KCN
+ Lao động nông nghiệp 7376 người (95.2% tổng số lao động)
+ Lao động phi nông nghiệp 370 người (4.8% tổng số lao động)
Nhìn chung lao động của xã đang thiếu việc làm, mặt khác hiệu quả sử dụng lao động chưa cao
3.2.2 Thực trạng lao động và việc làm sau khi xây dựng KCN
Tính đến năm 2004, toàn xã có 11135 lao động (67% tổng dân số) Lao
động của xã chủ yếu tập chung ở một số thôn như: Chi Đông, Giai Lạc, Gia Trung [1]
Trang 133.2.3 Tình hình dư thừa lao động khi xây dựng KCN
3.2.3.1 Nguyên nhân
3.2.3.1.1 Sự suy giảm đất nông nghiệp
Dự án KCN Quang Minh với tổng diện tích 500 ha thuộc năm thôn (Chi
Đông, Giai Lạc, Gia Thượng, Gia Trung, Thôn Đồng) đã lấy đi một nửa diện tích đất nông nghiệp của xã Đồng thời do dân số tăng nhanh nên nhu cầu đất
ở ngày càng tăng Vì thế, diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất chuyên dùng và đất ở ngày càng tăng Cụ thể :
Bảng 4: Diện tích đất nông nghiệp chuyển mục đích sử dụng
Đơn vị: Hécta (ha)
Trang 14Loại đất
Trước khi xây dựng KCN
đường giao thông, giữa khu công nghiệp và khu dân cư) Đây là phần đất bỏ trống, không sản xuất nông nghiệp được theo khảo sát thực địa chiếm khoảng
32 ha (ảnh 1)
Vậy tổng diện tích đất nông nghiệp thực tế bị suy giảm là :
SThực tế = schuyển sang đất chuyên dùng + SĐất kẹp
= 570 + 32
= 602 (ha)
Trước khi có KCN, Quang Minh là một xã thuần nông, nhân dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp Sự suy giảm quỹ đất nông nghệp đã ảnh hưởng tới
Trang 15an ninh lương thực của xã Đất đai bị xé lẻ, không thể tiến hành công nghiệp hoá nông thôn Chúng ta hy sinh nền nông nghiệp vốn là thế mạnh để phát triển công nghiệp
Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự dư thừa lao động của xã hiện nay
3.2.3.1.2 Một số nguyên nhân khác
Tính đến năm 2006, KCN Quang Minh đã chính thức đi vào hoạt động Trong tổng số 248 doanh nghiệp đã đăng kí có 98 doanh nghiệp đã đi vào sản xuất Bao gồm:
+ 35 doanh nghiệp xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng
+ 13 doanh nghiệp kinh doanh và thương mại
+ 20 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhẹ
+ 30 doanh nghiệp sản xuất công nghệ cao
Tất cả các nhà máy, xí nghiệp này đều đòi hỏi lao động có trình độ cao,
có tay nghề và ít hơn 35 tuổi Thực tế lao động địa phương có trình độ thấp, chưa được tham gia đào tạo nghề, số lao động trên 35 tuổi chiếm đến 36.8% tổng số lao động Theo điều tra của Bộ Công Nghiệp: 20% doanh nghiệp được hỏi không muốn tuyển dụng lao động địa phương vì năng suất lao động thấp, 81% doanh nghiệp được hỏi cho rằng lao động địa phương có trình độ thấp, 73% doanh nghiệp được hỏi cho rằng lao động địa phương thiếu khả năng làm việc Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng dư thừa lao động
Bên cạnh đó, sự tràn vào của lao động các vùng phụ cận như Nghệ An, Thanh Hoá, Nam Định, Phú Thọ về KCN, tệ môi giới việc làm càng làm cho
sự dư thừa lao động địa phương trở lên nghiêm trọng
3.2.3.2 Tình hình dư thừa lao động sau khi xây dựng KCN Quang Minh
Số lao động trên một ha canh tác (trước khi xây dựng KCN, năm 2001):
Tổng diện tích đất nông nghiệp