Nhiều ý kiến cho rằng, để đảm bảo năng suất cho cây trồng thì vấn đề quan trọng là tạo ra các giống chịu hạn tốt, tìm hiểu khả năng chịu hạn của chúng để tạo ra các giống có năng suất kh
Trang 1Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Giang K32D CN Sinh
Lời cảm ơn
Để hoàn thành khóa luận này, em xin bày tỏ lòng biết ơn, kính trọng sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Văn Mã, người đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp
đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài này
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thày, cô trong tổ Sinh lý thực vật khoa Sinh – KTNN, Trung tâm hỗ trợ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Thư viện trường, các bạn sinh viên đã tạo giúp đỡ và điều kiện cho em thực hiện đề tài này
Do thời gian hạn chế, đề tài của em không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót Rất mong nhận được những lời nhận xét góp ý của thày, cô cùng các bạn sinh viên để khóa luận của em hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2010
Người thực hiện
Nguyễn Thị Giang
Trang 2Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Giang K32D CN Sinh
Lời cam đoan
Để đảm bảo tính trung thực và khách quan của đề tài tôi xin cam đoan:
- Đề tài của tôi không được sao chép từ bất kỳ đề tài nào
- Đề tài không trùng lặp với bất kỳ đề tài nào khác
- Kết quả trong đề tài của tôi là do nghiên cứu đảm bảo tính chính xác và trung thực
Nếu sai tôi xin chịu mọi trách nhiệm!
Hà Nội, tháng 05 năm 2010
Người thực hiện
Nguyễn Thị Giang
Trang 3Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Giang K32D CN Sinh
Bảng 4: Khả năng trao đổi nước
Bảng 5: Các yếu tố tạo năng suất
Bảng 6: Một số chỉ tiêu chất lượng
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Chiều cao cây
Hình 2: Diện tích lá
Trang 4Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Giang K32D CN Sinh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……….……… 1
1.1 Lý do chọn đề tài.……… …… 1
1.2 Mục đích nghiên cứu ……….……… 2
1.3 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn……… ……….…… 3
NỘI DUNG………… ……… ……… ……… 4
Chương 1: Tổng quan tài liệu….………….………… … …….… 4
1.1 Đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây đậu tương rau……… 4
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển của đậu tương rau……… 6
1.2.1 Nhân tố vô sinh……… …….……… 6
1.2.2 Nhân tố hữu sinh……… ……… 7
1.3 Tình hình nghiên cứu sinh trưởng, phát triển trên cây đậu tương……….……… 8
1.4 Tình hình nghiên cứu đậu tương rau……… 10
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu……….………… 12
2.1 Đối tượng nghiên cứu……… 12
2.2 Phương pháp nghiên cứu……… ……… 12
2.2.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng……… 12
2.2.2 Khả năng trao đổi nước……… 13
2.2.3 Các yếu tố cấu thành năng suất……… 14
2.2.4 Các chỉ tiêu chất lượng……… 15
2.3 Phương pháp xử lý số liệu……… 17
Chương 3: Kết quả và thảo luận……… 18
3.1 Khả năng sinh trưởng của đậu tương rau DT 02…… ……… …… 18
3.1.1 Chiều cao cây……… ……… 18
3.1.2 Diện tích lá……… ……… 20
Trang 5Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Giang K32D CN Sinh
3.1.3 Khả năng tạo nốt sần……….……… 21
3.2 Khả năng trao đổi nước của đậu tương rau DT 02……… 23
3.2.1 Khả năng giữ nước……… 22
3.2.2 Khả năng hút nước……… 25
3.2.3 Độ hụt nước còn lại……….……… 25
3.3 Các yếu tố cấu thành năng suất………
3.4 Các chỉ tiêu chất lượng………
KẾT LUẬN………
TÀI LIỆU THAM KHẢO……….………
PHỤ LỤC ẢNH
26
28
30
31
35
Trang 6Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Giang K32D CN Sinh
Đậu tương rau là một loại là loại rau có hàm lượng chất dinh dưỡng cao với hàm lượng protein 40%, lipit 20%, cacbohidrat 33%, chất xơ 6%, ngoài ra còn là nguồn cung cấp giàu các loại vitamin A, E, C, canxi, sắt, kali
và phytoestogen Các iso - flavon trong protein của đậu tương rau giúp giảm cholesterol có hại trong máu do đó làm giảm nguy cơ tắc nghẽn động mạch, chống ung thư, giảm bệnh tiểu đường, giảm chứng loãng xương
Đậu tương rau có hạt và quả to hơn so với đậu tương ăn hạt thường Đậu tương rau có thể được sử dụng cả ở dạng quả non và quả già Quả non đậu tương rau có thể sử dụng để ăn luộc và sử dụng trong các món xào nấu; người Nhật dùng đậu tương rau luộc nguyên quả với nước muối, đưa vào các bữa ăn hằng ngày, các nước châu Âu thì sử dụng đậu tương rau làm các món snack, salad, Đối với các hạt già phơi khô, khi nấu chín hầm khoảng 15 phút, hạt mềm bở, không dai, bùi, ngon đậm, dùng làm đồ hầm, nấu, sữa đậu nành; rang làm đồ nhậu, bánh kẹo rất ngon
Ở nước ta, diện tích gieo trồng đậu tương rau ngày càng mở rộng ở nhiều vùng khác nhau trong đó có cả vùng núi trung du Bắc Bộ, nơi đất bạc màu và thường xuyên bị khô hạn Hạn hán ở đất bạc màu gây không ít khó khăn cho sự sinh trưởng của cây đậu tương và hoạt động của các vi khuẩn
Trang 7Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Giang K32D CN Sinh
cộng sinh với chúng Do đó hạn hán là yếu tố hạn chế năng suất chủ yếu của đậu tương rau ở vùng này
Nhiều ý kiến cho rằng, để đảm bảo năng suất cho cây trồng thì vấn đề quan trọng là tạo ra các giống chịu hạn tốt, tìm hiểu khả năng chịu hạn của chúng để tạo ra các giống có năng suất khá lại có khả năng chịu hạn cao để gieo trồng ở những vùng khô hạn, vào mùa khô hạn; đồng thời tìm biện pháp
kỹ thuật để nâng cao tính chịu hạn, nâng cao năng suất, chất lượng của đậu tương rau
Đã có rất nhiều công trình của các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu trên đối tượng cây đậu tương Trong số đó cũng có những công trình nghiên cứu về khả năng sinh trưởng của cây đậu tương, nghiên cứu về các biện pháp
kỹ thuật canh tác ảnh hưởng tới sinh trưởng của đậu [5], [13] một số nghiên cứu tập trung khảo sát các giống đậu tương cho các vùng sinh thái khác nhau, Tuy nhiên, những nghiên cứu trên đối tượng là đậu tương rau lại rất ít, chỉ tập trung chủ yếu ở mức độ chọn tạo các giống mới phù hợp với điều kiện sinh thái của nước ta [25]
Bên cạnh đó nhu cầu đậu tương rau của toàn xã hội ngày càng cao, đậu tương rau không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao Vì thế cần có những nghiên cứu đồng bộ hệ thống về đậu tương rau để chọn được các giống đậu tương rau năng suất cao, phẩm chất tốt, phù hợp với các vùng sinh thái khác nhau
Xuất phát từ thực tiễn và lý luận tôi lựa chọn đề tài: „„Sự sinh
trưởng, phát triển và khả năng trao đổi nước của đậu tương rau DT 02 trên đất bạc màu‟‟
1.2 Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng trao đổi nước của đậu tương rau DT 02 trong điều kiện thí nghiệm ngoài đồng ruộng
Trang 8Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Giang K32D CN Sinh
- Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất và chất lượng của đậu tương rau DT 02
1.3 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Nghiên cứu tập trung tìm hiểu đặc điểm sinh trưởng, phát triển, khả năng trao đổi nước của đậu tương rau DT 02 từ đó làm cung cấp tư liệu cho việc chọn tạo các giống đậu tương rau có năng suất cao thích ứng với điều kiện sinh thái, khí hậu nước ta
Trang 9Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Giang K32D CN Sinh
NỘI DUNG
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Đặc điểm sinh trưởng, phát triển cây đậu tương rau
*Thời kỳ nảy mầm
Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình phát triển cá thể Quá trình nảy mầm diễn ra với nhiều biến đổi sinh lý, sinh hoá trong hạt để chuẩn bị cho sự hình thành một cây con
Quá trình nảy mầm của hạt bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn đều có những đặc điểm sinh lý, sinh hoá đặc trưng Ban đầu hạt hút nước mạnh nhờ cơ chế trương nước của hạt làm cho hạt trương lên Rễ bắt đầu phát sinh từ phần nhô lên của hạt kéo dài và đâm xuyên vào đất Đồng thời với sự kéo dài của rễ xuống phía dưới là sự sinh trưởng lên trên của thân mầm Đây là giai đoạn thân mầm nằm giữa hai lá mầm và rễ Nhờ thân mầm
tự kéo dài về phía trên, lá mầm được đẩy lên mặt đất rất nhanh đánh dấu thời
kỳ nảy mầm kết thúc
Thời kỳ này kéo dài từ 5 - 7 ngày sau khi gieo trồng, tuỳ thuộc độ ẩm, nhiệt độ đất, độ sâu lấp hạt và giống Sự mở rộng lá mầm để lộ các bộ phận sinh trưởng tiếp theo: lá non, thân,
Thời kỳ này kết thúc khi có 2 lá mọc đối (phía trên 2 lá mầm) Các chất dinh dưỡng trong thời kỳ này chủ yếu lấy ở 2 lá mầm để phát triển bộ rễ nhanh chóng Đây là thời kỳ quan trọng vì nó quyết định số cây/đơn vị diện tích và sức khoẻ của cây Cần tạo điều kiện để hạt giống mọc khoẻ, nhanh, đều
* Thời kỳ cây non
Bắt đầu khi cây có 1 - 2 lá kép và kết thúc khi cây bắt đầu có hoa Đây
là thời kỳ phát triển của thân, lá Tốc độ sinh trưởng trong thời gian đầu của
Trang 10Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Giang K32D CN Sinh
thời kỳ này tương đối chậm chỉ khi bắt đầu xuất hiện lớp rễ thứ 2 và sắp ra nụ hoa thì tốc độ sinh trưởng mới bắt đầu tăng lên Trong thời gian đầu của thời
kỳ này cần tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt Đó là mấu chốt để thân to, đốt ngắn, rễ ăn sâu, làm cho cây sinh trưởng khoẻ mạnh đặt cơ sở để đạt sản lượng cao sau này Nhưng tới thời kỳ sau của thời kỳ này, khi trong nội bộ cây đã có sự phân hoá các mầm mống của hoa cần phải ức chế sinh trưởng của cây
* Thời kỳ cây ra hoa
Bắt đầu từ khi cây ra hoa cho tới khi cây bắt đầu có quả Giai đoạn này
là thời kỳ tiếp theo của sinh trưởng sinh dưỡng và đậu tương rau bước vào thời kỳ sinh trưởng thực Thời kỳ này sự phát triển về thân lá chậm lại, cây tập trung các chất dinh dưỡng cho sự tạo hoa Thời kỳ này cây cần nhiều nước, tuy nhiên nếu gặp mưa thì sẽ ảnh hưởng tới sự thụ phấn của hoa Đây là thời kỳ quyết định năng suất của cây
* Thời kỳ hình thành quả và hạt
Thời kỳ này bắt đầu ngay từ giai đoạn ra hoa thì trong cây đã xuất hiện quả non Đến thời kỳ này sự sinh trưởng sinh dưỡng dừng lại Khi chùm quả non xuất hiện, sự sinh trưởng của thân chính chậm lại Các chất dinh dưỡng tập trung ở thân, lá được chuyển vào để nuôi hạt Số quả, số hạt, tỉ lệ quả chắc
là do hàm lượng chất dinh dưỡng ở thân, lá từ các thời kỳ trước và cả ngay thời kỳ này quyết định Các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm,… có ảnh hưởng rất lớn tới tốc độ phát triển của quả và hạt
Trang 11Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Giang K32D CN Sinh
của cây đậu tương rau; các bộ phận sinh trưởng sinh dưỡng (thân, lá, cành, rễ) đang phát triển và hoạt động mạnh; đồng thời các cơ quan sinh sản (hoa, quả, hạt) cũng đang phát triển Giai đoạn này mẫn cảm với các điều kiện ngoại cảnh, đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng và phải đảm bảo đủ các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, lưu thông không khí đáp ứng với các yêu cầu sinh
lý của cây mới giành được năng suất cao
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng phát triển của đậu tương rau
1.2.1 Các nhân tố vô sinh
* Nước
Nước có vai trò quan trọng trong quá trình sống của thực vật Nước là thành phần cấu tạo chất nguyên sinh, là dung môi hoà tan nhiều chất vô cơ, hữu cơ, là môi trường cho nhiều phản ứng hoá học xảy ra trong suốt quá trình sống của cơ thể Nhiều khi nước còn tham gia trực tiếp như một nguyên liệu cho phản ứng sinh hoá Nước không chỉ là dung môi đảm bảo sự thống nhất trong cơ thể mà còn đảm bảo mối quan hệ khăng khít giữa cơ thể và môi trường xung quanh
Thiếu nước ảnh hưởng tới hình thái của cây, ảnh hưởng tới các quá trình sinh lý trong cơ thể, ảnh hưởng tới các phản ứng hoá sinh trong tế bào Thiếu nước làm cho hoạt động đồng hoá bị ảnh hưởng, giảm tỉ lệ hình thành các sản phẩm cao phân tử, giảm sự vận chuyển các sản phẩm quang hợp từ lá đến các bộ phận khác Vì thế thiếu nước gây hại rất lớn đối với cây trồng, nếu thiếu nước kéo dài có thể dẫn tới sự chết của cây
* Nhiệt độ
Nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn tới quả trình sống của cây trồng Đối với đậu tương rau giới hạn phạm vi nhiệt độ cho sự sinh trưởng là 20 - 30ºC Ở
Trang 12Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Giang K32D CN Sinh
nước ta cần chú ý nhiệt độ thấp vào mùa đông ở miền Bắc có thể ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của cây
* Đất và dinh dưỡng khoáng
Đất ngoài vai trò là giá thể cho cây giúp cây đứng vững trên mặt đất mà còn cung cấp nước và các chất dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng, phát triển Đậu tương rau sinh trưởng tốt ở đất có độ pH 6,0 - 6,5 Trước khi gieo trồng đậu tương cần làm đất cho tơi xốp tạo điều kiện cho hạt giống nảy mầm tốt, tạo độ thông khí giúp cho cây sinh trưởng khỏe mạnh
Dựa vào đặc điểm của nền đất gieo trồng của từng vùng khác nhau mà
có thể bổ sung thêm cho đất các loại phân bón thích hợp Đất càng giàu dinh dưỡng thì lượng phân bón bổ sung thêm càng ít Lượng phân bón bổ sung cần
có sự phân bố đều theo nhu cầu của cây ở từng thời kỳ sinh trưởng khác nhau của cây điều đó giúp duy trì độ dinh dưỡng cho đất và tạo năng suất cho cây trồng
1.2.2 Các nhân tố hữu sinh
* Động vật
Trừ một số động vật có tác dụng trong việc làm tơi xốp đất và thoáng khí thì nhiều loài gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, phát triển của đậu tương rau như: chuột, sâu xám, sâu đục thân, đục quả, Bên cạnh đó các loại động vật này cũng làm giảm năng suất của đậu tương rau
* Thực vật
Các loại cỏ dại cạnh tranh nước, dinh dưỡng, ánh sáng, với đậu tương rau làm giảm sự sinh trưởng của đậu tương rau Cần thường xuyên loại bỏ cỏ dại tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt
Trang 13Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Giang K32D CN Sinh
* Vi sinh vật
Trong quá trình sống của các cây họ Đậu nói chung và đậu tương rau nói riêng đều có sự tham gia tích cực của nhóm vi khuẩn nốt sần Rhizobium Vigna Nhờ khả năng cố định nitơ khí trời, nhóm vi khuẩn này cung cấp thêm một lượng đạm hết sức quan trọng cho sinh trưởng, phát triển của cây đậu tương
Ngoài ra, sự sinh trưởng của đậu tương rau còn bị ảnh hưởng của một
số loại vi khuẩn, nấm Các loại vi khuẩn làm giảm năng suất của đậu tương rau từ đó ảnh hưởng tới sản lượng
1.3 Tình hình nghiên cứu sự sinh trưởng và phát triển của đậu tương
Cây họ Đậu là cây trồng cạn, có khả năng thích ứng khá rộng nên được gieo trồng rộng rãi Trên thế giới đậu tương được gieo trồng ở khắp năm châu trong đó tập trung nhiều nhất ở Châu Mỹ, Châu Á Ở nước ta, đậu tương được gieo trồng nhiều ở vùng núi và trung du Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, và đồng bằng sông Cửu Long Diện tích và sản lượng đậu tương ngày càng tăng nhanh trong những năm gần đây Tuy nhiên, năng suất bình quân hiện nay của cây đậu tương ở nước ta còn thấp so với thế giới
Do vị trí quan trọng của đậu tương trong hệ thống cây trồng nên gần đây các nhà khoa học đã đầu tư chọn tạo các giống đậu tương mới với mục tiêu: nâng cao năng suất, phẩm chất và khả năng thích ứng, tính chống chịu Bên cạnh đó, công tác nhập nội nguồn gen đậu tương cũng làm xuất hiện nhiều giống đậu tương có năng suất cao song việc đưa các giống này vào gieo trồng đại trà ở nhiều vùng sinh thái gặp nhiều khó khăn do điều kiện đất đai, khí hậu, tập quán Để khắc phục dần những khó khăn đó đã có rất nhiều nhà khoa học đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề: sinh trưởng, năng suất, bản chất
Trang 14Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Giang K32D CN Sinh
sinh lý, sinh hoá của đậu tương Trong số các công trình nghiên cứu có những công trình nghiên cứu về khả năng sinh trưởng của cây đậu tương: Nguyễn Danh Đông, Trần Đình Long,… đã tiến hành nghiên cứu về quá trình sinh trưởng của rễ, thân, hoa, quả là chủ yếu, một số công trình lại tìm hiểu biện pháp kỹ thuật canh tác ảnh hưởng đến sinh trưởng của đậu tương [5], [11], [13]
Một số công trình lại nghiên cứu ảnh hưởng của các chất kích thích sinh trưởng, Nguyễn Văn Đính đã nghiên cứu về ảnh hưởng của α – NAA tới khả năng nảy mầm, năng suất của đậu tương trên giống DT84 [4],… Một số nghiên cứu tìm hiểu ảnh hưởng của các nguyên tố khoáng và phân vi lượng: Nguyễn Văn Mã, Điêu Thị Mai Hoa tìm hiểu ảnh hưởng của phân vi lượng tới khả năng chịu hạn của đậu tương [7], [14], Phạm Gia Ngân nghiên cứu ảnh hưởng của Mo, B, Zn,… đến khả năng sinh trưởng, năng suất của đậu tương [20],…
Bên cạnh đó cũng có nghiên cứu đề cập tới sự sinh trưởng, khả năng quang hợp của đậu tương trên đất bạc màu [15], [17] Một số nghiên cứu lại tập trung vào việc tìm hiểu khả năng chịu hạn của các giống đậu tương năng suất cao thông qua việc tìm hiểu mối quan hệ giữa tính chịu hạn và một số đặc tính giải phẫu hình thái lá, thời gian sinh trưởng, diện tích lá, chiều cao cây, [8], [9], [16], [18] Một số lại đi sâu tìm hiểu các khía cạnh khác: Trần Thị Phương Liên và cộng sự nghiên cứu mối quan hệ của tính chịu hạn, chịu nóng với hàm lượng protein, lipit, thành phần axit amin trong hạt đậu tương [12]
Hiện nay sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã giúp các nhà khoa học chọn tạo được các giống đậu tương mới năng suất cao góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của cây đậu tương Các kết quả nghiên cứu của Mai Quang Vinh, Ngô Phương Thịnh tại Viện Di truyền Nông nghiệp đã tạo ra
Trang 15Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Giang K32D CN Sinh
nhiều giống đậu tương mới: DT 84, DT 90, DT 94,… có năng suất cao và tính chống chịu điều kiện bất lợi cũng tăng hơn các giống cũ [22], [23], [24]
1.4 Tình hình nghiên cứu đậu tương rau
Trên thế giới đậu tương rau được gieo trồng từ rất lâu, ở Trung Quốc cách đây khoảng 4000 - 5000 năm dùng làm thuốc và rau ăn Sản xuất đậu tương rau ngày càng được mở rộng, diện tích gieo trồng ngày càng tăng Trên thế giới hiện nay, đậu tương rau đã có 74 nước và vùng lãnh thổ nghiên cứu, thử nghiệm, buôn bán đậu tương rau, tập trung chủ yếu tại Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Mỹ, Năm 2004 diện tích trồng đậu tương rau của Trung Quốc là 28000 ha, sản lượng là 1,5 - 1,8 triệu tấn, ở Nhật Bản là 14400 ha, sản lượng 100000 tấn, Đài Loan là 120000 tấn [25]
Ở Việt Nam, đậu tương rau được đưa vào gieo trồng từ khoảng 10 năm trở lại đây Mặc dù năng suất, hiệu quả cao song diện tích gieo trồng ở nước ta rất khiêm tốn chủ yếu ở Đà Lạt và một số nơi như Hà Tây, Tây Nguyên ( Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông), An Giang nhưng mới chỉ ở mức
độ thử nghiệm vài ha/năm do nguồn giống chủ yếu là nhập từ nước ngoài với giá rất đắt Điều đó làm chi phí sản xuất cao, năng suất thấp do không phù hợp với điều kiện sinh thái của nước ta, giá đậu tương rau bán ra cũng cao hơn, do đó chưa được người tiêu dùng biết đến nhiều, sản phẩm xuất khẩu khó cạnh tranh với đậu tương rau của Trung Quốc giá rẻ
Từ năm 1990 trở lại đây các cơ quan nghiên cứu của Bộ NN&PTNN phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Rau màu châu Á tiến hành nghiên cứu khảo nghiệm và tuyển chọn các giống đậu tương rau Đến nay, Viện Di truyền Nông nghiệp đã hoàn thiện giống đậu tương rau DT 02 và triển vọng hai giống là DT 07 và DT 08 Viện Rau quả cũng có hai giống là AGS 346 và AGS 389 cho năng suất trung bình 8-14 tấn/ha Với các bộ giống này cây đậu tương rau có thể trồng cả 3 vụ/năm, bố trí trồng trên các vùng đất cao hạn vụ
Trang 16Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Giang K32D CN Sinh
xuân, đất màu và đất 2 lúa Ở miền Bắc, trong các năm 2007 - 2008, Viện Di truyền Nông nghiệp và Viện Rau quả đã tiến hành trồng thử nghiệm ở nhiều nơi cho thấy khả năng thích ứng rộng, kết quả tốt được Bộ NN&PTNN công nhận là giống sản xuất thử
Theo PGS, TS Mai Quang Vinh, với đặc thù của cây đậu tương rau là thu hoạch quả tươi Loại quả này trong điều kiện bình thường thì chỉ có thể bảo quản được trong vòng 1 - 2 ngày sau khi thu hoạch Nếu bảo quản trong kho lạnh có thể được trong thời gian 7 - 10 ngày, còn nếu bảo quản trong ngăn đá dưới 20C có thể được từ 2 - 6 tháng Do thời hạn bảo quản không dài nên xác định được thị trường tiêu thụ sản phẩm trước khi khuyến khích nông dân mở rộng diện tích là một việc cần thiết
Đậu tương rau thu quả xanh nên thời gian sinh trưởng ngắn, đầu tư chi phí thấp mà năng suất thu hoạch cũng như giá trị kinh tế cao Hiện nay, cây đậu tương rau mới chỉ được trồng rải rác, chưa thành vùng, quy mô nhỏ gây khó khăn cho thu gom sản phẩm sau khi thu hoạch Vì vậy, cần có những nghiên cứu đồng bộ về khả năng sinh trưởng năng suất của đậu tương rau để
có thể mở rộng diện tích gieo trồng, thành các vùng tập trung
Trang 17Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Giang K32D CN Sinh
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên giống đậu tương rau DT 02 Giống do Viện Di truyền Nông nghiệp chọn tạo từ các nguồn gen nhập nội Hoa DT 02 màu tím, lá to hình tim nhọn, lông trắng ngắn, quả khô có màu vàng rơm, hạt vàng, rốn hạt nâu nhạt, hạt to gấp đôi so với các giống đậu tương ăn hạt khác
Thời gian sinh trưởng: từ 65 - 75 ngày thu quả non, từ 80 - 90 ngày thu quả già
Thời gian tiến hành thí nghiệm: Vụ Xuân Hè từ tháng 3/2009 - 5/2009
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Hạt đậu tương rau chọn làm giống có độ đồng đều cao, khả năng nảy mầm 90%, được gieo trồng trên nền đất Vĩnh Phúc đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật về gieo trồng và chăm sóc đối với đậu tương rau Sau đó tiến hành theo dõi các chỉ tiêu nghiên cứu
2.2.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng
* Chiều cao cây
Chiều cao cây được xác định bằng thước thẳng, tính từ cổ rễ tới đỉnh sinh trưởng ngọn, xác định trong suốt thời gian sinh trưởng của đậu tương rau, mỗi lần đo cách nhau 10 ngày, bắt đầu đo từ ngày thứ 15 sau khi gieo
* Diện tích lá
Diện tích lá được xác định bằng máy đo diện tích lá Model AM 200 xác định ở 4 giai đoạn sinh trưởng của cây: giai đoạn cây non, giai đoạn cây giai đoạn cây trưởng thành, giai đoạn cây ra hoa và giai
Trang 18Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Giang K32D CN Sinh
* Số lượng nốt sần
Bao gồm nốt sần tổng số và nốt sần hữu hiệu Nốt sần hữu hiệu là nốt sần đang hoạt động có màu đỏ hồng Số lượng nốt sần cũng được xác định ở 4 giai đoạn: cây non, cây trưởng thành, cây ra hoa và cây ra quả non
2.2.2 Khả năng trao đổi nước
Khả năng trao đổi nước được xác định theo phương pháp của Kozusko [10] ở 3 thời điểm: cây non, ra hoa, ra quả non
* Khả năng giữ nước
Lá được lấy từ buổi sáng, đem cân nhanh được khối lượng tươi ban đầu B(g) Để lá tự thoát hơi nước trong 3h rồi cân lại được khối lượng b(g) Đem sấy ở nhiệt độ 1050
C trong 3h cho lá khô tới khối lượng không đổi rồi cân được khối lượng V(g)
Lượng nước lá giữ được khi bị héo được tính bằng % so với tổng lượng nước theo công thức:
K= 100 %
V B
V b
Trong đó: K: khả năng giữ nước của lá
b: khối lượng lá tươi sau khi héo
B: khối lượng lá tươi ban đầu
V: khối lượng khô của lá
* Khả năng hút nước
Lấy mẫu như trên rồi ngâm cuống lá vào trong một cốc nước Lấy cốc khác to hơn chụp kín hoàn toàn lá và cốc nước Để cho lá hút nước cho
Trang 19Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Giang K32D CN Sinh
bão hòa trong 3h Lau khô lá được khối lượng lá bão hòa nước lần 1 A1 (g)
Để lá héo sau 4h rồi cho bão hòa nước lần 2 và cân được khối lượng A2 (g)
Lượng nước không hút được của lá được tính bằng phần trăm so với khối lượng lá tươi bão hòa nước theo công thức:
a= 100 %
1
2 1
A
A
A
Trong đó: a : khả năng hút nước của lá
A1 : khối lượng tươi của lá sau lần bão hòa nước đầu tiên
A2 : khối lượng tươi của lá bão hòa nước sau khi bị héo
A: khối lượng tươi của lá bão hòa nước
B: khối lượng tươi ban đầu của lá
2.2.3 Các yếu tố cấu thành năng suất
- Số hoa, số quả được xác định vào lúc mà 2/3 số cây ra hoa, ra quả
- Các chỉ tiêu về năng suất như tỷ lệ quả chắc, tỷ lệ quả 2 - 3 hạt được tính trên 100 quả
- Khối lượng quả trên cây, khối lượng 1000 hạt được xác định trên cân điện tử Sartorius
Trang 20Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Giang K32D CN Sinh
Để bình định mức trong tối khoảng 10 phút cho axit ascobic tan hoàn toàn, lọc lấy dịch trong Lấy 10ml dịch lọc cho vào bình nón (hoặc cốc thuỷ tinh nhỏ), thêm vào đó 10 giọt tinh bột 0,5% lắc nhẹ Dùng I2 0,01N chuẩn độ đến khi dịch chiết xuất hiện màu xanh lam nhạt
Hàm lượng vitamin C được tính theo công thức:
X= 100
.
00088 , 0
g V
V V
f
c
Trong đó:
X: Là hàm lượng vitamin C
Vc: Số ml dung dịch I2 0,01N chuẩn độ
Vf : Số ml dung dịch mẫu đem phân tích
V: Dung tích mẫu đem pha loãng
g: Số gam mẫu đem phân tích
0,00088 : Số g vitamin C tương đương với 1ml I2 0,01N