1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

So sánh khả năng trao đổi nước và năng suất của tám giống khoai tây khác nhau trồng trên nền đất vĩnh phúc

34 230 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 329,15 KB

Nội dung

Mặt khác quá trình sinh trưởng phát triển và quang hợp có vai trò quyết định tới năng suất khoai tây mà các quá trình này có liên quan chặt chẽ tới quá trình trao đổi nước của cây.. Khoa

Trang 1

Em xin chân thành cảm ơn !

Sinh viên

Dương Văn Thắng

Trang 2

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan khoá luận được hoàn thành là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, những số liệu trong luận văn là trung thực, không trùng lặp với các kết quả nghiên cứu trước

Nếu sai tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm

Sinh viên

Dương Văn Thắng

Trang 3

Mục lục

trang

mở đầu

1 Lý do chọn đề tài 5

2 Mục đích nghiên cứu 6

3 Nội dung nghiên cứu 6

Phần 1 Tổng quan tài liệu 1.1 Khái quát về cây khoai tây 7

1.1.1 Giới thiệu chung về cây khoai tây 7

1.1.2 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây khoai tây 8

1.1.3 Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh 9

1.2 Một số hướng nghiên cứu trên cây khoai tây ở Việt Nam 10

Phần 2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1 Đối tượng nghiên cứu 13

2.2 Phương pháp nghiên cứu 16

Phần 3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1 Khả năng trao đổi nước 20

3.2 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 30

3.3 Đánh giá mối tương quan giữa trao đổi nước và năng suất cây khoai tây 32

Phần 4 Kết luận và đề nghị 4.1 Kết luận 33

4.2 Đề nghị 33

Tài liệu tham khảo

Trang 4

Danh mục các bảng, hình

Danh mục các bảng

Bảng 3.1 Cường độ thoát hơi nước của tám giống khoai tây

Bảng 3.2 Khả năng giữ nước của tám giống khoai tây

Bảng 3.2 Khả năng hút nước của tám giống khoai tây

Bảng 3.4 Độ hụt nước còn lại của tám giống khoai tây

Bảng 3.5 Tổng hợp đánh giá bảng điểm khả năng trao đổi nước của tám giống khoai tây

Bảng 3.6 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của tám giống khoai tây

Danh mục các hình

Hình 3.1 Động thái thoát hơi nước của tám giống khoai tây

Hình 3.2 Động thái khả năng giữ nước của tám giống khoai tây

Hình 3.3 Động thái khả năng hút nước của tám giống khoai tây

Hình 3.4 Động thái độ hụt nước “còn lại” của tám giống khoai tây Hình 3.5 Tổng hợp đánh giá bảng điểm khả năng trao đổi nước của tám giống khoai tây

Hình 3.6 Năng suất của tám giống khoai tây

Trang 5

mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay thế giới đứng trước thực trạng dân số tăng nhanh khiến nhu cầu về nhà ở, công trình công cộng tăng làm thu hẹp diện tích đất trồng Vì vậy cách duy nhất để tăng sản lượng mùa màng là ứng dụng các biện pháp kỹ thuật và mở rộng sử dụng nhiều loại cây lương thực cho năng suất cao và phẩm chất tốt Một trong những cây lương thực chính đó là khoai tây

Khoai tây có tên khoa học là Solanum tuberosum.L, thuộc họ cà: (Salanacae) Chi Solanum, có nguồn gốc từ Nam Mỹ, cây khoai tây là cây

trồng lấy củ có ý nghĩa lớn trong nền kinh tế quốc dân của nhiều nước trên thế giới Khoai tây được xếp thứ 5 sau lúa, ngô, lúa mì, lúa mạch Sản lượng đạt 3 triệu tấn/năm Vì vậy ở hầu hết các nước đều có chương trình đưa khoa tây vào là một trong những cây cung cấp lương thực chính của Quốc gia

Khoai tây có thành phần khoảng 80% nước, 17,7% tinh bột, 0,9%

đường, 2% Protein, 0,7% axit amin và các chất khác Đặc biệt quan trọng khoai tây có chứa tất cả các axit amin không thay thế và một loạt các vitamin

B1, B2, B6, PP, Caroten… nhiều nhất là vitamin C Ngoài ra khoai tây còn có công dụng dược liệu như: cường toan axit cho dạ dày, viêm tá tràng, nhiễm

độc, chất Solaum trong mầm củ khoai tây có tác dụng chống dị ứng, làm thuốc giảm đa

Năm 1890 cây khoai tây được người Pháp đưa vào nước ta và nó đã trở thành cây trồng tốt thích nghi với khí hậu vụ đông ở đồng bằng Bắc bộ Trong những năm gần đây với sự phát triển khoa học kỹ thuật, các nhà khoa học đã chọn tạo ra nhiều giống khoai tây mới có năng suất và phẩm chất cao hơn hẳn các giống cũ đặc biệt nhờ phương pháp nuôi cấy mô

ở nước ta việc sản xuất khoai tây lại gặp khó khăn do ảnh hưởng của

điều kiện thời tiết với khí hậu nhiệt đới gió mùa nắng lắm, mưa nhiều, song lượng mưa không đều giữa các tháng trong năm Đặc biệt là mùa khô lượng

Trang 6

nước trong đất ít, tình trạng thiếu nước kéo dài ảnh hưởng xấu tới cây trồng Trong khi đó khoai tây vốn là cây ưa ẩm, chế độ nước có vai trò rất lớn trong

đời sống của khoai tây Mặt khác quá trình sinh trưởng phát triển và quang hợp có vai trò quyết định tới năng suất khoai tây mà các quá trình này có liên quan chặt chẽ tới quá trình trao đổi nước của cây Vùng đất Cao Minh- Phúc Yên- Vĩnh Phúc là vùng đất đồi khả năng giữ nước kém do vậy ảnh hưởng của nước lại càng lớn Khoai tây là cây trồng vụ đông có khả năng cho năng xuất cao đã và đang được trồng ở khu vực Cao Minh- Phúc Yên- Vĩnh Phúc nhưng còn rất ít tài liệu nghiên cứu khả năng trao đổi nước trên đối tượng này Vì vậy xác định được giống khoai tây có khả năng trao đổi nước tốt lại có năng suất cao là việc làm vừa có ý nghiã khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn để xác định

giống phù hợp đưa vào sản xuất Chính vì lý do này tôi chọn đề tài: “So sánh khả năng trao đổi nước và năng suất của tám giống khoai tây khác nhau trồng trên nền đất Vĩnh Phúc”

2 Mục đích nghiên cứu

Đánh giá khả năng trao đổi nước và năng suất các giống khoai tây trồng trên vùng sinh thái Cao Minh- Phúc Yên- Vĩnh Phúc, trên cơ sở đó xác định

được giống phù hợp với vùng sinh thái này để đưa vào sản xuất

3 Nội dung nghiên cứu

3.1 Khả năng trao đổi nước

- Xác định khả năng hút nước của lá các giống khoai tây

- Xác định khả năng giữ nước của lá

- Xác định độ hụt nước còn lại của mô lá

- Xác định cường độ thoát hơi nước vào các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của các giống khoai tây

3.2 Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống khoai tây

3.3 Phân tích mối quan hệ giữa trao đổi nước và năng suất cây khoai tây

Trang 7

Phần 1 Tổng quan tài liệu

1.1 Khái quát về cây khoai tây

1.1.1 Giới thiệu chung về cây khoai tây

Khoai tây là cây hoa màu có giá trị dinh dưỡng cao, khoảng 180 loài có

khả năng cho củ, thuộc loài Solanum tuberosum.L, có nguồn gốc ở vùng núi

cao Andes thuộc Nam Mỹ (Smith, 1968) [1] Độ dài ngày không quá 12 giờ, cây có đặc tính hình thành củ ở quang chu kỳ ngắn ngày và nhiệt độ thấp

Khoai tây là nguồn thực phẩm quý cùng với các loại rau khác, khoai tây

là nguồn cung cấp vitamin C chủ yếu Mỗi người sử dụng 300g khoai tây trong một ngày đã gần thoả mãn nhu cầu cơ thể về loại vitamin này Mặt khác khoai tây còn chứa nhiều B1, B2, B6, PP… và các chất khoáng quan trọng là Kali, sau đó đến Ca, P, Mg Sự có mặt các axit amin tự do không thay thế đã làm tăng giá trị dinh dưỡng của củ khoai tây Theo Burton (1974) trong 100g khoai tây có thể cung cấp ít nhất 8% nhu cầu về protein, 3% nhu cầu năng lượng, 10% nhu cầu về sắt, 10% nhu cầu vitamin B1, 20- 50% nhu cầu về vitamin C cho một người trong một ngày [1]

Khoai tây không chỉ làm lương thực cho người và gia súc mà còn là nguồn nguyên liệu có giá trị cho nhiều ngành công nghiệp chế biến các loại axit hữu cơ (axit lactic, axit xitric) và các dung môi hữu cơ (etanol, butanol, axeton) [3]

ở Việt Nam khoai tây được du nhập vào năm 1890 chủ yếu ở đồng bằng Sông Hồng Trước những năm 1970 diện tích trồng cây khoai tây còn thấp, từ khi ra đời vụ đông thì khoai tây mới được chuyển từ vị trí cây rau sang cây lương thực quan trọng, nhưng năng suất còn qúa thấp (10 tấn/ha) trong khi

đó năng suất khoai tây ở Pháp 35 tấn/ha, Hà Lan 45 tấn/ha [5]

Theo Tạ Thị Cúc nguyên nhân hạn chế việc phát triển và mở rộng diện tích khoai tây là

Trang 8

+ Vốn đầu tư tương đối lớn

+ Khoai tây chủ yếu trồng bằng củ giống, việc tự để giống theo phương pháp cổ truyền có tỷ lệ hao hụt quá lớn Do vậy không chủ động giống theo ý muốn

+ Thị trường trong nước còn hạn chế

+ Phương tiện bảo quản khoai tây còn hạn chế

+ Trình độ kỹ thuật của người nông dân còn thấp

+ Giống thoái hoá và nhiễm bệnh nhanh

1.1.2 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của khoai tây

* Thời kỳ ngủ nghỉ

Củ bước vào giai đoạn chín sinh lý thì quá trình ngủ nghỉ bắt đầu, lúc này lá trên mặt đất có hiện tượng vàng úa tự nhiên Thời kỳ này kéo dài 2-4 tháng, cá biệt có giống kéo dài 6 tháng

* Thời kỳ nảy mầm

Củ khoai tây trong thời gian ngủ nghỉ thực chất vẫn có quá trình biến

đổi sinh lý, hoá học ở cuối thời kỳ này hàm lượng giberilin tăng làm giảm nồng độ các chất ức chế, phá vỡ tầng bần thúc đẩy quá trình mọc mầm ở củ

Củ nảy mầm phụ thuộc vào tuổi củ, tuổi củ càng già thì khả năng mọc mầm càng kém

* Thời kỳ sinh trưởng lá

Sau khi trồng mầm phát triển thành thân, thân chính phát triển trực tiếp

từ củ giống, các thân phụ phát triển từ thân chính Từ các thân phụ có khả năng sinh các thân nhánh ở những đốt trên cao

* Sự hình thành thân ngầm (tia củ)

Thân ngầm có màu trắng, phát triển theo hướng nằm ngang dưới mặt

đất và có đốt Nó được hình thành sau khi trồng khoảng 25-30 ngày sau đó hình thành suốt quá trình sinh trưởng và phát triển

Trang 9

* Thời kỳ phát triển củ

Thời kỳ này trồng khoảng 50 ngày Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình sinh trưởng của khoai tây Lúc đầu củ được tạo thành từ những thân ngầm (tia củ) phình to lên, kết quả là các tế bào tăng và lớn nhanh kèm theo sự tích luỹ tinh bột

1.1.3 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh

Đối với cây trồng nói chung và khoai tây nói riêng để có được năng suất cao thì ngoài yêu cầu về giống tốt còn phải đòi hỏi về nhiệt độ, độ ẩm, nước,

ánh sáng và điều kiện đất đai, dinh dưỡng thích hợp Trong các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng thì nước là nhân tố cơ bản

* Vai trò của nước đối với cây khoai tây

Qua kết quả nghiên cứu của Ngô Đức Thiệu và Nguyễn Văn Huấn năm

1978 cho biết: trong khoảng thời gian sinh trưởng và phát triển của khoai tây cần một lượng nước rất lớn, mỗi ha cần 2800- 2900m3 nước cho năng suất củ

từ 19-33 tấn/ha

Khoai tây cần được cung cấp một lượng nước thích hợp để phát triển tốt

và ở các thời kỳ sinh trưởng khác nhau thì nhu cầu về nước lại khác nhau

- Thời kỳ ngủ nghỉ: nếu điều kiện khô và ẩm, thời gian ngủ nghỉ ngắn, ngược lại nếu điều kiện lạnh, độ ẩm cao thì thời gian ngủ nghỉ dài hơn

- Thời kỳ nảy mầm: các phản ứng phân giải xảy ra rất mạnh mẽ nên củ cần một lượng nước rất lớn để phân giải các chất hữu cơ trong củ thành các chất đơn giản cung cấp cho mầm cây

- Thời kỳ sinh trưởng thân lá: lúc này quá trình quang hợp và trao đổi chất diễn ra mạnh mà các quá trình này rất cần có nước, nếu thiếu nước cây sinh trưởng kém, thấp bé, năng suất và chất lượng giảm Nếu thừa nước sẽ làm cho cây mềm yếu, nồng độ đường và nồng độ các chất hoà tan giảm dẫn đến giảm chất lượng, giảm khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh và hệ rễ kém phát triển

- Thời kỳ hình thành thân ngầm (tia củ): cây cần độ ẩm tối thiểu của đất

Trang 10

là 60-80% để phát triển hệ rễ tầng mặt Nếu đất không đủ ẩm sẽ kìm hãm sự hình thành tia củ, kích thích thân ngầm phát triển thành chồi lá

- Thời kỳ phát triển củ: trong thời kỳ này củ lớn nhanh khi điều kiện nhiệt độ thấp, ngày ngắn, độ ẩm cao khoảng 80%, đủ chất dinh dưỡng Nhưng thiếu nước củ không phát triển được và dẫn đến củ nhỏ năng suất và chất lượng thấp Theo nghiên cứu của Trần Thị Mau [4]

Độ ẩm đất 60% năng suất giảm 4,3%

Độ ẩm đất 40% năng suất giảm 39,9%

Không tưới năng suất giảm 63%

- Thật vậy nước có vai trò to lớn trong đời sống của cây khoai tây Mỗi thời kỳ sinh trưởng cây cần một lượng nước khác nhau và có nước cây mới thực hiện được các quá trình quang hợp, quá trình trao đổi chất và nó ảnh hưởng đến trạng thái chất nguyên sinh, sự vận chuyển, hoà tan các chất, duy trì độ căng của các tế bào trong cây Do vậy tuỳ từng thời kỳ của cây cần phải cung cấp đủ nước để cây sinh trưởng và phát triển tốt, đạt năng suất chất lượng

củ cao nhất cho từng giống

1.2 Một số hướng nghiên cứu trên cây khoai tây ở Việt Nam

Tại Việt Nam, mặc dù khoai tây đã được biết đến từ lâu (1890) do một nhà khoa học người Pháp đưa sang, nhưng những nghiên cứu chính quy về cây khoai tây mới chỉ bắt đầu từ năm 1975 sau khi Việt Nam sử dụng công thức luân canh lúa Xuân – lúa mùa sớm – khoai tây [2], [7] Các nhà nghiên cứu tập trung nhiều vào công tác chọn giống, thảo nghiệm giống khoai tây bằng phương pháp invitro, các biện pháp thâm canh kỹ thuật… nhằm mở rộng diện tích trồng khoai tây và tăng năng suất cũng như chất lượng khoai tây Đồng thời còn giảm được chi phí trồng trọt đến mức thấp nhất

Các chương trình nghiên cứu này được xây dựng một cách đồng bộ từ chọn tạo giống thích hợp với các điều kiện sinh thái của từng vùng trồng khoai tây đến việc nghiên cứu và tổ chức và nhân giống sạch bệnh, chất lượng tốt, có

Trang 11

hệ số nhân giống cao, nghiên cứu và xây dựng mô hình sản xuất giống, sản xuất khoai tây thương phẩm, đặc biệt là cho nhu cầu sản xuất [6]

1.2.1 Hướng nghiên cứu chọn tạo, khảo nghiệm đánh giá và nhân giống

Từ 104 mẫu giống nhập từ CIP (Trung tâm khoai tây Quốc tế Box 993, Manila, philippin) Cộng hoà Dân chủ Đức, Hà Lan, Pháp , các nhà khoa học Việt Nam đã lai tạo được 206 tổ hợp lai với 7100 dòng Từ đó xây dựng được gần 100 mẫu giống có đặc điểm khác nhau làm vật liệu cho lai tạo giống khoai tây Phục vụ sản xuất như: I.1039, CV 38.6 có năng suất cao, phẩm chất tốt, sinh trưởng phát triển khoẻ, chống chịu bệnh tốt… đã được đưa vào cơ cấu cây trồng vụ đông ở đồng bằng Bắc bộ [8]

Theo Nguyễn Văn Đính khi khảo sát một số giống khoai tây trồng trên nền đất Vĩnh Phúc đã khẳng định: Các giống 108.28 và 171.7 sinh trưởng tốt, năng suất cao hơn các giống Thường Tín Giống G1 không thích ứng với vùng

đất Cao Minh - Mê Linh - Vĩnh Phúc, còn giống Diamant tương đương với giống Thườn Tín [3]

1.2.2 Hướng nghiên cứu về thoái hoá giống và biện pháp khắc phục thoái hoá giống

ở Việt Nam theo Vũ Triệu Mẫn trên khắp các vùng trồng khoai tây, tỷ

lệ bệnh virus là 20% đến 70%, giống Ackessegen đã bị thoái hoá nặng, khoai tây ở Việt Nam đã bị nhiễm tất cả các loại virus X, Y, S, M Do đó để khắc phục thoái hoá giống khoai tây do virus gây ra là một việc làm cấp bách và cho tới nay có thể tiến hành các biện pháp như:

Trang 12

1.2.3 Hướng nghiên cứu kỹ thuật trồng khoai tây

Theo Chương Văn Hội, Đào Duy Chiến, Ngô Doãn Đảm nghiên cứu kỹ thuật trồng khoai tây bằng hạt lai ở vùng đồng bằng sông Hồng vào hai vụ

Đông Xuân từ 1993 – 1995 cho thấy sử dụng hạt khoai tây lai thay thế củ giống để sản xuất khoai tây đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu củ giống ở Việt Nam

1.2.4 Hướng nghiên cứu kỹ thuật bảo quản khoai tây

Theo Chương Văn Hội, Trịnh Quốc Mỹ và các cộng tác viên “nghiên cứu về bảo quản khoai tây giống ở đồng bằng Bắc bộ” đã đề cập và đưa ra phương án giải quyết theo nhiều hướng như: Chọn giống chống chịu, trong bảo quản, bố trí bụi trồng để rút ngắn thời gian bảo quản (trồng vụ xuân, sản xuất giống ở miền núi…) cải tiến những biện pháp bảo quản trong kho chứa hợp lý như kho giống phải có nhiều ánh sáng tán xạ, định kỳ phòng rệp và nhện trên mầm khoai tây

Trang 13

Phần 2 đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài này chúng tôi đã dùng 8 giống khoai tây gồm: Diamant, Redstar, KT3, Mariella, CV38.6, Eben, Solara, HH7 do Trung tâm nghiên cứu cây có

củ Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam cung cấp

2.1.1 Giống Diamant (nhập nội Hà Lan )

Là tổ hợp lai (TdeV54-30-8 x SVP 55-89)

* Đặc tính nông học

- Thời gian chín hơi muộn đến hơi sớm

- Hình dạng củ: củ to, hình ô van, hình dạng ổn định hay biến đổi nhẹ, mắt nông, chống chịu xây xát

- Mầm: mầm trung bình, hình trụ dài, yếu mầu đỏ – violet, đỉnh có chồi

có màu Antocyanin nhạt hoặc không màu

Trang 14

2.1.2 Giống Redstar (giống nhập nội từ Hà Lan) có nguồn gốc từ tổ hợp lai (Bildstar x VdW 76-30)

* Đặc tính nông học

- Thời gian chín hơi muộn đến hơi sớm, củ to hình ô van đến tròn và hình dạng ổn định, mắt rất nông, chống chịu xây xát và các vết thâm tím tốt Năng suất cao và ổn định, hàm lượng chất khô và tán lá tốt Nhạy cảm với bệnh lụi lá, chống chịu trung bình bệnh lụi củ, bệnh xoăn lá, chống chịu tốt virus A, virus X Chống chịu khá virus Yn, chống chịu với tác nhân gây bệnh

u nang củ do giun tròn type A [=Ro1]

* Đặc tính hình thái học

Thân trung bình, thẳng đứng hoặc hơi nghiêng, to đến trung bình, có màu antocyanin rõ ràng hoặc không màu Cây có vừa phải cụm hoa, hoa có màu đỏ – violet, có một ít quả hạch Củ hình ô van hay tròn, thịt củ màu vàng nhạt, mắt củ rất nông Mầm trung bình đến lớn, hình nón, màu đỏ – violet

đậm, đỉnh có chồi, có màu antocyanin nhạt hoặc không màu

2.1.3 Giống KT3 ( 105.32) do trung tâm nghiên cứu cây có củ Viện khoa học KTNN Việt Nam chọn ra từ tổ hợp lai (Serrana x I.1035) nhập năm 1989 của Trung tâm khoai tây Quốc tế CIP

* Đặc điểm của giống khoai tây KT3

- Có thời gian sinh trưởng ngắn từ 80 đến 85 ngày, cây phát triển khoẻ, năng suất cao từ 18 – 20 tấn/ha Củ giống bảo quản trong kho tán xạ có thời gian ngủ nghỉ dài (160 ngày), củ giống ít nhăn, có từ 4 – 5 mầm/củ Chống chịu bệnh virus tốt, chịu nhiệt khá, nhiễm bệnh héo xanh, mốc sương và héo lá trung bình

2.1.4 Giống Mariella

Giống Mariella được nhập nội từ Đức và được thuần hoá ở nước ta từ năm 1974 Được công nhận là giống mới từ năm 1980 và có các đặc điểm chủ yếu sau:

Trang 15

Thời gian sinh trưởng vụ xuân từ 100 – 110 ngày, vụ đông từ 95 – 105 ngày Năng suất trung bình từ 16 – 18 tấn/ha Củ có vỏ màu nâu nhạt, ruột củ màu vàng rất nhạt Thân to mập, lá to màu xanh nhạt Mầm to mập, thâm mầm màu nâu, mầm dễ bị rụng khỏi củ, số mầm trên củ ít, thường mỗi củ chỉ

có một mầm, thời gian ngủ nghỉ là 115 – 120 ngày Chịu hạn và chịu nóng trung bình, chịu rét khá, chống chịu mốc sương khá, chống chịu virus tốt

2.1.5 Giống CV38.6

Giống CV38.6 được nhập nội từ trung tâm khoai tây Quốc tế (CIP) được thuần hoá ở nước ta từ năm 1983 Giống CV38.6 có các đặc điểm chủ yếu sau: Thời gian sinh trưởng vụ đông 105 – 110 ngày Năng suất trung bình từ 18 -

20 tấn/ha Củ có màu vỏ và ruột màu trắng sữa Thân cao, to lá xanh đậm, sinh trưởng phát triển khoẻ ra hoa, đậu quả ở cả miền núi và đồng bằng Thời gian ngủ nghỉ tương đối ngắn 55 – 60 ngày Chống chịu điều kiện bất lợi như nóng, rét tương đối tốt, chống chịu mốc sương tốt, chống chịu virus khá

2.1.7 Giống Solara là giống nhập nội hàng năm có nguồn gốc từ Hà Lan

* Đặc điểm sinh học

Thời gian sinh trưởng ngắn 85 – 90 ngày Củ lớn hình tròn đến ô van,

vỏ màu vàng, mắt sâu trung bình đến nông, chống chịu xây xát tốt Năng suất cao và tương đối ổn định Nhạy cảm với bệnh lụi lá, chống chịu tốt với bệnh lụi củ, bệnh xoăn lá, chống chịu tốt với bệnh virus X và khá tốt với virus Yn Chống chịu tốt với tác nhân type A

Trang 16

* Đặc tính hình thái học

Cây cao trung bình, thân hơi nghiêng, lá rộng đến trung bình, màu xanh

đến xanh đậm, tán hơi mở, số cụm hoa vừa phải, có ít đến rất ít quả mọng Mầm lớn màu xanh violet đậm, số lượng mầm trung bình

2.1.8 Giống HH7

HH7 là giống khoai tây lai có nguồn gốc ấn Độ được trung tâm nghiên cứu cây có củ – Viện Khoa học KTNN Việt Nam chọn tạo từ hàng chục tổ hợp lai của Trung tâm khoai Quốc tế (CIP)

Giống HH7 có tên khoa học HPS7 (HH7) và đã được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật từ tháng 01 năm 1998

Đặc điểm sinh trưởng khoẻ, phân nhánh nhiều, trung bình từ 2 – 5 thân/khóm Củ tròn mắt hơi sâu, vỏ và ruột màu vàng Năng suất tiềm năng 20 – 30 tấn/ha Thời gian sinh trưởng từ 85 – 90 ngày ít bị mốc sương và các loại bệnh do virus, chống chịu bệnh héo xanh trung bình

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành vào vụ đông 2005, tại khu vực xã Cao Minh – Phúc Yên – Vĩnh Phúc Diện tích thí nghiệm là 500m2 được chia làm 24 ô Chúng tôi tiến hành chăm sóc theo phương pháp thông thường cho tất cả các giống trên các lô là như nhau về chế độ nước, chế độ phân bón, chất đất và thuốc bảo vệ thực vật Tiến hành theo dõi các chỉ tiêu trao đổi nước của lá vào

3 giai đoạn 40-50-60 ngày Khi thu hoạch tiến hành đánh giá các chỉ tiêu về năng suất, mối tương quan giữa trao đổi nước và năng suất cụ thể của các giống khoai tây

2.2.2 Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu

* Cường độ thoát hơi nước

Được đo trên máy chuyên dụng Ultra Compact phosynthesis System LCi của hãng ADC (Anh)

Trang 17

* Khả năng giữ nước

Lá được cắt vào buổi sáng, mỗi giống từ 3 đến 4 lần lặp lại, các lá cây

được lấy ở cùng một tầng, mỗi công thức lấy 3 lá Sau đó cho vào túi nilon và

đưa vào phòng thí nghiệm, đem cân lên được khối lượng B - đó là trọng lượng tươi ban đầu, để cho lá tự bốc hơi nước trong phòng không có ánh sáng mặt trời Các mẫu cùng đặt ở một vị trí sau 3 đến 4 giờ cân từng lô lá lên được khối lượng b – khối lượng tươi sau khi gây héo Tiếp tục đưa vào tủ sấy trong

6 giờ ở nhiệt độ 1050 C, cho đến khi khối lượng không đổi đem cân được khối lượng V Kết quả khả năng giữ nước được tính theo công thức

B: Là khối lượng tươi ban đầu của lá (g)

b: Khối lượng tươi của lá sau khi gây héo (g)

V: Khối lượng khô của lá sau khi sấy ở 1050C

B – V: Tổng lượng nước trong lá

* Khả năng hút nước của lá

Lấy lá được cắt vào buổi sáng (giống như phần khả năng giữ nước) Sau

đó đem vào phòng thí nghiệm làm bão hoà hơi nước cho lá bằng cách ngâm cuống lá vào trong cốc nước (chỉ ngâm phần cuống) đậy kín cốc nước lại và

để cho lá bão hoà trong 3 giờ Sau 3 giờ lấy khăn lau hoặc lấy giấy thấm, thấm hết nước ở phần cuống lá đem cân được trọng lượng bão hoà lần 1 là A1 Tiếp theo để lá héo trong 4 đến 5 giờ, rồi lại tiếp tục cho bão hoà lần hai trong 3 giờ

và đem cân được trọng lượng bão hoà lần hai là A2 Do vậy khả năng hút nước

Ngày đăng: 31/10/2015, 07:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w