Nhiều ý kiến cho rằng, để đảm bảo năng suất cho cây trồng thì vấn đề quan trọng là tạo ra các giống chịu hạn tốt, tìm hiểu khả năng chịu hạn của chúng để tạo ra các giống có năng suất kh
Trang 1Lời cảm ơn
Để hoàn thành khóa luận này, em xin bày tỏ lòng biết ơn, kính trọng sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Văn Mã, người đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp
đỡ em trong suốt thời gian thực hiện dé tài này
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thày, cô trong tổ Sinh lý thực vật khoa Sinh — KTNN, Trung tâm hỗ trợ nghiên cứu khoa học và chuyền giao công nghệ trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Thư viện trường, các bạn sinh viên đã tạo giúp đỡ và điều kiện cho em thực hiện đề tài này
Do thời gian hạn chế, đề tài của em không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót Rất mong nhận được những lời nhận xét góp ý của thày, cô cùng các bạn
sinh viên để khóa luận của em hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2010 Người thực hiện
Nguyễn Thị Giang
Trang 2Lời cam đoan
Đề đảm bảo tính trung thực và khách quan của đề tài tôi xin cam đoan:
- _ Đề tài của tôi không được sao chép từ bất kỳ đề tài nào
- Dé tài không trùng lặp với bất kỳ để tài nào khác
- _ Kết quả trong đề tài của tôi là do nghiên cứu đảm bảo tính chính xác và trung thực
Nếu sai tôi xin chịu mọi trách nhiệm!
Hà Nội, tháng 05 năm 2010 Người thực hiện
Nguyễn Thị Giang
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 2
Trang 3DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH
DANH MUC CAC BANG
Bang 1: Chiều cao cây
Bảng 2: Diện tích lá
Bảng 3: Số lượng nốt sân
Bảng 4: Khả năng trao đối nước
Bảng 5: Các yếu tố tạo năng suất
Bảng 6: Một số chỉ tiêu chất lượng
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Chiều cao cây
Hình 2: Diện tích lá
Trang 4MỤC LỤC
ID 09/10: 0:/-5- glIiIiIiiiiẳiẢẢ 1 1.2 Muc đích nghiên cứu -. . - << << 2
1.3 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - - ¿c2 3
Chương 1: Tổng quan tài liệu - - - -<<<< ‹ =<<<< << << << 4 1.1 Đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây đậu tương rau 4 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển của đậu tương
1.2.1 Nhan t6 V6 Sinh cc cece ccce cee eeeeeetesseeeeeeeeeeeeaeeeeeeees 6
1.3 Tình hình nghiên cứu sinh trưởng, phát triển trên cây đậu
ẨƯƠN non HH HH HH KH KH nh HH khe 8
1.4 Tình hình nghiên cứu đậu tương rau 10 Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 12
2.1 Đối tượng nghiên cứu -: ¿+ ¿22221122222 ss+2 12
2.2 Phương pháp nghiên cứu - - 12
2.2.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng ‹ 12
2.2.2 Khả năng trao đổi nước ‹‹-cc-ccc cv sen 13
2.2.3 Các yếu tố câu thành năng suất ‹::: -: 14
2.3 Phương pháp xử lý số liệu - ‹-cc c2 SSSScsssee2 17
Chương 3: Kết quả và thảo luận - - .- - - -< - ‹ - << << ==«« 18 3.1 Kha nang sinh truong cua dau tuong rau DT 02 18
3.1.1 Chiều CaO CÂY 20111111 2121111111111 1111 11 xe 18 3.1.2 Di€n tich la 0 cece cc eeeee eee eee ee eee ee ee eeeaeeeenens 20
Truong DH Su phạm Hà Nội 2 4
Trang 53.3 Các yêu tố cầu thành năng suất
3.4 Các chỉ tiêu chất lượng ‹ cc c2 se:
35
Trang 6PHAN MO DAU
1.1 Ly do chon dé tai
Dau tuong rau Glycine Max (L.) Merr con duge goi 1a edamame theo
tiếng Nhật, là cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh
tế cao, có khả năng cải tạo đất rất tốt Đậu tương rau rất được ưa chuộng ở nhiều nơi trên thế giới: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc được sử dụng
trong các bữa ăn hăng ngày và được chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau
Đậu tương rau là một loại là loại rau có hàm lượng chất dinh dưỡng
cao với hàm lượng protein 40%, lipit 20%, cacbohidrat 33%, chất xơ 6%,
ngoài ra còn là nguồn cung cấp giàu các loại vitamin A, E, C, canxI, sắt, kali
va phytoestogen Cac iso - flavon trong protein của đậu tương rau giúp giảm cholesterol có hại trong máu do đó làm giảm nguy cơ tắc nghẽn động mạch, chống ung thư, giảm bệnh tiểu đường, giảm chứng loãng xương
Đậu tương rau có hạt và quả to hơn so với đậu tương ăn hạt thường Đậu tương rau có thể được sử dụng cả ở dạng quả non và quả già Quả non
đậu tương rau có thể sử dụng đề ăn luộc và sử dụng trong các món xào nấu;
người Nhật dùng đậu tương rau luộc nguyên quả với nước muối, đưa vào các bữa ăn hằng ngày, các nước châu Âu thì sử dụng đậu tương rau làm các món
snack, salad Đối với các hạt già phơi khô, khi nau chin ham khoang 15
phút, hạt mềm bở, không dai, bùi, ngon đậm, dùng làm đồ hầm, nấu, sữa đậu
nành; rang làm đồ nhậu, bánh kẹo rất ngon
Ở nước ta, diện tích gieo trồng đậu tương rau ngày càng mở rộng ở nhiều vùng khác nhau trong đó có cả vùng núi trung du Bắc Bộ, nơi đất bạc màu và thường xuyên bị khô hạn Hạn hán ở đất bạc màu gây không ít khó
khăn cho sự sinh trưởng của cây đậu tương và hoạt động của các vi khuân
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 6
Trang 7cộng sinh với chúng Do đó hạn hán là yếu tô hạn chế năng suất chủ yếu của đậu tương rau ở vùng này
Nhiều ý kiến cho rằng, để đảm bảo năng suất cho cây trồng thì vấn đề
quan trọng là tạo ra các giống chịu hạn tốt, tìm hiểu khả năng chịu hạn của
chúng để tạo ra các giống có năng suất khá lại có khả năng chịu hạn cao để gieo trồng ở những vùng khô hạn, vào mùa khô hạn; đồng thời tìm biện pháp
kỹ thuật để nâng cao tính chịu hạn, nâng cao năng suất, chất lượng của đậu tương rau
Đã có rất nhiều công trình của các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu trên đối tượng cây đậu tương Trong số đó cũng có những công trình nghiên cứu về khả năng sinh trưởng của cây đậu tương, nghiên cứu về các biện pháp
kỹ thuật canh tác ảnh hưởng tới sinh trưởng của đậu [Š]., [13] một số nghiên
cứu tập trung khảo sát các giống đậu tương cho các vùng sinh thái khác nhau Tuy nhiên, những nghiên cứu trên đối tượng là đậu tương rau lại rất ít, chỉ tập trung chủ yếu ở mức độ chọn tạo các giống mới phù hợp với điều kiện
sinh thái của nước ta [25]
Bên cạnh đó nhu cầu đậu tương rau của toàn xã hội ngày càng cao, đậu tương rau không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao Vì thế cần có những nghiên cứu đồng bộ hệ thống về đậu tương rau để chọn được các giống đậu tương rau năng suất cao, phẩm chất tốt, phù hợp với các vùng sinh thái khác nhau
Xuất phát từ thực tiễn và lý luận tôi lựa chọn đề tài: “*Sự sinh
trưởng, phát triển và khả năng trao đối nước của đậu tương rau DT 02 trên đất bạc màu”°
1.2 Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng trao đối nước của đậu tương rau DT 02 trong điều kiện thí nghiệm ngoài đồng ruộng
Trang 8- Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất và chất lượng của đậu tương rau DT 02
1.3 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Nghiên cứu tập trung tìm hiểu đặc điểm sinh trưởng, phát triển, khả năng trao đối nước của đậu tương rau DT 02 từ đó làm cung cấp tư liệu cho việc chọn tạo các giống đậu tương rau có năng suất cao thích ứng với điều
kiện sinh thái, khí hậu nước ta
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 8
Trang 9NOI DUNG Chuong 1: TONG QUAN TAI LIEU
1.1 Đặc điểm sinh truéng, phat trién cAy dau twong rau
*Thoi ky nay mam
Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình phát triển cá thể Quá trình nảy
mam diễn ra với nhiều biến đối sinh lý, sinh hoá trong hạt đề chuẩn bị cho sự
hình thành một cây con
Quá trình nảy mầm của hạt bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi
giai đoạn đều có những đặc điểm sinh lý, sinh hoá đặc trưng Ban đầu hạt hút nước mạnh nhờ cơ chế trương nước của hạt làm cho hạt trương lên Rễ bắt
đầu phát sinh từ phần nhô lên của hạt kéo dài và đâm xuyên vào đất Đồng thời với sự kéo dài của rễ xuống phía dưới là sự sinh trưởng lên trên của thân mầm Đây là giai đoạn thân mầm nằm giữa hai lá mầm và rễ Nhờ thân mầm
tự kéo dài về phía trên, lá mầm được đây lên mặt đất rất nhanh đánh dấu thời
kỳ nảy mầm kết thúc
Thời kỳ này kéo dài từ 5 - 7 ngày sau khi gieo trồng, tuỳ thuộc độ am,
nhiệt độ đất, độ sâu lấp hạt và giống Sự mở rộng lá mầm để lộ các bộ phận sinh trưởng tiếp theo: lá non, thân
Thời kỳ này kết thúc khi có 2 lá mọc đối (phía trên 2 lá mầm) Các chất dinh dưỡng trong thời kỳ này chủ yếu lây ở 2 lá mầm dé phat triển bộ rễ nhanh chóng Đây là thời kỳ quan trọng vì nó quyết định số cây/đơn vị diện
tích và sức khoẻ của cây Cần tạo điều kiện để hạt giống mọc khoẻ, nhanh,
đều
* Thời kỳ cây n0H
Bắt đầu khi cây có 1 - 2 lá kép và kết thúc khi cây bắt đầu có hoa Đây
là thời kỳ phát triển của thân, lá Tốc độ sinh trưởng trong thời gian đầu của
Trang 10thời kỳ này tương đối chậm chỉ khi bắt đầu xuất hiện lớp rễ thứ 2 và sắp ra nụ
hoa thì tốc độ sinh trưởng mới bắt đầu tăng lên Trong thời gian đầu của thời
kỳ này cần tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt Đó là mẫu chốt để thân to, đốt ngắn, rễ ăn sâu, làm cho cây sinh trưởng khoẻ mạnh đặt cơ sở dé dat san lượng cao sau này Nhưng tới thời kỳ sau của thời kỳ này, khi trong nội bộ cây đã có sự phân hoá các mầm móng của hoa cần phải ức chế sinh trưởng của cây
* Thời kỳ cây ra hoa
Bắt đầu từ khi cây ra hoa cho tới khi cây bắt đầu có quả Giai đoạn này
là thời kỳ tiếp theo của sinh trưởng sinh dưỡng và đậu tương rau bước vào
thời kỳ sinh trưởng thực Thời kỳ này sự phát triển về thân lá chậm lại, cây
tập trung các chất dinh dưỡng cho sự tạo hoa Thời kỳ này cây cần nhiều nước, tuy nhiên nếu gặp mưa thì sẽ ảnh hưởng tới sự thụ phấn của hoa Đây là thời kỳ quyết định năng suất của cây
* Thời kỳ hình thành quả và hạt
Thời kỳ này bắt đầu ngay từ giai đoạn ra hoa thì trong cây đã xuất hiện quả non Đến thời kỳ này sự sinh trưởng sinh dưỡng dừng lại Khi chùm quả
non xuất hiện, sự sinh trưởng của thân chính chậm lại Các chất dinh dưỡng
tập trung ở thân, lá được chuyền vào để nuôi hạt Số quả, số hạt, tỉ lệ quả chắc
là do hàm lượng chất dinh dưỡng ở thân, lá từ các thời kỳ trước và cả ngay thời kỳ này quyết định Các yếu tô nhiệt độ, độ âm có ảnh hưởng rất lớn tới tốc độ phát triển của quả và hạt
Trang 11của cây đậu tương rau; các bộ phận sinh trưởng sinh dưỡng (thân, lá, cành, rễ) đang phát triển và hoạt động mạnh; đồng thời các cơ quan sinh sản (hoa, quả,
hạt) cũng đang phát triển Giai đoạn nay man cảm với các điều kiện ngoại cảnh, đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng và phải đảm bảo đủ các điều kiện về
nhiệt độ, độ âm, ánh sáng, lưu thông không khí đáp ứng với các yêu cầu sinh
lý của cây mới giành được năng suât cao
1.2 Các nhân tô ảnh hưởng tới sự sinh trưởng phát triển của đậu
Thiếu nước ảnh hưởng tới hình thái của cây, ảnh hưởng tới các quá trình sinh lý trong cơ thể, ảnh hưởng tới các phản ứng hoá sinh trong tế bào Thiếu nước làm cho hoạt động đồng hoá bị ảnh hưởng, giảm tỉ lệ hình thành các sản phẩm cao phân tử, giảm sự vận chuyên các sản phẩm quang hợp từ lá
đến các bộ phận khác Vì thế thiếu nước gây hại rất lớn đối với cây trồng, nếu
thiếu nước kéo dài có thé dan tới sự chết của cây
* Nhiệt đó
Nhiệt độ có ảnh hưởng tất lớn tới quả trình sống của cây trông Đối với
đậu tương rau giới hạn phạm vi nhiệt độ cho sự sinh trưởng là 20 - 30°C Ở
Trang 12nước ta cần chú ý nhiệt độ thấp vào mùa đông ở miền Bắc có thể ảnh hưởng
tới sự sinh trưởng của cây
* Đất và dinh dưỡng khoáng
Đất ngoài vai trò là giá thế cho cây giúp cây đứng vững trên mặt đất mà còn cung cấp nước và các chất dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng, phát triển Đậu tương rau sinh trưởng tốt ở đất có độ pH 6.0 - 6,5 Trước khi gieo tròng đậu tương cần làm đất cho tơi xốp tạo điều kiện cho hạt giống nay mam tốt, tạo độ thông khí giúp cho cây sinh trưởng khỏe mạnh
Dựa vào đặc điểm của nền đất gieo trồng của từng vùng khác nhau mà
có thể bổ sung thêm cho đất các loại phân bón thích hợp Đất càng giàu dinh
dưỡng thì lượng phân bón bố sung thêm càng ít Lượng phân bón bố sung cần
có sự phân bố đều theo nhu cầu của cây ở từng thời kỳ sinh trưởng khác nhau của cây điều đó giúp duy trì độ dinh dưỡng cho đất và tạo năng suất cho cây
tương rau như: chuột, sâu xám, sâu đục thân, đục quả, Bên cạnh đó các loại
động vật này cũng làm giảm năng suất của đậu tương rau
* Thuc vat
Các loại cỏ dại cạnh tranh nước, dinh dưỡng, ánh sáng, với đậu tương
rau làm giảm sự sinh trưởng của đậu tương rau Cần thường xuyên loại bỏ cỏ dại tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt
Truong DH Sư phạm Hà Nội 2 12
Trang 13* Vi sinh vat
Trong quá trình sống của các cây ho Đậu nói chung và đậu tương rau nói riêng đều có sự tham gia tích cực của nhóm vi khuan nét san Rhizobium Vigna Nhờ khả năng cô định nitơ khí trời, nhóm vi khuẩn này cung cấp thêm một lượng đạm hết sức quan trọng cho sinh trưởng, phát triển của cây đậu
tương
Ngoài ra, sự sinh trưởng của đậu tương rau còn bị ảnh hưởng của một
số loại vi khuẩn, nắm Các loại vi khuẩn làm giảm năng suất của đậu tương
rau từ đó ảnh hưởng tới sản lượng
1.3 Tình hình nghiên cứu sự sinh trưởng và phát triển của đậu
tương
Cây họ Đậu là cây trồng cạn, có khả năng thích ứng khá rộng nên được gieo trồng rộng rãi Trên thế giới đậu tương được gieo trồng ở khắp năm châu trong đó tập trung nhiều nhất ở Châu Mỹ, Châu Á Ở nước ta, đậu tương được gieo trồng nhiều ở vùng núi và trung du Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, và đồng bằng sông Cửu Long Diện tích và sản lượng đậu tương ngày càng tăng nhanh trong những năm gần đây Tuy nhiên, năng suất bình quân hiện nay của cây đậu tương ở nước ta còn thấp so với thế giới
Do vị trí quan trọng của đậu tương trong hệ thống cây trồng nên gần đây các nhà khoa học đã đầu tư chọn tạo các giống đậu tương mới với mục tiêu: nâng cao năng suất, phẩm chất và khả năng thích ứng, tính chống chịu Bên cạnh đó, công tác nhập nội nguồn gen đậu tương cũng làm xuất hiện nhiều giống đậu tương có năng suất cao song việc đưa các giống này vào gieo trồng đại trà ở nhiều vùng sinh thái gặp nhiều khó khăn do điều kiện đất đai, khí hậu, tập quán Để khắc phục dần những khó khăn đó đã có rất nhiều nhà khoa học đi sâu vào nghiên cứu các vân đê: sinh trưởng, năng suât, bản chât
Trang 14sinh lý, sinh hoá của đậu tương Trong số các công trình nghiên cứu có những công trình nghiên cứu về khả năng sinh trưởng của cây đậu tương: Nguyễn Danh Đông, Trần Đình Long, đã tiễn hành nghiên cứu về quá trình sinh trưởng của rễ, thân, hoa, quả là chủ yêu, một số công trình lại tìm hiểu biện pháp kỹ thuật canh tác ảnh hưởng đến sinh trưởng của đậu tương [5] [11], [13]
Một số công trình lại nghiên cứu ảnh hưởng của các chất kích thích sinh trưởng, Nguyễn Văn Đính đã nghiên cứu về ảnh hưởng của a — NAA toi khả năng nảy mầm, năng suất của đậu tương trên giống DTS4 [4], Một số nghiên cứu tìm hiểu ảnh hưởng của các nguyên tố khoáng và phân vi lượng: Nguyễn Văn Mã, Điêu Thị Mai Hoa tìm hiểu ảnh hưởng của phân vi lượng
tới khả năng chịu hạn của đậu tuong [7], [14], Pham Gia Ngan nghiên cứu
ảnh hưởng của Mo, B, Zn, đến khả năng sinh trưởng, năng suất của đậu
tương [20]
Bên cạnh đó cũng có nghiên cứu đề cập tới sự sinh trưởng, khả năng
quang hợp của đậu tương trên đất bạc màu [15], [17] Một số nghiên cứu lại
tập trung vào việc tìm hiểu khả năng chịu hạn của các giống đậu tương năng suất cao thông qua việc tìm hiểu mối quan hệ giữa tính chịu hạn và một số
đặc tính giải phẫu hình thái lá, thời gian sinh trưởng, diện tích lá, chiều cao cay, [8], [9], [16], [18] Mot số lại đi sâu tìm hiểu các khía cạnh khác: Trần Thị Phương Liên và cộng sự nghiên cứu mối quan hệ của tính chịu hạn, chịu
nóng với hàm lượng protein, lipit, thành phần axit amin trong hạt đậu tương [12]
Hiện nay sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã giúp các nhà khoa học chọn tạo được các giống đậu tương mới năng suất cao góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của cây đậu tương Các kết quả nghiên cứu của Mai Quang Vinh, Ngô Phương Thịnh tại Viện Di truyền Nông nghiệp đã tạo ra Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 14
Trang 15nhiều giống đậu tương mới: DT 84, DT 90, DT 94 có năng suất cao và tính
chống chịu điều kiện bắt lợi cũng tăng hơn các giống cũ [22] [23], [24]
1.4 Tình hình nghiên cứu đậu tương rau
Trên thế giới đậu tương rau được gieo trồng từ rất lâu, ở Trung Quốc cách đây khoảng 4000 - 5000 năm dùng làm thuốc và rau ăn Sản xuất đậu tương rau ngày càng được mở rộng, diện tích gieo trồng ngày càng tăng Trên thế giới hiện nay, đậu tương rau đã có 74 nước và vùng lãnh thổ nghiên cứu,
thử nghiệm, buôn bán đậu tương rau, tập trung chủ yếu tại Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Mỹ, Năm 2004 diện tích trồng đậu tương rau của Trung Quốc la 28000 ha, san lượng là 1,5 - 1,§ triệu tân, ở Nhật
Bản là 14400 ha, sản lượng 100000 tan, Dai Loan 1a 120000 tan [25]
Ở Việt Nam, đậu tương rau được đưa vào ø1eo trồng từ khoảng 10
năm trở lại đây Mặc dù năng suất, hiệu quả cao song diện tích gieo trồng ở nước ta rất khiêm tốn chủ yếu ở Đà Lạt và một số nơi như Hà Tây, Tây Nguyên ( Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông), An Giang nhưng mới chỉ ở mức
độ thử nghiệm vài ha/năm do nguồn giống chủ yếu là nhập từ nước ngoài với giá rất đắt Điều đó làm chi phí sản xuất cao, năng suất thấp do không phù hợp với điều kiện sinh thái của nước ta, giá đậu tương rau bán ra cũng cao
hơn, do đó chưa được người tiêu dùng biết đến nhiều, sản phẩm xuất khẩu
khó cạnh tranh với đậu tương rau của Trung Quốc giá rẻ
Từ năm 1990 trở lại đây các cơ quan nghiên cứu của Bộ NN&PTNN phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Rau màu châu Á tiến hành nghiên cứu khảo nghiệm và tuyển chọn các giống đậu tương rau Đến nay, Viện Di truyền Nông nghiệp đã hoàn thiện giống đậu tương rau DT 02 và triển vọng hai giống là DT 07 và DT 08 Viện Rau quả cũng có hai giống là AGS 346 và AGS 389 cho năng suất trung bình 8-14 tắn/ha Với các bộ giống này cây đậu
tương rau có thê trông cả 3 vụ/năm, bô trí trông trên các vùng đât cao hạn vụ
Trang 16xuân, đất màu và đất 2 lúa Ở miền Bac, trong các năm 2007 - 2006, Viện Di
truyền Nông nghiệp và Viện Rau quả đã tiến hành trồng thử nghiệm ở nhiều nơi cho thấy khả năng thích ứng rộng, kết quả tốt được Bộ NN&PTNN công nhận là giống sản xuất thử
Theo PGS, TS Mai Quang Vinh, với đặc thù của cây đậu tương rau là thu hoạch quả tươi Loại quả này trong điều kiện bình thường thì chỉ có thể bảo quản được trong vòng l - 2 ngày sau khi thu hoạch Nếu bảo quản trong kho lạnh có thể được trong thời gian 7 - 10 ngày, còn nếu bảo quản trong ngăn đá dưới 2”C có thể được từ 2 - 6 tháng Do thời hạn bảo quản không dài
nên xác định được thị trường tiêu thụ sản phẩm trước khi khuyên khích nông dân mở rộng diện tích là một việc cần thiết
Đậu tương rau thu quả xanh nên thời gian sinh trưởng ngắn, đầu tư chỉ phí thấp mà năng suất thu hoạch cũng như giá trị kinh tế cao Hiện nay, cây đậu tương rau mới chỉ được trồng rải rác, chưa thành vùng, quy mô nhỏ gây khó khăn cho thu gom sản phẩm sau khi thu hoạch Vì vậy, cần có những nghiên cứu đồng bộ về khả năng sinh trưởng năng suất của đậu tương rau để
có thể mở rộng diện tích gieo trồng, thành các vùng tập trung
Truong DH Sư phạm Hà Nội 2 l6
Trang 17CHƯƠNG 2: ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên giống đậu tương rau DT 02 Giống do Viện Di truyền Nông nghiệp chọn tạo từ các nguồn gen nhập nội Hoa DT 02 màu tím, lá to hình tim nhọn, lông trắng ngắn, quả khô có màu vàng rơm, hạt vàng, rồn hạt nâu nhạt, hạt to gấp đôi so với các giống đậu tương ăn hạt khác
Thời gian sinh trưởng: từ 65 - 75 ngày thu quả non, từ 80 - 90 ngày thu quả gia
Thời gian tiến hành thí nghiệm: Vụ Xuân Hè từ tháng 3/2009 - 5/2009
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Hạt đậu tương rau chọn làm giống có độ đồng đều cao, khả năng nay mầm 90%, được gieo trồng trên nền đất Vĩnh Phúc đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật về gieo trồng và chăm sóc đối với đậu tương rau Sau đó tiến hành theo dõi các chỉ tiêu nghiên cứu
2.2.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng
* Chiếu cao cây
Chiều cao cây được xác định bằng thước thăng, tính từ cô rễ tới đỉnh
sinh trưởng ngọn, xác định trong suốt thời gian sinh trưởng của đậu tương rau, mỗi lần đo cách nhau 10 ngày, bắt đầu đo từ ngày thứ 15 sau khi gieo
* Diện tích lả
Diện tích lá được xác định bằng máy đo diện tích lá Model AM 200 xác định ở 4 giai đoạn sinh trưởng của cây: giai đoạn cây non, giai đoạn cây giai đoạn cây trưởng thành, giai doan cay ra hoa va giai
Trang 18* So lwong not san
Bao gôm nôt sân tông sô và nôt sân hữu hiệu Nôt sân hữu hiệu 1a not sân đang hoạt động có màu đỏ hông Sô lượng nôt sân cũng được xác định ở 4 giai doan: cây non, cây trưởng thành, cây ra hoa và cây ra quả non
2.2.2 Khả năng trao đối nước
Khả năng trao đối nước được xác định theo phương pháp của Kozusko [10] ở 3 thời điểm: cây non, ra hoa, ra quả non
* Kha nang git HƯỚC
La duoc lay tir budi sang, dem can nhanh duoc khối lượng tươi ban đầu B(g) Để lá tự thoát hơi nước trong 3h rồi cân lại được khối lượng b(ø)
Đem sấy ở nhiệt độ 105°C trong 3h cho lá khô tới khối lượng không đổi rồi
cân được khối lượng V(g)
Lượng nước lá giữ được khi bị héo được tính bằng % so vol tong
lượng nước theo công thức:
b-V
K= 100%
Trong đó: K: khả năng giữ nước của lá
b: khối lượng lá tươi sau khi héo
B: khối lượng lá tươi ban đầu
V: khối lượng khô của lá
* Kha nang hut nudc
Lây mâu như trên rôi ngâm cuông lá vào trong một côc nước Lây côc khác to hơn chụp kín hoàn toàn lá và côc nước Đê cho lá hút nước cho
Truong DH Sư phạm Hà Nội 2 18
Trang 19bão hòa trong 3h Lau khô lá được khối lượng lá bão hòa nước lần I A; (ø)
Đề lá héo sau 4h rồi cho bão hòa nước lần 2 và cân được khói lượng As (g)
Lượng nước không hút được của lá được tính bằng phân trăm so với khối lượng lá tươi bão hòa nước theo công thức:
_Ai=4;
a 100%
I
Trong đó: a : khả năng hút nước của lá
A¡: khôi lượng tươi của lá sau lân bão hòa nước đâu tiên
A>: khéi lượng tươi của lá bão hòa nước sau khi bị héo
* Đồ hut nước “con lại”
Lá lây như trên rồi cân nhanh được khối lượng B Ngâm cuống lá vào
cốc đề bã hòa hơi nước trong 3h cân được khối lượng A
Độ hụt nước “còn lại” được tính bang phan trăm của lượng nước con
thiếu hụt so với khối lượng lá tươi bão hòa nước, theo công thức:
d-4= 100%
A
Trong đó: d: độ hụt nước “còn lại”
A: khối lượng tươi của lá bão hòa nước
B: khối lượng tươi ban đầu của lá
2.2.3 Các yếu tô cầu thành năng suất
- Số hoa, số quả được xác định vào lúc mà 2/3 số cây ra hoa, ra quả
- Các chỉ tiêu về năng suất như tỷ lệ quả chắc, tỷ lệ quả 2 - 3 hạt được tính trên 100 quả
- Khối lượng quả trên cây, khối lượng 1000 hạt được xác định trên
cân điện tử Sartor1us