BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHNGUYỄN VĂN THÀNH XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP ĐỂ RÈN LUYỆN CÁC KỸ NĂNG TƯ DUY CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH THÁI HỌC – SINH HỌC 12 T
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN VĂN THÀNH
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP ĐỂ RÈN LUYỆN CÁC KỸ NĂNG TƯ DUY CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH THÁI HỌC – SINH HỌC 12
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC
NGHỆ AN – 2012
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN VĂN THÀNH
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP ĐỂ RÈN LUYỆN CÁC KỸ NĂNG TƯ DUY CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH THÁI HỌC – SINH HỌC 12
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học sinh học
Mã số: 60.14.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS HOÀNG VĨNH PHÚ
NGHỆ AN – 2012
LỜI CẢM ƠN
Trang 3Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi đã nhận được sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô, bạn bè và người thân.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Hoàng Vĩnh Phú người đã tận tình hướng dẫn, trực tiếp giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy giáo, cô giáo trong khoa Sinh học trường Đại học Vinh đã nhiệt tình giảng dạy và có những ý kiến đóng góp quý báu cho đề tài
Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa sau đại học trường Đại học Vinh và trường Đại học Đồng Tháp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi học tập và nghiên cứu.
Xin chân cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trong Tổ sinh học ở các trường trong Tỉnh Đồng Tháp: Trường THPT Thống Linh, trường THPT Cao Lãnh 1, trường THPT Cao Lãnh 2, trường THPT Kiến Văn, trường THCS-THPT Nguyễn Văn Khải, trường THPT Trần Quốc Toản, trường THPT Đỗ Công Tường đã quan tâm, giúp đỡ cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn tất cả bạn bè, người thân đã động viên giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn này.
Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn.
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
1 Lý do chọn đề tài 2
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4
5 Giả thuyết khoa học 4
6 Phương pháp nghiên cứu 4
7 Dự kiến đóng góp của đề tài 7
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 8
Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG PHT ĐỂ RÈN LUYỆN CÁC KỸ NĂNG TƯ DUY CHO HS 8
1.1 Lược sử nghiên cứu liên quan đến đề tài 8
1.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới liên quan đến đề tài 8
1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 9
1.2 Cơ sở lý luận của việc xây dựng và sử dụng PHT trong dạy học 11
1.2.1 Khái niệm PHT 11
1.2.2 Cấu trúc PHT 11
1.2.3 Phân loại PHT 13
1.2.4 Vai trò của PHT trong dạy học 19
1.2.5 Rèn luyện tư duy cho HS bằng PHT 20
1.3 Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng PHT để dạy học SH 23
1.3.1 Thực trạng giảng dạy SH THPT nói chung và phần STH-SH 12 nói riêng 23
1.3.2 Thực trạng việc học tập của HS 28
CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH THÁI HỌC THPT ĐỂ RÈN LUYỆN CÁC KỸ NĂNG TƯ DUY CHO HỌC SINH 31
2.1 Đặc điểm nội dung phần STH – SH 12 31
2.2 Quy trình thiết kế và hệ thống PHT rèn luyện các kỹ năng tư duy cho HS trong dạy học phần STH 36
2.3 Sử dụng PHT để rèn luyện một sô kỹ năng tư duy cho HS trong dạy học phần STH – SH 12 THPT 56
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 65
3.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 65
3.2 Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 65
3.3 Nội dung thực nghiệm sư phạm 65
3.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 65
3.5 Xử lý số liệu 67
3.6 Kết quả thực nghiệm và phân tích kết quả thực nghiệm 67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81
1 Kết luận 81
2 Kiến nghị 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
MỞ ĐẦU
Trang 61 Lý do chọn đề tài
Nghị quyết TW2 khoá VIII đã xác định nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáodục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lậpdân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng vàbảo vệ tổ quốc; công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trịvǎn hoá của dân tộc, có nǎng lực tiếp thu tinh hoa vǎn hoá nhân loại; phát huy tiềmnǎng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tíchcực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo,
có kỹ nǎng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức kỷ luật ; có sứckhoẻ, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên" nhưlời dặn của Bác Hồ Trong những năm qua, ngành giáo dục đã đang và sẽ tích cực cảitiến chất lượng giáo dục bằng việc đổi mới chương trình sách giáo khoa, đổi mớiphương pháp giảng dạy giúp học sinh chủ động hơn trong việc học, tích cực hơn trongrèn luyện tư duy và tăng cường hành động trong việc xây dựng thái độ
Rèn luyện các kỹ năng tư duy là một trong 3 nhiệm vụ cơ bản của dạy học sinh học
ở trường phổ thông Trong xu thế phát triển nhanh của tri thức khoa học, việc rèn luyệncho học sinh các kỹ năng chiếm lĩnh tri thức càng trở nên có ý nghĩa
Vai trò của PHT trong dạy học nói chung và dạy học SH phổ thông nói riêng ngàycàng phát huy những ưu điểm, PHT vừa là phương tiện để truyền tải nôi dung dạy họcgiúp HS tự chiếm lĩnh tri thức vừa phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo rènluyện năng lực tự học, tự nghiên cứu cho HS, qua đó rèn luyện được các kỹ năng tưduy trong học tập PHT giúp GV nắm bắt kịp thời các thông tin 2 chiều giữa dạy vàhọc, qua đó giúp GV điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp
Trong thực tiễn để tổ chức được hoạt động học tập cho HS theo hướng tích cực,người dạy cần phải có công cụ, phương tiện tham gia tổ chức như: câu hỏi, bài tập, bàitoán nhận thức, tình huống có vấn đề, PHT… Trong đó, PHT có những ưu điểm rất lớnnhư dễ sử dụng, hiệu quả cao, sử dụng được trong nhiều khâu của quá trình dạy học:hình thành kiến thức mới, củng cố vận dụng, kiểm tra đánh giá… vừa phát huy đượctính tự học của HS, vừa phát huy được hoạt động tập thể PHT không chỉ là phươngtiện truyền tải kiến thức mà còn hướng dẫn cách tự học cho HS đồng thời qua đó rèn
Trang 7luyện năng lực tư duy sáng tạo và xử lý linh hoạt cho người học PHT không chỉ tổchức hoạt động theo cá nhân mà có thể tổ chức hoạt động theo nhóm một cách có hiệuquả Bằng việc sử dụng PHT đã chuyển hoạt động của GV từ trình bày giảng giảithuyết trình, sang hoạt động hướng dẫn chỉ đạo, từ đó HS tự lực phát hiện kiến thức,qua đó mà kỹ năng tư duy được phát triển.
Vậy sử dụng PHT như thế nào cho có hiệu quả? Đặc biệt sử dụng PHT để rènluyện các kỹ năng tư duy là vấn đề rất được quan tâm
Năm học 2009-2010 sách giáo khoa SH 12 cải cách bắt đầu được áp dụng trêntoàn quốc, lượng kiến thức được nâng lên với số lượng rất lớn, nếu HS không rèn luyện
kỹ năng tư duy logic, thì khó mà lĩnh hội được lượng kiến thức theo yêu cầu đặt ra.Đặc biệt là phần STH là một phần có nội dung tương đối dài và khó nhưng kiến thức
mà nó cung cấp lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Không chỉ dừng lại hiểu biết vềHST mà còn là cơ sở tạo ra ý thức bảo vệ môi trường của mỗi HS…
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Xây dựng và sử
dụng PHT để rèn luyện các kỹ năng duy cho HS trong dạy học phần STH lớp12 THPT”
2 Mục đích nghiên cứu
Xây dựng được hệ thống PHT và sử dụng chúng vào dạy học phần Sinh thái học– SH 12 THPT để rèn luyện các kỹ năng tư duy cho HS
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng PHT rèn luyện các kỹ năng
tư duy trong dạy học SH ở trường phổ thông
- Điều tra thực trạng dạy học SH lớp 12 nói chung và phần STH nói riêng ở địa bànTỉnh Đồng Tháp
- Phân tích mục tiêu, cấu trúc, nội dung và thành phần kiến thức STH bậc trung họcphổ thông, làm cơ sở cho việc thiết kế hệ thống PHT
- Thiết lập quy trình xây dựng và sử dụng PHT rèn luyện các thao tác tư duy cho
HS trong dạy phần kiến thức STH – SH 12
- Xây dựng bộ PHT phần kiến thức STH và thiết kế giáo án thực nghiệm
Trang 8- Thực nghiệm sư phạm xác định tính khả thi và hiệu quả của bộ PHT trong việcrèn luyện các thao tác tư duy cho HS trong dạy phần kiến thức STH – SH 12.
4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Chương trình SH phổ thông Quy trình thiết kế và sử dụng PHT để rèn luyện cácthao tác tư duy trong dạy học phần STH – SH 12
4.2 Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học sinh học 12
5 Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được một hệ thống PHT đủ tiêu chuẩn, vận dụng hợp lí quy trình
sử dụng PHT trong dạy học thì sẽ giúp rèn luyện tốt hơn cho HS các kỹ năng tư duy,đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả dạy học
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu tổng quan các tài liệu về chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nướctrong công tác giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học
Nghiên cứu các tài liệu : Lý luận dạy học SH, tài liệu bồi dưỡng chuyên môn vàcác tài liệu có liên quan đến đề tài làm cơ sở lý luận cho đề tài
Nghiên cứu nội dung kiến thức phần STH SH 12 THPT
Nghiên cứu tài liệu lý luận về PHT, nguyên tắc, kĩ thuật thiết kế và sử dụng PHT Các tài liệu dạy học bằng các hoạt động khám phá làm cơ sở cho việc vận dụngvào để rèn luyện các thao tác tư duy cho HS khi dạy phần STH bậc THPT
6.2 Phương pháp chuyên gia: Gặp gỡ, trao đổi với những nhà sư phạm, các
chuyên gia về lĩnh vực mình đang nghiên cứu, lắng nghe sự tư vấn của các chuyên gia
để định hướng cho việc triển khai đề tài
6.3 Phương pháp điều tra cơ bản: Điều tra về thực trạng, phân tích nguyên
nhân hạn chế chất lượng dạy và học SH nói chung và phần STH nói riêng ở trườngTHPT
Các phương pháp điều tra được sử dụng để nghiên cứu đề tài này bao gồm:
Trang 9Điều tra trực tiếp: Trao đổi trực tiếp với GV dạy học SH và với HS về bộ phiếu
đã soạn làm cơ sở chỉnh sửa và hoàn thiện bộ PHT
- Đối với GV:
+ Dùng phiếu điều tra để lấy số liệu về thực trạng giảng dạy bộ môn SH nóichung, phần STH nói riêng
+ Tham khảo giáo án và trao đổi với một số GV
- Đối với HS: Dùng phiếu điều tra để điều tra thực trạng dạy - học bộ môn SH ởtrường THPT
Điều tra gián tiếp: sử dụng phiếu điều tra
6.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
6.4.1.Thực nghiệm thăm dò:
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm thăm dò để giáo viên và học sinh làm quen vớiđiều kiện day học thực nghiệm Đồng thời, qua thực nghiệm thăm dò, chúng tôi sẽ rútkinh nghiệm, chỉnh sửa giáo án cho thực nghiệm chính thức
6.4.2 Thực nghiệm chính thức:
- - Chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở 3 trường THPT, mỗi trường chọn 1 lớpthực nghiệm, 1 lớp đối chứng có số lượng, chất lượng tương đương nhau.Các lớp thựcnghiệm và đối chứng ở mỗi trường do một GV giảng dạy Sau mỗi tiết học, chúng tôitiến hành đánh giá theo đề kiểm tra chung
+ Ở lớp thực nghiệm, giáo án được thiết kế kèm các PHT để sử dụng trong quátrình giảng dạy
+ Ở lớp đối chứng, giáo án được thiết kế theo phương pháp dạy học truyền thống
6.5 Phương pháp thống kê toán học
- Định tính: Phân tích và nhận xét khái quát những kiến thức của HS thông quacác bài kiểm tra nhằm xác định rõ mức độ tư duy của HS ở nội dung nghiên cứu
- Định lượng: Phân tích kết quả thực nghiệm bằng thống kê toán học
+ L p b ng phân tích th c nghi m ập bảng phân tích thực nghiệm ảng phân tích thực nghiệm ực nghiệm ệm.
Ni
Trong đó: Xi là thang điểm
Trang 10Ni là số HS đạt điểm tương ứng.
+ Biểu diễn bằng đồ thị: Xi là trục tung Ni là trục hoành
+ Tính trung bình cộng X xác định giá trị trung bình của dãy số thống kê
Xi Ni
1
+ Độ lệch chuẩn: Khi có hai giá trị trung bình như nhau nhưng chưa đủ để kếtluận 2 kết quả trên là giống nhau mà còn phụ thuộc vào các giá trị của các đại lượngphân tán ít hay nhiều xung quanh hai giá trị trung bình cộng, sự phân tán đó được mô
tả bởi độ lệch chuẩn theo công thức sau:
) (
Độ lệch chuẩn càng nhỏ số liệu càng đáng tin cậy
Cv = 0% - 10%: Độ giao động nhỏ, độ tin cậy cao
Cv = 10% - 30%: Dao động trung bình
Cv = 30% - 100%: Dao động lớn, độ tin cậy nhỏ
+ Hiệu trung bình cộng (DTN-ĐC) so sánh điểm trung bình cộng (X ) của nhóm lớp
TN và ĐC trong các lần kiểm tra
DTN-ĐC= X TN -X ĐC
Trong đó: X TN = X của lớp TN
X
ĐC = X của lớp ĐC
Trang 11+ Độ tin cậy (Tđ): Kiểm định độ tin cậy về sự chênh lệch của 2 giá trị trung bìnhcộng của TN và ĐC bằng đại lượng kiểm định td theo công thức:
n s
n s
x x
t
DC
DC TN
TN
DC TN
do f = n1 + n2 - 2 Nếu |td| ≥ t thì sự sai khác của các giá trị trung bình TN và ĐC là có
ý nghĩa
Các số liệu điều tra cơ bản được xử lý thống kê toán học trên bảng Excel, tính sốlượng và % số bài đạt các loại điểm làm cơ sở định lượng, đánh giá chất lượng lĩnh hộikiến thức từ đó tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng học tập Các số liệu xácđịnh chất lượng của lớp ĐC và TN được chi tiết hoá trong đáp án bài kiểm tra và đượcchấm theo thang điểm 10
7 Dự kiến đóng góp của đề tài
- Bổ sung lý luận về xây dựng và sử dụng PHT trong dạy học SH
- Hệ thống PHT phần STH và bộ giáo án sử dụng PHT để rèn luyện cho HS các kỹnăng tư duy
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ
DỤNG PHT ĐỂ RÈN LUYỆN CÁC KỸ NĂNG TƯ DUY CHO HS
1.1 Lược sử nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới liên quan đến đề tài
Trang 12Quá trình dạy học bao gồm hai mặt có liên quan chặt chẽ với nhau đó là hoạtđộng dạy của GV và hoạt động học của HS Một trong những hướng đã và đang đượccác nước trên thế giới và Việt Nam quan tâm nghiên cứu đó là việc tăng cường các hoạtđộng học tập của HS trong QTDH nhằm giúp HS hiểu sâu, biết vận dụng linh hoạtnhững kiến thức đã học Đồng thời rèn luyện các kỹ năng tư duy, năng lực giải quyết cácvấn đề gặp phải, thích ứng linh hoạt với tình hình xã hội hiện đại đang phát triển nhanhchóng.
Ở Pháp, vào những năm 1920 đã hình thành những “nhà trường mới”, khuyếnkhích các hoạt động do chính học sinh tự quản thông qua đó rèn luyện các kỹ năng tưduy cho trẻ Từ năm 1981, Bộ giáo dục Pháp đã thể hiện quan điểm đặt đứa trẻ vàotrung tâm giáo dục và có sự thích ứng hơn nữa ở mỗi trường hợp đặc biệt [20] Ở thập
kỷ 70 của thế kỷ trước, việc dạy học theo nhóm và các ý tưởng dạy học cá nhân hóa rađời đã được thử nghiệm gần 200 trường: Giáo viên xác định mục tiêu, cung cấp cácphiếu hướng dẫn (PHT) để học sinh tiến hành công việc độc lập theo nhịp độ phù hợpvới năng lực [11]
Từ thập niên 90 tới nay sự bùng nổ kiến thức đặt ra thách thức thực sự đối vớingành giáo dục Quá trình giáo dục hướng đến sự đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của
sự sáng tạo và quy mô đồ sộ của tri thức nhân loại Sự phát triển năng lực tư duy, nănglực giải quyết vấn đề và tính sáng tạo trong dạy học được Giáo dục Hàn Quốc xemtrọng [11] Một chương trình giáo dục mới ở Thái Lan theo hướng phát huy tính sángtạo của HS, đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán, phát triển nhân cách, năng lực tưduy cho HS đang được triển khai Theo đó, nội dung kiến thức được giảm tải 1/3 so vớichương trình cũ, thay vào đó là tập trung rèn luyện các kỹ năng tư duy cho người học
Theo K.Barry và King (1993), John Dewey (Experience and education, 1938)
và Carl Rogers (Freedom to learn, 1986) Các tác giả này đề cao nhu cầu, lợi ích củangười học, đề xuất việc để cho người học lựa chọn nội dung học tập, được tự lực tìmtòi nghiên cứu Theo hướng đó, bên cạnh xu hướng truyền thống thiết kế chương trìnhgiảng dạy lấy logic nội dung môn học làm trung tâm đã xuất hiện xu hướng thiết kếchương trình học tập lấy nhu cầu, lợi ích của người học làm trung tâm [28]
Trang 13R.R.Singh (1991) cho rằng tư tưởng này đặc biệt nhấn mạnh vai trò của ngườihọc, hoạt động học Người học được đặt ở vị trí trung tâm của hệ giáo dục, vừa là mụcđích lại vừa là chủ thể của quá trình học tập Vì nhấn mạnh điều này, tác giả đề nghịthay thuật ngữ “quá trình dạy học lấy người học làm trung tâm”, “quá trình học tập dongười học điều khiển” Tác giả đã viết: “Làm thế nào để cá thể hóa quá trình học tập đểcho tiềm năng của mỗi cá nhân được phát triển đầy đủ đang là một thách thức chủ yếuđối với giáo dục” [15].
Nhìn chung trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về đổi mới PPDHtheo hướng phát huy tính tích cực học tập của HS Các nước trên thế giới cũng đã đẩymạnh việc đổi mới phương pháp giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sángtạo, rèn luyện kỹ năng tư duy cho HS
1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Vào những năm 1960, nhiều nghiên cứu về các biện pháp tổ chức HS hoạt độnghọc tập tự lực, chủ động, sáng tạo đã được đặt ra Cũng thời điểm đó trong các trường
sư phạm đã có khẩu hiệu: “Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo” Từ saunhững năm 1970 trở đi, các nghiên cứu về các biện pháp tổ chức HS hoạt động học tập
tự lực được quan tâm nghiên cứu đồng bộ cả về lý thuyết và thực hành [12]
Định hướng đổi mới PPDH được xác định trong nghị quyết Đại hội Đảng toànquốc lần thứ X và Thông báo số 242-TB/TW ngày 15 tháng 4 năm 2009 kết luận của
Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, phương hướngphát triển giáo dục đến năm 2020 [4] Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáodục phải xuất phát từ những đòi hỏi khách quan, lựa chọn những nội dung thực sự cầnthiết, tạo cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn đề thực sự bức xúc trong thực tiễn, gópphần tháo gỡ những khó khăn [18]
Để tổ chức được các phương pháp dạy học tích cực đòi hỏi phải có các phươngtiện tham gia tổ chức như: Bài tập, bài tập tình huống, bài toán nhận thức, câu hỏi trắcnghiệm, PHT … Cùng với sự đổi mới về tư tưởng, quan điểm của Đảng, Nhà nước vàcủa toàn dân về Giáo dục, nhiều tác giả tâm huyết cũng có những nghiên cứu có giá trị
về đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng hoạt động hóa người học như: GS.TS.Trần Bá Hoành (1993) với “Dạy học lấy HS làm trung tâm” đã có những đóng góp to
Trang 14lớn trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hóa người học, nhưvậy thông qua các hoạt động người học có thể rèn luyện được các kỹ năng tư duy tíchcực cho bản thân.
“ Phát triển hoạt động nhận thức HS trong các bài SH ở trường phổ thôngViệt Nam” (1981); “Dạy học SH ở trường phổ thông theo hướng hoạt động hóa ngườihọc” (1995) của GS.TS Đinh Quang Báo đã đặt nền móng cho các khuynh hướngphát triển về nâng cao hoạt động tư duy của người học Một số công trình sau đó cũngtiếp tục định hướng quá trình dạy học theo quan điểm này Đó là: Nguyễn Văn Duệ(chủ biên), Trần Văn Kiến, Dương Tiến Sỹ “Dạy học giải quyết vấn đề trong bộ mônSH” Nxb Giáo dục, 2000
Gần đây PHT cũng đã có nhiều tác giả nghiên cứu Trong “Tài liệu bồi dưỡngthường xuyên GV THPT chu kỳ III” GS.TS.Nguyễn Thành Đạt xem phiếu học tập nhưmột công cụ hữu hiệu cho việc hình thành kiến thức mới
Luận án phó tiến sĩ của Nguyễn Thị Dung (1995) cũng đã nghiên cứu việc “dạyhọc giải quyết vấn đề có sử dụng PHT” trong chương trình giải phẩu người ở lớp 9 và
tỏ ra có hiệu quả Theo tác giả cốt lõi của phương pháp này là phương pháp nghiên cứu
“một phương pháp có giá trị trí, đức, dục lớn nhất, kĩ năng tìm tòi sáng chế và nhữngkiến thức vững chắc, phong phú cả về lí thuyết lẫn thực tiễn”
- Nguyễn Thị Thanh Chung: Xây dựng và sử dụng PHT để dạy học các kháiniệm trong chương các quy luật di truyền SH 11 – Luận văn thạc sĩ 2006
- Nguyễn Viết Trung: “Xây dựng và sử dụng PHT để dạy tự học chương 1 phần
di truyền học SH 12 THPT nâng cao” – Luận văn thạc sĩ 2009
- Ngô Thị Hoa: “Xây dựng và sử dụng PHT để dạy học chương 3, 4 SH 11 nângcao” Luận văn thạc sĩ 2009
- Lê Thị Việt An: “Xây dựng và sử dụng PHT để dạy học các khái niệm trongchương các quy luật di truyền SH 11-THPT” - Luận văn thạc sĩ giáo dục 2009
- Nguyễn Hồng Hải: Sử dụng PHT để rèn luyện cho HS các kĩ năng tư duytrong dạy học phần SH tế bào – SH 10 THPT - Luận văn thạc sĩ giáo dục 2012
Trang 15Việc sử dụng PHT trong quá trình dạy học đã được nhiều tác giả quan tâm đúckết trong các công trình nghiên cứu Tuy nhiên việc xây dựng và sử dụng PHT để rènluyện các kỹ năng tư duy cho HS còn ít tác giả nghiên cứu
Đồng thời STH có vai trò quan trọng đối với con người Tri thức về STH cầnphải trở thành một bộ phận cấu thành dân trí của nhân loại [22]
Phần STH thuộc chương trình lớp 12 mới cải cách và chính thức thực hiện trongnăm học 2008 – 2009 nên chưa có đề tài nghiên cứu về phương pháp sử dụng PHT đểrèn luyện kỹ năng tư duy cho HS trong phần này
1.2 Cơ sở lý luận của việc xây dựng và sử dụng PHT trong dạy học
1.2.1 Khái niệm PHT
PHT hay còn gọi là phiếu hoạt động hay phiếu làm việc PHT là những tờ giấyrời, in sẵn những công tác độc lập hoặc làm theo nhóm nhỏ được phát cho từng HS tựlực hoàn thành trong một thời gian ngắn của tiết học Trong mỗi PHT có ghi rõ cho HSmột hoặc vài nhiệm vụ nhận thức cụ thể nhằm hướng tới hình thành kiến thức kỹ nănghay rèn luyện các thao tác tư duy để giao cho HS [15]
Nội dung hoạt động được ghi trong phiếu có thể là tìm ý điền tiếp hoặc tìmthông tin phù hợp với yêu cầu của hàng và cột, hoặc trả lời câu hỏi Nguồn thông tin để
HS hoàn thành PHT có thể từ tài liệu giáo khoa, từ hình vẽ, từ các thí nghiệm, từ môhình, mẫu vật hoặc sơ đồ hoặc từ những mẫu tư liệu được GV giao cho mỗi HS sưutầm trước khi học [28]
1.2.2 Cấu trúc PHT
1.2.2.1 Thành phần cấu tạo của PHT
Mỗi PHT có cấu trúc gồm các phần sau:
* Phần dẫn:
Là các chỉ dẫn của GV quy định kiểu hoạt động, nội dung hoạt động hay nguồnthông tin
Ví dụ 1: Đọc thông tin mục I.1 trang 12 SGK SH 12, hoàn thành sơ đồ sau
Ví dụ 2: Qua những kiến thức đã học trong bài 43 Hãy kết nối thông tin haicột sao cho phù hợp
Trang 16Để đạt hiệu quả sử dụng PHT cao, đảm bảo thời gian thực hiện phần dẫn yêucầu ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, dẫn dắt HS đến các hoạt động cụ thể.
Các thao tác, công việc HS cần thực hiện là:
- Đọc thông tin mục II SGK trang 156
- Quan sát sơ đồ trong PHT
- Tìm ý thích hợp
- Điền vào phiếu và hoàn thành PHT
* Phần quy định thời gian thực hiện:
Hoàn thành PHT phải thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định tuỳ vàokhối lượng công việc mà thời gian có thể là 5 phút, 10 phút, dài hơn hoặc ngắn hơn.Ngoài ra cũng cần căn cứ vào trình độ HS, thời gian tiết học
Tuy nhiên phần này không bắt buộc phải để trong PHT, nó có thể được GVthông báo bằng lời trong quá trình phát phiếu
*Phần đáp án.
Thường tách biệt với các phần trên được sử dụng để GV chỉnh sữa, bổ sung cho
HS hay căn cứ đánh giá mức độ lĩnh hội kiến thức cho HS
Ví dụ: Một PHT đầy đủ có cấu trúc như sau:
PHT : Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong QT
Trang 17Thời gian hoàn thành : 5 phút
1.2.2.2 Yêu cầu sư phạm của PHT
Qua các thành phần của PHT ở trên ta thấy khi xây dựng PHT cần chú ý đến cácyêu cầu sư phạm sau :
- Phải thật sự là phương tiện để hình thành kiến thức
- Phải thật sự là phương tiện giúp HS tự lực trong học tập qua đó rèn luyện các
kỹ năng tư duy
- Phiếu phải diễn đạt rõ các điều kiện cho và yêu cầu công việc phải hoàn thành,các thao tác cần thực hiện
số phần kiến thức gần giống với phần đã học trước đó GV có thể cung cấp PHT cho
HS, HS tự nghiên cứu trên lớp hoặc về nhà vận dụng kiến thức đã học để hoàn thànhPHT theo quy định
Ví dụ 1: Khi dạy mục I, bài 37, SH 12 ta có thể sử dụng PHT sau:
Nghiên cứu mục I, bài 37, SH 12, th o lu n nhóm, i n ti p v o c t bên ph iảng phân tích thực nghiệm ập bảng phân tích thực nghiệm điền tiếp vào cột bên phải ền tiếp vào cột bên phải ếp vào cột bên phải ào cột bên phải ột bên phải ảng phân tích thực nghiệm.
b ng 37.I v các nhân t nh h ảng phân tích thực nghiệm ền tiếp vào cột bên phải ố ảnh hưởng tới tỉ lệ giới tính ảng phân tích thực nghiệm ưởng tới tỉ lệ giới tính ng t i t l gi i tính ới tỉ lệ giới tính ỉ lệ giới tính ệm ới tỉ lệ giới tính.
Tỉ lệ giới tính Các nhân tố ảnh hưởng tỉ lệ giới tính
Hãy cho biết tỉ lệ giới tính là gì? Nó chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố nào?
(Thời gian làm bài 7 phút)
b PHT dùng để củng cố, hoàn thiện kiến thức:
Trang 18Sử dụng để hoàn thiện kiến thức mới cho HS Thông qua việc dẫn dắt HS hoànthành các yêu cầu trong PHT, HS đã lĩnh hội được lượng kiến thức nhất định Dạngnày cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa GV hướng dẫn và HS PHT này có vai trò rất lớntrong việc khắc sâu kiến thức, giúp HS hoàn thiện những kiến thức vừa được lĩnh hội.
Ví dụ 2: Để củng cố và hoàn thiện kiến thức bài 43, SH 12 có thể sử dụng PHT sau:
Hãy lập một lưới thức ăn có dạng như sau và cho biết chúng ở bậc dinh dưỡngnào?
(2) (3) (1) (5) (6) (4)
(7)
(Thời gian làm bài 5 phút)
c PHT dùng để kiểm tra, đánh giá:
Được dùng trong các bài kiểm tra 1 tiết, 15 phút, kiểm tra học kỳ, kiểm tra nămhọc Giúp HS khắc sâu, hệ thống hoá lại kiến thức, giúp GV nắm bắt được tình hình họctập của HS để điều chỉnh lại phương pháp dạy học cho phù hợp
Ví dụ 3: Để củng cố phần ổ sinh thái, bài 35, SH 12 ta có thể sử dụng PHT sau:
Hãy quan sát hình vẽ sau và cho biết 2 hình vẽ trên đề cập hiện tượng gì trongSTH?
Các mũi tên trong hình B có ý nghĩa gì? (Thời gian hoàn thành 5 phút)
1.2.3.2 Căn cứ vào nguồn thông tin sử dụng để hoàn thành PHT
Lo i A ào cột bên phải
Lo i B ào cột bên phải
Lo i ào cột bên phải
C Lo i D ào cột bên phải
Trang 19a PHT khai thác kênh chữ
Thường dùng trong các khâu dạy bài mới, nội dung của phiếu dạng này đi kèmvới kênh “đọc thông tin” hay “nghiên cứu mục, bài…” Kiến thức SGK phần lớn được
đề cập dưới dạng kênh chữ, do đó PHT dạng này có vai trò trong việc định hướng cho
HS cách đọc, cách thảo luận để từ đó HS tự chiếm lĩnh tri thức
Ví dụ 4: Nghiên cứu mục II, SGK trang 182, 183 SH 12, ho n th nh b ng ào cột bên phải ào cột bên phải ảng phân tích thực nghiệm sau trong 7 phút.
Nội dung so sánh Diễn thế nguyên sinh Diễn thế thứ sinh
Ví dụ 5: Khi dạy bài 37- Các đặc trưng cơ bản của QT SV, SH 12, có thể sử dụng
(Thời gian hoàn thành 3 phút)
c PHT khai thác cả kênh chữ và kênh hình
Trang 20So với hai dạng trên thì dạng này phổ biến hơn nhiều bởi chương trình SGKđổi mới có cả kênh chữ và kênh hình đi kèm với nhau Dạng này yêu cầu HS vừa đọcthông tin, vừa quan sát hình mới có thể hoàn thành PHT.
Ví dụ 6: Khi dạy khái niệm QT SV ta có thể sử dụng PHT sau:
Nghiên cứu SGK SH 12, trang 156, kết hợp quan sát hình 36.1 (a,b,c) và cho biết:
1 QT SV là gì ?
2 Lấy 2 ví dụ là QT SV ? 2 ví dụ không phải là QT SV ?
(Thời gian hoàn thành 5 phút)
1.2.3.3 Căn cứ vào mục tiêu rèn luyện các kỹ năng
Theo Giáo sư Trần Bá Hoành có các dạng PHT
Dạng 1: Phát triển kỹ năng quan sát
Trên PHT dạng này có các tranh vẽ, sơ đồ và câu hỏi yêu cầu quan sát mẫu vật,tranh vẽ, mô hình
Ví dụ 7: Dạy mục 2, Biến động không theo chu kỳ (bài 39), Yêu cầu HS quan sát
hình 39.1, 39.2 hoàn thành PHT gồm các câu hỏi sau trong 7 phút:
- Chỉ ra điểm khác nhau giữa hình 39.1 và hình 39.2.
- Cho biết thế nào là biến động số lượng cá thể của QT không theo chu kỳ? Cho
ví dụ?
Ví dụ 8: Cho HS quan sát cây lá lốt, cây bạch đàn, kết hợp nghiên cứu SGK mục
III hoàn thành PHT sau:
Cây ưa sáng
Cây ưa bóng
Dạng 2: Phát triển kỹ năng phân tích
Dạng PHT này hướng sự chú ý của HS vào việc nghiên cứu chi tiết những vấn
đề khá phức tạp, nắm vững những sự vật hiện tượng gần giống nhau, những khái niệm
có nội hàm chồng chéo một phần, qua đó tập dượt cho HS phương pháp phân tích để
áp dụng vào những trường hợp tương tự
Ví dụ 9: Khi dạy mục I, bài 35, SH12 có thể sử dụng PHT sau:
Nghiên cứu mục I, trang 150, SGK SH12 và điền vào chỗ chấm hỏi (?)
Trang 21
(Thời gian hoàn thành 5 phút)
Dạng 3: Phát triển kỹ năng so sánh
Khi dạy các khái niệm mang tính chất ngang hàng, tương đương nhau, nội hàm
và ngoại diên có một phần chồng chéo nhau có thể yêu cầu HS lập bảng so sánh đểphân biệt những điểm khác nhau giữa các khái niệm đó
Ví dụ 10: Nghiên cứu mục I, bài 42 SGK SH 12 hãy so sánh HST nhân tạo và
HST t nhiên.ực nghiệm.
Nguồn vật chất và năng lượng
Độ đa dạng
Mối quan HST
Tính ổn định
Sức sinh trưởng và năng suất SH
(Thời gian hoàn thành 5 phút)
Ví dụ 11: Nghiên cứu mục I, bài 40 SGK SH 12, kết hợp với kiến thức đã học ở
?
?
Các nhóm nhân tố sinh thái
Trang 22- Các mối quan hệ
- Tính chất (đăc trưng)
- Tác động của ngoại cảnh
(Thời gian hoàn thành 5 phút)
Dạng 4: Phát triển kỹ năng quy nạp, khái quát
Ví dụ 12: GV đưa ra tranh vẽ QX SV trong ao cá, cho HS quan sát rồi hoàn thành
PHT bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
- Quan sát tranh cho biết trong ao cá có những QT SV nào đang sinh sống?
- Các QT SV đó cùng loài hay khác loài? Chúng được phân bố như thế nào?
- Các QT SV trên có mối quan hệ với nhau như thế nào?
- QX có chịu tác động của ngoại cảnh không?
- Từ đó phát biểu khái niệm QX
Dạng 5: Phát triển kỹ năng suy luận, đề xuất giả thuyết
Ví dụ 13: Cho HS quan sát hình 36.1 kết hợp đọc SGK, hoàn thành PHT sau
- Ốc bươu vàng trong ruộng
- Chuột trong vườn
Từ đó cho biết QT là gì?
1.2.4 Vai trò của PHT trong dạy học
1.2.4.1 PHT là một phương tiện truyền tải nội dung dạy học.
Trong quá trình dạy học PHT được sử dụng như một phương tiện để truyền tảikiến thức, nội dung của phiếu chính là nội dung hoạt động học tập của HS Thông qua
Trang 23việc hoàn thành các yêu cầu nhất định trong phiếu một cách độc lập hay có sự trợ giúpcủa GV mà HS lĩnh hội được một lượng kiến thức tương ứng.
1.2.4.2 PHT là một phương tiện hữu ích trong việc rèn luyện các kỹ năng cho HS.
Để hoàn thành được các yêu cầu do PHT đưa ra HS phải huy động hầu như tất
cả các kỹ năng hành động, thao tác tư duy: Quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh, phánđoán, suy luận, khái quát hoá, cụ thể hoá, hệ thống hoá …Vì vậy sử dụng PHT trongquá trình dạy học sẽ giúp cho HS hình thành và phát triển các kỹ năng cơ bản
1.2.4.3 PHT phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, rèn luyện năng lực tự học, tự nghiên cứu cho HS.
Trong quá trình tổ chức dạy học cho HS có thể sử dụng PHT giao cho mỗi cánhân hoặc nhóm HS hoàn thành, bắt buộc HS phải chủ động tìm tòi kiến thức Vì vậy,tính tích cực chủ động, sáng tạo của HS được nâng lên…
Mặt khác mỗi PHT có thể dùng trong nhiều khâu của quá trình tự học như nghiêncứu tài liệu mới, ôn tập củng cố, kiểm tra đánh giá dưới nhiều hình thức như ở lớphoặc ở nhà… có thể cần sự giúp đỡ của GV hoặc không… Do vậy PHT còn phát huyđược khả năng tự học, tự nghiên cứu cho HS
1.2.4.4 PHT là kế hoạch nhỏ để tổ chức dạy học.
PHT thường được thiết kế dưới dạng bảng có nhiều cột, nhiều hàng thể hiệnnhiều tiêu chí Vì vậy, ưu thế của PHT là khi muốn xác định một nội dung kiến thức,thoả mãn nhiều tiêu chí hay xác định nhiều nội dung với các tiêu chí khác nhau VớiPHT một nhiệm vụ học tập phức tạp được định hướng rõ ràng, diễn đạt ngắn gọn nhưmột kế hoạch nhỏ dưới dạng bảng hoặc sơ đồ… PHT có thể sử dụng trong tất cả cáckhâu của quá trình dạy học
1.2.4.5 PHT đảm bảo thông tin hai chiều giữa dạy và học, làm cơ sở cho việc
uốn nắn, chỉnh sửa những lệch lạc trong hoạt động nhận thức của người học.
Sử dụng PHT trong dạy học, GV có thể kiểm soát, đánh giá được động lực họctập của HS thông qua kết quả hoàn thành PHT, thông qua báo cáo kết quả cá nhân,thảo luận trong tập thể từ đó chỉnh sửa, uốn nắn những lệch lạc trong hoạt động nhận
Trang 24thức của HS Do đó PHT đã trở thành phương tiện giao tiếp giữa thầy và trò, giữa trò –trò, đó là mối liên hệ thường xuyên liên tục.
1.2.5 Rèn luyện tư duy cho HS bằng PHT
1.2.5.1 Khái niệm tư duy
Tư duy dùng để chỉ những hoạt động của tinh thần, đem những cảm giác củangười ta sửa đổi và cải tạo thế giới thông qua hoạt động vật chất, làm cho người ta
tư duy” vào năm 1956 Bloom cho rằng tư duy gồm sáu mức độ và được sắp xếp từđơn giản nhất, tức là nhớ lại kiến thức, đến phức tạp nhất, tức là đánh giá về giá trị vàtính hữu ích của một ý tưởng Các mức độ này chính là các kỹ năng trong lĩnh vựcnhận thức xoay quanh kiến thức, hiểu, và vận dụng tư duy vào một lĩnh vực nào đó vớicác quá trình phân tích, tổng hợp và đánh giá Giáo dục truyền thống có xu hướng nhấnmạnh những kỹ năng này, đặc biệt là các mức độ thấp hơn [22]
1.2.5.2 Rèn luyện kỹ năng tư duy cho HS trong quá trình học tập.
Kỹ năng tư duy được hình thành khi chúng ta áp dụng kiến thức vào thực tiễn
Kỹ năng học được do quá trình lặp đi lặp lại một hoặc một nhóm hành động nhất địnhnào đó Kỹ năng luôn có chủ đích và định hướng rõ ràng Đó là năng lực hay khả năngcủa chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết(kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi
a Rèn luyện kỹ năng quan sát
Kỹ năng quan sát là kỹ năng nắm bắt trọng tâm từ quan sát kênh hình hoặc kênhchữ (thường là tranh ảnh hay các đoạn phim), nó thúc đẩy nắm bắt thực chất vấn đềchứ không phải chỉ là hiện tượng bên ngoài Kỹ năng quan sát tốt sẽ giúp HS tìm ra nội
Trang 25dung chứa đựng trong đối tượng quan sát từ đó giúp HS chiếm lĩnh tri thức một cáchnhanh chóng.
Để rèn luyện cho HS kỹ năng quan sát thì GV phải tập cho HS biết xác địnhmục đích nội dung, phương pháp và phương tiện quan sát [17], trong PHT GV phảichèn các hình ảnh, sơ đồ, đồ thị hoặc yêu cầu HS quan sát kênh hình, kênh chữ từ SGK
để rút ra nhận xét về nội dung đang nghiên cứu
b Rèn luyện kỹ năng phân tích
Trong dạy học vấn đề hình thành kỹ năng phân tích cho HS cần phải được coitrọng, tùy vào nhiệm vụ học tập cụ thể GV đề ra những yêu cầu phân tích khác nhau.Nhưng mục đích chủ yếu của việc rèn luyện kỹ năng phân tích là hình thành ở các emtìm hiểu sự vật, hiện tượng có chiều sâu, nhằm nắm được bản chất của đối tượngnghiên cứu, cho nên nhiệm vụ chủ yếu của hoạt động phân tích trước hết là nắm đượccấu trúc của đối tượng
Muốn HS rèn luyện tốt kỹ năng này đòi hỏi trong PHT GV cần phải có các yêucầu phân tích như là: Xác định các yếu tố tạo thành đối tượng; tìm mối liên hệ giữa cácyếu tố đó; yếu tố trung tâm, yếu tố của hệ thống nằm ở đâu? hoạt động trong nhữngmôi trường nào, điều kiện nào? trên cơ sở đó mà xác định được tính chất, mâu thuẫnnội tại, động lực phát triển và các vấn đề khác
c Rèn luyện kỹ năng so sánh [7]
Trong tư duy nhận thức cùng với sự hiểu biết sự vật, hiện tượng là cái gì và nhưthế nào, còn phải hiểu được sự vật hiện tượng này không giống sự vật hiện tượng khác
ở chỗ nào thì phải sử dụng đến phương pháp so sánh
So sánh là sự phân tích những điểm giống nhau và khác nhau giữa các đối tượngnhằm phân loại sự vật, hiện tượng thành những loại khác nhau
Tùy mục đích mà phương pháp so sánh có thể nặng về tìm sự giống nhau hay sựkhác nhau So sánh điểm khác nhau chủ yếu dùng trong phân tích, so sánh điểm giốngnhau thường dùng trong tổng hợp
Trang 26Để rèn luyện kỹ năng so sánh yêu cầu đặt ra trong PHT phải cho HS thực hiệncác bước:
Bước 1: Nêu định nghĩa đối tượng cần so sánh
Bước 2: Phân tích đối tượng, tìm ra dấu hiệu bản chất của mỗi đối tượng so sánhBước 3: Xác định những điểm khác nhau của từng dấu hiệu tương ứng
Bước 4: Xác định những điểm giống nhau của từng đối tượng tương ứng
Bước 5: Khái quát các dấu hiệu quan trọng giống và khác nhau của hai đốitượng so sánh
Bước 6: Nêu nguyên nhân của sự giống và khác nhau đó
Trong PHT ta có thể yêu cầu HS diễn đạt so sánh bằng lời, bằng hệ thống haybằng bảng phân tích; diễn đạt so sánh bằng tranh sơ đồ; bằng biểu đồ hay bằng sơ đồlogic
d Rèn luyện kỹ năng khái quát hóa
Khái quát hoá là hoạt động trí tuệ cấp cao, nhằm xếp các đối tượng có cùngthuộc tính và bản chất vào một nhóm, là quá trình chuyển từ cái đơn nhất lên cáichung Sự khái quát hóa giữ vai trò chủ yếu trong hình thành các khái niệm mới [8]
Ở HS ta thường phân biệt các hình thức khái quát hóa sơ bộ; khái quát hóa cụcbộ; khái quát hóa chuyên đề; khái quát hóa tổng kết; khái quát hóa liên môn Khi HSkhái quát hóa được vấn đề sẽ giúp HS tiết kiệm được sức lực, thời gian học tập củamình Chính vì thế việc thiết kế PHT có tính khái quát hóa cao là điều hết sức cần thiết
e Rèn luyện kỹ năng suy luận
Suy luận là hình thức của tư duy nhờ đó rút ra phán đoán mới từ một hay nhiềuphán đoán theo các quy tắc logic xác định Căn cứ vào cách thức lập luận, suy luậnđược chia thành suy luận suy diễn và suy luận quy nạp Khi HS được trang bị kỹ năngsuy luận HS có thể thu được tri thức mới từ các tri thức đã biết nhờ suy luận [8]
1.3 Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng PHT để dạy học SH.
Để có cơ sở thực tiễn của đề tài chúng tôi đã tiến hành thu thập số liệu cụ thể vềthực trạng dạy và học SH ở trường THPT hiện nay bằng các phương pháp điều tra thực
tế, dùng phiếu thăm dò GV và HS
Trang 271.3.1 Thực trạng giảng dạy SH THPT nói chung và phần STH-SH 12 nói riêng
1.3.1.1 Phương pháp giảng dạy của GV
Chúng tôi sử dụng phiếu điều tra để trưng cầu ý kiến của 39 GV ở 7 trườngTHPT của tỉnh Đồng Tháp: Trường THPT Thống Linh (5), trường THPT Cao Lãnh 1(7), trường THPT Cao Lãnh 2 (7), trường THPT Kiến Văn (5), trường THCS-THPTNguyễn Văn Khải (5), trường THPT Trần Quốc Toản (6), trường THPT Đỗ CôngTường (4)
Bảng 1.1 Kết quả điều tra tình hình sử dụng các phương pháp trong dạy học SH
Không thường xuyên
Ít sử dụng Không sử
dụng Số
lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Trang 28học với sách
giáo khoa
Qua kết quả điều tra ở bảng 1.1 kết hợp với việc tham khảo giáo án và trao đổivới các GV, chúng tôi nhận thấy rằng phương pháp giảng dạy theo kiểu thuyết trình ítđược GV chú ý, mà tập trung theo hướng tích cực hóa các hoạt động học tập của HS.Trong đó phương pháp hỏi đáp – tái hiện thông báo và dạy học theo nhóm được nhiều
GV quan tâm và sử dụng phổ biến Đó là kết quả của sự cố gắng đổi mới phương phápgiảng dạy của GV, theo hướng phát huy tính tích cực của HS Tuy nhiên đối với cácphương pháp có sử dụng các phương tiện trực quan, sử dụng đồ dùng dạy học cũngnhư việc sử dụng PHT để kích thích tính tích cực hoạt động của HS đang còn sử dụngrất ít Điều đó đã làm giảm chất lượng và hứng thú học tập của HS, chưa phát huy hếtviệc rèn luyện các kỹ năng cho HS trong quá trình học tập
Bảng 1.2 Kết quả điều tra việc sử dụng PHT để rèn luyện các kỹ năng tư duy
trong dạy học của quý thầy cô
Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)
Mặc dù việc sử dụng PHT để kích thích tính tích cực hoạt động của HS đangcòn sử dụng rất ít, nhiều GV cũng cho rằng việc sử dụng PHT trong dạy học sẽ mấtnhiều thời gian hơn trong quá trình soạn các PHT và tốn nhiều kinh phí (photo PHTcho HS) Nhưng đa phần GV đều thấy được những ưu điểm khi trong giảng dạy nếuchúng ta thiết kế được hệ thống các PHT theo hướng rèn luyện các kỹ năng tư duy cho
HS thì sẽ kích thích được tính tích cực của các em, các em có nhiều thời gian làm việc
và tư duy hơn trong quá trình hoàn thành các PHT mà GV giao cho, GV có thể tậndụng tối đa thời gian 45 phút cho tiết dạy (bảng 1.2) Đối với phần STH SH 12 THPT,qua kết quả thăm dò đã cho thấy việc sử dụng PHT để rèn luyện các kỹ năng tư duycho HS là rất cần thiết (bảng 1.3) bởi lẽ nó vừa phát huy được tính tích cực của HS vừatạo không khí lớp học sôi nổi hơn, nâng cao được hiệu quả tiết dạy đặc biệt là rèn luyệnđược các kỹ năng tư duy cho HS (bảng 1.4)
Trang 29Bảng 1.3 Kết quả điều tra ý kiến của GV về vấn đề sử dụng PHT để dạy
học phần STH - SH 12
Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)
lượng Tỉ lệ
Số lượng Tỉ lệ
1 Phát huy được tính tích cực của HS 38 97.4 1 2.56
3 Ít tốn thời gian chuẩn bị cho tiết dạy 24 61.5 15 38.5
4 Chuẩn bị công phu, mất nhiều thời gian, tốn kém 17 43.6 22 56.4
7 Đảm bảo kiến thức vững chắc, cơ bản 29 74.4 10 25.6
8 Rèn luyện được các kỹ năng tư duy cho HS 30 76.9 9 23.1
9 Truyền đạt nhiều thông tin, tiết kiệm thời gian
10 Có thể nâng cao khả năng tự học cho HS 36 92.3 3 7.69Qua bảng 1.4 cũng có không ít GV cho rằng việc sử dụng PHT để giảng dạy thìcần phải có sự chuẩn bị công phu, cần nhiều thời gian mới soạn được hệ thống cácPHT có chất lượng, sử dụng có hiệu quả trong giảng dạy, và người GV phải bỏ ra mộtkhoảng kinh phí cho việc photo PHT để sử dụng Điều đó cho thấy còn một bộ phận
GV chưa chịu khó để đầu tư cho công tác chuyên môn, vì nếu chúng ta chịu đầu tư thờigian trong một năm để soạn hệ thống các PHT theo ý đồ giảng dạy của mình thì có thể
Trang 30sử dụng cho những năm tiếp theo, trên cơ sở PHT ta có được mỗi năm ta chỉ cần điềuchỉnh một vài chi tiết mà ta rút kinh nghiệm được vậy là có thể soạn được một giáo án
có sử dụng PHT để giảng dạy Về chuyện kinh phí chúng tôi nghĩ đây là trách nhiệmcủa một người GV, muốn có một bài giảng tốt thì phải có các phương tiện hỗ trợ,chúng tôi nghĩ PHT là một trong những phương tiện hỗ trợ giảng dạy tốt dễ thực hiện
và ít tốn kinh phí nhất Vậy là bài toán về thời gian và kinh phí ta có thể giải quyếtđược Chính vì thế việc sử dụng PHT là một trong những cách giúp GV tích lũy đượcnhiều kinh nghiệm giảng dạy vào trong PHT của mình, cho nên việc sử dụng PHT mộtlần nữa thể hiện được ưu điểm của nó
1.3.1.2 Đánh giá của GV về PHT có thể rèn luyện được các kỹ năng cho HS.
Qua bảng điều tra ý kiến đánh giá của GV về việc sử dụng PHT để rèn luyện kỹnăng tư duy cho HS (bảng 1.5), một lần nữa chúng tôi thấy rằng PHT là một phươngtiện rất tốt để rèn luyện các kỹ năng tư duy cho HS Trong đó nhiều người cho rằng rấtthuận lợi để rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp, kỹ năng so sánh HS thường gặpkhó khăn trong quá trình so sánh vì các em không thể hiện đầy đủ các tiêu chí so sánh,
mà PHT là phương tiện để gợi ý, định hướng cho HS về các chỉ tiêu cần so sánh
Qua kết quả điều tra về phương pháp giảng dạy của GV, ý kiến đánh giá của GV
về ưu điểm và hạn chế của việc sử dụng PHT trong giảng dạy phần STH và sự phântích của chúng tôi như ở trên, tôi thấy rằng phương pháp dạy học có sử dụng PHT chưađược GV quan tâm đúng mức, với các lý do như tốn thời gian để soạn được một PHT,tốn kinh phí photo PHT Bài toán về thời gian và kinh phí đó đã được phân tích và giảiquyết như chúng tôi đã trình bày, vậy thì việc tập trung nghiên cứu, xây dựng hệ thốngPHT, phương pháp sử dụng PHT để rèn luyện các kỹ năng tư duy cho HS là điều rấtcần thiết
Bảng 1.5 Kết quả điều tra ý kiến đánh giá của GV về việc sử dụng PHT để rèn
luyện kỹ năng tư duy cho HS.
Trang 31TT Nội dung
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
1.3.2.1 Ý kiến của HS về bộ môn và phương pháp học tập môn SH.
Qua kết quả điều tra 450 HS ở 3 trường THPT (kết quả trình bày ở bảng 1.6) vàtrao đổi với một số HS chúng tôi thấy rằng đa số HS rất yêu thích môn SH, các em chorằng đây là môn học mang tính bắt buộc nhưng rất lý thú, đặc biệt chương trình SH 12.Một số HS cho rằng đây là môn học khó, một số nội dung các em phải học một cáchmáy móc do chưa hiểu rõ nguyên nhân, cơ chế của các vấn đề Phương pháp học chủyếu là các em lắng nghe GV giảng bài, trả lời các câu hỏi mà GV đặt ra để ghi chép nộidung chính của bài theo hướng dẫn của GV
Việc các em tự xử lý thông tin, phân tích, tổng hợp để hoàn thành PHT lĩnh hộikiến thức mới còn nhiều hạn chế, do các em ít được làm việc trên PHT, có chăng chủyếu là làm việc theo nhóm để trả lời câu hỏi GV đặt ra Vì thế chúng tôi thấy rằng đểphát huy tối đa tính tích cực của các em nhằm rèn luyện cho các em một số các kỹ năngđòi hỏi GV phải tổ chức cho HS làm việc nhiều hơn nữa trên PHT
Bảng 1.6 Kết quả điều tra về ý thức học tập của bộ môn và phương pháp
Trang 32tập môn SH Không yêu thích môn học. 58 12.9
Phương pháp
học tập môn
SH
Nhớ máy móc, học thuộc lòng kiến thức
Chú ý lắng nghe GV giảng bài, suy nghĩ
Nghe giảng, để có thể vận dụng kiến thức
đã học vào việc giải quyết một vấn đề lýthuyết hay thực tiễn
Xử lý thông tin, phân tích, tổng hợp đểhoàn thành PHT lĩnh hội kiến thức mới 110 24.4
1.3.2.2 Thái độ của HS đối với giờ dạy môn SH
Từ kết quả điều tra bằng phiếu (trình bày ở bảng 1.7) và qua trao đổi với một số
HS cho thấy đa số HS đều không thích thầy cô trình bày từ đầu đến cuối tiết dạy (363
em, chiếm 80,7%), cũng không thích một tiết học có nhiều kiến thức phải nhớ mộtcách máy móc, vì như thế các em cảm thấy rất buồn ngủ và sẽ không nhớ được lâu nộidung mà GV truyền tải Ngược lại các em tỏ ra thích thú với những phương tiện trựcquan như tranh ảnh, những câu hỏi dẫn dắt HS làm việc trên PHT để lĩnh hội tri thức(418 em, chiếm 92,9%) Do đó trong phương pháp dạy học lấy HS làm trung tâm trướchết người thầy giáo phải hiểu được trình độ của HS mình đang đứng ở đâu để từ đó cóthể thiết kế một tiết dạy thật sinh động, tổ chức cho HS tự chiếm lĩnh tri thức thông quaviệc hoàn thành các PHT, từ đó rèn luyện được các kỹ năng tư duy cho HS
Bảng 1.7 Kết quả điều tra về thái độ của HS đối với giờ dạy môn SH của GV
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
1 Thầy cô trình bày từ đầu đến cuối 87 19.3 363 80.72
Trang 33câu hỏi dẫn dắt, HS làm việc tích cực để lĩnh hội
tri thức
4 Giờ học có nhiều kiến thức phải nhớ máy móc 11 2.44 439 97.6Như vậy, qua kết quả điều tra từ 39 GV và 450 HS từ các trường THPT trongtỉnh Đồng Tháp, và phân tích thực trạng việc dạy học của GV và HS chúng tôi nhậnthấy rằng:
+ Đa số GV nhận thức được sự cần thiết của việc thiết kế các dạng PHT để tổchức rèn luyện các kỹ năng tư duy cho HS
+ Phần lớn GV chưa thường xuyên soạn giảng theo hướng sử dụng PHT để rènluyện các kỹ năng tư duy cho HS, trong khi ngoài việc dạy chữ cho HS thì việc rènluyện các kỹ năng cho các em là điều hết sức cần thiết, để HS có thể vận dụng các kỹnăng này vào trong học tập lẫn trong cuộc sống
+ HS tỏ ra có hứng thú nhiều hơn trong các tiết dạy mà GV có sử dụng cácphương tiện trực quan, các câu hỏi, bài tập được thể hiện trên PHT HS sẽ tập trunghơn, tích cực hoạt động hơn thay vì chỉ nghe GV giảng bài hoặc đọc các nội dung SGK
để trả lời các câu hỏi của GV
Thực tiễn trên đã khẳng định việc thiết kế và sử dụng các PHT để rèn luyện các
kỹ năng tư duy cho HS trong dạy học SH ở trường THPT là điều rất cần thiết
CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG PHT TRONG DẠY HỌC PHẦN STH THPT ĐỂ RÈN LUYỆN CÁC KỸ NĂNG TƯ DUY CHO HỌC SINH
2.1 Đặc điểm nội dung phần STH – SH 12
2.1.1 Phân tích nội dung phần STH trong chương trình SH lớp 12 THPT
Phần STH trong chương trình SH lớp 12 THPT được chia làm 3 chương, trìnhbày các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao như sau: Từ cá thể - QT - QX - HST - sinhquyển Trong đó chú ý đến các mối quan hệ giữa các yếu tố trong hệ thống sống; cácquy luật và các quá trình xảy ra trong các hệ thống sống đó
Nếu như ở Chương I trình bày cấp độ cá thể, nêu lên mối quan hệ tác động củacác nhân tố sinh thái đến cá thể và ở mức trên cá thể là QT thì đến Chương II trình bày
ở cấp độ cao hơn đó là QX Ở mức độ QX các mối quan hệ tác động qua lại giữa các
Trang 34nhân tố sinh thái và tập hợp SV được nghiên cứu bao quát và tổng hợp hơn ĐếnChương III, HST được giới thiệu với các nội dung tập trung vào mối quan hệ dinhdưỡng trong HST, đó là chuỗi thức ăn và lưới thức ăn, sau đó là sự trao đổi chất vànăng lượng trong HST, những hiểu biết khái quát về sinh quyển và nguồn tài nguyên,tác động của con người tới sinh quyển Cuối chương là các bài ôn tập, tổng hợp nộidung chương trình SH nói chung và phần STH nhằm khái quát hóa kiến thức theo một
hệ thống logic để HS dễ dàng ôn tập và củng cố kiến thức
Chương I: Cá thể và quần thể sinh vật
Chương đầu tiên giới thiệu về môi trường sống và các nhân tố sinh thái Giớithiệu về ổ sinh thái Một số quy luật tác động của các nhân tố sinh thái: Quy luật tácđộng tổng hợp, quy luật giới hạn sinh thái Sự thích nghi sinh thái và tác động trở lạicủa SV lên môi trường Nêu được các ví dụ về sự thích nghi của SV với môi trường.Nêu rõ nhân tố sinh thái là tất cả những gì có ở xung quanh SV, ảnh hưởng trực tiếphoặc gián tiếp đến đời sống của SV Trong các nhóm nhân tố sinh thái có nhấn mạnhnhân tố con người có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của nhiều loài SV
Nêu lên khái niệm QT, mối quan hệ giữa các cá thể trong QT: quan hệ hỗ trợ vàquan hệ cạnh tranh Ý nghĩa sinh thái của các quan hệ đó, các ví dụ minh họa về cácquan hệ hỗ trợ và cạnh tranh
Một số đặc trưng cơ bản về cấu trúc của QT như đặc trưng về tỉ lệ giới tính, tỉ lệnhóm tuổi, sự phân bố số lượng cá thể trong QT, đặc trưng về mật độ cá thể trong QT,đặc trưng về kích thước của QT và sự tăng trưởng kích thước QT trong điều kiện môitrường bị giới hạn và không bị giới hạn Kích thước của QT phụ thuộc vào mức sinhsản và tử vong của QT Liên hệ với cấu trúc dân số cũng như sự tăng trưởng của QTngười
Khái niệm và các dạng biến động số lượng của QT: theo chu kỳ và không theochu kỳ Phân tích nguyên nhân gây biến động và cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của
QT Sự biến động số lượng là sự phản ứng của QT trước những biến động của các nhân
tố môi trường
Chương 2 Quần xã sinh vật
Trang 35Ở chương này trình bày về một tổ chức sống ở cấp độ cao hơn đó là quần xãsinh vật (QXSV) Đề cập đến khái niệm QXSV, các đặc trưng cơ bản của QXSV như:Tính đa dạng về loài, sự phân bố của các loài trong không gian và các ví dụ minh họacho các đặc trưng của quần xã Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã: trong quần xãcác loài các SV có quan hệ chặt chẽ với nhau để tạo nên cấu trúc bền vững, chúng cóquan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng nhau Hiện tượng khống chế SH là hiện tượng số lượng
cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định do tác động của các mối quan hệgiữa các loài trong quần xã Cuối chương nói về diễn thế sinh thái, khái niệm, nguyênnhân và các loại diễn thế sinh thái, ý nghĩa của diễn thế sinh thái, nguyên nhân chủ yếugây ra diễn thế sinh thái
Chương 3 Hệ sinh thái - Sinh quyển và bảo vệ môi trường
Chương cuối của phần STH đề cập đến cấp độ tổ chức sống cao nhất đó là Hệsinh thái (HST) và sinh quyển Định nghĩa HST, thành phần cấu trúc của HST, các kiểuHST trên trái đất như HST tự nhiên và HST nhân tạo
Trao đổi vật chất trong HST Mối quan hệ dinh dưỡng trong HST được biểudiễn dưới dạng chuỗi thức ăn, lưới thức ăn và bậc dinh dưỡng có thể hiện bằng các ví
dụ minh họa
Các tháp sinh thái và khái niệm chu trình vật chất các chu trình sinh địa hóa nhưchu trình cacbon, chu trình nước và chu trình nitơ Quá trình chuyển hóa năng lượngtrong HST (dòng năng lượng) và sự chuyển hóa năng lượng qua các bậc dinh dưỡng.Hiệu suất sinh thái là tỷ lệ phần trăm (%) chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinhdưỡng trong HST Khái niệm về sinh quyển bao gồm toàn bộ sinh vật sống trong cáclớp đất, nước và không khí của trái đất Cơ sở STH của việc khai thác tài nguyên vàbảo vệ thiên nhiên
2.1.2 Phân tích cấu trúc phần STH sinh học 12
Phần STH trong chương trình SH 12 THPT được cấu trúc như sau:
tố sinh thái
QT SV
và mối quan
hệ trong QT
Các đặc trưng
cơ bản của QT
Biến động
số lượng
cá thể của QT
Môi trường trên cạn
Môi trường nước
Môi trường đất
Nhân tố hữu sinh
Nhân tố vô sinh
Biến động theo chu kỳ
Biến động không theo chu kỳ
Nguyên nhân biến động
Quan
hệ cạnh tranh
Quan
hệ hỗ trợ
Tỉ lệ giới tính
Nhóm tuổi
Sự phân bố cá thể
Mật độ cá thểKích thước QT
Tăng trưởng QT
Trang 36- Các nhân tố sinh thái: Sự tác động của các nhân tố sinh thái và của môi trườnglên cơ thể SV và sự thích nghi của cơ thể SV với môi trường, sự tác động trở lại SV lênmôi trường.
- Khái niệm QT, các mối quan HST giữa các cá thể trong nội bộ QT, cấu trúc dân sốcủa QT, kích thước và sự tăng trưởng số lượng cá thể của QT, sự sinh sản và tử vong, sựphát tán các cá thể của QT, sự biến động số lượng và cơ chế điều hòa số lượng cá thể của
QT Chương này bao gồm 5 bài như sau :
Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
Bài 36: QT SV và mối quan hệ giữa các các thể trong QT
Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của QT SV
Bài 38: Các đặc trưng cơ bản của QT SV (tiếp theo)
Bài 39: Biến động số lượng cá thể của QT SV
Quan hệ các loài trong QXSV
Diễn thế sinh thái
Thành phần loài trong QX
Phân bố không gian trong QX
Quan
hệ đối kháng
Các loại diễn thế
Nguyên nhân diễn thế
SV này ăn
SV khác
Diễn thế nguyên sinh
Diễn thế thứ sinh
Nguyên nhân bên trong
Nguyên nhân bên ngoài
Trang 37Kiến thức về QXSV tập trung vào:
- Khái niệm về QX: Các mối quan HST mang tính tương trợ và đấu tranh giữacác cá thể khác loài trong QX
- Mối liên hệ dinh dưỡng và những hệ quả của nó, cạnh tranh khác loài Sự phânhóa ổ sinh thái Sự diễn thế và sự cân bằng QX, và được chia làm 2 bài :
Bài 40: QXSV và một số đặc trưng cơ bản của QX
Bài 41: Diễn thế sinh thái
Kiến thức về HST - sinh quyển và môi trường gồm các nội dung trọng tâm :Khái niệm về HST, cấu trúc HST, các kiểu HST, sự chuyển hóa vật chất trong HST, sự
Chương III: HST sinh quyển và bảo vệ môi trường
Cấu
trúc
HST
Các kiểu HST
Trao đổi vật chất trong HST
Chu trình sinh địa hóa
Dòng năng lượng trong HST
Hiệu suất sinh thái
Sinh quyển
Thành
phần vô
sinh
Chuỗi thức ăn
HST
tự nhiên
HST nhân tạo
Lưới thức ăn
Bậc dinh dưỡng
Tháp sinh thái
Thành phần hữu sinh
Trang 38chuyển hóa năng lượng trong HST, sinh quyển STH và việc quản lý nguồn lợi thiênnhiên, quan niệm về quản lý nguồn lợi thiên nhiên, những biện pháp cụ thể giáo dụcbảo vệ môi trường Được chia làm 5 bài :
Bài 42: HST
Bài 43: Trao đổi vật chất trong HST
Bài 44: Chu trình sinh địa hoá và sinh quyển
Bài 45: Dòng năng lượng trong HST và hiệu suất sinh thái
Bài 46: Thực hành: Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên
Nội dung của phần STH được thể hiện tổng quát trong sơ đồ sau:
Sơ đồ quan hệ giữa các cấp tổ chức sống với các nhân tố sinh thái của môi
trường
Qua sơ đồ ta thấy các cấp tổ chức sống được nghiên cứu từ cấp độ : Cá thể - QT
- QX và các HST Ở tất cả các cấp tổ chức sống đều có mối quan hệ chặt chẽ với môitrường (các nhân tố sinh thái) tạo thành một HST hoàn chỉnh ổn định theo thời gian.Qua phân tích nội dung kiến thức của từng chương đã định hướng cho chúng tathấy rằng việc sử dụng PHT để rèn luyện các kỹ năng tư duy cho HS là rất hợp lý, cóthể tổ chức cho HS có cái nhìn tổng quát về thế giới sống, được tổ chức theo nguyêntắc thứ bậc, bậc dưới làm nền tảng cấu tạo nên bậc cao hơn với những đặc tính nổi trội
mà bậc dưới không có được Ngoài ra sự tương tác của các bộ phận trong mỗi cấu trúc,
Môi trường Các nhân tố sinh thái
Cá thể
Các cấp
độ tổ chức
sống
Trang 39mối liên hệ giữa cấu trúc với chức năng, mỗi bậc cấu trúc đều là một hệ mở có khảnăng tự điều chỉnh.
2.2 Quy trình thiết kế và hệ thống PHT rèn luyện các kỹ năng tư duy cho
Bước 4: Diễn đạt nội dung trên thành PHT.
Bước 5: Xây dựng đáp án và thời gian hoànthành PHT
Bước 6: Hoàn thành PHT chính thức
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học.
Phải xác định rõ sau khi học xong bài này HS phải lĩnh hội được gì? Hay vậndụng như thế nào? Rèn luyện được thao tác tư duy nào? Tức là phải xác định được mụctiêu về kiến thức, kỹ năng và thái độ của HS đối với nội dung bài học
Bước 2: Phân tích nội dung bài dạy.
Là bước xác định thành phần kiến thức, tầm quan trọng, mối quan hệ của mạchkiến thức trong bài và giữa các bài trong chương
Bước 3: Chuyển nội dung kiến thức thành điềucho biết và điều cần tìm
Trang 40Bước 3: Chuyển nội dung kiến thức thành điều cho biết và điều cần tìm.
Từ kết quả của việc phân tích nội dung bài dạy và xác định mục tiêu của bài Taphân tích để trả lời câu hỏi: Để lĩnh hội được nội dung hay đạt được mục tiêu của bàiphải gợi mở cho người học những gì và yêu cầu họ tìm kiếm những gì ?
+ Điều cho biết: Chính là phần dẫn, yêu cầu HS thu thập nguồn thông tin Có thể
là yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát tranh, mẫu thí nghiệm, và đây cũng là nộidung mà ta hướng đến để rèn luyện các kỹ năng tư duy cho HS
+ Điều cần tìm: Là lượng kiến thức mà HS cần phải điền vào PHT để hoàn thànhnhiệm vụ nhận thức
Bước 4: Diễn đạt nội dung trên thành PHT.
Phác thảo PHT cần xây dựng
Bước 5: Xây dựng đáp án và thời gian hoàn thành PHT.
Căn cứ vào thời gian phân phối của chương trình nội dung của phiếu mà quyđịnh thời gian hoàn thành PHT một cách hợp lý
Đáp án của PHT phải phát huy được tính tích cực cũng như đánh giá đúngkhách quan HS Sau khi sử dụng PHT phải xây dựng đáp án chuẩn
Bước 6: Hoàn thành PHT chính thức.
Là bước viết PHT chính thức chuẩn bị cho việc sử dụng PHT vào các khâu củaquá trình dạy học
Ví dụ: Để dạy nội dung mục Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong QT Ta
có thể xây dựng PHT theo quy trình sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học
Sau khi học xong nội dung này HS cần phải:
Về kiến thức:
+ Trình bày được các hình thức cạnh tranh giữa các cá thể trong QT
+ Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự cạnh tranh đó
+ Nêu được hậu quả và ý nghĩa của các hình thức cạnh tranh
+ Tìm các ví dụ chứng minh
Về kỹ năng:
Rèn luyện cho HS các kỹ năng: Phân tích, tổng hợp, liên hệ thực tiễn