Để xây dựng và phát triển con người Việt Nam toàndiện, đáp ứng đòi hỏi cấp bách của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Văn kiện Đại hội lần thứ IX của Đảng cộng sản khẳng định: “Mọi h
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
CHẾ THỊ THANH AN
XÂY DỰNG LỐI SỐNG VĂN HÓA CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CỬA LÒ
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Chuyên ngành: LLVÀ PPDH BỘ MÔN GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
Mã số: 60.14.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
TS NGUYỄN THÁI SƠN
Trang 2Nghệ An, 2013
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo Khoa Giáo dục Chính trị, Khoa Sau Đại học - Trường Đại học Vinh đã dành nhiều tâm huyết truyền đạt những tri thức quý báu, giúp tôi hoàn thành khoá học và luận văn Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo
TS Nguyễn Thái Sơn đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu và đã hướng dẫn, đóng góp những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Tổ Sử - Địa - GDCD Trường THPT Nghi Lộc 4 cùng các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã động viên, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình theo học chương trình Cao học tại Trường Đại học Vinh cũng như sự giúp đỡ của Ban giám hiệu các Trường THPT trên địa bàn thị xã Cửa Lò để Tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Nghệ An, tháng 7 năm 2013
Tác giả Chế Thị Thanh An
Trang 5MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU 5
B NỘI DUNG 11
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG VĂN HÓA CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 11
1.1 Khái niệm lối sống và lối sống văn hóa 11
1.2 Tầm quan trọng của việc xây dựng lối sống văn hóa cho học sinh THPT 37
Chương 2 NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỐI SỐNG CỦA HỌC SINH THPT VÀ THỰC TRẠNG XÂY DỰNG LỐI SỐNG VĂN HÓA CỦA HỌC SINH THPT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CỬA LÒ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 43
2.1 Vài nét về hoàn cảnh địa lý và điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội của thị xã Cửa Lò 43
2.2 Các yếu tố tác động tới việc xây dựng lối sống văn hóa cho học sinh THPT 46
2.3 Thực trạng lối sống của học sinh THPT trên địa bàn thị xã Cửa Lò 53
Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM XÂY DỰNG LỐI SỐNG VĂN HÓA CHO HỌC SINH THPT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CỬA LÒ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 68
3.1 Quan điểm xây dựng lối sống văn hóa cho học sinh THPT trên địa bàn thị xã Cửa Lò 68
3.2 Các giải pháp xây dựng lối sống văn hóa cho học sinh THPT trên địa bàn thị xã Cửa Lò trong giai đoạn hiện nay 71
C KẾT LUẬN 100
D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
E PHỤ LỤC 105
Trang 6A MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, “nhân tố con người” đang được quan tâm đặc biệt Chiến lượcphát triển nguồn nhân lực con người – với tư cách là nguồn lực để phát triển
xã hội – ngày càng trở nên quan trọng trong toàn bộ đường lối cách mạng củaĐảng và Nhà nước ta Để xây dựng và phát triển con người Việt Nam toàndiện, đáp ứng đòi hỏi cấp bách của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Văn kiện Đại hội lần thứ IX của Đảng cộng sản khẳng định: “Mọi hoạt độngvăn hóa nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị,
tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng,lòng nhân ái khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệhài hòa trong gia đình, cộng đồng và xã hội”[12; 114]
Định hướng trên của Đảng có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối vớimọi hoạt động văn hóa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay Trong đó, vấn đềxây dựng lối sống có văn hóa đang trở thành một nhiệm vụ cấp bách Lốisống có văn hóa, con người văn hóa, không còn là khẩu hiệu chung chungnữa, mà đang trở thành hành động thực tiễn trên khắp đất nước chúng ta.Lối sống là một hình thức biểu hiện của văn hóa Lối sống có văn hóa(hay lối sống văn hóa) là một đặc trưng quan trọng của con người Việt Namtrong giai đoạn cách mạng hiện nay Xây dựng con người Việt Nam khôngthể coi nhẹ việc xây dựng lối sống có văn hóa
Xác định dược vai trò quan trọng của việc xây dựng lối sống văn hóacho học sinh, sinh viên, Bộ GD-ĐT đã ban hành các văn bản yêu cầu trườnghọc quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.Hướng dẫn số 6744/BGD và ĐT ngày 4/8/2005 chỉ rõ “Đẩy mạnh giáo dụctoàn diện, tăng cường giáo dục chính trị, đạo đức cho học sinh…” Đại hội Xcủa Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định một trong những định hướng lớn
Trang 7trong GDĐT, là: “Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sốngcho học sinh, sinh viên”.
Mặt khác, có thể thấy những năm gần đây vấn đề về lối sống của họcsinh, sinh viên ở nước ta đã và đang trở thành vấn đề nóng không chỉ củangành giáo dục mà còn của toàn xã hội Trong thời kỳ hội nhập nhiều họcsinh, sinh viên có ý chí vươn lên trong học tập, có hoài bão, khát vọng lớn.Tuy nhiên, cũng chính tác động của nền kinh tế mở và do nhiều nguyên nhânkhác, hành vi lệch chuẩn của thanh thiếu niên nước ta có xu hướng ngày càngtăng Vì vậy, xây dựng lối sống văn hóa cho học sinh hiện nay đang trở thànhnhiệm vụ cấp bách
Cửa Lò là một thị xã thuộc tỉnh Nghệ An Trong những năm qua cùngvới sự phát triển của một đô thị du lịch biển, bên cạnh nền kinh tế, dân trí vàđời sống của người dân ngày càng được nâng cao thì một bộ phận thanh niên(trong đó có học sinh THPT) chưa thực sự có lối sống tốt đẹp, vi phạm đạođức, lối sống có xu hướng tăng cao Một số hành vi vi phạm pháp luật của họcsinh khiến gia đình và xã hội lo lắng, như: vi phạm luật giao thông, đua xe tráiphép, bạo lực học đường, quay cóp, mua điểm, cờ bạc, rượu chè Trong giađình các em thiếu kính trên nhường dưới, không vâng lời cha mẹ Một sốhành vi lệch chuẩn khác về mặt đạo đức, như: lối sống hưởng thụ, thực dụng,chạy theo đồng tiền, xa hoa, lãng phí, lười lao động và học tập, thiếu ý thứcrèn luyện, không dám đấu tranh với cái sai, ích kỷ, thờ ơ, vô cảm Nhiều họcsinh sa vào các tệ nạn xã hội Ý thức học tập, hiểu biết và chấp hành kỷcương, phép nước của một bộ phận học sinh còn rất kém Những năm qua,dưới sự chỉ đạo của tỉnh, của huyện và của sở GD – ĐT, các trường THPT đãtriển khai nhiều biện pháp để giáo dục đạo đức, xây dựng lối sống cho họcsinh Tuy nhiên, kết quả vẫn chưa cao, đạo đức, lối sống của học sinh vẫn cònnhiều bất cập
Trang 8Cùng với tỉnh Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung, thị xã Cửa Lòđang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Xây dựngcon người với lối sống văn hóa đã trở thành nhiệm vụ cấp bách, đặc biệt đốivới thế hệ trẻ - học sinh THPT.
Xuất phát từ vấn đề lý luận và thực tiễn trên, để góp phần cùng cáctrường THPT ở thị xã Cửa Lò giải quyết tốt vấn đề xây dựng lối sống văn hóa
cho học sinh, tác giả chọn đề tài “Xây dựng lối sống văn hóa cho học sinh
THPT trên địa bàn thị xã Cửa Lò trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận
văn thạc sỹ chuyên ngành lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Giáo dụcchính trị
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Xây dựng lối sống là một nhiệm vụ quan trọng Vì thế, nó đã thu hút sựquan tâm của nhiều tác giả ở nước ta, trong đó có cả lãnh tụ cách mạng
Người đầu tiên đề xuất vấn đề xây dựng lối sống mới là chủ tịch Hồ Chí
Minh Dưới bút hiệu XYZ, Bác viết quyển Sửa đổi lề lối làm việc, nhà xuất
bản Sự thật in vào năm 1950 cả hai quyển sách này mặc dù chưa nêu lên kháiniệm lối sống nhưng đều đề cập đến những tinh thần cơ bản của lối sống mớivăn hóa Ở lời tựa của quyển Đời sống mới, chủ tịch Hồ Chí Minh viết:
“Trong lúc kháng chiến, chúng ta đồng thời phải kiến quốc Thực hành đời
sống mới là một điều cần kịp cho công cuộc cứu quốc và kiến quốc”[27; 99].
Xuất phát từ quan điểm duy vật biện chứng, những công trình trên đây đãphân tích bản chất, các giá trị và biện pháp để xây dựng lối sống xã hội chủ nghĩa
Ở Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IV dùng khái niệm “nếpsống mới có văn hóa” và đề ra nhiệm vụ: “…vận động một cách kiên trì vàsâu rộng để tạo ra nếp sống mới có văn hóa trong xã hội: đưa cái đẹp vào đờisống hàng ngày, vào lao động sản xuất” Đến Đại hội Đảng lần thứ V kháiniệm “lối sống mới” được sử dụng, Văn kiện Đại hội viết: “…cuộc đấu tranhgiữa hai con đường, giữa cái mới và cái cũ, tiên tiến với lạc hậu, tiến bộ và
Trang 9phản động, trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng và lối sống đang diễn ra hàng ngàyrất phức tạp”[8 ; 91 - 92].
Đại hội Đảng lần thứ VI mở ra thời kỳ đổi mới Trong điều kiện này,xây dựng lối sống trở thành nhiệm vụ cấp bách, từ đó việc nghiên cứu lốisống được đặt ra khá phong phú, đa dạng cả về bề rộng, chiều sâu Dưới đâyxin nêu một số tác giả và công trình tiêu biểu:
Trước hết là những công trình đã được in thành sách của các nhà xuất
bản: PGS.TS Lê Như Hoa (chủ biên): Lối sống trong đời sống đô thị hiện nay,
Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1993; PGS.TS Lê Như Hoa (chủ
biên): Lối sống đô thị miền Trung, mấy vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1996; GS Trần Văn Bính (chủ biên): Giáo
trình lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà nội, 2001; GS Đỗ Huy: Vấn đề xây
dựng lối sống dân tộc hiện đại ở nước ta hiện nay, Tạp chí Triết học, số 6,
1999; Phan Huy Kỳ: Xây dựng lối sống mới trong điều kiện hiện nay, Nghiên cứu lý luận, số 7, 1999; Nguyễn Chí Dũng: Xã hội hóa lối sống và xây dựng
lối sống trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Tạp chí
sinh hoạt lý luận, số 5, 2000; Cao Văn Định: Giáo dục lối sống cho thanh
niên đô thị hiện nay, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, số 2, 2000; Lê Lâm Ứng: Lối sống mới của người Việt Nam, Tạp chí Quân đội nhân dân, số 26/1, 2001;
Công trình nghiên cứu về “lối sống” của GS Vũ Khiêu đã tập trung vào giớithuyết khái niệm, phân tích những biểu hiện cơ bản của lối sống và những đặctrưng cơ bản của lối sống XHCN
Vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống của sinh viên các trường đại học vàcao đẳng được đề cập đến trong đề tài khoa học cấp bộ của PGS.TS Đoàn
Minh Duệ: “Tình hình tư tưởng đạo đức, lối sống của sinh viên các trường
đại học, cao đẳng thuộc các tỉnh bắc miền trung”.
Trang 10Nhìn chung, những công trình này đã phần nào đi sâu lý giải bản chấtcủa khái niệm “lối sống”, chỉ ra những lĩnh vực biểu hiện của nó, những đặcđiểm của lối sống mới; có công trình còn phân tích lối sống của những nhóm
xã hội cụ thể, lối sống trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Tuy chưa bàn đến nội dung xây dựng lối sống có văn hóa của học sinhnhưng những công trình trên đã có nhiều gợi ý cho đề tài, nhiều số liệu màluận văn có thể vận dụng được, làm sâu sắc thêm những vấn đề liên quan
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
a Mục đích
Luận văn tập trung đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng lối sốngvăn hóa cho học sinh THPT trên địa bàn thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An tronggiai đoạn hiện nay
b Nhiệm vụ
- Làm rõ khái niệm và đặc trưng của lối sống văn hóa
- Điều tra, khảo sát, đánh giá, tìm hiểu thực trạng lối sống của học sinhTHPT trên địa bàn thị xã Cửa Lò trong giai đoạn hiện nay
- Đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng lối sống văn hóa cho học sinhTHPT trên địa bàn thị xã Cửa Lò trong giai đoạn hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Chủ thể của lối sống văn hóa mà đề tài nghiên cứu là học sinh THPTtrên địa bàn thị xã Cửa Lò
- Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề xây dựng lối sống văn hóa cho họcsinh THPT
- Phạm vi của lối sống rất rộng nên đề tài chỉ giới hạn ở những lĩnh vực
cơ bản nhất, phản ánh đặc trưng lối sống của học sinh THPT gắn với đặc điểmlứa tuổi như hoạt động xây dựng tư tưởng, hoạt động học tập, hoạt động xã hội
5 Giả thiết khoa học
Đề tài luận văn được nghiên cứu trên cơ sở giả thiết cho rằng thực trạnglối sống văn hóa của học sinh THPT trên địa bàn thị xã Cửa Lò chưa cao, nếu
Trang 11đề xuất được các giải pháp có tính khả thi, hiệu quả sẽ xây dựng được lốisống văn hóa cho học sinh THPT trên địa bàn thị xã Cửa Lò.
6 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
a Cơ sở lý luận
Dựa trên quan điểm lý luận văn hóa học của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng ta về con người Xã hộichủ nghĩa và xây dựng lối sống Xã hội chủ nghĩa
b Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp logic – lịch sử, phân tích - tổng hợp, điều tra
xã hội học và các phương pháp nghiên cứu khác của các ngành xã hội
7 Ý nghĩa của luận văn
- Khẳng định sự cần thiết phải xây dựng đạo đức, lối sống cho họcsinh THPT
- Đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng lối sống văn hóa cho họcsinh THPT trong giai đoạn hiện nay
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong công tác xây dựng lốisống cho học sinh THPT
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1; Cơ sở lý luận của việc xây dựng lối sống văn hóa cho họcsinh THPT
Chương 2: Những yếu tố tác động đến lối sống văn hóa của học sinhTHPT và thực trạng xây dựng lối sống văn hóa của học sinh THPT trên địabàn thị xã Cửa Lò trong giai đoạn hiện nay
Chương 3: Quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng lốisống văn hóa cho học sinh THPT trên địa bàn thị xã Cửa Lò trong giai đoạnhiện nay
Trang 12B NỘI DUNG Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG VĂN HÓA CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1 Khái niệm lối sống và lối sống văn hóa
1.1.1.Khái niệm lối sống
Từ lâu, lối sống đã trở thành đối tượng nghiên cứu của tâm lý học, giáodục học, văn hóa học và được xem là phạm trù cơ bản của CNDVLS Trongtác phẩm Hệ tư tưởng Đức, để làm rõ mối quan hệ giữa con người và hoàncảnh, điều kiện sống của nó, C Mác đã bổ sung vào khái niệm “phương thứcsản xuất” khái niệm “phương thức sinh sống”:
Không nên nghiên cứu phương thức ấy đơn thuần theo khía cạnh nó là sựtái sản xuất ra đời sống thể xác của các cá nhân Mà hơn thế, nó là một phươngthức hoạt động nhất định của những cá nhân ấy, một hình thức nhất định củahoạt động sống của họ, một phương thức sinh sống nhất định của họ [25; 30].Luận điểm trên đây thường được các nhà nghiên cứu Mác-xít dùng làmluận điểm xuất phát để nghiên cứu khái niệm “lối sống” Các định nghĩa này
có thể quy về ba nhóm:
Nhóm thứ nhất: xem xét lối sống như một khái niệm bao quát nhiều yếu
tố liên quan đến cuộc sống của con người và toàn xã hội: điều kiện sống, cáchình thức hoạt động, các quan hệ xã hội, các hình thức thỏa mãn nhu cầu, thếgiới quan
Nhóm thứ hai: mô tả lối sống dựa vào các yếu tố bên trong, vốn có của
chủ thể, hoặc xem lối sống là sự phản ánh của nhu cầu con người, cách thứcthỏa mãn những nhu cầu đó, nghĩa là chất lượng của sự phồn vinh của conngười, hoặc coi lối sống là nếp nghĩ, hành vi, nếp sống nội tâm của con người
Trang 13Nhóm thứ ba: quan niệm lối sống như một phạm trù xã hội học chỉ sự
thống nhất hữu cơ giữa các hình thức hoạt động sống và những điều kiện sốngquan trọng nhất của cá nhân hay nhóm xã hội
Ba nhóm định nghĩa này ít nhiều đều có sự phiến diện Nhóm đầu tiên bịphê phán là mở rộng quá mức khái niệm “lối sống” và do đó đã làm mất đinhững đặc trưng của nó Nhóm thứ hai thu hẹp lối sống vào những yếu tố bêntrong của cá nhân, loại trừ khỏi khái niệm “lối sống” những mặt khách quan,những hoạt động quan trọng của con người như hoạt động lao động, hoạtđộng chính trị Nhóm thứ ba thì lại không chú ý đến vai trò của yếu tố chủquan trong lối sống
Định nghĩa tiêu biểu và phổ biến nhất của Liên Xô có lẽ là định nghĩagắn lối sống với hoạt động của con người “Từ điển chủ nghĩa cộng sản khoahọc” định nghĩa “lối sống xã hội chủ nghĩa” là “những hình thức hoạt độngsống của con người vốn có của chủ nghĩa xã hội, được quy định bởi điều kiệnsống của họ trong phạm vi giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản ”[30; 202].Công trình “lối sống xã hội chủ nghĩa” do G.E Gle-dơ-man chủ biên địnhnghĩa “lối sống là một tổng thể, một hệ thống những đặc điểm chủ yếu nói lênhoạt động của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, của các cá nhântrong những điều kiện của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định”[22; 45].Nhìn chung, các nhà nghiên cứu ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây,khi bàn về khái niệm “lối sống”, thường nhấn mạnh vào tính chất xã hội chủnghĩa và xác định các tiêu chí của nó từ sự đối lập với lối sống tư sản
Ở Việt Nam, khái niệm “lối sống” được xem xét với một góc nhìn tổnghợp, trong đó có nói đến quan hệ giữa mặt chủ quan và khách quan, giữa hoạtđộng sống và điều kiện sống của con người, giữa hoạt động sản xuất và nhữnghoạt động phi sản xuất
Nhấn mạnh vào hoạt động sống của con người, nhóm tác giả giáo trình
“Lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng cộng sản Việt Nam” định
Trang 14nghĩa: Lối sống là một phạm trù xã hội khái quát toàn bộ hoạt động sống củacác dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiệncủa một hình thái kinh tế xã hội nhất định, và biểu hiện trên các lĩnh vực củađời sống: trong lao động và hưởng thụ; trong quan hệ giữa người và người;trong sinh hoạt tinh thần và văn hóa[3; 190].
Xem lối sống như những quan hệ xã hội, PGS.TS Lê Như Hoa chorằng: “Lối sống là tổng thể các quan hệ xã hội của con người với những hìnhthức và đặc trưng tiêu biểu cho mỗi dân tộc, quốc gia, vùng địa lý, nhóm xãhội trong những điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội và văn hóa cụ thể”[17; 10].Trong đời sống khoa học ở nước ta, nhận thấy, có ba giai đoạn tiếp cận,nghiên cứu vấn đề lối sống, như sau: từ năm 1970 trở về trước, lối sống đượcnghiên cứu dưới góc độ triết học duy vật lịch sử; trong thập niên của thế kỷ
XX, nó là đối tượng nghiên cứu của chuyên ngành chủ nghĩa cộng sản khoahọc; và hiện nay xã hội học và văn hóa học là hai hướng tiếp cận khá phổ biếntrong nghiên cứu về lối sống
Nhìn chung các khái niệm về lối sống đều gặp nhau những điểm sau: một
là, xem lối sống là một dạng hoạt động sống của con người; hai là, hoạt động
sống này phụ thuộc chặt chẽ vào phương thức sản xuất và điều kiện sống của
con người; ba là, nó thể hiện đặc trưng riêng của từng cộng đồng người.
Nổi lên trong lối sống là hoạt động của con người Về thực chất, đó làcách thức con người ứng xử với tự nhiên và với xã hội để bảo tồn và pháttriển đời sống của mình Vì vậy khái niệm lối sống bao hàm cả hai mặt chủquan và khách quan Mặt khách quan là điều kiện sống của con người, trong
đó bao hàm các đặc điểm của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định mà cốtlõi là phương thức sản xuất Mặt chủ quan chính là ý thức của con ngườitrong sự lựa chọn cho mình một lối sống, dựa trên cơ sở của một lẽ sống, mộtthái độ sống cụ thể, những mục tiêu mà con người đặt ra Vì vậy mà PGS.TS
Lê Như Hoa cho rằng: “Thuật ngữ lối sống có sự kết hợp biện chứng giữa yếu
Trang 15tố vật chất và yếu tố tinh thần, gắn với phương thức sản xuất của xã hội, vớichế độ chính trị xã hội, với hình thái kinh tế - xã hội” [18; 71].
Nếu hiểu lối sống, tức phương thức sinh sống, là những hình thức hoạtđộng sống của con người, thì phương thức sản xuất là một mặt, và là mặt cơbản của lối sống Theo cách nói của C Mác và Ph Ăngghen phương thức màcon người sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt không chỉ đơn thuần là sự “táisản xuất ra sự tồn tại thể xác” của họ, mà đó còn là một “hình thức nhất địnhcủa sự biểu hiện đời sống” của họ, một “phương thức sinh sống nhất định”của họ Cái cơ bản trong sự biểu hiện đời sống của con người tức trong lốisống, là hoạt động sản xuất với hai mối quan hệ: 1- Quan hệ vật chất, thựctiễn với tự nhiên được xác định bởi trình độ của lực lượng sản xuất; 2- Quan
hệ xã hội mà cơ sở là tính chất của quan hệ sản xuất Vì vậy, xét đến cùng, lốisống do phương thức sản xuất quyết định
Lối sống do phương thức sản xuất quy định Tuy nhiên trong cùng mộtphương thức sản xuất, các giai cấp khác nhau có lối sống khác nhau Theo
“Từ điển chủ nghĩa cộng sản khoa học”, nguyên nhân của sự khác biệt ấy(thậm chí đối lập), là cơ sở kinh tế “Lối sống xã hội chủ nghĩa đối lập trựctiếp với lối sống tư sản, điều đó là do sự khác nhau căn bản về cơ sở kinh tế”[30; 202] Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, sản sinh sự bóc lột, sự phân chia
xã hội thành những giai cấp đối kháng với những lối sống khác nhau; trong xãhội tư sản, đó là tình trạng cạnh tranh ác liệt giữa người với người Chế độ cônghữu xã hội chủ nghĩa từng bước dược thiết lập sẽ là cơ sở của lối sống hài hòatrong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, con người với xã hội.Ngoài phương thức sản xuất ra, điều kiện sinh hoạt cũng có ảnh hưởngkhông nhỏ đến lối sống Theo các tác giả của công trình “Lối sống xã hội chủnghĩa”, trên cơ sở tồn tại của các điều kiện vật chất nhất định mà còn người nảysinh các nhu cầu và những hứng thú khách quan Trong những mức độ khácnhau, chúng được phản ánh vào ý thức của họ như là những động cơ tinh thần
Trang 16của hành động Khi hành động theo những động cơ này, con người thỏa mãnnhu cầu của mình, đồng thời thay đổi cả điều kiện sống và chính bản thân.Tuy nhiên, điều kiện sinh hoạt, theo nghĩa rộng là toàn bộ môi trường xãhội Vì vậy, nếu coi lối sống bao hàm trong nó toàn bộ điều kiện sinh hoạt củacon người tức là đã đồng nhất lối sống với xã hội nói chung và loại bỏ đi tínhđặc thù của khái niệm này.
Mặt khách quan của lối sống còn thể hiện ở những chuẩn giá trị xã hội.Chuẩn giá trị xã hội là các giá trị cốt lõi được lựa chọn, đánh giá, xác định vàcấu trúc theo những thang bậc nhất định như những chuẩn mực chung cho đại
đa số thành viên xã hội Giá trị xã hội thường được xếp theo từng nhóm vàluôn mang tính lịch sử - cụ thể Có nhiều cách phân nhóm giá trị xã hội.UNESCO phân làm 4 nhóm: nhóm các giá trị cốt lõi (hòa bình, tự do, giađình), nhóm các giá trị cơ bản (sáng tạo, tình yêu, chân lý), nhóm các giá trị
có ý nghĩa (cuộc sống giàu sang và cái đẹp), nhóm các giá trị không đặc trưng(địa vị xã hội) Những người tiếp cận theo quan điểm hệ thống – cấu trúcphân chia thành giá trị nhân văn, giá trị đạo đức, giá trị văn hóa, giá trị chínhtrị, giá trị kinh tế Chuẩn giá trị là nguyên tắc của khuôn mẫu ứng xử Theocác tác giả của “Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội ”, cácchuẩn giá trị xã hội được hình thành, xác định trong quá trình cá nhân hoặccộng đồng gia nhập vào các quan hệ xã hội với tư cách chủ thể của các quan
hệ đó Do đó, “các chuẩn giá trị xã hội luôn luôn đóng vai trò chuẩn mực, thái
độ bên trong của đạo đức và lối sống ở mỗi cá nhân và cộng đồng cũng nhưđóng vai trò bản lề, nhất là trong quá trình chuyển hóa bảng giá trị xã hội ởnhững giai đoạn biến đổi (hoặc biến động), trên những lĩnh vực cơ bản của xãhội hay của toàn xã hội”[31; 63]
Mặt chủ quan của lối sống, như đã nói là ý thức của con người trongviệc lựa chọn cho mình một lối sống, dựa trên cơ sở của một lẽ sống, một thái
độ sống cụ thể, những mục tiêu mà con người đặt ra Mặt chủ quan này phụ
Trang 17thuộc rất nhiều vào nền văn hóa, vào thế giới quan, lý tưởng sống mà cá nhânhấp thụ được Nó làm cho lối sống trở thành tự giác, vươn đến các giá trị, làmnên ý nghĩa của lối sống.
Chính mặt chủ quan này góp phần làm cho lối sống của cá nhân, cáctầng lớp, các giai cấp, có sự khác nhau dẫu trong cùng một phương thức sảnxuất và cùng những điều kiện sống Từ đây mà có ý kiến cho rằng, lối sống làcái xã hội trong cá nhân
Lối sống được biểu hiện trong những lĩnh vực nào?
Các tác giả của công trình “Lối sống xã hội chủ nghĩa” coi những hoạtđộng sau như những hoạt động chủ yếu của lối sống: 1- Lao động; 2 – Phúclợi; 3 - Tiêu dùng và sinh hoạt hàng ngày; 3- Sức khỏe của nhân dân; 4- Giáodục và văn hóa; 5 – Hoạt động chính trị xã hội
Nếu quan điểm lối sống như một hệ thống các đặc điểm cơ bản về hoạtđộng sống của con người thì rõ ràng, lao động phải là lĩnh vực đầu tiên của lốisống Trong bất kỳ xã hội nào, những hình thức của hoạt động sống chủ yếucủa con người đều là hoạt động lao động Lao động như là phương thức sinhsống Tính chất và trình độ của lao động quy định mối quan hệ giữa conngười và tự nhiên và với xã hội Vì vậy, lối sống biểu hiện trước hết tronglĩnh vực lao động, việc con người sử dụng thời gian lao động của mình
Bên cạnh lao động, lối sống còn được biểu hiện ra trong những lĩnh vựchoạt động khác của con người: sinh hoạt hàng ngày, hoạt động chính trị - xãhội, hoạt động giáo dục, hoạt động trong lĩnh vực văn hóa tinh thần, trong sửdụng thời gian rỗi, những hoạt động qua lại giữa người với người tiêu biểucho một xã hội nhất định, những tập quán và những quy tắc xử thế đã ăn sâuvào đời sống hàng ngày
Tính chất của những lĩnh vực này, từ hoạt động lao động đến hoạt độngchính trị - xã hội, quan hệ hoạt động qua lại giữa người với người, trong cácchế độ xã hội là khác nhau Điều này góp phần làm nên sự khác nhau căn bản
Trang 18giữa các lối sống, trong khi không loại trừ một vài nét chung, chẳng hạn trongcác hình thức tổ chức hoạt động lao động, trong các kiểu nhà ở, trong cácphương tiện thông tin liên lạc Thật ra, những nét chung này cũng bắt đầu từtrình độ phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học kỹ thuật – những nộidung liên quan đến cuộc cách mạng khoa học công nghệ - vốn cũng biểu hiệnkhác nhau trong những xã hội khác nhau.
Như vậy, để có thể đi đến một định nghĩa về lối sống, cần phải chú ýmấy vấn đề sau: 1 – Lối sống là một phương thức sinh sống nhất định của conngười mà mặt cơ bản của nó là phương thức sản xuất; 2- Phương thức sinhsống ấy là kết quả của sự tác động tích cực của con người vào điều kiện sốngcủa mình trong mối quan hệ biện chứng giữa con người với hoàn cảnh; 3 –Lối sống là một thực thể xã hội với hệ thống những chuẩn mực xã hội củamột cộng đồng nhất định mà cá nhân phải tuân theo
Nếu hiểu lối sống là cách thức con người bảo tồn và phát triển đời sốngtrong những điều kiện tự nhiên và xã hội nhất định thì có thể thấy thực chấtcủa lối sống là kiểu quan hệ với nhiều cấp độ: quan hệ với tự nhiên và xã hội;quan hệ gia đình, làng xã và tổ quốc Tính chất của mỗi loại quan hệ trongnhững điều kiện sống nhất định sẽ làm nên đặc trưng của từng lối sống: chinhphục hay lệ thuộc, bóc lột hay bình đẳng, đóng góp hay phụ thuộc, ăn bám.Chính những nét đặc trưng này sẽ hình thành hệ thống chuẩn mực xã hội đểlối sống vận hành theo, tạo nên sự khác biệt của lối sống của từng cộng đồng
và cá nhân
Từ những phân tích trên, có thể đi đến một định nghĩa sau: Lối sống là
tổng hòa những dạng hoạt động sống ổn định của cộng đồng (dân tộc, giai cấp, nhóm xã hội) và các cá nhân, được vận hành theo những chuẩn giá trị
xã hội nào đó trong sự thống nhất với các điều kiện của một hình thái kinh tế
- xã hội nhất định.
Trang 19Để hiểu rõ khái niệm lối sống, có thể tìm hiểu thêm mối quan hệ giữa lốisống với các khái niệm có liên quan như: lẽ sống, nếp sống, mức sống, phongcách sống.
“Lẽ sống” hay còn gọi là đạo lý sống, là biểu hiện quan trọng nhất củalối sống Đây chính là tư tưởng giải thích cho mục đích của lối sống Lẽ sốngđược xem là mặt ý thức của lối sống, phản ánh nhận thức của con người vềchính bản thân trong các mối quan hệ xã hội Lẽ sống là mặt tự giác của lốisống, đóng vai trò dẫn dắt, định hướng, nhằm làm cho lối sống ổn định theotừng cá nhân, nhóm hay giai cấp, dân tộc
“Mức” sống là một thuật ngữ kinh tế - xã hội để đánh giá mặt vật chấtcủa lối sống dựa trên chỉ số về sự đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thầncủa cộng đồng Thông thường, mức sống phản ánh trình độ của nền sản xuấtvật chất trong những điều kiện lịch sử nhất định Những chỉ báo của mứcsống là hệ quả của sự phát triển của công cụ lao động, của năng suất lao động.Xây dựng lối sống văn hóa không thể không chú ý đến việc nâng cao mứcsống cho cộng đồng Không thể có một lối sống văn minh, lịch sử nếu nhà ởquá chật chội, điện thiếu, nước thiếu, con người chen chúc nhau đi lại trênnhững đường phố chật hẹp và dơ bẩn Tuy nhiên, cũng không nên coi mứcsống là mặt quyết định đối với lối sống Sống đẹp, cơ bản là không phải sốngđầy đủ mà là sống có ý nghĩa dưới sự dẫn dắt của những lẽ sống cao đẹp.Nếp sống là mặt ổn định của lối sống Đó là những hoạt động sống đãtrở thành thói quen, thành phong tục, tập quán, thành quy ước của cộng đồng.Nếp sống cho thấy khả năng thích nghi và sức sáng tạo của con người trongnhững điều kiện sống cụ thể Nếp sống làm nên sự đa dạng của lối sống, giúpduy trì những kinh nghiệm sống mà loài người đã nhận thức được Theo GS
Vũ Khiêu, nếp sống “là toàn bộ những thói quen được hình thành trong cuộcsống hàng ngày, những thói quen đã trở thành nếp trong sản xuất, chiến đấu,
Trang 20trong quan hệ xã hội và trong sinh hoạt riêng tư của mỗi con người Nhữngthói quen ấy còn được gọi là tập quán” [21; 135].
“Phong cách sống” là hình thức biểu hiện của lối sống thông qua hoạtđộng và những quan hệ xã hội làm nên nét riêng biệt trong lối sống của các cánhân và các nhóm xã hội
Như vậy, có thể thấy lối sống như một phạm trù trung tâm mà sự biểuhiện của nó trên các mặt cụ thể đã làm thành các phạm trù khác Mặt ý thứccủa lối sống là lẽ sống, mặt ổn định của lối sống làm thành nếp sống, mặttrình độ của lối sống làm nên mức sống, chất lượng sống, mặt riêng biệt củalối sống làm nên phong cách sống Từ góc nhìn này, xây dựng lối sống vănhóa là tác động để các mặt khác nhau của lối sống đạt đến những giá trị tốtđẹp, tạo nên hạnh phúc và khả năng phát triển của cá nhân và cộng đồng.Cũng từ đây cho thấy, xây dựng lối sống văn hóa là phải xây dựng nhiều yếu
tố, nhiều mặt tạo nên tác động tổng hợp hình thành lối sống theo những chuẩnmực đã định
1.1.2 Khái niệm lối sống văn hóa
Giới nghiên cứu Xô viết trước đây sử dụng tính từ “xã hội chủ nghĩa” đểđịnh tính cho lối sống mới, và để phân biệt chủ yếu với lối sống tư sản Nước
ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội chưa có đầy đủ những cơ sởcủa lối sống xã hội chủ nghĩa nên một thời, các nhà khoa học thường sử dụngkhái niệm “lối sống mới” hay “lối sống lành mạnh” Khái niệm “lối sống vănhóa” được sử dụng chính thức trong văn kiện Đại hội IX [10; 38, 114]; xâydựng lối sống văn hóa được đề cập đến như một nhiệm vụ của mọi hoạt độngvăn hóa hiện nay
Để xác định khái niệm lối sống văn hóa cần làm rõ mối quan hệ giữavăn hóa và lối sống
Về một phương diện nào đó, hai khái niệm này có điểm tương đồng.Nhà nghiên cứu Hoa Kỳ C W Wissler quan niệm: “Lối sống là một công xã
Trang 21hay bộ lạc tuân thủ, gọi là văn hóa”[4; 9] Chủ tịch Hồ Chí Minh xem văn hóa
là “Sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó màloài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với những nhu cầu của đời sống vàđòi hỏi của sự sinh tồn” [26; 431] Như vậy, cơ sở của sáng tạo văn hóa vàcũng như của việc hình thành lối sống con người chính là lao động Hoạtđộng vốn là đặc tính của con người Để tách khỏi giới tự nhiên, con ngườiphải lao động nhằm cải biến thế giới và chính bản thân Hoạt động lao động
đã sáng tạo ra văn hóa và làm nên mặt căn bản của lối sống
Lối sống là một biểu hiện sinh động của một nền văn hóa Lối sống củamột dân tộc hình thành trong những điều kiện nhất định, bao gồm các điềukiện địa lý tự nhiên, địa – văn hóa, truyền thống văn hóa, chuẩn giá trị xã hội
Sự khác biệt của điều kiện sống đã làm nên những đặc trưng của từng lốisống, tạo nên những sắc thái văn hóa khác nhau Nói cách khác, những nétđặc thù của lối sống chính là sự phản ánh môi trường vật chất, địa – văn hóa,truyền thống dân tộc, chuẩn giá trị xã hội, đạo đức Theo các tác giả cuốn Một
số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội, lối sống có hai mặt: vậtchất và tinh thần Mặt vật chất biểu hiện ở quan hệ lao động, trình độ và thờigian lao động, các phương thức thỏa mãn nhu cầu vật chất, các cách thứcquản lý phúc lợi vật chất Mặt tinh thần của lối sống dựa trên các hoạt động sảnxuất vật chất của các cá nhân và nhóm xã hội, bao gồm các kiểu nhất định củahoạt động sáng tạo, lưu thông, trao đổi và gìn giữ các giá trị tinh thần như: cácđịnh hướng và các thước đo giá trị, các quan hệ đạo đức và thẩm mỹ Mặt tinhthần của lối sống là những tiềm năng tinh thần của xã hội quy định các hoạtđộng sống của con người trong các điều kiện và môi trường xã hội cụ thể
Do quy định của điều kiện và môi trường địa – văn hóa mà có lối sống
du mục và lối sống trồng lúa nước, lối sống định cư và lối sống du canh, du
cư Do quy định của điều kiện và môi trường kinh tế - xã hội mà có lối sốngthị dân và lối sống nông thôn, lối sống thời kinh tế thị trường và lối sống công
xã truyền thống
Trang 22Lối sống bao hàm cả đặc trưng nội dung lẫn hình thức Những đặc trưngnày chính là các giá trị văn hóa của lối sống Lối sống cố kết gia đình – làng
xã – tổ quốc, lối sống tôn trọng tình làng nghĩa xóm, lối sống nhân ái thủychung, đã làm nên những nét bản sắc của văn hóa Việt Nam
Văn hóa cá nhân biểu hiện ra trong lối sống Khả năng văn hóa của cánhân biểu hiện ra ngay trong giao tiếp, trong hành vi ứng xử, trong các quan
hệ xã hội Một lối sống lành mạnh, hài hòa trong các quan hệ là dấu hiệu củamột trình độ văn hóa cao Sự lành mạnh của lối sống cộng đồng cũng là dấuhiệu của một đời sống văn hóa tốt đẹp, nó thể hiện khả năng bảo tồn và pháttriển các giá trị văn hóa dân tộc ngay trong đời sống trước sự tấn công hàngngày, hàng giờ của những tác nhân ngoại lai
Khái niệm lối sống sẽ không được tiếp cận triệt để và hệ thống nếukhông chú ý đến ý nghĩa biểu tượng từ các hành động xã hội, quá trình xã hội,quan hệ xã hội, khuôn mẫu ứng xử Trong khi đó, “việc biểu tượng hóa thếgiới tự nhiên và xã hội thành thế giới của những biểu trưng văn hóa trongnhận thức, tình cảm, hành động của con người là đặc trưng của xã hội loàingười” [31; 34] Vì vậy, có quan điểm cho rằng, lối sống xã hội nói chung đềumang tính chất văn hóa, khái niệm lối sống theo đúng nghĩa và đầy đủ của nó
là lối sống văn hóa hay văn hóa lối sống Thật ra, quan điểm này là quá rộng,bởi vì trong thực tế không phải lối sống nào cũng vươn lên được tầm văn hóa.Tóm lại, lối sống là một trong những lĩnh vực then chốt của văn hóa,nógóp phần làm nên bản sắc văn hóa dân tộc Lối sống mang những giá trị bềnvững được hình thành từ những điều kiện sống cụ thể Mỗi một chế độ xã hộithường có một lối sống với những đặc điểm riêng Xây dựng các giá trị riêngbiệt của lối sống xã hội là nhằm hình thành những hình mẫu nhân cách đápứng yêu cầu của thể chế chính trị Do đó, khi chế độ xã hội chủ nghĩa đượcthiết lập, yêu cầu xây dựng lối sống xã hội chủ nghĩa cũng hình thành
Trang 23Khái niệm lối sống văn hóa ra đời là để nhấn mạnh đến yêu cầu về phẩmchất văn hóa của việc xây dựng lối sống của cộng đồng, đặc biệt là của thế hệtrẻ Đó là kết quả nhận thức về thực trạng suy thoái trong lối sống, thực trạnglối sống thiếu văn hóa của một bộ phận dân cư hiện nay Phần nào nó cũngnhấn mạnh đến vai trò chủ động của chủ thể trong việc tự giác xây dựng chomình một lối sống tốt đẹp phù hợp với yêu cầu của xã hội.
Như vậy, lối sống như một phần của văn hóa nhưng trên thực tế lối sống
có văn hóa đối lập với lối sống thiếu văn hóa, kém văn hóa hay vô văn hóa
“Văn hóa” ở đây được hiểu là giá trị, là sự hài hòa trong ứng xử để đạt đếncác chuẩn mực xã hội, đạo đức của cộng đồng Hệ giá trị là phạm trù mangtính dân tộc, mang nét đặc thù của những thời đại nhất định Ở Liên Xô và cácnước Đông Âu trước đây, tính chất xã hội chủ nghĩa chính là nội dung vănhóa của lối sống mà các quốc gia này ra sức xây dựng Trong điều kiện hiệnnay, khi văn hóa dược nhận thức như là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa làmục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, khi Đảng vàNhà nước ta chủ trương xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dântộc thì văn hóa là giá trị mà lối sống phải đạt được
Trong thực tế, văn hóa đã trở thành nội dung, tính chất của nhiều hoạtđộng, nhiều lĩnh vực xã hội như đời sống văn hóa, khu phố văn hóa, làng vănhóa, ứng xử có văn hóa, giao tiếp có văn hóa Văn hóa ở đây là thước đo của
sự hài hòa, của chuẩn mực
Có thể hiểu, lối sống văn hóa mà chúng ta xây dựng là lối sống Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc được hình thành trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như một yêu cầu về nhân cách của con người phát triển toàn diện trong chiến lược phát huy nguồn lực con người để xây dựng đất nước hiện nay.
1.1.3 Những đặc điểm cơ bản của lối sống văn hóa
Với các quan niệm lối sống là một phạm trù xã hội chứ không phải về
kỹ thuật, những đặc điểm cơ bản của nó là do hệ thống các quan hệ sản xuất
Trang 24qui định, “Từ điển Chủ nghĩa cộng sản khoa học” xác định lối sống xã hộichủ nghĩa có những đặc điểm sau:
- Lao động thoát khỏi bóc lột và trở thành nghĩa vụ chung của mỗithành viên xã hội và thành phương tiện để phát triển cá nhân
- Tuân thủ các tiêu chuẩn pháp luật
- Chủ nghĩa tập thể (đối lập với chủ nghĩa cá nhân tư sản)
- Chủ nghĩa nhân đạo, sự quan tâm của xã hội và của tập thể đối vớicon người
- Tinh thần chủ nghĩa quốc tế
- Tính độc đáo nhất định của lối sống của từng dân tộc
Các tác giả công trình “Lối sống xã hội chủ nghĩa” quan niệm lối sống
xã hội chủ nghĩa có các đặc điểm như: chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa nhân đạo,chủ nghĩa dân chủ, chủ nghĩa quốc tế, chủ nghĩa lạc quan xã hội Những đặcđiểm này xuyên suốt trong lao động, cuộc sống hàng ngày, văn hóa, đời sốngchính trị - xã hội và trong tất cả các hoạt động của con người trong xã hội xãhội chủ nghĩa
Xây dựng lối sống văn hóa là một bộ phận quan trọng của sự nghiệp xâydựng nền văn hóa ở nước ta hiện nay Kết quả của sự nghiệp xây dựng nềnđược biểu hiện ra ngay trong lối sống của cộng đồng Có thể nói, xây dựng lốisống văn hóa chính là xây dựng một lối sống Việt Nam tiên tiến, đậm đà bảnsắc dân tộc
Lối sống tiên tiến trước hết phải là lối sống tiến bộ, thể hiện tinh thầnyêu nước và hướng tới cộng đồng Khái niệm lối sống tiên tiến ở đây bao hàmhai nội dung Một là, lối sống lành mạnh, văn minh, lịch sự, chứa đựng cácgiá trị tốt đẹp mà con người đã đạt được Hai là, lối sống được dẫn dắt bởimột lẽ sống cao quý mà trên tất cả là lòng yêu nước, được biểu hiện thành thái
độ sống hướng tới cộng đồng, có ý thức công dân, nghiêm chỉnh chấp hành
Trang 25kỷ cương phép nước, có ý thức phấn đấu đưa đất nước vươn lên thoát khỏinghèo nàn, lạc hậu.
Ở nước ta hiện nay, lẽ sống dẫn dắt một lối sống tiên tiến phải được xâydựng trên cơ sở thế giới quan Mác – Lênin và tư tưởng, đạo đức Hồ ChíMinh Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trang bị cho lẽ sống tình yêu đối vớicác giá trị dân tộc, sự giản dị của lối sống, thái độ tận tụy với công việc, tinhthần hy sinh, tinh thần học tập nâng cao hiểu biết và năng lực phục vụ nhândân, đạo đức cách mạng trong sáng, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư Thếgiới quan Mác – Lênin trang bị cho lẽ sống mục đích cao cả hướng tới sựnghiệp giải phóng con người
Như vậy, tính chất tiên tiến của lối sống chứa đựng cả những giá trị tốtđẹp thuộc về dân tộc cũng như những giá trị nhân loại, nó thể hiện sự tiến bộcủa lối sống dân tộc trong quá trình hội nhập và vươn lên Tiên tiến là chiếccầu nối giữa dân tộc và quốc tế
Lối sống đậm đà bản sắc dân tộc là một yêu cầu của quá trình hội nhập
và phát triển Nhìn từ góc độ lịch sử, lối sống là những gì chủ yếu thuộc vềdân tộc chứ không phải thuộc về quốc tế, dù cho đến khi toàn nhân loại cócùng một kiểu làm việc tự động hóa trong các nhà máy hiện đại, có cùng kiểusinh hoạt với các loại robot và máy móc tự động ngay trong ngôi nhà củamình, thì lối sống dân tộc, tức bản sắc dân tộc của văn hóa vẫn tồn tại Chủtịch Hồ Chí Minh từng nói: “Phát triển hết cái hay, cái đẹp của dân tộc tức là
ta đi đến cùng cho nhân loại”[1; 50] Lĩnh vực lối sống là một trong nhữnglĩnh vực quan trọng biểu hiện bản sắc dân tộc Bản sắc dân tộc trong lối sốngViệt Nam là những giá trị vốn có trong quá trình cộng đồng các dân tộc ViệtNam gìn giữ và phát triển đất nước của mình, được thể hiện thông qua cáclĩnh vực sản xuất và chiến đấu, lao động và học tập, giao tiếp và ứng xử,nghĩa là ngay trong đời sống vật chất và tinh thần của người Việt Nam
Trang 26Trong sản xuất, tức trong quan hệ ứng xử với tự nhiên, người Việt vốncần cù, nhẫn nại nhưng cũng rất thông minh, sáng tạo và mạnh mẽ Trong đờisống tình cảm, tức trong quan hệ xã hội, người Việt có lối sống trọng nghĩatình, đoàn kết, nhân ái, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, thương người như thểthương thân, coi trọng tình làng nghĩa xóm, “chín bỏ làm mười” Trong chiếnđấu, luôn luôn phải đương đầu với những thế lực quân sự hùng mạnh, ngườiViệt vô cùng kiên cường, bất khuất nhưng cũng rất khoan dung, đại độ, yêuchuộng sự hòa hiếu “Không có gì quý hơn độc lập tự do” là chân lý lớn nhấttrong mối quan hệ ứng xử này của người Việt, bên cạnh đó, luôn luôn “lấynhân nghĩa để thắng hung tàn”, “lấy chí nhân mà thay cường bạo”.
Bản sắc dân tộc là yếu tố cốt lõi giúp cho lối sống giữ vững những giátrị truyền thống, không lai căng, không mất gốc Tiên tiến và đậm đà bản sắcdân tộc thống nhất hữu cơ trong giá trị của lối sống, tính chất này làm điềukiện cho tính chất kia Không thể có lối sống tiên tiến mà lại xa rời các giá trịcủa tổ tiên, sùng ngoại, vọng ngoại Tương tự, không thể đậm đà bản sắc dântộc mà lại không tiến bộ và yêu nước
Xây dựng lối sống văn hóa thực chất là đề cao một bộ phận quan trọngcủa việc xây dựng con người – chủ thể thực hiện lối sống ấy Xây dựng lốisống văn hóa, lối sống Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳđổi mới của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là xây dựngcon người có văn hóa, con người công dân với những đức tính tốt đẹp của dântộc để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước Vì vậy, tính chất tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc của lối sống văn hóa phải hướng đến việc hình thành nhữngphẩm chất của con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới
Con người mới Việt Nam cần có những phẩm chất gì? Ở đây cũng cầnnhắc lại những luận điểm của Bác Hồ về tính chất “mới” khi Người bàn về
“Đời sống mới”:
Đời sống mới không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũnglàm mới
Trang 27Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ.
Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý.Cái gì cũ mà tốt, thì phải phát triển thêm
Cái gì mới mà hay thì ta phải làm
Làm thế nào cho đời sống của dân ta, vật chất được đầy đủ hơn, tinhthần được vui mạnh hơn Đó là mục đích của đời sống mới [21; 94-95]
Theo quan điểm của Bác Hồ, hạnh phúc của nhân dân là tiêu chí đểđánh giá “mới”, “tốt”, “hay” Vì vậy, những phẩm chất của con người mớicũng phải dựa vào yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội, của sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
“Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội” (1991) chỉ rõ con người mới Việt Nam: “Đó là con người có ý thức làmchủ, ý thức trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khỏe và lao động giỏi; sống
có văn hóa và tình nghĩa; giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chânchính”[9; 15]
Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII (1997) cũng
đã xác định mục tiêu và nhiệm vụ cơ bản của giáo dục:
…Xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởngđộc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiêncường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinhhoa văn hóa của nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người ViệtNam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ trithức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thựchành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật; có sức khỏe,
là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”như lời căn dặn của Bác Hồ [10; 28-29]
Trang 28Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành trung ương khóa VIII(1998) cũng xác định con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới cần
có những đức tính sau:
- Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội, có ý thức vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nànlạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình,độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội
- Có ý thức tập thể,đoàn kết phấn đấu vì lợi ích chung
- Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực,nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, qui tắc của cộng đồng; có ý thứcbảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái
- Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo,năng suất cao, vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội
- Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình
độ thẩm mỹ và thể lực[11; 58-59]
Có sự kế thừa để tạo nên tính thống nhất trong quan niệm về nhữngphẩm chất con người mới Việt Nam giữa các văn kiện trên đây Có thể kháiquát lại các phẩm chất của con người mới Việt Nam cần vươn tới là: lòng yêunước, tự cường dân tộc, ý thức cộng đồng; tinh thần yêu lao động; lối sống cóvăn hóa gắn liền với các giá trị đạo đức và ý thức công dân; không ngừng họctập để nâng cao trình độ về mọi mặt; về ý thức bảo vệ, cải thiện môi trường tựnhiên Những phẩm chất này gắn bó chặt chẽ với nhau, trong đó yêu nướcđược đặt lên hàng đầu Nếu yêu nước là phẩm chất cốt lõi nhất trong giá trịnhân cách thì lối sống văn hóa lại là phẩm chất bao trùm chứa đựng nhữngđức tính còn lại Lối sống có văn hóa biểu hiện ra ở sự ứng xử hài hòa của conngười trong các mối quan hệ với tự nhiên, xã hội và bản thân; cụ thể là mốiquan hệ với tổ quốc, với cộng đồng, với môi trường sống Có thể xem quan hệvới tự nhiên, xã hội và bản thân là mối quan hệ “ba trong một”, trong đó quan
Trang 29hệ với xã hội có ý nghĩa chi phối hai quan hệ còn lại Xã hội ở đây chính là tổquốc, là cộng đồng Ý thức về tổ quốc và cộng đồng sẽ giúp con người điềuchỉnh hành vi để thích ứng với các chuẩn mực chung, từ đây mà có tinh thầnyêu lao động, tinh thần tập thể, trách nhiệm công dân, đạo đức, ý thức bảo vệmôi trường tự nhiên.
Như vậy, những đặc điểm của lối sống văn hóa chính là những giá trị tốtđẹp của con người Việt Nam biểu hiện trong các quan hệ ứng xử hàng ngày,vốn được hình thành từ trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, có sựvận động và biến đổi để đáp ứng những yêu cầu cụ thể của thời đại Chúngđược xác lập trong mối quan hệ với những giá trị văn hóa có tính phổ quátcủa nhân loại, với yêu cầu phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủnghĩa hiện nay, với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dânchủ, văn minh” Những đặc điểm cơ bản của lối sống có văn hóa là: tinh thầnyêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; tình yêu lao động, lao động sáng tạo; sống cóđạo đức trong sáng, nghĩa tình, trung thực, tiết kiệm; có tinh thần tập thể, ýthức kỷ luật; không ngừng học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt; có ý thứcbảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái
1.1.3.1 Có tinh thần yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội
Yêu nước trước hết là tình cảm yêu thương, gắn bó với đất nước, luônhướng mọi suy nghĩ và hành động của mình vào việc phục vụ lợi ích của TổQuốc Đối với người Việt Nam, yêu nước đã vượt qua khuôn khổ của tìnhcảm để trở thành tư tưởng, trở thành một thứ chủ nghĩa “Chủ nghĩa yêu nước
là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại Ởđây, bản chất Việt Nam biểu hiện rõ ràng đầy đủ, tập trung nhất, hơn bất cứchỗ nào khác Yêu nước trở thành một triết lý xã hội và nhân sinh của ngườiViệt Nam và nếu dùng từ “đạo” với nguyên nghĩa của nó là “đường”, làhướng đi thì chủ nghĩa yêu nước đích thật là đạo Việt Nam” [15; 100]
Trang 30Tình cảm yêu nước của người Việt Nam có nguồn gốc sâu xa từ tronglịch sử Tổ tiên người Việt dựng nước từ rất sớm và quá trình tiếp sau đó làmột chuỗi dài những cuộc khởi nghĩa và đấu tranh chống ách đô hộ, chống sựxâm lăng của những nước mạnh hơn gấp nhiều lần Trong điều kiện đó, “mộtthứ chủ nghĩa yêu nước xuất hiện rất sớm và luôn luôn được củng cố, dùi màibởi vô số cuộc khởi nghĩa chống đô hộ và nhiều cuộc kháng chiến chống đô
hộ và nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thành một vũ khí tinh thầncực kỳ sắc bén” [15; 103]
Trong nhận thức và tình cảm của người Việt, Tổ Quốc là trên hết Yêunước họ sẵn sàng hy sinh thân mình cho đất nước Yêu nước đứa trẻ bỗngvươn vai hóa thành to lớn cưỡi ngựa sắt ra trận, người nông dân chỉ với giáomác mà xung phong chém rơi đầu giặc Cũng chính chủ nghĩa yêu nước đãđưa thanh niên Nguyễn Tất Thành đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, đưa cáchmạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới
Gắn bó với số phận dân tộc, yêu nước trở thành tiêu chuẩn xác định tốtxấu, đúng sai Nghĩa là nó trở thành một dạng triết lý xã hội và nhân sinh củanhân dân Việt Nam, chi phối cách đánh giá con người, sự việc, những vấn đềlịch sử Từ đây, yêu nước còn quy định cách ứng xử của con người trong cácquan hệ xã hội
Ngày nay, yêu nước chính là động cơ tinh thần to lớn đối với công cuộcxây dựng đất nước giàu mạnh theo định hướng xã hội chủ nghĩa Điều đócũng có nghĩa là yêu nước phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội Yêu nước làmnên tinh thần tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xãhội, ý chí phấn đấu đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, nghiêm chỉnhchấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, sống và làm việctheo Hiến pháp và pháp luật Tình cảm yêu nước là nền tảng của ý thức côngdân, của tình yêu lao động, của ý thức tập thể Đỉnh cao của ý thức yêu nướchiện nay là đoàn kết phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Trang 31Trong điều kiện đất nước ta còn nghèo, đang trong quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, thì yêu nước, cống hiến hết mình cho đất nước, vìđất nước không chỉ là đức tính của con người mới mà còn là đặc điểm quantrọng của lối sống có văn hóa.
1.1.3.2 Có tình yêu lao động và lao động sáng tạo
Lao động đã sáng tạo ra con người Trong Luận văn “Vai trò của laođộng trong quá trình vượn biến thành người”, Ph Ăngghen viết “lao động làđiều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống của con người, hơn nữa là đếnmột mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: lao động đã tạo rachính bản thân con người”[24; 491] Bước quyết định trong sự chuyển biến từvượn thành người là việc đi thẳng người thường xuyên, giải phóng hai chitrước khỏi chức năng di chuyển Bàn tay được giải phóng đảm nhận ngàycàng nhiều những loại hoạt động khác nhau khiến nó có thể đạt được sự khéoléo và mềm mại, thích ứng với những động tác mới và hoàn thiện dần “Bàntay không những là khí quan dùng để lao động, nó còn là sản phẩm của laođộng nữa” [24; 494] Nhờ lao động mà con người mới có thể gây ra nhữngbiến đổi trong giới tự nhiên Đây là “chỗ khác nhau chủ yếu, cuối cùng giữacon người với các loài vật khác” [24; 504]
Lao động là hoạt động nền tảng để con người bồi dưỡng tính người vàbản chất người Con người biểu hiện và khẳng định mình trong lao động.Không có lao động thì không có sản xuất, nghĩa là không có sự tồn tại và pháttriển Dân tộc Việt Nam vốn yêu lao động, cần cù, chăm chỉ, sáng tạo tronglao động Đức tính này đã giúp người Việt có thể tồn tại ở một mảnh đất màthiên nhiên vô cùng khắc nghiệt Hệ thống đê điều ở miền Bắc chính là bằngchứng về khả năng lao động – chinh phục của con người Việt Nam Lao độngcần cù đã hình thành nên nền văn minh nông nghiệp lúa nước với các giá trịđặc sắc Những danh nhân văn hóa của dân tộc, từ Nguyễn Trãi đến Hồ ChíMinh, đều lấy cần – kiệm làm đầu và đều nêu gương cần – kiệm Đây thực sự
Trang 32là nguồn gốc sức mạnh vĩ đại giúp dân tộc Việt Nam tồn tại và phát triển,không chỉ trong thời bình mà ngay cả lúc chiến tranh khốc liệt nhất Vì vậy,bên cạnh danh hiệu anh hùng trong chiến đấu chống ngoại xâm, Đảng và Nhànước còn tôn vinh danh hiệu anh hùng lao động.
Tình yêu lao động của con người mới phải được thể hiện ở sự chăm chỉ,hăng say lao động, lao động với tinh thần trách nhiệm, có kỷ luật, có kỹ thuật,sáng tạo và không ngừng nâng cao năng suất, vì lợi ích không chỉ của bảnthân mà còn của toàn xã hội
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần đến khả năng lao động,chuyên môn hóa cao, sáng tạo, không ngừng nâng cao năng suất Kinh tế trithức đòi hỏi chất lượng lao động gắn với hàm lượng khoa học – công nghệcao, nghĩa là mỗi cá nhân phải không ngừng vươn lên để có thể đóng gópnhiều nhất cho xã hội Do đó, lao động trở thành thước đo giá trị con người vàquy định vị trí của con người trong xã hội Tình yêu lao động trở thành biểuhiện cụ thể của tình yêu Tổ Quốc, của ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏinghèo nàn lạc hậu
1.1.3.3 Có đạo đức trong sáng và tình nghĩa, trung thực và tiết kiệm
Đạo đức chính là phép ứng xử có nhân phẩm giữa người này với ngườikhác Xã hội phương Đông từ ngàn đời nay được hình dung như một xã hộiđức trị thông qua những giá trị đạo đức xoay quanh các quan hệ vua tôi, chacon, vợ chồng Phần nào, những giá trị tích cực của nó mà nền tảng là đạo đứcnho giáo đã hình thành nên những truyền thống tốt đẹp trong quan hệ giữangười với người
Quan điểm Mác-xít coi “đạo đức là một trong những hình thái ý thức xãhội, một chế độ xã hội thực hiện chức năng điều chỉnh hành vi của con ngườitrong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội” [30; 156] Chức năng cơ bản của đạođức là “bảo đảm năng lực hoạt động có tính chất lịch sử của xã hội, phối hợplợi ích cá nhân với lợi ích xã hội, điều chỉnh về mặt xã hội những hành vi của
Trang 33cá nhân” [29; 123] Nói cách khác, đạo đức là phương thức xác lập mối quan
hệ giữa cá nhân và xã hội, giữa lợi ích xã hội với lợi ích cá nhân
Nói đến đạo đức là nói đến quan hệ giữa tốt và xấu, thiện và ác C Máccho rằng, đạo đức là bản chất của con người phát triển theo hướng càng ngàycàng đạt đến giá trị đích thực của cái thiện Cơ chế vận hành của đạo đứctrong lối sống rất phức tạp, bao gồm ý thức đạo đức, hành vi đạo đức và đánhgiá đạo đức Ý thức đạo đức chứa đựng những chuẩn mực, thói quen, tậpquán và phong tục đạo đức tác động đến tư tưởng, tình cảm và hành vi củacon người “chúng ta đóng vai trò định hướng tinh thần trong cuộc sống cánhân và cộng đồng” [31; 46] Đạo đức hình thành các chuẩn mực xã hội đểcon người tuân thủ và sống với nhau một cách nhân ái, chan hòa
Đạo đức gắn liền với lối sống và nhìn chung được thể hiện trong lốisống Lối sống có đạo đức trong sáng là lối sống tuân thủ theo các quy tắc vàchuẩn mực đạo đức của xã hội, trong đó chủ thể của lối sống ấy tự giác điềuchỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích của mình và sự tiến bộ xã hội trong mốiquan hệ người và người
Lối sống có văn hóa phải bao hàm các giá trị đạo đức mới thể hiện trongmối quan hệ ứng xử của con người Đó là sự phát huy những giá trị đạo đứctruyền thống cùng với những yêu cầu mới đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội.Tiêu biểu cho nền đạo đức mới chính là đạo đức Hồ Chí Minh với những phẩmchất cơ bản: trung với nước, hiếu với dân; hết mực yêu thương con người; quênmình cho sự nghiệp chung của dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân; cần kiệmliêm chính, chí công vô tư; có tinh thần quốc tế vô sản trong sáng
Đạo đức là cốt lõi của nhân cách Xây dựng lối sống văn hóa cũng làxây dựng văn hóa đạo đức, hình thành nhân cách con người Theo Hồ ChíMinh, cấu trúc của nhân cách bao gồm đức và tài, trong đó đức là nền tảng.Rèn luyện đạo đức để sống và làm việc là một trong những nội dung quantrọng của tư tưởng Hồ Chí Minh Sinh thời, Bác Hồ từng nhắc nhở cán bộ ta
Trang 34phải: “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”, có tinh thần “lo trước cái lo thiênhạ”, nói đi đôi với làm, nói ít làm nhiều Nghĩa là Người quan niệm đạo đức
là sự thống nhất giữa tư tưởng và phong cách sống
Xây dựng một xã hội đạo đức với những giá trị trong mối quan hệ giữangười với người là yêu cầu quan trọng đối với sự phát triển Lối sống có đạođức là lối sống có tình có nghĩa và lối sống trung thực, tiết kiệm Trong vănhóa ứng xử Việt Nam, sống có nghĩa có tình đã thành những giá trị văn hóatruyền thống “chị ngã em nâng”, “lá lành đùm lá rách”, “ăn quả nhớ kẻ trồngcây ” Người Việt luôn đề cao lối sống có tình nghĩa và trung thực Tiết kiệmcũng đang là một hành vi cần thiết của lối sống văn hóa Chủ tịch Hồ ChíMinh từng nêu lên các yêu cầu của đạo đức mới bao gồm cần, kiệm, liêm,chính, chí công, vô tư
1.1.3.4 Có tinh thần tập thể và ý thức kỷ luật
Lối sống có văn hóa ở Việt Nam cần được thể hiện trong ý thức tinhthần tập thể, ý thức tổ chức tôn trọng kỷ cương, kỷ luật
Lối sống có văn hóa hoàn toàn xa lạ và đối lập với lối sống cá nhân ích
kỷ và chủ nghĩa cá nhân Lối sống hòa đồng trong tập thể, gắn bó lợi ích cánhân và lợi ích tập thể, trong đó đề cao vai trò tập thể theo phương châm
“mình vì mọi người” thì “mọi người sẽ vì mình”
Lối sống văn hóa không thể chấp nhận kiểu sống buông thả, thiếu ý thức
kỷ luật Với những người có lối sống văn hóa thì ở họ bao giờ cũng tôn trọng
kỷ cương, phép nước, quy ước của cộng đồng Lối sống văn hóa vì vậy phải
có văn hóa pháp luật cao, nghĩa là mọi công dân phải nâng cao tri thức, hiểubiết về pháp luật và sống, lao động theo pháp luật Mặt khác, từ những trithức, hiểu biết về luật pháp lại phải biến thành thói quen thực hiện pháp luậthay nếp sống theo pháp luật
1.1.3.5 Không ngừng học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt
Đức và tài, “hồng” và “chuyên” là hai yêu cầu quan trọng mà Bác Hồthường nhắc đến khi nói về người cán bộ Người có tài mà không có đức thì
Trang 35vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó V.I Lênin cũngtừng nói rằng nhiệt tình cộng với sự dốt nát sẽ thành phá hoại Có tài năng,hiểu theo nghĩa đơn giản nhất là năng lực chuyên môn ở những lĩnh vực nhấtđịnh, con người mới có thể cống hiến nhiều nhất cho tổ quốc Khả năng cốnghiến này còn phụ thuộc vào sự hiểu biết, vào thể lực và cả năng lực thẩm mỹcủa con người Thông qua sự cống hiến này mà tình yêu nước, tình yêu laođộng được bộc lộ.
Tài năng không phải tự nhiên mà có Đó là kết quả của một quá trìnhhọc tập, rèn luyện lâu dài và gian khổ Khi nguồn lực con người đang cầnđược huy động tối đa để công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước thì tinhthần miệt mài học tập để nâng cao hiểu biết, trau dồi năng lực chuyên môncũng là nhiệm vụ của công dân, nhất là thế hệ trẻ
Dân tộc ta vốn có truyền thống hiếu học Đối với những tri thức lớn, họckhông vì vinh thân phì gia Thời xưa, phần lớn Nho sinh học để có thể đem tàitrí ra giúp đời, chăm lo hạnh phúc cho nhân dân Thời chống Pháp, nhiềunhân sỹ, tri thức sẵn sang từ bỏ tương lai giàu sang, danh vọng để đi theokháng chiến Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, không ít người học
vì cần có mảnh bằng để thăng quan tiến chức, để khoe mẽ, “giả học mà thànhhọc giả” Vì vậy, khi xem tinh thần học tập như một đặc điểm của lối sốngvăn hóa, điều này phải bao hàm một động cơ học tập trong sáng, dựa trênnhững hoài bão lớn lao, tốt đẹp chứ không vì những động cơ cá nhân ích kỷ.Khi chúng ta chủ trương xây dựng một xã hội học tập thì không ngừnghọc tập để nâng cao năng lực về mọi mặt là quyền lợi và nghĩa vụ của mọicông dân Học để biết, để làm người, để làm việc và để sống với người khác.Theo quan niệm này, việc học bao hàm những quan hệ xã hội Trước yêu cầuphát triển nền kinh tế tri thức, chúng ta cần phát huy tối đa nguồn lực conngười, phát huy tối đa sức mạnh của trí tuệ Việt Nam để xây dựng đất nước,tinh thần học tập có thể xem là một phẩm chất đạo đức Vì yêu cầu của sự
Trang 36nghiệp giải phóng đất nước, Hồ Chí Minh đã miệt mài tự học, học từ sách vở,học từ đồng chí, học trong thực tiễn cách mạng, học đi đôi với hành và trởthành anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
1.1.3.6 Có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái
Môi trường sinh thái là môi trường tự nhiên mà chúng ta đang chungsống Tự nhiên là thân thể vô cơ của con người Con người và giới tự nhiênsống trong mối quan hệ cộng đồng, cộng sinh một cách hài hòa Lối sốngtruyền thống của người Việt Nam là tổng số các biện pháp để con người thíchnghi với môi trường tự nhiên (và với xã hội) Nhịp điệu sống của làng xã ViệtNam xưa như là sự mô phỏng trật tự của thế giới tự nhiên: lao động và sinhhoạt theo mùa, theo vụ, con nước, con trăng Hình thành nên nếp ăn, nếp ở,nếp mặc, nếp đi lại Nhiều yếu tố của tự nhiên trở thành vật thiêng, gắn vớinhững huyền thoại trong sự tôn kính và vị nể của con người
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nhiều nước đã vi phạmnghiêm trọng nguyên tắc cộng sinh, cộng tồn giữa con người và tự nhiên Vớitốc độ khai thác và hủy diệt môi trường như hiện nay, theo nhiều nhà khoahọc, con người cần hai chứ không phải một quả đất Chúng ta chủ trương pháttriển bền vững, nghĩa là sự phát triển đảm bảo thỏa mãn được những nhu cầucủa thế hệ hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng đến sự thỏa mãn nhu cầu củacác thế hệ mai sau Vì vậy, ứng xử với môi trường tự nhiên cũng là ứng xửgiữa người với người, ứng xử xã hội Môi trường tự nhiên có thể nuôi sốngcũng có thể trừng phạt con người Cách đây hơn 100 năm, Ph Ăngghen từngcảnh báo về “những hậu quả tự nhiên xa xôi”: “con người không thống trị giới
tự nhiên như một kẻ xâm lược thống trị một dân tộc khác, như một ngườisống bên ngoài giới tự nhiên và chúng ta nằm trong giới tự nhiên, và tất cả sựthống trị của chúng ta với giới tự nhiên bao hàm ở chỗ là chúng ta, khác vớinhững sinh vật khác, biết nhận thức những quy luật của giới tự nhiên và sửdụng những quy luật đó một cách đúng đắn” [24; 506]
Trang 37Trong điều kiện hiện nay, không thể có một đất nước phát triển nếu nhưtài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt mà không thể phục hồi, nếu nhưsức khỏe và tuổi thọ con người ngày càng bị đe dọa bởi nạn ô nhiễm môitrường và mất cân bằng sinh thái Được sống trong một môi trường tự nhiên
an toàn là hạnh phúc lớn nhất của con người Rõ ràng, lối sống văn hóa biểuhiện trong mối quan hệ hòa hợp với tự nhiên cũng là một động lực quan trọngđối với sự phát triển
Những đặc điểm trên hợp thành một chỉnh thể thống nhất làm nên lốisống văn hóa của con người và cộng đồng Về bản chất, chúng không hề táchrời mà tồn tại cùng nhau, yếu tố này quy định yếu tố kia và ngược lại, trong
đó tinh thần yêu nước là đặc điểm bao trùm nhất Không thể có một conngười tự nhận là yêu nước mà lại lười lao động, lười nhác học tập, không cótình cảm thương yêu những người xung quanh, yêu thương môi trường sống.Yêu người khiến người ta yêu thương những con người cùng chung đất nước– yêu thương đồng bào Ở phía ngược lại, tình yêu lao động, lòng yêu thươngcon người, tinh thần hăng say học tập, ý thức bảo vệ môi trường sống, chính
là biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước
Tất cả những đặc điểm này làm nên nhân cách, tạo nên sự hài hòa trongcác quan hệ ứng xử cá nhân và cộng đồng Nói cách khác, chúng tạo nên mộtlối sống văn hóa
Tóm lại, những đặc điểm trên của lối sống văn hóa cũng chính là sự
vận dụng và cụ thể hóa những đức tính của con người Việt Nam mà Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII đã xác định Đây là những giá trị dân tộc, có sự kết hợp với những giá trị của thời đại
dựa trên yêu cầu của sự phát triển, của sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa Xâydựng lối sống văn hóa phải đạt được những nội dung này Chúng vừa là mụctiêu, vừa là động lực của sự phát triển như Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX
đã xác định Đây là những giá trị dân tộc, có sự kết hợp với những giá trị của
Trang 38thời đại dựa trên yêu cầu của sự phát triển, của sự công nghiệp hóa, hiện đạihóa Xây dựng lối sống văn hóa phải đạt được những nội dung này Chúngvừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển như Văn kiện Đại hội Đảnglần thứ IX đã xác định.
1.2 Tầm quan trọng của việc xây dựng lối sống văn hóa cho học sinh THPT
Xây dựng lối sống văn hóa có tác động tích cực đến việc hình thành bảnchất con người, vì đạo đức, lối sống được đúc kết từ tinh hoa văn hóa dân tộc
và được lưu truyền qua nhiều thế hệ kế tiếp Lối sống văn hóa được xem làmột chuẩn mực xã hội mà dựa vào đó thanh niên, học sinh có thể nhận địnhphải trái, đúng sai, cái thiện, cái ác Do vậy, xây dựng lối sống văn hóa có tácdụng giáo dục, đào tạo nên những lớp người mới phù hợp với giai đoạn lịch
sử mới, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển
Hiện nay, khoa học và công nghệ đã có bước phát triển vượt bậc, chiphối mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Bên cạnh những thành tựu rực rỡ màkhoa học, công nghệ đưa lại thì cùng với nó nhiều vấn đề xã hội đang đặt ragay gắt Các giá trị đạo đức, lối sống tốt đẹp của thanh niên, học sinh ngàycàng có xu hướng suy giảm và xói mòn Trong tình hình đó, vấn đề đặt ra chohiện tại là quá trình giáo dục học sinh, đặc biệt là học sinh THPT không quaylưng với quá khứ
Chúng ta không thể lãng quên, chối bỏ quá khứ, bởi quá khứ là nềnmóng để xây dựng nên những lâu đài tương lai Quá khứ dường như vẫn tồntại song hành với hiện tại Do đó, điều quan trọng và cần thiết nhất là làm chohọc sinh hiểu và thấm nhuần các giá trị đạo đức, văn hóa của dân tộc, nhất làđạo đức cách mạng, đạo đức Hồ Chí Minh, vận dụng nó nhằm cải tạo hiện tại,hướng tới tương lai
Các giá trị đạo đức, lối sống tốt đẹp của dân tộc ta là cơ sở cho mỗithanh niên, học sinh phân biệt phải, trái, tốt, xấu Nó có tác dụng ngăn chặn,
Trang 39hạn chế những hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội, xây dựng môitrường tốt đẹp ở cơ sở và góp phần xây dựng một chế độ xã hội tốt đẹp, ở đómọi người sống với nhau có nghĩa tình, vị tha và nhân ái.
Lối sống văn hóa với những giá trị trường tồn của nó cũng có tác dụngđịnh hướng sự phát triển đất nước một cách hợp quy luật
Cha ông ta thường nói: “Tiên học lễ, hậu học văn”, nghĩa là trước khihọc văn hóa thì phải học lễ nghĩa, cách ứng xử trước đã Điều đó cho thấy,mục tiêu của giáo dục thực sự rõ ràng là dạy làm người, nghĩa là rèn luyệnđạo đức, nhân cách và lối sống con người Giáo dục đồng thời cung cấp kiếnthức, kỹ năng để con người xây dựng cuộc sống hạnh phúc, văn minh Từ đó,cũng khẳng định vai trò rất quan trọng của việc xây dựng lối sống văn hóacho học sinh
Lối sống văn hóa chính là mục tiêu cần đạt đến để hoàn thiện nhâncách Lối sống đóng vai trò điều tiết sự phát triển thông qua hành vi, ứng xửcủa con người Lối sống văn hóa của từng cá nhân hình thành nên một môitrường văn hóa tốt đẹp, nuôi dưỡng con người và những khả năng sáng tạocủa nó Môi trường văn hóa được xem là một tổng thể bao gồm hệ thốngnhững giá trị văn hóa (cái giá trị), hệ thống những quan hệ văn hóa (cái manggiá trị), hệ thống những hình thái hoạt động văn hóa (cái thực hiện giá trị) và
hệ thống những thiết chế văn hóa (cái định hướng giá trị) Môi trường văn hóaxác định các tiêu chí để con người tự định vị mình trong cộng đồng, tự điềuchỉnh và phát huy một cách tốt nhất năng lực cá nhân Nói như C Mác, cầnphải làm cho hoàn cảnh nhân đạo hơn để phát triển con người
Trên cơ sở nâng cao dân trí, xây dựng lối sống văn hóa cũng là để giảiquyết nhiều vấn đề xã hội, thúc đẩy quá trình phát triển: việc làm, phúc lợi, chămsóc sức khỏe cộng đồng, xóa đói giảm nghèo, vấn đề dân số, tệ nạn xã hội
Xây dựng lối sống văn hóa của cộng đồng và của từng cá nhân là mộttrong những nhiệm vụ để xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên
Trang 40tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Đây là một yêu cầu đặt ra đối với thực tiễn xâydựng đất nước hiện nay.
Đối với học sinh THPT, những chủ nhân tương lai của đất nước, lốisống văn hóa là một đặc trưng không thể thiếu Xây dựng lối sống văn hóacủa học sinh THPT là thống nhất nguồn lực văn hóa với nguồn lực con người,biến nguồn lực văn hóa trở thành nguồn lực mang tính tự giác
Mặt khác, ở lứa tuổi học sinh THPT, con người sinh lý phát triển vàhoàn chỉnh sớm hơn con người xã hội Con người sinh lý là con người củađam mê, nhiệt huyết, giàu cảm tính Con người xã hội là con người của chuẩnmực, của lý trí Khi cảm tính vượt qua lý tính tức là vượt qua hệ chuẩn mực,một bộ phận học sinh có thể có những nhược điểm Trẻ trung, năng độngnhưng lại xốc nổi, bồng bột, thiếu kinh nghiệm Ngọn lửa nhiệt huyết dễ bùngphát nhưng lại dễ vụt tắt Sự nhạy cảm của lứa tuổi đang lớn có thể khiến họ
dễ tiêm nhiễm những thói hư, tật xấu, những ảnh hưởng không lành mạnh từvăn hóa và lối sống ngoại lai Bản sắc dân tộc có thể được bảo tồn và phát huyhay không phụ thuộc vào phần lớn lớp trẻ Trong thực tế, nhiều thanh niênhiện nay thờ ơ, thậm chí quay lưng với những giá trị truyền thống của chaông Tiêm nhiễm lối sống thực dụng do tác động của mặt trái kinh tế thịtrường, không ít thanh niên sống buông thả, chạy theo đồng tiền, tôn thờ lốisống hưởng thụ vật chất, sa vào các tệ nạn xã hội
Xây dựng lối sống văn hóa của học sinh giúp họ tự định vị mình trongkhông gian văn hóa của cộng đồng, đặt họ vào một môi trường văn hóa lànhmạnh, từ đó định hướng đúng cho sự phát triển, hoàn thiện nhân cách của họcsinh THPT
Tóm lại, học sinh THPT là nguồn lực quan trọng của xã hội Xây dựng
và huy động được nguồn lực này là chìa khóa vàng để giải bài toán phát triển.Tài năng là cần thiết nhưng phẩm chất là yếu tố quyết định Lối sống văn hóabao gồm hai mặt ấy Để có thể huy động một cách tối đa nguồn lực này,