Xây dựng lối sống văn hóa cho học sinh thông qua các phương tiện

Một phần của tài liệu Xây dựng lối sống văn hóa cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thị xã Cửa Lò trong giai đoạn hiện nay (Trang 92 - 101)

1.1.1 .Khái niệm lối sống

3.2.4.Xây dựng lối sống văn hóa cho học sinh thông qua các phương tiện

tiện thông tin đại chúng, các hoạt động văn hoá, thể thao, tham quan thực tế, phong trào tình nguyện, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”

Trong quá trình xây dựng lối sống văn hóa cho học sinh, các phương tiện thông tin đại chúng giữ vị trí hết sức quan trọng. Đối với chúng ta, các phương tiện thông tin đại chúng là công cụ quan trọng và cần thiết để tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết liên quan tới đời sống chính trị xã hội của đất nước. Thông qua các phương tiện này, Đảng và Nhà nước, các cấp, các ngành có thể định hướng tư tưởng, tuyên truyền và giáo dục lối sống, thẩm mỹ, thị hiếu cho học sinh. Những thông tin qua sách báo, tranh ảnh cũng như các tư tưởng, quan niệm thông qua nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn sẽ dễ dàng đi vào lòng người. Học sinh là lứa tuổi nhạy cảm, tinh tế, hồn nhiên, vui tươi. Vì vậy, một tư tưởng, quan niệm nào đó chỉ thấm vào họ khi

chủ thể tiếp nhận nó một cách tự nhiên, không bị hạn chế bởi bất cứ một ức chế tâm lý nào.

Công tác tuyên truyền có thể thực hiện bằng phương tiện thông tin đại chúng. Do sức mạnh to lớn của phương tiện này mà các nước trên thế giới đã sớm ý thức sử dụng chúng vào mục tiêu chính trị của mình. Ở nước ta, trong điều kiện mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, kẻ địch có thể lợi dụng mọi cơ hội để nhồi nhét các “chân lý” vào các tầng lớp nhân dân. Cái mà người ta gọi là “chân lý” là hệ thống tư tưởng, quan niệm, lối sống, thị hiếu để phục vụ cho mục tiêu chống phá cách mạng nước ta và bao giờ cũng được thể hiện một cách tinh vi, kín đáo, nhưng cách tuyên truyền có khả năng tác động trực tiếp đến đoàn viên, thanh niên là sử dụng có hiệu quả hệ thống phát thanh, hệ thống bảng tin của trường. Hiện nay hầu hết các trường THPT ở thị xã Cửa Lò đều có hệ thống phát thanh hiện đại, nhưng một số Đoàn trường chưa biết cách tận dụng triệt để hiệu quả của phương tiện này. Các trường có thể thông qua hệ thống này để tuyên truyền các chương trình, các hoạt động của Đoàn, tuyên truyền gương người tốt việc tốt, tổ chức các chương trình văn hoá, văn nghệ nhằm giúp học sinh giao lưu, gần gũi nhau hơn. Đây là phương tiện có thể sử dụng để tuyên truyền trực tiếp, có tác dụng rất to lớn trong việc xây dựng lối sống văn hóa cho học sinh nhưng lại không tốn kém quá nhiều.

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc xây dựng lối sống văn hóa cho học sinh THPT trên địa bàn thị xã Cửa Lò cần phát triển hơn nữa hệ thống thông tin theo hướng đa dạng hoá các loại hình. Thực tế cho thấy, lưu lượng sách báo đến với học sinh còn quá nghèo nàn, ít ỏi trong khi đó lượng thông tin trên mạng internet lại phong phú, đa dạng. Vì vậy, cần phải sàng lọc chu đáo để tránh cho các em khi tiếp nhận sẽ không bị nhiễm độc bởi những luồng tư tưởng, thị hiếu, lối sống tầm thường, xa lạ với đạo lý truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Nhằm phát huy hiệu quả các phương tiện thông tin đại chúng cần đổi mới, mở rộng các phương thức thông tin, phải đa dạng về hình thức, thể loại, phải giàu tính lôi cuốn, thuyết phục.

Chẳng hạn như đầu tư đa dạng các loại sách báo ở phòng đọc thư viện của trường, tổ chức các cuộc thi “Đường lên đỉnh Ôlympia” cấp trường, “học sinh thanh lịch”. Từ đó, sẽ có tác dụng nhất định trong công tác xây dựng lối sống văn hóa cho học sinh.

Các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao, giải trí là những hình thức hoạt động không thể thiếu được đối với học sinh THPT. Các hoạt động này có ý nghĩa tích cực trong quá trình xây dựng lối sống văn hóa trong nhà trường. Chúng ta biết rằng, nhiệm vụ trung tâm của học sinh trong nhà trường là học tập, song bên cạnh các giờ lên lớp và tự học ở nhà, học sinh có nhu cầu tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hoá, văn nghệ, thể thao. Nếu chúng ta biết tổ chức tốt các hình thức sinh hoạt này sẽ giúp cho học sinh thoát khỏi sự cám dỗ, lôi kéo của các hoạt động không lành mạnh đồng thời cũng giúp cho học sinh thấy yêu đời, yêu cuộc sống, tạo không khí thoải mái sau những giờ học căng thẳng. Các hoạt động bổ ích trên là dịp để mỗi học sinh tìm hiểu, suy ngẫm về lịch sử hào hùng của dân tộc, những vấn đề trong đời sống của đất nước, về vai trò của mình đối với tương lai của Tổ quốc. Đây cũng là dịp để học sinh tự trau dồi ý thức đạo đức, quý trọng đạo đức truyền thống, vươn tới cuộc sống có niềm tin, lý tưởng, nhân ái và đoàn kết. Họ có ước mơ, hoài bão vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn và có ý thức tu dưỡng, rèn luyện bản thân để trở thành con người toàn diện, có ích cho xã hội.

Thông qua các hoạt động này sẽ có ý nghĩa rất to lớn trong công tác xây dựng lối sống văn hóa cho học sinh vì vậy chúng ta phải thực hiện tốt những vấn đề sau:

- Cần phải đầu tư xây dựng thư viện nhà trường, phòng truyền thống nhằm thu hút học sinh đến để đọc sách báo và biết thêm lịch sử truyền thống

của nhà trường. Đồng thời nhà trường cần tổ chức các cuộc thi kể chuyện về Bác Hồ, lựa chọn những học sinh đạt kết quả cao để khen thưởng. Từ đó kích thích, cổ vũ, động viên khích lệ các em say mê tìm hiểu sách báo và có tác dụng nhất định trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh nhằm góp phần xây dựng thế hệ trẻ về đạo đức, tình cảm, lối sống,có nhân cách cao đẹp, biết giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, biết tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoá nhân loại, xây dựng đời sống văn hoá lành mạnh.

- Nhà trường tổ chức thực hiện thông qua lồng ghép văn hoá - văn nghệ vào các ngày lễ như ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày thành lập Đoàn 26/3 để giáo dục học sinh. Qua các hoạt động đó có thể làm cho các em thấy thoải mái hơn, yêu đời hơn, sống tốt hơn đồng thời tạo nên sức mạnh để các em phấn đấu đạt kết quả cao trong học tập.

- Nhà trường cũng cần tổ chức các buổi học ngoại khoá, tìm hiểu thực tế với nhiều nội dung phong phú, sinh động để lôi cuốn các em tham gia một cách tích cực như vào các ngày lễ lớn nhà trường nên tổ chức cho các em đến các di tích lịch sử, bảo tàng, tham gia các hoạt động từ thiện thể hiện tinh thần “ Uống nước nhớ nguồn” “ thương người như thể thương thân” từ đó giúp các em thấy được trách nhiệm của mình với mọi người xung quanh.

- Nhà trường cũng phải thường xuyên tổ chức cho Đoàn viên thanh niên tham gia các hoạt động xã hội như thăm hỏi, tặng quà cho các đối tượng chính sách hay các hoạt động tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. Qua đó nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của các em đối với thế hệ đi trước, với cộng đồng và xã hội.

Tổ chức thi và vận động các em tham gia các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử, về pháp luật như: Tìm hiểu về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, về đất nước, tìm hiểu về Luật phòng chống ma tuý, mại dâm, tuyên truyền Luật an toàn giao thông. Đây cũng là một cách có hiệu quả để nâng cao hiểu biết về các lĩnh vực của đời sống xã hội cho Đoàn viên thanh niên. Qua đó cũng góp phần hình thành ở các em lối sống văn hóa .

Tổ chức các hoạt động về nguồn như về thăm quê Bác, thăm các chỉ đỏ, các di tích cách mạng gắn liền với công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Bên cạnh các hoạt động tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, Đoàn trường cũng nên chủ động đảm nhận nhiều công trình, phần việc thanh niên. Đây là việc làm mang lại rất nhiều lợi ích, vừa thu hút tập hợp đoàn viên, thanh niên, vừa nâng cao ý thức tự giác lao động cho các em, vừa là cách tạo được dấu ấn của tổ chức Đoàn tại địa phương. Và không thể không nói đến một lợi ích rất to lớn nữa là có thể mang lại một khoản tiền không nhỏ để các Đoàn trường có kinh phí để hoạt động.

Sau khi tổ chức các phong trào, cần làm tốt công tác thi đua khen thưởng, kịp thời biểu dương, khen thưởng các đoàn viên, thanh niên có ý thức đạo đức tốt, có hành động dũng cảm, trung thực (dù kinh phí hạn hẹp cũng không nên chỉ có khen mà không thưởng bởi phần thưởng tuy nhỏ nhưng nó có ý nghĩa rất lớn đối với lứa tuổi mới lớn). Đồng thời cần nhắc nhở phê bình hoặc kỷ luật kịp thời đối với những đoàn viên, thanh niên vi phạm nội quy, quy định hoặc vi phạm pháp luật.

Như vậy, xây dựng lối sống văn hóa cho học sinh THPT nói chung và học sinh THPT trên địa bàn thị xã Cửa Lò nói riêng thông qua các phương tiện thông tin, các hoạt động văn hoá - văn nghệ, tham quan thực tế và phong trào tình nguyện có ý nghĩa rất to lớn trong việc đào tạo những con người mới toàn diện, có đầy đủ phẩm chất của một lối sống văn hóa lành mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

3.2.5. Tăng cường công tác quản lý học sinh, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hiện tượng tiêu cực trong học sinh, xây dựng môi trường giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh

Công tác quản lý học sinh trong nhà trường giữ vị trí quan trọng đối với quá trình xây dựng lối sống cho học sinh. Ý thức được vấn đề này nhà trường đã thành lập đội xung kích của nhà trường, thường xuyên kiểm tra chéo giữa các khối, các lớp để đảm bảo tính công bằng.

Để đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý học sinh trong nhà trường, nhà trường cần đưa ra quy chế về khen thưởng, kỷ luật, chế độ học bổng, đánh giá kết quả học tập, xếp hạnh kiểm, cũng như tạo điều kiện cho các em có cơ hội để đứng vào hàng ngũ của Đảng.

Bên cạnh đó, nhà trường phải phối hợp nhịp nhàng với Công Đoàn, Đoàn trường, Tổ bảo vệ, Tổ hành chính, Tổ giám thị trong công tác xây dựng lối sống văn hóa cho học sinh. Theo dõi sát sao các hoạt động của học sinh để kịp thời động viên, giúp đỡ và ngăn chặn những việc làm không lành mạnh trong học sinh.

Tăng cường kiểm tra, xử lý, đánh giá công tác xây dựng lối sống văn hóa cho học sinh.

Với quá trình kiểm tra: Phải thực hiện thường xuyên, liên tục theo định kỳ hay đột xuất, qua nhiều kênh thông tin: Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, tổ giám thị, lực lượng xung kích học sinh nhằm mục đích: Đánh giá đúng, kịp thời biểu dương, khen thưởng, khuyến khích học sinh phấn đấu vươn lên, đồng thời ngăn chặn, phê bình những sai trái vi phạm, thúc đẩy tự giác thực hiện nhiệm vụ.

Với quá trình đánh giá: Hãy đánh giá đúng khả năng học tập, rèn luyện của học sinh; đừng vì bệnh thành tích thi đua, tỷ lệ yếu kém mà làm qua loa, bình quân trong đánh giá xếp loại học sinh.

Với những học sinh cá biệt cần quan tâm thường xuyên theo dõi và liên lạc chặt chẽ với phụ huynh học sinh để có biện pháp giáo dục kịp thời. Có những biện pháp kiên quyết, cứng rắn, đồng thời phải gần gũi, hiểu hoàn cảnh để giúp các em tránh những suy nghĩ lệch lạc về bản thân, tạo niềm tin và chỗ dựa tinh thần cho các em phấn đấu sửa chữa, vươn lên trở thành công dân tốt.

Với quá trình xử lý: Cần thực hiện đúng tiến trình quy định và đảm bảo nguyên tắc sau:

- Phải tiến hành “Kịp thời, chính xác, công bằng, đúng trình tự quy định”, lấy giáo dục làm chính, tránh xu hướng chỉ xử lý phát hiện những sai trái và kỷ luật mà không dành thời gian để định hướng, uốn nắn, giúp học sinh tự giác thực hiện, đồng thời giữ nghiêm kỷ luật, bồi dưỡng những nhân tố tích cực để khắc phục thiếu sót những nhân tố tiêu cực.

- Tạo dư luận đúng đắn trong trường và ngoài xã hội để ủng hộ cái tốt, phê phán cái xấu.

- Có lúc phải kiên quyết xử lý kỷ luật, bằng những hình thức thích hợp: viết bản tự kiểm điểm hoặc cao hơn là đình chỉ học, điều cần thiết là phải đảm bảo tính kỷ cương của nhà trường, pháp luật của xã hội đối với những học sinh vi phạm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với quá trình sau xử lý: Sau xử lý cần có kế hoạch theo dõi, phối hợp với phụ huynh, chính quyền địa phương tạo cho học sinh phấn đấu sửa chữa khuyết điểm để tiến bộ.

Việc khen thưởng và kỷ luật được thực hiện đúng đắn sẽ góp phần tích cực củng cố và phát triển phong trào thi đua: “Dạy tốt, học tốt” và thực hiện hiệu quả cuộc vận động hai không: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” ở mỗi nhà trường.

Có thể nói, việc xây dựng lối sống văn hóa cho học sinh là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể nên phải đảm bảo tính chặt chẽ của quá trình quản lý giáo dục. Quy trình xây dựng lối sống văn hóa cho học sinh là một quy trình mang tính toàn vẹn và thống nhất từ: “Lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá kết quả”. Mỗi chức năng có vai trò khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ, đan xen nhau, bổ sung cho nhau. Thực hiện tốt chức năng này sẽ tạo cơ sở, điều kiện cho các chức năng tiếp theo.

Để thực hiện có hiệu quả việc xây dựng lối sống văn hóa cho học sinh thì bên cạnh việc xây dựng nội quy kỷ luật học sinh, cần xây dựng nội quy kỷ luật lao động của cán bộ giáo viên, cần kiến tạo bầu không khí tâm lý

tích cực trong nhà trường và ngoài xã hội, có quan hệ đồng nghiệp thân thiết, tương trợ, đoàn kết, tạo môi trường giáo dục lành mạnh, sự mẫu mực của thầy cô giáo sẽ là tấm gương soi có tác dụng giáo dục rất lớn đối với học sinh.

Công tác xây dựng lối sống văn hóa cho học sinh trong giai đoạn hiện nay càng đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ cao hơn, cần thiết hơn khi toàn Đảng, toàn dân ta đang tích cực tham gia cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Nó sẽ là nguồn lực tinh thần to lớn thực hiện thành công sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.

Xây dựng lối sống văn hóa cho học sinh là trách nhiệm toàn xã hội, trong đó giáo dục trong nhà trường có vai trò định hướng quan trọng. Đó là vinh dự và trách nhiệm toàn xã hội giao cho mỗi chúng ta nói riêng và ngành Giáo dục - đào tạo nói chung.

Kết luận chương 3

Sự nghiệp CNH, HĐH đất nước là sự nghiệp vĩ đại, quyết định vận mệnh cũng như sự phát triển của dân tộc. Nhân tố quyết định của sự thành công trong quá trình xây dựng đất nước là con người có trí tuệ, có lòng yêu nước. Vì vậy, vấn đề quan trọng số một hiện nay là chuẩn bị những con người mới XHCN, có tri thức, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH. Công tác giáo dục thế hệ trẻ nói chung, công tác xây dựng lối sống văn hóa

Một phần của tài liệu Xây dựng lối sống văn hóa cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thị xã Cửa Lò trong giai đoạn hiện nay (Trang 92 - 101)