Tầm quan trọng của việc xây dựng lối sống văn hóa cho học sinh THPT

Một phần của tài liệu Xây dựng lối sống văn hóa cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thị xã Cửa Lò trong giai đoạn hiện nay (Trang 39 - 45)

1.1.1 .Khái niệm lối sống

1.2. Tầm quan trọng của việc xây dựng lối sống văn hóa cho học sinh THPT

sinh THPT

Xây dựng lối sống văn hóa có tác động tích cực đến việc hình thành bản chất con người, vì đạo đức, lối sống được đúc kết từ tinh hoa văn hóa dân tộc và được lưu truyền qua nhiều thế hệ kế tiếp. Lối sống văn hóa được xem là một chuẩn mực xã hội mà dựa vào đó thanh niên, học sinh có thể nhận định phải trái, đúng sai, cái thiện, cái ác. Do vậy, xây dựng lối sống văn hóa có tác dụng giáo dục, đào tạo nên những lớp người mới phù hợp với giai đoạn lịch sử mới, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.

Hiện nay, khoa học và công nghệ đã có bước phát triển vượt bậc, chi phối mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Bên cạnh những thành tựu rực rỡ mà khoa học, công nghệ đưa lại thì cùng với nó nhiều vấn đề xã hội đang đặt ra gay gắt. Các giá trị đạo đức, lối sống tốt đẹp của thanh niên, học sinh ngày càng có xu hướng suy giảm và xói mòn. Trong tình hình đó, vấn đề đặt ra cho hiện tại là quá trình giáo dục học sinh, đặc biệt là học sinh THPT không quay lưng với quá khứ.

Chúng ta không thể lãng quên, chối bỏ quá khứ, bởi quá khứ là nền móng để xây dựng nên những lâu đài tương lai. Quá khứ dường như vẫn tồn tại song hành với hiện tại. Do đó, điều quan trọng và cần thiết nhất là làm cho học sinh hiểu và thấm nhuần các giá trị đạo đức, văn hóa của dân tộc, nhất là đạo đức cách mạng, đạo đức Hồ Chí Minh, vận dụng nó nhằm cải tạo hiện tại, hướng tới tương lai.

Các giá trị đạo đức, lối sống tốt đẹp của dân tộc ta là cơ sở cho mỗi thanh niên, học sinh phân biệt phải, trái, tốt, xấu. Nó có tác dụng ngăn chặn,

hạn chế những hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội, xây dựng môi trường tốt đẹp ở cơ sở và góp phần xây dựng một chế độ xã hội tốt đẹp, ở đó mọi người sống với nhau có nghĩa tình, vị tha và nhân ái.

Lối sống văn hóa với những giá trị trường tồn của nó cũng có tác dụng định hướng sự phát triển đất nước một cách hợp quy luật.

Cha ông ta thường nói: “Tiên học lễ, hậu học văn”, nghĩa là trước khi học văn hóa thì phải học lễ nghĩa, cách ứng xử trước đã. Điều đó cho thấy, mục tiêu của giáo dục thực sự rõ ràng là dạy làm người, nghĩa là rèn luyện đạo đức, nhân cách và lối sống con người. Giáo dục đồng thời cung cấp kiến thức, kỹ năng để con người xây dựng cuộc sống hạnh phúc, văn minh. Từ đó, cũng khẳng định vai trò rất quan trọng của việc xây dựng lối sống văn hóa cho học sinh.

Lối sống văn hóa chính là mục tiêu cần đạt đến để hoàn thiện nhân cách. Lối sống đóng vai trò điều tiết sự phát triển thông qua hành vi, ứng xử của con người. Lối sống văn hóa của từng cá nhân hình thành nên một môi trường văn hóa tốt đẹp, nuôi dưỡng con người và những khả năng sáng tạo của nó. Môi trường văn hóa được xem là một tổng thể bao gồm hệ thống những giá trị văn hóa (cái giá trị), hệ thống những quan hệ văn hóa (cái mang giá trị), hệ thống những hình thái hoạt động văn hóa (cái thực hiện giá trị) và hệ thống những thiết chế văn hóa (cái định hướng giá trị). Môi trường văn hóa xác định các tiêu chí để con người tự định vị mình trong cộng đồng, tự điều chỉnh và phát huy một cách tốt nhất năng lực cá nhân. Nói như C. Mác, cần phải làm cho hoàn cảnh nhân đạo hơn để phát triển con người.

Trên cơ sở nâng cao dân trí, xây dựng lối sống văn hóa cũng là để giải quyết nhiều vấn đề xã hội, thúc đẩy quá trình phát triển: việc làm, phúc lợi, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, xóa đói giảm nghèo, vấn đề dân số, tệ nạn xã hội.

Xây dựng lối sống văn hóa của cộng đồng và của từng cá nhân là một trong những nhiệm vụ để xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên

tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là một yêu cầu đặt ra đối với thực tiễn xây dựng đất nước hiện nay.

Đối với học sinh THPT, những chủ nhân tương lai của đất nước, lối sống văn hóa là một đặc trưng không thể thiếu. Xây dựng lối sống văn hóa của học sinh THPT là thống nhất nguồn lực văn hóa với nguồn lực con người, biến nguồn lực văn hóa trở thành nguồn lực mang tính tự giác.

Mặt khác, ở lứa tuổi học sinh THPT, con người sinh lý phát triển và hoàn chỉnh sớm hơn con người xã hội. Con người sinh lý là con người của đam mê, nhiệt huyết, giàu cảm tính. Con người xã hội là con người của chuẩn mực, của lý trí. Khi cảm tính vượt qua lý tính tức là vượt qua hệ chuẩn mực, một bộ phận học sinh có thể có những nhược điểm. Trẻ trung, năng động nhưng lại xốc nổi, bồng bột, thiếu kinh nghiệm. Ngọn lửa nhiệt huyết dễ bùng phát nhưng lại dễ vụt tắt. Sự nhạy cảm của lứa tuổi đang lớn có thể khiến họ dễ tiêm nhiễm những thói hư, tật xấu, những ảnh hưởng không lành mạnh từ văn hóa và lối sống ngoại lai. Bản sắc dân tộc có thể được bảo tồn và phát huy hay không phụ thuộc vào phần lớn lớp trẻ. Trong thực tế, nhiều thanh niên hiện nay thờ ơ, thậm chí quay lưng với những giá trị truyền thống của cha ông. Tiêm nhiễm lối sống thực dụng do tác động của mặt trái kinh tế thị trường, không ít thanh niên sống buông thả, chạy theo đồng tiền, tôn thờ lối sống hưởng thụ vật chất, sa vào các tệ nạn xã hội.

Xây dựng lối sống văn hóa của học sinh giúp họ tự định vị mình trong không gian văn hóa của cộng đồng, đặt họ vào một môi trường văn hóa lành mạnh, từ đó định hướng đúng cho sự phát triển, hoàn thiện nhân cách của học sinh THPT.

Tóm lại, học sinh THPT là nguồn lực quan trọng của xã hội. Xây dựng và huy động được nguồn lực này là chìa khóa vàng để giải bài toán phát triển. Tài năng là cần thiết nhưng phẩm chất là yếu tố quyết định. Lối sống văn hóa bao gồm hai mặt ấy. Để có thể huy động một cách tối đa nguồn lực này,

không thể không xây dựng một lối sống văn hóa cho học sinh THPT với các giá trị về năng lực cống hiến, đạo đức, nếp sống văn minh, lẽ sống cao đẹp, mức sống ngày càng nâng cao, mà thanh niên vừa là đối tượng, vừa là chủ thể. Hơn nữa, ngày nay, trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bộ mặt văn minh đô thị dược quyết định một phần rất lớn bởi những hoạt động của học sinh THPT trong học tập, vui chơi, lao động, giải trí, nói chung là trong sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa.

Lối sống là một thói quen có định hướng, có chất lượng lý tưởng. Nó là phương cách thể hiện tổng hợp tất cả các cấu trúc, nền văn hóa, đặc trưng văn hóa của một người hay cộng đồng, là một yếu tố xã hội. Nó là tiêu chí đầu tiên, tổng hợp nhất thể hiện chất lượng văn hóa và trí tuệ của một người

Trong công cuộc đổi mới toàn diện và sâu sắc hiện nay của nước ta về các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, công tác giáo dục và đào tạo được Đảng ta đặc biệt coi trọng. Xây dựng nhân tố con người, trong đó có thanh niên và học sinh là động lực trực tiếp và lâu dài cho sự nghiệp phát triển đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng văn hóa làm người của thế hệ con người Việt Nam. Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Người viết: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các cháu”.

Chính vì vậy mà Người suốt đời luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Do đó, khi đang ngồi trên ghế nhà trường THPT, học sinh cần phải yêu nước, thương nòi, chịu khó học tập và rèn luyện đạo đức, có ý chí tự lập, tự cường, năng động sáng tạo, thực hiện tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương, nội quy trong trường học, khiêm tốn, liêm khiết, trung thực, có ý chí cầu tiến bộ, có tư cách đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, giản dị. Theo Hồ Chí Minh, học sinh

không chỉ học tập tốt mà phải không ngừng tu dưỡng về mặt đạo đức, phấn đấu trở thành những con người toàn diện.

Coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, Đảng ta đòi hỏi phải tăng cường “giáo dục công dân, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức và nhân văn, lịch sử dân tộc và bản sắc văn hóa, ý chí vươn lên vì tương lai bản thân và tiền đồ đất nước”[11; 109]. Từ đó cho thấy, việc xây dựng lối sống văn hóa là một trong những điểm chủ yếu, cốt lõi xuyên suốt và giữ vị trí chủ đạo trong toàn bộ quá trình giáo dục nhân cách, đào tạo con người trong nhà trường ở nước ta, đặc biệt là trong nhà trường phổ thông, đối với học sinh ở lứa tuổi thanh niên.

Kết luận chương 1

Lối sống là tổng thể những mặt ổn định trong hoạt động sống của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội và các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái kinh tế xã hội nhất định, được qui định bởi phương thức sản xuất và toàn bộ điều kiện sống của con người.

Lối sống bao gồm cả những mặt tác động khách quan lẫn chủ quan (mặt nội dung lẫn hình thức). Lối sống văn hóa mà chúng ta xây dựng là lối sống Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc được hình thành trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như một yêu cầu về nhân cách của con người phát triển toàn diện trong chiến lược phát huy nguồn lực con người để xây dựng đất nước hiện nay.

Lối sống văn hóa bao gồm các đặc điểm cơ bản: có tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu lao động, lao động sáng tạo; sống có đạo đức trong sáng, có tình nghĩa, trung thực, tiết kiệm; có tinh thần tập thể và ý thức kỷ luật; không ngừng học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. Ở Việt Nam, lối sống văn hóa đồng nghĩa với lối sống đẹp, thể hiện trong lẽ sống, nếp sống của con người Việt Nam.

Học sinh THPT là những chủ nhân tương lai của đất nước, xây dựng lối sống văn hóa cho học sinh THPT là nhằm phát huy tối đa vai trò của nguồn lực này đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Ở nước ta hiện nay, trong quá trình mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế và giao lưu văn hóa, cùng với việc tập trung xây dựng những giá trị mới của văn hóa Việt Nam đương đại, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp nhận có chọn lọc những tinh hoa, văn hóa nhân loại. Vấn đề bức xúc đặt ra là phải kết hợp những giá trị truyền thống và giá trị hiện đại trong xây dựng lối sống văn hóa của người dân Việt Nam, trước hết là học sinh THPT – lực lượng đại biểu cho tương lai của đất nước Việt Nam.

Chương 2

NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỐI SỐNG CỦA HỌC SINH THPT VÀ THỰC TRẠNG XÂY DỰNG LỐI SỐNG VĂN HÓA CỦA HỌC SINH THPT TRÊN

ĐỊA BÀN THỊ XÃ CỬA LÒ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Xây dựng lối sống văn hóa cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thị xã Cửa Lò trong giai đoạn hiện nay (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w