Yếu tố kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Xây dựng lối sống văn hóa cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thị xã Cửa Lò trong giai đoạn hiện nay (Trang 53 - 55)

1.1.1 .Khái niệm lối sống

2.2. Các yếu tố tác động tới việc xây dựng lối sống văn hóa cho học sinh THPT

2.2.4. Yếu tố kinh tế xã hội

Nền kinh tế thị trường mở ra nhiều hoạt động du lịch, dịch vụ dễ tạo ra lối sống ăn chơi, sa đọa, hưởng lạc, phát triển mà học sinh, sinh viên là những đối tượng bị tấn công mạnh nhất. Mặt khác, vấn đề toàn cầu hóa theo GS. TS. Lê Hữu Nghĩa “toàn cầu hóa trong điều kiện do các thế lực tư bản chi phối, lại tạo nguy cơ làm mai một nền văn hóa dân tộc, mâu thuẫn với việc gìn giữ bản sắc dân tộc, thông qua toàn cầu hóa, mở cửa, dễ du nhập những quan niệm sai trái, đạo đức suy đồi, lối sống thực dụng, vị kỷ, chủ nghĩa cá nhân, “văn hóa phẩm” đồi bại. Đã có nhiều người trên thế giới lên tiếng cảnh báo về nguy cơ “Mỹ hóa toàn cầu”. Thế hệ trẻ sống ở các nước phương đông khi gặp những giá trị phương tây thường có xu hướng cực đoan, muốn xóa bỏ hoàn toàn các giá trị truyền thống của dân tộc mình, những giá trị đạo đức truyền thống ấy là niềm tự hào của dân tộc như tinh thần dân tộc, tập thể, đức tính lao động cần cù, tiết kiệm, đề cao giá trị cộng đồng – đã bị lớp trẻ bỏ qua, không chú trọng. Họ bị choáng ngợp trước các giá trị phương Tây mà nhiều giá trị trong đó không phù hợp với thuần phong mỹ tục. Cơ chế quản lý kinh tế - xã hội đã tồn tại ra kẽ hở cho nhiều hiện tượng tiêu cực đạo đức hiện nay

như: tham nhũng, lãng phí, nhất là trong ngành giáo dục – đào tạo do cơ chế quản lý của chúng ta đã tạo nên.

Cửa Lò là địa bàn du lịch nên gần như nửa năm là hoạt động du lịch, dịch vụ, lượng khách ở nhiều nơi về, có cả khách nước ngoài để nghỉ mát, do vậy có rất nhiều luồng văn hóa xâm nhập vào (kể cả tích cực và tiêu cực) ảnh hưởng không nhỏ đến lối sống của học sinh THPT trên địa bàn.

Tác động của cơ chế thị trường, sự phát triển của khoa học công nghệ, tác động lối sống hám cơ sở vật chất hơn tính nhân văn, xem nhẹ lời khuyên của cha mẹ, thầy cô dẫn đến những biểu hiện lệch lạc về chuẩn mực đạo đức.

Đồng thời xã hội chúng ta cũng chưa quan tâm đáng kể tới việc tạo ra nơi giải trí cho thanh thiếu niên (nếu có thì cũng quá đắt đỏ đối với học sinh). Các nhà văn hóa của huyện, thị, phường, xã thì hoạt động không đúng mục đích, đa số cho thuê dạy Erobic, dạy võ, có nơi còn cho thuê để kinh doanh vũ trường. Thế là học sinh, sinh viên không biết giải trí ở đâu sau giờ học, chỉ biết vùi đầu vào các tiệm internet với đủ các trò chơi bạo lực, bệnh hoạn của nước ngoài có, trong nước có, hợp pháp có, phi pháp có. Nếu giới trẻ không bị tiêm nhiễm những văn hóa đồi trụy và bạo lực này thì mới là điều lạ, còn giới trẻ bị ảnh hưởng bởi những thứ rác rưởi trên mạng thì không có gì là bất bình thường. Thế nhưng các chủ nhân của các trang web, trò chơi này vẫn hoạt động bình thường, họ có công ty, trụ sở hẳn hoi và pano quảng cáo vẫn nhan nhản khắp nơi với đủ màu sắc và hình ảnh bắt mắt. Và hậu quả của những trò chơi đó thì xã hội đã rõ nhưng không hiểu sao chính quyền các cấp chưa có hành động đáng kể nào để ngăn chặn những hoạt động kinh doanh những trò bạo lực và đồi trụy.

Đảng và nhà nước ta đang chủ trương xây dựng một xã hội học tập, trong đó quyền và nghĩa vụ của người học được gắn bó một cách hữu cơ. Tuy nhiên, hiện nay một bộ phận học sinh chối bỏ quyền được học của mình, bởi

thực tế quyền lợi của một số người học hành đến nơi đến chốn chưa được quan tâm, bảo vệ một cách đầy đủ.

Trong xu thế toàn cầu hóa về kinh tế, văn hóa nền kinh tế nước ta đang từng bước chuyển mình trong thời kỳ mở cửa. Cơ chế thị trường đã len lỏi vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, làm cho nhiều giá trị đạo đức, lối sống truyền thống ngày càng bị xói mòn. Cùng với những thành quả đạt được về xây dựng kinh tế thì chúng ta không thể phủ nhận mặt trái của nền kinh tế thị trường đã làm xã hội ngày càng nhiều tệ nạn xã hội như: rượu chè, cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, trước những cám dỗ của đồng tiền đã làm không ít học sinh sa ngã.

Sự buông lỏng quản lý của các cấp, các ngành về các hoạt động dịch vụ văn hóa đã làm xã hội ngày càng nhiều các tụ điểm văn hóa không lành mạnh ở gần các trường học, các tụ điểm này dùng đủ mọi cách để lôi kéo học sinh vào các tụ điểm giải trí như: Bi-a, Game, nhằm phục vụ lợi ích kinh tế của riêng họ. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiện tượng học sinh trốn học, gây gổ đánh nhau, thậm chí vi phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu Xây dựng lối sống văn hóa cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thị xã Cửa Lò trong giai đoạn hiện nay (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w