Thực trạng lối sống của học sinh THPT trên địa bàn thị xã Cửa Lò

Một phần của tài liệu Xây dựng lối sống văn hóa cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thị xã Cửa Lò trong giai đoạn hiện nay (Trang 55 - 92)

1.1.1 .Khái niệm lối sống

2.3.Thực trạng lối sống của học sinh THPT trên địa bàn thị xã Cửa Lò

2.3.1. Thực trạng về nhận thức lối sống văn hóa và các nội dung, hình thức, phương pháp xây dựng lối sống văn hóa trên địa bàn thị xã Cửa Lò

Trong những năm qua nhìn chung đội ngũ giáo viên, cán bộ công nhân viên các trường THPT ở địa bàn thị xã Cửa Lò đoàn kết, nhất trí có tinh thần trách nhiệm với nhà trường, với học sinh. Nhiều giáo viên có tinh thần tự bồi dưỡng để cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo. Bên cạnh đó, các trường THPT còn quan tâm tới việc xây dựng lối sống văn hóa cho giáo viên, hoc sinh trong các trường.

Năm học 2011 – 2012 với chủ đề “Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”, tiếp tục tổ chức thực hiện tốt cuộc vận động hai không với bốn nội dung trọng tâm “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành

tích trong giáo dục. Nói không với vi phạm đạo đức và ngồi nhầm lớp” Bộ Giáo dục Đào tạo phát động cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo”, phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới việc nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo, trong đó có chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống. Từ Đại hội VI đến nay Đảng ta đã ra nhiều nghị quyết chỉ đạo công tác giáo dục và giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi để xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Đảng khẳng định “Giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu”[11], đồng thời nhấn mạnh: “Tiếp tục đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng tư tưởng đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa lành mạnh trong xã hội”[2; 48].

Sự phát triển của ngành giáo dục – đào tạo trong những năm qua đã nói lên phần nào sự chuyển biến tích cực về mặt đạo đức, nhân cách của học sinh. Toàn ngành giáo dục cũng đã ý thức được rằng, đạo đức, lối sống và chất lượng giáo dục đạo đức, xây dựng lối sống cho học sinh có vai trò rất lớn trong sự phát triển của giáo dục, để giáo dục vượt qua những thử thách trong bối cảnh hiện nay.

Tỉnh Nghệ An cũng đã có sự định hướng và chủ trương đúng đắn nhằm nâng cao chất lượng xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVI đã khẳng định: “Tăng cường giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương, giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa của dân tộc và xứ Nghệ, giáo dục văn hóa ứng xử trong các tiết học chính khóa và các hoạt động ngoại khóa trong tất cả các trường học”[7; 45].

Từ những chỉ đạo có tính định hướng rõ ràng và đúng đắn, trong những năm qua ngành giáo dục Nghệ An nói chung và các trường THPT trên địa bàn thị xã Cửa Lò nói riêng đã đạt được những thành tích về nhiều mặt, trong đó

có sự chuyển biến rõ nét về công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức cho học sinh, sinh viên. Các trường THPT trên địa bàn thị xã đã xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên đủ chuẩn, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong công tác giảng dạy và giáo dục. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, văn minh, kiên quyết phê phán và ngăn chặn các thói hư tật xấu, tệ nạn ma túy vào trường học. Xã hội hóa các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, huy động sự tham gia của gia đình, nhà trường, các ngành có liên quan và toàn xã hội trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống, ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực trong học đường.

Xu hướng đa dạng hóa các nội dung, hình thức và phương pháp nhằm xây dựng lối sống văn hóa cho học sinh, nhà trường đã phối hợp với lực lượng Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động nội và ngoại khóa trong nhà trường. Lấy đơn vị lớp, chi đoàn là nòng cốt, dưới sự chỉ đạo của chi bộ, Đoàn Thanh niên, các hình thức giáo dục ngày càng phát huy vai trò to lớn. Từ đó nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tình cảm đạo đức, giáo dục hình thành lý tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống văn hóa, tạo nên những nét đẹp trong quan hệ ứng xử, nhằm xây dựng tinh thần đoàn kết, thân ái, tạo môi trường giáo dục lành mạnh cho thế hệ trẻ.

Để giáo dục tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tổ chức Đoàn các trường THPT trên địa bàn thị xã Cửa Lò đã đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng niềm tin vào Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa cho thanh niên. Rất nhiều hình thức giáo dục chính trị, tư tưởng sinh động đã được vận dụng. Một trong những hình thức tiêu biểu là tổ chức các hoạt động “về nguồn” và giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng cho học sinh THPT.

Giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần cách mạng cho thế hệ trẻ là việc làm được tiến hành thường xuyên ở các trường THPT trên địa bàn thị xã Cửa Lò, thông qua các hội thi, tìm hiểu “mỗi tháng một nhân vật lịch sử”,

tuyên truyền các ca khúc cách mạng, diễn đàn “nghe thanh niên nói và nói thanh niên nghe”, khai thác phim truyền thống – phim tài liệu về chủ tịch Hồ Chí Minh, phim về Chủ tịch Tôn Đức Thắng, phim về anh hùng liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi đã được thực hiện ở các cơ sở Đoàn, trong đó có cơ sở Đoàn các trường THPT, lôi cuốn nhiều đoàn viên, học sinh tham gia.

Mỗi tháng Ban thường vụ Thị đoàn đều đưa ra các định hướng chủ đề sinh hoạt chi đoàn, từ đó đoàn Trường triển khai hoạt động đã được học sinh hưởng ứng tham gia đầy đủ qua đó góp phần xây dựng lối sống văn hóa cho học sinh.

Thời gian Chủ đề Nội dung chính

Tháng 5 Nhớ về Bác – Lòng ta trong sáng hơn

Thực hiện tốt chỉ thị 03CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong ĐVTN. Theo đó, mỗi ĐVTN tự soi lại mình, tự đánh giá về kết quả học tập và làm theo lời Bác của tập thể, bản thân và đề ra hướng khắc phục, phấn đấu trong 6 tháng cuối năm.

Tháng 6 Vì biển đảo quê hương – Vì đàn em thân yêu

Tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong ĐVTN về chủ quyền biển đảo của Tổ quốc

Tháng 7 Đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn

Tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm ngày Thương binh – Liệt sỹ, thăm hỏi, tặng quà, đảm nhận các công trình, phần việc uống nước nhớ nguồn

Tháng 8 Tôi yêu Tổ quốc tôi – Tôi yêu đồng bào tôi

Giáo dục, khơi dậy trong thanh niên tình yêu quê hương đất nước, tự hào dân tộc nhân kỷ niệm Cách mạng tháng 8 và quốc khánh 2. 9

Tháng 9 An toàn giao thông Thực hiện tốt các nội dung về tổ chức hoạt động bảo đảm trật tự ATGT Tháng 10 Đoàn kết là sức mạnh-

Đoàn kết là thành công

Thảo luận, đề xuất góp ý mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên thông qua các hoạt động kỷ niệm Ngày truyền thống Hội LHTN Việt Nam 15/10

Tháng 11 Nhớ ơn Thầy Cô Tri ân Thầy Cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tháng 12 Hội nhập năm châu – Sánh vai cùng Thế giới

Tuyên truyền định hướng về các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác Quốc tế Thanh niên

(Tài liệu lấy từ văn phòng Đoàn thị xã Cửa Lò năm 2013)

Việc giáo dục tình yêu lao động và lao động sáng tạo cho học sinh THPT trên địa bàn thị xã Cửa Lò được tiến hành bằng nhiều hình thức phong phú, trong đó tổ chức thực hiện các công trình thanh niên là hình thức rất thiết thực: tình yêu lao động được gắn với việc làm, công trình, phần việc cụ thể. Cũng qua các công trình, phần việc đó mà giữa các học sinh, các lớp có đủ điều kiện để “thi đua”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công cuộc xây dựng lối sống văn hóa cho học sinh THPT trên địa bàn thị xã Cửa Lò trong thời gian qua cũng đã hướng vào xây dựng tinh thần tập thể, gắn bó lợi ích của học sinh với lợi ích của tập thể, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, lối sống thực dụng, thấp hèn. Không chỉ bằng việc tuyên truyền, giáo dục mà bằng việc nêu gương điển hình người tốt, việc tốt, mà giáo dục tinh thần tập thể trong lao động, học tập, rèn luyện của học sinh THPT.

Xây dựng lối sống văn hóa cho học sinh THPT trên địa bàn thị xã Cửa Lò cũng gắn liền với việc giáo dục ý thức học tập, thường xuyên nâng cao trình độ mọi mặt cho học sinh, tạo điều kiện cho học sinh học tập, nâng cao trình độ. Các trường cũng duy trì tốt các giải thưởng – học bổng khuyến học, phát triển các hoạt động bảo trợ học đường để hỗ trợ học sinh nghèo, vượt

khó, học giỏi, góp phần giảm tỷ lệ học sinh bỏ học. Phong trào thi đua học tập, thi tìm hiểu kiến thức khoa học phổ thông, cũng góp phần tích cực thúc đẩy phong trào học tập và lao động sáng tạo.

Bên cạnh đó trong những năm qua hiện tượng “Thương mại hoá” hoạt động giáo dục có chiều hướng gia tăng trong xã hội, tình trạng này làm mất lòng tin của phụ huynh, học sinh đối với ngành giáo dục và đào tạo. Hiện tượng dạy thêm, học thêm diễn ra một cách tràn lan, khó kiểm soát. Không thể phủ nhận những đóng góp của những lớp học thêm này trong việc thoả mãn nhu cầu của học sinh, nhưng lối “tiền trao cháo múc” trong hoạt động dạy - học làm xói mòn nhân cách của người thầy, làm đảo lộn cả truyền thống tôn sư trọng đạo hàng ngàn năm của dân tộc.

Tình trạng này làm cho học sinh rất băn khoăn và cảm thấy mâu thuẫn giữa những lời thầy giảng, những lý luận đạo đức tốt đẹp của giáo viên với hiện thực trong cuộc sống. Chính khoảng cách này đã làm cho niềm tin, tình cảm của các em bị dằn vặt. Đây là một thử thách rất lớn khó vượt qua đối với các em nếu như việc giảng dạy, giáo dục, xây dựng lối sống, đạo đức của giáo viên trong nhà trường không phù hợp, không thấu tình đạt lý.

Bảng 5. Điều tra về quan niệm sống của học sinh

TT Quan niệm sống %

1 Quan tâm đến việc của cả cá nhân và xã hội 65.01 2 Quan tâm đến công việc của cá nhân mình 15,20 3 Hành động theo sở thích của từng cá nhân 9,00 4 Không thấy có lợi gì khi phải quan tâm đến người khác 10,79

(Báo cáo tổng kết công tác giáo dục chính trị, tư tưởng năm học 2012 -2013 của Đoàn các Trường THPT thị xã Cửa Lò)

Trong nhà trường phổ thông hiện nay còn có sự tách rời giữa giảng dạy trí dục và giáo dục đạo đức.

Phần đông giáo viên chỉ quan tâm tới việc truyền thụ tri thức, hình thành kỹ năng môn học cho học sinh mà ít quan tâm và không đủ điều kiện để quan tâm tới việc xây dựng lối sống văn hóa cho học sinh, coi việc xây dựng lối sống văn hóa là nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm, của Đoàn trường và giáo viên Giáo dục công dân. Điều này làm cho môi trường giáo dục cho học sinh chưa có sự thống nhất, gây trở ngại cho quá trình xây dựng và hình thành lối sống văn hóa cho học sinh.

Giáo viên môn Giáo dục công dân có chức năng và vị trí đặc biệt quan trọng trong xây dựng lối sống văn hóa ở trường THPT, nhưng do số lượng giáo viên chỉ có 3 giáo viên phải đảm nhận nhiều lớp với khối lượng kiến thức nhiều, thực tiễn lịch sử xã hội nhiều lúc cản trở đến việc hình thành niềm tin, lý tưởng ở học sinh.

Sau khi đưa ra câu hỏi: Thầy, cô có quan tâm đến công tác xây dựng lối sống văn hóa cho học sinh trong quá trình giảng dạy hay không? Chúng tôi thu được kết quả như sau: (Số lượng người được hỏi là 90)

Rất quan tâm: 35 (39,6%)

Quan tâm: 25 (25,5%)

Không có điều kiện để quan tâm: 28 (32,5%) Không quan tâm: 2 (2.3%)

(Điều tra tại các Trường THPT thị xã Cửa Lò 2012)

Bên cạnh đó phương pháp của giáo viên trong trường THPT hiện nay còn nhiều vấn đề phải bàn. Giáo viên chưa thực sự chú ý đến việc cải tiến, đổi mới phương pháp giảng dạy, nhiều tiết học còn khô khan, chưa lôi cuốn thu hút được sự chú ý của học sinh vào bài giảng, làm cho các em không thực sự coi nhà trường và lớp học là điểm tựa trong việc bồi dưỡng, nâng cao về trình độ và rèn luyện nhân cách.

Về phía nhà trường: Công tác xây dựng lối sống văn hóa cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức, không đầu tư thoả đáng cho những hoạt động ngoại khoá, tham gia sinh hoạt tập thể, thậm chí còn xem nhẹ môn Giáo dục công dân. Vì vậy cũng ảnh hưởng đến quá trình xây dựng lối sống văn hóa cho học sinh trong nhà trường.

Bảng 6. Điều tra thái độ của học sinh khi tham gia các hoạt động tập thể Hào hứng, tự nguyện (%) Thụ động (%) Không muốn tham gia (%)

1. Tham gia các hoạt động xã hội

từ thiện 63.5 21.3 15.2

2. Tham gia phong trào Thanh

niên tình nguyện 60.8 21.3 17.9

3. Sinh hoạt văn nghệ, thể dục

thể thao ở trường 59.2 24.7 16.1

4. Sinh hoạt Đoàn 54.3 31.0 14.7

5. Phong trào xây dựng trường học. 47.9 31.4 20.7

(Báo cáo tổng kết công tác Đoàn năm học 2012 - 2013 của Đoàn các Trường THPT thị xã Cửa Lò)

Số liệu trên cho thấy đa số học sinh có thái độ hào hứng khi tham gia các hoạt động tập thể do nhà trường tổ chức. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận nhỏ học sinh tham gia các phong trào còn thụ động hoặc không thích tham gia. Một bộ phận học sinh cho rằng sinh hoạt Đoàn còn mang nặng hình thức, đơn điệu về nội dung, nghèo nàn về hình thức. Vì vậy, việc đưa học sinh vào các sinh hoạt tập thể, sinh hoạt Đoàn sẽ gặp nhiều khó khăn từ đó ảnh hưởng tới công tác xây dựng lối sống văn hóa cho học sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.2. Đánh giá kết quả về xây dựng lối sống văn hóa của học sinh THPT trên địa bàn thị xã Cửa Lò

2.3.2.1. Những kết quả đạt được từ việc xây dựng lối sống văn hóa cho học sinh THPT trên địa bàn thị xã Cửa Lò

Về phía học sinh, có chiều hướng phát triển tốt về mặt tình cảm đạo đức, các em rèn luyện được kỹ năng giao tiếp, tự nhận thức đúng sai, tự hiểu và vận dụng được một số kiến thức pháp luật trong cuộc sống hàng ngày, không có học sinh vi phạm nghiêm trọng về lối sống cũng như về mặt đạo đức. Hầu hết các em có lối sống lành mạnh, có tư cách đạo đức tốt, sống trung thực, có tinh thần hiếu học, có tinh thần đoàn kết, tin tưởng vào đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Những kết quả đạt được từ việc xây dựng lối sống văn hóa được thể hiện ở việc chuyển biến tích cực về nhận thức cũng như thái độ và các hành vi lối sống, đạo đức và ứng xử trong cuộc sống của mỗi học sinh.

Để tìm hiểu về tình hình nhận thức về xây dựng lối sống văn hóa của học sinh, chúng tôi đã điều tra bằng phiếu với 500 học sinh của 2 trường THPT thị xã Cửa Lò. Câu hỏi: Em hãy cho biết ý kiến của mình về các phẩm chất đạo đức cần giáo dục để xây dựng lối sống văn hóa cho học sinh hiện nay?

Bảng 7: Nhận thức của học sinh về các phẩm chất đạo đức cần giáo dục, rèn luyện hiện nay

TT Các phẩm chất Mức độ Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng 1 Lập trường chính trị 313 167 20

Một phần của tài liệu Xây dựng lối sống văn hóa cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thị xã Cửa Lò trong giai đoạn hiện nay (Trang 55 - 92)