1.1.1 .Khái niệm lối sống
2.2. Các yếu tố tác động tới việc xây dựng lối sống văn hóa cho học sinh THPT
2.2.2. Yếu tố gia đình
Trước hết là nguyên nhân từ phía gia đình, “gia đình chính là một phần tử của xã hội, gia đình mà tốt đẹp thì xã hội mới tốt đẹp được”. Thế mà gia đình trong xã hội ta ngày nay có những “lỗ hổng” rất lớn, hầu như người nào sống biết người đó: cha có việc cha, mẹ có việc mẹ, ai cũng vật lộn với cuộc sống, với đồng tiền. Sau giờ làm, cha bận “tiếp khách” ở quán nhậu, mẹ bận việc nhà, thế là cha mẹ không có thời gian dành cho con cái, bữa cơm gia đình thường không đủ mặt, chưa kể cha mẹ còn xích mích cãi vã, thế là sự quan tâm của cha mẹ chỉ là tiền cho con đi học và những lời khuyên chỉ là quở trách và la mắng. Dần dà con cái không biết nương tựa vào ai, không biết tâm sự cùng ai. Một số sẽ sinh ra cách sống đơn độc, nhút nhát, khó gần, số khác sẽ tụ tập với những kẻ cùng “tâm trạng” để quậy phá xưng hùng, xưng bá, sống bất cần đời. Và để lấy “số má” với bạn bè, chúng sẽ làm bất cứ thứ gì, chơi bất cứ thứ gì để thể hiện “đẳng cấp”.
Gia đình là tế bào của xã hội. Lối sống, đạo đức gia đình luôn gắn liền với lối sống, đạo đức xã hội, gia đình có ảnh hưởng sâu sắc, trực tiếp đến con cháu mình. Đó chính là cái nôi của sự sinh thành và phát triển nhân cách trẻ thơ. Trình độ văn hóa, lối sống, phương pháp giáo dục gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách của trẻ. Kết quả điều tra cho thấy, phần lớn những học sinh vi phạm những chuẩn mực về lối sống, đạo đức thường là con cái của những gia đình có hoàn cảnh như: Có khó khăn về kinh tế, dẫn đến bố mẹ không có điều kiện quan tâm đến việc học hành của con cái; hoặc có điều kiện kinh tế dư dật, do đó nuông chiều, đáp ứng mọi nhu cầu vật chất mà ít quan tâm đến đời sống tinh thần của con cái; bố mẹ lăn lộn với cơ chế thị trường để làm giàu, khoán trắng việc dạy dỗ con cái cho nhà trường; vợ chồng sống không hạnh phúc, các mối quan hệ trong gia đình thiếu chuẩn mực, vợ chồng - con cái cãi nhau, thậm chí đánh lộn nhau; bố mẹ ly hôn, có thành viên của gia đình sa vào các hiện tượng: nghiện hút, rượu chè bê tha, cờ bạc; bố mẹ
thiếu sự hiểu biết về tâm sinh lý lứa tuổi, thiếu kiến thức về giáo dục và chăm sóc con cái.
Đồng thời, với đặc trưng của thị xã Cửa Lò là một miền đất du lịch, do vậy một số bậc phụ huynh bậc với công việc buôn bán, dịch vụ không có thời gian bên cạnh để giáo dục và quan tâm con cái, để con cái phát triển tự do, việc giáo dục phó mặc cho nhà trường và thầy cô. Cho nên tình trạng nhiều học sinh bỏ học vô lý do, chơi game, sa vào các tệ nạn xã hội mà Bố Mẹ không hề hay biết.
Mặt khác nhiều cha mẹ do nhận thức lệch lạc, không có tri thức về giáo dục con cái; sự quan tâm, nuông chiều thái quá trong việc nuôi dạy; sử dụng quyền uy của cha mẹ một cách cực đoan; tấm gương phản diện của cha mẹ, người thân; có hoàn cảnh éo le hoặc hay sử dụng bằng vũ lực, đã tác động không nhỏ đến sự hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh.