Yếu tố tâm sinh lý

Một phần của tài liệu Xây dựng lối sống văn hóa cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thị xã Cửa Lò trong giai đoạn hiện nay (Trang 49 - 51)

1.1.1 .Khái niệm lối sống

2.2. Các yếu tố tác động tới việc xây dựng lối sống văn hóa cho học sinh THPT

2.2.1. Yếu tố tâm sinh lý

Tuổi học sinh THPT là lứa tuổi tiếp sau tuổi học sinh THCS. Học sinh THPT thuộc lứa tuổi thanh niên, tức ở giai đoạn từ 14 - 18 tuổi. Ở lứa tuổi này đã hình thành mạnh mẽ năng lực tự ý thức và nhu cầu tự giáo dục. Vì vậy đây cũng là yếu tố chi phối tới việc xây dựng lối sống văn hóa cho học sinh THPT. Trong quá trình hình thành nhân cách, học sinh phải tự tu dưỡng giáo dục bản thân. Sự hình thành và phát triển lối sống văn hóa của mỗi con người là một quá trình phức tạp, lâu dài, cũng phải trải qua bao khó khăn, gian truân trong cuộc sống mới đến thành công. Vì vậy học sinh THPT từ chỗ là đối tượng của giáo dục dần dần trở thành chủ thể giáo dục tu dưỡng, rèn luyện, tự hoàn thiện nhân cách lối sống. Học sinh THPT phải tích cực phấn đấu tu dưỡng thì quá trình xây dựng lối sống văn hóa mới có hiệu quả.

Các em đã qua tuổi thiếu niên nhưng lại chưa phải là người lớn, những định hướng giá trị đã được các em đánh giá không chỉ bằng cảm tính mà đã có sự tham gia của lý trí. Mặc dù chưa có sự chín chắn nhưng cũng không còn bồng bột như học sinh THCS nữa, các em đã có đủ trình độ để dễ dàng nhận ra

sự không thống nhất giữa lời nói và việc làm của nhà giáo dục. Khi đó tác hại của nó đối với quá trình giáo dục là khôn lường, thậm chí là phản giáo dục.

Đó là những biến đổi tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THPT, do đặc điểm tâm sinh lý tuổi dậy thì, tính cách của các em chưa bền vững, không ổn định, khả năng làm chủ bản thân “sức đề kháng” bản lĩnh còn yếu trước những tác động tiêu cực của môi trường bên ngoài. Cho nên dễ phát sinh mặc cảm, sự bồng bột, cả tin. Điều này tạo cơ hội cho những hiện tượng tiêu cực trong xã hội thâm nhập vào tư tưởng, tình cảm của các em.

Học sinh THPT luôn muốn tự khẳng định mình. Đây là một xu hướng ngày càng phát triển, thể hiện tính tự lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thanh niên, học sinh hiện nay. Tuy nhiên, mặt hạn chế của nó là do thiếu kinh nghiệm sống cho nên xu hướng này thường bị tác động xấu của cơ chế thị trường, các em lại đua đòi thực hiện những hành vi sai lệch làm trái với thuần phong mỹ tục, cho đó là những hành vi để khẳng định mình. Chính để khẳng định mình nên hầu hết các em đều rất cố gắng trong công việc nhất là học tập và phát huy năng lực của mình để đạt hiệu quả cao nhất, đây là yếu tố tích cực cần phải phát huy. Tuy nhiên, nếu tự khẳng định mình quá thì các em dễ đề cao cái tôi cá nhân, từ đó rơi vào tình trạng tự ái, thiếu khả năng kiềm chế trước những lời nhận xét của người khác.

Trong xu thế công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, học sinh có điều kiện có thể mở rộng kiến thức, nâng cao trình độ học vấn, tiếp nhận thông tin đa chiều, nhưng nếu quá trình này diễn ra một cách tự phát mà không có sự hướng dẫn, giáo dục thì các em sẽ có xu hướng ngoại, coi yếu tố kỹ thuật, kinh tế, hiện đại mà xem thường những giá trị nhân văn, giá trị truyền thống đạo đức, thậm chí còn chịu ảnh hưởng của những hành vi phản văn hóa như bạo lực, kích dục, sống gấp.

Một phần của tài liệu Xây dựng lối sống văn hóa cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thị xã Cửa Lò trong giai đoạn hiện nay (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w