Từ nhiều góc độ và bằng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau,các khía cạnh của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đã được soi tỏ thấu đáo như chủnghĩa yêu nước, tư tưởng nhân nghĩa, tư tưở
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS BIỆN MINH ĐIỀN
Trang 3NGHỆ AN - 2012
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU Trang
1 Lý do chọn đề tài 5
2 Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài 6
3 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 6
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 11
5 Phương pháp nghiên cứu 12
6 Đóng góp và cấu trúc của luận văn 12
Chương 1 TRUYỆN NÔM NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRÊN HÀNH TRÌNH CỦA THỂ LOẠI TRUYỆN NÔM 1.1 Hành trình của thể loại truyện Nôm trong lịch sử văn học dân tộc 13
1.1.1 Vấn đề xác định khái niệm và phân loại truyện Nôm 13
1.1.1.1 Vấn đề xác định khái niệm truyện Nôm 13
1.1.1.2 Vấn đề phân loại truyện Nôm 17
1.1.2 Hành trình của thể loại truyện Nôm 23
1.1.2.1 Văn học chữ Nôm và thể loại truyện Nôm 23
1.1.2.2 Truyện Nôm, giai đoạn hình thành 25
1.1.2.3 Truyện Nôm, giai đoạn phát triển 39
1.1.2.4 Truyện Nôm, giai đoạn kết thúc 30
1.2 Vị trí truyện Nôm Nguyễn Đình Chiểu trong lịch sử thể loại truyện Nôm 30 1.2.1 Thể loại truyện Nôm trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu 30 1.2.2 Lục Vân Tiên, Dương Từ Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp và bước ngoặt của thể loại truyện Nôm trong lịch sử văn học dân tộc 32
Trang 4Chương 2 NGUỒN TỰ SỰ VÀ DIỄN BIẾN CỦA CỐT TRUYỆN
TRUYỆN NÔM NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
2.1 Nguồn tự sự của truyện Nôm Nguyễn Đình Chiểu 34
2.1.1 Một cái nhìn chung về nguồn tự sự trong truyện Nôm 34
2.1.2 Nguồn tự sự của Lục Vân Tiên 35
2.1.3 Nguồn tự sự của Dương Từ - Hà Mậu 40
2.1.4 Nguồn tự sự của Ngư Tiều y thuật vấn đáp 41
2.2 Diễn biến của cốt truyện truyện Nôm Nguyễn Đình Chiểu 44
2.2.1 Diễn biến của cốt truyện Lục Vân Tiên 44
2.2.2 Diễn biến của cốt truyện Dương Từ - Hà Mậu 47
2.2.3 Diễn biến của cốt truyện Ngư Tiều y thuật vấn đáp 54
2.3 Truyền thống và cách tân trong sáng tạo cốt truyện của truyện Nôm Nguyễn Đình Chiểu 58
2.3.1 Những tiếp thu của Nguyễn Đình Chiểu từ truyện Nôm truyền thống 58 2.3.2 Những cách tân trong cốt truyện của truyện Nôm Nguyễn Đình Chiểu 63 2.3.3 Vai trò, ý nghĩa xã hội – thẩm mỹ của truyện Nôm Nguyễn Đình Chiểu 70 Chương 3 LOẠI HÌNH CỐT TRUYỆN VÀ NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN TRUYỆN NÔM CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU 3.1 Kiểu cốt truyện xoay quanh cuộc tình của đôi trai tài gái sắc (Lục Vân Tiên) 73 3.1.1 Mô hình 73
3.1.2 Nghệ thuật tạo dựng tình huống, xung đột, sự kiện, nhân vật 75
3.1.3 Thể lục bát và kiểu “hát nói”, “truyện kể” của Lục Vân Tiên 89
3.2 Kiểu cốt truyện “men theo” hành trình tìm kiếm chính đạo của nhân vật
Trang 5(Dương Từ - Hà Mậu) 91
3.2.1 Mô hình 913.2.2 Nghệ thuật tạo dựng tình huống, xung đột, 92
3.2.3 Hình thức thể loại và nghệ thuật kể chuyện của Dương Từ - Hà Mậu 98
3.3 Kiểu cốt truyện hình thức vấn đáp (Ngư Tiều y thuật vấn đáp) 99
3.3.1 Mô hình 993.3.2 Nghệ thuật tạo dựng tình huống, xung đột, sự kiện, nhân vật 100
3.3.3 Hình thức thể loại và nghệ thuật kể chuyện của Ngư Tiều y thuật vấn đáp 109
KẾTLUẬN 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO 115
Trang 6
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Truyện Nôm (gọi đầy đủ là truyện thơ Nôm) là một thể loại văn học dân
tộc độc đáo - độc đáo trên cả ba phương diện chức năng, nội dung và thi pháp thểloại; có ý nghĩa và giá trị xã hội – thẩm mỹ sâu sắc, rộng lớn Ðây là thể loại tự sựbằng thơ dài (trường thiên) – một thể loại cơ bản, có vai trò, vị trí quan trọng trongvăn học Việt Nam thời trung đại, có khả năng phản ánh hiện thực với một phạm vitương đối rộng Có thể xem truyện Nôm như một kiểu tiểu thuyết bằng thơ, đượcviết bằng chữ Nôm (phần lớn được viết theo thể lục bát - thể thơ thuần Việt, quenthuộc nhất với quần chúng nhân dân)
Truyện Nôm chiếm một số lượng khá lớn trong văn học Việt Nam thời trungđại Thời gian tồn tại lâu dài của thể loại này và lòng hâm mộ của quần chúng nhiềuthế hệ đối với nó là bằng chứng khẳng định giá trị và sức sống hùng hồn của truyệnNôm Tìm hiểu và nghiên cứu truyện Nôm còn là công việc lâu dài của giới nghiêncứu
1.2 Nguyễn Đình Chiểu – một tác gia, nhà thơ lớn, có đóng góp khó có thể
thay thế cho lịch sử văn học dân tộc Nếu như thơ Đường luật, văn tế, hịch củaNguyễn Đình Chiểu là khúc ca hùng tráng của phong trào yêu nước chống thực dânPháp xâm lược ngay từ những ngày đầu chúng đặt gót giày xâm lược lên đất nước
ta, thì các truyện Nôm của ông là những bài ca ca ngợi chính nghĩa, ca ngợi đạo lý ởđời, đồng thời đây cũng là những bài ca ngợi lý tưởng yêu nước
Với truyện Nôm, Nguyễn Đình Chiểu vừa đi trên con đường của truyền thốngvừa đưa thể loại này phát triển theo một hướng khác với truyền thống Có thể thấydấu ấn cá nhân của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện trên nhiều phương diện của thể loạitruyện Nôm, nhưng rõ nhất và cũng độc đáo nhất là ở cốt truyện Nghiên cứu đặc
Trang 7trưng nghệ thuật của truyện Nôm Nguyễn Đình Chiểu từ phương diện cốt truyện làvấn đề thực sự có nghĩa khoa học.
1.3 Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu nói chung, truyện Nôm của ông nói riêng
không chỉ có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc mà còn có vị trí quantrọng trong chương trình văn học ở học đường Nghiên cứu đặc trưng nghệ thuậttruyện Nôm Nguyễn Đình Chiểu – nhìn từ cốt truyện, luận văn còn có ý nghĩa giúpcho việc dạy – học tác phẩm truyện Nôm của nhà thơ trong nhà trường được tốthơn, trước hết là đối với người thực hiện luận văn
2 Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Đặc trưng nghệ thuật truyện Nôm
Nguyễn Đình Chiểu nhìn từ cốt truyện.
2.2 Giới hạn của đề tài
Đề tài bao quát toàn bộ truyện Nôm của Nguyễn Đình Chiểu (3 tác phẩm: Lục
Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp).
Văn bản dùng để khảo sát luận văn dựa vào cuốn: Nguyễn Đình Chiểu toàn tập
(2 tập), Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1982 Ngoài ra, luận văncòn tham khảo thêm một số bản khác
3 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
3.1 Lịch sử nghiên cứu về Nguyễn Đình Chiểu nói chung và truyện Nôm
của ông nói riêng
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn, một danh nhân văn hóa của dân tộc.Cuộc đời, con người và sự nghiệp cứu nước, sự nghiệp thơ văn của ông đã cuốn hút,làm say mê bao thế hệ người Việt và cả người nước ngoài, gần suốt hai thế kỷ
Căn cứ vào thư mục và tư liệu về Nguyễn Đình Chiểu in trong tập Mấy vấn đề
về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu (Viện Văn học, Nxb Khoa học Xã hội,
1969) [52] thì trước cách mạng tháng Tám có 24 bài báo và công trình viết về
Trang 8Nguyễn Đình Chiểu Ngoài ra còn có nhiều tiểu luận, bài tựa, in vào đầu các tácphẩm của ông.
50 năm sau ngày mất của ông, Phan Văn Hùm là người Việt Nam đầu tiênđứng ở góc độ khoa học văn học, thử lý giải mối quan hệ giữa sáng tác của NguyễnĐình Chiểu với cuộc đời của ông Những tư liệu quý về thân thế và tâm sự của nhàthơ được trình bày khá tỉ mỉ, trong đó có nhiều chi tiết Phan Văn Hùm có được, doNguyễn Đình Chiêm, con trai Đồ Chiểu cung cấp Là một người Tây học, thức thời,
có nghiên cứu về chủ nghĩa duy vật biện chứng, lại mở rộng giao du với nhữngngười cấp tiến, tả khuynh, khi đứng trên lập trường của chủ nghĩa dân tộc và tinhthần yêu nước, Phan Văn Hùm đã biết trân trọng di sản tinh thần của ông cha, nhìnthấy tác phẩm của Đồ Chiểu là sự ký thác đầy tâm huyết của một nhân cách nhà nholớn, vượt lên cái không thuận của hoàn cảnh riêng tư, chú mục, thao thức, trăn trở
về những vấn đề trọng đại của vận mệnh đất nước Nỗi lòng Đồ Chiểu, chuyên luận
của Phan Văn Hùm, tuy không đồ sộ, nhưng đã cắm một cái mốc theo định hướngđúng, nhiều triển vọng trong lịch sử nghiên cứu về Nguyễn Đình Chiểu cả về tưtưởng học thuật cũng như về phương pháp văn bản học
Năm 1963, trong dịp kỷ niệm 75 năm ngày mất Nguyễn Đình Chiểu, Thủtướng Phạm Văn Đồng đã công bố một bài báo nổi tiếng khẳng định vị trí cao quýcủa Nguyễn Đình Chiểu và giá trị đích thực của thơ văn ông Lưu ý hoàn cảnh sángtác đặc biệt của nhà thơ mù và bối cảnh xã hội Việt Nam phong kiến chống trả sựxâm lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây, Phạm Văn Đồng tìm thấy ở cuộc đời
và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu “một tấm gương sáng, nêu cao địa vị và tác dụngcủa văn học, nghệ thuật, nêu cao sứ mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa,
tư tưởng”
Cũng trong thời gian này, sau dịp kỷ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình
Chiểu, Viện Văn học đã biên soạn kỷ yếu Mấy vấn đề về cuộc đời và thơ văn
Nguyễn Đình Chiểu (Nxb Khoa học, 1964) và Một số tư liệu về cuộc đời và thơ văn
Trang 9Nguyễn Đình Chiểu (Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1965) Hai tập sách quý này,
lần đầu tiên giới thiệu rộng rãi trong và ngoài nước những tài liệu, kết quả nghiêncứu tiêu biểu, thể hiện nỗ lực của những nhà nghiên cứu quan tâm đến con người vàtác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu từ lúc còn là người đương thời với nhà thơ đếnnhững thế hệ sau này
Tháng 7 năm 1972, lần thứ hai Đảng và Nhà nước ta ra chỉ thị kỷ niệm 150năm ngày sinh của nhà thơ Dịp này, đã có khá nhiều bài viết, nghiên cứu tranh luận
về Nguyễn Đình Chiểu, đáng chú ý là cuốn Nguyễn Đình Chiểu tấm gương yêu
nước và lao động nghệ thuật do nhà xuất bản Khoa học Xã hội ấn hành đã đáp ứng
đòi hỏi của công chúng rộng rãi trong và ngoài nước Với gần 30 tiểu luận của nhiều
vị lãnh đạo, nhiều nhà nghiên cứu văn học, sử học, triết học, y học, có nhiều ý kiếnkhá sâu sắc về Nguyễn Đình Chiểu được trình bày Tập sách trang trọng mở đầu
bằng bài viết của Thủ tướng Phạm Văn Đồng với tựa đề “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi
sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” Các bài viết trong tập kỷ yếu này phần lớn
đã được in trên các tạp chí và có sửa chữa tu chỉnh lại
Đến năm 1982, sau khi đất nước đã thống nhất, nhân kỷ niệm 160 năm ngàysinh của nhà thơ, Hội nghị khoa học quốc gia về Nguyễn Đình Chiểu đã được tổchức khá quy mô tại tỉnh Bến Tre, nơi nhà thơ đã sống hơn 25 năm cuối đời và annghỉ tại đó Trên 200 nhà nghiên cứu, nhà giáo, nhà hoạt động văn hóa xã hội từ cácViện nghiên cứu, các trường Đại học, Cao đẳng, các cơ quan văn hóa văn nghệtrong cả nước đã về dự Hàng trăm bài tham luận đã được tập hợp gửi đến trong đóchủ yếu gồm những bài viết đã tham gia các hội thảo khoa học ở các cơ sở nghiêncứu, giảng dạy trước đó không lâu
Nối tiếp những nỗ lực của Phan Văn Hùm và Nhượng Tống, khảo sát đối chiếu
để đi tới một văn bản gần với bản gốc hồi sinh thời của tác giả, nhóm Ca Văn Thỉnh– Nguyễn Sĩ Lâm – Nguyễn Thạch Giang đã cố gắng biên khảo, chú giải và cho ra
mắt Nguyễn Đình Chiểu toàn tập (tập I vào năm 1980, tập II năm 1982)[44] Đây là
Trang 10bộ sách đã có nhiều cố gắng trong việc trình bày văn bản theo những yêu cầu củakhoa văn bản học, đã phần nào đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu hiện naytrong các trường Đại học, các Viện nghiên cứu.
Gần đây tác giả Nguyễn Ngọc Thiện đã tuyển chọn và giới thiệu Nguyễn Đình
Chiểu về tác gia và tác phẩm [11] Một tập hợp khá đầy đủ và có chọn lọc những
bài nghiên cứu, phê bình, tiểu luận về nhiều vấn đề trong toàn bộ sáng tác củaNguyễn Đình Chiểu
Từ những công trình tiêu biểu nói trên cũng như một số chuyên luận khảo cứu,chúng ta thấy việc nghiên cứu Nguyễn Đình Chiểu đã ngày càng được mở rộng vàđào sâu trên cơ sở đã được thẩm định kỹ càng Ngoài những bài tiếp tục nhìn nhậntồng quát về cuộc đời và thơ văn ông, đã có thêm nhiều bài bình luận sâu về các tácphẩm của ông Từ nhiều góc độ và bằng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau,các khía cạnh của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đã được soi tỏ thấu đáo như chủnghĩa yêu nước, tư tưởng nhân nghĩa, tư tưởng Nho giáo, đạo làm người, tính nhândân và tư tưởng dân chủ, chủ nghĩa anh hùng, tư tưởng triết học, giá trị nghệ thuậtthơ văn, ngôn ngữ nghệ thuật… Tuy vậy, lâu nay khi nghiên cứu tìm hiểu vềNguyễn Đình Chiểu đặc biệt là trong sáng tác truyện Nôm của ông thì vấn đề tìmhiểu đặc trưng nghệ thuật truyện Nôm Nguyễn Đình Chiểu nhìn từ cốt truyện là vấn
đề còn mới mẽ và có ý nghĩa quan trọng chưa được quan tâm nghiên cứu
3.2 Lịch sử nghiên cứu nguồn tự sự hay là cốt truyện truyện Nôm Nguyễn
Đình Chiểu
Về nguồn tự sự hay là cốt truyện của truyện Nôm Nguyễn Đình Chiểu, đã có
một số ý kiến bàn đến, nhất là đối với truyện Lục Vân Tiên Hoàng Ngọc Phách, Lê Trí Viễn và Vũ Đình Liên từng thử bàn về nguồn gốc Lục Vân Tiên: “Cứ theo Nguyễn Đình Chiểu, thì Lục Vân Tiên nguồn gốc ở một cuốn tiểu thuyết Trung Quốc nhan đề là truyện Tây Minh… Nhưng truyện Tây Minh thì đến nay vẫn chưa
biết là có hay không vì những bảng kê tác phẩm trong các sách Văn học Trung
Trang 11Quốc không thấy chỗ nào nói đến Cũng có thể là chẳng có cuốn Tây Minh nào cả
và cốt truyện Lục Vân Tiên là do tác giả dựa vào thân thế mình và những hiểu biết
của mình về truyện Nôm của ta và các tiểu thuyết Trung Quốc mà sáng tạo ra”…
Nhiều nhà nghiên cứu khác, tiêu biểu như Trần Nghĩa từng đặt vấn đề: Truyện Tây
Minh là gì? Ông còn dẫn ý Trần Nguyên Hanh cho rằng “Tây Minh” là tên một tủ
sách của Tô Đông Pha đời Tống Truyện TÂY MINH có nghĩa là một cuốn truyện lấy ra từ trong ấy Abel des Michels thì cho rằng Tây Minh ở đây không phải tên
một tủ sách, mà tên một triều đại do Nguyễn Đình Chiểu tưởng tượng ra Và TruyệnTây Minh, có nghĩa là một câu chuyện xảy ra trong triều đại tương tự đó Có lẽ Mi-
Sen liên tưởng đến “rằng trong Gia Tỉnh Triều Minh” trong truyện Kiều cũng nên.
Giải thích khác hẳn nhau như vậy,vì ông Hạnh cho “Minh”(chữ Hán) nghĩa là
“Khắc”, còn Mi-Sen thì bảo “Minh” là “Sáng” Rút cục, đó cũng chỉ là phỏng đoán
Theo E Bojot - người dịch Lục Vân Tiên ra tiếng Pháp: Nhân khi nhàn rỗi,
Nguyễn Đình Chiểu có nhờ người ta đọc cho nghe một cuốn tiểu thuyết Trung Quốc
tên là truyện Tây Minh Vì thấy câu chuyện ấy có nhiều đoạn giống với cuộc đời
mình, nên Nguyễn Đình Chiểu đã mượn đề tài đó để sáng tác ra tập thơ Nôm, lấy
tên là Lục Vân Tiên [51, 185].
Tác giả Nguyễn Mạnh Hùng (Trường Đại học Hồng Bàng TP.HCM) đã có một
bài viết khá công phu làm rõ nguồn tự sự của truyện Lục Vân Tiên Ông cho biết:
“Gần hai chục năm về trước, vừa hoạt động vừa tranh thủ tự học trong điều kiệnsống lẩn tránh mọi sự kìm kẹp của Mỹ Ngụy, tôi có dịp đi tìm đọc kho sách chữ
Hán Trong bộ Trương Tử Toàn thư thuộc Tứ bộ yếu, có bài Tây Minh và Đông
Minh của Trương Tái Bài Tây Minh có 252 chữ Bài Đông Minh có 91 chữ Tây Minh cũng như Đông Minh không phải là một sáng tác mới mà chỉ là những bài
Trương Tái tóm lược và diễn giảng những điều ông tâm đắc về triết lý nhân sinh củađạo Nho, những nguyên lý đạo đức của thánh hiền mà ông học được và đem truyền
thụ theo cách hiểu của mình cho học trò Tây Minh không phải là truyện như chữ
Trang 12truyện ta thường dùng xưa nay Cụ Đồ đã dùng từ truyện theo đúng nghĩa cổ của nó,
và từ minh cũng vậy Minh (Kim + danh) là một thể văn ngắn gọn ghi tóm tắt nộidung chính một số vấn đề cần học thuộc lòng Nguyễn Đình Chiểu đọc và tâm đắc
hai bài Tây Minh và Đông Minh từ khi chuẩn bị thi đình hay trước nữa, chứ đâu phải đợi tới khi sáng tác Lục Vân Tiên mới "trước đèn xem truyện Tây Minh" Cách nhập đề như truyện Lục Vân Tiên vẫn thường là một thủ pháp cổ điển chứa hầu hết
các truyện Nôm thời xưa (ngay cả truyện Tàu cũng vậy): mấy câu mở đầu đã toátlên phần lớn triết lý và tóm lược nội dung cốt truyện
Căn cứ vào nội dung nguyên bản Tây Minh, Đông Minh đem so sánh với nội dung tư tưởng truyện Lục Vân Tiên thì có thể đi tới một kết luận: Tây Minh là nền tảng tư tưởng triết học của Lục Vân Tiên, của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu Sau khi
lý giải thế nào là truyện, thế nào là Tây Minh, ta có thể đi tới một kết luận khác, hoàn toàn có căn cứ: Câu chuyện Lục Vân Tiên là do Nguyễn Đình Chiểu hoàn toàn
sáng tạo ra, chứ không hề vay mượn ở một cốt truyện nào sẵn có Nguyễn Đình
Chiểu đã cảm hứng bài Tây Minh, một đỉnh cao tư tưởng triết học Nho giáo, mà tự sáng tác ra truyện Lục Vân Tiên để nói rõ thân thế và lý tưởng cuộc đời mình trước
thời cuộc”
Truyện Dương Từ Hà Mậu và truyện Ngư Tiều y thuật vấn đáp, đặc biệt là truyện Dương Từ Hà Mậu ít người biết hơn Có lẽ vì thế mà dường như chưa có
công trình nghiên cứu nào bàn nhiều về nguồn tự sự hay cốt truyện của hai tác phẩm
này Người ta chủ yếu chỉ nói về vấn đề tôn giáo (đối với Dương Từ Hà Mậu) hoặc
vấn đề y học Đông phương (đối với Ngư Tiều y thuật vấn đáp)
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Qua khảo sát cốt truyện các tác phẩm Lục Vân Tiên, Dương Từ Hà Mậu và
Ngư Tiều y thuật vấn đáp, luận văn nhằm xác định đặc trưng nghệ thuật truyện Nôm
của Nguyễn Đình Chiểu nhìn từ phương diện cốt truyện
Trang 134.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
4.2.1 Đưa ra một cái nhìn tổng quát về truyện Nôm của Nguyễn Đình Chiểutrên hành trình vận động của thể loại truyện Nôm trong lịch sử văn học dân tộc.4.2.2 Đi sâu khảo sát, phân tích, xác định đặc trưng nguồn tự sự tạo nên cốttruyện truyện Nôm của Nguyễn Đình Chiểu
4.2.3 Đi sâu khảo sát, phân tích, xác định nghệ thuật tổ chức cốt truyện truyệnNôm của Nguyễn Đình Chiểu
Cuối cùng rút ra một số kết luận về đặc trưng cốt truyện truyện Nôm củaNguyễn Đình Chiểu
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó có cácphương pháp chính: phương pháp thống kê - phân loại, phương pháp phân tích -tổng hợp, phương pháp so sánh - loại hình, phương pháp cấu trúc - hệ thống…
6 Đóng góp và cấu trúc của luận văn
6.1 Đóng góp của luận văn
- Luận văn là công trình tập trung tìm hiểu đặc trưng cốt truyện truyện NômNguyễn Đình Chiểu với một cái nhìn tập trung và mang tính hệ thống
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc tìmhiểu và nghiên cứu truyện Nôm của Nguyễn Đình Chiểu
6.2 Cấu trúc của luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Truyện Nôm Nguyễn Đình Chiểu trên hành trình của thể loại
truyện Nôm trong lịch sử văn học dân tộc
Chương 2: Nguồn tự sự và cốt truyện truyện Nôm của Nguyễn Đình Chiểu Chương 3: Nghệ thuật tổ chức cốt truyện truyện Nôm của Nguyễn Đình Chiểu
Trang 14Chương 1
TRUYỆN NÔM NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRÊN HÀNH TRÌNH CỦA THỂ LOẠI TRUYỆN NÔM 1.1 Hành trình của thể loại truyện Nôm trong lịch sử văn học dân tộc
1.1.1 Vấn đề xác định khái niệm và phân loại truyện Nôm
1.1.1.1 Vấn đề xác định khái niệm truyện Nôm
Trong lịch sử văn học dân tộc, truyện Nôm (hay còn gọi là truyện thơ Nôm)được xem là một thể loại văn học độc đáo của dân tộc Truyện Nôm là một thể loạiluôn luôn được đông đảo công chúng yêu thích, là món ăn tinh thần không hề nhàmchán đối với đọc giả thời trung đại Tuy nhiên hiểu như thế nào là truyện Nôm thìlại là vấn đề không dễ dàng có sự thống nhất Ý kiến trong việc tìm hiểu về truyệnNôm rất đa dạng phong phú, có nhiều ý kiến tranh luận nhưng cho đến nay vẫnchưa hoàn toàn nhất trí
Truyện Nôm ra đời rất lâu nhưng khái niệm truyện Nôm thì có lẽ phải đến
Dương Quảng Hàm mới được gọi là chính thức Trước đó, trong các sách Việt Hán
văn khảo của Bửu Văn Phan Kế Bính và Quốc văn cụ thể của Ưu Thiên Bùi Kỷ
không thấy nhắc đến tên gọi thể loại này Còn Dương Quảng Hàm trong chương
XV của cuốn Việt Nam Văn học sử yếu cho biết: Các thể văn riêng của ta đã nói đến
truyện, ngâm, hát nói trong đó “các truyện Nôm của ta viết theo thể lục bát và biếnthể lục bát”[18]
Lâu nay vẫn lưu hành một khái niệm “truyện Nôm chỉ truyện thơ viết bằng chữNôm” để phân biệt với truyện viết bằng chữ Hán Theo dõi lịch sử phát triển củanền văn học viết dân tộc, chúng ta thấy rằng thể truyện tự sự bằng văn xuôi đều
Trang 15được viết bằng chữ Hán, còn truyện bằng văn vần hầu như đều được viết bằng tiếngViệt (chữ Nôm).
Trong mục “Truyện Nôm”, Từ điển văn học tập 2 (1984) hiểu đó là “truyện
thơ viết bằng thể lục bát”, còn gọi là “truyện thơ lục bát”, tiếp đó là dựa vào tình
trạng tác giả mà chia ra truyện Nôm hữu danh và truyện Nôm khuyết danh Từ điển
thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên
cho rằng: “Truyện Nôm là thể loại tự sự bằng thơ dài rất tiêu biểu cho văn học cổViệt Nam, nở rộ vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, do viết bằng tiếng Việt, ghibằng chữ Nôm nên được gọi là truyện Nôm”[17]
Còn Đặng Thanh Lê trong Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm (1979) đã khá
mở rộng khi cho rằng truyện Nôm nằm trong hệ thống tác phẩm phản ánh cuộc sốngbằng phương thức tự sự (để phân biệt với các tác phẩm phản ánh cuộc sống bằng
phương thức trữ tình kiểu Chinh Phụ ngâm, Cung oán ngâm … Và các thể loại trữ
tình khác như ca dao, Đường luật…), có nghĩa là phản ánh cuộc sống xã hội thôngqua sự trình bày, miêu tả có tính chất hoàn chỉnh vận mệnh một nhân vật và trên cơsở ấy, sự phát triển có tính chất hoàn chỉnh của một tính cách nhân vật (trong mốiquan hệ với nhiều vận mệnh, nhiều tính cách nhân vật khác)[29, 55] Theo tác giả,truyện Nôm chính là một hình thức của thể loại “truyện” tức “tiểu thuyết” mà Hoàn
Đàm trong Tân luận đã định nghĩa: “Tiểu thuyết” là tập hợp những lời lẽ vụn vặt,
thiếu sót (sai lệch) viết thành đoản thư “Lời lẽ thiếu sót” ở đây đối lập với văn
chương “cao nhã đúng đắn” của thánh hiền Ban Cố trong thiên Nghệ văn chí sách
Hán thư định nghĩa: “Những sách do các nhà tiểu thuyết viết ra là do các quan nhỏ
chuyên nhặt những câu chuyện đầu đường xó phố rồi đặt ra” Câu chuyện đầu phố
xó ngõ ở đây khác biệt với những “sự cố” trang nghiêm, quan trọng nơi cung đình,dinh thự Như vậy, có thể nói, theo quan thì tiểu thuyết có hai đặc điểm nguồn gốc
sự việc xuất phát từ cuộc sống xã hội rộng rãi, tầm thường của nhân dân, của thứdân và nội dung đề cập đến những câu chuyện dung tục (bỉ sự), thiếu tính chất
Trang 16“nghiêm trang”, “tao nhã” Đó chỉ mới là cách nhìn thể loại trong tương quan sosánh với truyền thống văn học Đông Nam Á.
Các học giả Nga như B.L.Riptin, N.I.Niculin nhìn truyện Nôm trong truyềnthống truyện thơ gần gũi với các nước trong khu vực Đông Nam Á Ở Việt Nam,truyện Nôm có thể diễn ca không chỉ ở truyện cổ tích, thần tích, ngụ ngôn, phật
thoại, tiên thoại, sử ký mà còn diễn ca cả tiểu thuyết chương hồi như: Định tình
nhân, Kim Vân Kiều truyện, ca bản như Hoa Tiên ký, Kịch Tây Sương ký Nó có thể
kể một truyện cận đại như U tình truyện của Hồ Văn Trung, còn có thể diễn ca một truyện dịch Nhật Bản như Giai nhân kỳ ngộ Điều đó chứng tỏ truyện thơ Nôm là
một hình thức văn học vừa ổn định vừa linh hoạt, có khả năng đồng hóa lớn, có sứcsống lâu bền trong tâm thức của người Việt
Một vấn đề khác là truyện Nôm gắn liền với chữ Nôm thuộc phạm trù văn học
viết dân tộc Kiều Thu Hoạch trong Truyện Nôm nguồn gốc bản chất và thể loại (1992) trong chương “Thi pháp truyện Nôm” tác giả đã phủ định quan niệm xem
truyện Nôm bình dân là văn học viết, là thể loại tự sự tiểu thuyết hóa và có xuhướng xem đó là văn học dân gian sáng tác theo khuôn hình cốt truyện văn học dângian, nhân vật nhiều loại tính hơn là cá tính, tác phẩm mang đậm tư duy cổ tích, sửdụng kết cấu có hậu với yếu tố thần kỳ, các mô típ truyện dân gian được sử dụngphổ biến, ngay cả ngôn ngữ đối thoại, độc thoại cũng là bộ phận cấu thành quantrọng của thể loại cổ tích [20]
Xem thế thì thấy bản chất và đặc trưng thể loại của truyện Nôm, nhất là truyệnNôm bình dân đang còn là một vấn đề khoa học cần được làm sáng tỏ Thực ra, bảnchất văn học viết và bản chất của truyện Nôm bình dân không hề loại trừ nhau Sựphân tích của tác giả Kiều Thu Hoạch chỉ làm sâu sắc thêm bản chất dân gian củathể loại mà nhiều khi chưa được giới nghiên cứu nhận thức đầy đủ Và mặt khác cácchứng cứ của tác giả cũng không thể bác bỏ được đặc trưng văn học viết của các tácphẩm đó Vả chăng cho đến nay chưa có truyện Nôm nào được các nhà nghiên cứu
Trang 17văn học dân gian ghi chép bằng phương pháp điền dã, tức là từ một ông bà hát rongnào đó mà chỉ có phiên âm của một văn bản Nôm nào có trước Đồng thời, cho dù lí
lẽ xác định bản chất sáng tác văn học dân gian hoàn toàn đủ sức thuyết phục, thì đócũng chỉ mới đề cập bộ phận truyện Nôm bình dân vô danh hay khuyết danh Vẫncòn là một bộ phận truyện Nôm có tác giả bác học nữa được xem là tiểu thuyết Vậytruyện Nôm là hai thể loại – thể loại truyện kể dân gian và thể loại tiểu thuyết thuộchai loại hình văn học hay là một thể loại mà hai hình thái thuộc văn học viết?.Chúng tôi tán thành với ý kiến của Giáo sư Trần Đình Sử khi cho rằng đó chỉ là mộtthể loại và thiết nghĩ phải tìm hiểu đặc trưng thể loại của chúng Cũng bàn về truyện
thơ Nôm trong chuyên luận Thi pháp Truyện Kiều mới đây của Trần Đình Sử, thì
truyện Nôm là thể loại ra đời trên cái nền nhu cầu “diễn âm”, “diễn ca”, “diễn nôm”tức là truyền thống tự sự rất phổ biến của xã hội trên cơ sở chữ Nôm, và rất có thểtên gọi truyện Nôm có nguồn gốc từ chữ Nôm của nó, nghĩa là có chữ Nôm rồi mới
có truyện Nôm, và có chữ Nôm rồi mới có tên gọi truyện Nôm Giáo sư Trần Đình
Sử còn cho rằng: “Truyện thơ Nôm là truyện viết ra để đọc, xem hoặc ngâm ngatrong thư trai, phòng văn Do đó, không có chữ Nôm thì cũng không thể có truyệnNôm; viết truyện Nôm để “ngâm nga”, một thú chơi nghệ thuật ngôn từ của ngườiViệt Đó là loại để kể, để ngâm nga, để giải trí”[38, 86 - 89]
Lại Nguyên Ân trong Từ điển văn học Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX
xác định truyện Nôm là một thể loại sáng tác tiếng Việt (chữ Nôm) thời trung đại,phát triển mạnh từ thế kỷ XVIII và suốt thế kỷ XIX Số lượng trên khoảng 100truyện, tạo thành một bộ phận khá lớn của sáng tác tự sự (cả chữ Hán và chữ Nôm)ở thời trung đại Việt Nam Truyện thơ Nôm phát triển theo xu hướng “diễn Nôm” –dùng tiếng Việt “chữ Nôm” chủ yếu là trong thể thơ lục bát, để diễn đạt những nộidung tự sự khác nhau, đây là một trong những xu hướng ngày càng mạnh ở văn họctrung đại Truyện Nôm được giới nghiên cứu phân chia, bằng một số thuật ngữ ước
lệ thành “truyện Nôm khuyết danh” và “truyện Nôm hữu danh”, hoặc “truyện Nôm
Trang 18bình dân” và “truyện Nôm bác học” “Khuyết danh” là để chỉ những tác phẩmkhông xác định được tác giả (khác với “hữu danh” có tên tác giả) “Bình dân” là đểchỉ tính đại chúng của tác phẩm cùng mức độ chất lượng ngôn ngữ nghệ thuật tươngđối thấp của nó, “bác học” là để chỉ những nét khiến tác phẩm gần với bộ văn họcchữ Hán, tác phẩm hướng về những chuẩn nghệ thuật tương đối cao Xét vế thể thơđược dùng để sáng tác, người ta phân biệt hai loại: Truyện thơ Đường luật và truyệnthơ lục bát, Lại Nguyên Ân còn cho rằng truyện Nôm chủ yếu là được sáng tác bằngthể thơ lục bát, là một thành tựu lớn của nghệ thuật ngôn từ tiếng Việt thời trungđại.
Qua những ý kiến của các nhà nghiên cứu nêu trên, chúng tôi cũng rất đồngtình và cho rằng: Truyện Nôm là thể loại tự sự bằng thơ dài của văn học cổ điểnViệt Nam (phát triển mạnh vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX) do viết bằngtiếng Việt ghi bằng chữ Nôm nên được gọi là truyện Nôm
1.1.1.2 Vấn đề phân loại truyện Nôm
Cũng như khái niệm truyện Nôm, cách phân loại truyện Nôm lâu nay vẫn cónhiều ý kiến khác nhau
Có người chia truyện Nôm thành truyện Nôm hữu danh và truyện Nôm khuyết
danh, có người chia truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học, có người lại chia
truyện Nôm thành truyện Nôm tài tử giai nhân và “các loại truyện Nôm khác” Về
khái niệm truyện Nôm khuyết danh, lúc đầu có người cũng từng đồng nhất với kháiniệm truyện Nôm vô danh (Đỗ Đức Hiểu) Cũng quan niệm như thế, Bùi VănNguyên trong bài báo “Truyện Nôm khuyết danh, một hiện tượng đặc biệt của văn
học Việt Nam” (đăng trên tập san Nghiên cứu văn học, số 7/1960) cũng không thấy
nói gì đến truyện Nôm bình dân Bùi Văn Nguyên có chú ý phân biệt rõ hai kháiniệm vô danh và khuyết danh Theo tác giả, văn học vô danh là văn học thuộc phạmtrù văn học truyền miệng, còn văn học khuyết danh chính là có tên tác giả nhưng vì
lý do nào đó mà thiếu tên đi
Trang 19Trong Lịch sử văn học Việt Nam (1965) của “Tủ sách Đại học sư phạm Hà Nội” có hẳn một chương với nhan đề Truyện Nôm khuyết danh (do Lê Hoài Nam
biên soạn) Tác giả cho rằng “Vấn đề truyện Nôm rất phức tạp và khó giải quyết.Trừ một số ít tác phẩm còn mang tên, họ của tác giả và có một thời điểm ra đời nhấtđịnh, phần lớn các tác phẩm khác đến nay vẫn chưa xác định được về các mặt đó.Người ta thường gọi chung các tác phẩm ấy là truyện Nôm khuyết danh, tuy gọi làtruyện Nôm khuyết danh nhưng không nên vì lý do hữu danh hay khuyết danh màđem tách rời hay đối lập hai bộ phận truyện Nôm đó với nhau”[33;37] Theo tác giả
“Những truyện Nôm may mắn còn giữ được tên tác giả xét về căn bản những tácphẩm ấy có nhiều điểm giống với nhiều truyện Nôm khuyết danh khác hoặc vềnguồn gốc đề tài hoặc là về khuynh hướng tư tưởng, hoặc là về phương pháp sángtác”[33; 37] Có lẽ vì quan niệm như thế, nên tác giả đã phân loại truyện Nôm theomột quan niệm khác Tác giả đã đưa ra hai kiểu phân loại, một kiểu theo nguồn gốc
đề tài, tác giả chia truyện Nôm thành 3 loại: Loại truyện Nôm dựa vào truyện cổ
tích, thần thoại hay sự tích thần phật như các truyện Trương Chi, Tấm Cám,
Phương Hoa, Tống Trân Cúc Hoa, Bích Câu kỳ ngộ Loại truyện dựa vào tiểu
thuyết Trung Quốc như: Nữ tú tài, Phan Trần, Nhị độ mai, Hoa Tiên, Vương
Trường, Tô Công phụng sứ, Bạch viên Tôn ác, hoàng Trừu, Truyện Kiều Loại
truyện Nôm hoàn toàn sáng tác dựa vào thực tế Việt Nam như: Lục Vân Tiên, Sơ
kính tân trang, Mai đình mộng ký Còn khi căn cứ vào mặt nội dung và hình thức
Lê Hoài Nam phân truyện Nôm thành hai loại như sau: Một loại có tính chất quầnchúng nhiều hơn gồm các truyện Nôm có tính tư tưởng cao, phản ánh các vấn đề xãhội có liên quan mật thiết với vận mệnh của quần chúng hơn, nhưng tính nghệ thuật
thì thô sơ, mộc mạc, nhiều khi vụng về nữa (như các truyện: Phạm Công Cúc Hoa,
Tống Trân Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa ), căn cứ vào những đặc điểm ấy có thể
đoán biết tác giả là hạng trí thức bình dân, nghĩa là những người có học hành ítnhiều, những nho sĩ nghèo sống gần gũi với nhân dân lao động Một loại có tính
Trang 20quần chúng ít hơn, gồm các truyện Nôm có tính nghệ thuật cao hơn (ngôn ngữ trongsáng, lưu loát hơn, kết cấu chặt chẽ hơn, nhân vật có sinh hoạt tâm lý phong phúhơn,…) nhưng về mặt tư tưởng lại chịu nhiều ảnh hưởng của ý thức hệ phong kiếncùng với các thứ tư tưởng tôn giáo, triết học tiêu cực khác Tác giả của loại truyện
này là các nho sĩ thuộc tầng lớp trên… Trong loại này có thể kể: Nhị độ Mai, Quan
Âm Thị kính, Phan Trần,… Trong cách phân loại thứ hai này, tuy Lê Hoài Nam
không dùng thuật ngữ truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học, nhưng thực
chất tác giả đã phân loại theo hướng đó
Còn về thuật ngữ truyện Nôm bình dân, thì người dùng thuật ngữ sớm nhất có
lẽ là Dương Quảng Hàm, trong sách Việt Nam văn học sử yếu (1968) Khi bàn về
các thể văn riêng của ta là truyện, ngâm, hát nói, tác giả viết: “Truyện là tiểu thuyếtviết bằng văn vần Các truyện của ta viết theo hai thể: một là lục bát, hai là biến thểlục bát” Và khi nói về biến thể lục bát, tác giả viết: “Thể này thường dùng để viết
các truyện có tính cách bình dân như Quan Thế Âm, Phạm Công – Cúc Hoa, Lý
Công, v.v.”[18, 137 – 138] Dương Quảng Hàm là người dùng thuật ngữ truyện
Nôm bình dân vào loại sớm nhất mặc dù tác giả không giải thích gì thêm tính chất
và đặc điểm của thể loại truyện Nôm bình dân này
Còn Đinh Gia Khánh, trong cuốn Văn học dân gian (1972) đã thừa nhận có
truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học Tác giả cũng cho rằng: “Truyện Nômnói chung là loại tác phẩm bắc cầu giữa văn học dân gian và văn học bác học Cónhững truyện thì ở hoặc trung gian, lại có truyện thì gần với văn học bác học hơnhoặc là hoàn toàn có tính chất là tác phẩm văn học bác học”[25; 272]
Cao Huy Đỉnh trong công trình Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam
(1974), cũng như Đinh Gia Khánh mặc dù chưa bày tỏ ý kiến về vấn đề phân loạitruyện Nôm, nhưng trên đường đi tìm trong lịch sử văn học những chứng tích củamột số thể loại văn học dân gian, tác giả cũng đã đặt ra vấn đề không thể không kết
Trang 21hợp tìm hiểu “một số truyện Nôm bình dân tiêu biểu tương đối phổ biến sâu rộng
trong quần chúng”
Nguyễn Lộc trong cuốn Văn học Việt Nam nữa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ
XIX (1978), đã có một số lý giải việc phân loại truyện Nôm Tác giả cho rằng:
“Trước nay, nói đến truyện Nôm, các nhà nghiên cứu thường chia ra làm hai loại là
truyện Nôm hữu danh và truyện nôm khuyết danh Truyện Nôm hữu danh là loại
truyện biết rõ tên tác giả, còn truyện Nôm khuyết danh là loại truyện Nôm chưa biếttên tác giả là ai”[26; 476] Thực ra lối phân chia này thuần túy có tính chất hìnhthức, mà không nói lên một đặc điểm nào về nội dung hay thể loại Bởi vì chỉ cầntìm ta tên tác giả của một truyện Nôm khuyết danh nào đó là hiển nhiên ta có thểxếp các truyện Nôm vốn khuyết danh kia vào kho tàng những truyện hữu danh màkhông phải băn khoăn, thắc mắc một điều gì Cách phân chia như thế không phảiviệc phân loại khoa học, và do cái ranh giới không có tính chất khoa học ấy, việcnghiên cứu truyện Nôm khuyết danh như một thể loại hay loại hình, không thể đemlại kết quả xác đáng được
Nhưng rõ ràng, nếu nghiên cứu kho tàng truyện Nôm như một hiện tượng vănhọc sử thuần nhất về phương diện thể loại thì những kết luận rút ra được cũng dễchung chung, nhiều hiện tượng độc đáo dễ bị bỏ qua, do đó việc giải thích cũngkhông thể triệt để Thực tế trong kho tàng truyện Nôm tồn tại song song hai loạitruyện cần được nghiên cứu riêng như hai chủng loại của một thể thống nhất Một
loại là truyện Nôm kiểu: Phạm Tải Ngọc Hoa, Tống Trân Cúc Hoa, Phương Hoa,
Lý Công, Hoàng Trừu Một loại là những truyện Nôm kiểu: Truyện Kiều, Hoa tiên,
Sơ kính tân trang, Phan Trần, Nhị độ mai, Tây sương… Loại truyện trên có thể gọi
là truyện Nôm bình dân, loại dưới có thể gọi là truyện Nôm bác học Truyện Nômbác học phần lớn có tên tác giả, chỉ có số ít là khuyết danh Nói chung, tác giả củatruyện Nôm bác học là những người thuộc tầng lớp phong kiến quý tộc, có trình độuyên bác, có quá trình tu dưỡng nghệ thuật Hầu hết loại truyện này được viết dựa
Trang 22theo những cốt truyện trong văn học cổ Trung Quốc, cá biệt mới có truyện được nhàthơ hư cấu, sáng tác Nội dung của nó có nhiều mặt phong phú, tiến bộ đồng thờicũng ghi lại dấu ấn đậm nét những mâu thuẫn và hạn chế trong thế giới quan vànhân sinh quan của tác giả vốn thuộc là những người thuộc tầng lớp trên Về nghệthuật, một mặt thì những tác phẩm này được gia công trau chuốt nhiều, nhà thơ tỏ ra
có một trình độ nghề nghiệp khá điêu luyện Mặt khác, ở những mức độ khác nhautrong từng tác phẩm, nó lại có tính chất cầu kỳ, kiểu cách như nhà thơ sử dụng chấtliệu ấy trong thơ ca Trung Quốc, nhiều từ Hán Việt, nhiều điển cố, điển tích…Truyện Nôm bác học được sáng tác theo phương thức văn học thành văn, là nhữngtác phẩm để xem, để đọc chứ không phải để kể Điều đó chi phối cách xây dựng cốttruyện, cách miêu tả nhân vật, miêu tả các biến cố, các sự kiện của nó
Truyện Nôm bình dân hầu hết là những truyện khuyết danh Chúng ta ít có hyvọng tìm được tác giả của loại truyện này Căn cứ vào trình độ học vấn và trình độ
tư duy nghệ thuật, căn cứ vào cách nhìn nhận những vấn đề nhân sinh và xã hội thểhiện trong truyện, chắc chắn tác giả của nó không phải thuộc tầng lớp trên, màthuộc tầng lớp dưới Họ là những nho sĩ bình dân, phần lớn là các ông đồ ngồi dạyhọc, rải rác trong nông thôn ta ngày xưa Những tác giả này cũng học thánh kinhhiền truyện nhưng không đỗ đạt, không làm quan Tư tưởng của họ có mặt chịu ảnhhưởng của tư tưởng phong kiến, song về cơ bản vẫn gần gũi với tư tưởng của nhândân lao động, sống gần gũi với người lao động, và có khi bản thân họ cũng là ngườilao động, xuất thân trong môi trường lao động Hình ảnh của những anh hàn sĩnghèo có phẩm chất tốt đẹp, sống một cuộc đời cơ cực, về sau được những người vợhiền nuôi cho ăn học (như: Phạm Công, Tống Trân, Phạm Tải…), có mang bóngdáng cuộc đời của bản thân tác giả Truyện Nôm bình dân thường được viết dựatheo những truyện cổ dân gian của ta, chứ không phải dựa theo cốt truyện của TrungQuốc như truyện Nôm bác học Về quá trình sáng tác của truyện Nôm bình dâncũng có những đặc điểm khác với quá trình sáng tác của truyện Nôm bác học
Trang 23Truyện Nôm bình dân được sáng tác theo thể kể là chính chứ không phải xem hay
nhận hơn cả
Cũng nói về vấn đề phân loại trên thì Trần Đình Hượu trong cuốn Nho giáo và
văn học Việt Nam trung cận đại, ở bài Bàn về Nguyễn Đình Chiểu người nghệ sĩ từ và trong truyện Nôm cũng đã thừa nhận việc phân chia truyện Nôm thành truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học Ông viết: “Phải nói rằng cho đến Nguyễn
Đình Chiểu, một số lượng đáng kể các truyện Nôm mà ngày nay nhiều nhà nghiêncứu chia ra hai loại bác học vá bình dân đã xuất hiện làm cho thể loại đó gần như ổnđịnh, có nề nếp và ít nhiều đã hình thành một thứ khuôn khổ, khuynh hướng”[23;182]
Tuy nhiên Trần Đình Hượu đã dựa vào các truyện Nôm trên cơ sở các cốttruyện đặc biệt là về mặt nội dung và lịch sử, đã gọi một số truyện Nôm là tài tử giainhân để phân biệt với các loại truyện Nôm khác Tác giả viết: “Suốt trong thời kìtruyện Nôm ra đời, có lẽ là từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX, cốt truyện cho truyệnNôm, dầu là bác học hay bình dân, thường được lựa chọn là sự chung thủy của mộtđôi trai gái Hai nhân vật chính trải qua những tình tiết hội ngộ, gặp trắc trở, chịugian nan để giữ chung thủy, cuối cùng được đoàn viên hưởng hạnh phúc Sự khácnhau giữa các truyện có khi thành loại truyện là khá lớn, không những khác nhau vềtính cách của nhân vật mà còn khác nhau về nội dung lòng chung thủy theo tình yêuhay theo nghĩa vợ chồng Sự khác nhau đó kéo theo sự khác nhau về nhiều mặt.Giữa các truyện Nôm như vậy tôi nghĩ rằng có một loại đáng đặc biệt lưu ý về mặt
Trang 24nội dung và về mặt lịch sử Để phân biệt với các truyện Nôm khác tôi gọi loại này là
“truyện Nôm tài tử giai nhân”, loại truyện Nôm này chiếm hầu hết các truyện Nômbác học theo cách phân loại của nhiều người hiện nay và cốt truyện của nó hầu hếtcũng lấy từ kho tàng tiểu thuyết Trung Quốc”[23; 182]
Khi bàn về truyện Nôm của Nguyễn Đình Chiểu, Trần Đình Hượu đã có cáinhìn mới mẽ Tác giả cho rằng: “Nguyễn Đình Chiểu không chọn cách diễn Nômmột chuyện nước ngoài mà tự đặt lấy cốt truyện, ông cần và có thể gửi gắm vào đónhiều điều hơn Truyện Nôm của ông có rất nhiều sắc thái tự truyện, chứa chất rấtnhiều ước mơ thầm kín của tác giả”[23; 184] Tác giả còn cho rằng truyện Nôm củaNguyễn Đình Chiểu “sáng tác không phải vì tác giả bị hấp dẫn bằng một câuchuyện, không phải là dịp để trổ tài kể chuyện, tả cảnh tả tình Nguyễn Đình Chiểu
trao cho truyện Nôm cả chức năng của văn chương Chính đạo, kể chuyện để nêu
gương, trình bày biện luận để giáo dục”[23; 193]
Tán thành với quan điểm của Trần Đình Hượu, chúng tôi muốn nhìn nhậntruyện Nôm của Nguyễn Đình Chiểu căn cứ thêm vào đặc điểm loại hình Có thể
gọi truyện Nôm của Nguyễn Đình Chiểu là loại truyện Nôm Chính đạo (chữ dùng
của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện ngay trong truyện Nôm của ông)
1.1.2 Hành trình của thể loại truyện Nôm
1.1.2.1 Văn học chữ Nôm và thể loại truyện Nôm
Khi bàn về nguồn gốc chữ Nôm có nhiều ý kiến giải thích rằng, chữ Nôm –cách cấu tạo chữ Nôm “có thể” manh nha ló dạng từ những năm đầu khi ngườiTrung Hoa chinh phục đất Giao Chỉ (Miền Bắc Việt Nam) và đặt nền đô hộ trên các
bộ lạc người Việt vào đầu Công Nguyên Vì ngôn ngữ khác biệt, những “chữ Nôm”đầu tiên xuất hiện vì nhu cầu ghi địa danh, tên người hoặc những khái niệm không
có trong Hán văn Song chứng cứ còn lưu lại hết sức ít ỏi, khó kiểm chứng đượcmột cách chính xác
Trang 25Phạm Huy Hổ trong “Việt Nam ta biết chữ Hán từ đời nào?” thì cho rằng chữ
Nôm có từ thời Hùng Vương Văn Đa cư sĩ Nguyễn Văn San lại cho rằng chữ Nôm
có từ thời Sĩ Nhiếp cuối đời Đông Hán thế kỷ thứ II Nguyễn Văn Tố dựa vào haichữ “bố cái” trong danh xưng “Bố cái đại vương” do nhân dân Việt Nam suy tônPhùng Hưng mà cho rằng chữ Nôm có từ thời Phùng Hưng thế kỷ thứ VIII Ý kiếnkhác lại dựa vào chữ “cồ” trong quốc hiệu “Đại Cồ Việt” để cho rằng chữ Nôm có
từ thời Đinh Tiên Hoàng
Trong một số nghiên cứu vào thập niên 1990, các tác giả căn cứ vào đặc điểmcấu trúc nội tại của bản chữ Nôm, dựa vào cứ liệu ngữ âm lịch sử tiếng Hán và tiếngViệt, so sánh đối chiếu hệ thống âm tiếng Hán và tiếng Hán Việt đã đi tới kết luậnrằng âm Hán Việt (âm của người Việt đọc chữ Hán) ngày nay bắt nguồn từ thời nhàĐường – nhà Tống thế kỷ thứ VIII – IX Và nếu âm Hán Việt có từ thời Đường,Tống thì chữ Nôm không thể ra đời trước khi cố định cách đọc Hán Việt, và chỉ cóthể ra đời sau khoảng thế kỷ thứ X, khi người Việt thoát khỏi nghìn năm Bắc thuộcvới chiến thắng của Ngô Quyền vào năm 938 Bước sang thời kỳ tự chủ, bắt đầuvào thế kỷ thứ X chữ Nôm được hoàn chỉnh dần và mãi đến thế kỷ thứ XIII-XV mớiphát triển mạnh mẽ trong văn chương
Nói về văn học chữ Nôm, trong kho tàng truyện kể dân gian, truyện cổ tích,đặc biệt là truyện cổ tích thần kỳ, với nội dung đấu tranh xã hội, đấu tranh giai cấp,
là ngọn nguồn ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đối với sự hình thành và phát triểnthể loại truyện Nôm Cũng như truyền thống yêu nước trong phần lớn các thần thoại
và truyền thuyết đã soi rọi vào tinh thần loại diễn ca lịch sử, truyện lịch sử trong vănhọc viết Ảnh hưởng nói trên đã góp phần khẳng định địa vị làm nền tảng cho vănhọc sử dân tộc của bộ phận văn học dân gian Ảnh hưởng đơn giản, dễ dàng nhậnthấy nhất là nhiều truyện cổ tích đã trở thành nguồn gốc, đề tài và cốt truyện cho
khá nhiều truyện Nôm Những truyện như Thạch Sanh, Phạm Tải Ngọc Hoa, Lưu
Trang 26Bình Dương Lễ,… đều được tiểu thuyết hóa và diễn ca bằng văn vần hay nói một
cách khác đã được “tái sinh” trong một thể loại mới
Vấn đề xuất hiện của các tác phẩm tự sự bằng chữ Nôm trong những thế kỷ bắtđầu xây dựng quốc gia phong kiến độc lập còn phải chờ đợi thêm ở sự tiếp tục pháthiện, giám định, khẳng định của các công trình nghiên cứu Đối với các tác phẩm
văn xuôi tự sự bằng chữ Hán như Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái v.v… cũng
có thể tìm tòi những ảnh hưởng nhất định của một số truyện trong số đó đối với hệthống truyện Nôm sau này Truyện Nôm, một thể loại tiểu thuyết cổ điển Việt Nam
có ý nghĩa và giá trị vô cùng to lớn trong đời sống tinh thần và văn hóa của dân tộc
Việt Nam Không chỉ riêng Truyện Kiều và Lục Vân Tiên mà Tống Trân Cúc Hoa,
Lý Công, Hoàng Trừu, Thoại Khanh Châu Tuấn…và khá nhiều truyện Nôm khác đã
được “tái sinh” trong nhiều loại hình nghệ thuật
1.1.2.2 Truyện Nôm, giai đoạn hình thành
Sự hình thành và phát triển của thể loại truyện Nôm không thể tách rời quátrình hình thành và phát triển của văn học Nôm nói riêng cũng như quá trình hìnhthành và phát triển cùa loại hình tự sự trong văn học Việt Nam nói chung
Theo sử sách cũ còn để lại thì việc sử dụng chữ Nôm vào sáng tác văn học đãkhởi phát từ đời Trần, vào khoảng cuối thế kỷ XIII – XIV cũng đã xuất hiện một số
tác gia, tác phẩm Trong Việt sử thông giám cương mục cũng như trong Đại Việt sử
ký toàn thư đều ghi lại truyền thuyết về nhà thơ Nguyễn Thuyên, do làm văn tế cá
sấu thả xuống sông Phú Lương (tức khúc sông Nhĩ Hà chảy qua kinh thành ThăngLong bấy giờ), khiến cho cá sấu phải bỏ đi, nên đã được vua Trẩn Nhân Tông khenthưởng, cho đổi họ Nguyễn ra họ Hàn, vì thấy việc làm của ông cũng giống như
việc làm của Hàn Dũ Cũng Việt sử thông giám cương mục lại còn ghi rằng:
“Nguyễn Thuyên, người Thanh Lâm thuộc Hải Dương, có tài làm thơ phú bằngquốc ngữ, nhiều người bắt chước Vì thế sau này làm thơ quốc âm gọi là Hàn luật”
Trang 27Quốc ngữ hoặc quốc âm tức là chữ Nôm Còn Hàn luật là như thế nào thì chúng takhông được biết, vì hiện nay không còn thấy một bài thơ Nôm nào của Hàn Thuyên.Tuy nhiên, có thể biết chắc rằng Hàn Thuyên là người đầu tiên ở nước ta có vậndụng thơ Đường luật để sáng tác thơ Nôm và ông đã làm khá nhiều thơ Nôm Hàn
Thuyên có làm tập thơ nhan đề Phi sa tập, đã thất truyền Theo Lê Quý Đôn trong
Đại Việt thông sử và theo Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí, thì
tập thơ đó có nhiều thơ quốc âm (tức thơ Nôm) Sau Hàn Thuyên có Nguyễn Sĩ Cố,
một nhà thơ trào phúng đương thời, cũng hay làm thơ Nôm Việt sử thông giám
cương mục cho biết: “Sĩ Cố khéo khôi hài, người ta thường ví với Đông Phương
Sóc Sĩ Cố lại có tài làm thơ phú bằng quốc âm, nhiều người bắt chước” Đến thế kỷ
XIV, có Chu Văn An cũng là người từng làm thơ Nôm Đại việt thông sử của Lê Quý Đôn cho biết rằng Chu Văn An ngoài quyển Tiểu Ẩn thi tập là tập thơ chữ Hán, còn có một tập Quốc ngữ thi Theo ghi chép của Đại Việt sử ký toàn thư và Việt sử
thông giám cương mục thì vào cuốii thế kỷ XIV, Hồ Quý Ly cũng là một người có ý
thức sử dụng chữ Nôm vào việc làm thơ làm văn Chẳng hạn, Hồ Quý Ly làm thơbằng quốc âm để tạ ơn Thượng hoàng Trần Nghệ Tông, Hồ Quý Ly khi làm Phụ
chính đã dịch thiên “Vô dật” trong Kinh thư ra quốc âm để giao cho nữ sư dạy cho
các hậu phi và cung nhân…
Đến thời Lê, chính Nguyễn Trãi đã sưu tầm được một số thơ văn Nôm của HồQuý Ly để dâng lên vua Lê Thái Tông Đáng tiếc là những thơ văn Nôm thời Trần
đã bị mai một hầu hết Hiện nay may mắn còn sót lại một số bài phú Nôm thời Trần,
đó là các bài Cư trần lạc đạo phú, Đắc thú lâm tuyền thành đạo phú của Trần Nhân Tông, bài vịnh hoa Yên tự phú của Huyền Quang và bài Trạng nguyên Mạc Đĩnh
Chi chết vào âm phủ bảy ngày thấy địa ngục rồi sống lại làm để dạy con phú của
một số tác giả vô danh thời Trần Những tác phẩm này do chùa Hoa Yên, trên núi
Yên Tử (Quảng Ninh) khắc in trong cuốn Thiền tông bản hạnh, sau đó, lại được
Trang 28chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Ninh) khắc in lại, vì thế đã có điều kiện bảo tồn được lâudài và đáng tin cậy về mặt văn bản.
Như vậy là các tác gia sáng tác văn thơ Nôm cũng như các tác phẩm văn họcNôm thời Trần tuy chưa nhiều, song dầu sao việc người Việt dùng chữ Việt để sángtác văn học cũng là một sự kiện có ý nghĩa chính trị sâu sắc, đồng thời đặt nền tảngcho sự phát triển văn học Nôm ở các thế kỷ sau Nếu thời Trần là giai đoạn hìnhthành những cơ sở bước đầu của nền văn học Nôm, thì sang thời Lê mới là giaiđoạn phát triển mạnh mẽ và vững chắc của nền văn học này
Thế kỷ XV, là thời kỳ cực thịnh của chế độ phong kiến đồng thời cũng là thời
kỳ phát triển rực rỡ của nền văn học dân tộc, trong đó có văn học Nôm Cùng với sựtrưởng thành của ý thức dân tộc và nhu cầu của xã hội, kế tục sự nghiệp sử dụngchữ Nôm ở thời Trần, từ đây trở đi, chữ Nôm dần dần được sử dụng ngày càng rộngrãi cả trong các lĩnh vực y học, giáo dục, chính trị, chứ không riêng gì trong vănhọc Và đối với các tác gia văn học thì chữ Nôm đã trở thành một công cụ sáng táckhá thuận lợi để thể hiện ngôn ngữ của dân tộc, nhất là trong trường hợp cần thểhiện những ngôn từ dân gian
Cũng trong giai đoạn này ta bắt gặp nhiều tên tuổi lớn dùng chữ Nôm làm
phương tiện sáng tác Đó là ngôi “sao Khuê sáng rực” Nguyễn Trãi với Quốc âm thi
tập, gồm trên 250 bài thơ Nôm, Lê Thánh Tông và các văn thần trong Hội Tao đàn
thì có Hồng Đức quốc âm thi tập hơn 300 bài thơ Nôm… Cho nên thơ Nôm Nguyễn
Trãi cũng như thơ Nôm đời Hồng Đức đã cắm một cái mốc quan trọng trong việckhai triển dòng thơ Tiếng Việt, theo thể thơ Việt, tự do, phóng khoáng, không bị gò
bó về niêm luật như thơ Đường Do đó, dòng thơ này đã được Nguyễn Bỉnh Khiêmcùng nhiều nhà thơ khác tiếp tục phát huy rạng rỡ trong các thế kỷ XVI, XVII,XVIII
Chỉ nhìn vào mặt số lượng tác gia, tác phẩm trong hai thế kỷ XVI, XVII, cũng
đã thấy tình hình văn học Nôm ở thời kỳ này khá phồn thịnh Nguyễn Bỉnh Khiêm
Trang 29có Bạch Vân quốc ngữ thi ngót gần 200 bài thơ Nôm, Nguyễn Thế Nghi có Truyền
kỳ mạn lục giải âm, tức là bản dịch Nôm cuốn Truyền kỳ mạn lục chữ chữ Hán của
Nguyễn Dữ, một người học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan có
Lâm tuyền vãn ngót 200 câu thơ Nôm làm theo lối lục bát, Đào Duy Từ có Ngọa long cương vãn gồm 136 câu thơ Nôm lục bát…Vào khoảng cuối thế kỷ XVII,
Trịnh Căn có tác phẩm Ngự đề Thiên Hòa doanh bách vịnh gồm 100 bài thơ Nôm,
tương tự như thơ Nôm đời Hồng Đức Đặc biệt, trong khoảng từ giữa thế kỷ XVIđến cuối thế kỷ XVII còn có ba tập diễn ca lịch sử dài bằng chữ Nôm, rất gần gũi
với thể loại truyện Nôm, đó là Việt sử diễn âm dài 2332 câu lục bát, Thiên Nam ngữ
lục dài hơn 8000 câu lục bát,… Nhiều người còn cho rằng, các tác phẩm truyện thơ
Nôm làm theo lối thơ Đường luật như Truyện Vương Tường, Tô công phụng sứ,
Lâm tuyền kỳ ngộ cũng xuất hiện trong giai đoạn này.
Đó chỉ là một số những tác gia, tác phẩm tiêu biểu, song cũng đủ chứng tỏ rằngtình hình phát triển của văn học Nôm trong hai thế kỷ XVI – XVII là đã khá phongphú về mặt thể loại Trong đó, sự nở rộ của các thể vãn, ca khúc, diễn ca là rất đángchú ý vì ở các thể loại này, các tác giả đều đã sử dụng khá thuần thục lối thơ lục bát
và lục bát biến thể, một lối thơ rất quen thuộc của thể loại truyện thơ Nôm Quanhững cứ liệu nêu trên, chúng ta có thể thấy rằng dù số lượng chưa nhiều, nhưngcũng đã chứng tỏ rằng đã có một bộ phận văn học chữ Nôm, một bộ phận sáng tácbằng tiếng Việt, đang song song tồn tại như một thực thể bên cạnh bộ phận văn học
sáng tác bằng chữ Hán Đặc biệt, sự xuất hiện tác phẩm Thiên Nam ngữ lục với
hàng ngàn câu thơ lục bát đã cho thấy khả năng ứng dụng kỳ diệu của thể thơ nàytrong hình thức tự sự Như vậy, xét về phương diện là tác phẩm tự sự chữ Nôm
bằng thơ lục bát, thì rõ ràng Thiên Nam ngữ lục đã cắm một cái mốc hết sức quan
trọng Nó không những chỉ chứng tỏ sự thành công rực rỡ của thể loại tự sự bằngthể thơ lục bát, mà còn cho phép có thể qua chính bản thân tác phẩm này để ngược
Trang 30dòng tìm hiểu quá trình diễn biến lịch sử của thể loại này, đồng thời từ đó góp phầntìm hiểu quá trình hình thành của thể loại truyện Nôm.
1.1.2.3 Truyện Nôm, giai đoạn phát triển
Truyện Nôm ngày càng phát triển mạnh cả về nội dung và hình thức thể hiện.Truyện Nôm phát triển mạnh ở giai đoạn nửa sau thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX.Giai đoạn nửa sau thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX truyện Nôm bước sangthời kỳ nở rộ và đạt đến đỉnh cao thành tựu Bên cạnh hàng loạt truyện Nôm bình
dân (khuyết danh) là hàng loạt truyện Nôm bác học (hữu danh): Song Tinh của Nguyễn Hữu Hào, Sơ kính tân trang của Phạm Thái, Truyện Kiều của Nguyễn Du,
Mai Đình mộng ký của Nguyễn Huy Hổ, Truyện Tây sương và Ngọc Kiều Lê tân truyện của Lý Văn Phức, Bích Câu kỳ ngộ của Vũ Quốc Trân, v.v Truyện Kiều
của Nguyễn Du là đỉnh cao của thể loại truyện Nôm và là tác phẩm bất hũ trong lịch
sử văn học dân tộc Tuy nhiên trước khi Truyện Kiều xuất hiện, phải có vai trò báo trước của những tác phẩm đi trước, đặc biệt là Hoa tiên ký.
Hoa tiên ký (thường gọi là truyện Hoa Tiên) của Nguyễn Huy Tự là truyện
Nôm đầu tiên xuất hiện ở Đàng Ngoài vẫn giữ nguyên được tên tác giả Đây là tácphẩm đã để lại ảnh hưởng khá sâu đậm đối với truyện Nôm bác học giai đoạn sau
Song tinh truyện của Nguyễn Hữu Hào là truyện Nôm bác học ra đời sớm nhất ở
Đàng Trong
Thành công và nghệ thuật của Hoa tiên ký đã thực sự đánh một dấu mốc quan
trọng đối với việc định hình, phát triển của thể loại, góp phần không nhỏ cho sựphát triển của thể loại, cho sự xuất hiện của hàng loạt truyện Nôm bác học sau này
Sự chuyển thể sáng tạo của Nguyễn Huy Tự từ một tác phẩm mang nguồn gốcTrung Quốc vào thể loại truyện Nôm trong văn học Việt Nam có ý nghĩa hết sứcquan trọng
Trang 31Giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX truyện Nôm bắt đầu chửng lại Riêng NguyễnĐình Chiểu viết liền ba truyện Nôm dài, có thể xem đây như một hiện tượng củatruyện Nôm Việt Nam.
1.1.2.4 Truyện Nôm, giai đoạn kết thúc
Như trên đã đề cập thì giai đọạn phát triển cực thịnh của thể loại truyện Nômdiễn ra trong suốt nửa sau thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX Tuy nhiên, khoảngthời gian từ những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nhiều biến cố, thay đổiquan trọng diễn ra khiến cho thể loại truyện Nôm không còn chổ đứng Sự xuất hiệncủa chữ Quốc ngữ cùng với sự du nhập của nền văn hóa phương Tây đã có tác độngrất lớn vào mọi mặt của đời sống xã hội… Chính vì lẽ đó mà nền văn học Hán, Nôm
ngày càng bị mai một dần Sau Giai nhân kỳ ngộ (xuất hiện những năm đầu thế kỷ
XX) – truyện Nôm của Phan Châu Trinh, truyện Nôm cũng hết vai trò lịch sử Thayvào đó là các thể loại truyện (truyện ngắn, tiểu thuyết) hiện đại được viết bằng chữQuốc ngữ
1.2 Vị trí truyện Nôm Nguyễn Đình Chiểu trong lịch sử của thể loại truyện Nôm
1.2.1 Truyện Nôm trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu
Lịch sử văn học Việt Nam đến giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷXIX, bộ phận văn học chữ Nôm đã phát triển hết sức rực rỡ Những tên tuổi nhưNguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Huy Tự,
… đã từng đem lại niềm tự hào chính đáng cho văn học nước nhà Nhưng từ khi nhàNguyễn lên cầm quyền, cùng với nền chuyên chế của nó thì Hán học và chữ Hán trởlại được đề cao, những nhà thơ dưới triều Nguyễn dần dần chuyển sang sáng tácbằng chữ Hán Nguyễn Công Trứ là người ra đời sau Nguyễn Du 13 năm, còn tiếpthu được truyền thống văn học thế kỷ XVIII, nên sáng tác hầu hết bằng chữ Nôm
Trang 32Lý Văn Phức, Nguyễn Huy Hổ phần nào cũng giống như thế Nhưng từ cuối đờiMinh Mệnh trở đi, nhất là dưới thời Tự Đức, thì dường như tất cả những nhà văn,nhà thơ tiêu biểu nhất đều sáng tác bằng chữ Hán Cao Bá Quát có làm một số bài
hát nói bằng chữ Nôm; nhưng Cao Chu Thần thi tập gần khoảng trên dưới một
nghìn bài thơ thì viết bằng chữ Hán Còn các tác giả khác như Nguyễn Văn Siêu,Doãn Uẩn, Nhữ Bá Sĩ, Miên Thẩm, Miên Trinh, v.v… dường như hoàn toàn đềuviết bằng chữ Hán Trong khi đó, sống cùng thời với những tác giả này, nhưng
Nguyễn Đình Chiểu lại viết Lục Vân Tiên bằng chữ Nôm, và không phải chỉ Lục
Vân Tiên mà Dương Từ - Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp, rồi thơ văn yêu nước
chống Pháp của ông, nghĩa là toàn bộ sáng tác của ông đều viết bằng chữ Nôm Về
số lượng mà nói, trong lịch sử văn học ta không có một nhà thơ thứ hai nào viếtnhiều tác phẩm bằng chữ Nôm như Nguyễn Đình Chiểu Có thể xem như ông đãcắm một cái cột mốc quan trọng cho thể loại truyện Nôm của dân tộc
Nam Bộ là miền đất mới khai phá của dân tộc ta Những người đầu tiên đến lậpnghiệp ở mảnh đất phương Nam này của Tổ quốc cách đây trên dưới bốn thê kỷ.Nền văn học thành văn của Nam Bộ cũng có một lịch sử khoảng chừng như thế.Nhưng, văn học Nam Bộ trước Nguyễn Đình Chiểu vẫn còn có tính cách địaphương khá rõ, chưa đi vào quỹ đạo chung của nền văn học dân tộc Nhưng vớisáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, nhất là, với văn thơ yêu nước chống Pháp của ôngthì, một mặt nhà thơ vẫn tiếp thu được những truyền thống của văn học Nam Bộ,mặt khác ông có những sáng tạo mới mẻ Sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu khôngchỉ tiêu biểu cho văn học Nam Bộ, mà còn tiêu biểu cho một giai đoạn phát triểncủa lịch sử văn học dân tộc, với đầy đủ tính cách của nó Với sự xuất hiện củaNguyễn Đình Chiểu, không còn có ranh giới của văn học Nam Bộ với văn học ĐàngNgoài; tính thống nhất của nền văn học dân tộc được mở rộng ra trong toàn quốc vàphong phú, đa dạng hơn trước
Trang 33Nguyễn Đình Chiểu đã có hứng thú đặc biệt với truyện Nôm và đã viết, khôngchỉ một mà là ba truyện Nôm Khi xét tới đóng góp của ông vào thể loại này cần lưu
ý tới tính chất đặc trưng văn học Nam Bộ Là vùng văn học hình thành muộn dướitriều Nguyễn, những đại diện văn học quan trọng nhất của khu vực này bị thu hút rakinh đô hay tham gia vào vùng đất khác Việc Nguyễn Đình Chiểu trở về sống vàsáng tác trên mảnh đất Nam Bộ đã làm cho ông trở thành người khép lại mạch Namtiến của truyện Nôm, tạo ra một đợt giao thoa mới giữa văn học dân gian và văn họcbác học thông qua thể loại đó
Bằng toàn bộ sáng tác của mình, Nguyễn Đình Chiểu đã góp phần quyết địnhnâng vùng văn học Nam Bộ lên ngang tầm phát triển chung của văn học dân tộc.Hơn thế nữa, trở thành một bộ phận đi tiên phong của chủ đề yêu nước chống ngoạixâm Sáng tác của ông trở thành nơi tổng duyệt lại hàng loạt những giá trị tinh thầntruyền thống và trên một số phương diện, cho một thời kỳ văn học mới
1.2.2 Truyện Nôm Nguyễn Đình Chiểu và bước ngoặt của thể loại truyện
Nôm trong lịch sử văn học dân tộc
Nguyễn Đình Chiểu đã đưa truyện Nôm phát triển theo hướng gắn với xã hội,cộng đồng, gắn với chính trị, gắn với những vấn đề nóng bỏng của thời đại Hơn aihết, Nguyễn Đình Chiểu sớm thấy được nhu cầu cấp thiết của lịch sử là phải kiên trìchống giặc cứu nước, đồng thời chống bọn vua quan nhu nhược phản bội đầu hàng.Dù bệnh tật, mù lòa, nhưng Nguyễn Đình Chiểu vẫn thấy được vai trò của ngườidân, vẫn ý thức rõ trách nhiệm của mình (Đất nước lâm nguy, thất phu hữu trách).Không thể trực tiếp cầm vũ khí giết giặc, Nguyễn Đình Chiểu dùng ngòi bút sắc béncủa mình chống giặc trên mặt trận văn hóa tư tưởng:
Chở bao nhiêu đạo thuyền khẳm, Đăm mấy thằng gian bút chẳng tà.
Trang 34Với quan điểm trên, Nguyễn Đình Chiểu không chỉ trở thành ngọn cờ đầu củadòng văn học yêu nước chống Pháp mà còn là tác gia tiêu biểu nhất của nền văn học
dân tộc cuối thế kỷ XIX Sáng tác ba truyện Nôm Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà
Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp Nguyễn Đình Chiểu đã ý thức được trách nhiệm của
mình đối với xã hội, với cộng đồng, với đất nước Nguyễn Đình Chiểu đã lái truyệnNôm theo một hướng khác hẳn với truyện Nôm trước đó Tất cả đều vì cộng đồng,
vì xã hội, vì đất nước Có thể xem đây là bước ngoặt, là sự đóng góp quan trọngnhất vào lịch sử của thể loại truyện Nôm
Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu có tính chiến đấu cao Nét độc đáo ở nhà thơ mùnày là toàn bộ sáng tác của ông đều viết bằng chữ Nôm Ông đã phát huy truyềnthống văn học Nôm trước đó và đưa nó phát triển theo hướng mới: hướng theo
những yêu cầu của lịch sử thời đại Sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, từ Lục Vân
Tiên đến Dương Từ - Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp nằm trong chiều hướng
vận động này
Cùng với nhiều thể loại khác (thơ, văn tế, hịch), truyện Nôm của Nguyễn ĐìnhChiểu đã làm sống dậy văn học Nam Bộ, và đưa văn học Nam Bộ vào quỹ đạo củavăn học cả nước
Trang 35Chương 2 NGUỒN TỰ SỰ VÀ DIỄN BIẾN CỦA CỐT TRUYỆN TRUYỆN NÔM NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
2.1 Nguồn tự sự của truyện Nôm Nguyễn Đình Chiểu
2.1.1 Một cái nhìn chung về nguồn tự sự trong truyện Nôm
Qua khoảng 150 truyện Nôm để lại, có thể thấy nguồn tự sự của truyện Nômbắt nguồn từ nhiều cơ sở
Thứ nhất, nguồn tự sự của truyện Nôm được rút từ lịch sử hay dựa vào lịch sử
(bao gồm lịch sử, dã sử, huyền sử, truyền thuyết), như Thiên Nam Ngữ Lục, Đại Nam quốc sử diễn ca, Ông Ninh cổ truyện, Cai Vàng tân truyện,
Thứ hai, nguồn tự sự của truyện Nôm dựa vào tôn giáo (Phật giáo), như Quan
âm tân truyện, Địa tạng bản hạnh, Nam Hải Quan âm bản hạnh, Minh Không kệ diễn âm, Từ Đạo Hạnh sự tích thực lục diễn Nôm,
Thứ ba, nguồn tự sự của truyện Nôm dựa vào truyện dân gian, như Bích Câu
kỳ ngộ, Tấm Cám, Trương Chi, Phương Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa, Tống Trân Cúc Hoa; Phương Hoa, Thạch Sanh, v.v
Thứ tư, nguồn tự sự của truyện Nôm vay mượn từ cốt truyện nước ngoài, như
Truyện Kiều, Nữ tú tài, Phan Trần, Nhị độ mai, Hoa Tiên, Vương Tường, Tô Công phụng sứ, Bạch Viên – Tôn Khác, Hoàng Trừu, Truyện Kiều, v.v
Trang 36Thứ năm, nguồn tự sự được tác giả sáng tạo ra, chủ yếu lấy chất liệu từ cuộc
đời mình và hiện thực thời đại mình, như Lục Vân Tiên, Sơ kính tân trang, Mai đình
mộng ký,…
Nguồn tự sự trong truyện Nôm của Nguyễn Đình Chiểu thuộc loại thứ năm
2.1.2 Nguồn tự sự của Lục Vân Tiên
Truyện Lục Vân Tiên đã đến với độc giả trong hơn một thế kỷ qua Nhưng mãi
đến ngày nay dường như người ta vẫn chưa biết đích xác nguồn gốc cuốn truyện từ
đâu, mặc dù câu “Trước đèn xem truyện Tây minh” cứ sờ sờ ra đó như một thách
thức Không phải đến bây giờ, mà ngay từ hồi Nguyễn Đình Chiểu còn sống, người
ta đã bắt đầu bàn cãi về vấn đề này rồi Trần Nguyên Hanh cho rằng “Tây minh” làtên một tủ sách Tô Đông Pha đời Tống Truyện Tây minh có nghĩa là một cuốntruyện lấy ra từ đó Aben đê Misen thì hiểu theo một cách khác Ông cho rằng “Tâyminh” ở đây không phải tên một tủ sách, mà là tên một triều đại do Nguyễn ĐìnhChiểu tưởng tượng ra Và truyện Tây minh, có nghĩa là một câu chuyện xảy ra trongtriều đại tưởng tượng đó
Khác với hai cách giải thích trên, Bajô lại quan niệm “Tây minh” là tên mộtcuốn truyện Trong khi giới thiệu tiểu sử Nguyễn Đình Chiểu, Bajô viết: “Nhân khinhàn rỗi Nguyễn Đình Chiểu có nhờ người ta đọc cho nghe một cuốn tiểu thuyếtTrung Quốc có tên là “Truyện Tây minh” Vì thế câu chuyện có nhiều đoạn giốngvới cuộc đời mình, nên Nguyễn Đình Chiểu mới mượn đề tài đó để sáng tác ra tậpthơ Nôm, lấy tên là Lục Vân Tiên” Cách giải thích ấy tuy có vẻ dễ chấp nhận hơncách giải thích của Trần Nguyên Hanh hay Aben đê Misen, nhưng tựu trung vấn đềvẫn chưa được giải quyết, vì một lẽ rất dễ hiểu là chính Bajô cũng chưa tìm thấymột truyện “Tây minh” nào
Trang 37Khi bàn về nguồn gốc truyện Lục Vân Tiên, Hoàng Ngọc Phách, Lê Trí Viễn
và Vũ Đình Liên có nói: “Cứ theo Nguyễn Đình Chiểu thì Lục Vân Tiên nguồn gốc ở cuốn tiểu thuyết Trung Quốc nhan đề là truyện Tây minh… Nhưng truyện Tây
minh thì đến nay vẫn chưa biết là có hay không vì những bảng kê tác phẩm trong
các văn học sử Trung Quốc không thấy đâu nói đến Cũng có thể là chẳng có cuốn
Tây minh nào cả và cốt truyện Lục Vân Tiên là do tác giả dựa vào thân thế mình và
những hiểu biết của mình về truyện Nôm của ta và các tiểu thuyết Trung Quốc màsáng tạo ra
Thiết nghĩ vấn đề cốt yếu là phải có một thực tế để chứng minh Thực ra ở
Trung Quốc không phải không có cuốn Tây minh nào Bàn về tính chất của sách đó, Chu Hy và Lã Tổ Khiêm trong Cận tư lục có viết: “Tây minh là một quyển sách
giảng giải về đạo lý, nhằm phát huy những điều mà thánh nhân ngày trước chưa nóitới, cùng một công dụng như những bài bàn về tính thiện, dưỡng khí của Mạnh Tử”
Về nội dung sách đó, trong bộ Trung Quốc thông sử giản biên có tóm tắt như sau:
“Người là con của trời đất Hễ là người, đều là anh em ruột thịt của ta Vạn vật, đều
là bạn bè của ta Vua là con trưởng của cha mẹ ta (trời đất) Bách quan là nhữngngười giúp việc cho con trưởng (vua) Bởi vậy tất cả những người khốn khổ dướigầm trời đều là anh em nghèo khó của ta, phải làm sao cho họ sung sướng”
Có thể thấy Tây minh trước hết không phải là một “cuốn truyện” hay một cuốn
“tiểu thuyết” Tây minh rõ ràng là một cuốn sách thuộc phạm trù đạo đức, triết học Giá như mở đầu truyện Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu viết: “Trước đèn xem
sách Tây minh” chẳng hạn thì chúng ta có thể giải thích là: nhân đọc sách Tây minh
Nguyễn Đình Chiểu liên tưởng đến “nhân tình éo le” đương thời mà viết nên tác
phẩm Lục Vân Tiên… Đằng này lại không thế, Tây minh ở Nguyễn Đình Chiểu rõ ràng là một “truyện”, một ‘truyện” như truyện Lục Vân Tiên… Mới đọc Lục Vân
Tiên, mọi người đều cho đây là một câu chuyện xảy ra trên đất Trung Quốc! Quận
Đông Thành, quê hương của chàng thư sinh họ Lục, nay vẫn còn là một vùng ở tỉnh
Trang 38An Huy Và đây, quận Tây Xuyên, nơi Kiều Liên đã “Đẩy xe cho chị qua miền Hà
khê”, nay là Mạn Tây thuộc tỉnh Tứ Xuyên… Trường An, Sóc Phương, Đồng
Quan… cũng đều là những tên không xa lạ trên lãnh thổ Trung Quốc Ngay cả nướcSở với cái triều đại Sở Vương… Cũng đã từng có trong lịch sử Trung Quốc Càng
đi sâu vào câu chuyện, bên cạnh những cái “có thật” đó, chúng ta lại càng thấy baonhiêu cái “không có thật”, bao nhiêu cái mà ở Trung Quốc rất khó tìm thấy Làmsao biết được Ô My, Hàn Giang, Loan Minh… là những quận huyện thuộc nơi nào?
Làm sao định rõ được Thương Tòng, Ô Sào là những núi ở đâu? Nếu Lục Vân Tiên
là một cuốn truyện bắt nguồn từ Trung Quốc, thì bên cạnh những địa danh có thật,
hà tất phải thêm vào những địa danh hư cấu? Có thể nói đây là một trường hợp rất ítthấy ở tiểu thuyết Trung Quốc Lại càng khó giải thích hơn, nếu chúng ta đặt nhữngcuộc hành trình của một số nhân vật trong truyện lên bản đồ Trung Quốc Cứ theocốt truyện thì Vân Tiên vốn người quận Đông Thành thuộc tỉnh An Huy Chàng từbiệt thầy dạy về kinh đô Trường An (nay thuộc Thiểm Tây) để thi hội Trong lúc đóthì Nguyệt Nga vâng mệnh Kiều Công từ Tây Xuyên sang Hà Khê để định bề “nghigia” Tứ Xuyên và An Huy xa cách nghìn trùng, đường đi của Vân Tiên và NguyệtNga thật là cũng chênh lệch Ấy thế mà không hiểu sao họ lại có thể gặp nhau, đểchàng “tả đột hữu xông” cứu nàng thoát nạn
Ngày đặt chân lên đất kinh đô, Vân Tiên bỗng nghe tin mẹ mất Chàng hối hả
từ Trường An trở về An Huy Đường đi của chàng lẽ ra phải là đường sông hayđường bộ Nhưng ở đây lại không thế, Vân Tiên đã về bằng đường biển:
Cánh buồm bao quản gió xiêu, Ngàn trùng biển rộng, chín chiều ruột đau.
Người đọc sẽ phân vân tự hỏi: Biển ở đâu đây? Từ Thiểm Tây về An Huy, làmsao có thể đi bằng đường biển?
Về sau này, khi Nguyệt Nga bị tên thái sư trong triều xúc xiểm, phải cống sangnước Ô Qua, chúng ta lại gặp một trường hợp tương tự như thế nữa Ải Đồng Quan
Trang 39nơi ranh giới giữa Hán (Trung Quốc) và Hồ (chỉ Ô Qua) vốn nằm trên địa phậnThiểm Tây Từ Trường An đến đó, rõ ràng là đi trên đất liền Thế mà không hiểusao trên bước đường dần xa cố quốc của Nguyệt Nga, người đọc vẫn thấy mênhmông biển cả, có sóng nước dạt dào:
Buồm trương, thuyền vội tách vời, Các quan đưa đón người người đứng trông.
Mười ngày đã tới ải Đồng, Mênh mông biển rộng, đùng đùng sóng xao.
Đó là những điểm khó giải thích khi chúng ta muốn theo dõi bước chân của
một số nhân vật trong truyện Nhưng những điều “nan giải” ở Lục Vân Tiên không
phải chỉ có chừng ấy Ngoài lĩnh vực không gian ra, nếu xét thêm về mặt thời gian,chúng ta vẫn thấy trong tác phẩm còn có một số vấn đề nữa Vẫn theo cốt truyên, thìVân Tiên là một người nước Sở, một nước chỉ xuất hiện trong lịch sử Trung Quốc
từ thời Chu đến thời Tần, thế mà Vân Tiên lại có thể cùng bạn là Hớn Minh đi dẹpgiặc Ô Qua, một bộ tộc nhỏ mà mấy trăm năm sau, nghĩa là mãi đến thời Tam Quốcmới thấy xuất hiện ở miền Nam Trung Quốc
Tất cả những chi tiết vừa nêu trên là cơ sở để chúng ta có thể chắc chắn rằng
mấy chữ “Truyện Tây minh” là do Nguyễn Đình Chiểu tự sáng tạo Và nguồn gốc
của tác phẩm cũng có lẽ chẳng phải tìm ở đâu xa, mà hãy quay về với thực tế ViệtNam thời Nguyễn Đình Chiểu với cả cuộc đời và tâm tư tình cảm của tác giả Thậtvậy, đọc lên hai câu thơ sau có thể nói là “hồi trống mở màn” cho truyện Lục VânTiên mà ta nghe như bên tai văng vẳng tiếng trống của thời đại:
Trai thời trung hiếu làm đầu, Gái thời tiết hạnh là câu trau mình.
Xã hội Việt Nam sau nhiều biến cố cuối Lê đầu Nguyễn (Gia Long), mọi đạo
lý cương thường của chế độ phong kiến trở nên rối bời bời Nho giáo bất lực, lòngngười ngơ ngác… Từ Gia Long cho đến Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức, các triều
Trang 40vua nhà Nguyễn đắp đổi nhau chống đỡ lại ngôi nhà phong kiến vốn đã “cột đổtường xiêu” Nhiều nhà nho cũng cám cảnh “chợ chiều sắp tan” ấy, phần thì lo chođạo học suy vi, phần thì lo cho tiền đồ đen tối, đã bằng cách này cách khác đề cao
“trung”, “hiếu”, “tiết”, “nghĩa” để giáo dục người nhưng cũng tự động viên mình
Tiếp sau Nhị độ mai, Nhị thập tứ hiếu, phải chăng truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn
Đình Chiểu cũng ra đời vì lý do như thế?
Có lẽ là không phải, bởi vì ở Lục Vân Tiên chúng ta còn thấy phần lớn cuộc
đời với hoài vọng cứu nước giúp dân của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu Có người nóiVân Tiên là hiện thân của tác giả Và nhận định này rất đáng chú ý Cũng nhưNguyễn Đình Chiểu, Vân Tiên theo đòi bút nghiên từ tấm bé Ở Nguyễn ĐìnhChiểu, tình thầy trò là một cái gì rất thiêng liêng Sau khi thầy dạy mất, NguyễnĐình Chiểu vẫn thường cúng giỗ thầy, thì ở Vân Tiên, tình sư đệ cũng rất chânthành, sâu sắc Chẳng những thế mà sau khi phải từ biệt thầy về kinh thi hội, bướcchân chàng cũng ngập ngừng vì vấn vương thương nhớ:
Ra đi vừa rạng chân trời, Ngùi ngùi ngó lại nhớ nơi học đường.
Tiên rằng thiên các nhất phương, Thầy đeo đoạn thảm, tớ vương mối sầu.
Con đường trẩy kinh của chàng, con đường đầy sóng gió, hiểm nguy, sao cứphảng phất như con đường ghe bầu từ trong Nam ra Huế, con đường đi thi củaNguyễn Đình Chiểu Ngày đi:
Ra đi tách dặm băng chừng, Gió nam rày đã đưa xuân qua hè.
Ngày về:
Cánh buồm bao quản gió xiêu, Ngàn trùng biển rộng, chin chiều ruột đau.