6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn
3.1.2. Nghệ thuật tạo dựng tình huống, xung đột, sự kiện, nhân vật
Khái niệm “xung đột” thường được dùng khi nói đến loại văn học tự sự, là loại hình nghệ thuật mang tính năng động. Tự sự có thể đưa vào tác phẩm một số lượng lớn các tính cách và các sự kiện đến mức mà các thể loại văn học khác không thể đạt được. Tác phẩm tự sự giúp tác giả xây dựng được tính cách phức tạp, mâu thuẫn, đa diện… Truyện Nôm của Nguyễn Đình Chiểu nằm trong hệ thống tác phẩm phản ánh cuộc sống bằng phương thức tự sự. Tuy nhiên, ơ đây có sự tham gia của yếu tố trữ tình, yếu tố thơ đúng như tên gọi của thể loại này là truyện thơ Nôm. Mỗi tác phẩm truyện Nôm của ông phản ánh nghệ thuật tình huống xung đột khác nhau. Vây nghệ thuật biểu hiện tình huống xung đột ơ tác phẩm Lục Vân Tiên là gì?
Đó là câu chuyện xoay quanh hai nhân vật chính là Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga. Lục Vân Tiên là chàng trai văn võ song toàn. Một lần, trên đường đi thi, chàng gặp toán cướp đang ức hiếp dân lành. Chàng một mình xông vào đánh tan bọn cướp cứu dân lành, trong đó có Kiều Nguyệt Nga. Kiều Nguyệt Nga mang ơn cứu mạng của Lục Vân Tiên và từ đó dẫn đến tình yêu. Nàng đã họa hình ân nhân và nguyện suốt đời gắn bó với chàng. Lục Vân Tiên trên đường đi thi gặp nhiều tai ương hiểm họa, mẹ mất, chàng về chịu tang, vì thương khóc mẹ mà mù cả hai mắt, bị Trịnh Hâm lừa đẩy xuống sông, bị gia đình Võ Thể Loan bội hôn bỏ vào hang sâu. Nhờ những người tốt bụng cứu giúp, nhờ các thế lực siêu nhiên giúp đỡ, Vân Tiên lại sáng mắt, thi đỗ trạng nguyên, đánh tan giặc Ô Qua, cứu đất nước. Còn Nguyệt Nga thì bị thái sư xui triều đình Trang Vương đem cống dâng cho giặc Ô Qua. Nàng vâng mệnh nhưng giữa đường ôm bức hình Vân Tiên nhảy xuống sông tự vẫn, tuy thoát chết nhưng lại bị cha con Bùi Kiệm ép duyên, nàng bỏ trốn và
được Tiên Phật cùng những người tốt chơ che cứu nạn. Cuối cùng nàng gặp lại Vân Tiên sau khi chàng dẹp tan giặc, hai người nên duyên và sống hạnh phúc.
Như vậy, có thể thấy ơ đây tác phẩm Lục Vân Tiên được triển khai theo hai tuyến nhân vật, hai tuyến sự kiện với nhiều tình huống, tình tiết trong một mối quan hệ đối lập tương phản nhau. Đó là sự đối lập, tương phản giữa một bên là Nhân nghĩa và một bên là Bất nhân bất nghĩa. Rõ ràng xuyên suốt từ đầu cho đến cuối tác phẩm Lục Vân Tiên tình huống xung đột giữa Nhân nghĩa và Bất nhân bất nghĩa cứ đan xen tiếp diễn. Nhân và Nghĩa vốn là hai phạm trù cơ bản của đạo đức Khổng giáo, là tư tương luân lý chính trị của Nho gia. Hàm nghĩa cơ bản của Nhân là yêu người, hàm nghĩa cơ bản của Nghĩa là thích hợp. Nhân nghĩa kết hợp với nhau trơ thành chuẩn tắc cơ bản của luân lý xã hội phong kiến. Câu nói của người xưa “Kiến nghĩa bất vi vô dũng dã” (thấy việc nghĩa mà không làm không phải là người dũng cảm) đã được nhân vật cụ Đồ Chiểu thốt lên một cách khảng khái. Tấm lòng Nhân nghĩa ấy từ xưa đã được cha ông ta gửi gắm qua các câu chuyện cổ tích. Hình ảnh Thạch Sanh cứu công chúa khỏi móng vuốt của đại bàng trong truyện Thạch Sanh
cũng hoàn toàn giản dị trong sáng như Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga khỏi tay kẻ ác. Đó là hành động xuất phát từ lòng Nhân. Ta thấy nhân dân sơ dĩ yêu mến Lục Vân Tiên là do họ thấy mình trong đó, trước hết là cái đạo nghĩa của họ. Cho nên trung, hiếu, tiết, nghĩa trong truyện tuy chịu ảnh hương sâu sắc khái niệm của Nho giáo nhưng vẫn phù hợp với đạo đức nhân dân, đạo nghĩa nhân dân, nhất là nhân dân Lục tỉnh.
Lục Vân Tiên là một truyện thơ mang tính chất tự truyện, nó như là bản sao cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu. Các nhân vật trong tác phẩm chứa đựng đầy đủ những đặc điểm về tâm tính của Nho giáo, chứa đựng tinh thần yêu nước và nhân văn sâu sắc. Trước hết, trong quan niệm “chơ đạo” của Nguyễn Đình Chiểu, đạo lý Nho giáo được thể hiện cụ thể qua truyện thơ Lục Vân Tiên là trung hiếu và tiết hạnh. Hai nhân vật chính của truyện Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga là hai hình
mẫu về trai trung hiếu và gái tiết hạnh. Ngoài ra truyện tập trung đề cao tinh thần vị nghĩa thể hiện qua hai cặp nhân vật đối lập là Hớn Minh, Tử Trực và Bùi Kiệm, Trịnh Hâm. Đó là hình mẫu về con người nhân nghĩa đối lập với con người bất nhân bất nghĩa.
Cùng với các nhân vật Vân Tiên, Hớn Minh, Tử Trực… còn có các nhân vật ông Quán, ông Ngư, ông Tiều đều là hình mẫu về những người quân tử thức thời, chuộng cuộc sống thanh bần, giữ gìn khí tiết, giàu lòng nhân nghĩa, thương ghét rạch ròi, phân minh. Các nhân vật ông Quán, ông Ngư, ông Tiều đều mang đậm tính cách của người dân Nam Bộ, trọng nghĩa khinh tài, sống cuộc đời ung dung tự tại, thể hiện tinh thần và thái độ thâm trầm và sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu.
Trơ lại truyện ta thấy Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga là hai nhân vật chính của truyện, qua đó tác giả muốn thể hiện đạo làm người: trai trung hiếu, gái tiết hạnh, đồng thời thể hiện tinh thần nhà Nho hành đạo, quyết chí lập thân giúp đời. Ở đầu truyện ta bắt gặp hình ảnh Vân Tiên sáng ngời tinh thần “kiến nghĩa bất vi vô dũng dã”, thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là người dũng. Hay tin giặc cướp Phong Lai, Vân Tiên không chút do dự, liền ra tay cứu khốn phò nguy:
Vân Tiên nổi trận lôi đình,
Hỏi thăm: lũ nó còn đình nơi nao. Tôi xin ra sức anh hào,
Cứu người cho khỏi lao đao buổi này.
Tiếc cho tài và đức chưa kịp thi thố, chí làm trai chưa được toại nguyện, ước “báo bổ - hiển vang” chưa thành thì cuộc đời Vân Tiên lại sớm gặp phải vận mệnh ngặt nghèo. Hoàn cảnh éo le đã đẩy chàng trai trẻ rơi vào tình thế “Lỡ bề báo hiếu, lỡ đường lập thân”. Khi hay tin mẹ mất, chàng quyết định bỏ thi, về quê để chịu tang. Đây là quan niệm về đạo trung hiếu của Nho gia, làm con phải giữ đạo hiếu, khi cha mẹ mất phận làm con phải cự tang theo đúng lễ nghi Nho giáo thì mới tròn hiếu đạo. Vân Tiên nóng lòng quay về quê để thọ tang:
Tiên rằng: con Bắc mẹ Nam, Nước non vòi vọi đã cam lỗi nghì. Trong mình không cánh không vi, Lấy chi lướt dặm lấy chi bớt đàng.
Bước ngoặt cuộc đời Vân Tiên từ khi bị mù, bị Trịnh Hâm hãm hại, bị nhà vợ từ hôn, cũng chính là bước ngoặc cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu đành chấp nhận sống trong bóng tối đến trọn đời. Cả truyện có 1998 câu thì đoạn Vân Tiên gặp nạn từ câu 549, khi hay tin mẹ mất lúc sắp vào trường thi đến câu 1194, khi gặp hớn Minh tất cả là 544 câu. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Đình Chiểu dừng lại khá lâu để kể về những tình tiết éo le của cuộc đời Vân Tiên từ khi gặp nạn. Đây là đoạn đời bất hạnh, đau thương, buồn tủi mà tác giả ghi chép lại để tự ngẫm, chiêm nghiệm, làm hành trang cho quảng đời còn lại của mình. Đó chính là tâm sự, nỗi niềm riêng của tác giả trước thói đời đen bạc.
Nhớ lại ngày nào Thể Loan bịn rịn tiễn Vân Tiên nơi chốn lê đình:
Thưa rằng: quân tử phó công,
Xin thương bồ liễu chữ tòng ngây thơ. ...
Quản bao chút phận má hồng,
Phòng khuya vò võ đợi trông khôn lường. Chàng dầu cung quế xuyên dương,
Thiếp xin hai chữ Tào khương cho bằng. Xin đừng tham đó bỏ đăng,
Chê lê quên lựu chơi trăng quên đèn.
Chữ chung tình nay lại hóa ra phụ tình nhưng:
Loan rằng: gót đỏ như son,
Xưa nay ai nỡ đem chôn xuống bùn? Ai cho sen muống một bồn,
Ai từng chanh khế sánh phồn lựu lê?
Nhà vợ đã không thương mà chẳng nghĩ chút tình, lại toan tính con đường phản trắc:
Công rằng: muốn vẹn việc mình,
Phải toan một chước dứt tình mới xong. Nghe rằng trong núi Thương Tòng, Có hang thăm thẳm bịt bùng khôn ra. Đông Thành ngàn dặm còn xa,
Đem chàng bỏ đó ai mà biết đâu. …
Vân Tiên khi ấy hải hùng,
Nghĩ ra mới biết Võ công hại mình. Nực cười con tạo trớ trinh,
Chữ duyên tráo chác, chữ tình lãng xao.
Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng hình tượng Võ Thể Loan trong sự đối lập với hình tượng nhân vật Kiều Nguyệt Nga. Một bên là Võ Thể Loan, con người điêu ngoa, phản trắc, bất nhân, bất nghĩa, còn một bên là Kiều Nguyệt Nga, người con gái đức hạnh, hiền thục, chung tình, dù cho vật đổi sao dời vẫn bền lòng chặt dạ với người mình thương. Thông qua hành động phản bội và thủ đoạn độc ác của cha con Võ Thể Loan, Nguyễn Đình Chiểu một mặt phê phán những kẻ bất nhân, bất nghĩa, đồng thời cũng nhằm thể hiện nỗi lòng uất hận về cảnh ngộ trớ trêu của đời mình. Hình tượng nhân vật Võ Thể Loan càng bạc tình, bất nghĩa bấy nhiêu thì hình tượng Nguyệt Nga càng cao đẹp, rạng ngời nhân nghĩa bao nhiêu. Nguyệt Nga không chỉ là người bạn tình son sắt, thủy chung mà còn là một người bạn đời tri ân, tri kỷ của Vân Tiên. Chuyện tình giữa Nguyệt Nga và Vân Tiên vượt qua cái tầm thường của nhân tình thế thái. Họ gặp nhau trong giây lát mà ân tình sâu nặng. Cám nghĩa Vân
Tiên đánh cướp cứu mình, Nguyệt Nga cùng Vân Tiên xướng họa và nguyện một lòng thủy chung với chàng:
Nguyện cùng Nguyệt lão hỡi ông, Trăm năm cho trọn chữ tình mới an. Hữu tình chi bấy Ngưu lang,
Tấm lòng chức nữ vì chàng mà nghiêng.
Tấm lòng Nguyệt Nga đối với Vân Tiên thật là cao đẹp, ngoài ân nghĩa ra, nó còn là sự đồng cảm giữa hai tâm hồn đồng điệu, họ yêu nhau vì nghĩa, mến nhau vì tài. Lúc chia tay về nhà, Nguyệt Nga chạnh lòng tương nhớ Vân Tiên, tình cảm đó rất chân thành, trang trọng:
Dời chân ra chốn hoa đình,
Xem trăng rồi lại chạnh lòng cố nhơn. Than rằng: lưu thủy cao sơn,
Ngày nào nghe đặng tiếng đờn tri âm. Chữ tình càng tưởng càng thâm,
Muốn pha khó lợt muốn dầm phôi phai. Vơi vơi đất rộng trời dài,
Hỡi ai nỡ để cho ai đeo phiền. Trở vào liền lấy bút nghiên,
Đặt bàn hương án chút nguyền thần linh. Làu làu một tấm lòng thành,
Họa ra một bức tượng hình Vân Tiên.
Trong truyện, Nguyễn Đình Chiểu xây dựng hình tượng Nguyệt Nga đối lập với Thể Loan, nhằm thể hiện tấm gương đạo đức và tiết hạnh của người phụ nữ theo quan niệm đạo đức Nho giáo. Nhưng trong sâu thẳm tâm hồn nhà thơ, Nguyệt Nga là hình ảnh tuyệt vời về tấm lòng thủy chung, son sắt, về vẻ đẹp cao quý và thanh khiết của người phụ nữ. Chỉ vì một lời ước nguyện mà Nguyệt Nga đã chặt dạ bền
lòng với Vân Tiên, điều đó nói lên một nét tính cách quan trọng của người phụ nữ về tiết hạnh. Đó là sự đối lập với Thể Loan, kẻ đã hứa hôn với Vân Tiên nhưng vội vã thay lòng. Hình mẫu của Nguyệt Nga về tiết hạnh có chứa đựng một nét đặc trưng về thái độ ứng xử của người phụ nữ Việt Nam nói chung và đặc thù phụ nữ Nam Bộ nói riêng: khi đã thương nhau, một lời đã hứa thì họ mãi mãi chung tình.
Trong đoạn Nguyệt Nga gặp nạn, tác giả dành 304 câu, từ câu 1357, thái sư tâu vua ép Nguyệt Nga cống Phiên đến câu 1660, Nguyệt Nga trốn khỏi nhà Bùi ông được Lão bà đón rước ơ đất Ô Sào, để sau này gặp lại Vân Tiên. Việc cho Nguyệt Nga rơi vào trường đoạn tai biến, lưu lạc là do thi pháp truyện thơ dân gian quy định theo đúng mô hình gặp gỡ - tai biến- đoàn tụ. Tuy nhiên vấn đề đặt ra ơ đây là những cảnh huống trớ trêu và hành động ứng xử của Nguyệt Nga trước những cảnh huống đó nhằm nói lên điều gì? Nó nhằm thể hiện cái tâm mang nặng tư tương Nho giáo “gái thời tiết hạnh là câu trau mình” của Nguyễn Đình Chiểu. Nguyệt Nga không tham giàu sang, không sợ uy quyền, một lòng chung thủy với Vân Tiên:
Thái sư dùng lễ vật sang,
Mượn người mai chước kết đàng xui gia. Kiều công khôn ép Nguyệt Nga,
Lễ nghi đưa lại về nhà thái sư.
Và khi phải đi cống Phiên thì Nguyệt Nga đã chọn trước cho mình con đường quyên sinh để giữ vẹn tấm lòng son sắt với chồng và cũng được trung cùng chúa:
Tới nay phận bạc là ta,
Nguyện cùng bức tượng trót đà chung thân. … Nghĩa tình nặng cả hai bên,
Nếu ngay cùng chúa lại quên ơn chồng. Sao sao một thác thời xong,
Tuy nhiên nếu đem cân phân giữa đạo nghĩa vợ chồng thì rõ ràng bề ngoài Nguyễn Đình Chiểu vẫn coi trọng chữ trung nhưng thực ra bên trong đã xem nặng chữ tiết. Ông đã không để cho Nguyệt Nga làm tròn sứ mạng cống Phiên giống như lệ thường xảy ra ơ các tích truyện của Trung Quốc như Tây Thi sang Ngô mà để cho nàng quyên sinh để làm tròn tiết hạnh của người phụ nữ, giữ tròn lời ước nguyện chung tình cùng Vân Tiên.
Thông qua hành động và ứng xử của Nguyệt Nga trong trường tai biến, Nguyễn đình Chiểu nhằm xây dựng một hình mẫu về người phụ nữ tiết hạnh gồm đủ các đức tính trung, hiếu, tiết, hạnh theo các nguyên tắc về đạo làm người của ông. Tuy nhiên tác giả luôn đặc biệt đề cao và nhấn mạnh chữ tình, đặt chữ tiết lên trên chữ trung và chữ hiếu. Đó là một nét đặc trưng về truyền thống văn hóa ứng xử của người Việt, đặc biệt là người phụ nữ Nam Bộ. Cũng trong trường đoạn tai biến, Nguyễn Đình Chiểu đã dành hơn 800 câu cho cặp nhân vật Vân Tiên và Nguyệt Nga, gần phân nửa truyện để khái quát lên hình mẫu trai trung hiếu, gái tiết hạnh. Qua nhân vật Vân Tiên, ngoài việc đề cao đạo trung hiếu, tác giả còn thể hiện chí phấn đấu vươn lên chiến thắng vận mệnh nghiệt ngã để làm người và giúp đời. Kết thúc trường đoạn tai biến, Nguyễn Đình Chiểu cho Vân Tiên xuất hiện bằng hình ảnh tuyệt vời của vị tướng soái uy phong lẫm liệt:
Vân Tiên đầu đội kim khôi,
Tay cầm siêu bạc mình ngồi ngựa ô. …Vân Tiên chém Cốt Đột rồi,
Đầu treo cổ ngựa phản hồi bổn quân.
Dùng lối kết thúc có hậu, để nhân vật chính diện được vinh quang và đoàn tụ, Nguyễn Đình Chiểu một mặt muốn thể hiện một chân lý: ơ hiền gặp lành; mặt khác nhằm thể hiện một khát vọng về chí làm trai phải lập nên sự nghiệp hiển hách. Thông qua đó, tác giả ngầm thể hiện ước mơ, hoài bão về chí phấn đấu trơ thành người hữu dụng để cứu người và giúp đời.
Bên cạnh hai nhân vật chính của truyện chúng ta còn thấy ơ Lục Vân Tiên còn có những nhân vật tích cực khác đó là Tử Trực, Hớn Minh, Tiểu Đồng, ông Ngư, ông Tiều, ông Quán… đều là những hình tượng nghệ thuật sinh động nhằm minh họa cho tinh thần vị nghĩa. Hai nhân vật Tử Trực và Hớn Minh được xây dựng nhằm thể hiện các nét riêng về con người vì nghĩa đối lập với hai nhân vật Bùi Kiệm, Trịnh Hâm, những con người bất nhân, bất nghĩa. Tử Trực và Hớn Minh có tính cách ngay thẳng, cương trực, trọng tình, trọng nghĩa, thuộc mẫu người chính nhân, quân tử. Qua hai nhân vật này, Nguyễn Đình Chiểu muốn thể hiện nguyên tắc ứng xử theo quan niệm Nho giáo bao gồm năm đức: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Tử Trực giữ lễ với Vân Tiên cũng giống như Quan Vân Trường giữ lễ với các phu nhân, vợ