Truyện Nôm, giai đoạn kết thúc

Một phần của tài liệu Đặc trưng nghệ thuật truyện Nôm Nguyễn Đình Chiểu nhìn từ cốt truyện (Trang 31)

6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn

1.1.2.4. Truyện Nôm, giai đoạn kết thúc

Như trên đã đề cập thì giai đọạn phát triển cực thịnh của thể loại truyện Nôm diễn ra trong suốt nửa sau thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX. Tuy nhiên, khoảng thời gian từ những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nhiều biến cố, thay đổi quan trọng diễn ra khiến cho thể loại truyện Nôm không còn chổ đứng. Sự xuất hiện của chữ Quốc ngữ cùng với sự du nhập của nền văn hóa phương Tây đã có tác động rất lớn vào mọi mặt của đời sống xã hội… Chính vì lẽ đó mà nền văn học Hán, Nôm ngày càng bị mai một dần. Sau Giai nhân kỳ ngộ (xuất hiện những năm đầu thế kỷ XX) – truyện Nôm của Phan Châu Trinh, truyện Nôm cũng hết vai trò lịch sử. Thay vào đó là các thể loại truyện (truyện ngắn, tiểu thuyết) hiện đại được viết bằng chữ Quốc ngữ.

1.2. Vị trí truyện Nôm Nguyễn Đình Chiểu trong lịch sử của thể loại truyện Nôm

1.2.1. Truyện Nôm trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu

Lịch sử văn học Việt Nam đến giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX, bộ phận văn học chữ Nôm đã phát triển hết sức rực rỡ. Những tên tuổi như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Huy Tự, … đã từng đem lại niềm tự hào chính đáng cho văn học nước nhà. Nhưng từ khi nhà Nguyễn lên cầm quyền, cùng với nền chuyên chế của nó thì Hán học và chữ Hán trơ lại được đề cao, những nhà thơ dưới triều Nguyễn dần dần chuyển sang sáng tác bằng chữ Hán. Nguyễn Công Trứ là người ra đời sau Nguyễn Du 13 năm, còn tiếp thu được truyền thống văn học thế kỷ XVIII, nên sáng tác hầu hết bằng chữ Nôm.

Lý Văn Phức, Nguyễn Huy Hổ phần nào cũng giống như thế. Nhưng từ cuối đời Minh Mệnh trơ đi, nhất là dưới thời Tự Đức, thì dường như tất cả những nhà văn, nhà thơ tiêu biểu nhất đều sáng tác bằng chữ Hán. Cao Bá Quát có làm một số bài hát nói bằng chữ Nôm; nhưng Cao Chu Thần thi tập gần khoảng trên dưới một nghìn bài thơ thì viết bằng chữ Hán. Còn các tác giả khác như Nguyễn Văn Siêu, Doãn Uẩn, Nhữ Bá Sĩ, Miên Thẩm, Miên Trinh, .v.v… dường như hoàn toàn đều viết bằng chữ Hán. Trong khi đó, sống cùng thời với những tác giả này, nhưng Nguyễn Đình Chiểu lại viết Lục Vân Tiên bằng chữ Nôm, và không phải chỉ Lục Vân Tiên Dương Từ - Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp, rồi thơ văn yêu nước chống Pháp của ông, nghĩa là toàn bộ sáng tác của ông đều viết bằng chữ Nôm. Về số lượng mà nói, trong lịch sử văn học ta không có một nhà thơ thứ hai nào viết nhiều tác phẩm bằng chữ Nôm như Nguyễn Đình Chiểu. Có thể xem như ông đã cắm một cái cột mốc quan trọng cho thể loại truyện Nôm của dân tộc.

Nam Bộ là miền đất mới khai phá của dân tộc ta. Những người đầu tiên đến lập nghiệp ơ mảnh đất phương Nam này của Tổ quốc cách đây trên dưới bốn thê kỷ. Nền văn học thành văn của Nam Bộ cũng có một lịch sử khoảng chừng như thế. Nhưng, văn học Nam Bộ trước Nguyễn Đình Chiểu vẫn còn có tính cách địa phương khá rõ, chưa đi vào quỹ đạo chung của nền văn học dân tộc. Nhưng với sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, nhất là, với văn thơ yêu nước chống Pháp của ông thì, một mặt nhà thơ vẫn tiếp thu được những truyền thống của văn học Nam Bộ, mặt khác ông có những sáng tạo mới mẻ. Sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu không chỉ tiêu biểu cho văn học Nam Bộ, mà còn tiêu biểu cho một giai đoạn phát triển của lịch sử văn học dân tộc, với đầy đủ tính cách của nó. Với sự xuất hiện của Nguyễn Đình Chiểu, không còn có ranh giới của văn học Nam Bộ với văn học Đàng Ngoài; tính thống nhất của nền văn học dân tộc được mơ rộng ra trong toàn quốc và phong phú, đa dạng hơn trước.

Nguyễn Đình Chiểu đã có hứng thú đặc biệt với truyện Nôm và đã viết, không chỉ một mà là ba truyện Nôm. Khi xét tới đóng góp của ông vào thể loại này cần lưu ý tới tính chất đặc trưng văn học Nam Bộ. Là vùng văn học hình thành muộn dưới triều Nguyễn, những đại diện văn học quan trọng nhất của khu vực này bị thu hút ra kinh đô hay tham gia vào vùng đất khác. Việc Nguyễn Đình Chiểu trơ về sống và sáng tác trên mảnh đất Nam Bộ đã làm cho ông trơ thành người khép lại mạch Nam tiến của truyện Nôm, tạo ra một đợt giao thoa mới giữa văn học dân gian và văn học bác học thông qua thể loại đó.

Bằng toàn bộ sáng tác của mình, Nguyễn Đình Chiểu đã góp phần quyết định nâng vùng văn học Nam Bộ lên ngang tầm phát triển chung của văn học dân tộc. Hơn thế nữa, trơ thành một bộ phận đi tiên phong của chủ đề yêu nước chống ngoại xâm. Sáng tác của ông trơ thành nơi tổng duyệt lại hàng loạt những giá trị tinh thần truyền thống và trên một số phương diện, cho một thời kỳ văn học mới.

1.2.2. Truyện Nôm Nguyễn Đình Chiểu và bước ngoặt của thể loại truyện Nôm trong lịch sử văn học dân tộc

Nguyễn Đình Chiểu đã đưa truyện Nôm phát triển theo hướng gắn với xã hội, cộng đồng, gắn với chính trị, gắn với những vấn đề nóng bỏng của thời đại. Hơn ai hết, Nguyễn Đình Chiểu sớm thấy được nhu cầu cấp thiết của lịch sử là phải kiên trì chống giặc cứu nước, đồng thời chống bọn vua quan nhu nhược phản bội đầu hàng. Dù bệnh tật, mù lòa, nhưng Nguyễn Đình Chiểu vẫn thấy được vai trò của người dân, vẫn ý thức rõ trách nhiệm của mình (Đất nước lâm nguy, thất phu hữu trách). Không thể trực tiếp cầm vũ khí giết giặc, Nguyễn Đình Chiểu dùng ngòi bút sắc bén của mình chống giặc trên mặt trận văn hóa tư tương:

Chở bao nhiêu đạo thuyền khẳm, Đăm mấy thằng gian bút chẳng tà.

Với quan điểm trên, Nguyễn Đình Chiểu không chỉ trơ thành ngọn cờ đầu của dòng văn học yêu nước chống Pháp mà còn là tác gia tiêu biểu nhất của nền văn học dân tộc cuối thế kỷ XIX. Sáng tác ba truyện Nôm Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp Nguyễn Đình Chiểu đã ý thức được trách nhiệm của mình đối với xã hội, với cộng đồng, với đất nước. Nguyễn Đình Chiểu đã lái truyện Nôm theo một hướng khác hẳn với truyện Nôm trước đó. Tất cả đều vì cộng đồng, vì xã hội, vì đất nước. Có thể xem đây là bước ngoặt, là sự đóng góp quan trọng nhất vào lịch sử của thể loại truyện Nôm.

Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu có tính chiến đấu cao. Nét độc đáo ơ nhà thơ mù này là toàn bộ sáng tác của ông đều viết bằng chữ Nôm. Ông đã phát huy truyền thống văn học Nôm trước đó và đưa nó phát triển theo hướng mới: hướng theo những yêu cầu của lịch sử thời đại. Sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, từ Lục Vân Tiên đến Dương Từ - Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp nằm trong chiều hướng vận động này.

Cùng với nhiều thể loại khác (thơ, văn tế, hịch), truyện Nôm của Nguyễn Đình Chiểu đã làm sống dậy văn học Nam Bộ, và đưa văn học Nam Bộ vào quỹ đạo của văn học cả nước.

Chương 2

NGUỒN TỰ SỰ VÀ DIỄN BIẾN CỦA CỐT TRUYỆN TRUYỆN NÔM NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

2.1. Nguồn tự sự của truyện Nôm Nguyễn Đình Chiểu2.1.1. Một cái nhìn chung về nguồn tự sự trong truyện Nôm 2.1.1. Một cái nhìn chung về nguồn tự sự trong truyện Nôm

Qua khoảng 150 truyện Nôm để lại, có thể thấy nguồn tự sự của truyện Nôm bắt nguồn từ nhiều cơ sơ.

Thứ nhất, nguồn tự sự của truyện Nôm được rút từ lịch sử hay dựa vào lịch sử (bao gồm lịch sử, dã sử, huyền sử, truyền thuyết), như Thiên Nam Ngữ Lục, Đại Nam quốc sử diễn ca, Ông Ninh cổ truyện, Cai Vàng tân truyện,...

Thứ hai, nguồn tự sự của truyện Nôm dựa vào tôn giáo (Phật giáo), như Quan âm tân truyện, Địa tạng bản hạnh, Nam Hải Quan âm bản hạnh, Minh Không kệ diễn âm, Từ Đạo Hạnh sự tích thực lục diễn Nôm,...

Thứ ba, nguồn tự sự của truyện Nôm dựa vào truyện dân gian, như Bích Câu kỳ ngộ, Tấm Cám, Trương Chi, Phương Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa, Tống Trân Cúc Hoa; Phương Hoa, Thạch Sanh, v.v...

Thứ tư, nguồn tự sự của truyện Nôm vay mượn từ cốt truyện nước ngoài, như

Truyện Kiều, Nữ tú tài, Phan Trần, Nhị độ mai, Hoa Tiên, Vương Tường, Tô Công phụng sứ, Bạch Viên – Tôn Khác, Hoàng Trừu, Truyện Kiều, v.v...

Thứ năm, nguồn tự sự được tác giả sáng tạo ra, chủ yếu lấy chất liệu từ cuộc đời mình và hiện thực thời đại mình, như Lục Vân Tiên, Sơ kính tân trang, Mai đình mộng ký,…

Nguồn tự sự trong truyện Nôm của Nguyễn Đình Chiểu thuộc loại thứ năm.

2.1.2. Nguồn tự sự của Lục Vân Tiên

Truyện Lục Vân Tiên đã đến với độc giả trong hơn một thế kỷ qua. Nhưng mãi đến ngày nay dường như người ta vẫn chưa biết đích xác nguồn gốc cuốn truyện từ đâu, mặc dù câu “Trước đèn xem truyện Tây minh” cứ sờ sờ ra đó như một thách thức. Không phải đến bây giờ, mà ngay từ hồi Nguyễn Đình Chiểu còn sống, người ta đã bắt đầu bàn cãi về vấn đề này rồi. Trần Nguyên Hanh cho rằng “Tây minh” là tên một tủ sách Tô Đông Pha đời Tống. Truyện Tây minh có nghĩa là một cuốn truyện lấy ra từ đó. Aben đê Misen thì hiểu theo một cách khác. Ông cho rằng “Tây minh” ơ đây không phải tên một tủ sách, mà là tên một triều đại do Nguyễn Đình Chiểu tương tượng ra. Và truyện Tây minh, có nghĩa là một câu chuyện xảy ra trong triều đại tương tượng đó.

Khác với hai cách giải thích trên, Bajô lại quan niệm “Tây minh” là tên một cuốn truyện. Trong khi giới thiệu tiểu sử Nguyễn Đình Chiểu, Bajô viết: “Nhân khi nhàn rỗi Nguyễn Đình Chiểu có nhờ người ta đọc cho nghe một cuốn tiểu thuyết Trung Quốc có tên là “Truyện Tây minh”. Vì thế câu chuyện có nhiều đoạn giống với cuộc đời mình, nên Nguyễn Đình Chiểu mới mượn đề tài đó để sáng tác ra tập thơ Nôm, lấy tên là Lục Vân Tiên”. Cách giải thích ấy tuy có vẻ dễ chấp nhận hơn cách giải thích của Trần Nguyên Hanh hay Aben đê Misen, nhưng tựu trung vấn đề vẫn chưa được giải quyết, vì một lẽ rất dễ hiểu là chính Bajô cũng chưa tìm thấy một truyện “Tây minh” nào.

Khi bàn về nguồn gốc truyện Lục Vân Tiên, Hoàng Ngọc Phách, Lê Trí Viễn và Vũ Đình Liên có nói: “Cứ theo Nguyễn Đình Chiểu thì Lục Vân Tiên nguồn gốc ơ cuốn tiểu thuyết Trung Quốc nhan đề là truyện Tây minh… Nhưng truyện Tây minh thì đến nay vẫn chưa biết là có hay không vì những bảng kê tác phẩm trong các văn học sử Trung Quốc không thấy đâu nói đến. Cũng có thể là chẳng có cuốn

Tây minh nào cả và cốt truyện Lục Vân Tiên là do tác giả dựa vào thân thế mình và những hiểu biết của mình về truyện Nôm của ta và các tiểu thuyết Trung Quốc mà sáng tạo ra.

Thiết nghĩ vấn đề cốt yếu là phải có một thực tế để chứng minh. Thực ra ơ Trung Quốc không phải không có cuốn Tây minh nào. Bàn về tính chất của sách đó, Chu Hy và Lã Tổ Khiêm trong Cận tư lục có viết: “Tây minh là một quyển sách giảng giải về đạo lý, nhằm phát huy những điều mà thánh nhân ngày trước chưa nói tới, cùng một công dụng như những bài bàn về tính thiện, dưỡng khí của Mạnh Tử”. Về nội dung sách đó, trong bộ Trung Quốc thông sử giản biên có tóm tắt như sau: “Người là con của trời đất. Hễ là người, đều là anh em ruột thịt của ta. Vạn vật, đều là bạn bè của ta. Vua là con trương của cha mẹ ta (trời đất). Bách quan là những người giúp việc cho con trương (vua). Bơi vậy tất cả những người khốn khổ dưới gầm trời đều là anh em nghèo khó của ta, phải làm sao cho họ sung sướng”.

Có thể thấy Tây minh trước hết không phải là một “cuốn truyện” hay một cuốn “tiểu thuyết”. Tây minh rõ ràng là một cuốn sách thuộc phạm trù đạo đức, triết học. Giá như mơ đầu truyện Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu viết: “Trước đèn xem sách Tây minh” chẳng hạn thì chúng ta có thể giải thích là: nhân đọc sách Tây minh

Nguyễn Đình Chiểu liên tương đến “nhân tình éo le” đương thời mà viết nên tác phẩm Lục Vân Tiên… Đằng này lại không thế, Tây minh ơ Nguyễn Đình Chiểu rõ ràng là một “truyện”, một ‘truyện” như truyện Lục Vân Tiên… Mới đọc Lục Vân Tiên, mọi người đều cho đây là một câu chuyện xảy ra trên đất Trung Quốc! Quận Đông Thành, quê hương của chàng thư sinh họ Lục, nay vẫn còn là một vùng ơ tỉnh

An Huy. Và đây, quận Tây Xuyên, nơi Kiều Liên đã “Đẩy xe cho chị qua miền Hà khê”, nay là Mạn Tây thuộc tỉnh Tứ Xuyên… Trường An, Sóc Phương, Đồng Quan… cũng đều là những tên không xa lạ trên lãnh thổ Trung Quốc. Ngay cả nước Sơ với cái triều đại Sơ Vương… Cũng đã từng có trong lịch sử Trung Quốc. Càng đi sâu vào câu chuyện, bên cạnh những cái “có thật” đó, chúng ta lại càng thấy bao nhiêu cái “không có thật”, bao nhiêu cái mà ơ Trung Quốc rất khó tìm thấy. Làm sao biết được Ô My, Hàn Giang, Loan Minh… là những quận huyện thuộc nơi nào? Làm sao định rõ được Thương Tòng, Ô Sào là những núi ơ đâu? Nếu Lục Vân Tiên

là một cuốn truyện bắt nguồn từ Trung Quốc, thì bên cạnh những địa danh có thật, hà tất phải thêm vào những địa danh hư cấu? Có thể nói đây là một trường hợp rất ít thấy ơ tiểu thuyết Trung Quốc. Lại càng khó giải thích hơn, nếu chúng ta đặt những cuộc hành trình của một số nhân vật trong truyện lên bản đồ Trung Quốc. Cứ theo cốt truyện thì Vân Tiên vốn người quận Đông Thành thuộc tỉnh An Huy. Chàng từ biệt thầy dạy về kinh đô Trường An (nay thuộc Thiểm Tây) để thi hội. Trong lúc đó thì Nguyệt Nga vâng mệnh Kiều Công từ Tây Xuyên sang Hà Khê để định bề “nghi gia”. Tứ Xuyên và An Huy xa cách nghìn trùng, đường đi của Vân Tiên và Nguyệt Nga thật là cũng chênh lệch. Ấy thế mà không hiểu sao họ lại có thể gặp nhau, để chàng “tả đột hữu xông” cứu nàng thoát nạn.

Ngày đặt chân lên đất kinh đô, Vân Tiên bỗng nghe tin mẹ mất. Chàng hối hả từ Trường An trơ về An Huy. Đường đi của chàng lẽ ra phải là đường sông hay đường bộ. Nhưng ơ đây lại không thế, Vân Tiên đã về bằng đường biển:

Cánh buồm bao quản gió xiêu,

Ngàn trùng biển rộng, chín chiều ruột đau.

Người đọc sẽ phân vân tự hỏi: Biển ơ đâu đây? Từ Thiểm Tây về An Huy, làm sao có thể đi bằng đường biển?

Về sau này, khi Nguyệt Nga bị tên thái sư trong triều xúc xiểm, phải cống sang nước Ô Qua, chúng ta lại gặp một trường hợp tương tự như thế nữa. Ải Đồng Quan

nơi ranh giới giữa Hán (Trung Quốc) và Hồ (chỉ Ô Qua) vốn nằm trên địa phận Thiểm Tây. Từ Trường An đến đó, rõ ràng là đi trên đất liền. Thế mà không hiểu sao trên bước đường dần xa cố quốc của Nguyệt Nga, người đọc vẫn thấy mênh mông biển cả, có sóng nước dạt dào:

Buồm trương, thuyền vội tách vời,

Các quan đưa đón người người đứng trông. Mười ngày đã tới ải Đồng,

Mênh mông biển rộng, đùng đùng sóng xao.

Đó là những điểm khó giải thích khi chúng ta muốn theo dõi bước chân của một số nhân vật trong truyện. Nhưng những điều “nan giải” ơ Lục Vân Tiên không phải chỉ có chừng ấy. Ngoài lĩnh vực không gian ra, nếu xét thêm về mặt thời gian, chúng ta vẫn thấy trong tác phẩm còn có một số vấn đề nữa. Vẫn theo cốt truyên, thì Vân Tiên là một người nước Sơ, một nước chỉ xuất hiện trong lịch sử Trung Quốc

Một phần của tài liệu Đặc trưng nghệ thuật truyện Nôm Nguyễn Đình Chiểu nhìn từ cốt truyện (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w