Nguồn tự sự của truyện Nôm Nguyễn Đình Chiểu

Một phần của tài liệu Đặc trưng nghệ thuật truyện Nôm Nguyễn Đình Chiểu nhìn từ cốt truyện (Trang 35)

6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn

2.1. Nguồn tự sự của truyện Nôm Nguyễn Đình Chiểu

2.1.1. Một cái nhìn chung về nguồn tự sự trong truyện Nôm

Qua khoảng 150 truyện Nôm để lại, có thể thấy nguồn tự sự của truyện Nôm bắt nguồn từ nhiều cơ sơ.

Thứ nhất, nguồn tự sự của truyện Nôm được rút từ lịch sử hay dựa vào lịch sử (bao gồm lịch sử, dã sử, huyền sử, truyền thuyết), như Thiên Nam Ngữ Lục, Đại Nam quốc sử diễn ca, Ông Ninh cổ truyện, Cai Vàng tân truyện,...

Thứ hai, nguồn tự sự của truyện Nôm dựa vào tôn giáo (Phật giáo), như Quan âm tân truyện, Địa tạng bản hạnh, Nam Hải Quan âm bản hạnh, Minh Không kệ diễn âm, Từ Đạo Hạnh sự tích thực lục diễn Nôm,...

Thứ ba, nguồn tự sự của truyện Nôm dựa vào truyện dân gian, như Bích Câu kỳ ngộ, Tấm Cám, Trương Chi, Phương Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa, Tống Trân Cúc Hoa; Phương Hoa, Thạch Sanh, v.v...

Thứ tư, nguồn tự sự của truyện Nôm vay mượn từ cốt truyện nước ngoài, như

Truyện Kiều, Nữ tú tài, Phan Trần, Nhị độ mai, Hoa Tiên, Vương Tường, Tô Công phụng sứ, Bạch Viên – Tôn Khác, Hoàng Trừu, Truyện Kiều, v.v...

Thứ năm, nguồn tự sự được tác giả sáng tạo ra, chủ yếu lấy chất liệu từ cuộc đời mình và hiện thực thời đại mình, như Lục Vân Tiên, Sơ kính tân trang, Mai đình mộng ký,…

Nguồn tự sự trong truyện Nôm của Nguyễn Đình Chiểu thuộc loại thứ năm.

2.1.2. Nguồn tự sự của Lục Vân Tiên

Truyện Lục Vân Tiên đã đến với độc giả trong hơn một thế kỷ qua. Nhưng mãi đến ngày nay dường như người ta vẫn chưa biết đích xác nguồn gốc cuốn truyện từ đâu, mặc dù câu “Trước đèn xem truyện Tây minh” cứ sờ sờ ra đó như một thách thức. Không phải đến bây giờ, mà ngay từ hồi Nguyễn Đình Chiểu còn sống, người ta đã bắt đầu bàn cãi về vấn đề này rồi. Trần Nguyên Hanh cho rằng “Tây minh” là tên một tủ sách Tô Đông Pha đời Tống. Truyện Tây minh có nghĩa là một cuốn truyện lấy ra từ đó. Aben đê Misen thì hiểu theo một cách khác. Ông cho rằng “Tây minh” ơ đây không phải tên một tủ sách, mà là tên một triều đại do Nguyễn Đình Chiểu tương tượng ra. Và truyện Tây minh, có nghĩa là một câu chuyện xảy ra trong triều đại tương tượng đó.

Khác với hai cách giải thích trên, Bajô lại quan niệm “Tây minh” là tên một cuốn truyện. Trong khi giới thiệu tiểu sử Nguyễn Đình Chiểu, Bajô viết: “Nhân khi nhàn rỗi Nguyễn Đình Chiểu có nhờ người ta đọc cho nghe một cuốn tiểu thuyết Trung Quốc có tên là “Truyện Tây minh”. Vì thế câu chuyện có nhiều đoạn giống với cuộc đời mình, nên Nguyễn Đình Chiểu mới mượn đề tài đó để sáng tác ra tập thơ Nôm, lấy tên là Lục Vân Tiên”. Cách giải thích ấy tuy có vẻ dễ chấp nhận hơn cách giải thích của Trần Nguyên Hanh hay Aben đê Misen, nhưng tựu trung vấn đề vẫn chưa được giải quyết, vì một lẽ rất dễ hiểu là chính Bajô cũng chưa tìm thấy một truyện “Tây minh” nào.

Khi bàn về nguồn gốc truyện Lục Vân Tiên, Hoàng Ngọc Phách, Lê Trí Viễn và Vũ Đình Liên có nói: “Cứ theo Nguyễn Đình Chiểu thì Lục Vân Tiên nguồn gốc ơ cuốn tiểu thuyết Trung Quốc nhan đề là truyện Tây minh… Nhưng truyện Tây minh thì đến nay vẫn chưa biết là có hay không vì những bảng kê tác phẩm trong các văn học sử Trung Quốc không thấy đâu nói đến. Cũng có thể là chẳng có cuốn

Tây minh nào cả và cốt truyện Lục Vân Tiên là do tác giả dựa vào thân thế mình và những hiểu biết của mình về truyện Nôm của ta và các tiểu thuyết Trung Quốc mà sáng tạo ra.

Thiết nghĩ vấn đề cốt yếu là phải có một thực tế để chứng minh. Thực ra ơ Trung Quốc không phải không có cuốn Tây minh nào. Bàn về tính chất của sách đó, Chu Hy và Lã Tổ Khiêm trong Cận tư lục có viết: “Tây minh là một quyển sách giảng giải về đạo lý, nhằm phát huy những điều mà thánh nhân ngày trước chưa nói tới, cùng một công dụng như những bài bàn về tính thiện, dưỡng khí của Mạnh Tử”. Về nội dung sách đó, trong bộ Trung Quốc thông sử giản biên có tóm tắt như sau: “Người là con của trời đất. Hễ là người, đều là anh em ruột thịt của ta. Vạn vật, đều là bạn bè của ta. Vua là con trương của cha mẹ ta (trời đất). Bách quan là những người giúp việc cho con trương (vua). Bơi vậy tất cả những người khốn khổ dưới gầm trời đều là anh em nghèo khó của ta, phải làm sao cho họ sung sướng”.

Có thể thấy Tây minh trước hết không phải là một “cuốn truyện” hay một cuốn “tiểu thuyết”. Tây minh rõ ràng là một cuốn sách thuộc phạm trù đạo đức, triết học. Giá như mơ đầu truyện Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu viết: “Trước đèn xem sách Tây minh” chẳng hạn thì chúng ta có thể giải thích là: nhân đọc sách Tây minh

Nguyễn Đình Chiểu liên tương đến “nhân tình éo le” đương thời mà viết nên tác phẩm Lục Vân Tiên… Đằng này lại không thế, Tây minh ơ Nguyễn Đình Chiểu rõ ràng là một “truyện”, một ‘truyện” như truyện Lục Vân Tiên… Mới đọc Lục Vân Tiên, mọi người đều cho đây là một câu chuyện xảy ra trên đất Trung Quốc! Quận Đông Thành, quê hương của chàng thư sinh họ Lục, nay vẫn còn là một vùng ơ tỉnh

An Huy. Và đây, quận Tây Xuyên, nơi Kiều Liên đã “Đẩy xe cho chị qua miền Hà khê”, nay là Mạn Tây thuộc tỉnh Tứ Xuyên… Trường An, Sóc Phương, Đồng Quan… cũng đều là những tên không xa lạ trên lãnh thổ Trung Quốc. Ngay cả nước Sơ với cái triều đại Sơ Vương… Cũng đã từng có trong lịch sử Trung Quốc. Càng đi sâu vào câu chuyện, bên cạnh những cái “có thật” đó, chúng ta lại càng thấy bao nhiêu cái “không có thật”, bao nhiêu cái mà ơ Trung Quốc rất khó tìm thấy. Làm sao biết được Ô My, Hàn Giang, Loan Minh… là những quận huyện thuộc nơi nào? Làm sao định rõ được Thương Tòng, Ô Sào là những núi ơ đâu? Nếu Lục Vân Tiên

là một cuốn truyện bắt nguồn từ Trung Quốc, thì bên cạnh những địa danh có thật, hà tất phải thêm vào những địa danh hư cấu? Có thể nói đây là một trường hợp rất ít thấy ơ tiểu thuyết Trung Quốc. Lại càng khó giải thích hơn, nếu chúng ta đặt những cuộc hành trình của một số nhân vật trong truyện lên bản đồ Trung Quốc. Cứ theo cốt truyện thì Vân Tiên vốn người quận Đông Thành thuộc tỉnh An Huy. Chàng từ biệt thầy dạy về kinh đô Trường An (nay thuộc Thiểm Tây) để thi hội. Trong lúc đó thì Nguyệt Nga vâng mệnh Kiều Công từ Tây Xuyên sang Hà Khê để định bề “nghi gia”. Tứ Xuyên và An Huy xa cách nghìn trùng, đường đi của Vân Tiên và Nguyệt Nga thật là cũng chênh lệch. Ấy thế mà không hiểu sao họ lại có thể gặp nhau, để chàng “tả đột hữu xông” cứu nàng thoát nạn.

Ngày đặt chân lên đất kinh đô, Vân Tiên bỗng nghe tin mẹ mất. Chàng hối hả từ Trường An trơ về An Huy. Đường đi của chàng lẽ ra phải là đường sông hay đường bộ. Nhưng ơ đây lại không thế, Vân Tiên đã về bằng đường biển:

Cánh buồm bao quản gió xiêu,

Ngàn trùng biển rộng, chín chiều ruột đau.

Người đọc sẽ phân vân tự hỏi: Biển ơ đâu đây? Từ Thiểm Tây về An Huy, làm sao có thể đi bằng đường biển?

Về sau này, khi Nguyệt Nga bị tên thái sư trong triều xúc xiểm, phải cống sang nước Ô Qua, chúng ta lại gặp một trường hợp tương tự như thế nữa. Ải Đồng Quan

nơi ranh giới giữa Hán (Trung Quốc) và Hồ (chỉ Ô Qua) vốn nằm trên địa phận Thiểm Tây. Từ Trường An đến đó, rõ ràng là đi trên đất liền. Thế mà không hiểu sao trên bước đường dần xa cố quốc của Nguyệt Nga, người đọc vẫn thấy mênh mông biển cả, có sóng nước dạt dào:

Buồm trương, thuyền vội tách vời,

Các quan đưa đón người người đứng trông. Mười ngày đã tới ải Đồng,

Mênh mông biển rộng, đùng đùng sóng xao.

Đó là những điểm khó giải thích khi chúng ta muốn theo dõi bước chân của một số nhân vật trong truyện. Nhưng những điều “nan giải” ơ Lục Vân Tiên không phải chỉ có chừng ấy. Ngoài lĩnh vực không gian ra, nếu xét thêm về mặt thời gian, chúng ta vẫn thấy trong tác phẩm còn có một số vấn đề nữa. Vẫn theo cốt truyên, thì Vân Tiên là một người nước Sơ, một nước chỉ xuất hiện trong lịch sử Trung Quốc từ thời Chu đến thời Tần, thế mà Vân Tiên lại có thể cùng bạn là Hớn Minh đi dẹp giặc Ô Qua, một bộ tộc nhỏ mà mấy trăm năm sau, nghĩa là mãi đến thời Tam Quốc mới thấy xuất hiện ơ miền Nam Trung Quốc.

Tất cả những chi tiết vừa nêu trên là cơ sơ để chúng ta có thể chắc chắn rằng mấy chữ “Truyện Tây minh” là do Nguyễn Đình Chiểu tự sáng tạo. Và nguồn gốc của tác phẩm cũng có lẽ chẳng phải tìm ơ đâu xa, mà hãy quay về với thực tế Việt Nam thời Nguyễn Đình Chiểu với cả cuộc đời và tâm tư tình cảm của tác giả. Thật vậy, đọc lên hai câu thơ sau có thể nói là “hồi trống mơ màn” cho truyện Lục Vân Tiên mà ta nghe như bên tai văng vẳng tiếng trống của thời đại:

Trai thời trung hiếu làm đầu,

Gái thời tiết hạnh là câu trau mình.

Xã hội Việt Nam sau nhiều biến cố cuối Lê đầu Nguyễn (Gia Long), mọi đạo lý cương thường của chế độ phong kiến trơ nên rối bời bời. Nho giáo bất lực, lòng người ngơ ngác… Từ Gia Long cho đến Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức, các triều

vua nhà Nguyễn đắp đổi nhau chống đỡ lại ngôi nhà phong kiến vốn đã “cột đổ tường xiêu”. Nhiều nhà nho cũng cám cảnh “chợ chiều sắp tan” ấy, phần thì lo cho đạo học suy vi, phần thì lo cho tiền đồ đen tối, đã bằng cách này cách khác đề cao “trung”, “hiếu”, “tiết”, “nghĩa” để giáo dục người nhưng cũng tự động viên mình. Tiếp sau Nhị độ mai, Nhị thập tứ hiếu, phải chăng truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu cũng ra đời vì lý do như thế?.

Có lẽ là không phải, bơi vì ơ Lục Vân Tiên chúng ta còn thấy phần lớn cuộc đời với hoài vọng cứu nước giúp dân của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Có người nói Vân Tiên là hiện thân của tác giả. Và nhận định này rất đáng chú ý. Cũng như Nguyễn Đình Chiểu, Vân Tiên theo đòi bút nghiên từ tấm bé. Ở Nguyễn Đình Chiểu, tình thầy trò là một cái gì rất thiêng liêng. Sau khi thầy dạy mất, Nguyễn Đình Chiểu vẫn thường cúng giỗ thầy, thì ơ Vân Tiên, tình sư đệ cũng rất chân thành, sâu sắc. Chẳng những thế mà sau khi phải từ biệt thầy về kinh thi hội, bước chân chàng cũng ngập ngừng vì vấn vương thương nhớ:

Ra đi vừa rạng chân trời,

Ngùi ngùi ngó lại nhớ nơi học đường. Tiên rằng thiên các nhất phương,

Thầy đeo đoạn thảm, tớ vương mối sầu.

Con đường trẩy kinh của chàng, con đường đầy sóng gió, hiểm nguy, sao cứ phảng phất như con đường ghe bầu từ trong Nam ra Huế, con đường đi thi của Nguyễn Đình Chiểu. Ngày đi:

Ra đi tách dặm băng chừng, Gió nam rày đã đưa xuân qua hè.

Ngày về:

Cánh buồm bao quản gió xiêu,

Rồi tiếp đến là chuyện bỏ thi về chịu tang mẹ, chuyện khóc mẹ đến nỗi hai mắt bị mù, chuyện một nhà phú hộ lật lộng không giữ lời hứa gã con gái cho…, Tất cả là của Vân Tiên, nhưng cũng là của Nguyễn Đình Chiểu. Hai mẫu đời, hai cảnh ngộ cứ theo nhau như bóng với hình. Có điều mắt Nguyễn Đình Chiểu đã mù không sáng lại được, bước đường công danh sự nghiệp cũng vì thế mà dơ dang. Nhưng nếu trong cuộc đời thực của mình, cái mù lòa đã bẻ gãy ước mơ, thì trong cuộc đời tương tượng, Nguyễn Đình Chiểu đã cho Vân Tiên sáng lại mắt, để đi thi, để đỗ trạng nguyên, để dẹp giặc trừ gian… có thể nói Vân Tiên đã kế tục thực hiện ước mơ của Nguyễn Đình Chiểu.

Tất cả những điều phân tích trên cho thấy truyện Lục Vân Tiên là một truyện hoàn toàn do Nguyễn Đình Chiểu tự sáng tạo ra trên cơ sơ chất liệu cuộc đời mình và thời đại mình.

2.1.3. Nguồn tự sự của Dương Từ - Hà Mậu

Sau tác phẩm Lục Vân Tiên, truyện Nôm Dương Từ - Hà Mậu của Nguyễn Đình Chiểu cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm.

Theo kết quả nghiên cứu của nhiều người có thể truyện được soạn vào năm 1851 và hoàn chỉnh vào những năm trước khi thành Gia Định rơi vào tay giặc Pháp. Trong giai đoạn này, nước nhà đang đứng trước nguy cơ của một cuộc “dưa chia khăn xé”. Quân đội viễn chinh của thực dân Pháp muốn xâm lược nước ta, đã âm mưu lợi dụng hội truyền giáo, chúng đã mơ chiêu bài hết sức dã tâm và trắng trợn đó là đưa các giáo sĩ sang trước (là công cụ đắc lực cho âm mưu xâm lược) để làm nhiệm vụ quan sát, dò la tình hình, hoặc để mê hoặc, chia rẻ hàng ngũ đấu tranh của nhân dân. Và chính bọn giáo sĩ này đã ru ngủ quần chúng bơi những giáo lý huyễn hoặc về thiên đường, địa ngục, làm cho họ quên mất nhiệm vụ của mình đối với Tổ quốc, nhằm tạo ra một thế đối lập bằng cách đề cao xui giục các hoạt động cuồng tín “tử vì đạo” để từ đó làm tấm bình phong “bảo vệ Công giáo” cho các cuộc viễn

chinh xâm lược của chúng. Đó là một sự thật đối với Việt Nam cũng như đối với bất cứ một nước nào khác của bọn phương Tây.

Thiên chúa giáo có mặt tại Việt Nam từ những thế kỷ trước, nhưng bấy giờ chưa có những sự liên kết trắng trợn vào mục đích xâm lược phi nghĩa. Mãi đến năm 1825, nhân vụ đắm tàu Thetis đến Đà Nẵng có lưu lại một thừa sai là Rogerot để giảng đạo. Triều đình Huế cho rằng sự kiện này có âm mưu đen tối giữa quân Pháp với Công giáo nên đã hạ lệnh cấm đạo.

Rồi đến cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi mà Minh Mạng cho là có sự giúp sức của Cố Du, từ đó, các giáo sĩ mới trơ thành một đối tượng bị chống đối rõ rệt. Năm 1847, lấy cớ Thiệu Trị giết đạo, thực dân Pháp đem chuyến thuyền gây sự ơ Đà Nẵng để yêu sách về việc giảng đạo Thiên chúa, và đã bắn chìm năm chiếc tàu đồng của triều đình. Bình phong bảo vệ Công giáo cho đội quân xâm lược đã quá rõ ràng. Hơn ai hết Nguyễn Đình Chiểu đã thấy rõ điều đó, nghĩ đến giang sơn trong cảnh “nửa Tống nửa Liêu”, “dưa chia khăn xé”, lòng ông đau như cắt, ngọn lửa căm hờn bùng cháy trong tâm hồn ông đã thôi thúc ông phải lên tiếng, vạch rõ âm mưu của quân thù, thức tỉnh đồng bào cứu nguy Tổ quốc. Vả lại, thời đại Nguyễn Đình Chiểu sống có thể được xem như đang trong giai đoạn khủng hoảng và bế tắc về mặt tư tương. Đất nước đã rơi vào tay thực dân Pháp. Ý thức hệ phong kiến đã đi vào giai đoạn khủng hoảng, có nhiều dấu hiệu của sự rạn nức. Trong lúc này chưa có một hệ ý thức mới. Nguyễn Đình Chiểu làm một cuộc tổng duyệt lại mọi hình thái ý thức đã có từ Nho giáo, Phật giáo,Thiên chúa giáo, và truyền thống tư tương dân tộc để tạo lập một cơ sơ tư tương, một niềm tin đủ làm chổ dựa cho nhà nho trong cơn bế tắc. Và thế là Dương Từ - Hà Mậu ra đời. Tác giả viết ra với tinh thần chiến đấu, yêu nước thiết tha sôi nổi, ông kêu gọi đồng bào sớm phải nhận ra kẻ thù chung của dân tộc, và nói rõ trách nhiệm, bổn phận của mọi người dân Việt Nam trước họa xâm lăng.

2.1.4. Nguồn tự sự của Ngư Tiều y thuật vấn đáp

Trong giai đoạn cuối đời, sau khi về sống ơ Ba Tri khoảng năm 1867, các cuộc khơi nghĩa của nông dân miền Nam gần như bị thất bại, giặc Pháp đã chiếm hầu hết

Một phần của tài liệu Đặc trưng nghệ thuật truyện Nôm Nguyễn Đình Chiểu nhìn từ cốt truyện (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w