1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với ngành hàng tiêu dùng ở việt nam (lấy các mặt hàng của công ty unilever việt nam làm trọng tâm nghiên cứu)

80 772 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 12,89 MB

Nội dung

Trang 1

SƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINE TE NGOẠI THƯƠNG

1<

i ?ÙA CÔNG TY UNILEVER

RJˆf\ LÁM TRONG TÁM NGHIÊN CỨU)

inh yiên thực hiện - : Nguyên Thị Mai Trang

Lúp :.A12 - K40C - KTNT

Giáo viên hướng dẫn : TS Bùi Ngọc Sơn

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG

SS wy

Trường Đại Học Ngoại Thương

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài:

THỰC TRẠNG VI PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

ĐỐI VỚI NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM

(LAY CAC MAT HANG CUA CONG TY UNILEVER VIET

NAM LAM TRONG TAM NGHIEN CUU)

Sinh vién thuc hién : Nguyén Thi Mai Trang

Lớp : Al2- K40C-KTNT

Giáo viên hướng dẫn :TS Bùi Ngọc Sơn

Ha Noi - 2005

Trang 3

Nguyễn Thị Mai Trang -A12K40C Khoá luận tốt nghiệp

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Chương I: Những vấn đê cơ bản về quyền sở hữu trí tuệ

I.Khái niệm quyên sở hữu trí tuệ 1 Định nghĩa 2 Phạm vi quyền sở hữu trí tuệ 2.1.Quyên tác giả 2.2.Quyên sở hữu công nghiệp 3 Đặc điểm

1 Các quy định pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ

1.Các văn bản pháp luật ban hành ở Việt Nam và những quy định liên

quan đến quyền sở hữu trí tuệ 1.1.Luật, Pháp lệnh 1.2.Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ 1.3.Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ 1.4 Quyết Thông tư liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền 15 inh, Chỉ thị, Thông tư của Bộ trưởng và Nghị quyết,

2.Các điều ước quốc tế và các hiệp định song phương về sở hữu trí tuệ mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia 17

3 Các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ khác

HI.Vấn đề vi phạm quyền sở hữu trí tuệ 1.Khái niệm 1.1.Vi phạm quyên tác giả

1.2.Vi phạm quyên sở hữu công nghiệ

2 ảnh hưởng của việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

2.1.Đối với doanh nghiệp 2.2.Đối với người tiêu dùng

3 Ảnh hưởng đối với nền kinh tế quốc dan

Trang 4

Nguyễn Thị Mai Trang -A12K40C Khoá luận tốt nghiệp

Chương II: Thực trạng vì phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với các mặt

hàng của công ty Unilever Việt nam

1.Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam

1.Về quy mô

2.Về tính chất, cơ cấu

1I.Thực trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với các mặt hàng của công ty

sense:

Unilever Viét Nam

1.Thành công của Unilever Việt Nam trong việc chống vi phạm quyền

sở hữu trí tuệ

1.1 Thành công

1.2.Nguyên nhân thành công

1.2.1.Thành lập phòng chống hàng giả và bảo vệ quyền sở

hitu tri tué ACF (Anti-Counterfeit) năm 2001 37

1.2.2.Xây dựng hệ thống thông tin hoạt động chống hàng .40 1.2.3.Xây dựng chiến lược chống hàng giả rộng khắp toàn

-42

giả trên mạng (eACF)

bộ các phòng ban của Công ty

2.Khó khăn của Công ty Unilever Việt Nam trong việc chống vi phạm

quyền sở hữu trí tuệ 7

2.1 Thủ đoạn vi phạm quyên sở hữu trí tuệ tỉnh vi

2.2.Thời gian đăng ký bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp quá

đài

2.3 Hàng giả nhập lậu từ nước ngoài

II.Nguyên nhân vi phạm quyền sở hữu trí tuệ 1.Nhận thức về quyền sở hữu trí tuệ

1.1.Nhận thức của người tiêu dùng

1.2.Nhận thức của doanh nghiệp 2.Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện

Trang 5

Nguyễn Thị Mai Trang -A12K40C Khoá luận tốt nghiệp

`,» se ^~

Loi noi dau

Lich sử của xã hội loài người qua các hình thái kinh tế-xã hội đã chứng,

mìỉnh rằng sáng tạo của con người đã và đang tạo ra những tiến bộ kỳ diệu

trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ, kinh doanh, nghệ thuật Việc

công nhận, phát triển những thành tựu sáng tạo này và khai thác nó như một tài sản kinh tế sẽ là chìa khoá để đạt được sự thịnh vượng của thế giới hôm nay Trí tuệ là sản phẩm của lao động sáng tạo của con người, mang tính phi vật thể nhưng có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội loài người

Tri thức, thông tin, công nghệ luôn luôn có vai trò thúc đẩy phát triển sản

xuất, vai trò ấy tăng dân cùng với sự phát triển của xã hội Trước kia, người ta

thường coi các yếu tố của sản xuất chỉ bao gồm lao động, vốn, đất đai Gần đây, các nhà nghiên cứu kinh tế đều thừa nhận tri thức, công nghệ là yếu tố

bên trong của hệ thống kinh tế Trong thời đại nên kinh tế tr thức phát triển,

Vai trò của trí tuệ ngày càng quan trọng

Trong bối cảnh nước ta đang thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và đặc biệt là tiến trình chuẩn bị gia nhập WTO, các

vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ càng cần

phải được quan tam Mot hé thong thực thi quyền sở hữu trí tuệ có hiệu quả

đảm bảo cho các chủ sở hữu được hoạt động trong một môi trường kinh doanh lành mạnh và bình đẳng, khuyến khích đầu tư và chuyển giao công nghệ Ngược lại, việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ kém hiệu quả sẽ làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng, các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế, kìm hãm tính

Sáng tạo của con người

Hiện nay, tình trạng vi phạm quyển sở hữu trí tuệ diễn ra hết sức

nghiêm trọng Đối với lĩnh vực hàng tiêu dùng, vi phạm quyển sở hữu trí tuệ

vô cùng phổ biến Là một công ty liên doanh chuyên sản xuất các sản phẩm

Trang 6

Nguyễn Thị Mai Trang -A12K40C Khoá luận tốt nghiệp

mong muốn được tìm hiểu và nghiên cứu về vấn đề này, em xin chọn đề tài

“Thực trạng vi phạm quyên sở hữu trí tuệ đối với ngành hàng tiêu dùng ở Việt Nam( lấy các mặt hàng của công ty Unilever Việt Nam làm trọng tâm nghiên

cứu)” làm khóa luận tốt nghiệp

Về kết cấu, khoá luận được chia làm ba chương như sau:

Chương I: Những vấn đề cơ bản về quyền sở hữu trí tuệ

Chương II: Thực trạng vỉ phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với các mặt hàng của Công ty Unilever Việt Nam

Chương III: Một số phương hướng và giải pháp nhằm thực hiện có hiệu

quả các quy định pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ

Vì sở hữu trí tuệ là một vấn đẻ rất rộng, do đó, trong phạm vi của khoá

luận, em chi xin phép được phân tích những vấn đề khái quát nhất về quyền sở hữu trí tuệ và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, và tập trung phân tích quyền sở

hữu công nghiệp, đặc biệt là những vấn đề vi phạm đối với các sản phẩm hàng,

tiêu dùng của cơng ty Unilever

Để hồn thành được khoá luận tốt nghiệp này, em đã cố gắng tìm tòi,

phân tích, tổng hợp các thông tin và tài liệu sưu tập được Tuy nhiên, do hạn

chế về mặt thời gian, vốn kiến thức còn ít di và kinh nghiệm chưa nhiều, khố

luận khơng thể tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, em rất mong muốn nhận được sự chỉ bảo tận tình của các thày cô trong Trường và sự góp ý của đông đảo

bạn đọc

Trang 7

Nguyễn Thị Mai Trang -A12K40C Khoá luận tốt nghiệp

Chuong I:

NHUNG VAN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

1.KHÁI NIỆM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

1 Định nghĩa

Theo Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở

hitu tri tué (TRIPS), thuat ngữ “sở hữu trí tuệ” có nghĩa là tất cả các đối tượng sở hữu trí tuệ nêu tại các mục từ mục 1 đến mục 7 trong phần II của Hiệp

định, bao gồm: bản quyền và các quyền có liên quan, nhãn hiệu hàng hoá, chỉ

dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, patent, thiết kế bố trí (togograph) mạch

tích hợp và bảo hộ thông tin bí mật

Theo Công ước Stockholm về thành lập tổ chức sớ hữu trí tuệ thế giới WIPO năm 1967, Điều 2 định nghĩa quyên sở hữu trí tuệ bằng cách đưa ra danh sách không hạn chế các đối tượng của nó:

- Cc san phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học;

~ Việc trình diễn của nghệ sĩ, các chương trình phát và truyền thanh,

phát và truyền hình;

~_ Các sáng chế thuộc mọi lĩnh vực cố gắng của con người;

~_ Các phát minh khoa học; - _ Các kiểu đáng công nghiệp;

-_ Các nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, các tên thương mại và chỉ dẫn thương mại;

-_ Bảo vệ chống cạnh tranh không lành mạnh và các quyển khác là kết

Trang 8

Nguyễn Thị Mai Trang -A12K40C Khoá luận tốt nghiệp

Theo Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ, “quyền sở hữu trí tuệ”

bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan, nhãn hiệu hàng hoá, sáng chế,

thiết kế bố trí (topography) mạch tích hợp, tín hiệu vệ tỉnh mang chương trình

đã được mã hod, thong tin bi mật (bí mật thương mại), kiểu dáng công nghiệp và các quyền đối với giống thực vật

Như vậy, quyên sở hữu trí tuệ có thể được hiểu là quyền của các chủ thể

được luật pháp thừa nhận và bảo hộ đối với các sản phẩm thuộc đối tượng của sở hữu trí tuệ, bao gồm quyền tác giả( và các quyền kế cận quyền tác giả), các quyền sở hữu công nghiệp và các quyền khác được pháp luật thừa nhận

2 Phạm vi quyền sở hữu trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ được chia làm hai lĩnh vực chú yeu là quyền tác giả (bản quyền) và quyền sở hữu công nghiệp

2.1.Quyén tac giả

* Khái niệm

Theo Điều 738, Bộ luật Dân sự của nước CHXHCN Việt Nam 2005, quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả đối với tác phẩm do mình sáng tạo

Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể

chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (Điều 24, Bộ luật Dân sự 2005) Quyền nhân thân thuộc quyền tác giả, bao gồm: đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; công bố hoặc cho

phép người khác công bố tác phẩm của mình; bảo vệ sự toàn vẹn của tác

phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén, xuyên tac tác phẩm Quyền

nhân thân thuộc về tác giả và là quyền tồn tại vô thời hạn trừ quyền công bố

Trang 9

Nguyễn Thị Mai Trang -A12K40C Khoá luận tốt nghiệp

Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao

trong giao dịch dân sự (Điều 181, Bộ luật Dân sự 2005) Quyền tài sản là quyền của tác giả được hưởng lợi ích về mặt vật chất từ việc cho phép người

khác sử dụng tác phẩm của mình Quyên tài sản thuộc quyền tác giả bao gồm:

sao chép tác phẩm; cho phép tạo các sản phẩm phái sinh; phân phối, nhập khẩu bản gốc và bản sao tác phẩm; truyền đạt tác phẩm đến công chúng; cho

thuê bản gốc hoặc bản sao chương trình máy tính Quyền tài sản có thể thuộc

về tác giả, có thể không thuộc về tác giả

*Đối tượng:

Đối tượng của quyền tác giả là các tác phẩm văn học (tiểu thuyết, truyện

ngắn, thơ hay bất kỳ một loại tác phẩm viết nào); các bài giảng, bài phát biểu, các tác phẩm âm nhạc, biên đạo múa, kịch, nhạc kịch, kịch câm và các loại

hình biểu diễn nghệ thuật khác (các tác phẩm nghệ thuật tranh, tác phẩm kiến

trúc, điêu khắc); các tác phẩm nhiếp ảnh, các tác phẩm điện ảnh và các tác

phẩm phái sinh (bản địch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, tuyển tp)

Theo Công ước Bern vẻ bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật, các tác phẩm được bảo hộ bao gồm mọi tác phẩm thuộc lĩnh vực văn học, nghệ

thuật và khoa học được định hình dưới một dạng vật chất nhất định, không,

phân biệt hình thức và cách thức thể hiện

Theo Điều 747, chương I, phản thứ 6, Bộ luật Dân sự của nước

CHXHCN Việt Nam 1995 và Điều 4 Nghị định 76/CP ngày 29/11/1996 của

Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định về quyền tác giả, Nhà nước

bảo hộ các tác phẩm không phân biệt hình thức, ngôn ngữ thể hiện và chất lượng sản phẩm nhưng theo Điều 749 Bộ luật Dân sự 1995, tác phẩm được bảo hộ bị giới hạn bởi nội dung như: các tác phẩm không được tuyên truyền bạo lực, chiến tranh xâm lược; không được tiết lộ bí mat quan su; khong duoc xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dan toc; vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm cá nhân Bộ luật Dân sự 2005 quy định đối tượng quyền tác giả bao gồm mọi

Trang 10

-5-Nguyễn Thị Mai Trang -A12K40C Khoá luận tốt nghiệp

sản phẩm sáng tạo trong các lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, khoa học được thể

hiện dưới bất kỳ hình thức và bất kỳ phương tiện nào, không phân biệt nội dung, giá trị và không phụ thuộc vào bất kỳ thủ tục nào

2.2.Quyền sở hữu công nghiệp

*Khái niệm:

Theo Điều 750 Bộ luật Dân sự 2005, đối tượng của quyền sở hữu công

nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích

hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý

Ngoài ra, Bộ luật Dan sự 2005 còn đẻ cập đến đối tượng quyền đối với giống,

cây trồng là vật liệu nhân giống và giống cây trồng

Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,

thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, quyền đối với giống cây trồng bao gồm

quyền nhân thân và quyền tài sản Quyền nhân thân đối với sáng chế, kiểu

dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng

thuộc về người trực tiếp tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí tích hợp bán dẫn, giống cây trồng bằng lao động sáng tạo của mình, bao gồm quyền được đứng tên tác giả trong văn bằng bảo hộ do Nhà nước cấp, trong tài

liệu công bố, giới thiệu vẻ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng đó Quyền tài sản đố

kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng với sáng chế, thuộc về chủ sở hữu các đối tượng đó, bao gồm quyền sử dụng, cho phép hoặc cấm người khác sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch

tích hợp bán dẫn, giống cây trồng đó

Quyên sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh thuộc về tổ chức,

cá nhân có được thông tin tạo thành bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và

thực hiện việc bảo mật thông tin đó, bao gồm: 1-khai thác, sử dụng bí mật

kinh doanh; 2-cho phép hoặc cấm người khác tiếp cận, sử dụng, tiết lộ bí mật

Trang 11

Nguyễn Thị Mai Trang -A12K40C Khoá luận tốt nghiệp

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, tên thương mại thuộc về chủ sở hữu nhãn hiệu, tên thương mại, bao gồm: I-sử dụng nhãn hiệu, tên thương

mại trong kinh doanh; 2-cho phép hoặc cấm người khác sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của mình, cấm người khác sử dụng tên thương mại gây nhầm lẫn với hoạt động kinh doanh của mình

Quyền sở hữu chỉ dẫn địa lý thuộc về Nhà nước Quyền sử dụng chỉ dẫn

địa lý nhằm chỉ dẫn xuất xứ, nguồn gốc của sản phẩm thuộc về tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện do pháp luật về sở hữu trí tuệ quy định

Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở thuộc về tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh

Theo Công ước Paris 1883, khái niệm sở hữu công nghiệp được hiểu một cách rộng nhất không chỉ áp dụng cho lĩnh vực thương mại và công

nghiệp mà còn cho cả các ngành nông nghiệp, khai khoáng ., cho tất cả các

sản phẩm tự nhiên và chế tạo như rượu, ngũ cốc, hoa quả, khoáng chất, v.v

Trên cơ sở đó, quyền sở hữu công nghiệp, với tư cách một bộ phận của

quyền sở hữu trí tuệ, được hiểu là các quyền hợp pháp của chủ sở hữu đối với các đối tượng của sở hữu công nghiệp, theo Công ước Paris 1883 bao gồm

sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, nhãn

hiệu dịch vụ, tên thương mại, tên gọi xuất xứ hàng hố Ngồi ra, Cơng ước

còn quy định bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh (the repression of

unfair competition) nhu hoat dong gay nhầm lẫn sản phẩm, nhãn rởm v.v

*Đối tượng: -_ Sáng chế:

“Theo Điều 782, Bộ luật đân sự 1995, sáng chế là giải pháp kỹ thuật mới

so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế xã hội

Trang 12

Nguyễn Thị Mai Trang -A12K40C Khoá luận tốt nghiệp

Theo Điều 783, Bộ luật dân sự 1995, giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới,có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội

Như vậy, trong Bộ luật Dân sự 1995, sáng chế và giải pháp hữu ích

được định nghĩa trong hai điều luật riêng biệt nhưng sáng chế theo nghĩa rộng

bao gồm cả giải pháp hữu ích Sáng chế có nhiều hình thức: sáng chế có thể là

một sản phẩm cụ thể hoặc sáng chế cũng có thể là một giải pháp kỹ thuật để

áp dụng trong lĩnh vực kinh tế xã hội, ví dụ như phương pháp xử lý nước thai,

phương pháp lọc nước Sự phân biệt này là rất cần thiết khi phải xác định phạm vi của sự bảo hộ Khi một sản phẩm được bảo hộ thì bất cứ sản phẩm

nào tương tự được làm ra dù với phương pháp khác cũng được coi là vi phạm

quyền sở hữu công nghiệp Tuy nhiên, giải pháp hữu ích chỉ được bảo hộ

trong việc ứng dụng nó để tạo ra một kết quả kỹ thuật mà thôi, do đó, bằng sáng chế được cấp cho một giải pháp hữu ích không cản trở việc tạo ra một

kết quả tương tự bằng cách áp dụng một giải pháp khác ~ Kiểu đáng công nghiệp

Theo Điều 784, Bộ luật dân sự 1995, kiểu đáng công nghiệp là hình

dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu

sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố đó, có tính mới đối với thế giới và ding lam

mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp

Theo định nghĩa trên thì kiểu dáng công nghiệp bao gồm các họa hình và các mẫu mã công nghiệp Hình họa là sự kết hợp các đường nét và màu sắc

để tạo ra một hiệu quả trang trí đặc biệt Mẫu mã hay hình dáng là các mô

hình, các hình khối bằng sáp, thạch cao, đất sét, các khuôn, các tác phẩm điêu

khác Trong khi họa hình thể hiện trên mặt phẳng, mẫu mã thể hiện trong

không gian ba chiều

Trang 13

Nguyễn Thị Mai Trang -A12K40C Khoá luận tốt nghiệp

Theo Điều 785, Bộ luật dân sự 1995, nhãn hiệu hàng hoá là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau Nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc

Nhãn hiệu hàng hoá khác với tên thương mại Tên thương mại dùng để chỉ một xí nghiệp và phân biệt xí nghiệp này với một xí nghiệp khác đồng

loại; nhãn hiệu hàng hoá dùng để phân biệt các sản phẩm hoặc các dịch vụ do

các xí nghiệp thực hiện Một xí nghiệp chỉ có một tên thương mại nhưng có thể có nhiều nhãn hiệu Có nhiều loại nhãn hiệu: nhãn hiệu sản xuất, nhãn hiệu thương mại và nhãn hiệu dịch vụ Nhãn hiệu sản xuất là do người sản

xuất dán vào sản phẩm của mình Nhãn hiệu thương mại do một thương nhân

đán vào các sản phẩm không do họ sản xuất ra mà họ đảm nhiệm việc phân

phối Nhãn hiệu ở đây có tác dụng cho người tiêu dùng biết là sản phẩm đã do thương nhân lựa chọn và tạo sự tín nhiệm của người tiêu dùng vào sự lựa chọn

này Nhãn hiệu dịch vụ là dấu hiệu đi kèm theo dịch vụ do một thương nhân

thực hiện và để lại một dấu tích vật chất về dịch vụ này (dán nhãn vào hành lý của khách tại khách sạn, nhãn của hãng bảo dưỡng xe gắn vào xe hơi, xe máy

mới được lau chùi, bảo trì )

- Chi dan dia ly:

Diéu 10 Nghi dinh 54/2000/ND-CP quy dinh: “Chi dan dia ly 1a thong tin về nguồn gốc địa lý của hang hoá, thể hiện dưới dạng một từ ngữ, dấu

hiệu, biểu tượng, hình ảnh dùng để chỉ một quốc gia, một vùng lãnh thổ hoặc

một địa phương là nơi hàng hoá được sản xuất ra (có nguồn gốc tại vùng địa lý đó) và nhằm chỉ dẫn bằng chất lượng uy tín, danh tiếng mà hàng hoá có

được liên quan đến nguồn gốc địa lý đó” Chỉ dân địa lý được thể hiện dưới

Trang 14

Nguyễn Thị Mai Trang -A12K40C Khoá luận tốt nghiệp

biểu tượng của một quốc gia như: Tháp Eiffel (Pháp), tượng Nữ thần tự do

(Mỹ), cầu Tràng Tiền (Huế), chợ Bến Thành (thành phố Hồ Chí Minh)

Mot dang chi dan dia ly đặc biệt là “ Tên gọi xuất xứ hàng hoá” Nếu

chỉ dẫn địa lý chỉ là tên gọi (địa đanh) và uy tín, danh tiếng của sản phẩm đạt

đến mức đặc thù gắn liền với vùng địa lý đó thì chỉ dẫn như vậy được gọi là

“Tén goi xuất xứ hàng hoá” “Phú Quốc ” là một ví dụ điển hình cho thấy uy

tín và danh tiếng của sản phẩm nước mắm Phú Quốc Theo Điều 786 Bộ luật

Dân sự 1995, “Tên gọi xuất xứ hàng hoá là tên địa lý của nước, địa phương

dùng để chỉ xuất xứ của mặt hàng từ nước, địa phương đó với điều kiện

những mặt hàng này có các tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên các điều

kiện địa lý độc đáo và ưu việt, bao gồm yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết

hợp cả hai yếu tố đó” Khác với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác, quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hố khơng được phép chuyển nhượng dưới bất kỳ

hình thức nào (Điều 797, Bộ luật Dân sự 1995) ~_ Tên thương mại:

Tên thương mại là từ ngữ sử dụng để phân biệt cửa hàng thương mại này với cửa hàng thương mại khác tương tự Theo Điều 14 Nghị định 54/2000/NĐ-CP ngày 03/10/2000, “tên thương mại được bảo hộ là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh, đáp ứng đây đủ các điều kiện sau đây: a- là tập hợp các chữ cái, có thể kèm cả phần chữ số, phát âm

được; b- có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ

thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh Cũng như nhãn hiệu hàng hố, ngồi tác dụng chủ yếu để phân biệt đơn vị thương mại này và đơn vị thương mại khác, tên thương mại còn đóng vai trò quan trọng về mặt kinh

tế, nó giúp quy tụ các khách hàng đã có lòng tin cậy đối với một cơ sở kinh

doanh, giá trị các sản phẩm và dịch vụ của cơ sở này”

Trang 15

Nguyễn Thị Mai Trang -A12K40C Khoá luận tốt nghiệp

Thiết kế bố trí mạch tích hợp là phương thức, cách thức sắp xếp các mạch bán dẫn trong một mạch tích hợp để mạch này có thể vận hành theo một hoặc nhiều mục đích khác nhau Theo Nghị định 42/2003/NĐ-CP về thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, “ Mạch tích hợp bán dẫn là sản phẩm dưới dạng

thành phẩm hoặc bán thành phẩm, trong đó các phần tử-với ít nhất một phần

tử tích cực và một số hoặc tất cả các mối liên kết được gắn liền bên trong hoặc

bên trên tấm vật liệu bán dẫn và nhằm thực hiện chức năng điện tử Mạch tích

hợp đồng nghĩa với “IC”, “chip” và “mạch vi điện tử” Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là cấu trúc không gian của phần tử mạch và các mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn.”

-_ Bí mật kinh doanh:

Bí mật kinh doanh theo nghĩa rộng bao gồm mọi thông tin về công việc kinh doanh của một người hay một pháp nhân: vốn liếng, hiệu quả kinh doanh, kỹ năng quản lý, bí quyết kỹ thuật

Điều 6 Nghị định 54/2000/NĐ-CP ngày 03/10/2000 quy định bí mật

kinh doanh phải hội đủ các điều kiện sau: không phải là hiểu biết thông

thường, tức là bí mật kinh doanh phải là các kiến thức, thông tin chuyên môn

mà nếu áp dụng sẽ cho phép thu lợi trong kinh doanh: công thức pha chế, lựa chọn nguyên liệu; có khả năng ứng dụng trong sản xuất công nghiệp và giúp

người ứng dụng đạt được kết quả cao hơn so với người không ứng dụng các bí mật đó; được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để các thông,

tin vẻ bí mật đó không bị tiết lộ và người khác không thể dễ dàng tiếp cận

được, tức là thông tin về bí mật kinh doanh phải có tính mật

~ Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh:

Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công,

nghiệp không phải là một đối tượng sở hữu công nghiệp như các đối tượng khác mà là quyên khởi kiện trên cơ sở cạnh tranh không lành mạnh Theo

Điều 24 Nghị định 54/2000/NĐ-CP ngày 03/10/2000, hành vi cạnh tranh

Trang 16

-11-Nguyễn Thị Mai Trang -A12K40C Khoá luận tốt nghiệp

không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp bao gồm: I-sử dụng các

chỉ dẫn thương mại để làm sai lệch nhận thức và thông tin về chủ thể kinh

doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ, nhằm mục

đích: a-lợi dụng uy tín, danh tiếng của người sản xuất kinh doanh khác trong

sản xuất kinh doanh của mình, b-làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của

người sản xuất kinh doanh khác trong sản xuất kinh doanh của mình, c-gây

nhâm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của khách hàng, dich vụ; về điều kiện hoặc cung cấp hàng hoá,

dịch vụ cho người tiêu dùng trong quá trình nhận biết, lựa chọn hàng hóa, dịch vụ hoặc hoạt động kinh doanh; 2- chiếm đoạt, sử dụng thành quả đầu tư

của người khác mà không được người đó cho phép

3 Đặc điểm

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền nhân thân gắn với tài sản Sản phẩm trí tuệ là thành quả sáng tạo của con người và luôn gắn liền với chủ thể sáng tạo ra

nó, vì thế quyền sở hữu trí tuệ trước hết là quyền nhân thân Thông qua việc khai thác và sử dụng quyền sở hữu trí tuệ, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thu lại

được những chỉ phí về thời gian, công sức, trí tuệ và tiền bạc mà họ bỏ ra để

sáng tạo ra chúng Đó là những nguồn lợi mà sản phẩm trí tuệ đem lại cho

người chủ sở hữu Vì thế, quyền sở hữu trí tuệ là quyền nhân thân gắn với tài

sản

Phạm vi bảo hộ của quyên sở hữu trí tuệ bị giới hạn bởi không gian và

thời gian Về không gian, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mang tính lãnh thổ, tức là quyền sở hữu trí tuệ phát sinh trên cơ sở pháp luật nước nào thì chỉ có hiệu lực trên phạm vi nước đó Muốn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài thì các quốc gia phải ký kết những thoả thuận quốc tế, thiết lập cơ chế

bảo hộ quốc tế Về mặt thời gian, pháp luật của bất cứ quốc gia nào cũng quy

Trang 17

Nguyễn Thị Mai Trang -A12K40C Khoá luận tốt nghiệp

Về nội dung, quyên sở hữu trí tuệ gồm có ba quyền là quyển chiếm

hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt

Quyên chiếm hữu là quyền của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ có thể

nắm giữ, quản lý tài sản trí tuệ của mình Tuy nhiên, sở hữu trí tuệ khơng hồn sản vơ

tồn như các loại sở hữu tài sản thông thường vì đối tượng sở hữu là

hình, vì thế, việc chiếm hữu có nghĩa là cho hoặc không cho người khác biết vẻ

sản phẩm trí tuệ của mình Bởi vì nếu sản phẩm trí tuệ không được thể hiện qua các đối tượng vật chất thì chủ sở hữu sẽ không thể khai thác được các thuộc tính hữu ích của tài sản trí tuệ; nếu trí tuệ được vật chất hoá thì nó lại có nguy cơ bị sao chép, đánh cắp cho nên chiếm hữu tài sản trí tuệ chỉ mang ý nghĩa

tương đối

Quyền sử dụng là quyền của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ trong việc

khai thác công dụng, các lợi ích vật chất hoặc phi vật chất của tài sản trí tuệ Đây là quyển năng quan trọng nhất của quyền sở hữu trí tuệ bởi vì quyền

chiếm hữu, như trên đã nói, chỉ mang ý nghĩa tương đối

Quyền định đoạt là quyền của chủ sở hữu trong việc quyết định số phận của tài sản của mình về mặt pháp lý hay trong thực tế Chủ sở hữu có thể bán,

chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ của mình cho người khác

II CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

1.Các văn bản pháp luật ban hành ở Việt Nam và những quy định liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ

1.1.Luật, Pháp lệnh

-_ Bộ luật Dân sự 1995- phân VI- quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao

công nghệ thông qua ngày 28/10/1995,

- Bo luat Dan sự 2005- phần VI- Quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ thông qua ngày 14/6/2005

Trang 18

Nguyễn Thị Mai Trang -A12K40C Khoá luận tốt nghiệp ~_ Bộ luật Hình sự 1999- các Điều 156, 157, 158, 170, 171 về tội sản

xuất, buôn bán hàng giả, tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, và tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp ban hành

ngày 21/12/1999

-_ Luật Khoa học và Công nghệ 2000 ban hành ngày 06/09/2000

~_ Luật Hải quan 2001- Chương III- Mục 5- Tạm dừng làm thủ tục hải

quan đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu

trí tuệ ban hành ngày 29/06/2001

~_ Pháp lệnh Giống cây trồng 2004 ban hành ngày 24/03/2004

1.2.Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ

-_ Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chỉ

tiết về sở hữu công nghiệp

-_ Nghị định số 76/CP ngày 29/11/1996 của Chính phủ hướng dẫn thi

hành các quy định về quyền tác giả trong Bộ luật Dan su

-_ Nghị định số 60/CP ngày 06/06/1997 của Chính phủ hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật Dan sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài - _ Nghị định số 12/1999/NĐ-CP ngày 06/03/1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

-_ Nghị định số 54/2000/NĐ-CP ngày 03/10/2000 của Chính phủ về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dân địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp

Trang 19

Nguyễn Thị Mai Trang -A12K40C Khoá luận tốt nghiệp

-_ Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chỉ

tiết vẻ sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 06/2001/NĐ-CP ngày 01/02/2001 của Chính phủ

~ Nghị định số 13/2001/NĐ-CP ngày 20/04/2001 Chính phủ về bảo hộ giống cây trồng mới

-_ Nghị định số 101/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 quy định chỉ tiết

thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan( Điều 14)

- Nghi dinh số 42/2003/NĐ-CP ngày 02/05/2003 Chính phủ về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

1.3.Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ

-_ Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính

phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả

1.4 Quyết định, Chỉ thị, Thông tư của Bộ trưởng và Nghị quyết, Thông tư liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- _ Thông tư số 3055/TT-SHCN ngày 31/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Khoa

học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn thi hành các quy định vẻ thú tục xác

lập quyền sở hữu công nghiệp và một số thủ tục khác trong Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chỉ tiết về sở hữu công nghiệp

- Thông tư số 23/TC-TCT ngày 09/05/1997 của Bộ trưởng Bộ Tài

chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý phí, lệ phí sở hữu công nghiệp

-_ Thông tư liên tịch số 10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT ngày 27/04/2000 giữa Bộ Thương mại, Bộ Công an và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn thực hiện chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày

27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ vẻ đấu tranh chống sản xuất và buôn

bán hàng giả

Trang 20

-15-Nguyễn Thị Mai Trang -A12K40C Khoá luận tốt nghiệp

- Thông tư số 825/2000/TT-BKHCNMT ngày 03/05/2000 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn thi hành Nghị định

số 12/1999/NĐ-CP ngày 06/03/1999 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh

vực sở hữu công nghiệp

-_ Thông tư số 27/2001/TT-BVHTT(10/05/2001)

- Thông tư số 49/2001/TT-BKHCNMT ngày 14/09/2001 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 825/2000/TT-BKHCNMT ngày 03/05/2000 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dân thi hành Nghị định số 12/1999/NĐ-CP ngày 06/03/1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

- Thông tư số 01/2001/TANDTC-KSNDTC-BVHTT(05/12/2001) - Thong tu số 119/2001/TT-BNN(21/12/2001)

- Thông tư số 92/2002/TT-BTC ngày 18/10/2002 của Bộ trưởng Bộ

Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định, cung

cấp thông tin, dịch vụ và lệ phí đăng, cấp, công bố, duy trì hiệu lực văn bằng

bảo hộ giống cây trồng mới

- Thong tư số 29/2003/TT-BKHCN ngày 05/11/2003 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thực hiện các thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp

- Thong tu s6 30/2003/TT-BKHCN ngày 05/11/2003 của Bộ trưởng

Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thực hiện các thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế và giải pháp hữu ích

- Chi thi s6 18/2004/CT-BKHCN ngày 14/07/2004 của Bộ trưởng Bộ

Khoa học và Công nghệ về tăng cường công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ và quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hóa

Trang 21

Nguyễn Thị Mai Trang -A12K40C Khoá luận tốt nghiệp

2.Các điều ước quốc tế và các hiệp định song phương về sở hữu trí tuệ mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia

Công ước Paris vẻ Bảo hộ Sở hữu công nghiệp

~ Hiệp ước hợp tác về Patent( PCT)

- Thoda uéc Madrid về Đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa

- _ Công ước Bere vẻ Bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật

- _ Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ

~ _ Hiệp định Hợp tác khoa học và công nghệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ -_ Hiệp định về Sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

giữa Việt Nam với Liên bang Thuy Sĩ

3 Các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ khác

-_ Hiệp định Các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở

hữu trí tuệ( TRIPS)

-_ Công ước Rome về Bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm

và tổ chức phát sóng

-_ Nghị định thư liên quan đến Thoả ước Madrid về Đăng ký quốc tế

nhãn hiệu hàng hóa

- _ Thoả ước La Hay về Đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp

- Hiệp ước Luật nhãn hiệu hàng hoá

-_ Hiệp ước Budapest vẻ Sự công nhận quốc tế đối với việc TỘP Tư chủng vi sinh nhằm tiến hành các thủ tục về patent A of

- Céng udc quéc té vé Bảo hộ giống cây trồng mới

Trang 22

-17-Nguyễn Thị Mai Trang -A12K40C Khoá luận tốt nghiệp

II.VẤN ĐỀ VI PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

1.Khái niệm

1.1.Vi phạm quyền tác giả

Bộ luật Hình sự Việt Nam lần đâu tiên quy định tội xâm phạm quyền tác giả( Điều 131) Hành vi bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả:

- Chiém doat quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, báo chí, chương trình băng âm thanh, băng hình, đĩa hình;

~_ Mạo danh tác giả trên tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, báo chí, chương trình băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình;

- _ Sửa đổi bất hợp pháp nội dung của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa

học, báo chí, chương trình, băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình;

- _ Công bố, phổ biến bất hợp pháp tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, báo chí, chương trình, băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình

Quyên tác giả với tính cách một quyển sở hữu trí tuệ, là một quyền dân sự căn bản được pháp luật bảo hộ Quyền tác giả phát sinh kể từ ngày tác

phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định

Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm bị xâm phạm có nhiều cách để buộc chấm dứt

hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại Có thể phân biệt hai loại xâm

phạm quyền tác giả: xâm phạm đến các quyền lợi nhân thân của tác giả và

xâm phạm các quyền lợi tài sản của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm Theo Điều

729, Bộ luật Dân sự 2005, quyền nhân thân thuộc quyền tác giả tồn tại vô thời hạn, trừ quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm do

pháp luật về sở hữu trí tuệ quy định Do đó, tác giả hoặc người thụ quyền của tác giả có thể khởi kiện chống lại người thứ ba xâm phạm quyền này bất cứ lúc nào Về các quyền tài sản, quyền tài sản của tác giả hay của chủ sở hữu

tác phẩm chủ yếu là quyền khai thác tác phẩm, cho phép người khác sử dụng

Trang 23

Nguyễn Thị Mai Trang -A12K40C Khoá luận tốt nghiệp

tác giả được pháp luật bảo hộ trong thời hạn do pháp luật về sở hữu trí tuệ quy định (Điều 739, Bộ luật Dân sự 2005)

1.2.Vi phạm quyên sở hữu công nghiệp

Theo Điều 804 Bộ luật Dân sự 1995, người nào sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp của người khác trong thời hạn bảo hộ mà không xin phép chủ sở hữu của đối tượng sở hữu công nghiệp thì bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp Như vậy, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là hành vi xâm phạm độc quyển của người được cấp văn bằng bảo hộ Tuy nhiên, hành vi này chỉ bị chế tài khi hội đủ một số điều kiện: sự vi phạm phải được thực hiện trong phạm vi độc quyền được bảo hộ, sự vi phạm phải hội đủ

các yếu tố cấu thành luật định và hành vi xâm phạm phải không chính đáng

Thứ nhất, vi phạm phải được thực hiện trong phạm vì độc quyên được bảo hộ Văn bằng bảo hộ tạo lập một độc quyền khai thác đối tượng sở hữu công nghiệp Quyền này có ba giới hạn: giới hạn về không gian, về thời gian

và về đối tượng của sở hữu công nghiệp được bảo hộ Về giới hạn không gian, chỉ những hành vi xảy ra trên lãnh thổ quốc gia cấp văn bằng bảo hộ

mới cấu thành vi phạm quyền sở hữu công nghiệp Về giới hạn thời gian, chỉ có vi phạm quyền sở hữu công nghiệp kể từ ngày phát sinh độc quyền của

người được cấp văn bằng bảo hộ cho đến ngày văn bằng hết hiệu lực Về giới hạn đối tượng của văn bằng, một hành vi chỉ bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp khi nó xâm phạm đến đối tượng văn bằng bảo hộ

Thứ hai, sự vi phạm phải hội đủ các yếu tố cấu thành luật định Điều

805, Bộ luật Dan su 1995 quy định các hành vi vi phạm quyền sở hữu công

nghiệp như sau:

* Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu đối với sáng chế, giải pháp hữu ích gồm:

Trang 24

-19-Nguyễn Thị Mai Trang -A12K40C Khoá luận tốt nghiệp

-_ Sản xuất sản phẩm theo sáng chế, giải pháp hữu ích được bảo hộ tại

Viet Nam;

- Sir dung, nhap khẩu, quảng cáo, lưu thông sản phẩm mà sản phẩm đó được sản xuất theo sáng chế, giải pháp hữu ích được bảo hộ tại Việt Nam;

- _ Áp dụng các phương pháp mà phương pháp đó được bảo hộ tại Việt

Nam là sáng chế, giải pháp hữu ích

* Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp gồm:

- _ Sản xuất theo kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ tại Việt Nam;

-_ Nhập khẩu, bán, quảng cáo hoặc sử dụng các sản phẩm chế tạo theo

kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ tại Việt Nam nhằm mục đích kinh doanh

* Các hành vi xam phạm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu hàng hóa gồm: - _ Gắn nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam của người khác hoặc nhãn hiệu tương tự lên bao bì, sản phẩm của mình;

-_ Nhập khẩu, bán hoặc chào hàng các sản phẩm có gắn nhãn hiệu hàng hoá được bảo hộ tại Việt Nam trên thị trường Việt Nam

Thứ ba, hành vi xâm phạm phải không chính đáng Một hành vi xâm

phạm độc quyền của chủ văn bằng bảo hộ được coi là chính đáng và không

cấu thành một lỗi nếu được sự cho phép của chủ văn bằng hay từ một điều

khoản pháp luật Khi chủ sở hữu văn bằng bảo hộ đã chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cho người thứ ba bằng hợp đồng li-xăng

thì tất nhiên họ không thể khiếu kiện người thứ ba nếu người này không khai thác ngoài giới hạn của hợp đồng Điều 803 Bộ luật dân sự cho phép sử dụng

đối tượng sở hữu công nghiệp mà không cần phải xin phép trong các trường

hợp sau:

Trang 25

Nguyễn Thị Mai Trang -A12K40C Khoá luận tốt nghiệp

là thương nhân, chỉ cần rằng họ không sử dụng cho lợi ích cá nhân của họ mà

sử dụng cho người khác để kiếm lợi lộc vật chất

- Lum thong va sit dung các sản phẩm do chủ sở hữu, người có quyền

sử dụng trước, người có quyển sử dụng trước, người được chuyển giao quyền sử dụng đưa ra thị trường

- _ Sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp trên các phương tiện vận tải của nước ngoài đang quá cảnh hoặc tạm thời ở trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam, mà việc sử dụng chỉ nhằm mục đích duy trì hoạt động

của các phương tiện đó

Đối với các hành vi xam phạm quyền sở hữu công nghiệp, chủ sở hữu văn bằng bảo hộ có quyền khởi kiện trước toà án dân sự hay khiếu tố trước cơ

quan điều tra hình sự để yêu cầu chấm dứt các hành vi ấy và đòi bồi thường thiệt hại

Về hình sự, hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có thể bị truy

cứu về hai tội: tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (theo Điều 171 Bộ

luật Hình sự) và tội sản xuất buôn bán hàng giả (theo Điều 156 Bộ luật hình

sự) Để truy cứu trách nhiệm hình sự vẻ tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp phải có điều kiện là:

-_ Hành vi được thực hiện nhằm mục đích kinh doanh

~_ Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này, hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm

Hàng giả là một hành động vi phạm quyển sở hữu trí tuệ nghiêm trọng Tại Việt Nam, Thông tư liên tịch số10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA- BKHCNMT ngày 27/4/2000 hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 31/1999-TTg

ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ vẻ đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả, quy định hàng giả là hàng hoá có một trong các dấu hiệu

sau đây:

Trang 26

-21-Nguyễn Thị Mai Trang -A12K40C Khoá luận tốt nghiệp

- Hang giả về chất lượng hoặc công dụng:

= Hang hod không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đúng bản chất tự nhiên, tên gọi, công dụng của nó

« Hang hod đưa thêm tạp chất, chất phụ gia không được phép sử

dụng làm thay đổi chất lượng; không có hoặc có ít dược chất, có chứa dược chất khác với tên được chất ghi trên nhãn hoặc bao bì; không có hoặc không

đủ hoạt chất, chất hữu hiệu không đủ gây nên công dụng; có hoạt chất, chất hữu hiệu khác với tên hoạt chất, chất hữu hiệu ghi trên bao bì

* Hàng hố khơng đủ thành phân nguyên liệu bị thay thế bằng

những nguyên liệu, phụ tùng khác không đảm bảo chất lượng so với tiêu

chuẩn chất lượng hàng hố đã cơng bố, gây hậu quả đối với sản xuất, sức khoẻ con người, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường

"Hàng hoá thuộc danh mục tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng mà

không thực hiện gây hậu quả xấu đối với sản xuất, sức khoẻ người, động vật,

thực vật hoặc môi sinh, môi trường

* Hàng hoá chưa được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn mà sử dụng giấy chứng nhận hoặc dấu phù hợp tiêu chuẩn (đối với danh mục hàng hoá bắt buộc)

- Giả về nhãn hiệu hàng hoá, kiểu đáng công nghiệp, nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá:

" Hàng hoá có nhãn hiệu hàng hóa trùng hoặc tương tự gây nhầm

lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đang được bảo hộ cùng loại hàng

hóa kể cả nhãn hiệu hàng hoá đang được bảo hộ theo các Điều ước quốc tế mà

Viet Nam tham gia, mà không được phép của chủ nhãn hiệu

" Hàng hoá có dấu hiệu hoặc có bao bì mang dấu hiệu trùng hoặc

tương tự gây nhâm lẫn với tên thương mại được bảo hộ hoặc với tên gọi xuất

Trang 27

Nguyễn Thị Mai Trang -A12K40C Khoá luận tốt nghiệp

" Hàng hoá, bộ phận của hàng hoá có hình dáng bên ngoài trùng với kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ mà không được phép của chủ

kiểu đáng công nghiệp

" Hàng hoá có dấu hiệu giả mạo vẻ chỉ dẫn nguồn gốc, xuất xứ

hàng hóa gây hiểu sai lệch về nguồn gốc, nơi sản xuất, nơi đóng gói, lắp ráp

hàng hoá

- Gia vé nhãn hiệu hàng hoá:

" Hàng hoá có nhãn hàng hoá giống hệt hoặc tương tự với nhãn

hàng của cơ sở khác đã công bố

" Những chỉ tiêu ghi trên nhãn hàng hoá không phù hợp với chất

lượng hàng hóa nhằm lừa dối người tiêu dùng

" Nội dung ghi trên nhãn bị cạo, tẩy xoá, sửa đổi, ghi không đúng

thời hạn sử dụng để lừa đối khách hàng

~_ Các loại ấn phẩm đã in sử dụng vào việc sản xuất, tiêu thụ hàng giả:

i dé can, tem sản phẩm, nhãn hàng hoá, mẫu nhãn hiệu

hàng hoá, bao bì sản phẩm có dấu hiệu vi phạm như: trùng hoặc tương tự gây

nhầm lẫn với nhãn hàng hoá cùng loại, với nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng,

công nghiệp, tên gọi xuất xứ hàng hoá được bảo hộ

“ Các loại đẻ can, tem, vé, tiền, ấn phẩm có giá trị như tiền, ấn phẩm và sản phẩm văn hoá gải mạo khác

2 Ảnh hưởng của việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Thiệt hại do các hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ di là ở dạng hữu hình hay vô hình đều khiến cho các doanh nghiệp, người tiêu ding

và cả nền kinh tế quốc dân những thiệt hại nhất định 2.1.Đối với doanh nghiệp

Thứ nhất, việc vi phạm quyên sở hữu trí tuệ gây ra hậu quả mất thị phân đối với các doanh nghiệp Khi hàng giả xuất hiện, chấc chắn một điều

Trang 28

-23-Nguyễn Thị Mai Trang -A12K40C Khoá luận tốt nghiệp

là chúng sẽ chiếm một thị phần nào đó Người tiêu dùng có nhu cầu về một loại sản phẩm nhưng khi họ lại mua phải hàng giả do nhầm lần thì các nhà sản xuất chân chính lại mất đi một số lượng khách hàng đáng lẽ phải có

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã phải thừa nhận rằng họ đang phải đối mặt

với nạn hàng giả và hầu hết trong số họ bị mất thị trường bởi hàng giả Thị phần của doanh nghiệp không chỉ ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến vị trí và hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường Vì vậy, các doanh nghiệp phải tìm ra giải pháp hiệu quả nào đó để bảo vệ vị trí của mình trên thị trường, bảo vệ thị phần và hình ảnh của

minh để tồn tại và phát triển trong điều kiện hàng giả ngày càng nhiều

Thứ hai, cùng với việc mất thị phần, các doanh nghiệp cũng bị mất

khoản doanh thu tương ứng với thị phần bị mất Khoản lợi nhuận này lẽ ra

phải thuộc về các doanh nghiệp sản xuất hàng chân chính, nhưng nó lại bị

người bán hàng giả chiếm đoạt Theo ông Trịnh Sỹ, Phó Giám đốc Công ty

Bánh kẹo Tràng An, do sự gia tăng của các sản phẩm bánh kẹo giả, thu nhập

của Công ty Tràng An đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng Doanh thu của Công

ty từ sản phẩm kẹo giảm 30% so với doanh thu năm ngoái Cũng giống như thế, các sản phẩm bánh kẹo giả mạo sản phẩm của Công ty Hải Hà đã làm giảm 40% sản lượng của công ty này so với trước đây Tình trạng bị mất thị

phần và tổng doanh thu này cũng đã xây ra với các sản phẩm công nghiệp

Ông Châu Văn Thành, Phó giám đốc Công ty TNHH Hữu Liên( sản xuất dây

xích) cho biết năng suất và doanh thu của Công ty giảm xuống 70% so với

năm trước do bị hàng giả lấn át.' Đối với một số trường hợp cá biệt, việc suy

giảm doanh thu ở mức cao có thể còn ảnh hưởng rất xấu tới sự phát triển của

doanh nghiệp buộc doanh nghiệp phải thu hẹp kinh doanh Công ty văn phòng phẩm Cửu Long là một bằng chứng cụ thể nhất cho điều này Cán cân thương mại của Công ty bị giảm bớt do nạn hàng nhái, hàng giả và khoảng 90% công nhân phải chuyển sang làm công việc khác

Trang 29

Nguyễn Thị Mai Trang -A12K40C Khoá luận tốt nghiệp

Thứ ba, hàng giả còn làm giảm uy tín của các doanh nghiệp Uy tín của doanh nghiệp sẽ bị suy giảm khi khách hàng không thể nhận biết giữa

hàng giả và hàng thật Người tiêu dùng có thể cho rằng, sản phẩm có chất lượng thấp mà họ đã mua là sản phẩm của chính doanh nghiệp sở hữu nhãn hiệu đó Hàng giả càng tỉnh vi bao nhiêu thì uy tín của doanh nghiệp thực sự

càng bị đe đoạ bấy nhiêu Thực tế là các thiệt hại do vi phạm quyền sở hữu

trí tuệ rất phức tạp và không phải lúc nào người bị hại cũng có thể đưa ra các

bằng chứng chứng minh được thiệt hại thực tế của mình, nhất là thiệt hại vô

hình như uy tín của doanh nghiệp

2.2.Đối với người tiêu dàng

Thứ nhất, hàng giả gây ra cho người tiêu dùng thiệt hại nghiêm trọng về

sức khoẻ, đặc biệt là trong trường hợp hàng giả là những sản phẩm liên quan đến sức khoẻ con người như thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm Mỳ chính,

một loại thực phẩm sử dụng hàng ngày dễ thâm nhập vào cơ thể con người, bị làm giả bằng các chất thay thế độc hại làm tổn hại sức khoẻ người tiêu dùng

Một số trường hợp người tiêu dùng sử dụng mỳ chính giả đã bị nôn, sau đó phải cứu chữa khẩn cấp Mỹ phẩm giả cũng có thể gây ảnh hưởng nghiêm

trọng đến sức khoẻ người tiêu dùng Lấy ví dụ, son môi có thể làm môi bị tróc

da, khô, nứt nẻ và bị phồng rộp lên Nghiêm trọng hơn, mỹ phẩm giả có thể

làm đa bị ngứa, mọc mụn và bị đỏ Dâu gội giả có thể làm hỏng hoặc rụng

tóc Dược phẩm giả rất nguy hiểm cho sức khoẻ con người khi mà chất lượng

kém, tá được, dược chất cấu tạo ra loạt thuốc đó không đúng và đủ như ghi

trên bề mặt thuốc

Thứ nữa, vi phạm quyên sở hữu trí tuệ gây thiệt hại tài chính cho người

tiêu dùng Người tiêu dùng vẫn phải bỏ ra số tiền bằng hoặc tương đương với

hàng thật khi mua phải hàng giả Vậy mà độ bên của hàng giả lại thấp hơn, thời gian sử dụng ngắn đi làm cho người tiêu dùng phải mua lại sản phẩm sớm hơn bình thường, đó là còn chưa kể đến việc hàng giả không có chức năng sử

Trang 30

-25-Nguyễn Thị Mai Trang -A12K40C Khoá luận tốt nghiệp

dụng như hàng thật sẽ làm cho người tiêu dùng mất toàn bộ số tiền bỏ ra mà

còn ảnh hưởng đến sức khoẻ bản thân

3 Ảnh hưởng đối với nền kinh tế quốc dân

Đâu tiên, thiệt hại rõ thấy nhất do hàng giả gây ra cho bất kỳ nên kinh tế nào là việc gây nạn mất việc làm và thất thu thuế Khi hàng gia gia tăng,

doanh số của doanh nghiệp có nhãn hàng bị làm giả bị giảm sút, từ đó dẫn đến

khoản thuế thu nhập mà doanh nghiệp nộp vào Ngân sách Nhà nước giảm

Khi công ty bị thua lỗ nhiều dẫn đến sản xuất bị giảm sút, lương của công nhân bị ảnh hưởng, từ đó dẫn đến thuế thu nhập của người có thu nhập cao cũng giảm Theo ước tính của EU, hàng năm, nạn hàng giả gây tổn thất khoảng 250 tỷ curo tại châu Âu, khoảng 200 000 việc làm bị mất do nạn làm hàng giả Tổn thất của hàng giả gây ra theo ước tính của một số tổ chức trên thế giới thể hiện ở bảng 1 ở dưới Bảng 1: Ước tính vẻ hàng giả Tổ chức Ước tính Tổ chức Hải quan | Khoảng 5% tổng giá trị thương mại thế giới là hàng thế giới giả

Trang 31

Nguyễn Thị Mai Trang -A12K40C Khoá luận tốt nghiệp

Thứ nữa, hàng giả nói riêng và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung là nguyên nhân gây ra cạnh tranh không lành mạnh, khiến cho các nhà đầu tư

ngân ngại không muốn đầu tư dẫn đến giảm sút đầu tư nước ngoài Khi tiến

hành hoạt động đầu tư vào thị trường nước ngoài, đặc biệt từ các nước phát

triển vào các nước đang phát triển, lợi thế cạnh tranh của các nhà đầu tư nước

ngoài trước các nhà sản xuất, các nhà đầu tư tong nước đối với hàng hoá, dịch

vụ cùng loại chính là tính độc quyển trong việc sử dụng và khai thác những

công nghệ mới, những bí quyết và những tiến bộ trong sản xuất, kinh doanh

Hệ thống bảo hộ kém hiệu quả tại một quốc gia sẽ làm giảm số lượng các

cơng ty nước ngồi đầu tư vào quốc gia đó do các nhà đầu tư e ngại rằng hệ thống thực thi sở hữu trí tuệ tại quốc gia này khôngđủ mạnh để bảo hộ quyền của họ trước nạn vi phạm quyền sở hữu trí tuệ Vì thế, việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ không những nâng cao được vị thế cạnh tranh của mỗi quốc gia

nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài mà còn góp phần tăng niêm tin của các

nhà đầu tư vào môi trường đầu tư

Trang 32

-27-Nguyễn Thị Mai Trang -A12K40C Khoá luận tốt nghiệp

Chương II:

THỰC TRẠNG VI PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

ĐỐI VỚI CÁC MẶT HÀNG CỦA CÔNG TY

UNILEVER VIỆT NAM

Qua phần chương I ở trên, khoá luận đã đưa ra những vấn đề lí luận cơ bản nhất về quyền sở hữu trí tuệ và vi phạm quyên sở hữu trí tuệ Với phần If

luận đó, tại chương II này, khoá luận xin dé cập và phân tích thực trang vi

phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và cụ thể hơn là thực trạng vi phạm

quyền sở hữu trí tuệ đối với các mặt hàng của công ty Unilever Việt Nam

1.VI PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TẠI VIỆT NAM

1.Về quy mô

“Trong những năm gần đây, tình trạng vi phạm, xâm phạm về sở hữu trí tuệ diễn ra khá phổ biến và ngày càng phức tạp, nhất là trong lĩnh vực sản xuất

hàng hóa, vi phạm nhãn hiệu hàng hố, kiểu dáng cơng nghiệp Theo số liệu thống kê, xét về số lượng các vụ việc được Cục sở hữu trí tuệ giải quyết cho

thấy: các vụ xâm phạm quyển sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hau nhu vẫn

tăng qua các năm, trong đó số vụ vi phạm tập trung nhiều nhất vào đối tượng

nhãn hiệu hàng hoá, thể hiện qua số liệu ở Bảng 2

Tai hội thảo về thực thi quyền sở hữu trí tuệ do Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và Cơ quan sáng chế Nhật Bản phối hợp tổ chức ngày 13/9 vừa qua, Cơ

quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã đưa ra con số: từ năm 1986 đến nay,

Trang 33

Nguyễn Thị Mai Trang -A12K40C Khoá luận tốt nghiệp

Từ năm 2004 đến nay, Cơ quan Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí

Minh phát hiện tổng cộng 347 vụ vi phạm sở hữu trí tuệ, sản xuất, mua bán,

tiêu thụ hàng giả trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.” Tính riêng trong năm 2004, Cơ quan Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh đã xử lý 162 vụ vi phạm về hàng giả, tăng hơn năm 2003 là 40 vụ, Cơ quan này đã tiến hành thu

giữ và tiêu huỷ hàng triệu sản phẩm hàng giả Dù không phải là cơ quan trực

tiếp xử lý vi phạm các vụ sản xuất, buôn bán hàng giả, Cục sở hữu trí tuệ cho biết, cục này mỗi năm nhận khoảng 400 đơn thư khiếu nại tố cáo vi phạm

quyền sở hữu trí tuệ

Bảng 2: Khiếu nại về việc vi phạm quyền sở hữu công nghiệp Sáng chế và Kiểu dáng | Nhãn hiệu Năm Tổng giải pháp hữu ích | cơng nghiệp | hàng hố 1997 32 124 156 1998 20 219 239 1999 4I 110 151 2000 60 119 179 | 2001 |2 93 198 293 2002 |9 108 282 399 2003 | 23 53 278 354 2004 | 33 65 306 404

Nguồn: Báo cáo hoạt động năm 2004, Cục sở hữu trí tuệ

Như vậy, từ năm 1997 đến 2001, số vụ vi phạm tăng khá đều nhưng

năm 2002 con số này tăng đột biến từ 293 vụ (năm 2001) lên 399 vụ (năm

* Báo Sài Gòn Giải phóng số ra ngày 21/5/2005

Trang 34

-29-Nguyễn Thị Mai Trang -A12K40C Khoá luận tốt nghiệp

2002) Đến năm 2003, con số này có giảm so với năm 2002 nhưng vẫn còn

cao, 354 vụ vi phạm, và lại tăng lên là 404 vụ vi phạm vào năm 2004

Những con số trên chỉ là những gì thống kê được, trên thực tế, tình

trạng sử dụng, kinh doanh trái phép các sản phẩm trí tuệ tồn tại dưới nhiều

hình thức tỉnh vi khó có thể kiểm soát

2.Về tính chất, cơ cấu

Theo đánh giá của Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam, năm 2004, tình trang sản xuất và buôn bán hàng giả diễn ra rất phức tạp và hầu như các loại hàng có uy tín trên thị trường đều bị làm giả, bị vi phạm quyền sở hữu trí tuệ Từ quần áo, giày dép, đỏ gia dụng, mỹ phẩm,

thuốc chữa bệnh, sắt thép, xi măng, xe máy, đỏ điện tử, băng dia, tam, diém, tem chống hàng giả đều bị làm giả Đặc biệt, các mat hàng cao cấp như

rượu ngoại, điện thoại di động, thuốc men, bột ngọt, mỹ phẩm bị làm giả từ

nước ngoài đang có xu hướng thâm nhập mạnh vào thị trường Việt Nam

Đáng báo động nhất là các sản phẩm làm giả có ảnh hưởng trực tiếp đến

người tiêu dùng như thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc Nước uống đóng chai là một ví dụ điển hình Lợi dụng nhãn hiệu của La vie đang có uy tín, các sản

phẩm Lavu, Levi, Levu, véi dòng chữ và hình giọt nước tương tự xuất hiện rất nhiều Kế đến là sữa bột giả các loại, rượu giả, các loại bột ngọt, xe

máy, phần mềm máy vi tính giả nhãn hiệu, kiểu đáng, sao chép những mặt

hàng có uy tín khác Các hãng điện tử nổi tiếng như Sony, National, Casio

hay áo sơ mi Việt Tiến đều bị làm giả

Về hàng mỹ phẩm, đội 3A chống hàng giả, Chỉ cục quản lý thị trường, thành phố Hồ Chí Minh gần đây đã bất được vụ làm giả mỹ phẩm do Trân Đình Nghiệp tổ chức sản xuất Rất nhiều nhãn hiệu kem dưỡng da nổi tiếng

Trang 35

Nguyễn Thị Mai Trang -A12K40C Khoá luận tốt nghiệp

kem bôi da Thanh Thảo, kem lột nhẹ Thanh Hiển và các loại kem chống

nắng đều bị làm gia‘ Vira qua, đội quản lý thị trường số 14 đã bát được một

vụ sản xuất mỹ phẩm giả tại quận Hoàng Mai, Hà Nội với hàng chục ngàn hộp kem dưỡng da Bảo Lâm, 24 kg tem nhãn các loại, 174 kg vỏ hộp, 3 kg bột

nguyên liệu khô đã pha trộn và các dụng cụ sản xuất khác." Thông thường, các mặt hàng mỹ phẩm nhái thường xuất hiện nhái theo các sản phẩm mỹ

phẩm có tiếng trên thị trường hoặc các sản phẩm phổ cập, có giá bình đân

Đối với các sản phẩm của các hãng nổi tiếng, các cơ sở sản xuất hàng giả tìm

mua lại các lọ, hộp đã dùng hết rồi chế mỹ phẩm giả vào đem bán, song loại này không nhiều vì không đễ có thể sưu tâm các loại đồ đựng như thế Còn

lại, phân lớn, các lại lọ, hộp, đô dựng, nhãn mác được tự sản xuất ra để đóng, hàng giả vào, sau đó, các sản phẩm này được đưa đến các cửa hàng để bán với

giá rẻ hơn nhiều so với sản phẩm thật chính gốc

Các hành vi vi phạm này không chỉ dừng lại ở tính chất nhỏ lẻ, manh mún đo cá nhân thực hiện mà phát triển ngày càng phức tạp hơn ở tính chất vi

phạm có tổ chức, có sự cấu kết, móc nối nhiều cá nhân, tổ chức nước ngoài “Thực trạng xam phạm quyền sở hữu trí tuệ hiện nay ở Việt Nam diễn

biến phức tạp, sự mô phỏng kiểu dáng, nhái nhãn hiệt

phổ biến và tính vi đến mức mặc dù không thể hoặc khó có thể quy kết là vi

phạm phạm vi bảo hộ trong Văn bằng bảo hộ nhưng lại đủ gây nhầm lẫn cho

ngầy càng trở nên

người tiêu dùng Bên cạnh các sản phẩm bị vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ở trong nước, Việt Nam đang phải đối phó với tình trạng hàng vi phạm quyền sở

hữu trí tuệ nhập lậu từ nước ngoài

Xam phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn ra ở tất cả các khu vực sản xuất-

chế biến, lưu thông cũng như xuất nhập khẩu và liên quan tới nhiều thành phần kinh tế: tư nhân, nhà nước, liên doanh và thậm chí là thành phần 100%

* Báo Sài Gòn giải phóng số ra ngày 21/5/2005 * Báo Phụ nữ Việt Nam số ra ngày 25/8/2004 Bai“

hàng nhái, hàng giả có mat 'Hãy cảnh giác với mỹ phẩm giả”

Trang 36

Nguyễn Thị Mai Trang -A12K40C Khoá luận tốt nghiệp

vốn đầu tư nước ngồi Ơng Trần Việt Hùng, Phó Cục trưởng Cục sở hữu trí tuệ cho biết hàng hoá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, thương hiệu nổi tiếng nên dễ bị làm giả, làm nhái rất nhiều Trong số hơn 400 vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ mà Cục sở hữu trí tuệ tham gia xử lý trong năm 2004, có một tỷ lệ lớn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là nạn nhân Một trong những doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài có các sản phẩm hàng hoá bị làm nhái, làm giả khá nhiều là

công ty Unilever Việt Nam

ILTHUC TRẠNG VI PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI CÁC

MẶT HÀNG CỦA CÔNG TY UNILEVER VIỆT NAM

Công ty Unilever Việt Nam là doanh nghiệp chuyên sản xuất và phân

phối nhiều loại sản phẩm tiêu dùng như bột giặt Omo, bột giặt Viso, nước xả Comfort, dầu gội đâu Sunsilk, dầu gội đâu Clear, kem đánh răng P/S, trà Lipton Với uy tín về chất lượng, các loại sản phẩm của Công ty đã được ưa

chuộng và tin dùng rộng rãi trên thị trường Cũng chính vì lý do này mà sản

phẩm của công ty Unilever đã bị làm giả với nhiều thủ đoạn và mức độ khác

nhau Bắt đầu xuất hiện trên thị trường Việt Nam từ năm 1997, hàng giả,

hàng nhái sản phẩm của Công ty Unilever Việt Nam được bày bán ngày càng nhiều hơn, khiến uy tín của Công ty bị ảnh hưởng nghiêm trọng, làm

cho Công ty bị thiệt hại tới hàng triệu USD

1.Thành công của Unilever Việt Nam trong việc chống vi phạm

quyền sở hữu trí tuệ

1.1.Thành công

Van dé chống hàng giả luôn được công ty Unilever Việt Nam đặt lên

Trang 37

Nguyễn Thị Mai Trang -A12K40C Khoá luận tốt nghiệp

xuất và kinh đoanh hàng giả Tại công ty Unilever, hàng hoá vi phạm quyền sở hữu trí tuệ được chia làm hai loại là hàng giả và hàng nhái Đâu tiên, cần phân biệt điểm khác nhau giữa hàng giả và hàng nhái Hàng giả là những

hàng hoá sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, bao bì kiểu dáng giống y hệt như sản phẩm hàng thật chính gốc của công ty nhưng chất lượng sản phẩm thường thấp hơn Nhiều trường hợp hàng giả là những loại hàng hóa sử dụng ngay

bao bì đã sử dụng của các sản phẩm của công ty nhưng bên trong sản phẩm

là hàng giả Hàng nhái là những sản phẩm của các đơn vị kinh doanh khác

sản xuất theo nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng tương tự các sản phẩm của công

ty Unilever Việt Nam gây nhầm lẫn cho khách hàng khi chọn mua

Thời điểm cuối năm 2001, đầu năm 2002 là thời gian tình trạng sản

phẩm của Unilever bị vi phạm nghiêm trọng nhất Trong năm 2002, các cơ

quan chức năng của Việt Nam đã kiểm tra và thu giữ số lượng lớn hàng giả, hàng nhái sản phẩm của công ty, trị giá khoảng 900 triệu đồng Năm 2003, một lượng hàng giả sản phẩm của Công ty trị giá trên 400 triệu đồng và lượng hàng nhái trị giá trên 600 triệu đồng đã bị xử lý.”Trong năm 2004 vừa qua, tổng giá trị thiệt hại từ hàng nhái, hàng giả là khoảng một tỷ đồng

Bảng báo cáo đánh giá tình hình hoạt động chống hàng giả, hàng nhái tại công ty Unilever so sánh giữa năm 2004 và năm 2003 thể hiện rõ

tình hình này qua bảng 3

Theo bảng 3, xem xét số vụ việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ,

nhìn chung, tình trạng hàng giả hàng nhái trong năm 2004 đối với sản phẩm công ty Unilever giảm xuống so với năm 2003 Về hàng giả, tổng số

vụ vi phạm bị bắt giữ của năm 2004 là 42 vụ so với năm 2003 là 43 vụ, tức là giảm 1 vụ, nhưng tổng số tiền thiệt hại lại tăng khoảng 608 triệu Điều

này có nghĩa là mặc dù số vụ vi phạm có giảm nhưng tính chất của từng loại vi phạm của hàng giả là nguyên nhân gây ra thiệt hại tài chính lớn đối

với công ty Về hàng nhái, số vụ vi phạm giảm từ 6 vụ năm 2003 xuống còn Báo Đâu tư-số 72-Bai “Unilever Việt Nam, doanh nghiệp nêu gương sáng trong chống hàng giả"

Trang 38

-33-Nguyễn Thị Mai Trang -A12K40C Khoá luận tốt nghiệp

3 vụ năm 2004, tức là giảm 50%, tổng số tiền thiệt hại tương ứng là giảm

khoảng 581triệu đồng, tức là giảm khoảng 96% so với năm 2003 Tương tự, số hàng nhái bị tiêu huỷ cũng giảm đáng kể từ 4 vụ năm 2003 xuống còn 2 vụ năm 2004 với trị giá tiêu huỷ là 6 triệu đồng trong năm 2004 chỉ chiếm khoảng 1,3% so với 439 triệu đồng năm 2003 Những con số trên đây phần nào cho thấy thành công của Unilever trong nỗ lực chống hàng nhái, hàng giả sản phẩm của Công ty

Bảng 3: Báo cáo hoạt động chống hàng giả, hàng nhái Sốvg - | Trị giá thiệt hại | Số vụ tiêu | Trị giá tiêu huỷ bắt giữ (vụ) | (.000VND) huỷ (vụ) (.000 VND) 2004 | 2003 | 2004 2003 | 2004 | 2003 | 2004 2003 Chién dich 1 40 39 | 370.147 | 376.805 18 10 | 346.197 | 281.809 „ & Chiến = § dịch 2 - 2 - 4.050 - 2 - 4.050 Chiến dịch 3 2 2 | 688.500 | 69.813 * * - Hàng nhái 3 6| 20.240 | 601.628 2 4 6.000 | 439.868

Nguồn: Báo cáo hoạt động 2004, Phòng chống hàng giả và vi phạm

quyên sở hữu trí tuệ ACF'

Chỉ tính riêng từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2005, số lượng hàng giả sản phẩm của Công ty bị bắt giữ là 19 vụ, với giá trị thu giữ là 211,1 triệu

đồng, số lượng hàng nhái là 4 vụ tương ứng 97,3 triệu đồng Cuối năm

Trang 39

Nguyễn Thị Mai Trang -A12K40C Khoá luận tốt nghiệp

sánh thì năm 2003, Công ty đã giảm được lượng hàng giả, hàng nhái

xuống còn 60% và tính đến tháng 8 năm 2005 thì số lượng này đã giảm

xuống 90% Điều đó cho thấy thành công của Công ty Unilever trong công,

tác chống vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm của Công ty mặc

dù thực tế cho thấy tình trạng hàng nhái, hàng giả trên thị trường vẫn còn

rất phức tạp

Năm 2004 là một năm thành công của phòng ACF trong công tác

chống hàng giả với lượng hàng giả các sản phẩm của Unilever Việt Nam

Cụ thể đối với các nhóm mặt hàng cụ thể theo bảng 4

Theo số liệu bảng 4, lấy năm 2002 làm mốc đánh giá, trong các

nhóm mặt hàng, lượng kem đánh răng bị làm nhái, làm giả giảm nhiều nhất

(95%), tiếp theo đó là bột giặt, điển hình là nhãn hiệu Omo (giảm 86%) ,

nước rửa chén và dầu gội đầu

Bang 4: Unilever Vietnam’s success in fighting copycats Nhóm mặt hàng Tỷ lệ Bột giặt 86% Dâu gội đầu 57% Nước giửa chén 70% Kem đánh răng 95%

Nguồn: Báo cáo hoạt động chống hàng nhái hàng giả, phòng ACF,

Công ty Unilever Việt Nam

Với một loạt các nhãn hiệu sản phẩm hàng tiêu dùng gần như đã trở nên thân thuộc với các gia đình Việt Nam, Unilever đã đăng ký bảo hộ cho hàng loạt các nhãn hiệu hàng hoá như: Ánh Dương (nước rửa chén, chất tẩy

Trang 40

-35-Nguyễn Thị Mai Trang -A12K40C Khoá luận tốt nghiệp

rửa, .), Cay Da (tra), Clear (dầu gội, mỹ phẩm ), Close-up (kem đánh

răng), Comfort, Dove, Hazeline (kem dưỡng da, mỹ phẩm), Lifboy (dầu

gội, sữa tắm, xà phòng, kem xua muỗi, mỹ phẩm), Lipton, Lux, Mentadent,

Omo, Oranics, Pepsodent (kem đánh răng, bàn chải, sản phẩm vệ sinh răng miệng), Pond`s, P/S (kem đánh răng, bàn chải, sản phẩm vệ sinh rang

miệng), Sunlight (nước rửa chén), Sunsilk, Vim (nước và bột lau sàn nhà, chất tẩy rửa), Viso (bột giặt, kem giặt, chất tẩy rửa), Rexoma (chất khử mùi), Knorr (các loại đồ ăn liền, nước chấm) Trong 22 nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ kể trên, trong mỗi loại nhãn hiệu lại bao gồm các nhãn hiệu khác nhau được đăng ký bảo hộ, số lượng nhãn hiệu được bảo hộ càng nhiều hơn khi mà đối với hàng tiêu dùng như dâu gội đâu, nước rửa chén, thì việc thay đổi mẫu mã hàng hoá được thay đổi thường xuyên Công ty

Unilever đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Cục sở hữu trí tuệ và được Cục cấp cho giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá Lấy ví dụ, nội dung

bảo hộ của một sản phẩm nước xả vải Comfort như sau: mẫu nhãn hiệu (gồm có hình ảnh mẫu sản phẩm thật, chính gốc); màu sắc: trắng, đen, đỏ;

danh mục hàng hoá, dịch vụ( xếp theo pháp luật quốc tế)là Nhóm 03: các

loại bột giặt, các chế phẩm và các chất sử dụng cho giặt là quần áo, các

chất xử lý lần cuối vải, chất làm mềm vải, các chất để tẩy trắng, các chế

phẩm dùng để tẩy sạch vết bẩn, các loại xà phòng dùng để khử mùi và làm thơm cho quần áo và các loại vải dệt; nội dung khác: nhãn hiệu được bảo hộ tổng thể, không bảo hộ riêng hình chai Như vậy, sản phẩm của Công ty Unilever được bảo hộ về nhãn hiệu hàng hoá trong đó bao gồm phần chữ, phần hình, và kiểu dáng sản phẩm

Về nhãn hiệu hàng hoá bị vi phạm, qua bảng 5 ở dưới, có thể thấy

năm có số lượng nhãn mác hàng hóa bị vi phạm nhiều nhất là năm 2001 do

hoạt động chống hàng giả mới được phát động, chưa phát huy được sức

mạnh tổng hợp của toàn bộ phòng ban trong công ty Sau khi vào đầu tư tại

Ngày đăng: 27/10/2015, 17:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w