1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chè ở thái nguyên

73 1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 1,15 MB

Nội dung

Kết quả phân tích cho thấy, bên cạnh những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, lao động thì ngành chè Thái Nguyên đang phải đối mặt với nhiều khó khăn: chưa quy hoạch vùng nguyên liệu, quy

Trang 1

CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT

-

MAI THU HIỀN

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

NGÀNH CHÈ Ở THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015

Trang 2

- CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT

MAI THU HIỀN

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

TP Hồ Chí Minh, năm 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright

Tác giả luận văn

Mai Thu Hiền

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã cho tôi cơ hội được học tập trong một môi trường đầy tính học thuật và mang tầm vóc quốc

tế Tôi cũng muốn gửi lời cám ơn tới các thầy cô giáo trong Chương trình Giảng dạy Kinh

tế Fulbright – những người đã dẫn dắt và truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường cũng như đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình làm luận văn

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ThS Lê Thị Quỳnh Trâm và TS Malcolm McPherson là người đã trực tiếp hướng dẫn tôi, gợi mở hướng tiếp cận đề tài, truyền đạt và

hỗ trợ cho tôi thật nhiều kiến thức và thông tin để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn Hiệp hội chè Việt Nam, Tổng công ty chè Việt Nam, Công ty chè Sông Cầu… và nhiều hộ gia đình trồng chè tại Thái Nguyên đã nhiệt tình trả lời phỏng vấn, giúp tôi tìm hiểu môi trường thực tế về ngành chè ở Thái Nguyên

Xin chân thành cảm ơn các anh chị trong các cơ quan hành chính của tỉnh Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và thông tin cần thiết cho

Trang 5

Kết quả phân tích cho thấy, bên cạnh những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, lao động thì ngành chè Thái Nguyên đang phải đối mặt với nhiều khó khăn: chưa quy hoạch vùng nguyên liệu, quy mô hộ gia đình là chủ yếu nên diện tích trồng chè bị chia làm nhỏ lẻ, cơ

sở sản xuất và chế biến còn lạc hậu, chất lượng chè không đồng đều làm ảnh hưởng đến giá

cả, việc xây dựng thương hiệu chè chưa được làm bài bản Đặc biệt, nhu cầu về loại đồ uống này đang có xu hướng tăng lên nhưng hoạt động xúc tiến thương mại chưa hiệu quả nên vẫn chưa khai thác hết thị trường trong nước và tiềm năng thị trường xuất khẩu bị bỏ ngỏ

Trước thực trạng đó, địa phương đã có những chính sách nhằm cải thiện quá trình trồng, sản xuất và chế biến ngành chè thông qua Đề án phát triển chè với nhiều cơ chế hỗ trợ như quy hoạch vùng chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, chuyển đổi giống cây trồng, hỗ trợ kinh phí đào tạo, nâng cao trình độ nhân lực cho ngành chè Tuy nhiên, nhiều chính sách chưa thực sự hiệu quả khiến việc sản xuất và chế biến chè hiện nay chủ yếu vẫn do người dân tự sản tự tiêu

Để khắc phục tình trạng trên, nghiên cứu đã đưa ra năm nhóm chính sách nhằm cải thiện chất lượng và năng suất chè, nâng cao giá trị chè, xây dựng và bảo vệ thương hiệu để nâng cao tính cạnh tranh cho ngành chè của tỉnh Thái Nguyên

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU vii

DANH MỤC PHỤ LỤC viii

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1

1.1 Bối cảnh nghiên cứu 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2

1.4 Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 2

1.5 Nguồn thông tin 5

1.6 Cấu trúc luận văn: 6

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN NGÀNH CHÈ THÁI NGUYÊN 7

2.1 Lịch sử phát triển ngành chè và đặc điểm cây chè 7

2.1.1 Lịch sử phát triển ngành chè 7

2.1.2 Đặc điểm của cây chè 8

2.2 Phân bố vùng chè Trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên 9

2.2.1 Vùng chè trung du Bắc Bộ 9

2.2.2 Vùng chè Tây Nguyên 12

2.3 Sự hình thành cụm ngành chè ở Thái Nguyên 12

2.3.1 Tổng quan về Thái Nguyên 12

2.3.2 Cụm ngành chè ở Thái Nguyên 14

Trang 7

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH CHÈ 17

3.1 Điều kiện nhân tố đầu vào 17

3.1.1 Các điều kiện tự nhiên 17

3.1.2 Nguồn nhân lực sản xuất 17

3.1.3 Vùng nguyên liệu chè 18

3.2 Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan 22

3.3 Điều kiện cầu 28

3.4 Chiến lược kinh doanh và mức độ cạnh tranh 35

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 38

4.1 Kết luận 38

4.2 Khuyến nghị chính sách 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

PHỤ LỤC 43

Trang 8

DANH MỤC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT

thôn

Organization of the United Nations

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc

HACCP Hazard Analysis and Critical

Control Points

Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

ITC International Trade Centre Trung tâm thương mại quốc tế

ISO International Organization for

Standardization

Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa

QSEAP Quality and Safety Enhancement of

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Quy mô diện tích chè của hộ 10

Bảng 3.1 So sánh giá chè xuất khẩu và trong nước 34

Bảng 3.2 Hàm lượng Tanin trong chè Thái Nguyên và Phú Thọ 34

DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Những nhân tố quyết định lợi thế cạnh tranh quốc gia 3

Hình 2.1 Quy trình chế biến chè 9

Hình 2.2 Tỷ lệ nguyên liệu doanh nghiệp thu mua 11

Hình 2.3 Sơ đồ cụm ngành 16

Hình 3.1 Diện tích trồng chè ở Thái Nguyên 19

Hình 3.2 Cơ cấu giống chè 20

Hình 3.3 Sản lượng chè búp tươi (tấn) 21

Hình 3.4 Năng suất chè năm 2013 (tấn/ha) 22

Hình 3.5 Diện tích chè VietGap 25

Hình 3.6 Mức tiêu thụ chè bình quân hàng năm tại Việt Nam (gr/người/năm) 28

Hình 3.7 Sản lượng chè thế giới 29

Hình 3.8 Giá chè xuất khẩu qua các năm (đơn vị tính: USD) 31

Hình 3.9 Sản lượng xuất khẩu 32

Hình 3.10 Sản lượng nội tiêu 32

Hình 3.11 Mô hình kim cương 37

Trang 10

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Xuất khẩu chè Việt Nam theo sản phẩm (HS), đơn vị tính: nghìn USD 43

Phụ lục 2 Diện tích, sản lượng chè sau thu hoạch trên cả nước 44

Phụ lục 3 Năng suất chè (tấn/ha) của cả nước 44

Phụ lục 4 Sản lượng chè sau chế biến và xuất khẩu của cả nước 45

Phụ lục 5 Tỷ trọng thị trường xuất khẩu chè Việt Nam năm 2014 45

Phụ lục 6 Giống chè được trồng ở Thái Nguyên 46

Phụ lục 7 Phân tích ma trận Swot ngành chè tại Thái Nguyên 47

Phụ lục 8 Phiếu khảo sát Doanh nghiệp 48

Phụ lục 9 Phiếu khảo sát hộ trồng chè 56

Trang 11

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1.1 Bối cảnh nghiên cứu

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa của Đông Nam Á, nơi khí hậu cũng như đất đai rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây chè Đã từ lâu, chè không những là thức uống truyền thống mà còn mang đậm nét văn hóa giao tiếp của người Việt Ngày nay, chè là một trong những cây công nghiệp có thế mạnh về xuất khẩu Chính điều

đó đã giúp cho ngành chè có bước tăng trưởng đáng kể, cả về diện tích, sản lượng cũng như năng suất (Phụ lục 2 và 3)

Khi mà xu hướng tiêu thụ chè ngày càng tăng thì Việt Nam dần dần trở thành một trong những nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giới Theo thống kê của FAO, hiện nay, Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới về sản lượng xuất khẩu chè Tuy chè Việt Nam có hương vị thơm ngon nhưng do chất lượng không đồng đều, dây chuyền máy móc sản xuất không hiện đại nên giá bán chỉ bằng 1/2 giá chè xuất khẩu trung bình trên thế giới, và cũng thấp hơn nhiều so với hai nước Kenya và Trung Quốc

Chè được trồng nhiều trên 34 tỉnh thành nhưng tập trung chủ yếu ở 12 tỉnh (chiếm 94% diện tích cả nước) Riêng tại Thái Nguyên diện tích trồng chè chiếm 10% diện tích cả nước và sản lượng đứng thứ hai cả nước Hàng năm, tại Việt Nam, lượng chè tiêu thụ nội địa chiếm 25 – 30% tổng sản lượng, khoảng 70% trong số đó là chè Thái Nguyên Theo Hiệp hội chè Việt Nam, mức tiêu thụ chè bình quân tại Việt Nam tăng 16,7% trong 3 năm qua Còn trên thế giới, theo nghiên cứu của Công ty Global Research & Data Services thì

từ năm 2008 đến 2014, tốc độ tăng trưởng trung bình của thị trường chè trên thế giới là 10%, trong đó nhu cầu toàn cầu về chè xanh chiếm 43,2%

Lại nói, Thái Nguyên là vùng đất nổi tiếng về trồng chè với sản lượng đứng thứ hai

cả nước chỉ sau Lâm Đồng Diện tích lớn, sản lượng cao nhưng về cơ bản, hoạt động sản xuất chè ở Thái Nguyên mới chỉ dừng ở mức tiêu thụ nội địa và xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô nên giá trị gia tăng thấp Mặc dù hiện nay, Đề án nâng cao năng lực sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè tỉnh Thái Nguyên đang được thực hiện nhưng vẫn chưa thực sự hiệu quả trong việc nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm chè tại đây Trước thực trạng trên, vấn đề nảy sinh là chính quyền địa phương cần phát huy vai trò trong việc đưa ra

Trang 12

những chính sách để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất cũng như gia tăng giá trị sản phẩm chè Thái Nguyên Có như vậy, ngành chè Thái Nguyên mới có thể đứng vững và cạnh tranh được với các thương hiệu chè mạnh trên thị trường trong nước và thế giới

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài tập trung vào phân tích các nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh của ngành chè Thái Nguyên, kết hợp với vai trò của nhà nước trong việc tạo môi trường để các doanh nghiệp trong cụm ngành liên kết với nhau để có thể nâng cao hiệu quả của toàn bộ quy trình trong chuỗi sản xuất cũng như giá trị sản phẩm của chè

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Thứ nhất, đâu là những yếu tố thuận lợi và bất lợi trong năng lực cạnh tranh của cụm ngành chè Thái Nguyên?

Thứ hai, Thái Nguyên cần có những chính sách gì để nâng cao năng lực cạnh tranh cho cụm ngành chè của tỉnh?

1.4 Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu các nhân tố và tác nhân có liên quan trong cụm ngành chè trong phạm vi tỉnh Thái Nguyên

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu dựa trên khung phân tích mô hình kim cương của giáo sư Michael E Porter, để từ đó xác định và đánh giá những nhân tố quyết định đến năng lực cạnh tranh ngành chè Thái Nguyên Đề tài phân tích số liệu thống kê; phỏng vấn doanh nghiệp và nông dân để làm cơ sở cho các đánh giá; từ đó đề xuất khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc ban hành chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chè Thái Nguyên

Lý thuyết về Cụm ngành

Theo Porter, Cụm ngành là “sự tập trung về mặt địa lý của các doanh nghiệp, các nhà cung ứng và các doanh nghiệp có tính liên kết cũng như của các công ty trong các ngành có liên quan và các thể chế hỗ trợ (ví dụ như các trường đại học, cục tiêu chuẩn, hiệp hội thương mại,…) trong một số lĩnh vực đặc thù, vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau”

Trang 13

Mô hình kim cương của Porter khái quát hóa các quan hệ tương tác quyết định năng lực cạnh tranh ở tầm vi mô Bốn góc của kim cương mô tả bốn khía cạnh của môi trường kinh doanh, bao gồm: các điều kiện về nhân tố đầu vào, bối cảnh chiến lược và mức

độ cạnh tranh, các điều kiện cầu, các ngành hỗ trợ và liên quan

Hình 1.1: Những nhân tố quyết định lợi thế cạnh tranh quốc gia

Nguồn: Porter (1998), Lợi thế cạnh tranh quốc gia

Những điều kiện nhân tố đầu vào: Đây là các yếu tố sản xuất đầu vào cần thiết để

cạnh tranh như nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn và cơ sở hạ tầng Nguồn lực các yếu tố sản xuất ban đầu của một quốc gia đóng vai trò quan trọng trong lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt đối với lợi thế cạnh tranh trong các ngành công nghiệp của một quốc gia Các yếu tố sản xuất gồm một số loại sau:

Nguồn tài sản vật chất: là sự dồi dào, chất lượng, khả năng tiếp cận và chi phí cho

đất, nước, khoáng sản Trong đó, điều kiện khí hậu được xem như một phần nguồn tài sản

Chiến lược kinh doanh và mức độ cạnh tranh

Những điều kiện

nhân tố (đầu vào)

Những điều kiện cầu

Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan

Trang 14

vật chất của quốc gia như vị trí và quy mô địa lý, bởi chúng có khả năng ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển và sự dễ dàng trong trao đổi văn hóa, kinh doanh

Nguồn nhân lực: bao gồm số lượng, kỹ năng và chi phí tuyển dụng và quản lý lao

động

Nguồn kiến thức: tập trung chủ yếu trong các trường đại học, viện nghiên cứu, các

nghiên cứu khoa học và kinh doanh, các báo cáo và cơ sở dữ liệu nghiên cứu thị trường, các hiệp hội thương mại và các nguồn khác Đây là nguồn kiến thức về khoa học, công nghệ, thị trường… được chuyển hóa vào hàng hóa và dịch vụ

Nguồn vốn: là tổng số và chi phí của vốn có thể sử dụng để tài trợ cho một ngành

nhất định

Cơ sở hạ tầng: bao gồm hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, thanh toán chi trả, y

tế… Ngoài ra, cơ sở hạ tầng còn bao gồm nhà cửa và thể chế văn hóa, những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sống và sự hấp dẫn của một quốc gia như một nơi để sống và làm việc

Các điều kiện cầu: Ba thuộc tính lớn và có ý nghĩa của cầu trong nước là kết cấu,

quy mô và hình mẫu tăng trưởng, và những cơ chế lan truyền sở thích trong nước ra thị trường nước ngoài Trong đó, kết cấu của cầu trong nước quan trọng hơn cả vì nó định hình tốc độ và đặc điểm đổi mới và cải tiến của các công ty trong một quốc gia

Quy mô cầu và hình mẫu tăng trưởng: Quy mô cầu nội địa có thể đóng vai trò đáng

kể trong một số ngành sản xuất nhất định, nhất là những ngành đòi hỏi nghiên cứu và triển khai lớn, lợi thế nhờ quy mô trong sản xuất cao, có sự cách biệt lớn giữa các thế hệ công nghệ Tuy nhiên, nó không phải là một lợi thế nếu nó không là những phân đoạn cầu cũng đang có nhu cầu ở các nước khác Nhu cầu nội địa cho phép các doanh nghiệp có cái nhìn

rõ hơn về xu thế thị trường toàn cầu, giúp các doanh nghiệp trong quốc gia đó có thể xuất khẩu giá trị và sở thích cùng với sản phẩm và dịch vụ của một ngành, để trở thành người đi tiên phong trong ngành đó

Quốc tế hóa nhu cầu nội địa: Toàn cầu hóa không làm giảm tầm quan trọng của nhu cầu nội địa, lợi thế của cạnh tranh là dùng thị trường nội địa làm bàn đạp tác động tới nhu cầu nước ngoài thông qua các hoạt động xuất khẩu, du lịch, liên minh chính trị và quan hệ lịch sử

Trang 15

Các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan: Bao gồm các nhà cung ứng và phân

phối hỗ trợ ngành và cụm, cụ thể: Cung ứng đầu vào chi phí cạnh tranh và hiệu quả, lợi thế thông tin để thúc đẩy đổi mới và sáng tạo, lợi thế về quy mô và phạm vi cho hoạt động R&D; Tổ chức đào tạo chuyên biệt, tổ chức nghiên cứu, tư vấn, mạng lưới tiếp thị/phân phối, ngành/ tổ chức liên kết ngang; Hiệp hội (vận động chính sách, chia sẻ thông tin và phối hợp), cơ chế phối hợp giữa doanh nghiệp – nhà nước – tổ chức nghiên cứu

Chiến lược công ty, cấu trúc và cạnh tranh nội địa: Bao gồm những điều kiện ảnh

hưởng tới việc tạo lập, tổ chức và quản lý doanh nghiệp và đặc điểm của các đối thủ trong nước; như quy mô và cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp, mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng như các hình thức cạnh tranh và chiến lược kinh doanh

1.5 Nguồn thông tin

Dữ liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua phỏng vấn:

- Phỏng vấn hộ trồng chè: Nội dung phỏng vấn về các giống chè, phương pháp sản xuất, chế biến và tiêu thụ, chính sách hỗ trợ của địa phương và sự liên kết với các doanh nghiệp

Để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và mang tính khách quan và đại diện cho toàn

bộ địa bàn nghiên cứu, tác giả đã tiến hành lựa chọn 4 huyện đại diện cho 4 khu vực trọng điểm trồng chè của vùng là thành phố Thái Nguyên, huyện Phú Lương, huyện Đồng Hỷ, huyện Đại Từ, với tổng diện tích trồng chè của 4 huyện là 14.549 ha

Tổng số hộ trồng chè toàn tỉnh Thái Nguyên khoảng 65.000 hộ, các hộ có nhiều tương đồng với nhau về hình thức tổ chức sản xuất chè của vùng Do đó, tác giả đã tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên, mỗi huyện 9 hộ, tổng cộng là 36 hộ để tiến hành điều tra, phỏng vấn Trong 36 hộ này, có 31 hộ với quy mô diện tích canh tác dưới 0,2 ha và 5 hộ có quy mô diện tích canh tác trên 0,2 ha

- Phỏng vấn doanh nghiệp: Nội dung phỏng vấn xoay quanh quy mô sản xuất, năng lực chế biến, các hình thức tiêu thụ sản phẩm, chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp

và chính sách hỗ trợ của địa phương

Tổng số doanh nghiệp chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là 34 doanh nghiệp, để có được thông tin cụ thể về việc chế biến công nghiệp chè trên địa bàn tỉnh cũng như thấy

Trang 16

được mối quan hệ giữa các hộ trồng chè và các doanh nghiệp, tác giả đã tiến hành chọn mẫu snowball để thực hiện phỏng vấn Cụ thể, tác giả phỏng vấn được 6 doanh nghiệp, gồm: Công ty chè Sông Cầu, Công ty cổ phần chè Quân Chu, Công ty cổ phần chè Thái Nguyên, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Trung Nguyên, Công ty chè Tân Cương Hoàng Bình, Nhà máy chè Khe Mo

Dữ liệu thứ cấp: phân tích, tổng hợp số liệu từ các nguồn: niên giám thống kê, các báo cáo của địa phương, hiệp hội chè và các website chuyên ngành (faostat, trademap,…)

1.6 Cấu trúc luận văn:

Luận văn được trình bày gồm bốn chương Trong đó, chương một giới thiệu về bối cảnh nghiên cứu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, đặt ra các vấn đề chính sách cần giải quyết Chương hai trình bày tổng quan ngành chè Thái Nguyên gồm lịch sử phát triển ngành chè và sự hình thành của cụm ngành chè ở Thái Nguyên Chương ba phân tích năng lực cạnh tranh ngành chè ở Thái Nguyên theo mô hình kim cương của Porter Cuối cùng, chương bốn là phần kết luận và kiến nghị chính sách

Trang 17

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN NGÀNH CHÈ THÁI NGUYÊN

2.1 Lịch sử phát triển ngành chè và đặc điểm cây chè

2.1.1 Lịch sử phát triển ngành chè

Cùng với Trung Quốc và Ấn Độ, Việt Nam là một trong những nước được coi là quê hương của cây chè Trải qua nhiều năm thay đổi và phát triển, nền nông nghiệp Việt Nam đã hình thành nên 2 vùng chè lớn là vùng chè tươi và vùng chè rừng Vùng chè tươi được trồng chủ yếu ở ven châu thổ các con sông lớn, do các hộ người Kinh trồng, gồm các loại: chè tươi, chè nụ, chè bạng Vùng chè rừng được trồng ở miền núi phía Bắc, do người dân tộc thiểu số trồng, gồm các loại: chè mạn, chè chi…

Ngay khi Pháp chiếm đóng Đông Dương làm thuộc địa, tại Việt Nam đã hình thành nên hai phương pháp chế biến chè là chè đen và chè xanh Từ đó, người Pháp đã phát triển chè thành một mặt hàng đặc biệt để xuất khẩu với hai vùng chè tập trung là Tây Nguyên và Trung du miền núi phía Bắc Năm 1941 hai vùng này có diện tích là 13.505 ha, sản lượng

là 6000 tấn chè khô

Trong thời kỳ chiến tranh, nhiều cơ sở nghiên cứu và vùng trồng chè bị phá hủy nặng nề, có nơi không hoạt động được nhưng Việt Nam vẫn duy trì được đồi chè và vườn giống Bên cạnh đó, nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc, sản lượng chè cũng tăng lên, chủ yếu là chè đen cho thị trường xuất khẩu Còn tại thị trường trong nước, ngoài các loại truyền thống còn xuất hiện thêm các loại chè gói ướp hương hoa

Sau năm 1975, diện tích và sản lượng chè tăng nhanh (năm 1985: diện tích trồng chè là 50.800 ha, sản lượng đạt 28.200 tấn chè khô), trong đó các loại chè truyền thống để tiêu thụ nội địa (chè tươi, chè nụ…) tăng nhiều

Thời kỳ đổi mới và mở cửa, từ năm 1986 đến nay, thị trường xuất khẩu chè đen tiếp tục được mở rộng, thị trường tiêu thụ chè trong nước trở nên sôi động với sự xuất hiện của nhiều mặt hàng chè mới như chè túi, chè đặc sản, chè hoa và đa dạng về mẫu mã, phân phối Nhà nước có nhiều chính sách ưu tiên phát triển cây chè nên đến năm 2000, diện tích

Trang 18

trồng chè đạt 90.000 ha, sản lượng là 87.000 tấn chè khô (trong đó xuất khẩu là 67.000 tấn, tiêu thụ nội địa là 20.000 tấn), kim ngạch xuất khẩu đạt 78 triệu USD1

2.1.2 Đặc điểm của cây chè

Chu kỳ phát triển của cây chè gồm ba giai đoạn Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn non, kéo dài 3 – 4 năm kể từ khi gieo trồng Giai đoạn thứ hai là giai đoạn cây lớn kéo dài

20 – 30 năm tùy theo giống, điều kiện đất đai và chăm sóc, khai thác Giai đoạn này, cây chè cho năng suất cao nhất Tuy nhiên, nếu chăm sóc không tốt và khai thác nhiều thì cây chè sẽ sớm bị suy thoái và già cỗi sớm Cuối cùng là giai đoạn già cỗi, kéo dài từ 5 – 10 năm, cây chè suy yếu dần nên cần phải dùng các biện pháp kỹ thuật để tạo tán mới cho chè

Cây chè là cây trồng lâu năm, sinh trưởng trong điều kiện ẩm ướt, râm mát của vùng khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, tốt nhất ở nhiệt độ từ 22 – 28, độ ẩm trong không khí

từ 80 – 85%, lượng mưa từ 1.500 – 2.000 mm Ánh sáng đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp của cây chè, tác động đến sản lượng của chè Do đó, ánh sáng tán xạ kết hợp với sương mù nhiều, ẩm ướt, nhiệt độ thấp, biên độ nhiệt ngày đêm lớn ở vùng núi cao

là điều kiện thuận lợi để sản xuất chè đạt chất lượng cao

Quy trình chế biến chè gồm:

Héo: Là một quá trình loại bỏ nước dư thừa từ các lá, mục tiêu là để làm bay hơi hàm lượng nước trong lá chè để các lá trở nên mềm và dẻo

Xào: Quá trình này được thực hiện bằng cách làm nóng lá chè một cách vừa phải,

do đó làm ngưng hoạt động lên men của lá chè mà không làm phá hủy hương vị của chè

Vò: Để thúc đẩy và đẩy nhanh quá trình oxy hóa, điều này có thể trợ giúp thay đổi hương vị và hình dạng của chè

Lên men: Là quá trình quan trọng trong sự hình thành của hương vị và màu sắc đặc trưng cho nước chè đen

Tạo hình: Tạo các hình dạng khác nhau bằng tay hoặc bằng các loại máy, như bị cuộn lại thành hình xoắn ốc, tạo thành viên tròn và các hình dạng phức tạp khác

1

Đỗ Ngọc Quý (2003)

Trang 19

Sấy khô: Mục đích chủ yếu là đình chỉ các quá trình hoạt động của men và loại bỏ

độ ẩm từ lá để sản xuất một sản phẩm ổn định với chất lượng được bảo quản tốt, đồng thời phát huy hương thơm trong chè

Hình 2.1 Quy trình chế biến chè

Nguồn: Tác giả tự vẽ

Do có sự khác nhau giữa quy trình chế biến chè xanh và chè đen nên hương vị chè xanh và chè đen cũng khác nhau Nước chè đen có màu nâu đỏ tươi, vị dịu, hương thơm nhẹ, dễ uống nên chiếm tỷ lệ lớn trên thị trường buôn bán chè thế giới, chủ yếu để xuất khẩu sang Tây Âu Nước chè xanh có màu vàng, vị chát mạnh; chủ yếu xuất khẩu sang Châu Á và Bắc Phi

2.2 Phân bố vùng chè Trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên

2.2.1 Vùng chè trung du Bắc Bộ

Vùng Trung du Bắc Bộ nằm tại ranh giới giữa miền núi và đồng bằng Bắc bộ, gồm các tỉnh: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Thái Nguyên, Hà Nội Do nằm ở vị trí địa lý giữa miền núi và đồng bằng Bắc Bộ nên khí hậu là sự giao thoa giữa khí hậu miền núi và đồng bằng: Mùa hè mưa nhiều, khí hậu biến động mạnh; còn mùa đông khô lúc đầu và gió nồm kết hợp với mưa phùn vào cuối mùa đông

Đất vùng chè tại đây chủ yếu là feralit phân bố ở các địa hình đồi núi, phát triển trên đá trầm tích, một phần trên đá macma và phù sa cổ, rất phù hợp với việc trồng và phát

Hoặc thêm hoa tươi vào sấy

Trang 20

triển cây chè Với điều kiện thổ nhưỡng như vậy đã hình thành các yếu tố vi lượng, đa lượng quan trọng của chè tại đây (điển hình là chè được trồng tại Thái Nguyên và Phú Thọ), góp phần làm cho hương vị chè thơm ngon đặc biệt

Mặc dù vùng trung du Bắc bộ là một trong những vùng nghèo nên vấn đề an ninh lương thực luôn được coi trọng, nhưng không vì thế mà nông dân ở đây từ bỏ trồng lúa để

đa dạng hóa các loại cây trồng có giá trị cao hơn, điều này thể hiện ở chỗ diện tích trồng chè có tăng nhưng không nhiều và thu nhập bình quân đầu người từ sản xuất chè tăng đáng

kể nhờ tăng năng suất Đặc biệt tại Phú Thọ và Thái Nguyên, sản xuất chè vẫn giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh tế tại đây, thể hiện ở thu nhập từ chè chiếm khoảng trên 50% tổng thu nhập của nông dân tại đây

Có thể thấy Thái Nguyên và Phú Thọ có cùng điều kiện về địa hình thổ nhưỡng cũng như khí hậu, nhưng việc phát triển loại chè khác nhau Nếu như ở Phú Thọ chủ yếu sản xuất chè đen thì ở Thái Nguyên lại phát triển chính vào chè xanh Chính điều này đã tạo nên nhiều sự khác biệt giữa Thái Nguyên và Phú Thọ về hiện trạng sản xuất:

Quy mô hộ trồng chè ở vùng này còn nhỏ, khoảng ¾ hộ có diện tích trồng chè nhỏ hơn 0.2 ha Tuy nhiên, các hộ nông dân ở Thái Nguyên có diện tích trồng chè nhỏ hơn ở Phú Thọ

Bảng 2.1 Quy mô diện tích chè của hộ

Quy mô diện tích chè

Trang 21

Tại khu vực trung du Bắc Bộ phổ biến loại hình hộ không đăng ký kinh doanh, sử dụng nguyên liệu của gia đình và một phần của các hộ khác Đây là những hộ trồng chè và

tự chế biến tại nhà từ nguồn nguyên liệu tự sản xuất hoặc thu mua từ những hộ khác nên công suất chế biến thấp Nếu như ở Phú Thọ tỷ lệ hộ chế biến tại nhà chỉ chiếm khoảng 20% thì tỷ lệ này ở Thái Nguyên là khoảng 80% Nhưng ngược lại, ở Lâm Đồng thì phần lớn người trồng chè bán chè tươi cho các công ty và không tự chế biến tại nhà

Do tỷ lệ hộ trồng chè ở Thái Nguyên lớn nên nguồn thu mua nguyên liệu của các doanh nghiệp ở đây phần nhiều là từ các hộ nông dân

Hình 2.2 Tỷ lệ nguyên liệu doanh nghiệp thu mua

Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát của tác giả

Tuy nhiên, theo khảo sát, việc mua bán giữa các doanh nghiệp ở Thái Nguyên với nông dân có ký hợp đồng chỉ chiếm khoảng 18% khiến giá thu mua không ổn định, nhất là vào mùa cao điểm Khác với ở Phú Thọ, toàn bộ việc chế biến và tiêu thụ sản phẩm đều do các doanh nghiệp đảm nhận nên chè được sản xuất chủ yếu là chè đen phục vụ nhu cầu xuất khẩu, phần tiêu thụ trong nước rất ít

Mặt khác, do chè Phú Thọ không được đánh giá cao như chè Thái Nguyên (giá trung bình trên thị trường chỉ bằng ½ giá chè Thái Nguyên) nên sản phẩm chủ yếu là chè đen phục vụ cho xuất khẩu sẽ có lợi thế về kinh tế hơn Hơn nữa, việc chế biến chè đen có

Trang 22

công nghệ hoàn toàn khác so với chế biến chè xanh và yêu cầu về chè nguyên liệu tươi không khắc nghiệt như chế biến chè xanh

2.2.2 Vùng chè Tây Nguyên

Vùng Tây Nguyên là vùng đất rộng trên dãy núi Trường Sơn với nhiều núi cao, cao nguyên rộng và bằng phẳng của 3 tỉnh: Lâm Đồng, Gia Lai và Kon Tum Chính vì vậy, khí hậu ở đây có sự tương phản sâu sắc giữa mùa khô và mùa mưa Lượng mưa trong mùa khô (tháng 11 – tháng 3) chỉ chiếm từ 7-8% lượng mưa cả năm, độ ẩm tương đối không khí rất thấp, khoảng 70% Mùa hạ lượng mưa rất lớn (1.800-2.800mm), chiếm 90% lượng mưa cả năm, thuộc loại cao ở Việt Nam, độ ẩm tương đối không khí rất cao (85%) Biên độ dao động nhiệt ngày và đêm rất mạnh, từ 10-110

C và thuộc loại cao nhất toàn quốc Đất đỏ vàng là chủ yếu, chiếm 66% diện tích cả vùng Đây chính là điều kiện thích hợp để phát triển đa dạng cây trồng, đặc biệt là các cây công nghiệp dài ngày như chè cả ở quy mô và chất lượng

Đến 95% diện tích tập trung tại thành phố Bảo Lộc, huyện Bảo Lâm và huyện Di Linh; khoảng 5% diện tích phát triển ở Cầu Đất - Đà Lạt, huyện Lâm Hà và huyện Đức Trọng thích hợp cho các nhà máy với công nghệ chế biến chủ yếu là chè đen nên có khả năng khai thác tốt thị trường xuất khẩu

2.3 Sự hình thành cụm ngành chè ở Thái Nguyên

2.3.1 Tổng quan về Thái Nguyên

Là một tỉnh thuộc vùng trung du miền núi Bắc bộ, Thái Nguyên là trung tâm chính trị - kinh tế của khu Việt Bắc và là cửa ngõ giao thương giữa vùng trung du miền núi phía Bắc và vùng đồng bằng Bắc bộ Phía Bắc giáp Bắc Kạn, phía Tây giáp Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp Lạng Sơn, Bắc Giang, phía Nam giáp thủ đô Hà Nội

Thái Nguyên là tỉnh nằm ở vị trí giao thông rất thuận lợi: cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km, cách cảng Hải Phòng 200 km, cách biên giới Trung Quốc 200km Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng giao thông của Thái Nguyên phát triển khá hoàn thiện và thuận lợi cho việc giao thương do nằm ở điểm nút giao lưu thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành, cụ thể: đường quốc lộ 3 nối Hà Nội đi Bắc Kạn, Cao Bằng và cửa khẩu với Trung Quốc, quốc lộ

Trang 23

1B Lạng Sơn, quốc lộ 37 Bắc Ninh, Bắc Giang; hệ thống đường sông Đa Phúc – Hải Phòng, đường sắt Thái Nguyên – Hà Nội – Lạng Sơn

Địa hình và khí hậu phù hợp cho phát triển nông, lâm nghiệp như trồng rừng, cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm, đặc biệt là cây chè với sản lượng đứng thứ hai cả nước Với sự đa dạng và phong phú về tài nguyên khoáng sản, Thái Nguyên có lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim và khai khoáng Tỉnh Thái Nguyên có trữ lượng than lớn thứ hai cả nước; kim loại màu có thiếc, chì, kẽm, vonfram, đồng, vàng, niken…; khoáng sản vật liệu xây dựng cũng là tiềm năng nguyên liệu lớn để sản xuất xi măng và các loại vật liệu xây dựng khác Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hình thành và phát triển các khu công nghiệp

Từng là nơi tổ chức Năm du lịch quốc gia 2007, Thái Nguyên có nhiều danh thắng

tự nhiên như Hồ Núi Cốc, hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà, rừng Khuôn Mánh… và các

di tích lịch sử như an toàn khu Việt Bắc – ATK, di tích khảo cổ học thời kỳ đồ đá cũ ở huyện Võ Nhai Ngoài ra còn có các đền chùa như đền Đuổm, chùa Hang, chùa Phủ Liễn… Với lợi thế trên địa bàn có 46/54 dân tộc sinh sống, nhiều dân tộc còn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc đặc sắc như Tày, H’Mông, Dao nên có tiềm năng khai thác thành các điểm du lịch nhân văn Ngoài ra, Thái Nguyên có thể hình thành các tuyến du lịch nối với điểm du lịch ở các tỉnh lân cận như Tân Trào (Tuyên Quang), Pác Bó (Cao Bằng), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), đền Hùng (Phú Thọ), Côn Sơn (Hải Dương)

Theo Niên giám thống kê 2013, dân số Thái Nguyên là 1.155.991 người, tỷ lệ dân

số trên 15 tuổi biết chữ chiếm 97,8% (cao hơn mức trung bình cả nước là 94,7%), lực lượng lao động là 716.300 người Với 6 trường đại học, trên 20 trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, Thái Nguyên được coi là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ ba sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

Về kinh tế: Năm 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) trên địa bàn đạt 18,6%; GDP bình quân đầu người đạt 1.803 USD/người/năm; giá trị sản xuất công nghiệp cả năm

2014 (theo giá so sánh năm 2010) đạt 160 nghìn tỷ đồng, trong đó công nghiệp nhà nước trung ương 12,8 nghìn tỷ đồng, công nghiệp địa phương quản lý 13 nghìn tỷ đồng và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 134,2 nghìn tỷ đồng Giá trị xuất khẩu trên địa bàn đạt 8,2 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu địa phương là 226,6 triệu USD Giá trị sản xuất nông, lâm

Trang 24

nghiệp và thuỷ sản cả năm 2014 (theo giá so sánh năm 2010) đạt 9.718 tỷ đồng Riêng tốc

độ ngành nông nghiệp tăng 5,2% so với 2013, trong đó ngành chăn nuôi tăng 6,5%, ngành trồng trọt tăng 3,7% so với năm 2013 Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất nông nghiệp trồng trọt (theo giá thực tế) đạt 78 triệu đồng và tăng 6 triệu đồng so với năm 2013

Diện tích chè trồng mới và trồng lại toàn tỉnh cả năm 2014 đạt 1.744 ha, tăng 12,3% (+191 ha) so với năm 2013 Trong đó chè trồng mới là 714 ha và trồng cải tạo là 1.030 ha Sản xuất chè là một trong những ngành có thế mạnh ở Thái Nguyên vì chè là cây trồng sử dụng có hiệu quả địa hình đất đai và khí hậu tại đây Trồng chè còn có tác dụng phủ xanh đất trống đồi trọc, hạn chế xói mòn, rửa trôi Ngoài ra, nó còn thu hút lao động trong cả khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ Cây chè ở Thái Nguyên đã từng là cây “xóa đói giảm nghèo” và hiện nay giúp tăng thu nhập cho người dân nơi đây do có nguồn lực tự nhiên dồi dào và chi phí lao động thấp…

Sản xuất chè ở Thái Nguyên còn chủ yếu là sản xuất quy mô hộ Nếu như trước đây, việc chế biến và tiêu thụ chè của các hộ chủ yếu là tự cung tự cấp thì hiện nay, hình thức tổ chức, sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè cũng đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực khi các hợp tác xã, làng nghề sản xuất tăng cả về số lượng và quy mô với 84 làng nghề và 23 hợp tác xã Điều này giúp cho việc sản xuất, kinh doanh của các hộ trồng chè đạt hiệu quả hơn

Trang 25

Mặc dù chỉ có 34 doanh nghiệp chế biến và kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nhưng cũng góp phần không nhỏ trong việc liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài để đẩy mạnh sản xuất, chế biến công nghiệp nhằm tăng sản lượng xuất khẩu

Tỉnh Thái Nguyên đang đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu giống chè theo hướng giảm giống chè Trung du tăng các giống chè nhập nội và các giống chè trong nước chọn tạo, lai tạo: Năm 2010, cơ cấu giống mới là 34,22% Năm 2011, cả tỉnh trồng mới và trồng thay thế 1.000 ha chè bằng các giống mới có năng suất và chất lượng cao Đến năm 2015, cơ cấu giống mới đạt 60%, giống chè Trung du còn 40%

Xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu chè búp tươi, trong đó:

Vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất chè xanh, chè xanh cao cấp gồm các giống: Trung du, LDP1, TRI 777, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, Bát tiên, Keo Am tích, phân bố chủ yếu ở thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương, Phổ Yên, chiếm tỷ lệ 80

- 85% nguyên liệu chè chè búp tươi

Vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất chè đen gồm các giống: Trung du, LDP2, TRI

777, chủ yếu phân bố ở các huyện Định Hoá, một phần ở huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương, chiếm tỷ lệ 10 - 15% lượng nguyên liệu chè búp tươi

Hiện nay tỉnh Thái Nguyên đang triển khai quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn trên địa bàn toàn tỉnh làm cơ sở cho việc thu hút đầu tư sản xuất chè hàng hóa chất lượng, giá trị cao; xây dụng vùng sản xuất nguyên liệu chè an toàn theo hướng hữu cơ, hạn chế sử dụng phân bón vô cơ, hóa chất trừ sâu; áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt GAP, từ khâu sản xuất đến khâu chế biến thành phẩm cuối cùng gắn quy trình sản xuất với việc được chứng nhận bởi các tổ chức chứng nhận trong nước và quốc tế (VietGAP, GlobalGAP, Uzt Certified…)

Chế biến chè ở Thái Nguyên chủ yếu theo 2 phương thức:

- Theo phương pháp thủ công, truyền thống theo quy mô hộ Phương pháp chế biến này chiếm khoảng trên 80% sản phẩm chè Thái Nguyên

- Theo dây chuyền công nghiệp: đối với sản phẩm chè đen theo công nghệ CTC và OTD; đối với các sản phẩm chè xanh

Trang 26

Sản phẩm chè Thái Nguyên hiện chủ yếu là tiêu thụ nội địa trong khi sản lượng chè xuất khẩu chiếm tỷ lệ thấp, giá trị xuất khẩu không cao Thị trường xuất khẩu chủ yếu sang các nước Trung Quốc, Anh, Pakistan, Liên bang Nga, Đài Loan

Tài chính và đầu tư

(vốn trong nước, FDI)

Đại học, dạy nghề,

nghiên cứu (công

nhân, quản trị, thiết

Ngành máy móc, thiết bị sản xuất

Ngành bao bì thực phẩm

Hiệp hội chè

Trang 27

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH CHÈ

3.1 Điều kiện nhân tố đầu vào

3.1.1 Các điều kiện tự nhiên

Khí hậu: Do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai Bắc bán cầu, nên khí hậu của

tỉnh Thái Nguyên mang tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vào mùa nóng (mưa nhiều) từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình khoảng 23-280C và lượng mưa trong mùa này chiếm tới 90% lượng mưa cả năm Mùa đông có khí hậu lạnh (mưa ít) từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Song do có sự khác biệt rõ nét ở độ cao

và địa hình, địa thế nên trên địa bàn Thái Nguyên hình thành các cụm tiểu vùng khí hậu khác nhau Sự đa dạng về khí hậu của Thái Nguyên đã tạo nên sự đa dạng, phong phú về các tập đoàn cây trồng, vật nuôi Đây chính là cơ sở cho sự da dạng hóa cơ cấu sản phẩm nông nghiệp, phát huy lợi thế so sánh của các yếu tố sinh thái của tỉnh

Đất đai thổ nhưỡng: Diện tích rừng tự nhiên của tỉnh là 181.039 ha, diện tích rừng

trồng khoảng 87.174 ha Diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh chiếm 23% diện tích tự nhiên, cây công nghiệp chủ yếu là cây chè Toàn tỉnh hiện có 20.764 ha chè (đứng thứ 2 cả nước sau Lâm Đồng), trong đó có trên 17.617 ha chè kinh doanh, hàng năm cho sản lượng khoảng trên 70.000 tấn chè búp tươi Tỉnh đã có quy hoạch phát triển cây chè lên đến 20.000 ha với sản lượng khoảng 200.000 tấn chè búp tươi/năm2

3.1.2 Nguồn nhân lực sản xuất

Đối với các hộ trồng chè: Trong tổng số 535.100 lao động nông thôn, chiếm 74,7% lao động cả tỉnh thì nguồn nhân lực trong sản xuất chè phần lớn là nông dân, sản xuất theo quy mô hộ gia đình là chủ yếu Lao động trồng chè chủ yếu là lao động gia đình, vào cao điểm mùa thu hoạch, các hộ trồng chè thường không thuê thêm người mà nhờ những hộ xung quanh làm giúp theo hình thức đổi công với nhau

Đối với các doanh nghiệp chè: Số lượng lao động trong doanh nghiệp trong 5 năm trở lại đây có xu hướng giảm, cụ thể giảm nhiều ở lao động thường xuyên và lao động có tay nghề, trong khi lao động mùa vụ và lao động phổ thông lại tăng nhưng không đáng kể

2

UBND tỉnh Thái Nguyên (2011)

Trang 28

Theo khảo sát, nguyên nhân của sự giảm này xuất phát từ chính bản thân người lao động,

họ cho rằng ngành chè vất vả, mang tính thời vụ, thu nhập thấp, khoảng 2 triệu/người/tháng nên không ổn định so với các ngành khác Ví dụ lương đi làm công nhân cho các nhà máy điện tử tại đây trung bình từ 4 – 5 triệu/người/tháng, có ký hợp đồng lao động, được bảo hiểm xã hội hàng tháng

Chất lượng lao động: 4/6 doanh nghiệp được hỏi đều đánh giá lao động tốt, đáp ứng yêu cầu công việc Bên cạnh đó chỉ 1/6 doanh nghiệp phàn nàn về việc thiếu cán bộ chuyên môn, bao gồm kỹ thuật viên chế biến, kỹ thuật viên trồng trọt, cán bộ quản lý kinh doanh

3.1.3 Vùng nguyên liệu chè

Hiện nay, ở Thái Nguyên vẫn chưa quy hoạch vùng nguyên liệu chè mà vẫn đang quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn theo dự án QSEAP Mặc dù, theo khảo sát, chỉ có khoảng 30% doanh nghiệp có vùng trồng chè riêng, đáp ứng được khoảng 55% nhu cầu nguyên liệu cho nhà máy Còn lại, doanh nghiệp phải thu mua từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu vẫn từ nông dân nhưng không ký hợp đồng thu mua nguyên liệu trực tiếp Do vậy doanh nghiệp luôn bị động trong khâu sản xuất và quản lý chất lượng Các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn khi thu mua nguyên liệu từ bên ngoài do vấp phải sự cạnh tranh lẫn nhau, tranh chấp nguyên liệu, sản xuất chè bán thành phẩm chất lượng thấp để tiêu thụ trước mắt, và không có kế hoạch phát triển lâu dài

Diện tích trồng chè: Tổng diện tích chè toàn tỉnh hết năm 2014 đạt 20.764 ha,

trong đó diện tích chè kinh doanh năm 2014 đạt 17.617 ha Diện tích trồng chè toàn tỉnh liên tục tăng trong thời gian qua, bao gồm cả diện tích chè kinh doanh và diện tích chè trồng mới/trồng lại So với năm 2011, năm 2012 diện tích trồng chè tăng 2,6% nhưng Từ năm 2012 đến 2014, trung bình mỗi năm diện tích chè tăng 5,3%

Trang 29

Hình 3.1 Diện tích trồng chè ở Thái Nguyên

Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên (2015), Báo cáo kết quả 5 năm thực hiện Đề án nâng cao

năng lực sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè tỉnh Thái Nguyên

Diện tích chè cả vùng tăng lên do phần lớn các hộ dân chuyển đổi từ diện tích trồng lúa sang trồng chè Lý giải cho điều này, các hộ dân đều cho rằng do trồng chè thu nhập cao hơn trồng lúa và các hoa màu khác Giá trị sản phẩm của cây chè theo giá hiện hành ước đạt 1.800 tỷ đồng (so với năm 2013 là khoảng 1.100 tỷ đồng), chiếm 27% tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt (so với năm 2013 chiếm 18%) và chiếm 14% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (so với năm 2013 chiếm 10%)3 Giá trị sản xuất trên 1 ha đất trồng chè: Năm 2011 đạt 82 triệu đồng/ha, đến năm 2014 đạt 95 triệu đồng/ha (tăng 115%) Theo khảo sát, giá trị thu nhập của các hộ trồng chè đạt từ 80 – 100 triệu đồng/ha/năm Như vậy, cây chè góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân ở Thái Nguyên

Mặc dù có diện tích trồng chè lớn thứ hai cả nước, nhưng diện tích trồng chè của hộ nông dân nhỏ, thường là dưới 0,2 ha (chiếm 80% tổng số hộ) Do diện tích trồng chè bị “xé lẻ” cho nhiều hộ gây nên khó khăn trong việc quản lý và quy hoạch vùng chè, khó cấp chứng chỉ VietGap để tăng giá trị sản phẩm, chất lượng nguyên liệu sản phẩm sau thu hoạch không được kiểm định

3

Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2014)

Trang 30

Giống chè: Giống chè đóng vai trò quan trọng vì nó có khả năng tạo ra chất lượng

riêng của từng loại chè

Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có 30 vườn cây chè giống đầu dòng, trên 80 vườn ươm giống chè được công nhận, hàng năm sản xuất từ 40 - 45 triệu cây giống đáp ứng đủ

kế hoạch trồng chè của tỉnh giai đoạn 2011 – 2015 (trồng mới và trồng lại 4000 ha)

Năm 2011 cơ cấu giống chè của tỉnh là: Giống Trung Du, chiếm 65,4%; Các giống chè mới chiếm 34,6% diện tích Năm 2014, cơ cấu giống chè mới chiếm 56,8% so với tổng diện tích chè toàn tỉnh (11.794 ha), trong đó: giống LDP1 7.500 ha, giống Phúc Vân Tiên 1.500 ha, giống Kim Tuyên 1.680 ha, giống TRI777 950 ha, các giống chè mới khác 160 ha (Phụ lục 5)

Hình 3.2 Cơ cấu giống chè

Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên (2015), Báo cáo kết quả 5 năm thực hiện Đề án nâng cao

năng lực sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè tỉnh Thái Nguyên

Số liệu này phản ánh đúng thực tế khảo sát khi mà 100% các hộ được hỏi đang chuyển đổi dần từ giống chè trung dung sang các giống chè mới với tỷ lệ giống mới ở các

hộ từ 50 – 60%, cho sản lượng chè cao hơn Lý giải điều này, các hộ nông dân đều cho rằng giống chè trung du là giống cũ, dễ chăm sóc nhưng giá trị kinh tế không cao Hiện tại, chè trung du thành phẩm có giá bán khoảng 90.000 đồng/kg, trong khi đó chè giống mới thành phẩm có giá bán gấp đôi

Trang 31

Nếu như năm 2001, sản lượng chè búp tươi của tỉnh mới đạt 110.636 tấn thì sau hơn 10 năm, sản lượng chè tăng gấp đôi, đạt 192.951 tấn vào năm 2014 Chỉ tính riêng từ năm 2011 đến 2013, sản lượng chè đã tăng 6% Có được điều này nhờ vào chính sách chuyển đổi giống cây trồng theo Đề án nâng cao năng lực sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè tỉnh Thái Nguyên

Hình 3.3 Sản lượng chè búp tươi (tấn)

Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên (2015)

Sản lượng chè tăng đồng nghĩa với năng suất tăng Tuy nhiên, so với các nước trồng chè khác như Kenya, Ấn Độ, năng suất của Việt Nam nói chung và của Thái Nguyên nói riêng chỉ bằng ½ so với thế giới, do đó trên một đơn vị diện tích trồng chè, hiệu quả kinh tế vẫn thấp, vì thế đời sống của đại đa số nông dân trồng chè vẫn rất thấp

Trang 32

Hình 3.4 Năng suất chè năm 2013 (tấn/ha)

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Faostat và Niên giám thống kê (2013)

Bón phân, thuốc trừ sâu:

Bón phân cho chè là một trong những cách có hiệu quả làm tăng sản lượng và nâng cao phẩm chất hương vị chè Chè được bón phân hữu cơ có chất lượng tốt nhất so với bón phân vô cơ và không bón Nhưng việc bón phân cho chè mới được đầu tư ít, lượng phân bón chỉ đạt mức tổi thiểu Theo khảo sát, các hộ nông dân đều cho rằng khoảng 50% diện tích trồng giống chè trung du không được bón phân đủ vì phần lớn các hộ trồng chè đều có

xu hướng sẽ chuyển đổi sang các giống chè mới cho năng suất cao hơn

Sử dụng thuốc trừ sâu cũng là cách để làm tăng năng suất cũng như sản lượng chè Tuy nhiên, vấn đề nổi cộm hiện nay là dư lượng thuốc trừ sâu trong chè nguyên liệu còn rất cao, khiến cho chất lượng chè giảm Các doanh nghiệp xuất khẩu chè cho rằng yếu kém trong kiểm soát chất lượng là một trong những nguyên nhân khiến giá trị xuất khẩu chè của Việt Nam thấp hơn so với giá chè bình quân thế giới

3.2 Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan

Công nghiệp chế biến: Công nghiệp chế biến đóng vai trò quan trọng vì nó là khâu

cuối cùng quyết định hương vị đặc trưng của chè thành phẩm Tuy nhiên, tại Thái Nguyên thì nền công nghiệp chế biến vẫn còn một số tồn tại:

Trang 33

Thứ nhất, thiết bị, công nghệ chế biến còn lạc hậu, chất lượng chế biến chưa đủ tiêu chuẩn Các doanh nghiệp được hỏi có quy mô nhà máy sản xuất từ 2000 – 5000m2 nhưng thiết bị nhà máy chỉ được đầu tư ở mức thấp nên đã sản xuất ra một lượng lớn chè kém chất lượng Bên cạnh đó, vệ sinh công nghiệp không đảm bảo như vẫn còn các hiện tượng xưởng chế biến nhiều bụi, công nhân dẫm đạp lên chè

Chế biến chè ở tỉnh Thái Nguyên chủ yếu theo quy mô hộ gia đình bằng phương pháp thủ công truyền thống, bán công nghiệp và dây chuyền chế biến nhỏ, chiếm khoảng 80% Trước mắt, hình thức chế biến này mang lại hiệu quả thiết thực cho hộ như tăng thu nhập; nhưng lại bộc lộ nhiều hạn chế trong kiểm soát chất lượng: tình trạng chế biến không theo quy trình kỹ thuật, tiêu chuẩn nên chất lượng sản phẩm thấp, không ổn định, không đồng đều về mẫu mã, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, làm giảm giá trị và tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường Chính việc phát triển ồ ạt các xưởng chế biến nhỏ kiểu hộ gia đình này khiến việc cạnh tranh khốc liệt hơn, dẫn đến hiện tượng tranh chấp nguyên liệu, sản xuất chè chất lượng thấp để tiêu thụ trước mắt

Qua khảo sát cho thấy đối với các hộ trồng chè quy mô nhỏ đều chế biến chè bằng các thiết bị rất thô sơ nên sản phẩm chỉ có một dạng chè duỗi, xoăn không chặt nên chất lượng chè không ổn định: nước chè có màu nâu đỏ, bị mất mùi thơm sau thời gian bảo quản, sản phẩm có mùi khê khét do không chủ động điều chỉnh được nhiệt độ khi sao… Tùy thuộc vào diện tích trồng chè dưới 0,1 ha hay từ 0,1 – 0,2 ha và loại hình hộ là trồng chè hay trồng chè và thu gom mà hộ quyết định số lượng máy cần dùng Tuy nhiên, đối với các hộ có diện tích trồng lớn hơn hoặc đối với hộ thu gom cũng không đầu tư nhiều vào các phương tiện chế biến hiện đại hơn như máy sao chè bằng gas vì họ cho rằng đầu tư loại máy đó (khoảng 100 triệu đồng/máy) tốn kém hơn nhiều so với đầu tư nhiều máy như hiện nay (với giá khoảng 2 triệu đồng/máy) Điều này khiến chất lượng chè chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Thứ hai, năng lực chế biến của các nhà máy:

Năm 2011, trung bình với một cơ sở chế biến công nghiệp có công suất thiết kế 3.600 tấn/năm sẽ cần tương ứng 4.500 tấn chè búp tươi/năm, nếu sử dụng được hết 100% công suất thiết kế với khoảng 100 cơ sở chế biến của vùng sẽ cần tương ứng khoảng

Trang 34

450.000 tấn chè nguyên liệu Tuy nhiên, tổng sản lượng chè búp tươi cung ứng ra thị trường chỉ đạt khoảng 181.000 tấn, chỉ đảm bảo chưa tới 50% nhu cầu chè nguyên liệu4

Nếu như năm 2009, cả tỉnh có 41 doanh nghiệp và hợp tác xã sản xuất chè thì đến năm 2015 đã tăng lên đến 57 doanh nghiệp và hợp tác xã sản xuất chè Ví dụ như trước đây

ở huyện Đồng Hỷ chỉ có Công ty chè Sông Cầu hoạt động, đến nay có thêm 8 doanh nghiệp cùng tham gia nguyên liệu để chế biến Điều này khiến cho công suất chế biến của các doanh nghiệp có cải thiện do sản lượng tăng nhưng hiệu suất vẫn chưa hiệu quả

Bên cạnh đó, do các hộ chế biến quy mô hộ gia đình phát triển tự phát tại các vùng chuyên canh chè đã gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động chế biến của các cơ sở công nghiệp do hiện tượng tranh mua, tranh bán đối với nguyên liệu chè búp tươi (như đã chứng minh ở trên, do nguồn cung nguyên liệu không đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất của các nhà máy)

Giao thông vận tải: Do mức độ tập trung của các vùng chè chưa cao, việc quy

hoạch của các nhà máy sản xuất và chế biến thiếu hợp lý như không gần vùng nguyên liệu nên ảnh hưởng đến việc vận chuyển chè từ vùng nguyên liệu đến các nhà máy Cụ thể, nguyên liệu sau thu hái rất dễ bị hư hỏng do các hoạt động trao đổi chất vẫn tiếp tục diễn ra

ở lá chè, nhất là búp chè bị dập nát do bảo quản, vận chuyển không tốt Thông thường, thời gian bảo quản không quá 10 tiếng, nếu để càng lâu thì chè sẽ bị ôi, làm màu nước pha của sản phẩm bị tối, hương kém thơm Điều này dẫn đến tình trạng dễ chấp nhận nguyên liệu không đảm bảo đủ yêu cầu chất lượng, sản xuất ra sản phẩm chè chất lượng thấp

Hệ thống đường đến các xã còn chưa tốt, giao thông còn bị tác động xấu của thời tiết, nhất là về mùa mưa, đi lại còn khó khăn

Tổ chức khuyến nông và hợp tác xã: Có vai trò trong việc hỗ trợ nông dân về kỹ

thuật trồng, chăm bón chè Mặc dù, hàng năm, xã có tổ chức đào tạo 1 lần trong thời gian ngắn nhưng hiệu quả không đáng kể Theo khảo sát, kỹ thuật trồng chè của hộ chủ yếu có được do kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau

Trường Đại học, Viện nghiên cứu: Mặc dù Thái Nguyên được coi là trung tâm

đào tạo nguồn nhân lực lớn do nơi đây tập trung nhiều trường Đại học, cao đẳng và trung

4

Hiệp hội chè Việt Nam (2012)

Trang 35

học chuyên nghiệp; nhưng do đặc điểm lao động ngành chè phần lớn là nông dân nên việc

sử dụng lao động có trình độ là rất ít, chỉ ở một bộ phận nhỏ trong các doanh nghiệp chế biến chè Tuy nhiên, các trường Đại học, Viện nghiên cứu có nhiều đóng góp trong việc nghiên cứu ra các giống mới cho năng suất và sản lượng cao, thích hợp để thay thế cho giống chè trung du đã già cỗi và năng suất thấp

Hiệp hội chè: Hỗ trợ nông dân trong việc trồng, chế biến chè về mặt kỹ thuật

Ngoài ra, Hiệp hội chè còn là cầu nối giữa doanh nghiệp và nông dân trong việc thu mua sản phẩm và hỗ trợ về thông tin thị trường cho các doanh nghiệp Nhưng qua khảo sát trên thực tế, sự hỗ trợ của Hiệp hội chè giữa nông dân và doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế

Kiểm soát chất lượng:

Cũng như các hàng nông sản khác, vấn đề kiểm soát chất lượng sản phẩm chè chưa được đặc biệt quan tâm khi mà hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại chè gắn nhãn mác chè Thái Nguyên nhưng chất lượng sản phẩm không đảm bảo khiến giá bán không cao Chính vì việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan như hiện nay khiến dư lượng thuốc trong sản phẩm chè, dẫn đến khó xuất khẩu ra thế giới, đặc biệt là các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu

Việc kiểm soát chất lượng phải được thực hiện ngay từ khâu gieo trồng Muốn vậy, cần tăng cường áp dụng quy trình an toàn như VietGap, GlobalGap Tuy nhiên, diện tích chè sản xuất theo quy trình VietGAP có chứng nhận còn quá ít so với diện tích trồng chè tại tỉnh

Hình 3.5 Diện tích chè VietGap

Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên (2015)

Trang 36

Có thể thấy, nếu năm 2013 diện tích trồng chè đạt chứng chỉ VietGap là 1,83% thì tăng lên 2,71% vào năm 2014, tương đương 976 hộ Nguyên nhân chủ yếu của hạn chế trên đó là:

+ Các mô hình chè VietGap trên địa bàn hầu hết đều có diện tích nhỏ trong khi số lượng hộ dân tham gia đông nên khó kiểm soát hết quy trình sản xuất chè theo tiêu chuẩn này của từng hộ

+ Quy mô sản xuất, chế biến chè của tỉnh

hiện nay phần lớn là hộ gia đình, chế biến theo

phương pháp thủ công truyền thống, khả năng đáp

ứng yêu cầu và kinh phí chứng nhận VietGAP còn

hạn chế, khó khăn

+ Do thị trường tiêu thụ sản phẩm chè chủ

yếu là các sản phẩm đại trà, với mức giá trung bình,

thị trường tiêu thụ các sản phẩm chè chất lượng cao chưa nhiều, vì vậy các hộ gia đình, tổ chức, doanh nghiệp chưa chú trọng đầu tư sản xuất theo quy trình được chứng nhận VietGap Hơn nữa, qua khảo sát, giá sản phẩm chè được trồng theo mô hình VietGap không cao hơn so với giá chè bình thường, việc tiêu thụ vẫn thông qua thương lái như bình thường nên các hộ trồng chè chưa thấy được lợi ích rõ ràng khi tham gia mô hình này

Chính sách hỗ trợ

Chính sách của tỉnh: Theo Quyết định phê duyệt quy hoạch vùng nông nghiệp chè

an toàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 thì mục tiêu là “từng bước xây dựng các vùng sản xuất chè an toàn nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu” Nội dung của quy hoạch bao gồm:

+ Quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn: Hoàn thành Quy hoạch vùng sản xuất chè

an toàn tỉnh Thái Nguyên được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3130/QĐ-UBND ngày 13/12/2011 (Diện tích chè an toàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 đạt trên 18.000

ha, sản lượng chè an toàn dự kiến trên 252.000 tấn)

+ Đào tạo, tập huấn, chuyển giao khoa học công nghệ: Trong 4 năm đã tổ chức 411 lớp đào tạo, tập huấn về sản xuất chè theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), đào tạo giảng viên IPM, vệ sinh an toàn thực phẩm nông trại; đào tạo kỹ thuật

Chị Trần Kim C., nông dân trồng chè, xã Tân Linh, huyện Đại Từ

cho rằng: “Sản xuất theo mô hình

VietGap gặp khó khăn trong quy trình dùng phân vi sinh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định, nhưng khi tiêu thụ lại bị chê xấu mã, vị nhạt nên giá không cao hơn trồng bình thường.”

Ngày đăng: 26/10/2015, 16:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w