Khuyến nghị chính sách

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chè ở thái nguyên (Trang 48)

Từ kết quả nghiên cứu và khung lý thuyết, tác giả đưa ra các khuyến nghị chính sách như sau:

Thứ nhất, quy hoạch các vùng nguyên liệu chè. Ủy ban nhân dân tỉnh cần xây dựng, lập kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu trên cơ sở xác định rõ, quy hoạch cụ thể các vùng chuyên canh chè trên quan điểm tận dụng và phát huy tối đa lợi thế của địa phương, phát triển vùng nguyên liệu đồng thời với phát triển cơ sở chế biến và hệ thống cơ

sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi…). Đối với diện tích trồng thay thể, cần có kế hoạch thay thế dần để tránh tình trạng phá bỏ ồ ạt dẫn đến thiếu nguyên liệu cho các cơ sở chế biến. Đối với diện tích chè trồng mới, chỉ trồng những giống có nguồn gốc rõ ràng, tốt nhất là những giống do Trung tâm khuyến nông cung cấp.

Bên cạnh đó, cần căn cứ vào yêu cầu thị trường và điều kiện sinh thái mà Trung tâm khuyến nông của Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên cần lựa chọn cơ cấu giống phù hợp cho từng vùng chuyên canh chè. Trên cơ sở định hướng, bố trí cơ cấu giống chè cho từng vùng, các vùng có diện tích trồng mới và thay thế cần nhanh chóng đưa các giống chè đã được chọn lọc trong nước và nhập nội vào sản xuất. Tăng cường việc thẩm định, chứng nhận chất lượng cây giống nhằm đảm bảo các vườn ươm phải có đủ điều kiện để sản xuất ra cây giống có chất lượng theo quy định.

Thứ hai, kiểm soát chất lượng. Sở Công thương cần tăng cường hướng dẫn, kiểm tra việc áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quản lý (ISO, HACCP), tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư công nghệ chế biến theo từng quy mô doanh nghiệp (lớn, nhỏ và vừa). Việc lắp đặt mới và thay thế thiết bị chế biến của doanh nghiệp phải đảm bảo sản phẩm cho chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu và có thể cạnh tranh trên thị trường. Tỉnh cũng cần có chính sách trong việc hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư nâng cấp hiện đại hóa các nhà máy để đáp ứng các tiêu chuẩn trên.

Thứ ba, sản phẩm chè cần đa dạng hóa sản phẩm và mẫu mã, phát triển dạng chè túi lọc phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dùng hiện nay. Việc phân phối của doanh nghiệp chè cần có chiến lược thực hiện hợp lý, có thể đặt đại lý theo từng khu vực và mở rộng các văn phòng bán và giới thiệu sản phẩm.

Thứ tư, xây dựng chè Thái Nguyên một thương hiệu mạnh. Trung tâm xúc tiến thương mại của tỉnh phải tăng cường các hoạt động phát triển thị trường, marketing và quảng bá sản phẩm. Cần có sự quản lý để áp dụng đúng quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể chè Thái Nguyên (chế biến chè từ nguyên liệu tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên; cơ sở sản xuất, chế biến đóng trên địa bàn tỉnh; sản lượng sản phẩm chè ổn định hàng năm đạt từ 1 tấn thành phẩm chè búp khô trở lên; thành phẩm chè sản xuất có chất lượng ổn định...).

Cuối cùng, nhưng không thể thiếu là cần có chính sách để thúc đẩy sự hợp tác giữa doanh nghiệp với nông dân trong việc bao tiêu sản phẩm, giữa doanh nghiệp với cơ quan

nhà nước và hội chè của tỉnh trong việc hỗ trợ thông tin thị trường và vốn kinh doanh. Muốn vậy, Ủy ban nhân dân tỉnh phải kết hợp với Hiệp hội chè Việt Nam, Hội chè của tỉnh trong việc xây dựng chính sách hỗ trợ và thúc đẩy sự liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân. Từ đó mới có thể nâng cao chất lượng và lợi thế cạnh tranh của chè nguyên liệu nhằm nâng cao đồng bộ chất lượng chè cũng như hiệu quả của tất cả các quy trình trong toàn bộ chuỗi sản xuất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Vũ Thành Tự Anh (2012), Cơ sở lý thuyết về cụm ngành và chuỗi giá trị. 2. Bộ NN&PTNT Việt Nam (2000), Báo cáo tổng quan ngành chè Việt Nam.

3. Bộ NN&PTNT Việt Nam (2012), Hội thảo đánh giá thực trạng sản xuất tiêu thụ và chế biến chè.

4. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (2014), Tài liệu môn học Phát triển vùng và địa phương, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.

5. Ngô Xuân Cường, Nguyễn Duy Thịnh, Hà Duyên Tư (2009), “So sánh một số chỉ tiêu chất lượng nguyên liệu chè tại Thái Nguyên và Phú Thọ”, Tạp chí khoa học và công nghệ, (Số 1), tr. 101-106.

6. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2015), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 tỉnh Thái Nguyên.

7. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2014), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2013, NXB Thống Kê, Hà Nội.

8. Cục xúc tiến thương mại (2015), “Bản tin ngành hàng chè”, Cục Xúc tiến Thương mại, truy cập ngày 17/03/2015 tại địa chỉ:

http://www.vietrade.gov.vn/nganh-nong-sn/4859-ban-tin-nganh-hang-che-thang- 04-nam-2015.html.

9. Hiệp hội chè Việt Nam (2012), Báo cáo tác động hội nhập kinh tế quốc tế và giải pháp đối với ngành chè Việt Nam.

10.Hiệp hội chè Việt Nam (2012), Báo cáo thực trạng sản xuất kinh doanh chè Việt Nam.

11.Hiệp hội chè Việt Nam (2014), Báo cáo thực trạng sản xuất kinh doanh chè Việt Nam.

12.ICARD (2013), Thông tin xuất nhập khẩu.

13.MARD (Cổng thông tin điện tử Bộ NN&PTNT), “Số liệu trồng trọt theo các thời kỳ 1996/00, 2001/05, 2006/10, 2011/15”, Phòng Thống kê – Trung tâm tin học & Thống kê, truy cập ngày 17/04/2015 tại địa chỉ:

http://fsiu.mard.gov.vn/data/trongtrot.htm.

15.Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên (2015), Báo cáo Kết quả 5 năm thực hiện Đề án nâng cao năng lực sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 – 2015.

16.Tổng cục Thống kê (2014), Niên giám thống kê 2013, NXB Thống kê, Hà Nội. 17.UBND tỉnh Thái Nguyên (2010), Chương trình phát triển thương mại tỉnh Thái

Nguyên giai đoạn 2011 – 2015.

18.UBND tỉnh Thái Nguyên (2010), Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè ở tỉnh Thái Nguyên.

19.UBND tỉnh Thái Nguyên (2011), Đề án phát triển chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 – 2015.

20.UBND tỉnh Thái Nguyên (2011), Quyết định số 2214/QĐ-UBND ngày 31/8/2011 về việc phê duyệt quy hoạch vùng nông nghiệp chè an toàn.

21.Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (2011), Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất những giải pháp nâng cao giá trị gia tăng cho ngành chè.

22.Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (2007), Hồ sơ ngành hàng chè.

Tiếng Anh

23.Market Research Reports, Inc. (2015), World Tea Market to Grow 5.8% annually from 2015 to 2019.

24.Porter, Michael E. (1998), Lợi thế cạnh tranh quốc gia, NXB. Trẻ, TP. HCM. 25.Porter, Michael E. và Ketels, Christian H. M. (2010), Báo cáo năng lực cạnh tranh

Việt Nam 2010.

26.World Tea News (2014), “Per Capita Tea”, Euro Monitor International, truy cập ngày 11/04/2015 tại địa chỉ: www.euromonitor.com/tea.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Xuất khẩu chè Việt Nam theo sản phẩm (HS), đơn vị tính: nghìn USD.

HS Sản phẩm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng kim ngạch XK của Việt Nam 48.561.343 62.685.130 57.096.274 72.236.665 96.905.674 114.529.171 Xuât khẩu chè Việt Nam 133.497 147.326 180.219 200.537 205.539 224.847 090210 Chè xanh (chưa ủ men) đóng gói không quá 3kg 4.561 7.125 3.192 5.577 2.189 8.333 090220 Chè xanh khác (chưa ủ men) 53.640 49.142 55.444 75.447 94.681 96.051 090230 Chè đen (đã ủ men và ủ men 1 phần), đóng gói không quá 3 kg 7.367 8.407 11.185 6.639 2.477 7.071 090240 Chè đen khác (đã ủ men và ủ men 1 phần) 67.929 82.652 110.398 112.874 106.192 113.392

Phụ lục 2. Diện tích, sản lƣợng chè sau thu hoạch trên cả nƣớc

Nguồn: MARD (Cổng thông tin điện tử Bộ NN&PTNT), Số liệu trồng trọt theo các thời kỳ 1996/00, 2001/05, 2006/10, 2011/15.

Phụ lục 3. Năng suất chè (tấn/ha) của cả nƣớc

Nguồn: MARD (Cổng thông tin điện tử Bộ NN&PTNT), Số liệu trồng trọt theo các thời kỳ 1996/00, 2001/05, 2006/10, 2011/15

Phụ lục 4. Sản lƣợng chè sau chế biến và xuất khẩu của cả nƣớc

Nguồn: Niên giám thống kê (2014).

Phụ lục 5. Tỷ trọng thị trƣờng xuất khẩu chè Việt Nam năm 2014

Phụ lục 6. Giống chè đƣợc trồng ở Thái Nguyên

TT Giống chè Diện tích Tỷ lệ (%) Đặc điểm công nghiệp chính

I Trung Du 8.970 ha 43,2%

Khả năng thích nghi với vùng đất khô cằn, khả năng chịu sâu bệnh tốt, năng suất từ 60 – 80 tạ/ha. Chế biến chè xanh, đen.

II Giống mới 11.794 ha 56,8%

1 LDP1 7500 ha

Lá dày, xanh nhạt, búp nhỏ ra sớm và kết thúc muộn, hệ số nhân giống cao, năng suất chè 4 tuổi 4 tấn/ha, chè 8 tuổi 9 – 10 tấn/ha.

2 TRI 777 950 ha

Phân cành thấp, dễ giâm cành, hệ số nhân giống cao, chịu hạn tốt, chống chịu sâu bệnh trung bình. Chế biến chè xanh.

3 Phúc Vân Tiên 1500 ha

Phân cành cao, búp mập xanh vàng, nhiều lông tuyết, thích ứng rộng chịu rét và hạn, giâm cành. Chế biến chè xanh, đen.

4 Kim Tuyên 1680 ha

Sinh trưởng khoẻ, mật độ búp dày, cây trồng có tỷ lệ sống cao. Chè Kim Tuyên 5 tuổi trồng cho ra hơn 10 tấn búp/ha.

5 Giống khác 160 ha

5a PH1.

Búp nhỏ, chịu hạn, chịu sâu bệnh, năng suất đạt 10 tấn/ha. Chế biến chè xanh.

5b Yabukita – Mydormy Là giống thích ánh sáng, lá mềm, búp nhỏ chịu sâu bệnh tốt. Chế biến chè xanh. 5c Chè Shan

Lá dài, rộng, thân cao to, tán rộng, số lứa hái ít, lông tuyết nhiều, hương thơm tự nhiên, búp lớn. Chế biến chè xanh. Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên.

Phụ lục 7. Phân tích ma trận Swot ngành chè tại Thái Nguyên

Ma trận SWOT

Cơ hội: O (Opportunities) O1: Chất lượng chè nâng cao. O2: Thu nhập tăng.

O3: Phát triển thương hiệu O4: Quan hệ quốc tế mở rộng.

Thách thức: T (Threats) T1: Sự lớn mạnh các đối thủ cạnh tranh hiện có và sự xuất hiện các đối thủ mới (cạnh tranh về giá và chất lượng sản phẩm).

Điểm mạnh: S (Strengths) S1: Khí hậu, đất đai thuận lợi cho phát triển chè.

S2: Vùng có truyền thống trồng chè.

S3: Hỗ trợ từ chính sách của trung ương và địa phương.

S1+O1:Chiến lược chuyển đổi giống năng suất cao.

S3 + O3: Chiến lược mở rộng thị trường tiêu thụ.

S3+T1: Chiến lược cạnh tranh về giá và chất lượng sản phẩm.

Điểm yếu: W (Weaknesses) W1: Giống không đồng đều, kỹ thuật lạc hậu nên chất lượng chè chưa đủ tiêu chuẩn.

W1+ O4: Chiến lược nghiên cứu, nhập khẩu giống chè cho năng suất cao.

W2+W3+O1: Chiến lược quy

W2+ T1: Chiến lược cải tiến, thay thế dần dây chuyền sản xuất đồng bộ.

W2: Dây chuyền chế biến chưa đồng bộ, còn nhiều hộ trồng chè tự chế biến bằng thiết bị thô sơ. W3: Chưa quy hoạch được vùng nguyên liệu.

W4: Chưa có đội ngũ nghiên cứu phát triển.

W5: Hoạt động tiếp thị chưa phát triển.

W6: Chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa hộ trồng chè và doanh nghiệp.

hoạch vùng nguyên liệu nào thì dây chuyền sản xuất đó. W4+W5+O4: Chiến lược đào tạo, thuê đội ngũ nghiên cứu mở rộng thị trường.

thiện mẫu mã, chất lượng sản phẩm.

Phụ lục 8. Phiếu khảo sát Doanh nghiệp PHIẾU KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP

Tôi tên là Mai Thu Hiền, học viên cao học chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright – Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, đang thực hiện nghiên cứu về chủ đề Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chè ở Thái Nguyên.

Phiếu khảo sát này nhằm tìm hiểu về tình trạng sản xuất, chế biến và xuất khẩu của các doanh nghiệp chè tại địa phương. Để phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, xin anh/chị vui lòng cho biết ý kiến đối với những câu hỏi dưới đây. Chúng tôi cam đoan chỉ sử dụng thông tin vào mục đích nghiên cứu khoa học. Xin cảm ơn sự hợp tác nhiệt tình của anh/chị.

Tên doanh nghiệp: Địa chỉ:

Loại hình doanh nghiệp:

I. Tổng quan về doanh nghiệp

1. Doanh nghiệp được thành lập hoặc bắt đầu hoạt động từ năm nào? 2. Đặc điểm của doanh nghiệp:

□ Từng là hộ gia đình □ Khác

3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chè của doanh nghiệp

Lĩnh vực Có Không % doanh số

Chế biến

Buôn bán trong nước Xuất khẩu

Nhập khẩu

4. Doanh nghiệp có vùng nguyên liệu riêng không?

4.1. Nếu có, tình hình sử dụng đất vùng nguyên liệu của doanh nghiệp thế nào?

Loại đất Đất sở hữu (m2 ) Đất đi thuê (m2 ) Đất cho thuê (m2 ) Đất thổ cư Đất nông nghiệp Đất trồng chè (loại chè xanh/đen) - Chè trồng mới - Chè kinh doanh Đất lâm nghiệp Đất chưa sử dụng

- Vùng nguyên liệu của doanh nghiệp cung cấp bao nhiêu % nguyên liệu đầu vào cho doanh nghiệp?

4.2. Nếu không, có khó khăn gì trong việc tiếp cận vùng nguyên liệu khác không? □ Không quản lý được vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng nguyên liệu đầu vào.

□ Có sự giành giật nguyên liệu khi vào mùa cao điểm. □ Tiền thuê đất vùng nguyên liệu cao (470 triệu/ha) □ Vùng nguyên liệu và cơ sở sản xuất không đồng bộ. □ Khác (ghi rõ)

5. Doanh nghiệp đánh giá về chất lượng các dịch vụ công phục vụ cho sản xuất và tiêu thụ chè:

Rất tốt Tốt Tạm được Kém Rất kém

Đường giao thông Điện

Nước

6. Các loại hình dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh:

Không

Có Cơ quan Nhà nước

cung cấp

Tư nhân

cung cấp Khác Tìm kiếm thông tin kinh doanh

Tìm kiếm đối tác kinh doanh Xúc tiến thương mại

Công nghệ sản xuất và chế biến chè (lai giống, dây chuyền sx…)

7. Nguồn nhân lực: 7.1. Số lượng lao động:

(trong đó có bao nhiêu % là lao động nữ) 7.2. Đánh giá chung về chất lượng của lao động: □ Đáp ứng hoàn toàn

□ Không đáp ứng

7.3. Đánh giá về lực lượng lao động của doanh nghiệp (tích vào những ô mà ông/bà cho là đúng) □ Trình độ tốt, đảm bảo yêu cầu công việc

□ Thiếu cán bộ kỹ thuật chế biến có tay nghề □ Thiếu cán bộ trồng trọt có tay nghề

□ Thiếu cán bộ kinh doanh □ Khác

8. Vốn, tài chính

8.1. Tình hình vay và sử dụng vốn cho sản xuất chè của doanh nghiệp

Chỉ tiêu Số lượng (1000đ) Lãi suất (tháng) Năm vay Thời hạn 1. Vốn tự có 2. Vốn vay - NH NN&PTNT - NH chính sách - NH khác - Dự án: - Vay ưu đãi - Vay tư nhân

8.2. Đánh giá của doanh nghiệp về tình hình vay vốn tại địa phương? □ Lãi suất cao

□ Thủ tục phức tạp

□ Tài sản thế chấp không đủ để vay vốn

□ Chưa có sự liên kết giữa ngân hàng – doanh nghiệp – nông dân theo hợp đồng liên kết. □ Khác (ghi rõ)

II. Sản xuất, chế biến:

1. Doanh nghiệp có những loại dây chuyền sản xuất cho chè nào?

Công suất hoạt động Công suất thiết kế Chè xanh

Chè đen Chè khác

2. Sản lượng chè thành phẩm của doanh nghiệp (tỷ lệ %) - Chè xanh ….%

- Chè đen …% - Chè khác ….%

3. Tỷ lệ thị trường tiêu thụ sản phẩm

Nội địa (%) Xuất khẩu (%)

Chè xanh Chè đen Chè khác

4. Lượng nguyên liệu chè tươi thu mua hàng năm là bao nhiêu tấn? 5. Tỷ lệ nguồn cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp:

- Trực tiếp từ nông dân chiếm …% - Thông qua thương lái chiếm …% - Thông qua các hợp tác xã chiếm …% - Khác

6. Doanh nghiệp có ký hợp đồng thu mua nguyên liệu trực tiếp với người nông dân không? □ Có

□ Không

Nếu có, tỷ lệ ký hợp đồng là bao nhiêu % trong tổng thu mua? 7. Doanh nghiệp có liên kết và hỗ trợ nông dân không? □ Có

□ Không

Nếu có, hình thức là gì?

□ Công ty hợp đồng với hộ sản xuất nhận khoán trên đất của công ty. □ Công ty hợp đồng với hộ sản xuất về đầu tư và thu mua sản phẩm. □ Công ty hợp đồng với hộ sản xuất về bán vật tư và thu mua sản phẩm. □ Công ty hợp đồng mua sản phẩm với hộ sản xuất tự do.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chè ở thái nguyên (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)