Điều kiện nhân tố đầu vào

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chè ở thái nguyên (Trang 27)

3.1.1. Các điều kiện tự nhiên

Khí hậu: Do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai Bắc bán cầu, nên khí hậu của tỉnh Thái Nguyên mang tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vào mùa nóng (mưa nhiều) từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình khoảng 23-280C và lượng mưa trong mùa này chiếm tới 90% lượng mưa cả năm. Mùa đông có khí hậu lạnh (mưa ít) từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Song do có sự khác biệt rõ nét ở độ cao và địa hình, địa thế nên trên địa bàn Thái Nguyên hình thành các cụm tiểu vùng khí hậu khác nhau. Sự đa dạng về khí hậu của Thái Nguyên đã tạo nên sự đa dạng, phong phú về các tập đoàn cây trồng, vật nuôi. Đây chính là cơ sở cho sự da dạng hóa cơ cấu sản phẩm nông nghiệp, phát huy lợi thế so sánh của các yếu tố sinh thái của tỉnh.

Đất đai thổ nhưỡng: Diện tích rừng tự nhiên của tỉnh là 181.039 ha, diện tích rừng trồng khoảng 87.174 ha. Diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh chiếm 23% diện tích tự nhiên, cây công nghiệp chủ yếu là cây chè. Toàn tỉnh hiện có 20.764 ha chè (đứng thứ 2 cả nước sau Lâm Đồng), trong đó có trên 17.617 ha chè kinh doanh, hàng năm cho sản lượng khoảng trên 70.000 tấn chè búp tươi. Tỉnh đã có quy hoạch phát triển cây chè lên đến 20.000 ha với sản lượng khoảng 200.000 tấn chè búp tươi/năm2

.

3.1.2. Nguồn nhân lực sản xuất

Đối với các hộ trồng chè: Trong tổng số 535.100 lao động nông thôn, chiếm 74,7% lao động cả tỉnh thì nguồn nhân lực trong sản xuất chè phần lớn là nông dân, sản xuất theo quy mô hộ gia đình là chủ yếu. Lao động trồng chè chủ yếu là lao động gia đình, vào cao điểm mùa thu hoạch, các hộ trồng chè thường không thuê thêm người mà nhờ những hộ xung quanh làm giúp theo hình thức đổi công với nhau.

Đối với các doanh nghiệp chè: Số lượng lao động trong doanh nghiệp trong 5 năm trở lại đây có xu hướng giảm, cụ thể giảm nhiều ở lao động thường xuyên và lao động có tay nghề, trong khi lao động mùa vụ và lao động phổ thông lại tăng nhưng không đáng kể.

2

Theo khảo sát, nguyên nhân của sự giảm này xuất phát từ chính bản thân người lao động, họ cho rằng ngành chè vất vả, mang tính thời vụ, thu nhập thấp, khoảng 2 triệu/người/tháng nên không ổn định so với các ngành khác. Ví dụ lương đi làm công nhân cho các nhà máy điện tử tại đây trung bình từ 4 – 5 triệu/người/tháng, có ký hợp đồng lao động, được bảo hiểm xã hội hàng tháng...

Chất lượng lao động: 4/6 doanh nghiệp được hỏi đều đánh giá lao động tốt, đáp ứng yêu cầu công việc. Bên cạnh đó chỉ 1/6 doanh nghiệp phàn nàn về việc thiếu cán bộ chuyên môn, bao gồm kỹ thuật viên chế biến, kỹ thuật viên trồng trọt, cán bộ quản lý kinh doanh.

3.1.3. Vùng nguyên liệu chè

Hiện nay, ở Thái Nguyên vẫn chưa quy hoạch vùng nguyên liệu chè mà vẫn đang quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn theo dự án QSEAP. Mặc dù, theo khảo sát, chỉ có khoảng 30% doanh nghiệp có vùng trồng chè riêng, đáp ứng được khoảng 55% nhu cầu nguyên liệu cho nhà máy. Còn lại, doanh nghiệp phải thu mua từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu vẫn từ nông dân nhưng không ký hợp đồng thu mua nguyên liệu trực tiếp. Do vậy doanh nghiệp luôn bị động trong khâu sản xuất và quản lý chất lượng. Các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn khi thu mua nguyên liệu từ bên ngoài do vấp phải sự cạnh tranh lẫn nhau, tranh chấp nguyên liệu, sản xuất chè bán thành phẩm chất lượng thấp để tiêu thụ trước mắt, và không có kế hoạch phát triển lâu dài.

Diện tích trồng chè: Tổng diện tích chè toàn tỉnh hết năm 2014 đạt 20.764 ha, trong đó diện tích chè kinh doanh năm 2014 đạt 17.617 ha. Diện tích trồng chè toàn tỉnh liên tục tăng trong thời gian qua, bao gồm cả diện tích chè kinh doanh và diện tích chè trồng mới/trồng lại. So với năm 2011, năm 2012 diện tích trồng chè tăng 2,6% nhưng Từ năm 2012 đến 2014, trung bình mỗi năm diện tích chè tăng 5,3%.

Hình 3.1. Diện tích trồng chè ở Thái Nguyên

Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên (2015), Báo cáo kết quả 5 năm thực hiện Đề án nâng cao năng lực sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè tỉnh Thái Nguyên.

Diện tích chè cả vùng tăng lên do phần lớn các hộ dân chuyển đổi từ diện tích trồng lúa sang trồng chè. Lý giải cho điều này, các hộ dân đều cho rằng do trồng chè thu nhập cao hơn trồng lúa và các hoa màu khác. Giá trị sản phẩm của cây chè theo giá hiện hành ước đạt 1.800 tỷ đồng (so với năm 2013 là khoảng 1.100 tỷ đồng), chiếm 27% tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt (so với năm 2013 chiếm 18%) và chiếm 14% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (so với năm 2013 chiếm 10%)3. Giá trị sản xuất trên 1 ha đất trồng chè: Năm 2011 đạt 82 triệu đồng/ha, đến năm 2014 đạt 95 triệu đồng/ha (tăng 115%). Theo khảo sát, giá trị thu nhập của các hộ trồng chè đạt từ 80 – 100 triệu đồng/ha/năm. Như vậy, cây chè góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân ở Thái Nguyên.

Mặc dù có diện tích trồng chè lớn thứ hai cả nước, nhưng diện tích trồng chè của hộ nông dân nhỏ, thường là dưới 0,2 ha (chiếm 80% tổng số hộ). Do diện tích trồng chè bị “xé lẻ” cho nhiều hộ gây nên khó khăn trong việc quản lý và quy hoạch vùng chè, khó cấp chứng chỉ VietGap để tăng giá trị sản phẩm, chất lượng nguyên liệu sản phẩm sau thu hoạch không được kiểm định.

3

Giống chè: Giống chè đóng vai trò quan trọng vì nó có khả năng tạo ra chất lượng riêng của từng loại chè.

Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có 30 vườn cây chè giống đầu dòng, trên 80 vườn ươm giống chè được công nhận, hàng năm sản xuất từ 40 - 45 triệu cây giống đáp ứng đủ kế hoạch trồng chè của tỉnh giai đoạn 2011 – 2015 (trồng mới và trồng lại 4000 ha).

Năm 2011 cơ cấu giống chè của tỉnh là: Giống Trung Du, chiếm 65,4%; Các giống chè mới chiếm 34,6% diện tích. Năm 2014, cơ cấu giống chè mới chiếm 56,8% so với tổng diện tích chè toàn tỉnh (11.794 ha), trong đó: giống LDP1 7.500 ha, giống Phúc Vân Tiên 1.500 ha, giống Kim Tuyên 1.680 ha, giống TRI777 950 ha, các giống chè mới khác 160 ha (Phụ lục 5).

Hình 3.2. Cơ cấu giống chè

Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên (2015), Báo cáo kết quả 5 năm thực hiện Đề án nâng cao năng lực sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè tỉnh Thái Nguyên.

Số liệu này phản ánh đúng thực tế khảo sát khi mà 100% các hộ được hỏi đang chuyển đổi dần từ giống chè trung dung sang các giống chè mới với tỷ lệ giống mới ở các hộ từ 50 – 60%, cho sản lượng chè cao hơn. Lý giải điều này, các hộ nông dân đều cho rằng giống chè trung du là giống cũ, dễ chăm sóc nhưng giá trị kinh tế không cao. Hiện tại, chè trung du thành phẩm có giá bán khoảng 90.000 đồng/kg, trong khi đó chè giống mới thành phẩm có giá bán gấp đôi.

Nếu như năm 2001, sản lượng chè búp tươi của tỉnh mới đạt 110.636 tấn thì sau hơn 10 năm, sản lượng chè tăng gấp đôi, đạt 192.951 tấn vào năm 2014. Chỉ tính riêng từ năm 2011 đến 2013, sản lượng chè đã tăng 6%. Có được điều này nhờ vào chính sách chuyển đổi giống cây trồng theo Đề án nâng cao năng lực sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè tỉnh Thái Nguyên.

Hình 3.3. Sản lƣợng chè búp tƣơi (tấn)

Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên (2015).

Sản lượng chè tăng đồng nghĩa với năng suất tăng. Tuy nhiên, so với các nước trồng chè khác như Kenya, Ấn Độ, năng suất của Việt Nam nói chung và của Thái Nguyên nói riêng chỉ bằng ½ so với thế giới, do đó trên một đơn vị diện tích trồng chè, hiệu quả kinh tế vẫn thấp, vì thế đời sống của đại đa số nông dân trồng chè vẫn rất thấp.

Hình 3.4. Năng suất chè năm 2013 (tấn/ha)

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Faostat và Niên giám thống kê (2013).

Bón phân, thuốc trừ sâu:

Bón phân cho chè là một trong những cách có hiệu quả làm tăng sản lượng và nâng cao phẩm chất hương vị chè. Chè được bón phân hữu cơ có chất lượng tốt nhất so với bón phân vô cơ và không bón. Nhưng việc bón phân cho chè mới được đầu tư ít, lượng phân bón chỉ đạt mức tổi thiểu. Theo khảo sát, các hộ nông dân đều cho rằng khoảng 50% diện tích trồng giống chè trung du không được bón phân đủ vì phần lớn các hộ trồng chè đều có xu hướng sẽ chuyển đổi sang các giống chè mới cho năng suất cao hơn.

Sử dụng thuốc trừ sâu cũng là cách để làm tăng năng suất cũng như sản lượng chè. Tuy nhiên, vấn đề nổi cộm hiện nay là dư lượng thuốc trừ sâu trong chè nguyên liệu còn rất cao, khiến cho chất lượng chè giảm. Các doanh nghiệp xuất khẩu chè cho rằng yếu kém trong kiểm soát chất lượng là một trong những nguyên nhân khiến giá trị xuất khẩu chè của Việt Nam thấp hơn so với giá chè bình quân thế giới.

3.2. Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan

Công nghiệp chế biến: Công nghiệp chế biến đóng vai trò quan trọng vì nó là khâu cuối cùng quyết định hương vị đặc trưng của chè thành phẩm. Tuy nhiên, tại Thái Nguyên thì nền công nghiệp chế biến vẫn còn một số tồn tại:

Thứ nhất, thiết bị, công nghệ chế biến còn lạc hậu, chất lượng chế biến chưa đủ tiêu chuẩn. Các doanh nghiệp được hỏi có quy mô nhà máy sản xuất từ 2000 – 5000m2 nhưng thiết bị nhà máy chỉ được đầu tư ở mức thấp nên đã sản xuất ra một lượng lớn chè kém chất lượng. Bên cạnh đó, vệ sinh công nghiệp không đảm bảo như vẫn còn các hiện tượng xưởng chế biến nhiều bụi, công nhân dẫm đạp lên chè.

Chế biến chè ở tỉnh Thái Nguyên chủ yếu theo quy mô hộ gia đình bằng phương pháp thủ công truyền thống, bán công nghiệp và dây chuyền chế biến nhỏ, chiếm khoảng 80%. Trước mắt, hình thức chế biến này mang lại hiệu quả thiết thực cho hộ như tăng thu nhập; nhưng lại bộc lộ nhiều hạn chế trong kiểm soát chất lượng: tình trạng chế biến không theo quy trình kỹ thuật, tiêu chuẩn nên chất lượng sản phẩm thấp, không ổn định, không đồng đều về mẫu mã, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, làm giảm giá trị và tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Chính việc phát triển ồ ạt các xưởng chế biến nhỏ kiểu hộ gia đình này khiến việc cạnh tranh khốc liệt hơn, dẫn đến hiện tượng tranh chấp nguyên liệu, sản xuất chè chất lượng thấp để tiêu thụ trước mắt.

Qua khảo sát cho thấy đối với các hộ trồng chè quy mô nhỏ đều chế biến chè bằng các thiết bị rất thô sơ nên sản phẩm chỉ có một dạng chè duỗi, xoăn không chặt nên chất lượng chè không ổn định: nước chè có màu nâu đỏ, bị mất mùi thơm sau thời gian bảo quản, sản phẩm có mùi khê khét do không chủ động điều chỉnh được nhiệt độ khi sao… Tùy thuộc vào diện tích trồng chè dưới 0,1 ha hay từ 0,1 – 0,2 ha và loại hình hộ là trồng chè hay trồng chè và thu gom mà hộ quyết định số lượng máy cần dùng. Tuy nhiên, đối với các hộ có diện tích trồng lớn hơn hoặc đối với hộ thu gom cũng không đầu tư nhiều vào các phương tiện chế biến hiện đại hơn như máy sao chè bằng gas vì họ cho rằng đầu tư loại máy đó (khoảng 100 triệu đồng/máy) tốn kém hơn nhiều so với đầu tư nhiều máy như hiện nay (với giá khoảng 2 triệu đồng/máy). Điều này khiến chất lượng chè chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thứ hai, năng lực chế biến của các nhà máy:

Năm 2011, trung bình với một cơ sở chế biến công nghiệp có công suất thiết kế 3.600 tấn/năm sẽ cần tương ứng 4.500 tấn chè búp tươi/năm, nếu sử dụng được hết 100% công suất thiết kế với khoảng 100 cơ sở chế biến của vùng sẽ cần tương ứng khoảng

450.000 tấn chè nguyên liệu. Tuy nhiên, tổng sản lượng chè búp tươi cung ứng ra thị trường chỉ đạt khoảng 181.000 tấn, chỉ đảm bảo chưa tới 50% nhu cầu chè nguyên liệu4

. Nếu như năm 2009, cả tỉnh có 41 doanh nghiệp và hợp tác xã sản xuất chè thì đến năm 2015 đã tăng lên đến 57 doanh nghiệp và hợp tác xã sản xuất chè. Ví dụ như trước đây ở huyện Đồng Hỷ chỉ có Công ty chè Sông Cầu hoạt động, đến nay có thêm 8 doanh nghiệp cùng tham gia nguyên liệu để chế biến. Điều này khiến cho công suất chế biến của các doanh nghiệp có cải thiện do sản lượng tăng nhưng hiệu suất vẫn chưa hiệu quả

Bên cạnh đó, do các hộ chế biến quy mô hộ gia đình phát triển tự phát tại các vùng chuyên canh chè đã gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động chế biến của các cơ sở công nghiệp do hiện tượng tranh mua, tranh bán đối với nguyên liệu chè búp tươi (như đã chứng minh ở trên, do nguồn cung nguyên liệu không đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất của các nhà máy).

Giao thông vận tải: Do mức độ tập trung của các vùng chè chưa cao, việc quy hoạch của các nhà máy sản xuất và chế biến thiếu hợp lý như không gần vùng nguyên liệu nên ảnh hưởng đến việc vận chuyển chè từ vùng nguyên liệu đến các nhà máy. Cụ thể, nguyên liệu sau thu hái rất dễ bị hư hỏng do các hoạt động trao đổi chất vẫn tiếp tục diễn ra ở lá chè, nhất là búp chè bị dập nát do bảo quản, vận chuyển không tốt. Thông thường, thời gian bảo quản không quá 10 tiếng, nếu để càng lâu thì chè sẽ bị ôi, làm màu nước pha của sản phẩm bị tối, hương kém thơm. Điều này dẫn đến tình trạng dễ chấp nhận nguyên liệu không đảm bảo đủ yêu cầu chất lượng, sản xuất ra sản phẩm chè chất lượng thấp.

Hệ thống đường đến các xã còn chưa tốt, giao thông còn bị tác động xấu của thời tiết, nhất là về mùa mưa, đi lại còn khó khăn.

Tổ chức khuyến nông và hợp tác xã: Có vai trò trong việc hỗ trợ nông dân về kỹ thuật trồng, chăm bón chè. Mặc dù, hàng năm, xã có tổ chức đào tạo 1 lần trong thời gian ngắn nhưng hiệu quả không đáng kể. Theo khảo sát, kỹ thuật trồng chè của hộ chủ yếu có được do kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau.

Trường Đại học, Viện nghiên cứu: Mặc dù Thái Nguyên được coi là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn do nơi đây tập trung nhiều trường Đại học, cao đẳng và trung

4

học chuyên nghiệp; nhưng do đặc điểm lao động ngành chè phần lớn là nông dân nên việc sử dụng lao động có trình độ là rất ít, chỉ ở một bộ phận nhỏ trong các doanh nghiệp chế biến chè. Tuy nhiên, các trường Đại học, Viện nghiên cứu có nhiều đóng góp trong việc nghiên cứu ra các giống mới cho năng suất và sản lượng cao, thích hợp để thay thế cho giống chè trung du đã già cỗi và năng suất thấp.

Hiệp hội chè: Hỗ trợ nông dân trong việc trồng, chế biến chè về mặt kỹ thuật. Ngoài ra, Hiệp hội chè còn là cầu nối giữa doanh nghiệp và nông dân trong việc thu mua sản phẩm và hỗ trợ về thông tin thị trường cho các doanh nghiệp. Nhưng qua khảo sát trên thực tế, sự hỗ trợ của Hiệp hội chè giữa nông dân và doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế.

Kiểm soát chất lượng:

Cũng như các hàng nông sản khác, vấn đề kiểm soát chất lượng sản phẩm chè chưa được đặc biệt quan tâm khi mà hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại chè gắn nhãn mác

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chè ở thái nguyên (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)