Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chè ở thái nguyên (Trang 32)

Công nghiệp chế biến: Công nghiệp chế biến đóng vai trò quan trọng vì nó là khâu cuối cùng quyết định hương vị đặc trưng của chè thành phẩm. Tuy nhiên, tại Thái Nguyên thì nền công nghiệp chế biến vẫn còn một số tồn tại:

Thứ nhất, thiết bị, công nghệ chế biến còn lạc hậu, chất lượng chế biến chưa đủ tiêu chuẩn. Các doanh nghiệp được hỏi có quy mô nhà máy sản xuất từ 2000 – 5000m2 nhưng thiết bị nhà máy chỉ được đầu tư ở mức thấp nên đã sản xuất ra một lượng lớn chè kém chất lượng. Bên cạnh đó, vệ sinh công nghiệp không đảm bảo như vẫn còn các hiện tượng xưởng chế biến nhiều bụi, công nhân dẫm đạp lên chè.

Chế biến chè ở tỉnh Thái Nguyên chủ yếu theo quy mô hộ gia đình bằng phương pháp thủ công truyền thống, bán công nghiệp và dây chuyền chế biến nhỏ, chiếm khoảng 80%. Trước mắt, hình thức chế biến này mang lại hiệu quả thiết thực cho hộ như tăng thu nhập; nhưng lại bộc lộ nhiều hạn chế trong kiểm soát chất lượng: tình trạng chế biến không theo quy trình kỹ thuật, tiêu chuẩn nên chất lượng sản phẩm thấp, không ổn định, không đồng đều về mẫu mã, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, làm giảm giá trị và tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Chính việc phát triển ồ ạt các xưởng chế biến nhỏ kiểu hộ gia đình này khiến việc cạnh tranh khốc liệt hơn, dẫn đến hiện tượng tranh chấp nguyên liệu, sản xuất chè chất lượng thấp để tiêu thụ trước mắt.

Qua khảo sát cho thấy đối với các hộ trồng chè quy mô nhỏ đều chế biến chè bằng các thiết bị rất thô sơ nên sản phẩm chỉ có một dạng chè duỗi, xoăn không chặt nên chất lượng chè không ổn định: nước chè có màu nâu đỏ, bị mất mùi thơm sau thời gian bảo quản, sản phẩm có mùi khê khét do không chủ động điều chỉnh được nhiệt độ khi sao… Tùy thuộc vào diện tích trồng chè dưới 0,1 ha hay từ 0,1 – 0,2 ha và loại hình hộ là trồng chè hay trồng chè và thu gom mà hộ quyết định số lượng máy cần dùng. Tuy nhiên, đối với các hộ có diện tích trồng lớn hơn hoặc đối với hộ thu gom cũng không đầu tư nhiều vào các phương tiện chế biến hiện đại hơn như máy sao chè bằng gas vì họ cho rằng đầu tư loại máy đó (khoảng 100 triệu đồng/máy) tốn kém hơn nhiều so với đầu tư nhiều máy như hiện nay (với giá khoảng 2 triệu đồng/máy). Điều này khiến chất lượng chè chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thứ hai, năng lực chế biến của các nhà máy:

Năm 2011, trung bình với một cơ sở chế biến công nghiệp có công suất thiết kế 3.600 tấn/năm sẽ cần tương ứng 4.500 tấn chè búp tươi/năm, nếu sử dụng được hết 100% công suất thiết kế với khoảng 100 cơ sở chế biến của vùng sẽ cần tương ứng khoảng

450.000 tấn chè nguyên liệu. Tuy nhiên, tổng sản lượng chè búp tươi cung ứng ra thị trường chỉ đạt khoảng 181.000 tấn, chỉ đảm bảo chưa tới 50% nhu cầu chè nguyên liệu4

. Nếu như năm 2009, cả tỉnh có 41 doanh nghiệp và hợp tác xã sản xuất chè thì đến năm 2015 đã tăng lên đến 57 doanh nghiệp và hợp tác xã sản xuất chè. Ví dụ như trước đây ở huyện Đồng Hỷ chỉ có Công ty chè Sông Cầu hoạt động, đến nay có thêm 8 doanh nghiệp cùng tham gia nguyên liệu để chế biến. Điều này khiến cho công suất chế biến của các doanh nghiệp có cải thiện do sản lượng tăng nhưng hiệu suất vẫn chưa hiệu quả

Bên cạnh đó, do các hộ chế biến quy mô hộ gia đình phát triển tự phát tại các vùng chuyên canh chè đã gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động chế biến của các cơ sở công nghiệp do hiện tượng tranh mua, tranh bán đối với nguyên liệu chè búp tươi (như đã chứng minh ở trên, do nguồn cung nguyên liệu không đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất của các nhà máy).

Giao thông vận tải: Do mức độ tập trung của các vùng chè chưa cao, việc quy hoạch của các nhà máy sản xuất và chế biến thiếu hợp lý như không gần vùng nguyên liệu nên ảnh hưởng đến việc vận chuyển chè từ vùng nguyên liệu đến các nhà máy. Cụ thể, nguyên liệu sau thu hái rất dễ bị hư hỏng do các hoạt động trao đổi chất vẫn tiếp tục diễn ra ở lá chè, nhất là búp chè bị dập nát do bảo quản, vận chuyển không tốt. Thông thường, thời gian bảo quản không quá 10 tiếng, nếu để càng lâu thì chè sẽ bị ôi, làm màu nước pha của sản phẩm bị tối, hương kém thơm. Điều này dẫn đến tình trạng dễ chấp nhận nguyên liệu không đảm bảo đủ yêu cầu chất lượng, sản xuất ra sản phẩm chè chất lượng thấp.

Hệ thống đường đến các xã còn chưa tốt, giao thông còn bị tác động xấu của thời tiết, nhất là về mùa mưa, đi lại còn khó khăn.

Tổ chức khuyến nông và hợp tác xã: Có vai trò trong việc hỗ trợ nông dân về kỹ thuật trồng, chăm bón chè. Mặc dù, hàng năm, xã có tổ chức đào tạo 1 lần trong thời gian ngắn nhưng hiệu quả không đáng kể. Theo khảo sát, kỹ thuật trồng chè của hộ chủ yếu có được do kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau.

Trường Đại học, Viện nghiên cứu: Mặc dù Thái Nguyên được coi là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn do nơi đây tập trung nhiều trường Đại học, cao đẳng và trung

4

học chuyên nghiệp; nhưng do đặc điểm lao động ngành chè phần lớn là nông dân nên việc sử dụng lao động có trình độ là rất ít, chỉ ở một bộ phận nhỏ trong các doanh nghiệp chế biến chè. Tuy nhiên, các trường Đại học, Viện nghiên cứu có nhiều đóng góp trong việc nghiên cứu ra các giống mới cho năng suất và sản lượng cao, thích hợp để thay thế cho giống chè trung du đã già cỗi và năng suất thấp.

Hiệp hội chè: Hỗ trợ nông dân trong việc trồng, chế biến chè về mặt kỹ thuật. Ngoài ra, Hiệp hội chè còn là cầu nối giữa doanh nghiệp và nông dân trong việc thu mua sản phẩm và hỗ trợ về thông tin thị trường cho các doanh nghiệp. Nhưng qua khảo sát trên thực tế, sự hỗ trợ của Hiệp hội chè giữa nông dân và doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế.

Kiểm soát chất lượng:

Cũng như các hàng nông sản khác, vấn đề kiểm soát chất lượng sản phẩm chè chưa được đặc biệt quan tâm khi mà hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại chè gắn nhãn mác chè Thái Nguyên nhưng chất lượng sản phẩm không đảm bảo khiến giá bán không cao. Chính vì việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan như hiện nay khiến dư lượng thuốc trong sản phẩm chè, dẫn đến khó xuất khẩu ra thế giới, đặc biệt là các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu.

Việc kiểm soát chất lượng phải được thực hiện ngay từ khâu gieo trồng. Muốn vậy, cần tăng cường áp dụng quy trình an toàn như VietGap, GlobalGap. Tuy nhiên, diện tích chè sản xuất theo quy trình VietGAP có chứng nhận còn quá ít so với diện tích trồng chè tại tỉnh.

Hình 3.5. Diện tích chè VietGap

Có thể thấy, nếu năm 2013 diện tích trồng chè đạt chứng chỉ VietGap là 1,83% thì tăng lên 2,71% vào năm 2014, tương đương 976 hộ. Nguyên nhân chủ yếu của hạn chế trên đó là:

+ Các mô hình chè VietGap trên địa bàn hầu hết đều có diện tích nhỏ trong khi số lượng hộ dân tham gia đông nên khó kiểm soát hết quy trình sản xuất chè theo tiêu chuẩn này của từng hộ.

+ Quy mô sản xuất, chế biến chè của tỉnh hiện nay phần lớn là hộ gia đình, chế biến theo phương pháp thủ công truyền thống, khả năng đáp ứng yêu cầu và kinh phí chứng nhận VietGAP còn hạn chế, khó khăn.

+ Do thị trường tiêu thụ sản phẩm chè chủ yếu là các sản phẩm đại trà, với mức giá trung bình,

thị trường tiêu thụ các sản phẩm chè chất lượng cao chưa nhiều, vì vậy các hộ gia đình, tổ chức, doanh nghiệp chưa chú trọng đầu tư sản xuất theo quy trình được chứng nhận VietGap. Hơn nữa, qua khảo sát, giá sản phẩm chè được trồng theo mô hình VietGap không cao hơn so với giá chè bình thường, việc tiêu thụ vẫn thông qua thương lái như bình thường nên các hộ trồng chè chưa thấy được lợi ích rõ ràng khi tham gia mô hình này.

Chính sách hỗ trợ

Chính sách của tỉnh: Theo Quyết định phê duyệt quy hoạch vùng nông nghiệp chè an toàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 thì mục tiêu là “từng bước xây dựng các vùng sản xuất chè an toàn nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu”. Nội dung của quy hoạch bao gồm:

+ Quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn: Hoàn thành Quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn tỉnh Thái Nguyên được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3130/QĐ-UBND ngày 13/12/2011 (Diện tích chè an toàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 đạt trên 18.000 ha, sản lượng chè an toàn dự kiến trên 252.000 tấn).

+ Đào tạo, tập huấn, chuyển giao khoa học công nghệ: Trong 4 năm đã tổ chức 411 lớp đào tạo, tập huấn về sản xuất chè theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), đào tạo giảng viên IPM, vệ sinh an toàn thực phẩm nông trại; đào tạo kỹ thuật

Chị Trần Kim C., nông dân trồng chè, xã Tân Linh, huyện Đại Từ cho rằng: “Sản xuất theo mô hình VietGap gặp khó khăn trong quy trình dùng phân vi sinh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định, nhưng khi tiêu thụ lại bị chê xấu mã, vị nhạt nên giá không cao hơn trồng bình thường.

viên tham gia hoạt động hỗ trợ chứng nhận VietGAP… công tác đào tạo, tập huấn đã nâng cao nhận thức của người làm chè trong việc trồng, chăm sóc, thu hái, chế biến, bảo quản chè.

+ Đầu tư chuyển đổi cơ cấu giống chè, xây dựng mô hình sản xuất chè an toàn: Từ năm 2011-2014, hỗ trợ 100% giá giống chè, đào tạo, tập huấn, chứng nhận sản xuất VietGAP, hỗ trợ xây dựng 35 mô hình sản xuất chè an toàn (năm 2015 hỗ trợ 50% giá giống cho trồng mới, trồng lại chè).

+ Xây dựng mô hình sản xuất chè an toàn, chất lượng: Triển khai mô hình hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất chè an toàn tại các huyện: Phổ Yên, Đại Từ, Phú Lương, thành phố Thái Nguyên, huyện Đồng Hỷ với các hạng mục đầu tư gồm: Công trình thủy lợi, cấp nước tưới, đường trục, đường nội đồng, đường hạ thế, trung tâm đóng gói, bể thu gom vỏ bao bì nhằm đáp ứng cơ bản yêu cầu phục vụ sản xuất chè an toàn theo quy trình VietGAP.

+ Kinh phí thực hiện: Kinh phí thực hiện trong 4 năm (không tính vốn nhân dân tự đầu tư) cho Đề án phát triển chè thuộc dự án ADB là 118.151 triệu đồng. Trong đó: Vốn vay Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB): 104.122 triệu đồng. Kinh phí đối ứng từ ngân sách tỉnh (thực hiện từ đầu dự án đến hết 2014): 14.029 triệu đồng5.

- Chính sách của Nhà nước: Ngày 17/11/2014, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã chính thức ra mắt Ban chỉ đạo phát triển chè bền vững, với mục đích chỉ đạo, phối hợp, điều hành, đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách cũng như huy động nguồn lực xã hội nhằm thúc đẩy phát triển chè bền vững. Trước mắt, Ban chỉ đạo sẽ tập trung rà soát công tác cơ cấu giống chè trên cả nước để các địa phương có định hướng, thứ hai tiếp tục hoàn thiện tiêu chuẩn Việt Nam, xây dựng dự án phát triển giống chè đến năm 2020, hỗ trợ đắc lực cho việc nâng cao chất lượng chè. Do chè được xác định là một trong số những cây chủ lực, được quan tâm đầu tư từ khâu sản xuất đến tiêu thụ nên sẽ định hướng tăng giá trị xuất khẩu chè trên thị trường thế giới.

5

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chè ở thái nguyên (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)