61 Hình 3.15: So sánh năng lực cạnh tranh của các nhân tố đầu vào sản xuất ngành nước mắm Phú Quốc với ngành nước mắm công nghiệp .... Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu Từ những vấn đề, khó
Trang 1 -
PHAN NGỌC YẾN XUÂN
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
NGÀNH NƯỚC MẮM PHÚ QUỐC
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015
Trang 2 -
PHAN NGỌC YẾN XUÂN
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này do tôi tiến hành khảo sát, tham khảo tài liệu và trình bày Các trích dẫn, số liệu sử dụng trong luận văn đều được trích nguồn và có
độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi Luận văn này thể hiện quan điểm cá nhân của tôi, không nhất thiết là quan điểm của Trường đại học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 03 năm 2015
Tác giả
Phan Ngọc Yến Xuân
Trang 4MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TÓM TẮT
Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 2
1.5 Các công trình nghiên cứu trước 3
1.6 Tính mới của đề tài 5
1.7 Kết cấu của luận văn 6
Chương 2: Cơ sở khoa học về nâng cao năng lực cạnh tranh ngành hàng 7
2.1 Cơ sở lý thuyết 7
2.1.1 Các khái niệm thuật ngữ được sử dụng 7
2.1.2 Các nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh 9
2.1.3 Mô hình kim cương 10
2.1.4 Phương pháp CCED 15
2.2 Đề xuất mô hình kim cương cho nước mắm Phú Quốc 15
2.3 Thiết kế quy trình nghiên cứu 16
2.4 Phương pháp nghiên cứu 17
2.4.1 Nghiên cứu tại bàn 17
2.4.2 Phỏng vấn sâu 18
Chương 3: Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh ngành nước mắm Phú Quốc 23
Trang 53.1 Tổng quan ngành nước mắm Phú Quốc 23
3.1.1 Nước mắm Phú Quốc 23
3.1.2 Lịch sử hình thành nước mắm Phú Quốc 24
3.1.3 Thực trạng ngành nước mắm Phú Quốc 26
3.2 Các yếu tố lợi thế tự nhiên 28
3.3 Năng lực cạnh tranh Vĩ mô 29
3.4 Năng lực cạnh tranh Vi mô – mô hình kim cương 33
3.4.1 Các điều kiện nhân tố đầu vào 33
3.4.2 Bối cảnh chiến lược và cạnh tranh 40
3.4.3 Các yếu tố về điều kiện cầu 50
3.4.4 Các ngành hỗ trợ và có liên quan 54
3.5 Đo lường các nhân tố cạnh tranh của ngành nước mắm Phú Quốc so với ngành nước mắm công nghiệp 62
Chương 4: Giải pháp chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành nước mắm Phú Quốc 68
5.1 Đánh giá chung năng lực cạnh tranh của ngành nước mắm Phú Quốc 68
5.2 Đề nghị một số giải pháp chiến lược 72
Kết luận 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Các nhân tố ở mỗi đỉnh của mô hình kim cương cho ngành sản xuất nước
mắm Phú Quốc 15
Bảng 2.2: Danh sách chuyên gia được phỏng vấn 19
Bảng 2.3: Số lượng doanh nghiệp được phỏng vấn 20
Bảng 2.4: Số lượng khách du lịch được phỏng vấn 20
Bảng 4.1 Bảng tóm tắt nội dung phân tích mô hình kim cương của ngành nước mắm Phú Quốc 68
Trang 8DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1: Các nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh 9
Hình 2.2: Mô hình kim cương phân tích lợi thế cạnh tranh của cụm ngành 11
Hình 2.3: Quy trình nghiên cứu 17
Hình 2.4: Sơ đồ cụm ngành nước mắm Phú Quốc 18
Hình 3.1: Sản lượng nước mắm giai đoạn 2006 – 2013 26
Hình 3.2: Sản lượng khai thác cá cơm giai đoạn 2005 – 2013 27
Hình 2.2: Thay đổi cơ cấu đóng góp của các ngành vào GDP 2013 so với 2005 30
Hình 3.4: Sản lượng thủy sản đánh bắt giai đoạn 2005-2013 30
Hình 3.5: Sản lượng đánh bắt cá cơm và nhu cầu cá cơm cho ngành sản xuất nước mắm 34
Hình 3.6: Hình thức thu mua cá cơm của các doanh nghiệp sản xuất nước mắm tại Phú Quốc 41
Hình 3.7: Mức giá cá cơm trung bình năm 42
Hình 3.8: Tỷ lệ doanh nghiệp sản xuất nước mắm Phú Quốc theo quy mô 44
Hình 3.9: Hình thức bán nước mắm thành phẩm của các doanh nghiệp sản xuất nước mắm tại Phú Quốc 45
Hình 3.10: Thị phần nước mắm trên thị trường Việt Nam 46
Hình 3.11: Loại nước mắm người tiêu dùng ưa chuộng nhất 51
Hình 3.12: Thị phần của các sản phẩm nước mắm 52
Hình 3.13: Số lượng khách du lịch đến Phú Quốc qua các năm 57
Hình 3.14: Mô hình kim cương của ngành nước mắm Phú Quốc 61
Hình 3.15: So sánh năng lực cạnh tranh của các nhân tố đầu vào sản xuất ngành nước mắm Phú Quốc với ngành nước mắm công nghiệp 62
Hình 3.16: So sánh năng lực cạnh tranh của các nhân tố điều kiện cầu của ngành nước mắm Phú Quốc với ngành nước mắm công nghiệp 63
Hình 3.17: So sánh năng lực cạnh tranh của các nhân tố cạnh tranh của ngành nước mắm Phú Quốc với ngành nước mắm công nghiệp 64
Trang 9Hình 3.18: So sánh năng lực cạnh tranh của các nhân tố hỗ trợ và có liên quan của ngành nước mắm Phú Quốc với ngành nước mắm công nghiệp 65
Trang 10TÓM TẮT
Nước mắm Phú Quốc là một ngành truyền thống có lịch sử trên 200 năm, trải qua nhiều giai đoạn phát triển thăng trầm Hiện nay, ngành này đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn cả về đầu vào lẫn đầu ra và định hướng phát triển trong bối cảnh chung của huyện Phú Quốc Bài nghiên cứu này sử dụng khung phân tích là
mô hình kim cương của Micheal Porter để làm rõ những vấn đề sau: thứ nhất, năng lực cạnh tranh của ngành nước mắm Phú Quốc hiện nay; thứ hai, những giải pháp giúp cụm ngành nâng cao năng lực cạnh tranh của mình
Ngành nước mắm Phú Quốc có lợi thế lớn ở đỉnh kim cương “điều kiện các yếu tố đầu vào” với rất nhiều thuận lợi như nguyên liệu sẵn có, lao động có kinh nghiệm, khí hậu thổ nhưỡng phù hợp, cơ sở pháp lý đảm bảo… “Điều kiện cầu” cũng là một đỉnh lợi thế của ngành với cầu nội địa lớn, nhu cầu ổn định và cầu xuất khẩu đang gia tăng
Mặc dù cạnh tranh nội ngành giúp sàn lọc những doanh nghiệp yếu kém tuy nhiên nhìn chung năng lực cạnh tranh của ngành trên thị trường còn hạn chế, do đó đỉnh kim cương “chiến lược và cạnh tranh” là một đỉnh còn yếu kém
“Các ngành hỗ trợ và có liên quan” mặc dù có một số điểm thuận lợi nhưng nhìn chung cũng là một đỉnh yếu cần quan tâm, đặc biệt là năng lực của Hiệp hội nước mắm Phú Quốc – một tổ chức có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của ngành
Sự tồn tại của ngành nước mắm Phú Quốc vẫn phù hợp với định hướng phát triển kinh tế chung của huyện đảo Phú Quốc, thậm chí còn hỗ trợ tích cực cho sự phát triển chung này Chiến lược phát triển của ngành hoàn toàn phù hợp với thực trạng và xu thế hiện nay Tuy nhiên quy hoạch khu vực riêng để tập trung các cơ sở sản xuất hiện tại là không cần thiết và phi hiệu quả
Những khuyến nghị được đưa ra tập trung vào giải quyết ba vấn đề chính đó là
sự khan hiến của nguồn nguyên liệu cá cơm, sự liên kết lỏng lẻo giữa các doanh nghiệp trong ngành và sự tồn tại hàng giả, hàng nhái trên thị trường Về nguồn nguyên liệu, cần quy định thời gian đánh bắt đề nguồn lợi có thể tái tạo, nâng cao
Trang 11hoạt động kiểm tra xử phạt, quy định ngành sản xuất cá cơm là ngành có điều kiện
Về tăng cường khả năng liên kết, tập trung vào nâng cao năng lực và vai trò của Hiệp hội nước mắm Phú Quốc: chính quyền hỗ trợ ngân sách hoạt động ban đầu, thành lập Ban kinh doanh, tổ chức lại Ban kiểm soát Về vấn đề hàng giả hàng nhái, đối với thị trường nội địa: phân khúc và lựa chọn thị trường ngách phù hợp, định vị thương hiệu, giúp người tiêu dùng phân biệt được nước mắm Phú Quốc thật; đối với thị trường xuất khẩu: xây dựng hình ảnh sản phẩm thân thiện môi trường, có lợi cho sức khỏe, đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở những thị trường tiềm năng
Trang 12CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngành sản xuất nước mắm ở Phú Quốc có lịch sử trên 200 năm Nước mắm Phú Quốc không những được tiêu thụ rộng rãi trong cả nước mà còn được biết đến tại nhiều thị trường nước ngoài Sản lượng nước mắm tăng từ 8 triệu lít năm 2005 lên 11,2 triệu lít năm 2013, đạt doanh thu 780 tỷ đồng, chiếm 10,9% tổng GDP toàn huyện đảo
Nước mắm Phú Quốc có rất nhiều lợi thế và cơ hội tốt để phát triển, đây là một sản phẩm đã có tiếng từ lâu và được đại bộ phận người tiêu dùng tin cậy và ưa chuộng, được công nhận bảo hộ tên gọi xuất xứ… Tuy nhiên, hiện nay, ngành sản xuất nước mắm Phú Quốc truyền thống lại đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn
và nguy cơ thu hẹp sản xuất thậm chí có thể biến mất trong tương lai Theo báo cáo của huyện, sản lượng nước mắm 3 tháng đầu năm 2014 chỉ đạt 2,5 triệu lít, giảm 23,1% so với cùng kỳ năm trước Cũng vì thế, hiện nay nhiều nhà sản xuất phải bỏ trống đến 60% số thùng, trong đó có 10 doanh nghiệp không trụ lại được phải giải thể và hiện chỉ còn 80 cơ sở hoạt động, trong đó một số chỉ hoạt động cầm chừng Thêm vào đó, định hướng của huyện đảo trong thời gian tới là ưu tiên đẩy mạnh phát triển đô thị gắn với du lịch và dịch vụ chất lượng cao Do đó câu hỏi đặt
ra là “liệu theo định hướng phát triển này, trong tương lai ngành sản xuất nước mắm Phú Quốc có còn tồn tại được hay không?” Xác định được câu trả lời sẽ giúp đưa
ra những định hướng phát triển phù hợp cho nước mắm Phú Quốc
Nước mắm Phú Quốc không chỉ là sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến mang lại giá trị kinh tế cho người dân mà còn là đại diện cho văn hóa truyền thống đặc thù của huyện đảo, nó mang giá trị tinh thần sâu sắc nhưng hiện nay lại đứng trước nguy cơ bị mai một và biến mất, đây là một tổn thất về vật chất và tinh thần rất lớn cho dân tộc Việc nghiên cứu những giải pháp và hướng phát triển sắp tới cho ngành này để ngành tiếp tục tồn tại và phát triển và một vấn đề cấp thiết hiện nay, chính vì thế tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của
Trang 13ngành nước mắm Phú Quốc” nhằm phân tích hiện trạng của ngành sản xuất nước mắm Phú Quốc, từ đó đề ra giải pháp giải quyết khó khăn hiện tại, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, bảo tồn nâng cao giá trị ngành nghề truyền thống
1.2 Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu
Từ những vấn đề, khó khăn của ngành nước mắm Phú Quốc đã được đề cập trong phần tính cấp thiết, bài nghiên cứu này sẽ tập trung vào 3 mục tiêu chính sau: Một là, làm rõ các nhân tố quyết định việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành nước mắm Phú Quốc
Hai là, phân tích thực trạng, chỉ ra những điểm mạnh và điểm yếu, những nguyên nhân và hạn chế
Ba là, đề ra các giải pháp chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành nước mắm Phú Quốc
Từ những mục tiêu trên bài nghiên cứu này sẽ tập trung trả lời các câu hỏi sau: Thứ nhất, đâu là những nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh của ngành nước mắm Phú Quốc?
Thứ hai, thực trạng ngành nước mắm Phú Quốc hiện nay như thế nào?
Thứ ba, những giải pháp chiến lược nào có thể thực hiện để giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành nước mắm Phú Quốc trong bối cảnh hiện nay?
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: ngành nước mắm Phú Quốc
Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: địa bàn huyện Phú Quốc tỉnh Kiên Giang
+ Thời gian: đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của nước mắm Phú Quốc giai đoạn từ lúc hình thành đến năm 2014, đưa ra giải pháp kiến nghị cho giai đoạn tới
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, dùng mô hình Kim cương của Michael E.Porter để phân tích năng lực cạnh tranh của ngành sản xuất nước
Trang 14mắm Phú Quốc, mô hình giúp tổng hợp các thông tin và phác thảo bức tranh tổng quát về những thuận lợi cũng như khó khăn trong quá trình phát triển ngành
Theo đó, các phương pháp được sử dụng để hỗ trợ thu thập thông tin bao gồm phương pháp thống kê mô tả kết hợp với quan sát thực nghiệm và phỏng vấn trực tiếp Trước khi tiến hành nghiên cứu thực địa, tác giả tham khảo các số liệu chuyên môn trong khoảng thời gian 2005-2013 để có một cái nhìn tổng quát về sự tiến triển của ngành sản xuất nước mắm Phú Quốc Số liệu thứ cấp được cung cấp bởi UBND
và Phòng Kinh tế huyện Phú Quốc Số liệu sơ cấp bao gồm phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo UBND huyện, Phòng Kinh tế huyện, Hiệp hội nước mắm Phú Quốc, các nhà thùng trực tiếp sản xuất nước mắm trên địa bàn, hướng dẫn viên du lịch và người dân địa phương Thông tin từ các trang báo có uy tín cũng giúp nắm bắt được những nhận định khách quan về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong nước cũng như thị trường nước ngoài
Từ các tài liệu có được và kết quả phỏng vấn sâu, tác giả đã tổng hợp được lịch sử hình thành ngành, tình hình sản xuất hiện tại và các vấn đề vướng mắc của ngành, từ đó có đủ thông tin để đưa ra các khuyến nghị phù hợp nhất
1.5 Các công trình nghiên cứu trước
1.5.1 Các nghiên cứu sử dụng mô hình kim cương
Hiện nay đã có rất nhiều nghiên cứu sử dụng mô hình kim cương của Michael Porter để phân tích năng lực cạnh tranh của một ngành nào đó Trong lĩnh vực thực phẩm, có thể kể đến các công trình nghiên cứu của Michael E Porter và Gregory C.Bond (2008) về phân tích năng lực cạnh tranh của rượu vang California Nghiên cứu cho thấy sản phẩm rượu vang của California có được lợi thế cạnh tranh hơn so với các sản phẩm rượu vang khác là nhờ có lợi thế ở hai đỉnh kim cương là điều kiện cầu và điều kiện các yếu tố đầu vào
Nguyễn Văn Niệm (2012) đã thực hiện đề tài “Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dừa Bến Tre” đã áp dụng mô hình kim cương trong phân tích Nghiên cứu chỉ ra rằng lợi thế của ngành này là điều kiện các yếu tố đầu vào thuận lợi, tuy nhiên để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành cần tăng cường sự liên kết giữa các ngành trong cụm, sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng nhiều hơn
Trang 15Liên Thu Trân (2013) với đề tài “Chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành tôm sú tỉnh Bạc Liêu” cũng đã sử dụng mô hình kim cương của Michael Porter kết hợp với lý thuyết nghiên cứu chuỗi giá trị của Kaplinsky để phân tích, theo đó ngành tôm sú của tỉnh Bạc Liêu hiện nay có lợi thế cạnh tranh ở đỉnh kim cương về điều kiện các yếu tố đầu vào, tuy nhiên để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành này cần thúc đẩy hơn nữa mối liên kết giữa các mắt xích trong chuỗi giá trị, nâng cao vai trò điều tiết của chính quyền địa phương
Còn rất nhiều các nghiên cứu khác sử dụng mô hình kim cương làm khung phân tích năng lực cạnh tranh của một ngành nghề cụ thể Qua các nghiên cứu trên
ta thấy rằng một ngành có năng lực cạnh tranh cao không bắt buộc phải có lợi thế ở tất cả các đỉnh của mô hình kim cương mà có thể chỉ cần có lợi thế ở một hoặc một vài đỉnh kim cương Tuy nhiên, lợi thế đó có thể thay đổi theo thời gian, để tiếp tục duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình cần phải cải thiện những hạn chế ở những đỉnh kim cương còn yếu kém
1.5.2 Các nghiên cứu về sản phẩm nước mắm
Đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề nâng cao giá trị thương hiệu cho các sản phẩm nước mắm.Cụ thể, có thể kể đến Trần Thị Lệ Thi (2013) với
đề tài “Xây dựng chiến lược Marketing cho nước mắm 584 Nha Trang tại thị trường
Đà Nẵng”, đề tài đã sử dụng mô hình “Năm lực lượng cạnh tranh” của Micheal Porter kết hợp với phân tích môi trường bên trong và bên ngoài nhằm đánh giá thực trạng và xây dựng chiến lược marketing cho một thương hiệu nước mắm nổi tiếng của Nha Trang,hay Hồ Hiền Hậu (2008) với đề tài “Xây dựng chiến lược quảng cáo, truyền thông cho thương hiệu nước mắm Chin-su” Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đều nhằm mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh của một thương hiệu nước mắm cụ thể
Viện kinh tế quy hoạch thủy sản (2013) đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu chuỗi giá trị cá cơm khai thác ở vùng biển Tây Nam Bộ” Đề tài nhằm đánh giá chuỗi giá trị trong khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cá cơm từ đó đề xuất các giải pháp quản lý, phân phối hợp lý giá trị của cá cơm khai thác ở vùng biển Tây Nam Bộ Kết quả nghiên cứu cho thấy trong chuỗi giá trị, các công đoạn nghiên cứu, phát triển, xây dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm là nơi tạo ra giá trị cao
Trang 16và đóng góp nhiều nhất trong việc sản sinh lợi nhuận cho toàn chuỗi Tuy nhiên giá trị này thường nằm trong các doanh nghiệp chế biến, chủ lái, vựa với tiềm lực tài chính mạnh Bên cạnh đó, nghề khai thác cá cơm có những dấu hiệu phát triển không bền vững,sản lượng có xu hướng giảm Mặt khác, chúng ta chưa xây dựng được một thị trường xuất khẩu vững chắc cho sản phẩm cá cơm Nước mắm Phú Quốc là một trong những sản phẩm chính được chế biến từ cá cơm, là một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị của cá cơm và cũng là mắt xích tạo ra giá trị gia tăng cao trong tổng giá trị của chuỗi.Do đó, để nâng cao giá trị chuỗi cá cơm, cần phải nâng cao giá trị gia tăng cho thương hiệu nước mắm Phú Quốc thông qua việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm này
Ngoài ra, Phân viện quy hoạch đô thị nông thôn niềm Nam (2010) đã thực hiện nghiên cứu “Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2030” trong đó cũng có nghiên cứu đến điều kiện phát triển và lợi thế của ngành sản xuất nước mắm Phú Quốc từ đó có những quy hoạch cụ thể cho việc phát triển ngành, đây là một phần trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho thương hiệu nước mắm Phú Quốc
Bên cạnh đó, Hiệp hội nước mắm Phú Quốc (2009) cũng công bố công trình nghiên cứu “Nước mắm Phú Quốc từ truyền thống đến hội nhập” trong đó khái quát toàn bộ quá trình hình thành và phát triển thăng trầm của nước mắm Phú Quốc từ lúc khởi đầu đến nay, thực trạng hiện nay của ngành sản xuất nước mắm, những thành quả mà nước mắm Phú Quốc đã đạt được và những thách thức mà nước mắm Phú Quốc phải đối mặt
Đến nay tác giả chưa tìm thấy một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào sử dụng mô hình kim cương của Michael Porter để phân tích năng lực cạnh tranh của sản phẩmnước mắm Phú Quốc Các nghiên cứu trước đó chỉ liên quan một phần và
có thể được sử dụng như một tư liệu tham khảo có giá trị cho việc phân tích và nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngành sản xuất nước mắm Phú Quốc
1.6 Tính mới của đề tài
Đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về sản phẩm nước mắm nhưng tác giả chưa tìm thấy công trình nào sử dụng mô hình kim cương của Michael Porter để phân tích năng lực cạnh tranh của nước mắm Phú Quốc do đó trong bài nghiên cứu
Trang 17này tác giả sẽ sử dụng lý thuyết của mô hình kim cương để phân tích.Các nghiên cứu trước đócó thể được sử dụng như một tư liệu tham khảo có giá trị
Kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ giúp ta có cái nhìn tổng quát về năng lực cạnh tranh của ngành sản xuất nước mắm Phú Quốc trong tổng thể mối quan hệ với các ngành, các nhân tố ảnh hưởng hoặc có liên quan, nhận diện được những ưu thế ngành đang có và những hạn chế khó khăn ngành đang đối mặt thông qua việc phân tích từng nhân tố ở mỗi đỉnh kim cương từ đó có thể đưa ra những giải pháp khắc phục giúp cho ngành có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình
Đề tài rất có ý nghĩa thực tiễn, nó giúp cho các doanh nghiệp trong ngành cũng như các nhà quản lý có cơ sở để đưa ra chiến lược và hướng đi sắp tới nhằm duy trì
và phát triển một ngành hàng truyền thống lâu đời, bảo tồn và phát huy một giá trị văn hóa vô giá
1.7 Kết cấu của luận văn
Luận văn được trình bày theo 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở khoa học về nâng cao năng lực cạnh tranh ngành hàng Chương 3: Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành nước mắm Phú Quốc
Chương 4: Giải pháp chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh ngành nước mắm Phú Quốc
Trang 18CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH NGÀNH HÀNG 2.1 Cơ sở lý thuyết
Bài nghiên cứu này sẽ sử dụng mô hình kim cương của Michael E Porter để phân tích năng lực cạnh tranh của ngành nước mắm Phú Quốc Sức cạnh tranh của một ngành xuất phát từ năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành: khả năng đổi mới công nghệ, sản phẩm, cung cách quản lý của ngành và môi trường kinh doanh Các đầu vào quan trọng đối với hoạt động sản xuất của nền kinh tế không phải chỉ thuần là lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên mà còn là những đầu vào do chính doanh nghiệp hoặc Chính phủ tạo ra Các yếu tố tác động đó được thể hiện tại bốn đỉnh của mô hình kim cương
2.1.1 Các khái niệm, thuật ngữ được sử dụng
Bài nghiên cứu này sẽ sử dụng một số cụm từ, thuật ngữ, có thể những cụm từ, thuật ngữ này có nhiều cách hiểu khác nhau nhưng trong nội dung bài nghiên cứu, các cụm từ thuật ngữ đó được hiểu như cách giải thích, định nghĩa được nêu bên dưới
a Năng lực cạnh tranh: bài nghiên cứu này tiếp cận khái niệm năng lực cạnh
tranh của Michael E Porter, theo đó, khái niệm năng lực cạnh tranh có nghĩa là năng suất, trong đó năng suất được đo lường bằng giá trị gia tăng do một đơn vị lao động hay một đơn vị vốn tạo ra trong một đơn vị thời gian
b Cụm ngành:từ “cụm ngành” được tác giả dịch từ thuật ngữ “industrial
cluster” trong các tác phẩm của Michael Porter, theo đó cụm ngành được hiểu là sự tập trung về mặt địa lý của các doanh nghiệp, các nhà cung ứng và các doanh nghiệp có tính liên kết cũng như các công ty trong các ngành có liên quan và các thể chế hỗ trợ (ví dụ như các trường đại học, cục tiêu chuẩn, hiệp hội thương mại…) trong một số lĩnh vực đặc thù, vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau Phạm vi địa lý của một cụm ngành có thể là một thành phố,một khu vực hành chính hoặc là cả một quốc gia hay mạng lưới các nước láng giềng
Trang 19Cụm ngành có nhiều hình thức tùy thuộc vào độ sâu và tính phức tạp của nó nhưng đa số bao gồm các công ty tạo ra sản phẩm hay dịch vụ cuối, các nhà cung ứng những đầu vào chuyên biệt, linh kiện, máy móc, dịch vụ; các tổ chức tài chính
và doanh nghiệp trong các ngành liên quan Cụm ngành cũng bao gồm các doanh nghiệp thuộc ngành hạ nguồn; nhà sản xuất sản phẩm bổ trợ, nhà cung cấp hạ tầng chuyên dụng, chính quyền và các tổ chức cung cấp hoạt động đào tạo chuyên môn, giáo dục, thông tin, nghiên cứu và hỗ trợ kỹ thuật; những cơ quan thiết lập tiêu chuẩn Ngoài ra, có thể xem một phần của cụm ngành là những cơ quan nhà nước
có ảnh hưởng lớn Cuối cùng nhiều cụm ngành còn bao gồm các hiệp hội thương mại và những tổ chức tập thể khác của khu vực tư nhân để hỗ trợ cho các thành viên trong cụm ngành Ở Việt Nam, thương hội và các làng nghề truyền thống tồn tại hàng trăm năm trước là những biểu hiện lịch sử cho sự tồn tại của cụm ngành Hoạt động theo hình thức cụm ngành tạo ra ngoại tác tích cực và lợi thế kinh tế nhờ quy mô cho các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực đó Lợi thế kinh tế xuất hiện khi sự tập trung tạo ra thị trường lao động linh hoạt cho những công nhân có tay nghề và kỹ năng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các nhân tố đầu vào
và dịch vụ chuyên biệt và tạo được tác động lan tỏa từ việc phát triển công nghệ và
bí quyết Cụm ngành ngày càng được coi như một nhân tố quyết định đối với tăng trưởng kinh tế và năng lực cạnh tranh
c Mô hình kim cương: theo M Porter (2008) chất lượng môi trường kinh
doanh thường được đánh giá qua bốn đặc tính tổng quát bao gồm: các điều kiện nhân tố đầu vào; các điều kiện cầu; các ngành công nghiệp phụ trợ và có liên quan; chiến lược công ty, cấu trúc và cạnh tranh nội địa Ông mô tả bốn đặc tính này thông qua bốn gốc của một hình thoi và được nhiều nhà nghiên cứu gọi một cách hoa mỹ là “mô hình kim cương”
Trang 202.1.2 Các nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh
Nguồn: Porter, Michael E và Ketels, Christian H.M (2010), Báo cáo năng
lực cạnh tranh Việt Nam 2010
Hình 2.1: Các nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh
Michael E Porter định nghĩa rằng yếu tố cốt lõi của năng lực cạnh tranh là năng suất, là khả năng tạo ra các hàng hóa và dịch vụ có giá trị thông qua việc sử dụng các nguồn lực con người, vốn và nguồn lực tự nhiên của một quốc gia – và năng suất là động lực cốt lõi dẫn dắt sự thịnh vượng bền vững
Michael E Porter nói rằng năng suất là tập hợp các nhân tố được hình thành dưới tác động của những thành viên tham gia trong nền kinh tế Một số nhân tố được nhóm vào năng lực cạnh tranh vĩ mô, xác định môi trường hay bối cảnh chung, bao gồm các chính sách kinh tế vĩ mô, hạ tầng xã hội và các thể chế chính trị không tác động trực tiếp lên năng suất nhưng tạo điều kiện thúc đẩy tăng năng suất Ngoài ra theo Tiến sỹ Vũ Thành Tự Anh (Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright), nhân tố hạ tầng kỹ thuật là rất quan trọng của năng lực cạnh tranh vĩ mô Một nhóm nhân tố khác được gọi là năng lực cạnh tranh vi mô, mô tả các yếu
tố bên ngoài tác động trực tiếp lên kết quả hoạt động của các công ty và cách thức
Trang 21các công ty hoạt động, bao gồm chất lượng môi trường kinh doanh, trình độ phát triển cụm ngành và độ tinh thông của doanh nghiệp tác động trực tiếp lên năng suất Một nhóm nhân tố khác là các lợi thế tự nhiên không tác động lên năng suất nhưng có thể hỗ trợ tạo nên sự thịnh vượng Các nhân tố này tạo ra một môi trường tổng thể, trong đó vị thế tương đối của nền kinh tế được xác định so với các nền kinh tế khác
2.1.3 Mô hình Kim cương
Tại sao có những quốc gia có khả năng thúc đẩy năng lực cạnh tranh cao hơn
và thành công trong những ngành công nghiệp nhất định? Michael E Porter nói rằng có bốn thuộc tính mà quốc gia định hình môi trường cạnh tranh cho doanh nghiệp, thúc đẩy hay kìm hãm việc tạo lập lợi thế cạnh tranh, bốn thuộc tính đó được mô tả thông qua mô hình kim cương
Mô hình kim cương sử dụng phạm vi nghiên cứu là cụm ngành, điều đó có nghĩa là phân tích năng lực cạnh tranh của một ngành đặt trong mối quan hệ với các ngành, các chủ thể khác có sự tập trung về mặt địa lý và có tác động hoặc có liên quan đến ngành cần phân tích
Mô hình kim cương thể hiện 4 nhóm nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của một ngành được thể hiện qua 4 đỉnh chính đó là: điều kiện các nhân tố đầu vào; bối cảnh chiến lược và cạnh tranh; điều kiện cầu; các ngành hỗ trợ và có liên quan Tuy nhiên, bốn đỉnh chính này đều chịu sự chi phối bởi các chính sách quy định của nhà nước và chính quyền địa phương, mô hình kim cương được thể hiện thông qua hình 2.2
Trang 22Nguồn: Michael Porter (2008, trang 227)
Hình 2.2: Mô hình kim cương phân tích lợi thế cạnh tranh của cụm ngành
a Điều kiện các nhân tố sản xuất (đầu vào): bao hàm cả những tài sản hữu
hình, thông tin, hệ thống pháp lý, các viện nghiên cứu của trường đại học mà các doanh nghiệp dựa vào cạnh tranh Cụ thể các nhân tố có thể kể đến như lao động, đất đai, tài nguyên thiên nhiên, vốn, cơ sở hạ tầng vật chất, cơ sở hạ tầng hành chính, cơ sở hạ tầng thông tin, cơ sở hạ tầng khoa học công nghệ Để tăng năng suất, các yếu tố sản xuất đầu vào phải cải thiện được hiệu quả, chất lượng và trên hết là chuyên môn hóa vào một số lĩnh vực, cụm ngành cụ thể Yếu tố sản xuất được chuyên môn hóa, đặc biệt là những yếu tố thiết yếu cho việc đổi mới và nâng cấp (ví dụ: viện nghiên cứu đại học chuyên biệt) không chỉ tạo ra các cấp độ năng suất cao mà còn có khuynh hướng ít được mua bán hoặc hiện hữu ở nơi khác
b Bối cảnh chiến lược và sự cạnh tranh của doanh nghiệp: Những ngành
có chiến lược và cơ cấu phù hợp với các định chế và chính sách của quốc gia, hoạt động trong môi trường có cạnh tranh trong nước căng thẳng hơn sẽ có tính cạnh
Trang 23tranh quốc tế mạnh hơn Chẳng hạn như ngành sản xuất xe hơi của Nhật có một số công ty cạnh tranh mạnh trên thị trường thế giới, một phần là do các công ty này đã cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường trong nước
Bối cảnh chiến lược và sự cạnh tranh liên quan đến luật định, biện pháp khuyến khích và những chuẩn mực điều chỉnh loại hình và cường độ tranh đua ở địa phương Các nền kinh tế có năng suất thấp cho thấy ít có sự cạnh tranh địa phương, cạnh tranh nếu có cũng chỉ là hàng nhập khẩu, sự tranh đua địa phương nếu xảy ra thì chỉ xoay quanh việc bắt chước Giá là biến số cạnh tranh duy nhất và các doanh nghiệp chèn ép tiền lương để hạ chi phí, kiểu cạnh tranh này chỉ có mức đầu tư tối thiểu Để phát triển, cạnh tranh phải chuyển từ bắt chước sang đổi mới, từ đầu tư thấp sang đầu tư cao không chỉ vào tài sản vật chất mà cả trong tài sản vô hình như
kỹ năng, công nghệ Cụm ngành đóng vai trò thiết yếu trong những xu hướng chuyển tiếp này
Bối cảnh chiến lược và cạnh tranh chia làm hai khía cạnh sơ bộ đó là môi trường đầu tư và các chính sách địa phương Mức độ cạnh tranh đầu tư gia tăng là cần thiết để hỗ trợ cho những hình thức cạnh tranh tinh tế hơn và mức năng suất cao hơn Sự ổn định kinh tế vĩ mô và chính trị định hình bối cảnh đầu tư, các chính sách
vi mô cũng không kém phần quan trọng: cơ cấu hệ thống thuế, hệ thống quản trị doanh nghiệp, các chính sách thị trường lao động ảnh hưởng đến động cơ phát triển lực lượng lao động, các quy định sở hữu trí tuệ và việc thực thi cùng những yếu tố khác Các chính sách địa phương cũng tác động trực tiếp đến sự cạnh tranh, việc mở cửa ngoại thương và đầu tư nước ngoài, sở hữu nhà nước, quy định cấp phép, chính sách chống độc quyền, ảnh hưởng của tham nhũng… đều có vai trò trong việc xác định mức độ cạnh tranh ở địa phương
c Điều kiện nhu cầu: Những ngành nào phải đối mặt với sự cạnh tranh
mạnh ở trong nước thì sẽ có tính cạnh tranh quốc tế tốt hơn Nếu thị trường trong nước của ngành đó có cầu lớn, cạnh tranh trong ngành khốc liệt và có những khách hàng đòi hỏi cao hơn sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn
Trang 24Điều kiện cầu bao gồm cầu nội địa và cầu nước ngoài, nhiều người cho rằng toàn cầu hóa cạnh tranh sẽ làm giảm tầm quan trọng của thị trường nội địa, tuy nhiên thực tế đã không xảy ra như vậy, cầu nội địa có ảnh hưởng rất lớn đối với các doanh nghiệp Các quốc gia tạo được lợi thế cạnh tranh trong những ngành mà ở đó nhu cầu trong nước tạo cho các công ty một bức tranh rõ ràng hơn hay sớm hơn về các nhu cầu đang nổi lên của người mua và nơi mà những người mua có yêu cầu cao gây áp lực buộc các công ty phải đổi mới nhanh hơn và đạt được những lợi thế cạnh tranh tinh tế hơn so với các đối thủ nước ngoài của mình Chất lượng, đặc trưng của thị trường trong nước quan trọng hơn nhiều so với quy mô của nó Cầu nội địa liên quan nhiều đến việc các công ty có thể và sẽ chuyển từ những sản phẩm
và dịch vụ có tính bắt chước, chất lượng thấp sang cạnh tranh hơn dựa vào sự khác biệt Người tiêu dùng tinh tế và đòi hỏi cao đang hiện hữu hoặc sẽ xuất hiện ở sân nhà sẽ buộc các doanh nghiệp cải thiện và mang lại những thông tin sâu sắc về nhu cầu hiện tại và tương lai, đây là thứ rất khó đạt được nếu chỉ dựa vào thị trường nước ngoài Cầu địa phương cũng có thể làm lộ ra những phân khúc thị trường theo
đó các doanh nghiệp có thể tự làm khác mình Cụm ngành đóng vai trò then chốt trong việc định ra những điều kiện về sức cầu
d Các ngành liên quan và hỗ trợ: Tính cạnh tranh của một ngành phụ thuộc
vào sức mạnh của các nhà cung cấp các hàng hoá và các dịch vụ hỗ trợ Các nhà cung cấp hàng hoá có khả năng cạnh tranh trên toàn cầu có thể mang lại lợi thế cạnh tranh thông qua sự lan truyền công nghệ Sự hiện diện cụm ngành tạo ra cho doanh nghiệp lợi thế kinh tế theo quy mô, các ngành này có vai trò rất lớn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành, nếu địa phương có những nhà cung ứng đủ năng lực cung cấp các yếu tố đầu vào giá rẻ nhất theo một cách thức hữu hiệu nhất, nhanh chóng sẽ tạo thuận lợi cho cụm ngành phát triển Những nhà cung ứng và người sử dụng nằm gần nhau có thể dễ dàng tương tác với nhau, tận dụng các tuyến liên lạc ngắn, dòng thông tin nhanh chóng và thường xuyên, sự trao đổi các ý tưởng
và sự đổi mới diễn ra nhanh hơn Các công ty có cơ hội gây ảnh hưởng đến các nổ lực cải tiến kỹ thuật của các nhà cung ứng của mình và có thể thử nghiệm các cải
Trang 25tiến đó, đẩy nhanh nhịp độ đổi mới Sự tương tác qua lại giúp đôi bên cùng có lợi và
tự củng cố lẫn nhau nhưng nó không xảy ra một cách tự động, nó phải được hỗ trợ
từ sự gần gũi
Tóm lại khi phân tích 4 đỉnh của mô hình kim cương, những nhân tố cần được quan tâm xem xét và phân tích được liệt kê trong phụ lục 1
e Vai trò của nhà nước và chính quyền địa phương
Bên cạnh đó, ngoài 4 nhân tố kể trên cần phải quan tâm nhấn mạnh đến vai trò của nhà nước và chính quyền địa phương trong việc hoạch định và thực thi các chính sách kinh tế, trong việc định hình nhu cầu và thiết lập các tiêu chuẩn cho cạnh tranh nhằm hướng tới việc cải thiện năng suất
Nhà nước và chính quyền địa phương có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự hình thành và phát triển cụm ngành Các chính sách của nhà nước có thể tác động đến cả bốn đỉnh của mô hình, giúp chúng tốt hơn và thực hiện được những việc mà bản thân một cụm ngành không thực hiện được Nhìn từ gốc độ lý thuyết, cơ sở để nhà nước can thiệp xuất phát từ các thất bại của thị trường (chẳng hạn nhu cầu yếu
ớt đặc biệt trong giai đoạn đầu, rủi ro cao, thị trường không đầy đủ, người ăn theo, ngoại tác tiêu cực,…) Nhìn từ gốc độ thực tiễn, sự thành công của các doanh nghiệp nói riêng và của cụm ngành nói chung là một thắng lợi về kinh tế cho địa phương, sự phát triển của cụm ngành tạo ra môi trường kinh doanh năng động và hấp dẫn, đến lượt mình môi trường kinh doanh này thu hút thêm các doanh nghiệp
và nhà đầu tư nhờ vậy tạo ra công ăn việc làm, tăng trưởng kinh tế và mở rộng cơ
sở thuế cho địa phương Chính vì vậy, chính quyền địa phương có động cơ mạnh
mẽ để đóng vai trò tích cực trong việc hỗ trợ giúp cho cụm ngành ở địa phương mình trở nên phát đạt
Sự phát triển cụm ngành không chỉ phụ thuộc vào các bộ phận trong cụm ngành đó mà có thể còn dựa trên sự phát triển của cụm ngành khác có liên quan Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc phát triển tổng thể các cụm ngành chẳng hạn như thông qua việc tạo môi trường kinh doanh hấp dẫn, xây dựng cơ sở hạ tầng
Trang 26thích hợp, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề, cải thiện chất lượng và mức độ bao phủ của các chính sách y tế và an sinh xã hội…
Ngoài ra, khi phân tích năng lực cạnh tranh của một ngành phải xem xét trong bối cảnh điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế vĩ mô tại thời điểm đó để có những đánh giá chính xác và đưa ra những hướng phát triển phù hợp
2.1.4 Phương pháp CCED
Tác giả sử dụng phương pháp CCED trong nghiên cứu về Phát triển kinh tế thành phốdựa vào cụm ngành (Cluster –based City Economic Development), một
hệ thống gồm 39 nhân tố để đo lường năng lực cạnh tranh của cụm ngành ở Châu
Á Các nhân tố được chia thành 5 nhóm theo mô hình kim cương của Porter: Các điều kiện về nhân tố sản xuất, các điều kiện cầu, các ngành công nghiệp hỗ trợ có liên quan, chiến lược, cấu trúc và đối thủ cạnh tranh, vai trò của chính quyền Tác giả lấy ý kiến đánh giá mức độ cạnh tranh của 39 nhân tố theo thang điểm từ 1 đến
5 (thang đo Likert) từ một số chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp Nếu điểm trung bình tổng lớn hơn 3,75 thể hiện cụm ngành rất mạnh và có sức cạnh tranh quốc tế; điểm 3,0 cho thấy cụm ngành có sức cạnh tranh trong nước; điểm 2,5 chứng tỏ cụm ngành nhỏ, mới nổi và mạnh trong một vùng; điểm 2,0 trở xuống thể hiện cụm ngành yếu và mới được hình thành
2.2 Đề xuất mô hình kim cương cho ngành nước mắm Phú Quốc
Dựa vào cơ sở lý thuyết là mô hình kim cương của Michael Porter, từ kinh nghiệm sử dụng mô hình kim cương để phân tích năng lực cạnh tranh trong các công trình nghiên cứu trước và tìm hiểu của tác giả về ngành sản xuất nước mắm Phú Quốc, tác giả đã xác định được các nhân tố ở mỗi đỉnh của mô hình kim cương cho ngành nước mắm Phú Quốc được thể hiện trong bảng 2.1
Bảng 2.1: Các nhân tố ở mỗi đỉnh của mô hình kim cương cho ngành sản
xuất nước mắm Phú Quốc Các điều
+ Ngành đóng thùng
Trang 27+ Điều kiện tự nhiên + Cơ sở hạ tầng sản xuất + Cở sở hạ tầng giao thông + Cơ sở pháp lý, thương hiệu
+ Cạnh tranh của nước mắm Phú Quốc trên thị trường nước ngoài
Các ngành
hỗ trợ và có
liên quan
+ Hệ thống tài chính + Nậu vựa trung gian thu mua cá cơm + Ngành sản xuất chai, nhãn, bao bì + Hoạt động đóng chai
+ Ngành nông nghiệp + Ngành du lịch + Mạng lưới phân phối tiếp thị + Hiệp hội nước mắm Phú Quốc
2.3 Thiết kế quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu được trình bày như trong hình 2.3
Cơ sở lý
thuyết
Thu thập thông tin thứ cấp
Xây dựng sơ
đồ cụm ngành
Xác định mô hình kim cương
Xác định đối tượng, nội dung phỏng vấn
Đi thực
địa
Trang 28Hình 2.3: Quy trình nghiên cứu 2.4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, được tiến hành qua hai giai đoạn: nghiên cứu tại bàn và phỏng vấn sâu
2.4.1 Nghiên cứu tại bàn
Nghiên cứu tại bàn nhằm tổng hợp các tư liệu có liên quan từ nhiều nguồn khác nhau: các báo cáo kinh tế xã hội của huyện Phú Quốc; các tập san, báo cáo, kỷ yếu có liên quan đến nước mắm Phú Quốc; các kế hoạch, quy hoạch phát triển của huyện Phú Quốc cũng như tỉnh Kiên Giang; các thông tin, sự kiện được đăng trên các báo, tạp chí, trang web có uy tín Việc nghiên cứu này nhằm thu thập những thông tin thứ cấp về ngành sản xuất nước mắm Phú Quốc từ đó có những hiểu biết ban đầu về ngành sản xuất nước mắm Phú Quốc, xây dựng sơ đồ cụm ngành, xác định các ngành nghề, chủ thể có tác động hoặc liên quan đến hoạt động của ngành nước mắm Phú Quốc, nhờ đó lên kế hoạch cho giai đoạn nghiên cứu thực địa và phỏng vấn sâu, xác định đối tượng cần phỏng vấn, những câu hỏi phỏng vấn, những vấn đề cần thu thập và kiểm định
Kết quả của việc nghiên cứu tại bàn giúp tác giả hình thành được sơ đồ cụm ngành sản xuất nước mắm Phú Quốc như hình 2.4 Sơ đồ này giúp việc hình dung các quan hệ, tác động giữa các ngành, các chủ thể đối với ngành sản xuất nước mắm được dễ dàng và cụ thể hơn từ đó có cái nhìn tổng quát về cụm ngành Sơ đồ cụm ngành được mô tả trong phụ lục 2
Trang 29Đối tượng phỏng vấn được chia làm 3 nhóm
Nhóm 1: Phỏng vấn các chuyên gia là những người có hiểu biết về ngành sản
xuất nước mắm, danh sách chuyên gia được phỏng vấn được liệt kê trong bảng 2.2
Nước mắm công nghiệp Chế biến cá cơm
sấy, tẩm gia vị
Khai thác
cá cơm
Sản xuất nước mắm
Đóng tàu
Lưới Xăng, dầu
Thùng gỗ
Muối Chai, nhãn, bao bì
Đóng chai
Điện, nước
Nậu vựa thu mua
Du lịch Đại lý, siêu thị Cty xuất khẩu
Phân bón nông nghiệp
Hội nước mắm Phú Quốc
Đầ
u vào
Đầ
u
ra
Hỗ trợ
Ngân hàng
UBND tỉnh, Sở KHCN, Sở NN&PTNT, UBND
Giao thông, vận tải
: Quan hệ cạnh tranh
Doanh nghiệp chế biến thực phẩm
Trang 30Bảng 2.2: Danh sách chuyên gia đƣợc phỏng vấn
1 Ông Trần Quốc Khanh Phó trưởng phòng Kinh tế huyện Phú Quốc
2 Bà Nguyễn Thị Tịnh Chủ tịch Hội nước mắm Phú Quốc
3 Bà Phù Bích Ngọc Phó chủ tịch Hội nước mắm Phú Quốc
Chủ doanh nghiệp Khải Hoàn – doanh nghiệp sản xuất nước mắm lớn nhất Phú Quốc, có nhiều năm nghiên cứu sâu về cá cơm và nước mắm
5 Ông Nguyễn Huy Hoàng
Chủ doanh nghiệp Thanh Hà – doanh nghiệp duy nhất trực tiếp xuất khẩu nước mắm Phú Quốc, có nhiều năm nghiên cứu về nước mắm và thị trường nước mắm trong và ngoài nước
6 Bà Nguyễn Xuân An Chuyên viên, Phân viện quy hoạch thủy sản phía
Nam
Thông qua ý kiến của chuyên gia để xác định trọng số cho từng nhân tố đánh giá năng lực cạnh tranh trong mô hình kim cương của ngành nước mắm Phú Quốc Trọng số cho từng tiêu chí được đánh giá từ 0 đến 100 thể hiện mức độ quan trọng củatiêu chí đó đến năng lực cạnh tranh của ngành, tổng trọng số của tất cả các tiêu chí bằng 100 Sau khi thu thập xong ý kiến đánh giá của chuyên gia, trọng số của các tiêu chí là giá trị trung bình điểm số của các chuyên gia
Bên cạnh đó, phỏng vấn chuyên gia nhằm đánh giá, so sánh mức độ cạnh tranh của các tiêu chí ngành nước mắm Phú Quốc với ngành tham chiếu là ngành sản xuất nước mắm công nghiệp Mỗi nhân tố có 5 mức độ đánh giá tăng dần với 1
là không có tính cạnh tranh và 5 là cạnh tranh rất mạnh
Nhóm 2: Phỏng vấn các doanh nghiệp sản xuất nước mắm Phú Quốc, số
lượng doanh nghiệp được phỏng vấn thể hiện trong bảng 2.3, số lượng doanh nghiệp trong mẫu phỏng vấn chiếm 45% số lượng tổng thể, tỷ lệ doanh nghiệp theo quy mô trong mẫu theo tỷ lệ trong tổng thể, tên những doanh nghiệp được phỏng
Trang 31vấn trình bày trong phần phụ lục Các doanh nghiệp phỏng vấn được chọn ra từ danh sách các doanh nghiệp sản xuất nước mắm trên địa bàn huyện Phú Quốc do Hiệp hội nước mắm Phú Quốc cung cấp
Bảng 2.3: Số lƣợng doanh nghiệp đƣợc phỏng vấn STT Qui mô doanh nghiệp Số lƣợng
Nhóm 3: Phỏng vấn người tiêu dùng trong đó chia ra làm 2 nhóm nhỏ
Nhóm thứ nhất là những khách du lịch đến Phú Quốc Theo kết quả nghiên cứu tại bàn, phần lớn nước mắm Phú Quốc được sản xuất và bán lẻ ngay tại Phú Quốc và khách du lịch là khách hàng chủ yếu của sản phẩm này Số lượng phỏng vấn được thể hiện trong bảng 2.4, khách du lịch được phỏng vấn bao gồm khách nước ngoài và khách nội địa, chọn mẫu theo cách thuận tiện, tác giả đến gặp và phỏng vấn những khách du lịch đang ở bãi biển và tại ga đi của sân bay
Trang 32Nhóm thứ hai là những khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh, thị trường tiêu thụ chính của nước mắm Phú Quốc trong đất liền, số lượng phỏng vấn là 50 người, chọn mẫu theo cách thuận tiện bao gồm các khách hàng mua sắm ở siêu thị và chợ truyền thống
Tóm tắt chương 2:
Chương này đưa ra cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành, mô hình kim cương bao gốm các nhân tố thể hiện ở 4 đỉnh của mô hình kim cương đó là điều kiện các nhân tố đầu vào; bối cảnh chiến lược và cạnh tranh; điều kiện cầu; các ngành hỗ trợ và có liên quan Song song đó tác giả còn kết hợp với phương pháp CCED trong nghiên cứu về Phát triển kinh tế thành phố dựa vào cụm ngànhđể đo lường năng lực cạnh tranh của cụm ngành
Ngoài ra, chương này trình bày quy trình thực hiện và phương pháp nghiên cứu của đề tài Quy trình nghiên cứu đi từ việc lựa chọn khung lý thuyết, thu thập thông tin thứ cấp, thiết kế mô hình nghiên cứu, tiến hành đi nghiên cứu thực địa và tổng kết, viết báo cáo
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp định tính được thực hiện qua hai giai đoạn: nghiên cứu tại bài và phỏng vấn sâu Nghiên cứu tại bàn giúp đưa ra được sơ đồ tổng quát của cụm ngành, các nhân tố cần phân tích trong
mô hình kim cương của ngành, xác định đối tượng và nội dung phỏng vấn phục vụ cho nghiên cứu thực địa Phỏng vấn sâugiúp kiểm chứng lại và thu thập thêm thông tin cần thiết, đánh giá được lợi thế cạnh tranh của ngành, đối tượng phỏng vấn được chia thành 3 nhóm:
- Nhóm chuyên gia: bài nghiên cứu sẽ phỏng vấn 6 chuyên gia, đây là những người có hiểu biết, gắn bó với ngành nước mắm Phú Quốc một thời gian dài, đang làm những công việc, vị trí có liên quan đến sự phát triển của ngành này
- Nhóm doanh nghiệp sản xuất nước mắm ở Phú Quốc: tổng số lượng doanh nghiệp được phỏng vấn là 36 doanh nghiệp (chiếm 45% tổng số doanh nghiệp nước mắm Phú Quốc đang hoạt động), các doanh nghiệp được lựa chọn trong mẫu theo đúng tỷ lệ về quy mô sản xuất của các doanh nghiệp trong tổng thể
Trang 33Nhóm người tiêu dùng: gồm có người tiêu dùng tại Phú Quốc, chủ yếu là những khách du lịch, số lượng phỏng vấn là 50 khách du lịch nội địa và 20 khách
du lịch nước ngoài; người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh số lượng phỏng vấn
là 50 người
Trang 34CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH
NGÀNH NƯỚC MẮM PHÚ QUỐC 3.1 Tổng quan về ngành nước mắm Phú Quốc
Nước mắm có thể làm từ cá sống, cá khô hoặc cả từ các loại sò, hến, tôm, cua Một số loại nước mắm được làm từ cá nguyên con, một số khác thì chỉ làm từ nội tạng cá Một số loại nước mắm chỉ có cá và muối, một số khác có thể có thêm dược thảo và gia vị Nước mắm lên men ngắn ngày có mùi đặc trưng của cá, quá trình lên men dài ngày sẽ giảm được mùi tanh và tạo ra hương vị thơm và béo hơn
Nước mắm Phú Quốc là một đại diện tiêu biểu cho nước mắm của Việt Nam Nước mắm Phú Quốc được sản xuất từ nguyên liệu chính là cá cơm,nguyên liệu còn lại đó là muối, ngoài ra không sử dụng thêm bất cứ một nguyên liệu hay chất phụ gia nào khác Cá cơmphải được khai thác trong vùng biển xung quanh đảo Phú Quốc (vùng biển tỉnh Kiên Giang và Cà Mau thuộc vịnh Thái Lan) vì ở đây có nhiềurong biển và phù du, cá cơm cho độ đạm cao, thịt nhiều, ruột ít Ngoài ra, cá cơm còn có nhiều vitamin và khoáng chất Cá nhỏ, dễ phân hủy và không có vảy thuận lợi cho việc ủ nước mắm.Cá cơm có nhiều loại: sọc tiêu, phấn chì, cơm đỏ, cơm lép, sọc phấn, cơm than nhưng loại cá cho nước mắm ngon nhất là sọc tiêu và cơm than Tỷ lệ cá tạp trong cá nguyên liệu phải dưới 15% Nếu cá cơm tươi và càng ít cá tạp, đồng nhất về chủng loại thì nước mắm sẽ thơm và có hàm lượng đạm cao Muối sử dụng phải là muối loại 1, hạt muối cứng, trong, không lẫn tạp chất không hòa tan như bùn, đất, cát Muối được bảo quản ở vị trí cao trong vòng ít nhất
60 ngày trước khi mang đi ướp cá Nhờ không khí có độ ẩm cao trên 75%, muối hút
ẩm làm tan chảy các tạp chất và làm chúng lắng xuống dưới cùng Nếu không đảm bảo điều này, các tạp chất sẽ làm giảm độ thẩm thấu của muối vào cá và sự phân
Trang 35hủy các tạp chất khiến nước mắm bị đắng, chát Khi xuất khẩu sang các nước xứ lạnh, nước mắm sẽ bị kết tủa ở đáy chai do Magie còn nhiều trong muối
Chính từ những điều trên, nước mắm Phú Quốc có những đặc trưng khác biệt
so với các loại nước mắm khác Về màu sắc, nước mắm Phú Quốc có màu nâu đỏ (màu cánh gián đặc trưng) do được sản xuất bằng cá tươi (cá còn nguyên máu tươi trong thân cá) và thời gian lên men tự nhiên kéo dài (10-15 tháng) Bên cạnh đó, cá cơm Phú Quốc thường rất béo, tỷ trọng ruột cá so với thịt rất thấp do vậy không tạo
ra sắc tố đen cho nước mắm Về mùi vị, nước mắm Phú Quốc có mùi thơm nhẹ rất đặc trưng, không có mùi tanh và mùi amoniac Về hương vị, vị măm, ngọt đậm kèm theo vị béo tự nhiên, có hậu vị ngọt béo của đạm cá tự nhiên Độ đạm tối thiểu là 20gN/lít (thường gọi là nước mắm long), tối đa là 43gN/lít (thường gọi là nước mắm nhĩ)
3.1.2 Lịch sử hình thành nước mắm Phú Quốc
Nước mắm Phú Quốc có truyền thống hơn 200 năm, ban đầu chỉ tiêu thụ ở địa phương dần dần được bán rộng rãi trong nước và các nước láng giềng như Campuchia, Thái Lan, đến 1950 xuất sang Pháp và một số nước Châu Âu Từ khi hình thành đến nay nước mắm Phú Quốc đã trải qua nhiều giai đoạn, có thể chia làm 5 giai đoạn chính:
* Giai đoạn 1900 - 1945
Đây là giai đoạn chính thức hình thành ngành sản xuất nước mắm Phú Quốc Vùng biển Phú Quốc có rất nhiều cá cơm, ngư dân đánh bắt với sản lượng lớn nhưng không thể ăn hết nên đem muối để sử dụng được lâu dài Vì để lâu nên cá chín, tạo ra loại nước màu đỏ, có độ trong, vị mặn đậm đà, người dân rất thích dùng
để chấm hay chế biến thức ăn
Ngư dân đánh cá bằng thuyền nhỏ,chèo bằng tay, khai thác sát bờ, lưới làm bằng tơ đem nhuộm màu bằng vỏ cây sắn giả ra đem nấu sôi cho ra màu nâu, phao được làm bằng gỗ nhẹ và nổi.Cá cơm được chuyển về chượp muối tại nhà trong các thùng gỗ, mỗi thùng có sức chứa 3-4 tấn, ủ 6-7 tháng Do vận chuyển làm giảm chất lượng cá và thời gian ủ ngắn nên nước mắm loại tốt nhất cũng chỉ đạt từ 25-28o
đạm Sau khi lấy nước cốt, phần bã được nấu trong những chảo lớn rồi gạn nước
Trang 36thật trong để lấy nước mắm long, loại này chỉ đạt từ 8-18o đạm, tuy nhiên kỹ thuật sản xuất nước mắm bằng cách nấu này được chấm dứt khoảng năm 1950
Nước mắm được chứa trong các tỉn bằng đất nung có dung tích từ 3-3,5 lít, nắp tỉn được đậy bằng miếng gỗ mỏng buộc chặt bằng dây lát mỏng, vận chuyển bằng thuyền buồm đến các nơi tiêu thụ trong nước và chở sang bán tại Campuchia
và Thái Lan
* Giai đoạn 1945 – 1965
Đây là thời kỳ củng cố, phát triển, hoàn thiện kỹ thuật khai thác cũng như chế biến Sau nhiều năm tích lũy kinh nghiệm các nhà sản xuất thấy rằng cần có sự kết hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa đánh bắt và chế biến để theo kịp tiến bộ kỹ thuật Trước 1945, Phú Quốc có 96 nhà thùng, tập trung nhiều nhất ở Dương Đông (75 nhà thùng), Cửa Cạn và An Thới Sau 1945, một số nhà thùng bị chiến tranh tàn phá, hiện tập trung ở Dương Đông và An Thới
Từ năm 1950, thị trường nước mắm tiêu thụ mạnh, kỹ thuật sản xuất nước mắm được nâng cao, người ta không sản xuất nước mắm bằng phương pháp nấu mà chuyển sang phương pháp chiết rút liên hoàn
Phương tiện khai thác cá cơm đã được cải thiện để phát triển đánh bắt xa bờ, tuy nhiên tải trọng thuyền vẫn khá nhỏ, khoảng 10 tấn nên vùng khai thác chủ yếu vẫn là ven bờ quanh đảo Cá vẫn được đưa về nhà để chượp, thùng chứa đã được cải tiến lên gấp đôi, khoảng 7 – 8 tấn, thời gian ủ kéo dài từ 10-12 tháng nên cho ra nước mắm đến 35o
đạm Nước mắm lúc này được chứa vào thùng thiết vuông 20 lít
có nắp hàn để vận chuyển đi tiêu thụ
* Giai đoạn 1965 – 1975
Đây là thời kỳ phát triển cực thịnh của ngành khai thác và sản xuất nước mắm Phú Quốc Thuyền lớn và công suất máy lớn hơn có thể đánh bắt xa bờ Lưới dài hơn và dùng máy kéo rút để tiết kiệm thời gian và sức lực Muối được mang theo để
có thể bám biển dài ngày, cá được muối ngay trên tàu khi còn sống, khi đầy thuyền
sẽ chở thẳng về nhà thùng
Phương tiện đánh bắt hiện đại nên sản lượng ổn định, nhà thùng tập trung vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nên chất lượng và sản lượng nước mắm không ngừng
Trang 37tăng lên, đạt 40o đạm hoặc hơn, thùng chượp có sức chứa 8 – 10 tấn Sản phẩm được chức trong can nhựa 20 lít để vận chuyển đến thị trường
* Giai đoạn 1975 – 1986
Do cơ chế bao cấp lúc bấy giờ làm quá trình sản xuất gặp nhiều khó khăn, mất dần thị trường Một số nhà thùng đóng cửa, hoạt động cầm chừng hay chuyển sang làm nông nghiệp
* Giai đoạn 1986 đến nay
Nhờ chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước giúp quá trình sản xuất kinh doanh phục hồi và phát triển trở lại Trải qua quá trình phát triển, từ vài chục đến vài trăm ngàn lít, sản lượng nước mắm đạt đến 8 triệu lít năm 2006 và 12 triệu lít năm 2012 Chất lượng nước mắm từ 20o
đạm đã lên đến 40o đạm
3.1.3 Thực trạng ngành nước mắm Phú Quốc
Do đây là ngành sản xuất dựa vào kinh nghiệm truyền thống nên dù qua nhiều năm, số lượng nhà thùng không tăng nhiều, từ 96 nhà thùng ban đầu, đến năm 2010 chỉ tăng lên con số 115, thực tế năm 2013 chỉ còn khoảng 80 nhà thùng thực sự còn hoạt động, tuy nhiên, quy mô doanh nghiệp tăng mạnh, đặc biệt như doanh nghiệp Khải Hoàn có đến 700 thùng
Năm 2013, sản xuất nước mắm đạt 11,2 triệu lít (quy ra 30o đạm), giá trị trên
780 tỷ đồng, tuy nhiên, sản lượng chỉ bằng 91,4% so với năm 2012
Nguồn: Tổng hợp niên giám thống kê huyện Phú Quốc năm 2006 đến 2013
Hình 3.1: Sản lượng nước mắm giai đoạn 2006 – 2013
0 2 4 6 8 10 12 14
Trang 38Giá trị của ngành sản xuất đóng góp trên 10% GDP của huyện, đây là một ngành truyền thống lâu đời vừa có giá trị về mặt kinh tế, vừa có giá trị về mặt tinh thần cho cư dân huyện đảo Phú Quốc
Nước nắm Phú Quốc được nhiều người tiêu dùng biết đến, thị trường chủ yếu của nước mắm Phú Quốc là khu vực niềm Nam Việt Nam Mặc dù là một thương hiệu nổi tiếng và được nhiều người tiêu dùng ưu chương nhưng nước mắm Phú Quốc đang mất dần thị phần do sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm nước mắm công nghiệp giá rẻ, một nguyên nhân nữa đó là do tình trạng hàng giả hàng nhái tràn lan trên thị trường Thị trường trong nước hiện nay có nhiều loại nước mắm xuất xứ từ nhiều địa phương khác nhau nhưng lại lấy tên nước mắm Phú Quốc, chất lượng thấp hơn nhưng giá bán rẻ hơn gây khó khăn trong quá trình tiêu thụ và ảnh hưởng đến thương hiệu nước mắm Phú Quốc
Bên cạnh đó, sản lượng khai thác cá cơm không ổn định lại gặp sự cạnh tranh thu mua của các ngành chế biến cá cơm khác, đặc biệt là sự cạnh tranh của thương lái Trung Quốc nên có nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất của ngành
Nguồn: Tổng hợp niên giám thống kê huyện Phú Quốc năm 2005 đến 2013
Hình 3.2: Sản lƣợng khai thác cá cơm giai đoạn 2005 - 2013
0 2,000
tấn
Trang 39Sản xuất nước mắm được xem là một trong những ngành sản xuất công nghiệp quan trọng của Phú Quốc nên việc đấu tranh để giữ vững thương hiệu và sản lượng
sẽ và luôn là vấn đề chung của cả cộng đồng
3.2 Các yếu tố lợi thế tự nhiên
Huyện đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang, diện tích 597km2 tương đương diện tích đảo quốc Singapore Phú Quốc nằm ở vịnh Thái Lan, đây là khu vực có đường giao thông hàng hải, hành lang hàng không quốc tế quan trọng giữa Nam Á, Đông Á và châu Úc Phú Quốc có lợi thế trong sự liên kết, giao thương bằng đường hàng không và hàng hải với các vùng quốc gia, nằm ở trung tâm các đô thị lớn, tương lai là trung tâm cực tăng trưởng Nam Á
Phú Quốc nằm trong vùng nhiệt đời gió mùa cận xích đạo nhưng khí hậu ôn hòa hơn trong đất liền do bị chi phối mạnh bởi quy luật của biển Nhiệt độ trên đảo không dao động nhiều trong năm, trung bình khoảng 27,10C Phú Quốc có nhiều nắng, bình quân có khoảng 6 – 7 giờ nắng một ngày
Lượng mưa bình quân trên đảo Phú Quốc khá lớn khoảng trên 3000 mm, thuận lợi cho việc xây dựng các hồ đập tích nước phục vụ cho nhu cầu đô thị Tuy nhiên, phân bố lượng mưa trong năm không cân đối, mùa mưa kéo dài 8 tháng chiếm 90% lượng mưa còn 4 tháng mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 3) lượng mưa rất ít
Phú Quốc có 2 hướng gió chính: gió mùa Đông Bắc thịnh hành vào mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4), gió mùa Tây Nam thịnh hành vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10), mùa này thường có những cơn gió mạnh hơn Do có gió quanh năm, Phú Quốc có tiềm năng xây dựng các trạm phát điện bằng sức gió, tổ chức một số hoạt động vui chơi như lướt sóng… Tuy nhiên, điều này ảnh hưởng đến việc đi lại của các tàu thuyền
Phú Quốc có địa hình phức tạp bị chia cắt bởi nhiều sông suối, đồi núi (99 ngọn núi) gây khó khăn cho giao thông, cơ sở hạ tầng kỹ thuật Phía Đông Bắc đảo địa hình cao, phía Nam đảo địa hình đồi núi xen kẽ đồng bằng hẹp thấp dần về phía Tây và Tây Nam Thềm bờ biển ven đảo Phú Quốc tương đối cạn, phía Tây chỉ sâu khoảng 4m chỉ tàu loại nhỏ từ 100 – 200 tấn mới có thể cập bến, phía Nam thềm biển sâu hơn nên tàu trọng tài lớn có thể cập bến
Trang 40Địa chất động lực của đảo ổn định, không xảy ra động đất, sụt lún, thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển Phú Quốc có lượng nước mặt phong phú, mật độ sông suối cao, nước ngầm tầng nông khá phong phú tập trung ở phía Nam nhiều hơn phía Bắc
Phú Quốc không có nhiều khoán sản, hiện nay Phú Quốc còn giữ được diện tích rừng khá lớn tập trung nhiều loại gỗ và động vật quý, đây cũng là nơi điều tiết nguồn nước cho đảo, hạn chế lũ lụt, sói mòn, bảo vệ đất… Ngư trường Phú Quốc là một ngư trường lớn ở phía Nam chiếm khoảng 20% tổng sản lượng khai thác và đánh bắt của cả tỉnh Kiên Giang Biển Phú Quốc có rất nhiều loài san hô thuộc cả 2 nhóm san hô cứng và mềm, thảm cỏ biển rộng lớn
Nhìn chung, về điều kiện tự nhiên, Phú Quốc có những điểm mạnh sau: là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, có vị trí thuận lợi cho giao lưu quốc tế, có sân bay cảng biển, nằm gần các khu kinh tế phát triển ví dụ như thành Phố Hồ Chí Minh, Phnom Penh…, khí hậu ôn hòa, phù hợp với nghề sản xuất nước mắm Bên cạnh đó, Phú Quốc cũng có những điểm yếu sau: tác động của gió mùa ảnh hưởng đến việc tiếp cận, neo đậu của các tàu, địa hình phức tạp, mưa phân bố không đều tạo khó khăn trong việc điều tiết nước tiêu dùng và sản xuất Tuy nhiên, những khó khăn này có thể khắc phục được
3.3 Năng lực cạnh tranh Vĩ mô
Huyện đảo Phú Quốc có mức tăng trưởng thần kỳ, tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2005 - 2013 đạt 24,68% GDP của Phú Quốc tăng xấp xỉ 15 lần từ 486,9 tỷ (2005) lên 7.145,3 tỷ đồng (2013), thu nhập bình quân đầu người tăng từ 9,5 triệu (2005) lên 71,9 triệu đồng/năm (2013) Trong giai đoạn 2005-2013, cơ cấu kinh tế khu vực công nghiệp xây dựng giảm, khu vực nông nghiệp và dịch vụ tăng, trong đó dịch vụ tăng rất mạnh