1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vận dụng mô hình kim cương của michael e porter để đánh giá năng lực cạnh tranh ngành chế biến tôm việt nam

21 1,2K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 102,24 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦUTrong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô mở hiện nay, chính phủ phốihợp cùng các ngành, các địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty vàdoanh nghiệp nhà nước đẩy mạnh triển khai các b

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ MÔ HÌNH KIM CUƠNG CỦA M.PORTER 2

I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH 2

1.1 Lợi thế cạnh tranh quốc gia: 2

1.2 Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp: 2

1.3 Lợi thế cạnh tranh của sản phẩm: 2

II MÔ HÌNH KIM CƯƠNG CỦA M.PORTER 2

2.1 Các nhân tố quyết định lợi thế cạnh tranh quốc gia 2

2.2 Sự vận động, tương tác của lợi thế quốc gia 4

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH CHẾ BIẾN TÔM Ở VIỆT NAM 5

I ĐIỀU KIỆN VỀ YẾU TỐ SẢN XUẤT 5

1.1 Nguồn vốn tài chính 5

1.2 Điều kiện tự nhiên 5

1.3 Công nghệ: 6

1.4 Nguồn nguyên liệu: 6

1.5 Giá tôm nguyên liệu: 6

1.6 Cơ sở hạ tầng: 6

II ĐIỀU KIỆN VỀ YẾU TỐ SẢN XUẤT: 6

2.1 Điều kiện về cầu nội địa: 6

2.2 Cầu quốc tế: 7

III.CÁC NGÀNH HỖ TRỢ, NGÀNH CÓ LIÊN QUAN: 7

3.1 Ngành nuôi tôm 7

3.2 Ngành khai thác tôm 7

3.3 Ngành đóng gói và bảo quản 8

Trang 2

IV CHIẾN LƯỢC, CƠ CẤU VÀ MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH

NỘI ĐỊA 8

4.1 Chiến lược cạnh tranh 8

4.2 Cơ cấu cạnh tranh 8

V VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ 9

5.1 Chính sách hỗ trợ về vốn: 9

5.2 Chính sách hỗ trợ về tôm nguyên liệu: 9

5.3 Chính sách xúc tiến thương mại: 9

5.4 Chính sách tài chính, hỗ trợ tín dụng 9

VI CƠ HỘI 9

KẾT LUẬN 10

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô mở hiện nay, chính phủ phốihợp cùng các ngành, các địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty vàdoanh nghiệp nhà nước đẩy mạnh triển khai các biện pháp, các kếhoạch nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu.Trong các mặt hàng thủy xuất khẩu, tôm chế biến luôn là một trongnhững mặt hàng mũi nhọn, đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước.Nhưng, cùng với vấn đề xuất khẩu mặt hàng này, chúng ta lại cần phải

đề cập đến vấn đề là làm sao để ngành chế biến tôm của Việt Nam cóthể cạnh tranh được với các nước đã thương mại hóa ngành này từ hơnhai mươi năm trước như Mỹ, Nhật, Trung Quốc với những thế mạnh

về cả nguồn lực, nguồn khai thác, khoa học công nghệ,… Vậy, vấn đềcấp thiết lúc này là phải xem xét, đánh giá thật kĩ lưỡng các tiềm năngcủa ngành chế biến tôm Việt Nam để nhằm nâng cao khả năng cạnhtranh của ngành Trong phạm vi nội dung của đề bài, em xin được vậndụng mô hình kim cương của Michael.E.Porter để đánh giá năng lựccạnh tranh ngành chế biến tôm Việt Nam nhằm khai thác tối đa cácnguồn lực nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành

Trang 4

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ MÔ HÌNH KIM CUƠNG CỦA M.PORTER

I.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH

Lợi thế cạnh tranh được xem xét ở nhiều cấp độ khác nhau:

1.1 Lợi thế cạnh tranh quốc gia:

Đại học kinh doanh IMD (Thụy Sỹ) và Diễn đàn kinh tế thế giới(WEF) là hai cơ quan hàng năm vẫn đưa ra các báo cáo về lợi thế cạnhtranh quốc gia

Theo IMD, lợi thế cạnh tranh quốc gia là “khả năng tạo ra giá trịgia tăng và nhờ đó làm giàu tài sản quốc gia”

Còn theo WEF: “Lợi thế cạnh tranh là khả năng nâng cao mứcsống một cách nhanh và bền vững, tức là đạt được mức tăng trưởngkinh tế cao và ổn định, được đo bằng mức độ thay đổi trong thu nhậpbình quan đầu người qua các năm”

1.2 Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp:

Đối với một doanh nghiệp, lợi thế cạnh tranh là khả năng cungcấp các sản phẩm và dịch vụ hiệu quả hơn các đối thủ cạnh tranh trênthị trường

1.3 Lợi thế cạnh tranh của sản phẩm:

Theo một số tác giả, lợi thế cạnh tranh của một sản phẩm hayhàng hóa, dịch vụ nào đó trên thị trường trong nước và quốc tế là sựthể hiện tính ưu việt hay tính hơn hẳn của nó cả về định tính và địnhlượng đối với các chỉ tiêu như: chất lượng, thương hiệu, mức độ vệsinh công nghiệp hay vệ sinh thực phẩm…

*Ba cấp độ trên của lợi thế cạnh tranh quốc gia có mối quan

hệ qua lại, mật thiết với nhau

II.MÔ HÌNH KIM CƯƠNG CỦA M.PORTER

2.1 Các nhân tố quyết định lợi thế cạnh tranh quốc gia

Trong tác phẩm “The competitive advantage of nations”,

Trang 5

M.Porter - giáo sư tại trường Đại học Havard đã trình bày một lýthuyết mới về lợi thế cạnh tranh của một quốc gia và đưa ra mô hìnhkim cương Theo mô hình kim cương, có 4 yếu tố chính tạo nên lợithế cạnh tranh quốc gia:

Vị thế quốc gia (điều kiện yếu tố sản xuất); điều kiện về cầu; cácngành hỗ trợ và có liên quan; chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnhtranh ngành Các nhân tố này tác động qua lại lẫn nhau và hình thànhnên khả năng cạnh tranh quốc gia Ngoài ra, còn có 2 yếu tố khác làchính sách của chính phủ và cơ hội

Trang 6

Mô hình kim cương của M.Porter nói về sự tác động của các yếu tố

Các điều kiện về yếu tố sản xuất: Sự phong phú và dồi dào củacác yếu tố sản xuất có vai trò nhất định đối với lợi thế cạnh tranh quốcgia; các quốc gia có lợi hơn khi sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm sửdụng nhiều yếu tố đầu vào mà quốc gia đó lợi thế Các doanh nghiệp

có thể có được lợi thế cạnh tranh nếu họ sử dụng các nhân tố đầu vào

có chi phí thấp, chất lượng cao và có vai trò trong cạnh tranh Đánhgiá năng lực cạnh tranh theo các yếu tố đầu vào được xây dựng từ nămnhóm đầu vào, đó là: nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên thiên nhiên,nguồn tri thức, nguồn vốn và cơ sở hạ tầng Mỗi nhóm đầu vào lại baogồm nhiều yếu tố cụ thể hơn

Điều kiện về nhu cầu trong nước: Thông qua các tác động động

và tĩnh, nhu cầu trong nước xác định mức đầu tư, tốc độ và động cơđổi mới của các DN trong nước Ba khía cạnh của nhu cầu trong nước

có ảnh hưởng lớn tới lợi thế cạnh tranh của DN là: bản chất nhu cầu;lượng, mô hình tăng trưởng của nhu cầu và cơ chế lan truyền nhu cầutrong nước ra môi trường quốc tế Bản chất nhu cầu trong nước xácđịnh cách thức doanh nghiệp nhận thức, lý giải và phản ứng trước nhu

Trang 7

cầu người mua Bản chất nhu cầu tác động tới lợi thế cạnh tranh thôngqua cấu trúc nhu cầu, mức độ đòi hỏi của người mua và tính hướngdẫn của nhu cầu.

Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan: Lợi thế cạnhtranh của các ngành hỗ trợ và có liên quan sẽ tạo ra lợi thế tiềm tàngcho các doanh nghiệp như cung cấp trong thời gian ngắn và với chiphí thấp; duy trì quan hệ hợp tác liên tục; các nhà cung cấp giúpdoanh nghiệp nhận thức các phương pháp và cơ hội mới để áp dụngcông nghệ mới; ngược lại, các doanh nghiệp ở khâu sau có cơ hội tácđộng tới các nỗ lực về kỹ thuật của các nhà cung ứng và là nơi kiểmchứng ý kiến đề xuất cải tiến của nhà cung ứng; trao đổi và phát triển

để tìm ra các giải pháp nhanh hơn và hiệu quả hơn

Chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh ngành: Khả năngcạnh tranh còn được quyết định bởi các yếu tố như mục tiêu, chiếnlược và cách thức tổ chức doanh nghiệp Lợi thế cạnh tranh thường làkết quả của việc kết hợp tất cả các yếu tố trên với cơ sở của lợi thếcạnh tranh Những khác biệt về trình độ quản lý và kỹ năng tổ chứcnhư trình độ học vấn và hướng đích của cán bộ quản lý, các công cụ raquyết định, quan hệ với khách hàng, quan hệ giữa người lao động và

bộ máy quản lý… tạo ra lợi thế hoặc bất lợi thế cho doanh nghiệp

Vai trò của chính phủ đối với lợi thế của cạnh tranh quốc gia:Chính Phủ có thể tác động tới lợi thế cạnh tranh của một quốc giathông qua bốn nhóm nhân tố xác định lợi thế cạnh tranh đã nêu trên.Các tác động của Chính Phủ có thể tích cực hoặc tiêu cực Chính Phủ

có thể tác động tới các điều kiện đầu vào thông qua các công cụ trợcấp, chính sách thị trường vốn, chính sách y tế, giáo dục,…

Vai trò của cơ hội: Cơ hội là những sự kiện xảy ra ít liên quanđến tình hình hiện tại của quốc gia nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng củacác công ty Những cơ hội đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến lợi thếcạnh tranh như: sự thay đổi bất ngờ về công nghệ, thay đổi về chi phíđầu vào, sự thay đổi đáng kể trên thị trường chứng

khoán thế giới, tỷ giá hối đoái, tăng mạnh của cầu thế giới haykhu vực, quyết định chính trị của chính phủ nước ngoài Các cơ hội rất

Trang 8

quan trọng vì chúng tạo ra sự thay đổi bất ngờ cho phép dịch chuyển

vị thế cạnh tranh Chúng có thể xóa đi lợi thế của các công ty thànhlập trước đó và tạo ra tiềm năng mà các công ty mới thành lập có thểkhai thác nhằm đáp ứng các điều kiện mới và khác biệt

2.2 Sự vận động, tương tác của lợi thế quốc gia

Bốn nhân tố quyết định lợi thế quốc gia hỗ trợ lẫn nhau và pháttriển qua thời gian để nuôi dưỡng lợi thế của ngành

Những tác động tới việc tạo dựng yếu tố sản xuất: Số lượng cácđối thủ cạnh tranh nội địa trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệtthúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng, các công nghệ liênquan, kiến thức về thị trường và những hạ tầng chuyên môn

Những ảnh hưởng tác động tới quy mô và cơ cấu nhu cầu: Nhucầu trong nước với một ngành công nghiệp phản ánh nhiều đặc trưngcủa quốc gia như dân số, khí hậu, chuẩn mực xã hội và tập hợp cácngành trong nền kinh tế Nhóm các công ty cạnh tranh nội địa sẽ phảicạnh tranh giá cả để dành hoặc giữ thị phần Sự tồn tại của nhiều công

ty cạnh tranh sẽ nâng cao trình độ người tiêu dùng, làm họ trở nên tinh

tế và khó tính hơn vì họ được chú ý hơn Mặt khác, cạnh tranh nội địacũng sẽ nâng cao nhu cầu từ nước ngoài Khách hàng Nước ngoài sẽchú ý và đưa quốc gia đó vào trong đánh giá của họ về nguồn hàngtiềm năng Rủi ro của họ khi mua hàng từ quốc gia này sẽ giảm do cónhiều nhà cung cấp

Nhũng tác động đối với sự phát triển của các ngành công nghiệpphụ trợ và có liên quan: Yếu tố ảnh hưởng nhất đến sự phát triển củacác ngành công nghiệp phụ trợ và có liên quan là sự tồn tại của các đốithủ cạnh tranh nội địa Nhiều công ty hơn sẽ thu hút sự quan tâm củanhà cung cấp Dưới áp lực cạnh tranh của khách hàng, những nhàcung cấp phải đổi mới và cải tiến hoặc sẽ bị thay thế phẩm cũng thúcđẩy tốc độ cải tiến của ngành cung cấp Cạnh tranh trong nước thườngdẫn đến sự gia nhập và cuối cùng là vị trí quốc tế trong những ngànhcông nghiệp liên quan

Những tác động lên chiến lược, cấu trúc và cạnh tranh nội địacủa ngành: Cấu trúc ngành công nghiệp nội địa cũng chịu ảnh hưởng

Trang 9

bởi các nhân tố quyết định khác, đặc biệt là vai trò của các nhân tốkhác tác động đến số lượng và chiến lược của các đối thủ cạnh tranh

Trang 10

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH

NGÀNH CHẾ BIẾN TÔM Ở VIỆT NAM

Theo đánh giá của FAO, Việt Nam nằm trong số các nướcc

có ngành thủy sản phát triển với tốc độ nhanh và hiện đang là mộttrong những nước có giá trị xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới Gópphần vào thành công đó không thể không nhắc đến sự đóng góp to lớncủa lĩnh vực chế biến thủy sản vì đây là khâu trực tiếp tiêu thụ nguyênliệu của ngành khai thác, nuôi trồng thủy sản và trực tiếp xuất khẩu đikhắp thế giới Quy mô của ngành thủy sản ngày càng mở rộng và vaitrò của ngành thủy sản cũng không ngừng tăng lên trong nền kinh tếquốc dân

Bên cạnh vai trò nòng cốt của đội ngũ doanh nhân, lực lượngkhoa học công nghệ đã có đóng góp to lớn Từ những năm đầu củathập kỷ 80 của thế kỷ trước, công nghệ sinh sản tôm sú nhân tạo đãđược nhập và phát triển thành công ở miền Trung, sau đó nhân ra cảnước, tạo tiền đề cho phong trào nuôi tôm phát triển, là cơ sở để cóđược nguồn nguyên liệu chủ yếu cho chế biến, xuất khẩu thủy sản.Nhiều nhà chuyên gia cho rằng, nuôi và chế biến tôm là một trongnhững ngành chủ lực để phát triển nền kình tế Với tốc độ phát triểnnhanh chóng như hiện nay, ngành chế biến tôm đã góp phần tăngtrưởng kinh tế cho đất nước, tạo công ăn việc làm cho một bộ phậnlớn người lao động, kéo theo sự phát triển mạnh mẽ cả về lượng vàchất của hệ thống chế biến thủy sản

I.ĐIỀU KIỆN VỀ YẾU TỐ SẢN XUẤT

1.1 Nguồn vốn tài chính

Vốn vay ngân hàng: Đa phần doanh nghiệp chế biến xuất khẩutôm là các các DN vừa và nhỏ, lại không có cơ chế hỗ trợ lãi suất vaycủa Chính Phủ nên khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinhdoanh cũng như đầu tư xây dựng nhà máy, mua máy móc thiết bị Đặcbiệt với chính sách thắt chặt tiền tệ của chính phủ, nhiều DN CB tômchỉ hoạt động cầm chừng nhằm duy trì sản xuất và giữ chân người lao

Trang 11

Vốn tự có của doanh nghiệp: Số lượng các doanh nghiệp thủysản có quy mô dưới 1 tỷ VNĐ có xu hướng giảm đi Số lượng cácdoanh nghiệp có quy mô vốn trên 1 tỷ VNĐ có xu hướng tăng lên, đặcbiệt là số lượng các DN có quy mô vốn từ 1-5 tỷ chiếm đa số trong cơcấu doanh nghiệp thủy sản Việt Nam DN có quy mô vốn trên 500 tỷrất ít

Vốn huy động trên thị trường chứng khoán: Doanh nghiệp thủysản niêm yết trên các sàn chứng khoán chiếm số lượng ít Trong đó,phần lớn các DN có lượng vốn thị trường dưới 500 tỷ

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: chiếm tỷ lệ nhỏ trongtổng vốn đầu tư nước ngoài vào ngành thủy sản

1.2 Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý:Việt Nam là một QG nằm trên bán đảo ĐôngDương, ở vị trí trung tâm KV Đông Nam Á và ở bờ biển phía TâyThái Bình Dương với đường bở biển dài 3260 km, phần lãnh hải vàđặc quyền kinh tế khoảng 1 triệu km2 Việt Nam là cửa ngõ phíaĐông vươn ra biển của các nước vùng bán đảo Đông Dương và cũng

là nơi hội tụ nhiều thuận lợi cho giao thông bằng đường biển với cácnước trên thế giới Đặc biệt hơn cả, Việt Nam nằm giáp phía NamTrung Quốc - một QG với trên 1,3 tỷ dân đang là nước có tốc độ tăngtrưởng kinh tế nhanh nhất thế giới, đồng thời là thị trường tiêu thụthủy sản có tốc độ tăng trưởng cao

Khí hậu:VN có khí hậu nhiệt đới gió mùa, do nằm dọc theo bờbiển, khí hậu VN được điều hòa một phần bởi các dòng biển và mangnhiều yếu tố khí hậu biển Khí hậu VN chia thành ba miền chủ yếu.Miền Bắc VN (gồm Trung du và miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sôngHồng); Miền Trung VN được chia ra làm hai vùng khí hậu là BắcTrung Bộ và vùng khí hậu Duyên hải Nam Trung Bộ; Miền Nam VN:Gồm KV Tây Nguyên và Đông Nam Bộ và Vùng Đồng bằng sôngCửu Long.Tính chất mùa vụ có ảnh hưởng sâu sắc tới mùa vụ cung

Trang 12

cấp nguyên liệu cho chế biến thủy sản nói chung và tôm nói riêng từkhai thác và nuôi trồng Ngoài ra, thiên tai cũng có tác động lớn tớinguồn nguyên liệu cho ngành CBTS, đặc biệt là ở các tỉnh miền Trungvào mùa mưa bão.

Nguồn nhân lực:Tổng lao động làm việc trong ngành CBTSXKtăng theo năm nhưng trình độ của người lao động rất thấp, chủ yếu làlao động phổ thông với trình độ văn hóa chủ yếu là cấp phổ thông cơ

sở Họ được tuyển dụng và được đào tạo ngay trong công việc Điềunày cho đến nay vẫn chưa được cải tiến đáng kể, cho dù có nhữngkhuyến khích, ưu tiên từ phía chính phủ

1.3 Công nghệ:

Quy trình CBTS nói chung và tôm nói riêng khá đơn giản Máymóc được sử dụng chủ yếu là các băng chuyền cấp đông và tủ đông,

có thể mở rộng từng phần theo nhu cầu

1.4 Nguồn nguyên liệu:

Nguồn tôm nguyên liệu cho ngành CNCB tôm Việt Nam chủyếu từ nguồn tôm trong nước và một lượng nhỏ nguồn tôm nhập khẩu

từ nước ngoài Tôm nguyên liệu nhập khẩu ngày càng tăng cao trongtình trạng nguồn cung tôm trong nước không đáp ứng kịp nhu cầuphát triển của ngành chế biến tôm

1.5 Giá tôm nguyên liệu:

Gía tôm nguyên liệu các năm gần đây dao động nhưng vẫn có xuhướng tăng

1.6 Cơ sở hạ tầng:

Cơ sở hạ tầng chung: gồm có hệ thống đường sắt, hệ thốngđường thủy nội địa, các cảng biển

Cơ sở hạ tầng riêng: Kho lạnh; Cảng cá, bến cá; Chợ cá

Hệ thống giao thông từ năm 2008 đến nay đuợc cải thiện đáng

kể Trong hệ thống cơ sở hạ tầng riêng dành cho ngành CB TS, nhiềukho lạnh được xây mới, tuy nhiên, tình hình hoạt động của các cảng

cá, bến cá và trợ cá không thay đổi nhiều, trong khi công suất chế biến

Trang 13

cao hơn, gây trở ngại không nhỏ cho sự phát triển của ngành chế biếntôm.

II.ĐIỀU KIỆN VỀ YẾU TỐ SẢN XUẤT:

2.1 Điều kiện về cầu nội địa:

Xu hướng tiêu thụ tôm của người dân Việt Nam hiện nay vẫn tậptrung chủ yếu vào các loại tôm nước ngọt vì giá cả hợp lý Các loạitôm nước mặn và nước lợ nhất là hàng tươi sống chủ yếu được tiêuthụ nhiều tại các nhà hàng, các khu du lịch và đô thị lớn trên toànquốc Tuy nhiên trong điều kiện đô thị hóa công nghiệp diễn ra nhanhchóng, người dân có xu hướng tăng tiêu thụ các loại thủy sản đônglạnh, đã qua chế biến nói chung và tôm đông lạnh, đã qua chế biến nóiriêng Bên cạnh đó, mức sống của người dân ngày càng cao, nhu cầutiêu thụ các loại tôm về chất lượng sản phẩm, mẫu mã, bao bì đónggói, bảo quản, vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như tính tiện dụngngày càng cao, đòi hỏi các DN phải nắm bắt được nhu cầu của ngườitiêu dùng từ đó có những cải biến thích hợp cho sản phẩm của mình

2.2 Cầu quốc tế:

Gía trị tôm xuất khẩu của Việt Nam tăng đều qua các năm, trong

đó có các thị trường xuất khẩu chính như sau:

Thị trường Nhật Bản: không ổn định, tốc độ tăng trưởng tươngđối thấp Đây cũng là thị trường có hàng rào kỹ thuật rất cao đốivớitôm nhập khẩu nói riêng và TS nói

chung, đây có thể là nguyên nhân chính trong sự biến động vềlượng tôm xuất sang Nhật do các DNVN vi phạm các tiêu chuẩn về vệsinh an toàn thực phẩm cũng như hàm lượng các chất có trong sảnphẩm tôm chế biến

Thị trường Mỹ: so với thị trường Nhật Bản, thị trường Mỹ có tốc

độ phát triển tương đối ổn định

hơn Tuy nhiên đây cũng là thị trường mà VN bị mắc vào nhiều

vụ kiện bán phá giá nhất, ảnh hưởng nhiều đến kim ngạnh XK tômsang thị trường này

Ngày đăng: 27/02/2016, 17:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w