1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu nhu cầu du lịch của sinh viên trên địa bàn Thành phố Cần Thơ và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch, khả nă
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
HUỲNH HỮU NHÂN
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU
DU LỊCH CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
HUỲNH HỮU NHÂN MSSV: 4114551
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU
DU LỊCH CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN
08-2014
Trang 3Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến cô Huỳnh Thị Cẩm Lý đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài này
Tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã quan tâm, động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua Đặc biệt là em Nguyễn Thủy Tiên đã giúp đỡ anh trong suốt quá trình thu thập số liệu
Cuối cùng tôi xin chúc quý Thầy (Cô) ở Khoa Kinh Tế - Quản trị kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ có được nhiều sức khỏe, bình an và thành công trong cuộc sống
Do thời gian và kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót Rất mong Thầy (Cô) và bạn đọc thông cảm và đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn
Tôi trân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 16 tháng 11 năm 2014 Sinh viên thực hiện
Huỳnh Hữu Nhân
Trang 4LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác
Cần Thơ, ngày 16 tháng 11 năm 2014 Sinh viên thực hiện
Huỳnh Hữu Nhân
Trang 5MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1
1.1 Sự cần thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 Phạm vi nghiên cứu 3
1.4.1 Không gian nghiên cứu 3
1.4.2 Thời gian nghiên cứu 3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 3
1.5 Lượt khảo tài liệu 3
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6
2.1 Cơ sở lý luận 6
2.1.1 Các khái niệm có liên quan 6
2.1.2 Các loại hình du lịch 7
2.1.3 Khái niệm nhu cầu và nhu cầu du lịch 12
2.1.4 Hành vi du lịch 16
2.2 Mô hình nghiên cứu 17
2.2.1 Mô hình đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công ty du lịch 17
2.2.2 Mô hình ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch 18
2.3 Gỉa thiết nghiên cứu 23
2.4 Phương pháp thu thập số liệu 23
2.4.1 Số liệu thứ cấp 23
2.4.2 Số liệu sơ cấp 24
2.5 Phương pháp phân tích số liệu 25
CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 26
3.1 Tổng quan về địa bàn Thành phố Cần Thơ 26
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 26
3.1.2 Dân số 26
3.1.3 Văn hóa – Xã hội – Du lịch 27
3.1.4 Kinh tế 27
3.1.5 Đơn vị hành chính 29
3.2 Giới thiệu tổng quan về các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn Thành phố Cần Thơ 29
3.2.1 Trường Đại Học Cần Thơ 30
3.2.2 Trường Đại Học Tây Đô 31
3.2.3 Trường Cao Đẳng Cần Thơ 32
Trang 6CHƯƠNG 4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU DU LỊCH CỦA
SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TP.CẦN THƠ 33
4.1 Nhu cầu du lịch của sinh viên 33
4.1.1 Mô tả đối tượng nghiên cứu 33
4.1.2 Hành vi đi du lịch của sinh viên 35
4.1.3 Nhu cầu du lịch của sinh viên trên địa bàn Tp.Cần Thơ 48
4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch của sinh viên 59
4.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng chi tiêu cho du lịch 61
4.3.1 Khả năng chi tiêu cho du lịch của sinh viên 61
4.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chi tiêu cho du lịch 62
CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT ĐỂ ĐÁP ỨNG NHU CẦU DU LỊCH CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ 64
5.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 64
5.2 Một số giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch cho sinh viên 64
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66
6.1 Kết luận 66
6.2 Một số khuyến nghị nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch cho sinh viên 67
6.3 Hạn chế của đề tài nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
PHỤ LỤC 77
Trang 7DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Diễn giải các biến của mô hình phân tích nhân tố 17
Bảng 2.2: Diễn giải các biến trong mô hình probit 21
Bảng 3.1: Thống kê các đơn vị hành chính cấp Huyện của Tp.Cần Thơ 29
Bảng 4.1: Thông tin chung của đáp viên 33
Bảng 4.2: Thu nhập của đối tượng nghiên cứu 34
Bảng 4.3: Mối quan hệ giữa nhu cầu du lịch và giới tính 36
Bảng 4.4: Mối quan hệ giữa nhu cầu du lịch và số năm theo học 37
Bảng 4.5: Mối quan hệ giữa nhu cầu du lịch và ngành đang theo học 38
Bảng 4.6: Mối quan hệ giữa nhu cầu du lịch và thu nhập 39
Bảng 4.7: Nguồn tìm hiểu thông tin du lịch 42
Bảng 4.8: Hình thức đi du lịch 43
Bảng 4.9: Đánh giá độ tin cậy của thang đo 44
Bảng 4.10: Kết quả phân tích nhân tố khám phá 45
Bảng 4.11: Khả năng sẵn lòng chi trả cho tour du lịch đi trong năm 2014 49
Bảng 4.12: Thời điểm đi du lịch 51
Bảng 4.13: Phương tiện vận chuyển khi đi du lịch 52
Bảng 4.14: Loại hình lưu trú 54
Bảng 4.15: Nhu cầu ăn uống 55
Bảng 4.16: Nhu cầu vui chơi giải trí 58
Bảng 4.17: Kết quả phân tích từ mô hình probit 59
Bảng 4.18: Khả năng sẵn lòng chi tiêu cho hoạt động du lịch 61
Bảng 4.19: Kết quả phân tích từ mô hình tobit 62
Trang 8DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Mô hình tháp nhu cầu của Maslow 13
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi, Nguyễn Thị Bảo Châu và Trần Ngọc Lành (2011) 19
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi về “Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch của du khách nội địa trong dịp tết Nguyên Đán nghiên cứu trường hợp thành phố Cần Thơ” 20
Hình 2.4: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch và khả năng chi tiêu cho du lịch của sinh viên trên địa bàn TP.Cần Thơ 21
Hình 4.1 : Số lần đi du lịch trong năm 2013 35
Hình 4.2 : Nhu cầu đi du lịch cuối năm 2014 36
Hình 4.3: Tác động của chương trình khuyến đến nhu cầu du lịch 40
Hình 4.4: Mục đích đi du lịch 41
Hình 4.5 : Đối tượng cùng đi du lịch 42
Hình 4.6: Các hình thức đặt tour 46
Hình 4.7: Mức độ yêu thích các chương trình khuyến mãi 47
Hình 4.8: Địa điểm dự định đi du lịch trong năm 2014 48
Hình 4.9: Các loại hình du lịch 50
Hình 4.10: Lịch trình tour 53
Hình 4.11: Mức độ yêu thích các dịch vụ tại nơi yêu thích 54
Hình 4.12: Mức độ sang trọng của món ăn 57
Trang 10CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay, với việc ứng dụng những nghiên cứu khoa học vào sản xuất làm cho kinh tế phát triển vượt bậc và từ đó đời sống con người ngày càng được cải thiện và nâng cao Bên cạnh những nhu cầu về sinh học thì với mức thu nhập ngày càng tăng do sự phát triển của kinh tế mang lại hướng con người có những nhu cầu khác cao hơn, mới mẽ hơn, được hưởng thụ từ những thành quả làm việc của bản thân mình Do đó, du lịch là một hoạt động thường được con người lựa chọn cho nhu cầu muốn được tận hưởng, bên cạnh đó nhu cầu du lịch của con người không chỉ dừng lại ở nhu cầu vui chơi, giải trí, thư giãn mà nhu cầu du lịch còn kết hợp với việc học tập trao dồi kinh nghiệm làm việc, học hỏi, nghiên cứu
và ứng dụng một số mô hình kinh tế có hiệu quả ở một số địa phương khác nhau Ngày nay, nhiều loại hình du lịch mới đã được xây dựng và phát triển để đáp ứng nhu cầu này như du lịch công vụ, du lịch du học… Theo dự báo của Tổ chức du lịch Thế Giới (UNWTO), số người đi du lịch đến năm 2020 là 1,6 tỷ người
Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế khác, ngành du lịch có những bước phát triển đáng kể, ngày càng thể hiện rõ vị trí quan trọng của mình trong cơ cấu kinh tế chung và được xem là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn Trong giai đoạn 1995 – 2010, ngành du lịch Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng bình quân về doanh thu là 19,8%/năm Năm 2011, ngành du lịch Việt Nam đón 6 triệu lượt khách quốc tế, 30 triệu lượt khách nội địa, tổng doanh thu ngành du lịch đạt hơn 130 nghìn tỷ đồng tăng trên 35% so với năm 2010, đóng góp trên 5% GDP và tạo ra trên 1,3 triệu việc làm (nguồn tin từ Báo du lịch) Trong mối quan hệ phát triển tổng hoà của nền kinh tế, du lịch phát triển làm
động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác Việc mở rộng, đẩy
mạnh hoạt động kinh doanh du lịch và khai thác du lịch đúng cách đem lại nguồn lợi lớn về kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Với việc tận dụng đặc thù về tự nhiên, con người và địa lý như: du lịch về vùng quê, vùng sông nước, mà du lịch Việt Nam ngày càng được du khách trong và ngoài nước ưa chuộng và lựa chọn trong các chuyến du lịch của mình, nhằm trãi nghiệm với những cái yên tĩnh, thiên nhiên sau những ồn ào, vội vã của công việc và cuộc sống
Thành phố Cần Thơ là một đô thị trực thuộc trung ương, trung tâm của Đồng Bằng Sông Cửu Long với tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hóa nhanh Năm
2011, tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Thành phố Cần Thơ là 32.351,5 tỷ đồng, trong đó tổng doanh thu ngành du lịch của thành phố đạt 761,2 tỷ đồng, gấp 2,09 lần so với năm 2007 (Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch TP Cần Thơ) Ngoài ra, Tp.Cần Thơ là nơi tập trung nhiều sinh viên trong các tỉnh thành lân cận và nước ngoài tới theo học ở các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn của thành phố Số
Trang 11lượng sinh viên hàng năm theo học ngày càng tăng và tương đối ổn định Đối với sinh viên nhu cầu thích học hỏi, khám phá luôn được coi trọng hàng đầu, trong đó
có nhu cầu đi thực tế, tham quan để tận mắt chứng kiến, học hỏi là rất cần thiết, nhằm phục vụ cho việc học tập, tích lũy kinh nghiệm trong tương lai Trước kia, việc đi du lịch được xem là hoạt động xa xỉ, tốn hao nhiều tiền của, nên người dân rất thận trọng cân nhắc trong việc quyết định lựa chọn đi du lịch Vì vậy, việc
đi du lịch lại càng khó khăn hơn với đối tượng là sinh viên, vì phần lớn thu nhập dành cho hoạt động chi tiêu chủ yếu từ gia đình cung cấp trong suốt quá trình học tập Nên việc chi tiêu cho du lịch lại là điều không thể, cho dù có nhu cầu du lịch nhưng việc thực hiện đi du lịch thì lại được xem là nhu cầu quá cao đối với sinh viên Ngày nay, Việc phát triển của kinh tế đã làm cho người dân có thêm nhiều thu nhập, tiết kiệm và đầu tư cho thế hệ con cái của họ ngày một tốt hơn, một điểm nỗi bậc trong đó là họ sẵn sàng chi tiêu một khoảng chi phí cho những hoạt động thực tế giúp ích cho việc học tập và phát triển trong nhận thức của con cái
họ Ngoài ra, trong số sinh viên cũng có một số người vì có nhu cầu học hỏi, khám phá mà họ ra sức làm những việc như làm thêm nhằm tạo ra thu nhập riêng cho mình và tiết kiệm dư ra dành cho du lịch…Như vậy, cho thấy rằng ngày nay đối với đối tượng sinh viên thì nhu cầu du lịch và quyết định thực hiện đi du lịch
là có thể, nó không còn là xa xỉ nữa khi xã hội càng phát triển và nhu cầu khám phá, học hỏi thì ngày càng nhiều, đặc biệt là với giới trẻ
Việc tìm hiểu về nhu cầu du lịch ở nhóm đối tượng này là rất quan trọng và
cần thiết, chính vì lẻ đó, đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu
du lịch của sinh viên trên địa bàn Tp.Cần Thơ” Giúp những nhà doanh nghiệp,
chính quyền địa phương có cái nhìn cụ thể hơn với nhu cầu du lịch của sinh viên
và từ đó có những giải pháp, hướng đi mới cho ngành du lịch của Tp.Cần Thơ
trong tương lai Với việc đáp ứng nhu cầu của đối tượng này cũng góp phần tạo
ra được tính cạnh tranh trong ngành du dịch của địa phương cũng như góp phần vào việc phát triển lành mạnh về nhận thức của thế hệ trẻ nước nhà trong việc giải trí, học tập thực tiễn
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu nhu cầu du lịch của sinh viên trên địa bàn Thành phố Cần Thơ
và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch, khả năng chi tiêu cho
du lịch của sinh viên từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm đáp ứng nhu cầu
du lịch của sinh viên trên địa bàn Thành phố Cần Thơ
Trang 12(3) Đề xuất một số khuyến nghị nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch của sinh viên trên địa bàn Thành phố Cần Thơ
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
viên?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên địa bàn Tp.Cần Thơ và tập trung vào các trường
cao đẳng, đại học nằm trên địa bàn thành phố Trong nghiên cứu này tác giả tập trung vào các trường có quy mô lớn, lượng sinh viên theo học nhiều, đa dạng trong ngành đào tạo và có lịch sử hình thành lâu đời như: Đại Học Cần Thơ, Đại Học Tây Đô và Cao Đẳng Cần Thơ Thông qua thông tin nhận được từ các trường trên sẽ có tính đại diện cao cho nghiên cứu, từ đó nghiên cứu có thể suy rộng cho tất cả sinh viên trên địa bàn Tp.Cần Thơ
1.4.2 Thời gian nghiên cứu
Đề tài thu thập số liệu sơ cấp trong khoảng thời gian từ 01/08/2014 đến 30/11/2014, cùng một số thông tin và số liệu thống kê về nhu cầu du lịch trong
nước trong năm 2013 – 2014
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các sinh viên đang theo học ở các trường
cao đẳng, đại học trên địa bàn Tp.Cần Thơ và cụ thể là các sinh viên đang theo học ở các trường Đại Học Cần Thơ, Đại Học Tây Đô và Cao Đẳng Cần Thơ
1.5 LƯỢT KHẢO TÀI LIỆU
Hiện nay, những đề tài nghiên cứu về nhu cầu du lịch của các nhà nghiên
cứu kinh tế rất đa dạng và nghiên cứu trên nhiều đối tượng với các điều kiện địa
lý, văn hóa, xã hội khác nhau… qua quá trình tìm hiểu tác giả chọn lọc những đề tài sau để làm tài liệu tham khảo cho đề tài của mình:
Trang 13
Phạm Hồng Mạnh (2008) “Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu giải trí du
lịch của du khách nội địa đối với khu bào tồn biển Vịnh Nha Trang”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Thủy sản, số đặc biệt – 2009, trang 216 - 222 .Nghiên cứu
này nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu giải trí du lịch của khách nội địa đối với Vịnh Nha Trang, đồng thời đưa ra những gợi ý đối với cơ quan quản
lý du lịch địa phương trong việc ra chính sách thúc đẩy sự phát triển ngành du lịch Nha Trang nói riêng và Khánh Hòa nói chung Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài gồm phương pháp thống kê mô tả và phân tích hồi qui
đa biến Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến cầu giải trí du lịch bao gồm: thu nhập, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn của du khách có tácđộng dương đến số lần du lịch đến Nha Trang Trong khi đó chi phí
du lịch có tác động ngược chiều với số lần du lịch tới Nha Trang
Nguyễn Quốc Nghi, Nguyễn Thị Bảo Châu và Trần Ngọc Lành (2011)
“Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia tổ chức du lịch cộng đồng của
người dân ở tỉnh An Giang”, Tạp chí Khoa học, Đại Học Cần Thơ, số 22 – 2012
Tác giả đã ứng dụng mô hình hồi quy Binary Logistic, nghiên cứu cho thấy, 5 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia tổ chức du lịch cộng đồng của người dân là trình độ học vấn của chủ hộ, qui mô gia đình, thu nhập gia đình, vốn xã hội
và nghề truyền thống Trong đó, các nhân tố đều có tác động dương đến quyết định tham gia phát triển du lịch của người dân và nhân tố qui mô gia đình có tác động mạnh nhất
Phạm Thanh Vân (2010) “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định
du lịch của người dân Tp.Cần Thơ trong dịp tết nguyên đáng 2010” Từ nghiên cứu trên tác giả nêu ra rõ những nhân tố ảnh hưởng tới quyết định sau cùng là có nên đi du lịch hay không? Tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả và hồi quy logistic trong đề tài Quá trình nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch của người dân Tp.Cần Thơ là tuổi, thu nhập, trình độ, tình trạng hôn nhân và địa bàn cư trú
Nguyễn Quốc Nghi “Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch của du
khách nội địa trong dịp tết nghiên cứu trường hợp thành phố Cần Thơ” Nghiên
cứu sử dụng mô hình hồi quy logistic với các biến độc lập được tác giả đưa vào như: tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, thu nhập, địa bàn cư trú và số lần
đi du lịch trong năm Qua nghiên cứu tác giả kết luận với mức thu nhập này càng tăng, đời sống ngày càng được cải thiện thì nhu cầu du lịch vào dịp tết là một xu hướng tất yếu ở hiện tại và cả trong tương lai
World Bank (2005) “Ước tính chi phí của suy thoái môi trường – Hướng
tới phát triển bền vững môi trường và xã hội, Chương 5 – Phương pháp chi phí
du lịch”, Cục môi trường, Ngân hàng Thế Giới, 2005, trang 29 – 37 Đề tài sử
dụng phương pháp Chi phí du lịch đới (Zonal Travel Cost) và phương pháp chi phí du lịch cá nhân (Individual travel cost method) để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến cầu du lịch của du khách với biến phụ thuộc là số lần thăm viếng địa điểm du lịch và các biến giải thích là đặc điểm nhân khẩu học, chi phí du lịch và
Trang 14chi phí đến địa điểm thay thế Kết quả cho thấy cầu du lịch của du khách phụ
thuộc vào các yếu tố như: độ tuổi, trình độ học vấn, chi phí du lịch có tác động
âm đến cầu du lịch; các yếu tố như thu nhập và chi phí đến địa điểm thay thế có
tác động dương Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy khả năng sẵn lòng trả tiền cho hoạt động du lịch của du khách là thặng dư tiêu dùng của du khách do đó khả năng sẵn lòng trả tiền của du khách cũng là một hàm cầu du lịch
Sharon Sarmiento (1998) “Hộ gia đình, giới tính và du lịch”, Kỷ yếu hội
nghị quốc gia lần thứ hai: Những vấn đề du lịch của phụ nữ, Hoa Kỳ, 1998
Nghiên cứu sử dụng mô hình logit giảm hình thức đa thức (reduced-form multinomial logit) cho thấy sự khác nhau của nhu cầu và hành vi du lịch giữa nam và nữ phụ thuộc vào các đặc điểm nhân khẩu học, thành phần hộ gia đình và phân công lao động trong gia đình Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu du lịch cụ thể như: giới tính, tuổi tác, giáo dục, tình trạng hôn nhân, thu nhập, đặc điểm nghề nghiệp và lịch trình làm việc, qui mô hộ gia đình, số người làm việc, số người
phụ thuộc, số trẻ em trong gia đình Dựa vào các mô hình lựa chọn riêng biệt, kết
quả cho thấy sự khác biệt giới tính quan trọng trong xác suất của một chuyến đi
Và những khác biệt giới tính phát sinh chủ yếu là từ các tác động khác nhau của thành phần hộ gia đình của nam giới và phụ nữ Đặc biệt, có trẻ em làm tăng xác suất của một chuyến đi cho phụ nữ, nhưng không phải cho nam giới Nam giới ít
có khả năng để thực hiện một chuyến đi khi có một người lớn trong gia đình, đặc biệt là khi người lớn đó không làm việc
Nhận xét: Nhìn chung, các nghiên cứu trên phần lớn các tác giả sử dụng
phương pháp thống kê mô tả, sử dụng mô hình probit để làm rõ những tác động của các biến như: tuổi tác, giới tính, thu nhập, nghề nghiệp…ảnh hưởng tới nhu cầu du lịch của đối tượng được nghiên cứu Ngoài ra, tùy vào từng nghiên cứu, đối tượng được nghiên cứu mà các nhà kinh tế dùng những phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA), sử dụng mô hình tobit có biến chặn để làm rõ hơn,
có cái nhìn cụ thể hơn về đối tượng nghiên cứu
Hướng đi của đề tài: Tiếp thu những kết quả từ các tài liệu tham khảo tác
giả quyết định đề xuất phương pháp nghiên cứu cho đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch của sinh viên trên địa bàn Tp.Cần Thơ” Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả nhu cầu du lịch của sinh viên, phương pháp phân tích nhân tố khám phá, ngoài ra tác giả còn sử dụng mô hình Tobit với biến chặn…nhằm có cái nhìn cụ thể hơn về sự tác động của các nhân tố đối với du cầu du lịch của sinh viên
Trang 15Ngày nay “du lịch” được nhiều tổ chức xã hội định nghĩa với những khái niệm như sau:
- Theo Tổ chức du lịch thế giới – WTO (World Tourism Organization): “Du
lịch là tập hợp các mối quan hệ, các hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ sự hình thành và lưu trú của các cá thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên với mục đích hoà bình và nơi họ đến không phải là nơi họ làm việc”
- Trong Hội nghị Liên hợp Quốc tế về du lịch ở Roma năm 1963, đã đưa ra
định nghĩa: “Du lịch là tổng hòa các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình Nơi
họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”
- Theo Luật du lịch của Việt Nam mà Quốc hội ban hành vào tháng 06/2005
có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006: “Du lịch là một trong những hoạt động có liên
quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định”
Như vậy du lịch là một hoạt động gồm nhiều thành phần tham gia, gắn liền với việc nghỉ ngơi, giải trí nhằm hồi phục, nâng cao sức khoẻ, và khả năng lao động của con người Hoạt động du lịch vừa có đặc điểm của ngành kinh tế, vừa mang đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội
b) Khái niệm khách du lịch
Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến
Có hai loại du khách cơ bản:
- Những người mà chuyến đi của họ có mục đích là nâng cao hiểu biết tại nơi đến về các điều kiện tài nguyên thiên nhiên, kinh tế, văn hoá được gọi là du khách thuần túy
- Những người thực hiện chuyến đi vì mục đích khác như công tác, tìm kiếm
cơ hội kinh doanh, hội họp… trên đường đi hay tại nơi đến những người này sắp xếp được thời gian cho việc tham quan, nghỉ ngơi Để nói lên sự kết hợp đó, chuyến đi của họ được gọi là du lịch công vụ, du lịch thể thao, du lịch tôn giáo…
Trang 16c) Sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành phần không đồng nhất hữu hình và vô hình, đó là tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch và đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch
Theo Michael M Coltman, sản phẩm du lịch có thể là một món hàng cụ thể như
thức ăn, hoặc một món hàng không cụ thể như chất lượng phục vụ, bầu không khí tại nơi nghỉ mát
Cơ cấu của sản phẩm du lịch:
- Những thành phần tạo lực hút (lực hấp dẫn đối với du khách) gồm nhóm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn
- Cơ sở du lịch (điều kiện vật chất để phát triển ngành du lịch) gồm cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch
- Dịch vụ du lịch: là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa những tổ chức cung ứng du lịch và khách du lịch và thông qua các hoạt động tương tác đó để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và mang lại lợi ích cho tổ chức cung ứng du lịch
2.1.2 Các loại hình du lịch
a) Phân loại theo phạm vi lãnh thổ của chuyến du lịch
Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ của chuyến du lịch mà phân chia thành du lịch quốc tế và du lịch nội địa
- Du lịch quốc tế (International tourism): Được hiểu là chuyến đi từ nước
này sang nước khác Ở hình thức này, khách phải đi qua biên giới và chi tiêu ngoại tệ ở nơi đến du lịch Ở đây, du lịch quốc tế chia ra hai loại: du lịch chủ động và du lịch bị động Du lịch chủ động là nước này chủ động đón khách du lịch nước khác đến và tăng thêm thu nhập ngoại tệ Du lịch bị động là nước này gửi khách đi du lịch sang nước khác và phải mất một khoảng ngoại tệ Tất cả các nước đều muốn phát triển du lịch quốc tế chủ động hơn du lịch quốc tế bị động
- Du lịch nội địa (Internal tourism): Được hiểu là chuyến đi của người du
lịch từ chỗ này sang chỗ khác nhưng trong phạm vi đất nước mình, chi phí bằng tiền nước mình Điểm xuất phát và điểm đến đều nằm trong lãnh thổ của một đất nước Ví dụ: một người dân sống tại Tp.Cần Thơ đi du lịch đến đảo Phú Quốc của Việt Nam
b) Phân loại theo môi trường tài nguyên
- Du lịch sinh thái (Ecotourism): Là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên,
gắn với bản sắc văn hoá địa phương, giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương
- Du lịch văn hóa (Cultural tourism): Mục đích chính là nâng cao hiểu biết
cho cá nhân, loại hình du lịch này thỏa mãn lòng ham muốn, tìm hiểu và thích nâng cao văn hóa thông qua các chuyến du lịch đưa du khách đến tham quan các
Trang 17di tích, công trình đương đại, lễ hội, phong tục tập quán nhằm tìm hiểu và nghiên cứu về lịch sử, kiến trúc, kinh tế, cuộc sống người dân tại điểm đến du lịch Loại hình này rất phát triển ở Ai Cập, Hy Lạp, Italia…
c) Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch
Điểm đến du lịch có thể nằm ở các vùng địa lý khác nhau Theo tiêu chí này
có các loại hình du lịch như sau:
- Du lịch miền biển: Là những cơ sở du lịch nằm ở vùng ven biển Mục tiêu
của du khách là về với thiên nhiên, tham gia các hoạt động du lịch như tắm biển, thể thao biển…Thời gian thuận lợi cho loại hình này là vào mùa nóng Trên phạm
vi thế giới số khách du lịch lớn nhất là số khách đi nghỉ ở biển
- Du lịch niềm núi: Là loại hình du lịch mới phát triển, nằm ở vùng núi Do
tính độc đáo và tương phản cao nên miền núi rất thích hợp cho việc xây dựng và phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tham quan, cắm trại, mạo hiểm…
- Du lịch đô thị: Các thành phố, trung tâm hành chính có sức hấp dẫn bởi
các công trình kiến trúc lớn tầm cỡ quốc gia và quốc tế, các trung tâm mua sắm, vui chơi giải trí nhộn nhịp… Du khách nông thôn, các vùng, miền khác nhau có nhu cầu đến để chiêm ngưỡng phố xá, tham quan, vui chơi và mua sắm
- Du lịch thôn quê: Đối với người dân các đô thị, làng quê là nơi có không
khí trong lành, cảnh vật thanh bình và không gian thoáng đãng Về nông thôn giúp giải tỏa mệt mỏi, phục hồi sức khoẻ sau những ngày làm việc căng thẳng Người dân đô thị nhận thấy rằng người dân ở nông thôn chân thành, mến khách
và trung thực, giá cả các mặt hàng nông sản ở nông thôn rẻ hơn, tươi ngon hơn, bên cạnh đó nhiều người còn cảm nhận được tuổi thơ, nguồn cội của mình Do
đó, loại hình du lịch này ngày càng phát triển
d) Phân loại theo mục đích của chuyến đi
- Du lịch thuần túy:
+ Du lịch tham quan: Mục đích của loại hình du lịch này nhằm tham quan
các danh lam thắng cảnh, các công trình kiến trúc đặc sắc…
+ Du lịch nghỉ ngơi, nghỉ dưỡng, giải trí: Nảy sinh do nhu cầu cần phải nghỉ
ngơi để phục hồi thể lực và tinh thần cho con người Đây là loại hình du lịch có tác dụng giải trí, làm cho cuộc sống thêm đa dạng và giúp con người thoát khỏi công việc hàng ngày
- Du lịch với mục đích kết hợp:
+ Du lịch công vụ: Với mục đích chính là nhằm thực hiện nhiệm vụ công tác
hoặc nghề nghiệp nào đó Tham gia loại hình này là khách đi tham dự các hội nghị, kỷ niệm các ngày lễ lớn, các cuộc gặp gỡ Từ sau Chiến tranh Thế giới II, số khách đi du lịch - hội nghị tăng lên rõ rệt Khách đi du lịch - hội nghị thường là người đại diện cho một giai cấp, đảng phái, quốc gia, một tập đoàn hay tổ chức nào đó Thành viên của các hội nghị thường được đảm bảo đầy đủ các phương tiện vật chất, do vậy họ có khả năng thanh toán cao Hiện nay, du lịch - hội nghị
là một trong những loại hình thu được hiệu quả kinh tế cao nhất cho nước chủ
Trang 18nhà Nhiều nước trên thế giới đã đầu tư, xây dựng những công trình tổ hợp đảm bảo phục vụ toàn bộ các thành viên của hội nghị như ở Côpenhaghen, Pari, Roma,
Viên, Brucxen, Giơnevơ…
+ Du lịch thăm hỏi: Nảy sinh do nhu cầu giao tiếp xã hội, nhằm thăm hỏi bà
con, họ hàng, bạn bè thân quen, đi dự lễ cưới… Hình thức du lịch này có ý nghĩa quan trọng đối với những nước có nhiều người sống ở nước ngoài
+ Du lịch chữa bệnh: Là hình thức đi du lịch để điều trị một căn bệnh nào
đó về thể xác hay tinh thần Mục đích đi du lịch là vì sức khỏe Loại du lịch này gắn liền với việc chữa bệnh và nghỉ ngơi tại các trung tâm chữa bệnh, các trung tâm được xây dựng bên các nguồn nước khoáng, có giá trị, giữa khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp và khí hậu thích hợp Du lịch chữa bệnh còn có thể phân ra thành các loại khác nhau như chữa bệnh bằng khí hậu, bằng hương pháp thuỷ lý (tắm ngâm), bằng bùn, bằng hoa quả…
+ Du lịch thể thao: Xuất hiện do lòng say mê thể thao Đây là hình thức du
lịch gắn liền với sở thích của khách về một loại hình thể thao nào đó Du lịch thể thao có thể được chia làm hai loại: du lịch thể thao chủ động và du lịch thể thao bị động Du lịch thể thao chủ động bao gồm các chuyến đi du lịch và lưu trú để khách tham gia trực tiếp vào hoạt động thể thao, ví dụ du lịch leo núi, du lịch săn bắn, du lịch câu cá và du lịch tham gia chơi các loại thể thao khác như bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, trượt tuyết… Du lịch thể thao bị động bao gồm những cuộc hành trình du lịch để xem các cuộc thi đấu thể thao, các cuộc diễu hành, các thế vận hội…
+ Du lịch tôn giáo: Loại hình này thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của
những người theo các tôn giáo khác nhau Đây là loại hình du lịch lâu đời và rất phổ biến ở các nước tư bản Loại hình này có hai dạng: đi thăm nhà thờ, đền chùa vào ngày lễ và đi xưng tội Và loại hình này càng phổ biến với những nước có người dân theo đạo hồi, thì nhu cầu về du lịch tôn giáo của họ càng cần thiết khi với quan niệm của tín đồ hồi giáo trong một đời người tín đồ phải một lần hành hương về thánh đường hồi giáo và họ xem đó là trách nhiệm với bản thân mình
e) Phân loại theo phương tiện giao thông
Có thể phân thành các loại sau:
- Du lịch bằng xe đạp: Phát triển ở những nước có địa hình bằng phẳng như
Áo, Hà Lan, Đan Mạch… Du lịch xe đạp thường được tổ chức từ 1 đến 3 ngày vào cuối tuần sau những ngày làm việc căng thẳng, hoặc tổ chức trong tuần, sau giờ làm việc, đến những điểm du lịch ở gần Đây là một hình thức kết hợp du lịch
với thể thao Du khách có thể thâm nhập dễ dàng với đời sống người dân bản xứ
- Du lịch bằng xe máy: Còn được gọi là “du lịch ba lô”, đây là hình thức tổ
chức những chuyến du lịch theo đoàn bằng xe máy được nhiều bạn trẻ ưa chuộng Loại hình du lịch này đòi hỏi du khách cần trang bị và chuẩn bị nhiều vật dụng cần thiết như: bản đồ, mũ bảo hiểm, áo mưa… cũng như chuẩn bị xe cẩn thận Người dẫn đầu cần là người có kinh nghiệm, cần biết rõ và nắm được thông tin từ
Trang 19các thành viên trong suốt chuyến đi Và quan trọng nhất là đoàn khách cần có lịch trình cụ thể
- Du lịch bằng ô tô: Đây là loại hình du lịch rất phổ biến, chiếm tỷ trọng cao
nhất trong luồng khách du lịch Ở châu Âu loại hình này chiếm 80% tổng số khách du lịch và khách thường sử dụng ô tô riêng Du lịch bằng ô tô có giá rẻ, dễ dàng tiếp cận các điểm du lịch
- Du lịch bằng máy bay: Là một trong những loại hình tiên tiến nhất, đáp
ứng nhu cầu của khách du lịch ở những nước, những vùng xa xôi Du khách có thể đến địa điểm mà mình muốn trong thời gian ngắn nhất Ngày nay, trên thế giới sử dụng nhiều loại máy bay hiện đại, có tốc độ lớn, có thể đi xa mà tốn ít thời gian, có trang bị tiện nghi đầy đủ, hợp với sở thích của khách du lịch Du lịch máy bay có nhược điểm là giá thành vận chuyển cao, không phù hợp với tầng lớp
xã hội có thu nhập thấp Ngoài ra đi máy bay còn có nhiều rủi ro, có thể xảy ra tai nạn khi trời nhiều mây, có bão… Tuy vậy, số khách du lịch máy bay vẫn tăng lên không ngừng
- Du lịch bằng tàu hỏa: Loại hình này có chi phí cho vận chuyển thấp, nên
nhiều người có khả năng tham gia, hành trình bằng tàu hỏa không làm tổn hao nhiều sức khỏe của du khách, tiết kiệm được thời gian đi lại vì có thể thực hiện hành trình vào ban đêm Tuy nhiên, nhược điểm của loại hình này là mất nhiều thời gian cho việc đi lại, tuyến đường thường không tiếp cận điểm du lịch nên phải kết hợp với phương tiện khác để trung chuyển khách
- Du lịch bằng tàu thủy: Là loại hình du lịch xuất hiện đã lâu Ngày nay tàu
thủy dùng trong du lịch thường là một tổ hợp đảm bảo nhiều loại dịch vụ Du lịch tàu thủy thỏa mãn nhu cầu của khách về nghỉ ngơi, giải trí, thể thao… Du khách
có thể thư giãn dài ngày trên thuyền, luôn được hưởng bầu không khí trong lành
và được thăm nhiều địa điểm trong một chuyến đi
f) Phân loại theo độ dài chuyến đi
- Du lịch ngắn ngày: Là các chuyến du lịch được thực hiện trong thời gian
dưới một tuần, du lịch cuối tuần là một dạng của du lịch ngắn ngày Loại hình du lịch cuối tuần phát triển nhiều nhất ở Mỹ, Cộng Hòa Liên Bang Đức, Anh, Pháp… Ở những nước có chế độ làm việc 05 ngày/tuần Thường kéo dài đến 03 ngày và lưu trú từ 01 đến 03 đêm Hoặc du lịch trong ngày, ngắn hơn du lịch cuối tuần, kéo dài 01 ngày và không ngủ qua đêm
- Du lịch dài ngày: Là những chuyến đi kéo dài trên một tuần Thường vào
kỳ nghỉ phép năm hoặc những kỳ nghỉ đông, nghỉ hè Thông thường du lịch loại này kéo dài vài tuần, thực hiện các chuyến đi thăm những địa điểm lịch sử ở xa,
du lịch nghỉ ngơi hay du lịch văn hóa
j) Phân loại theo hình thức tổ chức chuyến đi
- Du lịch theo đoàn (du lịch tập thể): Các thành viên tham dự sẽ đi theo
đoàn và thường có chuẩn bị chương trình từ trước Du lịch theo đoàn có hai hình thức:
Trang 20+ Du lịch theo đoàn có thông qua tổ chức du lịch: Đoàn khách được các tổ
chức trung gian, kinh doanh về du lịch như các doanh nghiệp lữ hành, các tổ chức vận tải… tổ chức cuộc hành trình Các tổ chức đó chuẩn bị và thỏa thuận trước chuyến hành trình và lịch trình cho đoàn Mỗi thành viên trong đoàn được thông báo trước chương trình của chuyến đi
+ Du lịch theo đoàn tự tổ chức: Đoàn khách tự tổ chức chuyến đi cho mình
từ khâu lựa chọn tuyến hành trình, thời gian, nơi đến tham quan… cho đến nơi lưu trú, ăn uống
- Du lịch cá nhân: Cá nhân tự định ra tuyến hành trình, kế hoạch lưu trú, ăn
uống Loại hình này phát triển với tốc độ nhanh và trong những năm gần đây đã chiếm ưu thế
+ Du lịch cá nhân có thông qua tổ chức du lịch: Cá nhân đi du lịch theo kế
hoạch định trước của các tổ chức du lịch, tổ chức công đoàn hay tổ chức xã hội khác Khách du lịch không cần đi cùng đoàn mà chỉ cần tuân theo những điều kiện đã được thông báo và chuẩn bị trước
+ Du lịch cá nhân không thông qua tổ chức du lịch: Đi tự do
- Du lịch gia đình:
+ Du lịch gia đình có thông qua tổ chức du lịch: Hộ gia đình đăng kí đi du
lịch với tổ chức du lịch Đoàn khách chỉ bao gồm các thành viên trong hộ gia đình
+ Du lịch gia đình tự tổ chức: Hộ gia đình tự tổ chức đi du lịch từ phương
tiện, nơi đến, nơi lưu trú và tự quyết định lịch trình riêng cho đoàn
h) Phân loại theo phương tiện lưu trú
i) Phân loại theo phương thức hợp đồng
- Du lịch trọn gói (Packing tour): Khách du lịch thực hiện kí hợp đồng du
lịch trọn gói với công ty du lịch bao gồm tất cả các dịch vụ mà khách muốn sử dụng trong suốt tour du lịch
- Du lịch từng phần: Khách du lịch chỉ kí hợp đồng đối với từng thành phần
của tour du lịch, một số dịch vụ khác khách du lịch tự túc ví dụ như : dịch vụ ăn uống, lưu trú…
g) Phân loại theo mùa
- Du lịch mùa xuân, hè, thu, đông
- Du lịch mùa lễ hội
Trang 21k) Phân loại theo đối tượng khách
Nhìn chung, với sự phát triển của kinh tế - xã hội thì nhu cầu về du lịch
cũng thay đổi một cách nhanh chóng và đa dạng hơn với nhiều loại hình du lịch
có thể đáp ứng một cách tốt nhất có thể về nhu cầu du lịch của khách hàng Ngoài
ra, một số công ty còn biết kết hợp chặt chẻ giữa các loại hình lại với nhau từ đối tượng khách du lịch, nhu cầu của khách, nơi lưu trú, phương tiện vận chuyển, độ dài của chuyến đi, hình thức tổ chức chuyến đi… ứng với loại hình du lịch Ví dụ
du lịch leo núi với đối tượng là thanh thiếu niên, dài ngày, có tổ chức… nhằm tạo
sự mới mẻ, thuận lợi cho khách hàng
2.1.3 Khái niệm nhu cầu và nhu cầu du lịch
a) Nhu cầu
Nhu cầu của con người là một trạng thái cảm giác thiếu hụt một sự thoả mãn
cơ bản nào đó Người ta cần có thức ăn, quần áo, nơi ở, sự an toàn, của cải, sự quý trọng và một vài thứ khác nữa để tồn tại Chúng tồn tại như một bộ phận cấu thành cơ thể con người Nhu cầu có liên quan đến sức mua và khả năng chi trả của nhóm khách hàng mục tiêu
Nhu cầu thị trường đối với một sản phẩm hay dịch vụ là tổng khối lượng sẽ được mua hay được chọn bởi:
Một nhóm khách hàng đã được xác định
Trong một vùng đã được xác định
Trong một thời điểm xác định
Dưới một chương trình tiếp thị đã được xác định
Theo Maslow, con người có 5 nhóm nhu cầu tăng từ thấp lên cao Tuy các nhóm nhu cầu có thể cùng tồn tại trong mỗi cá nhân, nhưng nguyên tắc chung là con người sẽ cố gắng tìm cách thỏa mãn những nhóm nhu cầu cấp thấp như nhu cầu sinh học, nhu cầu an toàn trước, rồi đến nhu cầu cao hơn như nhu cầu xã hội, nhu cầu tự thể hiện và nhu cầu cao nhất là nhu cầu tự hoàn thiện chính mình Như vậy nhu cầu sinh học là nhu cầu cơ bản nhất và phải được thoả mãn trước Do đó, khi mức sống của người dân tăng lên họ sẽ chuyển đổi từ “ăn no mặc ấm” sang “ ăn ngon mặc đẹp”, chú trọng đến sức khỏe và sẽ có nhu cầu được hưởng thụ, thư giãn Nghĩa là khi con người có thu nhập ngày càng cao, cuộc sống ngày càng đầy đủ về vật chất họ sẽ có nhu cầu về mặt tinh thần như nghỉ ngơi, hưởng thụ sau khoảng thời gian làm việc mệt mỏi với nhịp sống khẩn trương trong giai đoạn nền kinh tế đất nước đang trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế Bên cạnh đó, khi thu nhập đảm bảo cuộc sống cho gia đình thì nhu cầu
Trang 22nâng cao sự hiểu biết, cảm nhận cái đẹp để tự khẳng định mình đã thôi thúc con người đi ra khỏi nơi cư trú của mình để thỏa mãn các nhu cầu trên từ đó nảy sinh nhu cầu du lịch
Nhu cầu
tự hoàn thiện
Nhu cầu tự
thể hiện Nhu cầu xã hội
Nhu cầu an toàn
Nhu cầu sinh học
Nguồn: A.H Maslow, “Một lý thuyết của động cơ con người” Tạp chí Đánh giá tâm lý,
“Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt và tổng hợp của con người, nhu cầu này được hình thành và phát triển trên nền tảng của nhu cầu sinh lý (sự đi lại) và các nhu cầu tinh thần (nhu cầu nghỉ ngơi, tự khẳng định nhận thức, giao tiếp)” [1,
Tr 102]
Nhu cầu du lịch gồm có 3 nhóm: nhu cầu cơ bản, thiết yếu (đi lại, ăn uống, lưu trú); nhóm nhu cầu đặc trưng (nghỉ ngơi, giải trí, tham quan, tìm hiểu, thưởng thức, giao tiếp ) và nhóm nhu cầu bổ sung (thông tin, làm đẹp )[7] Trong thực
tế rất khó để có thể xếp hạng, thứ bậc cho các loại nhu cầu mà nó phát sinh trong khách du lịch Hầu như tất cả các dịch vụ từ tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi đều cần thiết ngang nhau để thỏa mãn các nhu cầu phát sinh trong chuyến hành trình và lưu lại của khách Điều đó chỉ phù hợp và với nhu cầu
sự cảm nhận riêng của từng cá nhân Ngày nay, con người đi du lịch là sự kết hợp nhằm đạt được nhiều mục đích khác nhau trong cùng một chuyến đi và do đó các nhu cầu cần được đồng thời thỏa mãn Tương ứng với mỗi loại nhu cầu, cần thiết phải có các hoạt động dịch vụ nhằm đáp ứng và thỏa mãn cho khách du lịch Đây chính là cơ sở để xác định các loại hình kinh doanh du lịch chính của các doanh nghiệp du lịch
Trang 23Nhóm I: Nhu cầu cơ bản, thiết yếu (vận chuyển, ăn uống, lưu trú)
Nhu cầu vận chuyển và nhu cầu lưu trú, ăn uống là các nhu cầu thiết yếu; là điều kiện tiền đề để thỏa mãn nhu cầu thụ cảm cái đẹp và giải trí
* Nhu cầu vận chuyển
Nhu cầu vận chuyển trong du lịch được hiểu là sự tất yếu phải di chuyển từ nơi ở thường xuyên tới địa điểm du lịch nào đó và ngược lại, và sự di chuyển tại điểm đến du lịch trong thời gian du lịch của khách Bản chất của du lịch là sự đi lại Do đó, điều kiện tiên quyết của du lịch là phương tiện và sự tổ chức các dịch
vụ vận chuyển Nhu cầu vận chuyển thỏa mãn là tiền đề cho sự phát triển hàng loạt những nhu cầu mới
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của du khách đối với nhu cầu này bao gồm: khoảng cách từ nơi ở đến địa điểm du lịch và sự phù hợp của phương tiện vận chuyển, mục đích của chuyến đi, khả năng thanh toán, thói quen tiêu dùng, xác suất an toàn của phương tiện, uy tín, nhãn hiệu, chất lượng của công ty
du lịch, sự thuận tiện và tình trạng sức khỏe của khách Khi tổ chức dịch vụ vận chuyển cho khách thì các nhà kinh doanh phải cân nhắc và tính toán các yếu tố nói trên
* Nhu cầu lưu trú và ăn uống
Dịch vụ lưu trú và ăn uống sinh ra là do nhu cầu lưu trú và ăn uống của khách du lịch Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt rõ khách hàng thỏa mãn nhu cầu này rất khác biệt so với cuộc sống thường nhật Đều là ăn uống, là nghỉ ngơi nhưng nếu diễn ra ở nhà của mình thì theo một nề nếp khuôn mẫu nhất định, trong một môi trường cũng giống như là trong các điều kiện quen thuộc Mặt khác, ăn uống, nghỉ ngơi diễn ra ở nơi du lịch thì có nhiều điều mới lạ, vì thế nó không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt mà còn đáp ứng các nhu cầu tâm lý khác Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của khách hàng đối với nhu cầu này bao gồm: khả năng thanh toán của khách, hình thức đi du lịch, khẩu vị ăn uống (mùi vị, cách nấu nướng, cách ăn), lối sống, các đặc điểm cá nhân của khách, mục đích cần thỏa mãn trong chuyến đi, giá cả, chất lượng, phong cách phục vụ của doanh nghiệp Tâm lý nói chung của khách du lịch biểu hiện rõ nhất
ở tính hiếu kỳ và hưởng thụ, có nghĩa là họ muốn thay đổi, chờ đón và mong đợi
sự thoải mái và tốt đẹp tại điểm du lịch Khi đến một điểm du lịch nào đó, họ mong được chiêm ngưỡng những cái lạ, được nghỉ ngơi trong những căn phòng đầy đủ tiện nghi, xa lạ nhưng quen thuộc, được thưởng thức những món ngon vật
lạ, được tiếp xúc với những con người văn minh lịch sự và từ đó làm cho họ hết mệt mỏi, thư giãn tinh thần, làm cho họ sảng khoái và vui vẻ, những căng thẳng trong con người được giải thoát Sự mong đợi này nếu không thành hiện thực thì niềm hy vọng hưởng thụ sẽ biến thành nỗi thất vọng, tiếc công, tiếc của, mất thời gian
Trang 24Nhóm II: Nhu cầu đặc trưng (nghỉ ngơi, giải trí, tham quan, tìm hiểu,
thưởng thức, cảm thụ cái đẹp, giao tiếp)
Nhu cầu thụ cảm cái đẹp và giải trí là nhu cầu đặc trưng của khách du lịch Dịch vụ tham quan giải trí phát sinh là do nhu cầu cảm thụ cái đẹp và giải trí của khách du lịch Nhu cầu cảm thụ cái đẹp và giải trí về bản chất nó là nhu cầu thẩm
mỹ của con người Cảm thụ các giá trị thẩm mỹ bằng các dịch vụ tham quan, giải trí, tiêu khiển tạo nên cái gọi là cảm tưởng du lịch trong con người
“Cảm tưởng du lịch được hình thành từ những rung động, xúc cảm do tác động của các sự vật, hiện tượng (đặc điểm, tính chất kích thích) ở nơi du lịch Những cảm tưởng này biến thành những kỷ niệm thường xuyên tái hiện trong trí nhớ của du khách Con người ai cũng hay tò mò, muốn biết cái mới lạ, do đó, cảm nhận và đánh giá đối tượng phải trên cơ sở mắt thấy, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi thì với du khách mới cảm thấy thỏa đáng được” [1]
“Nhu cầu cảm thụ cái đẹp, giải trí và tiêu khiển được khơi dậy từ ảnh hưởng đặc biệt của môi trường sống và làm việc trong nền văn minh công nghiệp Stress
đã làm cho người ta cần thiết phải tìm kiếm sự nghỉ ngơi, tiêu khiển, gặp gỡ, lãng quên, giải thoát để trở về với thiên nhiên Các giá trị thẩm mỹ mà thiên nhiên ban cho hay chính con người tạo ra ở du lịch chính là cái mà du khách tìm kiếm” [1] Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của khách hàng đối với nhu cầu này bao gồm: đặc điểm cá nhân của khách, đặc điểm về văn hoá, mục đích của chuyến đi, khả năng thanh toán của khách, thị hiếu thẩm mỹ Sản phẩm tour có hấp dẫn hay không, có thu hút được nhiều khách tham gia hay không là tùy thuộc vào sự phong phú cũng như tính hấp dẫn của điểm đến du lịch
Nhóm III: Nhu cầu bổ sung (làm đẹp, thông tin)
Các nhu cầu bổ sung là những nhu cầu phát sinh tùy thuộc thói quen tiêu dùng, mục đích chuyến đi của khách du lịch Các dịch vụ bổ sung phát sinh ra là
do các yêu cầu đòi hỏi rất đa dạng mà nó phát sinh trong chuyến đi của du khách Các dịch vụ tiêu biểu là: bán hàng lưu niệm, dịch vụ thông tin, liên lạc, làm thủ tục Visa, đặt chỗ, mua vé, dịch vụ giặt ủi, dịch vụ chăm sóc sức khỏe (y tế), dịch
vụ làm đẹp, dịch vụ in ấn, giải trí, thể thao Phần lớn các dịch vụ này được tổ chức phục vụ khách du lịch ngay tại khách sạn, nhà hàng, tại điểm đến du lịch Ngoài ra còn có các mạng lưới kinh doanh khác cũng tham gia vào phục vụ khách
du lịch
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của khách hàng đối với nhu cầu này bao gồm: thuận tiện, không làm mất thời gian của khách, không có biểu hiện gây khó dễ cho khách, tổ chức phục vụ hợp lý; Chất lượng của hàng hóa và dịch vụ, giá cả rõ ràng và công khai
Có thể thấy, thỏa mãn các nhu cầu ở nhóm I, sẽ là tiền đề cho việc thỏa mãn các nhu cầu tiếp theo Các nhu cầu ở nhóm II là nguyên nhân quan trọng nhất, có tính chất quyết định thúc đẩy người ta đi du lịch, và thỏa mãn nhu cầu nhóm III là làm dễ dàng hơn và thuận tiện hơn trong sinh hoạt hằng ngày của khách du lịch
Trang 252.1.4 Hành vi du lịch
Khi đã có nhu cầu đi du lịch, con người với ý thức cá nhân cộng với tác động của văn hóa và xã hội sẽ mong muốn được đi du lịch cuối cùng để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó con người đã thực hiện hành động đi du lịch
Hành vi của người tiêu dùng được định nghĩa như là hành động mà người tiêu dùng biểu hiện trong việc tìm kiếm, mua, dùng, đánh giá và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ mà họ mong đợi sẽ thỏa mãn các nhu cầu của họ
Con người đi du lịch với mục đích sử dụng tài nguyên du lịch mà nơi ở thường xuyên của mình không có Do đó, khi muốn sử dụng được tài nguyên du lịch ở nơi nào đó buộc họ phải mua sắm và tiêu dùng các hàng hóa và dịch vụ khác phục vụ cho chuyến hành trình của mình Do đó, hành vi tiêu dùng du lịch cũng chịu sự tác động và ảnh hưởng của 4 nhóm nhân tố chính sau:
* Các nhân tố văn hóa
Văn hóa là yếu tố cơ bản nhất quyết định ý muốn và hành vi của một người Một người chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Á Đông sẽ có những hành vi tiêu dùng du lịch khác với những người thuộc nền văn hóa Âu Mỹ hoặc Ả Rập Trong các yếu tố văn hóa còn có các yếu tố thuộc về quốc tịch, chủng tộc, tôn giáo và các tầng lớp xã hội Chúng đều có ảnh hưởng quan trọng đến hành vi tiêu dùng du lịch
* Các nhân tố xã hội
Hành vi tiêu dùng du lịch cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố xã hội như bạn bè, gia đình, láng giềng, đồng sự, vai trò địa vị xã hội Khi đi du lịch, vai trò của hai vợ chồng thường là như nhau, nghĩa là cả hai cùng quyết định
* Các nhân tố cá nhân
Các quyết định của người tiêu dùng du lịch còn chịu ảnh hưởng của tuổi tác
và các giai đoạn của tuổi đời, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, phong cách sống,
cá tính và sự tự quan niệm Có người thích sống hòa đồng, có người sống bảo thủ,
có người sống điềm đạm, có người sống gấp, có người thích sống phô trương Hành vi mua hàng của họ vì thế sẽ rất khác nhau Khi ấu thơ, thời thanh niên, lúc tuổi già các quyết định mua và hành vi mua sắm chắc chắn sẽ khác nhau
* Các nhân tố tâm lý
Hành vi của người mua còn chịu ảnh hưởng của bốn yếu tố tâm lý quan trọng: Động cơ, sự cảm nhận, sự hiểu biết, niềm tin và thái độ Nguyên nhân chính thúc đẩy con người đi du lịch là do nhu cầu và ước muốn của họ Nhu cầu
sẽ trở thành động cơ khi nó phát triển đến cường độ đủ mạnh Nói khác đi, động
cơ là một nhu cầu phát triển, tạo nên sức ép buộc người ta thỏa mãn nhu cầu đó Động cơ du lịch chỉ ra những nguyên nhân tâm lý khuyến khích con người thực hiện du lịch Có các loại động cơ du lịch sau:
- Động cơ nghỉ ngơi: con người muốn được nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, phục hồi tâm sinh lý, tiếp cận, gần gũi với thiên nhiên, thay đổi môi trường sống
- Động cơ nghề nghiệp: đã tạo động lực cho du khách tìm hiểu cơ hội kinh doanh, viếng thăm, ngoại giao từ đó xuất hiện nhu cầu du lịch
- Động cơ khác: thăm người thân, chữa bệnh, bắt chước
Trang 26Mỗi người có sự cảm nhận, sự hiểu biết, niềm tin và thái độ khác nhau đối với một sản phẩm và dịch vụ; vì thế đứng trước một bức tranh, có người khen hay, có người khen đẹp, có người lại chê xấu, chê dở Trong du lịch cũng vậy, có người thích cảnh hoang sơ, có người lại thích những nơi hiện đại Chúng ta phải nhận biết các nhu cầu đó, phân khúc thị trường cho phù hợp và tìm cách thỏa mãn khúc thị trường mục tiêu của doanh nghiệp
Tóm lại, hành vi mua của một người là kết quả của những tác động qua lại của các nhóm nhân tố trên: Nhân tố văn hoá, nhân tố xã hội, nhân tố cá nhân và nhân tố tâm lý Do đó, khi phân tích hành vi người tiêu dùng, chúng ta nên xem xét đến sự tác động của các yếu tố đó đến hành vi của người mua khi quyết định tiêu dùng một sản phẩm, dịch vụ nào đó; từ đó, các doanh nghiệp sẽ hiểu rõ được khách hàng và có những chính sách kinh doanh phù hợp và hiệu quả
2.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.2.1 Mô hình đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công ty du lịch
Nghiên cứu sử dụng mô hình phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) để phân tích tác động của những nhân tố đến quyết định lựa chọn công ty du lịch của người dân Tác giả dựa vào 05 thành phần của chất lượng dịch vụ gồm: sự tin cậy, đáp ứng, năng lực phục vụ, đồng cảm, phương tiện hữu hình để đề xuất các yếu tố cơ sở khi đánh giá lựa chọn công ty du lịch của khách hàng
Bảng 2.1 Diễn giải các biến của mô hình phân tích nhân tố
Ký
Thang
đo
V1 Thiết kế tour độc đáo, hấp dẫn, mới lạ 1 → 5
V2 Công ty luôn đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng 1 → 5
V3 Công ty cung cấp đầy đủ lịch trình của tour 1 → 5
V4 Công ty thực hiện theo đúng lịch trình của tour 1 → 5
V5 Thông tin lịch trình có thể tiếp cận dễ dàng 1 → 5
V6 Công ty giải thích đầy đủ các thủ tục, hồ sơ cần thiết 1 → 5
V7 Những khiếu nại, phàn nàn được xử lý và khắc phục 1 → 5
V8 Công ty có đội ngủ nhân viên chuyên nghiệp 1 → 5
V9 Đội ngũ nhân viên phục vụ lịch sự và luôn tôn trọng 1 → 5
V10 Khả năng xử lý tình huống bất ngờ của nhân viên, Hướng dẫn
viên
1 → 5
V11 Nhân viên, Hướng dẫn viên quan tâm đến từng khách hàng 1 → 5
V12 Trang phục nhân viên gọn gàng, sạch đẹp, thẩm mỹ 1 → 5
V13 Phương tiện vận chuyển an toàn, hiện đại, sạch sẽ 1 → 5
V14 Nơi lưu trú bảm bảo an toàn, an ninh, tiện nghi 1 → 5
V15 Dịch vụ ăn uống đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và đặc
trưng riêng
1 → 5
Trang 272.2.2 Mô hình ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch
a) Cơ sở lý thuyết
Qua quá trình lược khảo tài liệu tác giả nhận thấy rằng đa phần kết quả từ các nghiên cứu về nhu cầu du lịch của du khách chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, các yếu tố đó có liên quan đến đặc điểm nhân khẩu học của cá nhân; các đặc điểm, thành phần gia đình và một số yếu tố khác Các tác giả trong và ngoài nước
đã chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến cầu du lịch như sau:
Ứng dụng các mô hình hồi qui, một số nghiên cứu đã chứng minh được nhu cầu du lịch của du khách chịu ảnh hưởng bởi yếu tố tuổi tác (Phạm Thanh Vân, 2010; World Bank, 2005; Sharon Sarmiento, 1998) Qua những nghiên cứu cho thấy nhu cầu du lịch của du khách thay đổi theo từng độ tuổi khác nhau
Yếu tố thứ hai có tác động đến cầu du lịch là yếu tố giới tính (Phạm Hồng Mạnh, 2008; Sharon Sarmiento, 1998) Sự khác biệt về hành vi và cầu du lịch giữa nam và nữ rất khác nhau và sự khác biệt giới tính rất quan trọng trong xác suất thực hiện một chuyến du lịch
Nhu cầu du lịch còn chịu ảnh hưởng của yếu tố tình trạng hôn nhân (Phạm Hồng Mạnh, 2008; Phạm Thanh Vân, 2010; Sharon Sarmiento, 1998) “Tình trạng hôn nhân có ảnh hưởng khá lớn đến quyết định đi du lịch của người dân” [4,Tr.60] Đặc biệt, khi có con nhỏ thì càng làm tăng xác suất thực hiện chuyến
du lịch [18]
Yếu tố trình độ học vấn và thu nhập có tác động mạnh đến cầu du lịch được chứng minh bởi các tác giả Phạm Hồng Mạnh (2008), Nguyễn Quốc Nghi, Nguyễn Thị Bảo Châu và Trần Ngọc Lành (2011), Phạm Thanh Vân (2010), World Bank (2005), Sharon Sarmiento (1998) “Thực trạng xu thế của người Việt Nam hiện nay, khi họ có điều kiện về thu nhập họ sẽ đi du lịch nhiều hơn”[1, Tr.221]
Ngoài những yếu tố về đặc điểm cá nhân thì yếu tố về đặc điểm thành phần gia đình cũng có ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch như yếu tố về qui mô hộ gia đình (Nguyễn Quốc Nghi, Nguyễn Thị Bảo Châu và Trần Ngọc Lành, 2011; Sharon Sarmiento, 1998) “Qui mô gia đình là nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến khả năng tham gia hoạt động du lịch” [2, Tr 4]
Bên cạnh đó, ngoài những yếu tố được đề cập ở trên, dựa vào kết luận của Phạm Thanh Vân (2010), thì yếu tố về số lần đi du lịch trước đó cũng có ảnh hưởng đến cầu du lịch
Chi tiêu cho du lịch là tất cả các chi tiêu của người dân cho các hoạt động
du lịch của mình Khả năng chi tiêu cho du lịch của người dân là mức độ sẵn lòng chi trả cho hoạt động du lịch Khả năng chi tiêu cho du lịch của người dân phụ thuộc vào nhiều yếu tố với tác động khác nhau lên mức độ sẵn lòng chi trả của người dân
World Bank (2005) đã chứng minh và rút ra kết luận rằng khả năng sẵn lòng trả tiền cho du lịch của người dân chính là phần diện tích phía dưới đường cong nhu cầu hay còn gọi là thặng dư tiêu dùng của hộ gia đình có nguồn gốc từ giá trị
Trang 28của các chuyến du lịch trước đó [17] Do đó, khả năng chi tiêu hay mức độ sẵn lòng chi trả cho hoạt động du lịch là một hàm số cầu cho hoạt động du lịch Mặt khác, với nghiên cứu của Phạm Thanh Vân (2010) được thực hiện tại Thành phố Cần Thơ, mức chi tiêu cho du lịch của người dân chịu tác động của các yếu tố như: tuổi, trình độ học vấn, thu nhập hàng tháng, số lần du lịch trước
đó và tình trạng hôn nhân
b) Một số mô hình nghiên cứu
Trong nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia tổ chức
du lịch cộng đồng của người dân ở tỉnh An Giang”, Nguyễn Quốc Nghi, Nguyễn
Thị Bảo Châu và Trần Ngọc Lành (2011) Tạp chí Khoa học, Đại Học Cần Thơ,
số 22 – 2012 Nghiên cứu cho thấy, 5 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia
tổ chức du lịch cộng đồng của người dân là trình độ học vấn của chủ hộ, qui mô gia đình, thu nhập gia đình, vốn xã hội và nghề truyền thống Và các tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi, Nguyễn Thị Bảo Châu và
Trần Ngọc Lành (2011)
Trong nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi về “Các nhân tố ảnh hưởng đến
nhu cầu du lịch của du khách nội địa trong dịp tết Nguyên Đán nghiên cứu trường hợp thành phố Cần Thơ” Qua nghiên cứu tác giả kết luận với mức thu
nhập này càng tăng, đời sống ngày càng được cải thiện thì nhu cầu du lịch vào dịp tết là một xu hướng tất yếu ở hiện tại và cả trong tương lai Nghiên cứu sử dụng
mô hình hồi quy logistic với các biến độc lập được tác giả đưa vào như: tuổi, trình
độ học vấn, tình trạng hôn nhân, thu nhập, địa bàn cư trú và số lần đi du lịch trong năm Và mô hình nghiên cứu được mô tả như sau:
Thu nhập gia đình
Vốn xã hội
Trình độ học vấn
Nghề truyền thống Quy mô gia đình
Quyết định tham gia du lịch cộng đồng
Trang 29Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi về “Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch của du khách nội địa trong dịp tết Nguyên Đán nghiên
cứu trường hợp thành phố Cần Thơ”
c) Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả
Từ việc tham khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước về các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch của du khách, tác giả quyết định tiếp thu các kết quả
từ những nghiên cứu được tham khảo trên về các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu
du lịch của du khách như sau: tuổi, giới tính, thu nhập, quy mô gia đình, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn và số lần đi du lịch trước đó
Tuy nhiên, nhằm phù hợp với đối tượng nghiên cứu là sinh viên, sự khác nhau về nhu cầu, đặc điểm sinh học của đối tượng nên tác giả có sự chọn lọc như sau:
- Các yếu tố như: giới tính, thu nhập và số lần đi du lịch trước đó tác giả cho rằng cũng phù hợp cho đối tượng nghiên cứu về đề tài của mình nên chọn 3 yếu
tố trên đưa vào mô hình nghiên cứu để tìm hiểu và phân tích
- Tuổi: đối tượng là sinh viên thì với hệ thống giáo dục trong nước Việt Nam theo hệ thống chính quy thì từ 18 tuổi đến 26 tuổi (bao gồm các sinh viên theo học các ngành bác sỹ) Tác giả nhận thấy rằng yếu tố tuổi của đối tượng này
là nằm trong một khoảng chung nên để làm rõ sự ảnh hưởng của yếu tố này đến nhu cầu du lịch của sinh viên thì tác giả quy đổi yếu tố “Tuổi” thành yếu tố “số năm đã học” của trường
- Trình độ học vấn: với đối tượng là sinh viên từ các trường cao đẳng, đại học nên yếu tố trình độ học vấn sẽ không ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu du lịch của sinh viên mà qua đó tác giả quy đổi yếu tố “trình độ học vấn” thành yếu tố
“ngành học” của sinh viên để đưa vào mô hình nghiên cứu nhằm tìm hiểu sự tác động của yếu tố này đến nhu cầu du lịch của sinh viên như thế nào?
- Số lần đi du lịch trước đó: trong nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi “Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch của du khách nội địa trong dịp tết nghiên cứu trường hợp thành phố Cần Thơ” Thì yếu tố số lần du lịch trước đó ảnh
hưởng tương đối nhiều tới nhu cầu du lịch của người du khách Do đó, với đối tượng của đề tài nghiên cứu là sinh viên nên tác giả đưa ra giả thuyết rằng, trong
số sinh viên thì cũng có người đã từng có lần đi du lịch trước đó, với bạn bè, gia đình Nên phần nào họ cũng có kinh nghiệm và sự chiêm nghiệm trong việc lựa
Tuổi
Số lần du lịch trước
đó Thu nhập Địa bàn cư trú
Tình trạng hôn nhân
Trình độ học vấn
Quyết định đi du lịch vào dịp tết Nguyên Đán
Trang 30chọn nhu cầu du lịch Nên tác giả đưa yếu tố “số lần đi du lịch trước đó” vào mô hình nghiên để tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của nó như thế nào đối với đối tượng
du khách là sinh viên
Hình 2.4: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch và khả năng chi
tiêu cho du lịch của sinh viên trên địa bàn TP.Cần Thơ
Mô hình xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch
Dựa vào các tài liệu đã lược khảo, đối với biến phụ thuộc là “nhu cầu du lịch của sinh viên” nhận một trong hai giá trị 1 và 0, cỡ mẫu n lớn và có phân phối chuẩn, tác giả đề xuất hàm số hồi qui với mô hình Probit để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch của người dân Thành phố Cần Thơ như sau:
NCDL(1,0) = β0 + β1SN + β2GT + β3NH + β4TN + β5N
Mô hình nghiên cứu được diễn giải như sau:
Bảng 2.2: Diễn giải các biến trong mô hình probit
VỌNG NCDL Nhu cầu du lịch của sinh
Nhu cầu đi du lịch
Khả năng chi tiêu cho du lịch
Số năm đã học
(SN)
Trang 31Trong đó: NCDL là biến phụ thuộc và các biến SN, GT, NH, TN, N là các biến độc lập (biến giải thích)
β0: Sai số ngẫu nhiên của hàm hồi qui tổng thể
βi: Hệ số hồi qui
Trong mô hình trên, biến phụ thuộc (NCDL) là nhu cầu du lịch của sinh
viên, NCDL = 1 nếu có đi du lịch trong năm 2012, NCDL = 0 nếu không đi du lịch trong năm 2012
Các biến độc lập (biến giải thích) của mô hình được diễn giải như sau:
- SN là số năm của đáp viên đã theo học ở trường kể từ ngày đăng ký nhập
học, là biến định lượng, nhận giá trị tương đương với số năm đã theo học của đáp viên tính từ năm đầu tiên nhập học cho đến thời điểm phỏng vấn Theo một số nghiên cứu trong tài liệu tham khảo thì độ tuổi có tác động dương đến cầu du lịch, được chứng minh trong nghiên cứu của Phạm Thanh Vân (2010), khi tuổi của đáp viên tăng lên thì xác suất họ quyết định đi du lịch tăng lên Tuy nhiên, theo nghiên cứu của World Bank (2005) thì độ tuổi có tác động âm đến cầu du lịch Với việc thay đổi yếu tố TUỔI thành SN nên tác giả không kỳ vọng cụ thể về dấu cho hệ số β1
- GT là giới tính của đối tượng nghiên cứu, nhận 2 giá trị là 1 và 0 GT =1
nếu là nam và GT = 0 nếu là nữ Biến GT có tác động dương đến cầu du lịch,
được chứng minh trong nghiên cứu của Phạm Hồng Mạnh (2008) và Sharon Sarmiento (1998) rằng nam giới có cơ hội đi du lịch nhiều hơn nữ giới Do đó, hệ
số β2 mang kỳ vọng dương (+)
- NH là ngành mà đáp viên đang theo học ở trường, biến định tính, vì là
biến có sự tương đồng như biến “Trình độ học vấn” Trong các nghiên cứu của World Bank (2005), trình độ học vấn có tác động âm đến cầu du lịch Trong nghiên cứu của Phạm Hồng Mạnh (2008), Nguyễn Quốc Nghi, Nguyễn Thị Bảo Châu và Trần Ngọc Lành (2011), Phạm Thanh Vân (2010) trình độ học vấn lại có tác động dương Khi trình độ học vấn của người dân càng cao càng có khả năng được giao lưu và điều kiện đi du lịch ở nhiều nơi Đồng thời, các nghiên cứu của Phạm Hồng Mạnh (2008), Nguyễn Quốc Nghi, Nguyễn Thị Bảo Châu và Trần Ngọc Lành (2011), Phạm Thanh Vân (2010) được khảo sát ở Việt Nam Do đó, tác giả kỳ vọng hệ số β3 mang kỳ vọng dương (+) Ngoài ra, để tiện cho việc phân tích và chạy mô hình tác giả sẽ mã hóa biến NH thành các chỉ tiêu như sau:
1 = Những ngành thuộc khối ngành kinh tế: quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, kế toán…
2 = Những ngành thuộc khối ngành công nghệ, kỹ thuật: công nghệ thông tin,
kỹ thuật điện…
3 = Những ngành thuộc khối ngành du lịch: du lịch, Việt Nam học,…
4 = Những ngành khác(…)
- TN là thu nhập của đáp viên, biến định lượng, nhận giá trị bằng số tiền thu
nhập hàng tháng của đáp viên, trong nghiên cứu này thì thu nhập chính là số tiền
mà sinh viên có được từ gia đình, nhận học bổng hoặc từ làm thêm trong hàng
Trang 32tháng Trong các nghiên cứu Phạm Hồng Mạnh (2008), Nguyễn Quốc Nghi, Nguyễn Thị Bảo Châu và Trần Ngọc Lành (2011), Phạm Thanh Vân (2010), World Bank (2005), Sharon Sarmiento (1998) biến số thu nhập đồng biến với cầu
du lịch Do đó, hệ số β5 mang kỳ vọng dương (+)
- N là số lần đi du lịch trước đó, biến định lượng, nhận giá trị bằng số lần
người dân đã đi du lịch trong năm 2011 Trong nghiên cứu của Phạm Thanh Vân (2010) đã chứng minh số lần đi du lịch trước đó tỷ lệ nghịch với cầu du lịch Do
đó, hệ số β6 mang kỳ vọng âm (-)
Mô hình Tobit về khả năng chi tiêu cho du lịch
Với những yếu tố đã đề xuất cho cầu du lịch ở mô hình Probit trên, tác giả
đề xuất mô hình Tobit để đo lường khả năng chi tiêu hay mức độ sẵn lòng trả tiền của người dân Thành phố Cần Thơ cho hoạt động du lịch Các biến giải thích được đưa vào mô hình bao gồm: số năm đã học, giới tính, ngành học, qui mô gia đình, thu nhập và số lần đi du lịch trước đó Đặt yi* là chi tiêu cho nhu cầu du lịch của sinh viên Trong đó, sẽ có những quan sát trong mẫu nghiên cứu có chi tiêu cho du lịch bằng 0, do đó, biến yi sẽ bị chặn
yi* = xi’β + ui cho những quan sát có chi tiêu cho du lịch là dương
Yi = (2.1) yi* = 0 cho những quan sát không có chi tiêu cho du lịch
Ta có thể thiết lập một mô hình hồi qui dạng mô hình Tobit như sau:
CTDL = β0 + β1SN + β2GT + β3NH + β4TN + β5N
Trong mô hình trên, biến phụ thuộc (CTDL) là khả năng chi tiêu hay mức
độ sẵn lòng chi trả cho hoạt động du lịch của người dân, là biến định lượng, nhận giá trị bằng số tiền người dân sẵn sàng chi trả cho nhu cầu du lịch của mình Các
biến độc lập được giải thích tương tự trong bảng 2.2 (xem trang 25)
2.3 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
- Giả thuyết 1: Nhu cầu du lịch của sinh viên không phụ thuộc vào các yếu
tố như: số năm đã theo học, giới tính, ngành học, qui mô gia đình, thu nhập hàng tháng, và số lần đi du lịch trước đó
- Giả thuyết 2: Khả năng chi tiêu cho du lịch của sinh viên không phụ thuộc
vào các yếu tố như: số năm đã theo học, giới tính, ngành học, qui mô gia đình, thu nhập hàng tháng và số lần đi du lịch trước đó
2.4 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU
2.4.1 Số liệu thứ cấp
Được thu từ các báo cáo, số liệu thống kê của Tổng Cục Thống Kê; Sở Văn
Hóa, Thể Thao và Du lịch Thành phố Cần Thơ; Báo Cần Thơ…
Trang 332.4.2 Số liệu sơ cấp
Để đảm bảo tính chính xác và khoa học của dữ liệu tác giả tiến hành thu thập
số liệu bằng cách phỏng vấn trực tiếp các sinh viên đang theo học các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn Tp.Cần Thơ mà cụ thể là sinh viên thuộc 3 trường trong mục không gian nghiên cứu của đề tài theo phương pháp phân tầng kết hợp với ngẫu nhiên
Cỡ mẫu khảo sát trong đề tài được xác định dựa vào mô hình nghiên cứu Đề tài thực hiện phân tích nhu cầu du lịch của sinh viên theo những mô hình nghiên cứu như sau: mô hình ước lượng hồi qui bao gồm: mô hình Probit để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định đi du lịch của người dân, mô hình Tobit để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chi tiêu cho du lịch
Mô hình Probit được ứng dụng cho trường hợp mẫu quan sát có cỡ mẫu n lớn, các phần dư ui theo phân phối chuẩn Để các phần dư ui trong mô hình có phân phối chuẩn thì cỡ mẫu n phải lớn
Tóm lại, dựa vào yêu cầu về cỡ mẫu nghiên cứu trong mô hình hồi quy tuyến tính đa biến với n = 8p + 50
Trong đó: p là biến độc lập, n là cỡ mẫu
Nên tác giả quyết định lựa chọn cỡ mẫu cho nghiên cứu của mình là:
N =8 x 5 + 50 = 90 quan sát
Với đối tượng là sinh viên trong nhiều nghiên cứu của các nhà kinh tế học thì thường cỡ mẫu được xác định tương đối lớn để đảm bảo tính đại diện cho tổng thể nghiên cứu Hiện nay, theo nhiều nhà nghiên cứu, kích thước mẫu càng lớn, càng tốt (Nguyễn, 2011) Hair et al (2006) cho rằng để sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA), kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 Vì vậy, với việc dùng phương pháp phân tầng và đáp ứng tính đại diện của cỡ mẫu cho tổng thể nên tác giả đề xuất việc thu mẫu như sau:
Cỡ mẫu 300, và được phân theo các trường như: Đại Học Cần Thơ 150 quan sát, Đại Học Tây Đô 90 quan sát và Cao Đẳng Cần Thơ 60 quan sát Riêng Đại Học Cần Thơ là trường lớn nhất trên địa bàn và đa dạng trong ngành nghề đào tạo, nhằm có được cái nhìn cụ thể hơn về đối tượng nên tác giả có sự phân tầng
cụ thể hơn như sau Với Đại Học Cần Thơ 150 quan sát, tác giả phân bổ theo từng khoa: Khoa Kinh Tế - QTKD 25 quan sát, Khoa Khoa Học 25 quan sát, Khoa Xã Hội và Nhân Văn 25 quan sát, Khoa Chính Trị 25 quan sát, Khoa Sư Phạm 25 quan sát, Khoa Công Nghệ 25 quan sát Với việc sử dụng phương pháp thu mẫu thuận tiện tác giả áp dụng cho các trường còn lại, việc phân tầng theo các số năm
đã theo học của trường tác giả dành 25% cỡ mẫu phỏng vấn sinh viên năm nhất, 25% cho sinh viên năm 2, 25% sinh viên năm 3 và 25% sinh viên năm cuối áp dụng với trường Đại Học Tây Đô Cao Đẳng Cần Thơ với thời gian đào tạo có khác biệt, phần lớn theo thời gian đào tạo là 3 năm, nên tác giả dành 30% cỡ mẫu phỏng vấn sinh viên năm nhất, 30% cỡ mẫu với sinh viên năm hai và 40% cỡ mẫu đối với sinh viên năm cuối của trường
Trang 342.5 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
Đề tài sử dụng các phần mềm thống kê kinh tế như STATA, SPSS để hỗ trợ trong việc phân tích số liệu Tác giả tiến hành các phương pháp phân tích cho từng mục tiêu cụ thể như sau:
(1) Đối với mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả nhu
cầu du lịch của sinh viên trên địa bàn Thành phố Cần Thơ Sử dụng phương pháp phân tích bảng chéo (Cross – Tabulation) để phân tích nhu cầu du lịch của từng nhóm đối tượng khác nhau Sử dụng phương pháp Willingness to Pay để đo lường khả năng sẵn lòng chi trả của người dân đối với tour du lịch dự định đi trong năm Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và kiểm định hệ số tin cậy Cronbach Alpha để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn công ty du lịch của sinh viên
(2) Đối với mục tiêu 2: Sử dụng mô hình Probit để ước lượng các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định đi du lịch của sinh viên trên địa bàn Thành phố Cần Thơ
Sử dụng mô hình Tobit với biến bị chặn là khả năng chi tiêu cho du lịch của người dân để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn lòng trả tiền hay khả năng chi tiêu cho du lịch của sinh viên
(3) Đối với mục tiêu 3: Dựa vào các kết quả phân tích ở các mục tiêu trên
làm cơ sở đề xuất các khuyến nghị nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch của sinh viên trên địa bàn Thành phố Cần Thơ
Trang 35CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng trung – hạ lưu và ở vị trí trung tâm châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, trải dài trên 55km dọc bờ Tây sông Hậu, tổng diện tích tự nhiên 1.401,61 km2 , chiếm 3,49% diện tích toàn vùng Phía Bắc giáp tỉnh An Giang; phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long; phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang; phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang
Thành phố Cần Thơ có tọa độ địa lý 105013’38” - 105050’35” kinh độ Đông và 9055’08” - 10019’38” vĩ độ Bắc Đơn vị hành chính của thành phố Cần Thơ gồm 5 quận (Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt) và 4 huyện (Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thới Lai) với 85 đơn vị hành chính cấp
xã, phường, thị trấn (5 thị trấn, 36 xã, 44 phường) Ngày 19 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 492/QĐ-TTg Thành lập Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm 4 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là: thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau nhằm phát huy tiềm năng, vị trí địa lý và các lợi thế so sánh của vùng và từng bước phát triển vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long thành một trong những vùng phát triển lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, có đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nước Trong đó, thành phố Cần Thơ là một cực phát triển, đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long
b) Đặc điểm địa hình
Địa mạo, địa hình, địa chất của thành phố bao gồm 3 dạng: đê tự nhiên ven sông Hậu, đồng lũ nữa mở và đồng bằng châu thổ Cao trình phổ biến từ +0,8-1,0m, thấp dần từ Đông Bắc sang Tây Nam Địa bàn được hình thành chủ yếu từ quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long
c) Khí hậu
Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu của đồng bằng sông Cửu Long với các đặc điểm chung: nền nhiệt dồi dào, biên độ nhiệt ngày - đêm nhỏ; các chỉ tiêu khí hậu (ánh sáng, lượng mưa, gió, bốc hơi, ẩm độ không khí ) phân hóa thành hai mùa tương phản mùa mưa và mùa khô
3.1.2 Dân số
Tính đến năm 2013, dân số toàn Thành phố Cần Thơ đạt gần 1.222.400 người, mật độ dân số đạt 868 người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị đạt
Trang 36gần 812.300 người, dân số sống tại nông thôn đạt 410.100 người Dân số nam đạt 607.200 người, trong khi đó nữ đạt 615.200 người Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 8,2 ‰
3.1.3 Văn hóa – Xã hội – Du lịch
Thành phố Cần Thơ là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc khác nhau Người Khmer ở Cần Thơ không nhiều, chủ yếu tập trung chung quanh chùa hoặc sống rải rác xen kẽ với người Việt ở các quận Ninh Kiều, Ô Môn, Thốt Nốt Người Hoa ở Cần Thơ thường sống tập trung ở quận Ninh Kiều và huyện Phong
Điền,người Hoa gốc Quảng Đông làm nghề mua bán, người Hoa gốc Hẹ làm
nghề thuốc Bắc và người Hoa gốc Hải Nam làm nghề may mặc
Mặc dù Cần Thơ được khám phá khá muộn Tuy nhiên, Văn hoá Cần Thơ vừa mang những nét chung của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, đồng thời cũng mang nét đẹp văn hóa của vùng đất Tây Đô Đặc trưng văn hoá Tây Đô được thể hiện qua nhiều phương diện ẩm thực, lối sống, tín ngưỡng, văn nghệ Hò Cần Thơ là một trong những làn điệu dân ca độc đáo với các thể loại
là hò huê tình, hò cấy và hò mái dài, xuất phát từ những câu hò của khách thương
hồ lúc rảnh rỗi cắm sào để tìm bạn hò và đợi con nước để rời sang bến khác Cần Thơ cũng là quê hương của nhiều người nổi tiếng như Châu Văn Liêm, Út Trà Ôn, Về mặt tín ngưỡng, văn hoá, việc thờ cúng, sinh hoạt lễ hội của các ngôi đình ở Cần Thơ không khác mấy so với các ngôi đình ở Nam Bộ, Một số ngôi đình nổi tiếng ở Cần Thơ như đình Bình Thủy thờ các nhân vật nổi tiếng như Đinh Công Chánh, Trần Hưng Đạo, Bùi Hữu Nghĩa
Về mặc truyền thông và thông tin đại chúng, Cần Thơ có các đài phát thanh truyền hình như Đài Tiếng nói Việt Nam, Cơ quan thường trú KV ĐBSCL, Đài Phát thanh Truyền hình thành phố Cần Thơ, Trung tâm truyền hình Việt Nam tại
TP Cần Thơ Ngoài ra hệ thống truyền hình cáp cũng khá đông đảo như Truyền hình cáp SCTV,Truyền hình cáp Thành phố Hồ Chí Minh, Truyền hình vệ tinh DTH (direct-to-home), Truyền hình vệ tinh K+, Truyền hình vệ tinh VTC, và các đài truyền thanh ở các quận, huyện
Một số địa điểm di tích và du lịch nổi tiếng tại Cần Thơ: Bến Ninh Kiều, Chợ nổi Cái Răng, khu du lịch sinh thái Mỹ Khánh…
3.1.4 Kinh tế
Năm 2011, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Cần Thơ đạt 14,64%, thu nhập bình quân đầu người đạt 2.346 USD Trong 6 tháng đầu 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố ước đạt 8,36%, trong khi đó cùng kỳ năm 2011 mức tăng là 12,21% Thu nhập bình quân đầu người của Cần Thơ 6 tháng đầu 2012 ước đạt 1.819 USD Tỷ trọng nông nghiệp thủy sản chiếm 10,83%, công nghiệp xây dựng chiếm 44,45% và dịch vụ thương mại chiếm 44,72% Giá trị sản xuất nông nghiệp thủy sản thực hiện được 1.617 tỉ đồng, đạt 39,5% kế hoạch cả năm, công nghiệp xây dựng thực hiện được 12.433 tỉ đồng,
Trang 37đạt 38,6% kế hoạch cả năm, dịch vụ thương mại ước thực hiện được 7.309 tỉ đồng, đạt 37% kế hoạch cả năm Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước thực hiện được 3.443 tỉ đồng, đạt 40,99% dự toán Hội đồng nhân dân thành phố
giao Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện được 16.770 tỉ đồng
Trong giai đoạn 9 Tháng đầu năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố Cần Thơ đạt 10,3%, mức cao nhất trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương Đây là mức tăng trưởng khá cao và hợp lý trong điều kiện sản xuất khó khăn và tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô Giá trị sản xuất công nghiệp ước tăng 7,5%, tổng mức bán ra hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 18,5%, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng 4,97% so với cùng kỳ, thu ngân sách được 5.092 tỉ đồng, đạt 59,5% dự toán Hội đồng nhân dân thành phố giao… Tuy nhiên, Bên cạnh những mặc tích cực vẫn còn hạn chế, các ngành, lĩnh vực có mức tăng trưởng thấp hơn mức tăng của những năm trước, ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách nhà nước, giá cả hàng hóa, dịch
vụ, xăng, dầu và một số vật liệu chủ yếu tăng cao, mặt bằng lãi suất còn cao và khó tiếp cận đã gây áp lực cho sản xuất và đời sống dân cư, tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, nhũng nhiễu gây chậm trễ, phiền hà cho tổ chức và nhân dân chưa giảm…
Cây nông nghiệp chính của Cần Thơ là lúa, với sản lượng 1.194,7 tấn Ngoài
ra có một số cây hoa màu khác nhưng sản lượng không đáng kể Ngành chăn nuôi ở Cần Thơ chủ yếu là nuôi heo và gia cầm Số lượng heo là 2589,3 ngàn con, số lượng gia cầm là 13 ngàn con (vì bị cúm gia cầm) Các gia súc khác như trâu bò chiếm số lượng không nhiều Ngành thủy sản ở Cần Thơ chủ yếu là nuôi trồng
Công nghiệp Cần Thơ về cơ bản đã xây dựng được nhiều cơ sở hạ tầng để phục vụ cho các đối tác nước ngoài tác nhập, điển hình là 2 khu công nghiệp tại Trà Nóc trực thuộc quận Bình Thủy, khu công nghiệp Thốt Nốt, khu công nghiệp Hưng Phú 1 và 2, khu công nghiệp tại quận Ô Môn Trung tâm Công nghệ Phần mềm Cần Thơ, Cantho Software Park CSP cũng là một trong những dự án được Thành phố quan tâm đầu tư phát triển Với những lợi thế về phát triển công nhiệp,
Cần Thơ cũng đã được định hướng để phát triển trở thành Thành Phố công nghiệp trước năm 2020 theo Nghị quyết 45- NQ/TW của Bộ chính trị về xây
dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
Có nhiều siêu thị và khu mua sắm, thương mại lớn như: Big C, Metro,
Co-op Mart, Maximart, Vinatex, Best Caring, Siêu thị Điện máy Sài Gòn Chợ Lớn, Khu mua sắm Đệ Nhất Phan Khang, Khu Thương Mại Tây Đô, Trung tâm thương mại Cái Khế Các ngành dịch vụ tại Cần Thơ rất nhiều loại hình dịch vụ
đã và đang dần phát triển mạnh như Ngân hàng, Y tế, Giáo dục, Văn hóa xã hội, Với vị trí thuận lợi là trung tâm của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, ngành Dịch vụ phát triển nhanh theo hướng đa dạng hoá loại hình, tạo nên điểm
Trang 38nhấn khá ấn tượng làm sôi động kinh tế thành phố Trong 7 tháng đầu năm 2009, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu và doanh thu dịch vụ thu ngoại tệ trên địa bàn thành phố ước thực hiện 447,4 triệu USD, đạt 48,2% so kế hoạch năm và tăng 4,3% so cùng kỳ Trong đó, xuất khẩu hàng hoá hơn 431,9 triệu USD, đạt 48% so
kế hoạch và tăng 1,5% so cùng kỳ, dịch vụ thu ngoại tệ 15,5 triệu USD, đạt 53,45% so kế hoạch và giảm 4% so cùng kỳ Trong 9 tháng đầu năm 2009, các doanh nghiệp xuất gần 437.000 tấn gạo, đạt 82,4% so kế hoạch năm và tăng 20,2% so cùng kỳ, nhưng giá trị chỉ đạt gần 187 triệu USD, giảm 8% về giá trị Trong đó, xuất trực tiếp 239.000 tấn (giá trị 102 triệu USD), xuất ủy thác 198.000 tấn (85 triệu USD) và cung ứng cho xuất khẩu trên 110.000 tấn quy gạo
3.1.5 Đơn vị hành chính
Thành phố Cần Thơ được chia làm 9 đơn vị hành chính gồm 5 quận và 4 huyện Tổng số thị trấn, xã, phường là 85, trong đó có 5 thị trấn, 44 phường và 36
xã (tính từ thời điểm ban hành Nghị định số 12/NĐ-CP)
Bảng 3.1: Thống kê các đơn vị hành chính cấp Huyện của Tp.Cần Thơ
Quận Cái Răng
Quận
Ô Môn
Quận Thốt Nốt
Huyện Phong Điền
Huyện
Cờ Đỏ
Huyện Thới Lai
Huyện Vĩnh Thạnh
Nguồn: Website Thành phố Cần Thơ
3.2 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Trang 393.2.1 Trường Đại Học Cần Thơ
Đại học Cần Thơ là tiền thân của Viện Đại học Cần Thơ được thành lập ngày 31/3/1966 đào tạo các ngành: đại học khoa học, luật khoa, xã hội học, văn khoa, sư phạm và nông nghiệp Sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng do yêu cầu nâng cao dân trí và phục vụ thế mạnh của vùng ĐBSCL nên trường tập trung đào tạo ngành sư phạm và các môn thuộc lĩnh vực nông nghiệp : trồng trọt và chăn nuôi Dưới sự quan tâm của chính phủ, sự tận tâm của cán bộ giảng viên nhà trường cùng với sự nhiệt quyết của sinh viên và khát vọng vì sự phát triển của quê hương giúp cho trường Đại học Cần Thơ ngày càng lớn mạnh, được các bạn bè trong khu vực và quốc tế biết đến
Trải qua 48 năm không ngừng cải tiến năng lực nghiên cứu, giảng dạy và phục vụ, tăng cường hoạt động chuyển giao công nghệ và các hoạt động khác để nâng cao uy tín trong nước, phấn đấu trở thành một trường dẫn đầu trong cả nước
và đạt tiêu chuẩn quốc tế Ngôi trường ngày càng đổi mới và hiện đại hơn Đại học Cần Thơ đã không ngừng lớn mạnh với 3 khu lớn thuộc trung tâm thành phố
và có 7 cơ sở ở các địa phương khác Từ một số ngành đào tạo cơ bản ban đầu ngày nay trở thành trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực, cơ sở đào tạo nghiên cứu trọng điểm của nhà nước ở vùng ĐBSCL Hiện tại, Trường có khoảng 2.000 cán bộ, 40.000 sinh viên và đào tạo 85 chuyên ngành đại học, 28 chuyên ngành cao học, 8 chuyên ngành nghiên cứu sinh đã góp phần quan trọng đáp ứng yêu cầu nhân lực để đáp ứng xu thế phát triển của đất nước [14] Thời gian đào tạo tại ĐHCT từ 4 - 5 năm cho các chương trình đào tạo cử nhân, kỹ sư, theo hệ thống tín chỉ chuẩn mực quốc tế Để thực hiện tốt công tác này, trường luôn khuyến khích cán bộ giảng dạy tham gia nghiên cứu và xuất bản các ấn phẩm khoa học, ứng dụng các phương pháp mới vào việc giảng dạy nhằm giúp sinh viên phát triển năng lực bản thân trong tư duy độc lập và sáng tạo Để xây dựng thương hiệu, Trường Đại học Cần Thơ không ngừng xây dựng và mở rộng các mối quan
hệ hợp tác chặt chẽ với các viện, trường trong nước và trên thế giới, các tổ chức quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ Đặc biệt, Trường đang đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo sinh viên quốc tế Ngay từ ngày đầu tiên đặt chân đến giảng đường các sinh viên đã thấm nhuần ý thức học đi đôi với hành, nghiên cứu khoa học phải đi đôi với đời sống, ĐHCT đã chủ trì nhiều đề tài cấp nhà nước, cấp bộ, mở rộng hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ KHKT phục vụ cho sự phát triển mọi mặt của cùng ĐBSCL Sinh viên tốt nghiệp trường ĐHCT là những người có trình độ chuyên môn vững, có đạo đức tốt, có khả năng và tâm quyết phục vụ xã hội
ĐHCT có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống kinh tế xã hội chính trị của vùng ĐBSCL và đã được nhà nước phong tặng nhiều giải thưởng cao quý Mỗi bước trưởng thành của các nhà khoa học trẻ ĐHCT đánh dấu sự phát triển về số lượng và chất lượng của đội ngủ trí thức ĐBSCL Trường đại học đồng bằng đang không ngừng nổ lực vương lên là một trong những ngôi trường tốt nhất Việt
Trang 40Nam, là ngôi trường hàng đầu về giáo dục nghiên cứu phát triển của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
3.2.2 Trường Đại Học Tây Đô
Tích cực thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và sự nghiệp giáo dục, đào tạo nói riêng, đầu năm 2004, tại Cần Thơ, một số người có tâm huyết về sự nghiệp giáo dục đến
từ thành phố Hồ Chí Minh và nguyên là cán bộ lãnh đạo Cần Thơ đã cùng bàn bạc kế hoạch thành lập một Trường Đại học tại thành phố Cần Thơ nhằm góp phần đào tạo nhân lực cho khu vực và địa phương Sau khi phân tích, đánh giá nhu cầu đào tạo nhân lực hiện tại và tương lai của Khu vực ĐBSCL và Cần Thơ, hội nghị đã nhất trí đề xuất với Đảng và Nhà nước thành lập một trường đại học
và lấy tên là Trường Đại học Tây Đô Sau hơn hai năm khẩn trương xúc tiến các thủ tục, Trường Đại học Tây Đô chính thức được thành lập vào ngày 09/03/2006 Trường hoạt động theo Quy chế tổ chức của trường Đại học tư thục Trường Đại học Tây Đô là Trường Đại học tư thục đầu tiên của Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Hiện nay, thành phố Cần Thơ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp theo hướng công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ và du lịch Trường Đại học Tây Đô được Bộ Giáo dục
và Đào tạo giao những ngành đào tạo trọng điểm của vùng theo yêu cầu chuyển dịch kinh tế nói trên và những ngành xã hội có nhu cầu, những ngành thuộc các lĩnh vực ưu tiên chẳng hạn như: Du lịch, Xây dựng công trình, Tin học, Kỹ thuật điện – điện tử, Nuôi trồng thủy sản, Ngoại ngữ, Việt Nam học, Tài chính – Ngân hàng, Kế toán, Quản trị kinh doanh – Marketing… phần nào đã đáp ứng được mục tiêu “Đào tạo nguồn nhân lực cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng; Đào tạo theo nhu cầu xã hội” mà Nhà trường đã và đang nỗ lực để đạt được những kết quả ngày càng cao hơn [15] Tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và ngân sách cho đào tạo:
- Trường đã có 3 dãy giảng đường, phòng học gồm 30 phòng học, đáp ứng được nhu cầu đào tạo cho gần 6.000 sinh viên, học sinh trên diện tích 12,6 ha
- Ngày 12/11/2009 vừa qua, Trường đã Khánh thành và đưa vào sử dụng khối phòng học chữ U có kết cấu 1 trệt 3 lầu với tổng diện tích 6.000m2 đưa vào
sử dụng đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập của tất cả các SV, HS đang theo học tại Trường Đầu năm 2010, Trường sẽ xây dựng nhà cao tầng vừa là khu hành chánh, vừa là nơi học tập cho khoảng hơn 5.000 sinh viên, học sinh của Trường trong những năm tiếp theo Nâng tổng số các phòng học, giảng đường đáp ứng được hơn 15.000 sinh viên, học sinh
- Trường đã trang bị 06 phòng vi tính với gần 350 máy cho sinh viên, học sinh thực tập
- Phòng thí nghiệm vật lý; Điện – điện tử và phòng thí nghiệm hóa-sinh và phòng thí nghiệm xây dựng cho sinh viên thực tập chuyên ngành