Tài sản công trong đơn vị sự nghiệp là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ tài sản công của đất nước, được nhà nước giao cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và tổ chức chính tr
Trang 1B Ộ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
o0o
KAGNASITH PHOMBOUTY
TRONG CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các nội dung nghiên cứu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác
Tỉnh Champasack, ngày 24 tháng 5 năm 2014
Tác giả luận văn
Kngnasith PHOMBOUTY
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, khoa sau đại học trường Đại học tài chính-Marketing TP Hồ Chí Minh và toàn thể các thầy cô giáo đã truyền đạt những bài học quí báu và tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn
Một lần nữa, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn khoa học - TS Nguyễn Thị Mỹ Dung, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình xây dựng đề cương, chỉnh sửa bài viết và hoàn thành luận văn này
Tác giả luận văn
Kngnasith PHOMBOUTY
Trang 5MỤC LỤC
Mở đầu 1
1.Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích và ý nghĩa của luận văn 2
3.Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu của luận văn 2
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Kết quả nghiên cứu của luận văn 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI SẢN CÔNG VÀ CƠ CHẾ QU ẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG 4
1.1 Khái niệm Tài sản công 4
1.2 Phân loại tài sản công 4
1.3 Đơn vị sự nghiệp và tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp 7
1.4 Cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp 11
1.5 Quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp của một số nước và bài học về cơ chế quản lý tài sản công cho các đơn vị sự nghiệp tại Tỉnh Champasack – Lào 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP THUỘC TỈNH CHAMPASACK – LÀO GIAI ĐOẠN 2008-2012 26
2.1 Thực trạng sử dụng tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp Tỉnh Champasack - Lào 26
2.2 Cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp hiện nay 32
2.3 Đánh giá về cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp Tỉnh Champasack – Lào 39
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP THUỘC TỈNH CHAMPASACK – LÀO 49
3.1 Phương hướng và yêu cầu hoàn thiện quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp Tỉnh Champasack – Lào 49
Trang 63.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý tài sản công tại các đơn vị sự Tỉnh Champasack - Lào 54 KẾT LUẬN 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
Trang 71
L ỜI MỞ ĐẦU
1 Tính c ấp thiết của đề tài
Tài sản công là nguồn tài sản đảm bảo môi trường cho cuộc sống con người, là yếu tố cơ bản trong quá trình sản xuất và quản lý xã hội, là nguồn lực tài chính tiềm năng cho đầu tư phát triển phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Nhà nước là chủ sở hữu của mọi tài sản công, song nhà nước không phải là người trực tiếp sử dụng tài sản công mà tài sản công được nhà nước giao cho các cơ quan, đơn vị thuộc bộ máy nhà nước trực tiếp quản lý, sử dụng Để
thực hiện vai trò chủ sở hữu của mình thì nhà nước phải thực hiện chức năng
quản lý nhà nước đối với tài sản công nhằm sử dụng, bảo tồn, phát triển nguồn tài sản công, tiết kiệm, hiệu quả phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân
Tài sản công trong đơn vị sự nghiệp là một bộ phận quan trọng trong toàn
bộ tài sản công của đất nước, được nhà nước giao cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp trực tiếp quản lý, sử dụng Để quản lý tài sản công trong đơn vị
sự nghiệp nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm quản lý, khai thác tài sản công trong đơn vị sự nghiệp có hiệu quả, tiết kiệm, luật đất đai, luật
quản lý tài sản nhà nước…
Trong bối cảnh đó, tài sản công trong đơn vị sự nghiệp đã được khai thác,
sử dụng góp phần đáng kể trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, song công tác quản lý tài sản công trong đơn vị sự nghiệp còn nhiều bất
cập, hạn chế… Đó là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng sử dụng tài sản công trong đơn vị sự nghiệp không đúng mục đích, gây lãng phí, thất
Trang 82
thoát diễn ra phổ biến như đầu tư xây dựng mới, mua sắm tài sản vượt tiêu chuẩn, định mức, sử dụng tài sản vào mục đích cá nhân…Nhận thức được điều
đó em đã chọn đề tài: “ Hoàn thi ện công tác quản lý tài sản công trong đơn vị
s ự nghiệp tại Tỉnh Champasack – Lào” làm luận văn của mình
2 M ục đích và ý nghĩa của luận văn
M ục đích nghiên cứu của luận văn là: là góp phần làm rõ những vấn đề
lý luận cơ bản về công tác quản lý tài sản công trong đơn vị sự nghiệp Trên cơ
sở đó, đánh giá thực trạng quản lý tài sản công trong đơn vị sự nghiệp tại Tỉnh Champasack – Lào và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản
lý tài sản công trong thời gian tới
Ý nghĩa nghiên cứu của luận văn là: góp phần hoàn thiện lý luận về tài
sản công trong đơn vị sự nghiệp và nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công trong đơn vị sự nghiệp Những kết quả nghiên cứu đạt được có thể là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách của cơ quan quản lý tài sản công
3 Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn: là công tác quản lý tài sản công
trong đơn vị sự nghiệp từ khâu hình thành đến kết thúc
- Ph ạm vi nghiên cứu của luận văn: là tài sản công trong đơn vị sự
nghiệp tại tỉnh Champasack – Lào Tuy nhiên thực tế quản lý hiện nay chưa tách biệt được số liệu về tài sản giữa cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp Do vậy, phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào toàn bộ tài sản của các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp bao gồm: trụ sở làm việc, phương tiện đi lại và các tài sản khác
- Gi ới hạn nghiên cứu: về thời gian từ năm 2008 đến 2012
4 Phương pháp nghiên cứu
Trang 95 K ết quả nghiên cứu của luận văn:
Luận văn đã có những đóng góp chính như sau:
- Luận văn trình bày nội dung các quy định trong quản lý tài sản công trong đơn vị sự nghiệp
- Phân tích đánh gía thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu
quả công tác quản lý tài sản công trong đơn vị sự nghiệp
- Luận văn đã đề xuất những quan điểm, yếu cầu và các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài sản công trong đơn vị sự nghiệp tại Tỉnh Champasack – Lào trong thời gian tới
6 B ố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục, bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo thì luận văn được chia thành 3 chương
- Chương 1: Cơ sở lý luận về tài sản công và cơ chế quản lý tài sản công
- Chương 2: Cơ chế quản lý tài sản công trong các đơn vị sự nghiệp thuộc
tỉnh Champasack – Lào giai đoạn 2008 - 2012
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tại sản công trong các đơn vị sự nghiệp thuộc Tỉnh champasack – Lào đến năm 2020
Trang 104
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI SẢN CÔNG VÀ CƠ CHẾ QUẢN
LÝ TÀI S ẢN CÔNG
1.1 Khái ni ệm Tài sản công
Mỗi quốc gia muốn tồn tại và phát triển đều phải dựa vào một trong các nguồn nội lực của mình là tài sản quốc gia Đó là tất cả những tài sản do các thế
hệ trước để lại hoặc do con người đương thời sáng tạo ra và các tài sản do thiên nhiên ban tặng cho con người Trong phạm vi một đất nước, nền kinh tế còn tồn tại nhiều thành phần và chế độ sở hữu khác nhau, thì tài sản quốc gia bao gồm tài sản thuộc sở hữu tư nhân, tài sản thuộc sở hữu cộng đồng và tài sản thuộc sở
hữu nhà nước Tài sản thuộc sở hữu nhà nước trước hết là các tài sản được hình thành thông qua quốc hữu hóa hoặc do đầu tư, mua sắm bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, kế đến là những tài sản do thiên nhiên tạo và các tài sản nhân tạo khác được pháp luật qui định là tài sản nhà nước Tài sản do pháp luật qui định là tài sản thuộc sở hữu nhà nước tùy thuộc vào pháp luật của từng nước
Như vậy, tài sản công được hiểu là tài sản thuộc sở hữu nhà nước, bao gồm toàn bộ tài sản được hình thành từ nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, các tài sản khác được xác lập quyền sở hữu
của nhà nước thông qua quốc hữu hóa hoặc quy định bằng pháp luật và đất đai, tài nguyên thiên nhiên khác gắn liền với đất đai, vùng trời vùng song của quốc gia được nhà cho tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý, sử dụng theo qui định chung của nhà nước và chịu sự kiểm tra giám sát của nhà nước trong quá trình
quản lý sử dụng tài sản
1.2 Phân lo ại tài sản công
Trang 115
Để nhận biết và từ đó xác định các biện pháp quản lý và sử dụng có hiệu
quả với từng loại tài sản, tài sản công có thể được phân chia theo các tiêu thức
chủ yếu sau:
1.2.1 Phân lo ại tài sản công theo nguồn gốc hình thành
Theo cách phân loại này, tài sản công gồm:
- Tài sản do thiên nhiên tạo ra ban tặng cho con người và thuộc chủ quyền
của từng quốc gia như: đất đai, rừng tự nhiên, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước trong lòng đất, vùng trời, vùng biển, mặt nước, những danh lam thắng cảnh Những tài sản này thường gọi chung là tài nguyên thiên nhiên
- Tài sản nhân tạo là tất cả các tài sản do con người tạo lập ra và được duy trì qua các thế hệ như: hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội, các công trình văn hoá, các cổ vật, công sở, cơ sở sản xuất kinh doanh, phương tiện đi lại và thiết bị văn phòng, thiết bị máy móc sản xuất, tài sản tài chính… Tài sản nhân tạo được hình thành do đầu tư, mua sắm bằng kinh phí của Ngân sách nhà nước
và những tài sản mà Nhà nước thu nhập được từ các tài sản tích thu sung quỹ Nhà nước, tài sản hiến tặng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
1.2.2 Phân lo ại tài sản công theo thời hạn sử dụng
Theo cách phân loại này, tài sản công bao gồm các loại tài sản có thể sử dụng vĩnh viễn không mất đi như tài nguyên đất, tài nguyên nước, không khí…
và các tài sản có thời gian sử dụng nhất định như tài nguyên khoáng sản và các tài sản nhân tạo khác Tuy nhiên, việc phân loại ra tài sản sử dụng vĩnh viễn và tài sản sử dụng có hạn chỉ là tương đối, vì ngay tài nguyên đất nếu không có biện pháp quản lý, sử dụng và bảo vệ đất thì đất bị sói mòn, cằn cỗi không sử
dụng được hoặc trong phạm vi một địa phương diện tích đất cũng bị giảm
1.2.3 Phân loại tài sản công theo mục đích sử dụng
Theo cách phân loại này tài sản công bao gồm:
Trang 126
- Tài sản công thuộc đơn vị sự nghiệp bao gồm những tài sản công là đất đai, nhà, công trình, vật kiến trúc trên đất, các phương tiện vận tải, máy móc, trang thiết bị làm việc, thiết bị chuyên dùng và các tài sản khác phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước và hoạt động sự nghiệp mà Nhà nước giao cho các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp (gọi chung là đơn vị hành chính sự nghiệp) quản lý và sử dụng
- Tài sản công dùng cho mục đích công cộng bao gồm: những tài sản công
là đất đai; Hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không, bến cảng, bến phà, nhà ga…; Hệ thống thuỷ lợi: đê điều, hệ thống kênh mương, trạm bơm, hồ chứa nước, đập thuỷ lợi…; Hệ thống chiếu sáng, cấp, thoát nước, công viên,…; Hệ thống các công trình văn hoá, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh
đã được xếp hạng
- Tài sản công dùng vào sản xuất kinh doanh bao gồm đất đai giao cho các thành phần kinh tế khai thác sử dụng, tài nguyên thiên nhiên, nhà xưởng, trang thiết bị máy móc, phương tiện vận tải… vốn bằng tiền giao cho các doanh nghiệp nhà nước quản lý sử dụng vào sản xuất kinh doanh hoặc Nhà nước dùng các tài sản này góp vốn vào các công ty cổ phần và giao hoặc cho các tổ chức kinh tế khác, hộ gia đình và cá nhân thuê
- Tài sản công chưa sử dụng bao gồm các tài sản dự trữ Nhà nước, tài sản được xác lập sở hữu của Nhà nước đang trong quá trình xử lý và đất đai tài nguyên thiên nhiên chưa giao cho ai sử dụng
1.2.4 Phân lo ại tài sản công theo tính chất của tài sản
Theo cách phân loại này, tài sản công bao gồm:
- Bất động sản là các tài sản không di dời được như: Đất đai; Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công
Trang 13Đơn vị sự nghiệp có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân vì các đơn vị này cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao, quy trình công nghệ cao, công trình nghiên cứu khoa học cơ bản và thực hiện các hoạt động công ích phục vụ cho kinh tế – xã hội phát triển Các đơn vị sự nghiệp này được Nhà nước đầu tư, mua sắm, trang bị tài sản công (cơ sở vật chất), bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên để thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao như các cơ quan quản lý nhà nước; ngoài ra, đơn vị được phép thu một số khoản phí, lệ phí theo qui định của Nhà nước, thu thông qua hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ rất đa dạng ở hầu hết các lĩnh vực Hiện nay, các đơn vị sự nghiệp được chia thành ba loại:
- Đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên: là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp đủ bù đắp toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, Ngân sách nhà nước không phải cấp kinh phí hoạt động thường xuyên cho đơn vị;
- Đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên: là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp chỉ đủ bù đắp một phần chi phí hoạt
Trang 148
động thường xuyên, chưa tự trang trải toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, Ngân sách nhà nước phải cấp một phần kinh phí hoạt động thường xuyên cho đơn vị;
- Đơn vị sự nghiệp có nguồn thu thấp hoặc không có thu do Ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên
1.3.2 Tài sản công tại đơn vị sự nghiệp
Tài sản công tại đơn vị sự nghiệp là một bộ phận tài sản công mà Nhà nước giao cho các đơn vị sự nghiệp trực tiếp quản lý và sử dụng, để thực hiện các hoạt động sự nghiệp phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, bao gồm:
- Đất đai, nhà cửa, công trình, vật kiến trúc: là tài sản của đơn vị được giao
và hình thành sau quá trình đầu tư xây dựng như trụ sở làm việc, trường học, bệnh viện, nhà thi đấu thể thao, nhà văn hóa, phòng thí nghiệm, nhà kho, hàng rào, tháp nước, sân bãi, các công trình trang trí cho nhà cửa, đường xá, cầu cống, đường sắt, cầu tầu, cầu cảng ;
- Máy móc, thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị trang bị cho cán
bộ để làm việc và phục vụ hoạt động của đơn vị như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, dây truyền công nghệ, những máy móc đơn lẻ;
- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống nước, băng
tải;
- Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động của đơn vị như máy vi tính, thiết bị điện tử, thiết bị, dụng cụ
đo lường, kiểm tra chất lượng, máy hút ẩm, hút bụi, chống mọt;…
- Vườn cây lâu năm, súc vật nuôi để thí nghiệm hoặc nhân giống như vườn
cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn quả và đàn gia súc các loại
Trang 159
- Các loại tài sản khác: là toàn bộ các tài sản khác chưa liệt kê vào năm
loại trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật
1.3.3 Đặc điểm tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp
Tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp có các đặc điểm sau:
- Tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp không chỉ được Nhà nước giao, được đầu tư, mua sắm bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước mà còn được đầu tư mua sắm từ nguồn vốn của các dự án, vốn vay của quỹ hỗ trợ phát triển hoặc Ngân hàng và quỹ phát triển sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp có thu
- Tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp trong qúa trình sử dụng một phần giá trị của tài sản là yếu tố chi phí tiêu dùng công, không trực tiếp thu hồi được
phần giá trị hao mòn của các tài sản trong quá trình sử dụng, mà phần lớn thu
hồi gián tiếp qua phí, lệ phí theo qui định của Nhà nước hoặc qua hiệu quả của các hoạt động sự nghiệp phục vụ cho sự phát triển kinh tế – xã hội; chỉ một số tài sản công trực tiếp sử dụng vào các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, thì các tài sản đó là những tư liệu sản xuất để tạo ra các sản phẩm dịch vụ công được tính vào giá thành sản phẩm dịch vụ và thu hồi trực tiếp phần giá trị hao mòn của tài sản đó trong quá trình sử dụng
- Tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp phần lớn mang tính chất đặc thù theo ngành, lĩnh vực sự nghiệp mà đơn vị đó hoạt động; cùng một loại tài sản nhưng có đặc điểm kỹ thuật và đặc tính riêng để phục vụ cho từng loại hoạt động sự nghiệp riêng theo ngành, lĩnh vực của đơn vị sự nghiệp thực hiện
1.3.4 Vai trò tài s ản công tại các đơn vị sự nghiệp
Tài s ản công trong các đơn vị sự nghiệp là một bộ phận của tài sản quốc gia, là tiềm lực phát triển đất nước như lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “ tài sản công là nền tảng, là vốn liếng để khôi phục và xây dựng kinh tế
Trang 16cả về số lượng và chất lượng của tài sản
- Tài s ản công trong đơn vị sự nghiệp là nhân tố quan trọng trong quá trình t ổ chức thực hiện các hoạt động sự nghiệp, cung cấp các sản phẩm dịch vụ công v ới chất lượng cao cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
CHDCND Lào là nước nông nghiệp tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước với yêu cầu phải rút ngắn thời gian, phải có bước nhảy vọt về công nghệ
Từ đó, tại Hội nghị Trung ương 2 khoá VIII Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã khẳng định, chiến lược phát triển giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ là khâu đột phá để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
- Tài s ản công trong đơn vị sự nghiệp là điều kiện vật chất để đào tạo con người có tri thức, có năng lực khoa học và công nghệ mạnh Để có con người có
tri thức, có năng lực khoa học để tiếp cận khoa học, công nghệ thế giới, đồng thời có lực lượng lao động có trình độ kỹ thuật, phải từ phát triển các sự nghiệp giáo dục - đào tạo; như năm 1994 UNESCO đã khẳng định: “không có một sự
tiến bộ và thành đạt nào có thể tách khỏi sự tiến bộ và thành đạt trong lĩnh vực giáo dục của quốc gia đó”
Trang 1711
- Tài s ản công trong đơn vị sự nghiệp là điều kiện vật chất để nâng cao
th ể chất và tinh thần cho con người lao động Con người lao động hiện nay
không chỉ cần có tri thức, trình độ khoa học kỹ thuật mà còn phải có thể chất cường tráng, có hiểu biết về văn hoá, tinh thần yêu nước Để tạo cho con người đạt các yêu cầu này phải bằng các hoạt động sự nghiệp phát triển trên cơ sở vật
chất phục vụ cho các hoạt động này được bảo đảm về số lượng và phù hợp với
xu hướng phát triển khoa học công nghệ
- Tài sản công trong đơn vị sự nghiệp là điều kiện vật chất cần thiết để thực hiện các công trình khoa học công nghệ và áp dụng các thành tựu khoa vào phát triển kinh tế - xã hội Để thực hiện nghiên cứu và ứng dụng các công trình khoa học, ngoài các nhà khoa học thì điều kiện không thể thiếu là cơ sở vật chất;
cơ sở vật chất này chính là yếu tố quan trọng đóng góp cho các hoạt động nghiên cứu, kết quả và sự thành công của các công trình nghiên cứu khoa học
1.4 Cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp
1.4.1 Cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp
Cơ chế quản tài sản công được hiểu là phương thức mà qua đó bộ máy quản lý tác động vào khu vực tài sản công để kích thích, định hướng, hướng dẫn,
tổ chức, điều tiết tài sản công vận động đến các mục tiêu đã xác định Cơ chế quản lý tài sản công do chủ thể quản lý là Nhà nước hoạch định thông qua các quan hệ pháp lý, tổ chức theo luật định Về nguyên tắc, cơ chế quản lý tài sản công do bộ máy quản lý soạn thảo và được quy chế hoá theo quy trình ban hành các văn bản qui phạm pháp luật, sau đó chính bộ máy quản lý sử dụng và hoàn thiện để tác động vào đối tượng quản lý là nền tài sản quốc gia Cơ chế quản lý tài sản công là sản phẩm mang tính chủ quan, nhưng đòi hỏi phải phù hợp với
những đòi hỏi khách quan trong điều kiện cụ thể; bản thân cơ chế quản lý tài sản công cũng là một hệ thống bao gồm hai bộ phận cơ bản sau đây:
Trang 1812
- Thứ nhất, là hệ thống các mục tiêu của quản lý tài sản công Đây là bộ
phận có tính quyết định sự vận hành của hệ thống hiệu qủa Hệ thống các mục tiêu quản lý tài sản công được đề ra căn cứ vào sự phân tích tổng hợp quan hệ tương tác giữa mục tiêu và phương tiện, mục tiêu và nguồn lực
- Thứ hai, là các công cụ quản lý (bao gồm cả chính sách), phương pháp, phương tiện sử dụng để đạt mục tiêu đã đề ra, là bộ phận cốt yếu của cơ chế
1.4.2 Vai trò, chức năng của cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị
s ự nghiệp
Vai trò của cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp
Cơ chế quản lý tài sản công trong các đơn vị sự nghiệp có những vai trò
chủ yếu sau:
- Củng cố vai trò của nhà nước trong việc thực hiện các chức năng phát triển văn hóa xã hội và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân Với cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp để phục vụ tốt cho các hoạt động sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường, …, bảo đảm cơ sở vật chất cho không chỉ bộ máy của các đơn vị
sự nghiệp hoạt động mà còn bảo đảm cho các hoạt động sự nghiệp do các
Trang 19hội, đồng thời từng bước nâng cao chất lượng và kết quả của các hoạt động sự nghiệp
- Phát huy và nâng cao hiệu quả của tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp nói riêng và tài sản công nói chung phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của đất nước Cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp định ra những nguyên tắc, quy chế, qui định, trong việc
sử dụng tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp một cách phù hợp, tiết kiệm, hiệu quả, hạn chế những thất thoát, lãng phí; bảo đảm cho toàn bộ cơ sở vật chất trong các đơn vị sự nghiệp ngày càng phục vụ tốt cho công tác
của các đơn vị sự nghiệp, phục vụ tốt các hoạt động sự nghiệp với mức cao nhất; từ đó góp phần phát huy và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản phục vụ cho các hoạt động sự nghiệp và sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội ngày càng cao
Trang 2014
Chức năng của cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp
- Chức năng thông tin: Chức năng thông tin của cơ chế thể hiện ở chỗ nó
chứa đựng thông tin về chiến lược, chính sách, các quy tắc, quy định, khuôn khổ, chuẩn mực, để cung cấp cho các đối tượng liên quan trong việc quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp
- Chức năng định hướng, hướng dẫn hành vi quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp: Chức năng này thể hiện ở chỗ thông qua những nguyên
tắc, qui tắc, quy định, quy chế thể hiện thông qua các văn bản qui phạm pháp luật được ban hành để định hướng, hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp, các cơ quan, tổ chức và cá nhân thực hiện việc quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp; đồng thời để Nhà nước thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp Tài sản công trong cơ quan sự nghiệp do Nhà nước trang cấp cho các đơn vị sự nghiệp sử dụng; các đơn vị sự nghiệp được Nhà nước giao tài sản công để
trực tiếp quản lý sử dụng phục vụ cho hoạt động của đơn vị, chỉ có quyền
và trách nhiệm thực hiện đầu tư xây dựng, mua sắm trang bị, bảo quản duy trì, sử dụng và xử lý bán, điều chuyển, thanh lý, theo đúng mục đích, hướng dẫn trong những nguyên tắc, qui tắc, quy định, quy chế của Nhà nước đã qui định đối với tài sản được Nhà nước giao
- Chức năng tổ chức, điều tiết việc quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp: Chức năng này thể hiện ở bằng các qui định, hướng dẫn thông qua văn bản qui phạm pháp luật và các biện pháp kinh tế kết hợp với biện pháp hành chính, Nhà nước qui định việc tổ chức thực hiện đầu tư, mua
sắm tài sản công trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, việc sử dụng,
việc xử lý bán, điều chuyển, thanh lý tài sản để các đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức và cá nhân có liên quan tổ chức thực hiện Đồng thời cũng điều tiết việc quản lý sử dụng tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp
Trang 2115
cân đối, phù hợp với khả năng nguồn tài sản hiện có của Nhà nước, khả năng của Ngân sách nhà nước; cân đối, phù hợp với tài sản công tại các lĩnh vực khác, cũng như trong từng loại hình đơn vị sự nghiệp để bảo đảm phục vụ nhu cầu công tác hoạt động của các đơn vị sự nghiệp vừa duy trì phát triển có hiệu quả và tiết kiệm tài sản công
- Chức năng pháp lý làm căn cứ, cơ sở cho việc quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp: Thể hiện ở chỗ, cơ chế tạo lập các chuẩn mực, các quy
phạm để làm căn cứ, cơ sở cho việc xây dựng qui chế, qui định quản lý sử dụng, kiểm tra giám sát và xử lý vi phạm trong quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp Bằng thể chế quản lý bao gồm những quy tắc, qui định, quy chế, trong cơ chế quản lý, được ban hành thông qua các văn
bản qui phạm pháp luật, thiết lập nên các căn cứ, cơ sở pháp lý cho việc huy động các nguồn tài sản, nguồn vốn để trang bị tài sản công phục vụ cho các hoạt động sự nghiệp; là căn cứ, cơ sở để thực hiện việc quản lý,
sử dụng, xử lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp từ khi hình thành đến quá trình sử dụng và kết kết thúc; đồng thời đó cũng là công cụ pháp lý để các cơ quan chức năng của nhà nước, tổ chức và nhân dân thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc quản lý sử dụng và xử lý những vi phạm trong việc quản lý sử dụng tài sản công trong các đơn vị sự nghiệp
1.4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp
Việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế quản lý tài sản công trong các đơn vị sự nghiệp là vấn đề cần thiết để lựa chọn những phương thức, cách thức và xác định các nguyên tắc, điều kiện vận hành phù hợp với các quy
luật khách quan Xuất phát từ thực tế quản lý TSC thì các nhân tố ảnh hưởng đền cơ chế quản lý TSC bao gồm:
Cơ chế thị trường
Trang 2216
Hiện nay nước ta đang phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường, tức
nền kinh tế vận động và phát triển phải tuân theo các quy luật của thị trường, đồng thời có sự điều tiết, quản lý của Nhà nước Các quy luật của thị trường không những chi phối tác động trong nền kinh tế, mà còn ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác, trong đó có lĩnh vực hoạt động sự nghiệp Vì vậy, cơ chế thị trường cũng là nhân tố ảnh hưởng đến lĩnh vực hoạt động sự nghiệp và cơ chế
quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp Nhân tố này ảnh hưởng đến các quy định trong cơ chế về trang bị, đầu tư, mua sắm đến theo dõi quản lý tài sản hay xử lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp cũng phải được thể chế phù hợp
với các quy luật cung cầu, quy luật giá trị, Điều này thể hiện ở quy định đấu
thầu trong đầu tư, xây dựng, xác định giá trị tài sản tại đơn vị, định giá tài sản khi chuyển giao, đấu giá tài sản khi xử lý bán, thanh lý tài sản công tại các đơn
vị sự nghiệp đều phải bảo đảm thể hiện đúng giá trị của tài sản theo giá thị trường, hay nói khác là phải thực hiện theo quy luật cung cầu, quy luật giá trị,
Chủ trương, chính sách phát triển hoạt động sự nghiệp của Đảng và Chính
phủ
Đây là nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành, xây dựng, sửa đổi và hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp Trên cơ sở chủ trương, chính sách phát triển hoạt động sự nghiệp của Đảng và Chính phủ, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hoạt động sự nghiệp trong các lĩnh
vực, khoa học, giáo dục, môi trường, văn hóa, thể thao, và các mục tiêu phát triển hoạt động sự nghiệp được xác định; từ đó cơ chế quản lý tài sản tại các đơn
vị sự nghiệp sẽ phải xây dựng, sửa đổi, hoàn thiện cho phù hợp để bảo đảm cơ
sở vật chất phục vụ công tác của các đơn vị sự nghiệp, phục vụ cho các hoạt động sự nghiệp theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hoạt động sự nghiệp và đạt được các mục tiêu đã đề ra
Thể chế về quản lý kinh tế, quản lý tài chính và quản lý tài sản công
Trang 23sản công tại các đơn vị sự nghiệp phải căn cứ các thể chế quản lý kinh tế, quản
lý tài chính và quản lý tài sản công để sửa đổi và hoàn thiện cho phù hợp; đồng
thời lấy các thể chế quản lý kinh tế, quản lý tài chính và quản lý tài sản công làm
cơ sở để xây dựng, bổ sung và thể chế để quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp
Ý thức, năng lực của cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý và các đơn
vị sự nghiệp
Đây là nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của cơ chế Do cơ chế quản lý do chủ thể quản lý hoạch định thông qua các quan hệ pháp lý, tổ chức theo luật định; Về nguyên tắc, cơ chế quản lý do bộ máy quản lý soạn thảo
và được quy chế hoá theo quy trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để tác động vào đối tượng quản lý, cơ chế quản lý là sản phảm mang tính chủ quan, nhưng đòi hỏi phải phù hợp với các đòi hỏi khách quan trong điều kiện cụ thể Việc thực hiện cơ chế cũng do các tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi chi phối của cơ
chế và các đơn vị sự nghiệp tổ chức thực hiện Vì vậy, ý thức trách nhiệm, trình
độ năng lực chuyên môn.v.v của đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy quản
lý, cơ quan soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật để quy chế hoá cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp và trong các đơn vị được giao chức
Trang 2418
năng quản lý, trong các đơn vị sự nghiệp được giao tài sản trực tiếp quản lý sử
dụng là nhân tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng của cơ chế và hiệu quả thực hiện
cơ chế
1.5 Qu ản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp của một số nước và bài
h ọc về cơ chế quản lý tài sản công cho các đơn vị sự nghiệp tại Tỉnh Champasack - Lào
1.5.1 Qu ản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp của một số nước
1.5.1.1 Cơ chế quản lý TSC trong các đơn vị sự nghiệp ở Trung Quốc
Năm 2003 đã thành lập Bộ Quản lý tài sản quốc gia thuộc Chính phủ Bộ này được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng, trong đó có nhiệm vụ là đại diện quyền sở hữu tài sản nhà nước tại tất cả các cơ quan sự nghiệp, đảm bảo sự tồn
tại và phát triển của tài sản nhà nước tại các đơn vị sự nghiệp, ngăn chặn mọi trường hợp hư hao, tổn thất mất mát tài sản bằng các biện pháp theo qui định của pháp luật
Ở Trung Quốc tài sản sự nghiệp là tổng hợp các nguồn kinh tế tính thành
tiền, được pháp luật công nhận là sở hữu nhà nước và do đơn vị sự nghiệp được quyền chiếm hữu và sử dụng, gồm có tài sản của Nhà nước cấp cho đơn vị sự nghiệp, tài sản của đơn vị sự nghiệp được hình thành từ nguồn thu của tổ chức tài sản nhà nước sử dụng theo quy định của chính sách nhà nước, cũng như
những tài sản quyên góp, biếu tặng và tài sản khác được pháp luật xác nhận là sở
hữu nhà nước Hình thức biểu hiện của tài sản sự nghiệp cụ thể là: tài sản lưu động, đầu tư dài hạn, tài sản cố định, tài sản vô hình và các loại tài sản khác
Nhiệm vụ chủ yếu của quản lý tài sản sự nghiệp là: xây dựng và hoàn thiện các loại điều lệ, chế độ, xác định rõ quan hệ về quyền sở hữu tài sản, thực
hiện quản lý quyền sở hữu tài sản một cách hợp lý, sử dụng tài sản một cách tiết
Trang 25Nhà nước quản lý mọi tài sản sự nghiệp, giữ vững nguyên tắc tách biệt
giữa quyền sở hữu với quyền sử dụng, thực hiện chế độ quản lý nhà nước do Nhà nước nắm quyền sở hữu thống nhất, chính quyền giám sát và quản lý theo
từng cấp và đơn vị được quyền chiếm hữu và sử dụng tài sản này
Trong quá trình sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp, một số đơn vị
sự nghiệp được phép chuyển tài sản không kinh doanh sang kinh doanh với điều kiện các đơn vị này phải đảm bảo hoàn thành công tác bình thường được Nhà nước giao và phải thu hồi vốn đầu tư mua sắm tài sản Cơ quan quản lý tài sản nhà nước các cấp có quyền giám sát, kiểm tra hiệu quả kinh tế, tình hình chia lời
của tài sản không kinh doanh chuyển thành tài sản kinh doanh của đơn vị, kịp thời xử lý những vấn đề còn vướng mắc
1.5.1.2 Cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực sự nghiệp Việt nam
• Quy định trong quản lý sử dụng tài sản
- Sử dụng tài sản
Tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp phải được quản lý, bảo quản và bảo dưỡng thường xuyên theo đúng chế độ và tiêu chuẩn kỹ thuật của cơ quan Nhà nước qui định đối với từng loại tài sản; sử dụng tài sản đúng mục đích để phục
vụ công tác của đơn vị sự nghiệp và các hoạt động sự nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ được giao của các đơn vị; Đơn vị sự nghiệp không được phép chuyển đổi, tặng, cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp tài sản và sử dụng tài sản công
Trang 2620
trái mục đích của Nhà nước đã qui định hoặc sử dụng tài sản công vào các mục đích cá nhân
- Đăng ký quản lý sử dụng tài sản
Tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp là nhà, đất, các công trình xây dựng khác gắn liền với đất, phương tiện vận tải và các tài sản có giá trị lớn khác phải đăng ký quản lý sử dụng với cơ quan tài chính hoặc cơ quan có chức năng quản
lý để Nhà nước kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tình hình sử dụng và biến động của các tài sản này, đồng thời để làm căn cứ xác định trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp trực tiếp sử dụng tài sản khi tài sản bị mất, chiếm dụng và làm căn cứ cơ
sở để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định và quyết định việc đầu tư, mua sắm tài sản cho đơn vị sự nghiệp
- Điều chuyển tài sản
Đơn vị sự nghiệp sử dụng tài sản công chỉ được phép điều chuyển tài sản công tại đơn vị theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; khi điều chuyển tài sản công giữa các đơn vị sự nghiệp thuộc các Bộ, ngành khác nhau, giữa cơ quan sự nghiệp với các tổ chức khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với nhà đất và Bộ Tài chính quyết định các tài sản còn lại; khi điều chuyển tài sản công giữa các đơn vị sự nghiệp của địa phương do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có tài sản điều chuyển Mọi trường hợp điều chuyển tài sản
Trang 2721
công tại các đơn vị sự nghiệp cho tổ chức, đơn vị khác hoặc cá nhân, khi chưa
có quyết định của cơ quan hoặc cấp có thẩm quyền quyết định đều là bất hợp pháp và phải bị xử lý thu hồi, trừ trường hợp đặc biệt có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều động tài sản để khắc phục thiên tai, địch hoạ Mọi tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp khi thực hiện điều chuyển đều phải được kiểm
kê, xác định giá trị còn lại, hạch toán tăng, giảm tài sản và giá trị tài sản, sửa đổi đăng ký theo qui định của Nhà nước
- Thu hồi tài sản
Tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp sẽ bị thu hồi trong các trường hợp khi đơn vị được giao trực tiếp sử dụng tài sản nhà nước không còn nhu cầu sử
dụng hoặc giảm nhu cầu sử dụng do sáp nhập, hợp nhất, thay đổi chức năng, nhiệm vụ; khi sử dụng dư thừa so với tiêu chuẩn, định mức được phép sử dụng hoặc sử dụng trái với mục đích của nhà nước đã qui định và các nguyên nhân khác Thẩm quyền thu hồi tài sản là nhà đất tại các đơn vị sự nghiêp thuộc trung ương quản lý do Thủ tướng Chính phủ quyết định, các tài sản khác do Bộ trưởng
Bộ chủ quản của đơn vị sự nghiệp quyết định; toàn bộ tài sản tại các đơn vị sự nghiêp thuộc địa phương quản lý do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định Cơ quan sự nghiệp trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước bị thu hồi
phải thực hiện chuyển giao đầy đủ tài sản nhà nước theo đúng quyết định thu hồi
và cơ quan được tiếp nhận, quản lý tài sản thu hồi phải quản lý và sử dụng tài
sản theo quy định
- Thanh lý tài sản
Tài sản của các đơn vị được phép thanh lý khi hư hỏng không còn sử
dụng được hoặc khi không còn nhu cầu sử dụng nhưng không chuyển nhượng
hoặc điều chuyển cho đơn vị khác được hoặc phải chi phí sửa chữa khắc phục
hư hỏng quá lớn, không bảo đảm hiệu quả sử dụng tài sản Thẩm quyền thành lý tài sản là nhà công trình do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định, các tài sản khác
Trang 2822
do Bộ trưởng Bộ chủ quản của đơn vị sự nghiệp quyết định Việc thanh lý tài
sản phải tổ chức thực hiện theo phương thức đấu giá và tiền thu được từ thanh lý tài sản phải nộp về ngân sách Nhà nước
1.5.2 Bài h ọc về cơ chế quản lý tài sản công cho các đơn vị sự nghiệp
t ại tỉnh Champasack – Lào
Từ quá trình nghiên cứu kinh nghiệm cơ chế quả lý tài sản công trong đơn
vị sự nghiệp của một số nước nêu trên, có thể rút ra được một số bài học để nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế quản lý TSC trong khu vực SN ở Lào nói chung
và ở Tỉnh Champasack nói riêng, đó là:
Từ nghiên cứu quản lý tài sản công của các nước, rút ra một số nhận xét
về hiệu quả và kinh nghiệm vận dụng vào Lào nói chung và ở Tỉnh Champasack nói riêng, như sau:
- Việc thể chế cơ chế quản lý tài sản bằng văn bản quy phạm pháp luật ở cấp độ Luật và các qui định, quy chế được thể chế cụ thể bằng các văn bản dưới
luật tạo thành hệ thống pháp luật về quản lý tài sản công đã bảo đảm cho việc
quản lý và sử dụng tài sản công nói chung và tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp trong toàn quốc gia đi vào nề nếp, bảo đảm việc sử dụng tài sản tại các đơn vị đúng mục đích, ít xảy ra thất thoát hoặc sử dụng lãng phí tài sản
Từ đó rút ra kinh nghiệm có thể vận dụng vào nước ta là Nhà nước cần
phải thực hiện quản lý tài sản công bằng pháp luật với mức cao là Luật chung về
quản lý tài sản nhà nước, bên cạnh đó còn có các Luật khác quy định quản lý một số tài sản cụ thể như Luật đất đai, Luật tài nguyên khoáng sản, …cùng các văn bản quy phạm pháp luật dưới Luật hợp thành một hệ thống thống nhất về
quản lý tài sản công của Nhà nước; và trong các lĩnh vực hoặc nhóm tổ chức, đơn vị thực hiện các chức năng nhiệm vụ khác nhau, cũng cần có cơ chế, qui định, quy chế cụ thể về quản lý tài sản khác nhau
Trang 29Từ đó rút ra kinh nghiệm để có thể vận dụng vào nước ta là cơ chế quản
lý tài sản công nói chung và cơ chế quản lý tài sản công ở từng lĩnh vực, từng nhóm tổ chức, đơn vị cần được thể chế bằng các nguyên tắc, quy định, quy chế, chế độ, một cách đầy đủ, cụ thể sẽ bảo đảm hướng dẫn, điều tiết, tổ chức, việc quản lý tài sản công phục vụ cho các mục tiêu của nhà nước đã đề ra một cách hiệu quả
- Việc Chính phủ thành lập cơ quan ở trung ương và địa phương có chức năng, nhiệm vụ chuyên quản lý tài sản công và các tổ chức chuyên trách thực hiện việc mua sắm tài sản công để trang bị cho các đơn vị sử dụng hoặc quản lý tài sản công (nhà, xe ô tô) để bố trí, cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp thuê sử dụng đã bảo đảm cho việc sử dụng của các cơ quan phù hợp với nhu
cầu, không có hiện tượng thiếu tài sản sử dụng hay sử dụng tài sản dư thừa; vừa tiết kiệm được trong sử dụng tài sản và vừa phát huy được hết công suất sử dụng của tài sản phục vụ cho công tác và các hoạt động sự nghiệp
Từ đó rút ra kinh nghiệm có thể vận dụng vào Lào nói chung và ở Tỉnh Champasack nói riêng là cần xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý tài sản của Nhà nước và trong các đơn vị sử dụng tài sản thành hệ thống hoàn chỉnh; thành lập các tổ chức chuyên trách về quản lý và khai thác tài sản công sẽ làm cho tài sản
Trang 3024
công phát huy được hiệu quả cao trong phục vụ công tác, phục vụ hoạt động sự nghiệp cũng như đem lại nguồn thu cho Ngân sách nhà nước
K ết luận chương 1
Trong chương này bài viết đã đề cập đến các vấn đề về hệ hống lý luận cơ
bản trong quản lý TSC trong đơn vị sự nghiệp như: khái niệm, đặc điểm, vai trò,
cơ chế quản lý TSC, các yêu tố ảnh hưởng đến hiệu quả, hiệu lực của cơ chế
quản lý TSC trong đơn vị sự nghiệp và kinh nghiệm quản lý tài sản công trong đơn vị sự nghiệp của một số nước trên thế giới Từ đó rút ra kinh nghiệm có thể
vận dụng vào công tác quản lý tài sản công tại Lào nói chung và ở Tỉnh Champasack nói riêng như là cần xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý tài sản của Nhà nước và trong các đơn vị sử dụng tài sản thành hệ thống hoàn chỉnh; thành lập các tổ chức chuyên trách về quản lý và khai thác tài sản công sẽ làm cho tài sản công phát huy được hiệu quả cao trong phục vụ công tác, phục vụ hoạt động
sự nghiệp cũng như đem lại nguồn thu cho Ngân sách nhà nước
Trang 3125
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP THUỘC TỈNH CHAMPASACK –
LÀO GIAI ĐOẠN 2008-2012
2.1 Th ực trạng sử dụng tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp Tỉnh Champasack - Lào
2.1.1 Tình hình tài s ản công tại các đơn vị sự nghiệp Tỉnh Champasack
- Lào
Tài sản công là cơ sở vật chất quan trọng để cho các đơn vị sự nghiệp
hoạt động Do vậy, trong những năm qua tài sản công trong khu vực hành chính
sự nghiệp nói chung và các đơn vị sự nghiệp nói riêng được nhà nước quan tâm trang bị bằng các phương thức giao, đầu tư, mua sắm, tính đến ngày 01/10/2008 tổng giá trị còn lại của tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp toàn tỉnh ước khoảng 2,820 tỷ kip, trong đó tài sản công không phải là đất đạt 987 tỷ kip tăng 8 lần so với giá trị tài sản công, không kể đất Trong đó, giá trị tài sản công dùng trong các đơn vị sự nghiệp chiếm khoảng 32% tổng giá trị tài sản công của khu vực hành chính sự nghiệp
Tiếp đó, những năm (2008-2012) nhà nước tiếp tục ưu tiên đầu tư mua
sắm tài sản công cho các hoạt động sự nghiệp từ Ngân sách nhà nước với tốc độ năm sau cao hơn năm trước Tổng số Ngân sách nhà nước dành để đầu tư mua
sắm tài sản công cho hoạt động sự nghiệp hàng năm chiếm từ 40-50% tổng vốn đầu tư cho khu vực hành chính sự nghiệp Giá trị tài sản công dùng vào hoạt động sự nghiệp trong những năm (2008 – 2012) không ngừng tăng, năm sau cao hơn năm trước và chiếm khoảng 35% - 45% giá trị tài sản cố định tăng thêm của khu vực hành chính sự nghiệp Điều này có thể chứng minh bằng tốc độ tăng vốn đầu tư và giá trị tài sản cố định tăng thêm của lĩnh vực sự nghiệp giáo dục -
Trang 3226
đào tạo, khoa học công nghệ, y tế và văn hoá thể thao trong các năm (2008 – 2012) dưới đây:
Đơn vị tính: tỷ kip
Ch ỉ tiêu\năm 2008 2009 2010 2011 2012 1/ V ốn đầu tư phát triển cho giáo
d ục-đào tạo, khoa học công nghệ, y
2/ Giá tr ị tài sản tăng thêm
- So v ới giá trị TSCĐ tăng thêm khu
2.1.2 Th ực trạng sử dụng tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp thuộc
- Tài s ản là nhà làm việc và công trình khác
Quỹ nhà làm việc và công trình vật kiến trúc của khu vực hành chính sự nghiệp là một tài sản lớn thứ hai sau đất đai với tổng diện tích 13,567,382 mP
2
P
,
Trang 3327
với trị giá khoảng 296 tỷ kip, chiếm 35.9% tổng giá trị tài sản cố định khu vực hành chính sự nghiệp và chiếm 76,8% tổng trị giá các tài sản cố định không kể đất Chỗ làm việc của các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp từng bước được cải thiện nhiều so với thời kỳ trước đổi mới
- Tài s ản là phương tiện vận tải
Theo báo cáo năm 2012 thì số phương tiện vận tải là xe ô tô trong các đơn
vị sự nghiệp khoảng 355 xe, với giá trị nguyên giá theo sổ sách kế toán gần 212
tỷ kip Tổng trị giá các phương tiện vận tải chiếm khoảng 12,8% tổng trị giá các tài sản cố định kể cả đất và bằng 26,2 % tổng giá trị tài sản cố định không bao
gồm đất của các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp Phương tiện vận tải trang bị cho các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp chủ yếu là xe ô tô bán tải chiếm gần 68% và xe gắn máy, chiếm khoảng 40,5% tổng giá trị các phương tiện vận tải trang bị cho các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, còn lại là các phương tiện vận tải chuyên dùng cho hoạt động sự nghiệp như xe car, xe cứu thương, xe thông tin,
- Tài s ản là trang thiết bị làm việc
Tổng giá trị máy móc thiết bị là 382 tỷ kip, chiếm 9,8% tổng giá trị của các tài sản nhà nước khu vực hành chính sự nghiệp Một số ngành như phát thanh, truyền hình, hàng không, địa chính, khoa học công nghệ được quan tâm đầu tư mua sắm máy móc thiết bị hơn các ngành khác
Nh ững ưu điểm và kết quả sử dụng tài sản công tại các đơn vị sự nghi ệp đem lại
- Hầu hết các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị sự nghiệp đã quản
lý kiểm tra, giám sát được việc đầu tư mua sắm các tài sản lớn như xây dựng trụ
sở làm việc, mua ô tô và tài sản khác của các đơn vị sự nghiệp thuộc sở, ban, ngành, địa phương quản lý và tại đơn vị; Tài sản công là phương tiện đi lại, điện
Trang 34- Các đơn vị sự nghiệp đã từng bước thực hiện sắp xếp các cơ sở nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước tại đơn vị đang trực tiếp quản lý sử dụng, rút ra quỹ nhà đất dôi dư chuyển sang cho đơn vị khác sử dụng hoặc lập phương án chuyển nhượng để sử dụng tiền thu từ chuyển nhượng nhà đất phục vụ cho đầu tư mua sắm tài sản, tăng cường cơ sở vật chất tại đơn vị theo dự án được duyệt; Việc thanh lý tài sản hư hỏng, lạc hậu về kỹ thuật, tài sản không còn phù hợp đã được quan tâm hơn và thực hiện kip thời, để thu hồi tiền về Ngân sách nhà nước hoặc
sử dụng phục vụ cho việc trang bị, nâng cấp, sửa chữa tài sản tại đơn vị Từ đó hạn chế bớt sự lãng phí thất thoát tài sản
Với việc đầu tư phát triển tài sản công cho các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước trong những năm qua, cùng với kết quả quản lý sử dụng tài sản tại các đơn
vị sự nghiệp ngày càng được nâng cao đã tạo cơ sở vật chất quan trọng và phát huy càng cao vai trò của tài sản công phục vụ cho các hoạt động sự nghiệp phát triển, cung cấp cho sự phát triển kinh tế - xã hội các sản phẩm công ích ngày càng tốt hơn Kết quả này được thể hiện qua cơ sở vật chất và những thành quả
của hoạt động sự nghiệp trong những năm qua, cụ thẻ như sau:
- Tính đến năm học 2008 – 2012, toàn tỉnh đã có 232 lớp mẫu giáo, 885 trường phổ thông và 01 trường đại học, 10 trường cao đẳng, bảo đảm cho các
Trang 3529
hoạt động sự nghiệp trong lĩnh vực đào tạo Kết quả trong năm 2008 – 2012 toàn tỉnh đã có 6,356 trẻ em đến lớp mẫu giáo, 58,909 học sinh đến trường và 261,283 sinh viên học đại học, cao đẳng và tính đến 8/2013 số lao động được đào tạo có trình độ chuyên môn kỹ thuật tính từ sơ cấp hoặc có chứng chỉ nghề trở lên chiếm tới 20,7% tổng số lao động toàn tỉnh
- Nhà nước đã đầu tư, mua sắm các tài sản công trang bị cho các hoạt động sự nghiệp y tế, thể thao tính đến năm 2012 toàn tỉnh đã có 72 cơ sở khám
chữa bệnh, 596 giường bệnh, 01 rạp chiếu bóng, 05 thư viện các cấp từ tỉnh đến huyện Với những cơ sở vật chất đã có để nâng cao thể chất và tinh thần cho con người lao động phù hợp với xu hướng phát triển khoa học công nghệ; trong đó năm 2005 tỉnh đã hoàn thành chương trình xoá nạn mù chữ và phổ cập giáo dục
tiểu học, về y tế cứ 9.000 dân có 6 bác sĩ Tuổi thọ bình quân cả nước đến 2012 đạt 60,8 tuổi
- Với tài sản công tỉnh đã trang bị tại 02 cơ quan nghiên cứu là điều kiện
vật chất cần thiết để thực hiện các công trình khoa học công nghệ và áp dụng các thành tựu khoa vào phát triển kinh tế - xã hội, đã góp phần đem lại những kết quả lớn như: sản xuất nông nghiệp đã làm tăng năng suất từ 12 – 15%
Một số hạn chế trong quản lý sử dụng tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp
Trong những năm qua, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác
quản lý sử dụng tài sản trong các đơn vị sự nghiệp cũng còn hạn chế biểu hiện ở những mặt sau:
- Việc quản lý và sử dụng đất đai trong các đơn vị sự nghiệp còn ảnh hưởng bởi cơ chế bao cấp trong quản lý đất đai, nên các đơn vị chưa tổ chức theo dõi về diện tích, chưa được tính giá trị tài sản khi Nhà nước giao đất và lập
hồ sơ về đất theo qui định của Luật Đất đai, cụ thể là qua kiểm kê đã phát hiện
Trang 3630
110 ha đất chưa theo dõi trên sổ sách, chiếm 6.3% tổng quĩ đất và mới có 1,710
ha đất, chiếm 73.7% tổng quĩ đất giao cho các cơ quan đơn vị sự nghiệp được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Đất cấp cho các đơn vị sự nghiệp không tính toán sát với nhu cầu sử dụng đất, dẫn đến đất đai chưa sử dụng và không có nhu cầu sử dụng của tất cả các cơ quan, đơn vị sự nghiệp lên tới 47 ha, chiếm 3% tổng quĩ đất được giao Một số cơ quan, đơn vị sự nghiệp dùng quĩ đất được giao vào các mục đích sản xuất kinh doanh, cho thuê và làm nhà ở chiếm tới 36% tổng quỹ đất được giao; thậm chí đất trong khuôn viên trụ sở làm việc của các cơ quan đơn vị sự nghiệp vẫn dùng vào các mục đích khác Đất trong khuôn viên trụ sở của 32 cơ quan, đơn vị sự nghiệp đem dùng vào mục đích khác chiếm tới 0,8 % tổng quĩ đất trong khuôn viên trụ sở
- Việc quản lý và sử dụng nhà thuộc trụ sở làm việc của cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp vẫn còn bất hợp lý về qui mô và diện tích trong nội bộ cùng lĩnh vực hoạt động, giữa các sở, ngành và giữa các địa phương; ở cấp các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh quản lý diện tích nhà làm việc (kể cả diện tích phụ
trợ) tính trên một đầu biên chế mức thấp nhất là khoảng 3 mP
2
P/người, mức cao nhất là 29 mP
- Các tài sản như đất đai, nhà cửa và tài sản có giá trị lớn phần lớn không
có đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ tài liệu phản ánh nguồn gốc tài sản hoặc các thông
số kỹ thuật của tài sản Mặt khác, tài sản trong từng đơn vị sự nghiệp cũng chưa được theo dõi đầy đủ trên sổ sách kế toán, nên qua kiểm kê hầu hết các đơn vị sự nghiệp đều có hiện tượng tài sản không có hồ sơ tài liệu phản ánh nguồn gốc tài sản hoặc thông số kỹ thuật của tài sản, có tình trạng chênh lệch về