Cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp hiện nay

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN cơ CHẾ QUẢN lý tài sản CÔNG TRONG các đơn vị HÀNH CHÍNH sự NGHIỆP tại TỈNH CHAMPASACK lào (Trang 37)

5. Kết quả nghiên cứu của luận văn

2.2.Cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp hiện nay

2.2.1. Cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp Tỉnh Champasack - Lào

Từ năm 2008 cơ chế quản lý tài sản công được thực hiện và hướng dẫn bằng các văn bản của nhà nước như:

- Luật quản lý tài sản nhà nước số 09/QH, ngày 12/10/2002 và thông tư hướng dẫn tổ chức thực hiện của Bộ tài chính số 2085/BTC, ngày 1/10/2004.

32 - Quyết định của thủtướng chính phủ số 03/QĐ-TTg ngày 9/01/04 về việc

tổ chức mua, bán, sửa chữa và dịch vụ bằng vốn của nhà nước.

- Quyết định của thủ tướng chính phủ số 0343/QĐ-TTg ngày 25/09/07 về chính sách ưu tiên đối với những người có công cho nhà nước từ cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Quyết định của thủ tướng chính phủ số 168/QĐ-TTg ngày 22/11/04 về việc quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển.

- Bản thông báo của văn phòng chính phủ số 1047, ngày 3/7/2007 về việc tổng hợp và báo cáo tình hình sử dụng, và quản lý tài sản công trong các dự án hỗ trợ chính thức và vốn vay.

- Nghịđịnh của chủ tịch nước số 03 ngày 19/03/2008 về thu phí và lệ phí. - Bản thông báo của văn phòng chính phủ số 373, ngày 4/3/2009 về việc

cấm thu phí và lệ phí ngoài hệ thống.

Sau Đại hội toàn quốc lần thứ IX thì đã có một số luật được sửa đổi như: - Luật quản lý tài sản nhà nước số 14/QH ngày 5/7/2012.

- Thông tư của chủ tịch nước số 237, ngày 28/12/2012 về việc chấp nhận thực hiện luật quản lý tài sản nhà nước số 14/QH ngày 5/7/2012.

- Luật quản lý đất đai số 04/QH, ngày 21/10/2010.

Những văn bản quy phạm pháp luật này đã quy định những nguyên tắc chung về quản lý sử dụng tài sản công, các quy định về tiêu chuẩn định mức sử dụng tài sản công và các chế độ trong quản lý sử dụng và xử lý tài sản công; trong đó đặc biệt đối với tài sản công dùng trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp. Hệ thống thể chế bao gồm các quy tắc, qui định, quy chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp đã bao quát từ khâu đầu tư, mua sắm đến

33 quá trình quản lý sử dụng và cuối cùng là thu hồi, thanh xử lý tài sản không có nhu cầu sử dụng hoặc không còn sử dụng được.

Cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp hiện nay được thể hiện bằng các quy tắc, qui định, quy chế, chế độ quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp cụ thể dưới đây.

2.2.2. Quy định về nâng cấp tài sản công

2.2.2.1. Nguyên tắc xây dựng, mua sắm tài sả

Nhà nước từng bước trang cấp đủ tài sản cho các đơn vị sự nghiệp để phục vụ công tác chung và công tác chuyên môn sự nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ được giao tuỳ thuộc nguồn tài sản Nhà nước có khả năng điều chuyển từ nơi này sang nơi khác và khả năng Ngân sách nhà nước bố trí cho việc đầu tư mua sắm tài sản công hàng năm. Việc trang cấp tài sản cho các đơn vị sự nghiệp được thực hiện căn cứ vào tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản của Nhà nước quy định, nhu cầu sử dụng tài sản phục vụ cho công tác theo chức năng, nhiệm vụ đã được giao của từng đơn vị sự nghiệp và khả năng ngân sách của Nhà nước.

2.2.2.2. Hình thức trang cấp tài sản công

Nhà nước thực hiện việc trang cấp tài sản công cho các đơn vị sự nghiệp bằng các hình thức: cấp phát kinh phí từ Ngân sách nhà nước hoặc từ nguồn vốn viện trợ, dự án do nhà nứơc quản lý cho đơn vị sự nghiệp để đầu tư xây dựng và mua sắm mới tài sản; chuyển giao tài sản cho đơn vị sự nghiệp sử dụng từ nguồn tài sản viện trợ hoặc từ các dự án thuộc nhà nước quản lý đã kết thúc và điều chuyển tài sản nhà nước từ các tổ chức, đơn vị không có nhu cầu sử dụng cho đơn vị sự nghiệp có nhu cầu sử dụng tài sản.

34 Việc trang cấp tài sản cho các đơn vị sự nghiệp được sử dụng từ các từ các nguồn kinh phí và tài sản gồm: Kinh phí do Ngân sách nhà nước cấp hàng năm cho đơn vị để đầu tư xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản; Nguồn vốn viện trợ, dự án thuộc Nhà nước quản lý cấp cho đơn vị để đầu tư xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản; Nguồn tài sản của các dự án đã kết thức và tài sản dôi dư, không có nhu cầu sử dụng của các cơ quan tổ chức.

2.2.2.4. Thẩm quyền quyết định việc trang cấp tài sản

Việc quyết định đầu tư xây dựng mới trụ sở làm việc, nhà, công trình xây dựng trên đất và sửa chữa lớn các công trình xây dựng tại đơn vị sự nghiệp được thực hiện theo thẩm quyền quy định của Thủ tướng Chính phủ về phân cấp phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cơ bản, căn cứ vào danh mục dự án đầu tư và nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã được bố trí cho đơn vị thực hiện dự án đầu tư để quyết định. Việc quyết định mua sắm tài sản là phương tiện vận tải, động sản có giá trị lớn tại đơn vị sự nghiệp được phân cấp cho Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Chủ tịch tỉnh là cơ quan chủ quản cấp trên của đơn vị sự nghiệp, căn cứ vào tiêu chuẩn định mức sử dụng và nguồn kinh phí đã được bố trí cho đơn vị để quyết định. Đối với tài sản cố định khác có giá trị không lớn tại đơn vị sự nghiệp được phân cấp cho thủ trưởng cơ quan sự nghiệp, căn cứ vào tiêu chuẩn định mức sử dụng, nhu cầu phục vụ công tác và nguồn kinh phí đã được bốtrí cho đơn vị để quyết định.

2.2.2.5. Trình tự, thủ tục thực hiện trang cấp tài sản

Việc đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, nhà, công trình xây dựng trên đất tại đơn vị sự nghiệp phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản của Nhà nước. Việc mua sắm mới tài sản tại đơn vị sự nghiệp được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định hiện hành về mua sắm tài sản công trong các đơn vị hành chính sự nghiệp của Nhà nước quy định. Khi thực hiện đầu tư xây dựng và mua sắm mới tài sản công phải thực

35 hiện bằng hình thức đấu thầu theo quy định hiện hành. Một số trường hợp đặc biệt thực hiện bằng hình thức khác không qua đấu thầu phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Nhà nước quyết định mới được phép thực hiện.

2.2.3. Quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản

Tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công trong các đơn vị sự nghiệp là một căn cứ quan trọng để đầu tư, mua sắm tài sản công và quản lý tình hình sử dụng tài sản công. Trong các năm qua, Nhà nước đã ban hành các qui định về tiêu chuẩn định mức sử dụng tài sản công mà khi trang bị, sử dụng và xử lý tài sản tại các đơn vị sự nghiệp phải thực hiện, như: tiêu chuẩn, định mức sử dụng nhà làm việc tại các cơ quan hành chính sự nghiệp ban hành theo luật tiêu chuẩn số 13/QH ngày 26/12/2007; tiêu chuẩn định mức, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, tiêu chuẩn định mức, sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với cán bộ lãnh đạo ban hành ban hành theo luật quản lý tài sản công số 14/QH ngày 5/7/2012. Ngoài ra đối với một số công trình, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động sự nghiệp giáo dục, y tế, thể thao, ...cũng được định mức bằng các văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ quản lý nhà nước theo chuyên ngành ban hành. Việc trang cấp, mua sắm, sử dụng tài sản công là nhà làm việc, xe ô tô phục vụ công tác, điện thoại phải thực hiện theo đúng tiêu chuẩn định mức về số lượng, cũng như về giá trị của Nhà nước đã quy định.

2.2.4. Quy định trong quản lý sử dụng tài sản

 Về sử dụng tài sản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp phải được quản lý, bảo quản và bảo dưỡng thường xuyên theo đúng chế độ và tiêu chuẩn kỹ thuật của cơ quan Nhà nước qui định đối với từng loại tài sản; sử dụng tài sản đúng mục đích để phục

36 vụ công tác của đơn vị sự nghiệp và các hoạt động sự nghiệp theo chức năng, nhiệm vụđược giao của các đơn vị; Đơn vị sự nghiệp không được phép chuyển đổi, tặng, cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp tài sản và sử dụng tài sản công trái mục đích của Nhà nước đã qui định hoặc sử dụng tài sản công vào các mục đích cá nhân.

 Đăng ký quản lý sử dụng tài sản.

Tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp là nhà, đất, các công trình xây dựng khác gắn liền với đất, phương tiện vận tải và các tài sản có giá trị lớn khác phải đăng ký quản lý sử dụng với cơ quan tài chính hoặc cơ quan có chức năng quản lý để Nhà nước kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tình hình sử dụng và biến động của các tài sản này, đồng thời đểlàm căn cứ xác định trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp trực tiếp sử dụng tài sản khi tài sản bị mất, chiếm dụng và làm căn cứcơ sở để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định và quyết định việc đầu tư, mua sắm tài sản cho đơn vị sự nghiệp.

2.2.5. Quy định về sử lý tài sản

 Bán tài sản

Tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp chưa đến thời hạn thanh lý chỉ được phép bán khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch UBND cấp tỉnh; Thủtrưởng các Bộ, ngành và thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp không được phép quyết định bán tài sản công tại đơn vị sự nghiệp.

 Điều chuyển tài sản.

Đơn vị sự nghiệp sử dụng tài sản công chỉ được phép điều chuyển tài sản công tại đơn vị theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; khi điều chuyển tài sản công giữa các đơn vị sự nghiệp thuộc các Bộ, ngành khác nhau, giữa cơ quan sự nghiệp với các tổ chức khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với nhà đất và Bộ Tài chính quyết định các tài sản còn lại; khi điều

37 chuyển tài sản công giữa các đơn vị sự nghiệp của địa phương do Chủ tịch tỉnh (Uỷ ban nhân dân) cấp tỉnh quyết định theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính và Thủtrưởng các cơ quan, đơn vị có tài sản điều chuyển. Mọi trường hợp điều chuyển tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp cho tổ chức, đơn vị khác hoặc cá nhân, khi chưa có quyết định của cơ quan hoặc cấp có thẩm quyền quyết định đều là bất hợp pháp và phải bị xử lý thu hồi, trừ trường hợp đặc biệt có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều động tài sản để khắc phục thiên tai, địch hoạ. Mọi tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp khi thực hiện điều chuyển đều phải được kiểm kê, xác định giá trị còn lại, hạch toán tăng, giảm tài sản và giá trị tài sản, sửa đổi đăng ký theo qui định của Nhà nước.

 Thu hồi tài sản.

Tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp sẽ bị thu hồi trong các trường hợp khi đơn vị được giao trực tiếp sử dụng tài sản nhà nước không còn nhu cầu sử dụng hoặc giảm nhu cầu sử dụng do sáp nhập, hợp nhất, thay đổi chức năng, nhiệm vụ; khi sử dụng dư thừa so với tiêu chuẩn, định mức được phép sử dụng hoặc sử dụng trái với mục đích của nhà nước đã qui định và các nguyên nhân khác. Thẩm quyền thu hồi tài sản là nhà đất tại các đơn vị sự nghiêp thuộc trung ương quản lý do Thủ tướng Chính phủ quyết định, các tài sản khác do Bộ trưởng Bộ chủ quản của đơn vị sự nghiệp quyết định; toàn bộ tài sản tại các đơn vị sự nghiêp thuộc địa phương quản lý do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Cơ quan sự nghiệp trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước bị thu hồi phải thực hiện chuyển giao đầy đủ tài sản nhà nước theo đúng quyết định thu hồi và cơ quan được tiếp nhận, quản lý tài sản thu hồi phải quản lý và sử dụng tài sản theo quy định.

 Thanh lý tài sản.

Tài sản của các đơn vị được phép thanh lý khi hư hỏng không còn sử dụng được hoặc khi không còn nhu cầu sử dụng nhưng không chuyển nhượng

38 hoặc điều chuyển cho đơn vị khác được hoặc phải chi phí sửa chữa khắc phục hư hỏng quá lớn, không bảo đảm hiệu quả sử dụng tài sản. Thẩm quyền thành lý tài sản là nhà công trình do Bộtrưởng Bộ Tài chính quyết định, các tài sản khác do Bộ trưởng Bộ chủ quản của đơn vị sự nghiệp quyết định. Tài sản tại các đơn vị sự nghiêp thuộc địa phương quản lý do Chủ tịch tỉnh, giám đốc sở tài chính quyết định.Việc thanh lý tài sản phải tổ chức thực hiện theo phương thức đấu giá và tiền thu được từ thanh lý tài sản phải nộp về ngân sách Nhà nước.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN cơ CHẾ QUẢN lý tài sản CÔNG TRONG các đơn vị HÀNH CHÍNH sự NGHIỆP tại TỈNH CHAMPASACK lào (Trang 37)