Thực trạng sử dụng tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp Tỉnh

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN cơ CHẾ QUẢN lý tài sản CÔNG TRONG các đơn vị HÀNH CHÍNH sự NGHIỆP tại TỈNH CHAMPASACK lào (Trang 31)

5. Kết quả nghiên cứu của luận văn

2.1. Thực trạng sử dụng tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp Tỉnh

Champasack - Lào.

2.1.1 Tình hình tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp Tỉnh Champasack - Lào.

Tài sản công là cơ sở vật chất quan trọng để cho các đơn vị sự nghiệp hoạt động. Do vậy, trong những năm qua tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp nói chung và các đơn vị sự nghiệp nói riêng được nhà nước quan tâm trang bị bằng các phương thức giao, đầu tư, mua sắm, tính đến ngày 01/10/2008 tổng giá trị còn lại của tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp toàn tỉnh ước khoảng 2,820 tỷ kip, trong đó tài sản công không phải là đất đạt 987 tỷ kip tăng 8 lần so với giá trị tài sản công, không kể đất. Trong đó, giá trị tài sản công dùng trong các đơn vị sự nghiệp chiếm khoảng 32% tổng giá trị tài sản công của khu vực hành chính sự nghiệp.

Tiếp đó, những năm (2008-2012) nhà nước tiếp tục ưu tiên đầu tư mua sắm tài sản công cho các hoạt động sự nghiệp từ Ngân sách nhà nước với tốc độ năm sau cao hơn năm trước. Tổng số Ngân sách nhà nước dành để đầu tư mua sắm tài sản công cho hoạt động sự nghiệp hàng năm chiếm từ 40-50% tổng vốn đầu tư cho khu vực hành chính sự nghiệp. Giá trị tài sản công dùng vào hoạt động sự nghiệp trong những năm (2008 – 2012) không ngừng tăng, năm sau cao hơn năm trước và chiếm khoảng 35% - 45% giá trị tài sản cốđịnh tăng thêm của khu vực hành chính sự nghiệp. Điều này có thể chứng minh bằng tốc độ tăng vốn đầu tư và giá trị tài sản cố định tăng thêm của lĩnh vực sự nghiệp giáo dục -

26 đào tạo, khoa học công nghệ, y tế và văn hoá thể thao trong các năm (2008 – 2012) dưới đây:

Bảng 2.1: Vốn đầu tư phát triển và giá trịTSC tăng thêm trong lĩnh vực giáo

dục-đào tạo, khoa học công nghệ, y tế, văn hoá trong các năm (2008 - 2012)

Đơn vị tính: tỷ kip

Chỉ tiêu\năm 2008 2009 2010 2011 2012 1/ Vốn đầu tư phát triển cho giáo

dục-đào tạo, khoa học công nghệ, y tế, văn hoá

- So với tổng số vốn đầu tư phát triển khu vực HCSN % 242 40 290 42 334 45 407 47 530 51

2/ Giá trị tài sản tăng thêm

- So với giá trị TSCĐ tăng thêm khu vực HCSN % 127 36 178 36 223 40 339 43 407 45

Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Champasak

2.1.2 Thực trạng sử dụng tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Tỉnh Champasack – Lào.

Một số tài sản công chủ yếu các đơn vị sự nghiệp đang trực tiếp quản lý sử dụng

- Tài sản là đất đai

Đất đai là tài sản lớn nhất trong các đơn vị sự nghiệp. Tổng quỹ đất đai do các cơ quan hành chính sự nghiệp nói chung quản lý và sử dụng là 1,833 ha, chiếm 0,6 % tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh.

- Tài sản là nhà làm việc và công trình khác

Quỹ nhà làm việc và công trình vật kiến trúc của khu vực hành chính sự nghiệp là một tài sản lớn thứ hai sau đất đai với tổng diện tích 13,567,382 mP

2

P ,

27 với trị giá khoảng 296 tỷ kip, chiếm 35.9% tổng giá trị tài sản cố định khu vực hành chính sự nghiệp và chiếm 76,8% tổng trị giá các tài sản cố định không kể đất. Chỗ làm việc của các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp từng bước được cải thiện nhiều so với thời kỳ trước đổi mới.

- Tài sản là phương tiện vận tải

Theo báo cáo năm 2012 thì sốphương tiện vận tải là xe ô tô trong các đơn vị sự nghiệp khoảng 355 xe, với giá trị nguyên giá theo sổ sách kế toán gần 212 tỷ kip. Tổng trị giá các phương tiện vận tải chiếm khoảng 12,8% tổng trị giá các tài sản cố định kể cả đất và bằng 26,2 % tổng giá trị tài sản cố định không bao gồm đất của các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp. Phương tiện vận tải trang bị cho các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp chủ yếu là xe ô tô bán tải chiếm gần 68% và xe gắn máy, chiếm khoảng 40,5% tổng giá trị các phương tiện vận tải trang bị cho các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, còn lại là các phương tiện vận tải chuyên dùng cho hoạt động sự nghiệp như xe car, xe cứu thương, xe thông tin, ...

- Tài sản là trang thiết bị làm việc

Tổng giá trị máy móc thiết bị là 382 tỷ kip, chiếm 9,8% tổng giá trị của các tài sản nhà nước khu vực hành chính sự nghiệp. Một số ngành như phát thanh, truyền hình, hàng không, địa chính, khoa học công nghệ được quan tâm đầu tư mua sắm máy móc thiết bịhơn các ngành khác.

Những ưu điểm và kết quả sử dụng tài sản công tại các đơn vị sự

nghiệp đem lại

- Hầu hết các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị sự nghiệp đã quản lý kiểm tra, giám sát được việc đầu tư mua sắm các tài sản lớn như xây dựng trụ sở làm việc, mua ô tô và tài sản khác của các đơn vị sự nghiệp thuộc sở, ban, ngành, địa phương quản lý và tại đơn vị; Tài sản công là phương tiện đi lại, điện

28 thoại đã được mua sắm, trang bị sử dụng theo đúng tiêu chuẩn, định mức đáp ứng đúng nhu cầu công tác, phục vụ hoạt động sự nghiệp của đơn vị.

- Việc bố trí sử dụng tài sản tại các đơn vị sự nghiệp đã từng bước được cân đối hài hoà, tài sản dư thừa, không có nhu cầu sử dụng tại các đơn vị đã được điều chuyển kịp thời cho các đơn vị còn thiếu hoặc có nhu cầu để sử dụng; Trong các đơn vị sự nghiệp đã thực hiện bố trí sử dụng tài sản đúng mục đích và khai thác sử dụng có hiệu quả hơn nguồn tài sản công hiện có phục vụ cho công tác và các hoạt động sự nghiệp của đơn vị. Từ đó bảo đảm sử dụng tài sản một các tiết kiệm và hiệu quả.

- Các đơn vị sự nghiệp đã từng bước thực hiện sắp xếp các cơ sở nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước tại đơn vị đang trực tiếp quản lý sử dụng, rút ra quỹ nhà đất dôi dư chuyển sang cho đơn vị khác sử dụng hoặc lập phương án chuyển nhượng để sử dụng tiền thu từ chuyển nhượng nhà đất phục vụ cho đầu tư mua sắm tài sản, tăng cường cơ sở vật chất tại đơn vị theo dự án được duyệt; Việc thanh lý tài sản hư hỏng, lạc hậu về kỹ thuật, tài sản không còn phù hợp đã được quan tâm hơn và thực hiện kip thời, để thu hồi tiền về Ngân sách nhà nước hoặc sử dụng phục vụ cho việc trang bị, nâng cấp, sửa chữa tài sản tại đơn vị. Từ đó hạn chế bớt sự lãng phí thất thoát tài sản.

Với việc đầu tư phát triển tài sản công cho các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước trong những năm qua, cùng với kết quả quản lý sử dụng tài sản tại các đơn vị sự nghiệp ngày càng được nâng cao đã tạo cơ sở vật chất quan trọng và phát huy càng cao vai trò của tài sản công phục vụ cho các hoạt động sự nghiệp phát triển, cung cấp cho sự phát triển kinh tế - xã hội các sản phẩm công ích ngày càng tốt hơn. Kết quả này được thể hiện qua cơ sở vật chất và những thành quả của hoạt động sự nghiệp trong những năm qua, cụ thẻnhư sau:

- Tính đến năm học 2008 – 2012, toàn tỉnh đã có 232 lớp mẫu giáo, 885 trường phổ thông và 01 trường đại học, 10 trường cao đẳng, bảo đảm cho các

29 hoạt động sự nghiệp trong lĩnh vực đào tạo. Kết quả trong năm 2008 – 2012 toàn tỉnh đã có 6,356 trẻ em đến lớp mẫu giáo, 58,909 học sinh đến trường và 261,283 sinh viên học đại học, cao đẳng và tính đến 8/2013 số lao động được đào tạo có trình độ chuyên môn kỹ thuật tính từ sơ cấp hoặc có chứng chỉ nghề trở lên chiếm tới 20,7% tổng số lao động toàn tỉnh.

- Nhà nước đã đầu tư, mua sắm các tài sản công trang bị cho các hoạt động sự nghiệp y tế, thể thao tính đến năm 2012 toàn tỉnh đã có 72 cơ sở khám chữa bệnh, 596 giường bệnh, 01 rạp chiếu bóng, 05 thư viện các cấp từ tỉnh đến huyện. Với những cơ sở vật chất đã có để nâng cao thể chất và tinh thần cho con người lao động phù hợp với xu hướng phát triển khoa học công nghệ; trong đó năm 2005 tỉnh đã hoàn thành chương trình xoá nạn mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, về y tế cứ 9.000 dân có 6 bác sĩ. Tuổi thọ bình quân cả nước đến 2012 đạt 60,8 tuổi.

- Với tài sản công tỉnh đã trang bị tại 02 cơ quan nghiên cứu là điều kiện vật chất cần thiết để thực hiện các công trình khoa học công nghệ và áp dụng các thành tựu khoa vào phát triển kinh tế - xã hội, đã góp phần đem lại những kết quả lớn như: sản xuất nông nghiệp đã làm tăng năng suất từ 12 – 15%.

 Một số hạn chế trong quản lý sử dụng tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp

Trong những năm qua, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý sử dụng tài sản trong các đơn vị sự nghiệp cũng còn hạn chế biểu hiện ở những mặt sau:

- Việc quản lý và sử dụng đất đai trong các đơn vị sự nghiệp còn ảnh hưởng bởi cơ chế bao cấp trong quản lý đất đai, nên các đơn vị chưa tổ chức theo dõi về diện tích, chưa được tính giá trị tài sản khi Nhà nước giao đất và lập hồ sơ về đất theo qui định của Luật Đất đai, cụ thể là qua kiểm kê đã phát hiện

30 110 ha đất chưa theo dõi trên sổ sách, chiếm 6.3% tổng quĩ đất và mới có 1,710 ha đất, chiếm 73.7% tổng quĩ đất giao cho các cơ quan đơn vị sự nghiệp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đất cấp cho các đơn vị sự nghiệp không tính toán sát với nhu cầu sử dụng đất, dẫn đến đất đai chưa sử dụng và không có nhu cầu sử dụng của tất cả các cơ quan, đơn vị sự nghiệp lên tới 47 ha, chiếm 3% tổng quĩ đất được giao. Một số cơ quan, đơn vị sự nghiệp dùng quĩ đất được giao vào các mục đích sản xuất kinh doanh, cho thuê và làm nhà ở chiếm tới 36% tổng quỹđất được giao; thậm chí đất trong khuôn viên trụ sở làm việc của các cơ quan đơn vị sự nghiệp vẫn dùng vào các mục đích khác. Đất trong khuôn viên trụ sở của 32 cơ quan, đơn vị sự nghiệp đem dùng vào mục đích khác chiếm tới 0,8 % tổng quĩ đất trong khuôn viên trụ sở.

- Việc quản lý và sử dụng nhà thuộc trụ sở làm việc của cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp vẫn còn bất hợp lý về qui mô và diện tích trong nội bộ cùng lĩnh vực hoạt động, giữa các sở, ngành và giữa các địa phương; ở cấp các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh quản lý diện tích nhà làm việc (kể cả diện tích phụ trợ) tính trên một đầu biên chế mức thấp nhất là khoảng 3 mP

2

P/người, mức cao nhất là 29 mP

2

P

/người; tương tự ở huyện mức thấp nhất là 1 mP

2 P /người (Sukuma), mức cao nhất là 13 mP 2 P

/người (Pakse). Tỷ trọng nhà cấp 4 và nhà tạm trong quỹ nhà là trường học chiếm 53%, nhà trẻ, mẫu giáo là 62%. Như vậy, trường học là cơ sở vật chất để đào tạo con người lao động có trí tuệ và thể lực cho xã hội, nhưng nhà cửa có chất lượng rất thấp.

- Các tài sản như đất đai, nhà cửa và tài sản có giá trị lớn phần lớn không có đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ tài liệu phản ánh nguồn gốc tài sản hoặc các thông số kỹ thuật của tài sản... . Mặt khác, tài sản trong từng đơn vị sự nghiệp cũng chưa được theo dõi đầy đủ trên sổ sách kế toán, nên qua kiểm kê hầu hết các đơn vị sự nghiệp đều có hiện tượng tài sản không có hồ sơ tài liệu phản ánh nguồn gốc tài sản hoặc thông số kỹ thuật của tài sản, có tình trạng chênh lệch về

31 số lượng tài sản giữa sổ sách và thực tế kiểm kê hoặc trên sổ sách chỉ theo số lượng không theo dõi giá trị của tài sản. Ví dụ đất, diện tích sử dụng thực tế kiểm kê chênh lệch so với sổ kế toán là 71 ha, tương tự nhà cửa 10,321 triệu mP

2

P , máy móc thiết bị văn phòng chênh lệch 209 cái .v.v...

- Việc xây dựng, mua sắm tài sản chưa được thực hiện đúng theo tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước đã qui định, mà tuỳ thuộc vào khả năng nguồn kinh phí của đơn vị, của sở, ngành, địa phương. Việc quản lý, sửa chữa, tôn tạo, nâng cấp tài sản (của trụ sở) đều do từng cơ quan trực tiếp sử dụng tài sản quyết định.

- Các cơ quan có chức năng quản lý tài sản của các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh quản lý, không nắm được đầy đủ tài sản của các đơn vị trực thuộc phạm vi quản lý, chính quyền địa phương không nắm được đầy đủ tài sản của các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn quản lý và ngay các sở, ban, ngành ở địa phương cũng không nắm được chính xác số tài sản của các đơn vị trực thuộc. Viêc quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính sự nghiệp được giao trực tiếp quản lý sử dụng còn chưa được quan tâm; nhiều đơn vị sự nghiệp sử dụng nhà đất, phương tiện không đúng mục đích như cho thuê, cho mượn, sử dụng phục vụ mục đích cá nhân, gây thất thoát và lãng phí.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN cơ CHẾ QUẢN lý tài sản CÔNG TRONG các đơn vị HÀNH CHÍNH sự NGHIỆP tại TỈNH CHAMPASACK lào (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)