Đánh giá về cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp Tỉnh

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN cơ CHẾ QUẢN lý tài sản CÔNG TRONG các đơn vị HÀNH CHÍNH sự NGHIỆP tại TỈNH CHAMPASACK lào (Trang 44)

5. Kết quả nghiên cứu của luận văn

2.3. Đánh giá về cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp Tỉnh

Champasack - Lào.

2.3.1. Những kết quảđạt được

• Cơ chế chính sách quản lý tài sản công đã từng bước được xác lập hoàn chỉnh và bằng các văn bản quy phạm pháp luật là Nghị định của Chính phủ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, quy chế của Bộ Tài chính, UBND.. Hệ thống các quy tắc, quy định, quy chế, chế độ quản lý đã bao quát từ khâu đầu tư, mua sắm đến quá trình quản lý sử dụng và cuối cùng là thu hồi, thanh xử lý tài sản không có nhu cầu sử dụng hoặc không còn sử dụng được. Cơ chế quản lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp thực sự trở thành cơ sở pháp lý cơ bản để cơ quan chức năng có căn cứ bố trí kinh phí cho đầu tư, mua sắm tài sản công, chính quyền các cấp, các cơ quan có trách nhiệm quản lý nắm được số lượng và giá trị tài sản công đang được sử dụng trong các đơn vị sự nghiệp và biến động trong từng năm; là căn cứ để các cơ quan, đơn vị thực hiện việc đầu tư trang bị, quản lý sử dụng và xử lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp, cũng như có căn cứ để kiểm tra, giám sát tình hình quản lý, sử dụng tài sản công trong các đơn vị sự nghiệp. Đồng thời cũng xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan và đơn vị trong việc quản lý, đầu tư, mua

39 sắm, bố trí sử dụng và sửa chữa, bảo quản tài sản công được Nhà nước giao tại đơn vị sự nghiệp.

• Từ cuộc tổng kiểm kê, đánh gía lại tài sản cố định trong khu vực hành chính sự nghiệp năm 2008 đến nay, các sở, ban, ngành và địa phương đã trên cơ sở các quy tắc, quy định, quy chế, chế độ của nhà nước ban hành đã thực hiện kiểm tra giám sát việc đầu tư mua sắm các tài sản lớn như xây dựng trụ sở làm việc, mua ô tô của các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Sở,ban, ngành và địa phương quản lý, chấn chỉnh những sai phạm, bảo đảm trụ sở làm việc mới xây dựng phù hợp với nhu cầu, định mức sử dụng và thể hiện tính tôn nghiêm, mỹ quan, môi trường của công sở. Tài sản công là phương tiện đi lại đã được mua sắm theo đúng tiêu chuẩn, định mức và đáp ứng nhu cầu công tác của các đơn vị. Việc quản lý về đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản thực hiện theo phương thức đấu thầu và qui định về mua sắm tài sản nhà nước bằng vốn Ngân sách nhà nước, có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý tài chính, của ngành Kho bạc nhà nước đã bảo đảm tiết kiện và hạn chế thất thoát khi mua sắm trang bị tài sản tại các đơn vị sự nghiệp.

• Nhà đất là tài sản công lớn nhất trong khu vực hành chính sự nghiệp đã và đang quản lý về số lượng, giá trị và mục đích sử dụng tài sản thông qua việc đăng ký quản lý tài sản công là cơ sở nhà đất của từng cơ quan hành chính sự nghiệp với cơ quan tài chính để được cấp giấy chứng nhận quyền quản lý và sử dụng tài sản công. Đây là một trong những qui định để quản lý chặt chẽ các bất động sản của Nhà nước và một số nước đã làm như Trung Quốc, Pháp. Theo báo cáo của Sở tài chính tính đến cuối năm 2012, 10 huyện trong toàn tỉnh đã triển khai công tác kê khai, đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền quản lý sử dụng nhà đất của các cơ quan sự nghiệp, trong đó một số địa phương đã hoàn thành như Pakse, Sukuma,

40 Paksong, Bachieng, mun, kong, Phonthong, Champasack, Pathomphon, đã hoàn thành kê khai đăng ký và cấp giấy chứng nhận cơ sở nhà đất cho tất cả cơ quan quản lý hành chính và các đơn vị sự nghiệp.

• Nguồn tài sản công hiện có của các cơ quan hành chính sự nghiệp đã và đang được bố trí, khai thác có hiệu quả hơn; thông qua qui định về điều chuyển tài sản từ các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp khi không có nhu cầu sử dụng sang các cơ quan đơn vị có nhu cầu sử dụng, hoặc điều chuyển tài sản công từ các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc tỉnh Champasack sử dụng. Kết quả trong 5 năm qua, cơ quan quản lý công sản các cấp đã trình cấp có thẩm quyền và giải quyết điều chuyển tài sản từ nơi thừa sang nơi thiếu với tổng giá trị tài sản là 3,601 tỷ kip, trong đó: Điều chuyển 9 xe ô tô có giá trị 1.8 tỷ kip; Điều chuyển 23 xe mô tô gắn máy 2 bánh tương đương 0.41 tỷ kip; Điều chuyển nhà đất thuộc trụ sở làm việc với tổng diện tích đất là 106,595 mP

2 P đất và 52,933 mP 2 P nhà với tổng nguyên giá 51 tỷ kip.

• Việc xử lý thanh lý tài sản tại các đơn vị sự nghiệp cũng đã được quan tâm và thực hiện kịp thời khi tài sản đã hư hỏng hoặc không còn sử dụng được, từ đó bảo đảm kịp thời cho việc giải phóng mặt bằng thực hiện đầu tư xây dựng, đã hạn chế bớt những thất thoát, lãng phí do để tài sản không thanh lý, tận thu được tiền về ngân sách nhà nước hoặc tăng thêm nguồn kinh phí để sử dụng bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công tại đơn vị. Trong 5 năm qua, các đơn vị sự nghiệp đã chủ động đề nghị và cơ quan tài chính các cấp đã cùng với các ngành thẩm định và tổ chức thanh lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp một cách công khai, đảm bảo sự kiểm soát của Nhà nước, tránh tình trạng tuỳ tiện trong thanh lý tài sản và kịp thời nộp đủ số tiền thanh lý tài sản vào Ngân sách nhà nước. Theo số liệu báo cáo chưa đầy đủ của phòng quản lý tài sản của Sở tài chính, trong 5 năm, số

41 tài sản đã thực hiện thanh lý, gồm: 216,771 mP

2

P

nhà; 27 xe ô tô không còn xử dụng được và 112 xe gắn máy và nhiều tài sản khác; số tiền thu từ thanh lý tài sản đã nộp Ngân sách nhà nước là 56.25 tỷ kip (của các đơn vị hành chính sự nghiệp).

• Việc kiểm tra, kiểm soát và quản lý sử dụng tài sản tại các đơn vị sự nghiệp tài sản đã được nâng cao và từng bước đi vào nề nếp. Căn cứ các nguyên tắc, quy chế xử lý đã được quy định, nhiều đơn vị sự nghiệp đã xây dựng quy chế quản lý sử dụng cụ thể đối với tài sản công tại đơn vị, gắn trách nhiệm với khen thưởng xử phạt trong quản lý sử dụng đã phần lớn hạn chế được việc sử dụng lãng phí và để thất thoát tài sản; đồng thời sắp xếp nơi làm việc tiết kiệm để rút ra quĩ nhà đất dôi dư lập phương án điều chuyển hoặc xử lý bán theo quy định để sử dụng tiền thu từ bán, chuyển nhượng tài sản thực hiện đầu tư xây dựg hoặc mua sắm tài sản mới theo dự án được duyệt. Riêng tài sản của các sở trên địa bàn tỉnh, với việc sắp xếp lại nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước các cơ quan, đơn vị đã rút ra quỹ nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước dôi dư có thể đưa ra bán đấu giá trên 10,000 mP

2

P

nhà, 191,000 mP

2

P đất. Kết quả này không chỉ giảm bớt kinh phí để mua sắm cho các đơn vị sự nghiệp nói riêng, mà còn góp phần khai thác, sử dụng có hiệu quả và chống lãng phí tài sản nhà nước; tạo nguồn kinh phí cho việc trang cấp tài sản mới cho các đơn vị.

Công tác quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp đạt được những kết quả trên đây trước hết là Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định tài sản công là nguồn nội lực và là điều kiện vật chất để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học, công nghệ, y tế, văn hoá thông tin… Từ đó chính sách, cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp đã từng bước được đổi mới cho phù hợp với yêu cầu thực hiện chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học, công nghệ, y tế, văn hoá thông tin… và yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội

42 trong giai đoạn nước ta đang thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển nền kinh tế thịtrường có sử quản lý của Nhà nước.

2.3.2. Mặt hạn chế trong cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự

nghiệp thuộc Tỉnh Champasack – Lào.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trên đây, Cơ chế quản lý và công tác quản lý, sử dụng tài sản trong các đơn vị sự nghiệp đang còn có những hạn chế chưa đáp ứng kịp yêu cầu đổi mới về quản lý tài sản công của Đảng là cần đổi mới công tác quản lý kinh tế đối với tài sản và tài nguyên quốc gia thuộc sở hữu Nhà nước theo phương châm khắc phục bằng được các kẽ hở trong công tác quản lý. Đảm bảo mọi tài sản của Nhà nước đều có người chịu trách nhiệm bảo vệ, sử dụng, phát triển, đó là:

• Các thể chế quản lý tài sản công trong các đơn vị sự nghiệp đã được ban hành với những nguyên tắc, quy định, quy chế cơ bản về trang cấp, đầu tư, mua sắm tài sản cũng như trong quá trình sử dụng tài sản và xử lý lý tài sản còn thiếu hoặc chưa phù hợp với yêu cầu đổi mới để pháp huy tối đa được các nguồn lực và sử dụng tiết kiện, hiệu quả tài sản phục vụ cho các hoạt động sự nghiệp. Cơ chế quản lý tài sản công chưa quy định được nguyên tắc thẩm định mua sắm tài sản đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính thẩm định đưa vào dự toán chi Ngân sách Trung ương hàng năm về mua sắm phương tiện vận tải, trang thiết bị làm việc cho các cơ quan hành chính sự nghiệp thuộc Trung ương trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về Ngân sách nhà nước. Tương tự cấp tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính thẩm định trình Chủ tịch tỉnh xem xét, quyết định đưa vào dựtoán ngân sách địa phương hàng năm về mua sắm phương tiện vận tải, trang thiết bị làm việc cho các cơ quan hành chính sự nghiệp thuộc địa phương. Các nguồn kinh phí, tài sản để thực hiện trang cấp tài

43 sản, cũng như các phương thức trang cấp tài sản còn hạn hẹp, chưa tạo điều kiện cho việc phát triển tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp.

• Các đơn vị sự nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước hiện nay đang áp dụng chung cơ chế quản lý tài sản cùng với cơ quan hành chính nhà nước, trong khi hoạt động của các đơn vị sự nghiệp đa dạng, tài sản công không chỉđể hoạt động cho công tác quản lý của đơn vị, mà còn sử dụng cho các hoạt động sự nghiệp công và được dùng vào sản xuất kinh doanh hoặc các hoạt động sự nghiệp có thu. Về hình thức sở hữu tài sản của các đơn vị sự nghiệp đã có những tài sản thuộc sở hữu chung, trong đó có sở hữu nhà nước, sở hữu tạp thể hoặc cá nhân. Điều đó dẫn đến cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn bị sự nghiệp chưa bao hàm các quan hệ về tài sản như phạm vi tài sản công trong đơn vị sự nghiệp đến đâu, nguyên tắc, quy trình, thủ tục chuyển dịch tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công sang các đơn vị sự nghiệp có thu, hoặc sang đơn vị sự nghiệp bán công; thẩm quyền của đơn vị sự nghiệp trong khâu đầu tư mua sắm tài sản và thanh lý tài sản khi không có nhu cầu sử dụng hoặc không còn sử dụng được, quyền của đơn vị sự nghiệp trong quá trình khai thác, sử dụng tài sản để tổ chức các hoạt động sự nghiệp không phải là sự nghiệp công như thế nào. Đây là những vấn đề phát sinh khi có chủ trương đổi mới các hoạt động sự nghiệp công theo hướng đa dạng hoá các hoạt động sự nghiệp.

• Hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công làm căn cứ mua sắm

trang bị tài sản còn quá ít, chưa đầy đủ. Các tài sản như thiết bị văn phòng như máy vi tính, bàn ghế, tủ làm việc chưa có tiêu chuẩn, định mức sử dụng, dẫn đến mua sắm không thống nhất giữa các đơn bị sự nghiệp và trang bị sử dụng trong các đơn vị sự nghiệp còn rất khác nhau và việc đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản sử dụng còn lãng phí thất thoát về kinh phí

44 đầu tư và dư thừa so với nhu cầu sử dụng theo tiêu chuẩn định mức do chưa có quy định

• Các quy định về thẩm quyền quyết định mua sắm, xử lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp còn tập trung ở cấp Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch tỉnh hoặc Bộ trưởng các Bộ ngành, chưa tạo điều kiện nâng câo tính tự chủ , chủ động cho thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp, thủ trưởng các cấp quản lý dưới cấp Bộ; trình tự, thủ tục mua sắm, xử lý tài sản còn nhiều thủ tục hành chính, chưa đơn giản thuận tiện cho việc thực hiện điều chuyển, thanh lý tài sản.

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế và tồn tại

Những hạn chế và tồn tại về cơ chế và công tác quản lý tài sản công trong các đơn vị sự nghiệp có nhiều nguyên nhân, song do các nguyên nhân chủ yếu sau đây:

2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Tổ chức bộ máy quản lý tài sản công chưa thành hệ thống nhất từ Trung ương đến địa phương; Năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý tài sản công trong các cơ quan được giao chức năng quản lý tài sản công, trong các cấp, các đơn vị sự nghiệp còn hạn chế về trình độ chuyên môn. Từ đó dẫn đến tình trạng thiếu tính thống nhất trong thực hiện các chế độ quản lý tài sản công và thực hiện các biện pháp cụ thể để quản lý tài sản công; hệ thống thông tin về tài sản công thiếu, không phục vụ kịp thời cho các công tác quản lý tài sản công.

- Sự nhận thức về lý luận và vận dụng kinh nghiệm quản lý của thế giới vào nước ta còn bị hạn chế, việc hiểu đúng về lý luật của chủnghĩa Mác – Lê nin, cũng như vận dụng lý luận và các kinh nghiệm quản lý của các nước trên thế giới vào xây dựng cơ chế quản lý tài sản công cho phù hợp với

45 quy luật khách quan và điều kiện thực tế của Lào nói chung, Tỉnh Champasack nói riêng còn chưa sâu sắc, có những vấn đề về lý luận chưa được nghiên cứu sâu, đầy đủ, toàn diện hoặc hiểu chưa đúng; việc đưa lý luận đưa kinh nghiệm quản lý của một số nước trên thế giới vận dụng vào thực tiễn còn chưa đầy đủ, vừa làm vừa thử nghiệm, có khi làm thấy sai lại làm lại, v,vv.. Tuy nhiên trong hơn chục năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm quản lý của một sốnước trên thế giới sâu sắc, đầy đủhơn để phục vụ không chỉ cho công tác quản lý, mà còn cả cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội và đã từng bước khắc phục được nguyên nhân hạn chế này, cơ sở quản lý tài sản công nói chung và quản lý tài sản công tại các đơn vị sự ghiệp đã có được cơ sở lý luận và kinh nghiệm để xây dựng và hoàn thiện để quản lý và thực hiện thống nhất.

- Tài sản nhà nước nói chung và tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp nói riêng trong thời gian dài được quản lý và sử dụng theo cơ chế bao cấp. Nhà nước cấp cho các đơn vị sự nghiệp sử dụng theo yêu cầu và khả năng

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN cơ CHẾ QUẢN lý tài sản CÔNG TRONG các đơn vị HÀNH CHÍNH sự NGHIỆP tại TỈNH CHAMPASACK lào (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)