5. Kết quả nghiên cứu của luận văn
3.1. Phương hướng và yêu cầu hoàn thiện quản lý tài sản công tại các đơn vị
sự nghiệp Tỉnh Champasack - Lào.
3.1.1. Phương hướng hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công tại các
đơn vị sự nghiệp.
Nhà nước ta là một chủ thể xã hội đặc biệt của xã hội. Sự ra đời và phát triển của Nhà nước gắn liền với sự xuất hiện của quốc gia. Nhà nước là người đại diện cho mọi thành viên của cộng đồng, do đó Nhà nước có chủ quyền đối với tài sản quốc gia, đồng thời là người đại diện chủ sở hữu của tài sản công. Nhà nước là chủ sở hữu tài sản của mọi tài sản công nhưng không phải là người trực tiếp sử dụng tài sản công; Nói một cách khác quyền sở hữu tài sản và quyền sử dụng tài sản không hoàn toàn gắn với nhau. Nhà nước thực hiện quản lý bằng cơ chế, thông qua thể chế và giao tài sản công cho các cơ quan, đơn vị sử dụng tài sản công để thực hiện mục tiêu. Để thực hiện vai trò chủ sở hữu tài sản công của mình, Nhà nước phải nâng cao chức năng quản lý Nhà nước đối với tài
49 sản công để buộc mọi đơn vịđược giao quyền sử dụng tài sản công phải bảo tồn, phát triển nguồn tài sản công và sử dụng tài sản công tiết kiệm và có hiệu quả để phục vụ sự phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ được môi trường môi sinh. Đồng thời Nhà nước phải thực hiện vai trò kiểm tra, kiểm soát các quá trình hình thành, sử dụng, khai thác và xử lý tài sản công để bảo đảm việc quản lý sử dụng tài sản công trong từng đơn vịđúng với thể chế của Nhà nước đã định ra.
Để bảo đảm thực hiện sự quản lý của Nhà nước đối với các quá trình hình thành phát triển, khai thác sử dụng và kết thúc của các tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp, trong quá trình xây dựng hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp được quán triệt theo các phương hướng sau đây:
Một là: Xây dựng hoàn thiện thể chế về quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp. Đây là một hình thức quản lý Nhà nước và một biện pháp hàng đầu để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước. Thông qua thể chế bao gồm các quy tắc, quy định, quy chế, ... , Nhà nước mới buộc mọi cơ quan, đơn vị sự nghiệp sử dụng tài sản công theo pháp luật, đúng ý chí của Nhà nước - người chủ sở hữu tài sản công. Bằng các văn bản quy phạm pháp luật quy định về trang cấp tài sản công, các quy tắc quản lý, sử dụng và chế độ xử lý tài sản công buộc mọi đối tượng quản lý cũng như đối tượng sử dụng tài sản công phải tuân thủ.
Hai là: Tăng cường sử dụng các công cụ và biện pháp kinh tế để quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp. Công cụ kinh tế để quản lý tài sản công bao gồm hệ thống kế hoạch hoá và hệ thống đòn bẩy kinh tế như giá cả, tài chính, thuế, tín dụng... Trong đó các cơ chế tài chính có vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển tài sản công, khai thác, sử dụng tài sản công tiết kiệm và có hiệu quả, đặc biệt là công cụ ngân sách, kế toán và thuế và các biện pháp kinh tế gắn với việc sử dụng và xử lý tài sản.
50
Ba là: Phân định, xác định rõ phạm vi, nội dung và trách nhiệm quyền hạn quản lý, sử dụng giữa cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước với cơ quan trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản gắn với đẩy mạnh phân cấp thẩm quyền. Như chúng ta đều biết quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản công thường là tách khỏi nhau, nhưng lại dễ đan xen với nhau; do đó, cần phân định rõ trách nhiệm, thẩm quyền để bảo đảm việc quản lý, sử dụng tài sản công tránh lãng phí, thất thoát, đồng thời đẩy mạnh việc phân cấp thẩm quyền trong đầu tư, mua sắm, sử dụng, xử lý trong công tác quản lý sử dụng tài sản sẽ góp phần nâng cao được hiệu quả sử dụng tài sản để phục vụ các hoạt động sự nghiệp.
Bốn là: Đẩy mạnh và đa dạng các biện pháp, hình thức kiểm tra, giám sát và chế tài xử lý vi phạm trong việc quản lý, sử dụng tài sản tại các đơn vị sự nghiệp. Nhà nước không chỉ thực hiện quyền sở hữu tài sản công bằng pháp luật và cơ chế chính sách mà còn phải có cơ chế, biện pháp kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm để bảo đảm cho việc quản lý, sử dụng đúng với cơ chế chính sách đã qui định, từ đó thiết lập nguyên tắc quản lý, xử dụng và xử lý tài sản thống nhất trong tất cả các đơn vị sự nghiệp và bảo đảm cho việc sử dụng tài sản công phục vụ đúng các mục tiêu đã dề ra.
Năm là: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp. Nói đến cơ cấu tổ chức để quản lý tài sản công trước hết phải nói đến hệ thống cơ quan quản lý tài sản công và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống cơ quan quản lý tài sản công. Để quản lý tài sản công trong một quốc gia thì cơ quan quản lý tài sản công phải được xây dựng thành một hệ thống từ Trung ương đến địa phương và trong từng đơn vị, với điều kiện vật chất, con người đầy đủ và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hoàn thiện để đủ điều kiện và năng lực thực hiện quản lý. Mặt khác trong mỗi cơ quan sự nghiệp cũng cần có bộ phận quản lý tài sản công với cán bộ có năng lực chuyên môn và chức năng nhiệm vụ cụ thể để bảo đảm thực hiện tốt việc quản lý tài sản công tại đơn vị.
51
3.1.2. Quan điểm, yêu cầu nhiệm vụ hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp.
3.1.2.1. Quan điểm
Xuất phát từ thực tế của việc quản lý và sử dụng tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp, việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp phải quán triệt các quan điểm cơ bản như:
Một là: phải đổi mới hệ thống cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp, đảm bảo yêu cầu tăng cường quản lý tài sản công trên cơ sở pháp luật của nhà nước nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của cơ chế quản lý tài sản công.
Hai là: đẩy mạnh phân cấp, phân định rõ quyền hạn gồm với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan, đơn vịđược giao trực tiếp sử dụng tài sản công.
Ba là: đổi mới cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị ự nghiệp phải gắn với quá trình cải cách cơ chế quản lý kinh tế-xã hội của đất nước theo nguyên tắc kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủnghĩa.
3.1.2.2. Yêu cầu:
Trên cơ sở các phương hướng hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp nêu trên, việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp phải bảo đảm những yêu cầu nhiệm vụ sau:
Một là: thực hiện đầu tư, duy trì và phát triển tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp là thiết thực để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Như chúng ta đều biết, tài sản công là điều kiện vật chất không thể thiếu được phục vụ cho các hoạt động sự nghiệp kinh tế – xã hội, trong đó có các hoạt động sự nghiệp giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ, văn hoá thông tin. Sự phát triển các hoạt động sự nghiệp này là nền tảng và động lực của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
52 phải bằng và dựa vào khoa học - công nghệ”. Một trong các giải pháp để phát triển các hoạt động sự nghiệp này là phải tăng đầu tư cho giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ và các hoạt động sự nghiệp khác, trong đó có đầu tư để duy trì và phát triển tài sản công cho các đơn vị sự nghiệp. Theo quan điểm này, cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp vừa phải bảo đảm giành vốn Ngân sách nhà nước đểđầu tư, mua sắm tài sản công cho các đơn vị sự nghiệp, vừa phải quản lý chặt chẽ việc sử dụng các nguồn vốn cho đầu tư để duy trì, phát triển tài sản công trong các đơn vị sự nghiệp có hiệu quả và tiết kiệm.
Hai là: cơ chế quản lý tài sản công phải được thể chế đầy đủ các quy tắc, quy định, quy chế, ... bằng các văn bản quy phạm pháp luật để làm căn cứ pháp lý cho các tổ chức, đơn vị thực hiện việc quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp.
Ba là: xây dựng cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp gắn với quá trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp. Theo tinh thần Nghị quyết của đại hội lần thứ IX của Đảng, cải cách cơ chế quản lý tài chính đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp là một trong các nội dung cụ thể trong tổng thể về cải cách tài chính. Đối với các đơn vị sự nghiệp từng bước phải chuyển từ chế độ tài chính của cơ quan hành chính sang cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu. Do vậy, việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp phải đảm bảo yêu cầu vừa quản lý các tài sản công không dùng vào sản xuất kinh doanh, vừa quản lý các tài sản công của đơn vị sự nghiệp được dùng vào sản xuất kinh doanh hoặc cung ứng dịch vụ; đồng thời mở rộng quyền tự chủ của các đơn vị trong việc mua sắm tài sản, sử dụng tài sản.
Bốn là: lấy hiệu quả sử dụng tài sản phục vụ các hoạt động sự nghiệp làm thước đo của cơ cế quản lý. Tài sản công được hình thành chủ yếu từ việc đầu tư mua sắm tài sản bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ
53 Ngân sách nhà nước. Do vậy, trang cấp tài sản công cho các đơn vị sự nghiệp cũng có nghĩa là Ngân sách nhà nước giành kinh phí đểđầu tư phát triển cho các hoạt động sự nghiệp. Nguồn vốn đầu tư này phải đảm bảo yêu cầu thiết thực và có hiệu quả hay nói cách khác là phải đầu tư mua sắm tài sản công đúng với yêu cầu, đúng với khả năng Ngân sách nhà nước và khi sử dụng tài sản phải có hiệu quả, tiết kiệm. Đặc biệt hiện nay nước ta đang thực hiện phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, thì yêu cầu đặt ra đối với cơ chế quản lý tài sản công nói chung và quản lý tài sản công tại các đơn vị hành chính sự nghiệp phải thực hiện quản lý cả về hiện vật, giá trị và lấy hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài sản công là thước đo chủ yếu đểđánh giá.
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý tài sản công tại các đơn vị sự Tỉnh Champasack - Lào.
3.2.1. Đa dạng hoá các hình thức sở hữu và sử dụng tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp phù hợp với quá trình xã hội hoá các hoạt động sự nghiệp.
Thứ nhất, là rà soát quĩ nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước đang giao cho các đơn vị sự nghiệp để bố trí sử dụng hợp lý tài sản công là nhà đất và chuyển nhượng quỹ nhà đất dư thừa cho các tổ chức, cá nhân ngoài nhà nước có nhu cầu về đất để phát triển sự nghiệp công cộng có mục đích kinh doanh hoặc dùng vào sản xuất kinh doanh theo luật pháp qui định, nhằm:
- Thực hiện chủtrương rà soát lại quỹnhà đất của các cơ quan hành chính sự nghiệp được đề ra tại Nghị quyết Trung ương lần thứ 7 khoá IX của Đảng về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
54 - Đưa dần công tác quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp vào nề nếp, chế độ, tránh lãng phí tài sản, khắc phục tình trạng sử dụng tài sản công không đúng mục đích như hiện nay.
Thứ hai là chuyển một số đơn vị sự nghiệp công hoặc bán công sang các
đơn vị sự nghiệp tư nhân hoặc doanh nghiệp kinh doanh tại những nơi các thành phần kinh tế ngoài nhà nước có khảnăng đầu tư vào lĩnh vực sự nghiệp, nhằm:
- Thực hiện chủ trương xã hội hoá các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học – công nghệ, y tế, văn hoá thể thao của Đảng và Nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất đặc biệt là mặt bằng cho tổ chức sự nghiệp của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước, hiện có như giáo dục mầm non ngoài công lập có gần 22 cơ sở đảm bảo 72% số trẻ đến độ tuổi mầm non có nơi học, y tế, thể thao hiện có 3 nhà tập thi đấu, 5 sân bóng đá lớn và 9 sân bóng đá mini dotư nhân đầu tư và tiếp tục phát triển thêm.
- Phân định rõ chủ thể sở hữu và sử dụng tài sản phục vụ cho hoạt động sự nghiệp, từ đó xác định rõ trách nhiệm của người quản lý tài sản, tránh tình trạng cha chung không ai khóc trong việc quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp bán công.
- Ngân sách nhà nước tập trung đầu tư vào các lĩnh vực cần đầu tư như các lĩnh vực nghiên cứu khoa học cơ bản, các đề án về đổi mới chất lượng giáo dục - đào tạo, nâng cấp các bệnh viện cấp tỉnh, các cơ sở khám chữa bệnh cơ sở, duy tu và phát triển văn hoá, nghệ thuật dân tộc và các lĩnh vực khác, các thành phần kinh tế ngoài nhà nước không đầu tư được.
- Trong những năm gần đây, Ngân sách nhà nước đã cố gắng tăng tỷ lệ chi cho đầu tư về giáo dục - đào tạo, khoa học – công nghệ, y tế, thể thao văn hoá, song do đầu tư Ngân sách nhà nước phân tán cho nhiều lĩnh vực, nên chi cho các hoạt động Sự nghiệp này vẫn còn thấp so với nhu cầu. Trong điều kiện
55 này, chuyển hoạt động sự nghiệp công thành hoạt động sự nghiệp do các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đảm nhiệm thì mới huy động vốn đầu tư cho lĩnh vực hoạt động sự nghiệp.
- Các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đầu tư vào các lĩnh vực hoạt động sự nghiệp, sẽ tạo ra sự cạnh tranh giữa các đơn vị sự nghiệp, từ đó nâng cao chất lượng các dịch vụ sự nghiệp, đảm bảo quyền lợi cho mọi người trong xã hội được hưởng các dịch vụ công với chất lượng cao.
3.2.2. Mở rộng các phương thức trang cấp và nguồn vốn đầu tư, mua sắm tài sản cho các đơn vị hành chính sự nghiệp.
Thứ nhất là bổ sung việc trang cấp tài sản tại các đơn vị sự nghiệp theo phuơng thức tiếp nhận tài sản từ nguồn tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước, tài sản được xác lập sở hữu nhà nước và tài sản của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tặng cho.
Thứ hai là bổ sung thêm nguồn vốn, tài sản để trang cấp tài sản cho các đơn vị sự nghiệp từ nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và khấu hao tài sản từ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị sự nghiệp; từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị được phép sử dụng; từ nguồn tiền thu bán, chuyển nhượng, thanh lý tài sản công tại đơn vị.
Giải pháp này sẽ huy động thêm được các nguồn tài sản, nguồn kinh phí