1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sử dụng tài sản địa phương của công ty đa quốc gia

72 756 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 624,92 KB

Nội dung

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Các yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng sử dụng tài sản địa phương của công ty con thuộc công ty đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam?. Từ những khái niệm trên có thể

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÙI VIỆT HƯNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

KHẢ NĂNG SỬ DỤNG TÀI SẢN ĐỊA PHƯƠNG CỦA CÔNG TY ĐA QUỐC GIA

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Quản trị kinh doanh

Mã số ngành: 52340101

Tháng 11 – Năm 2014

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÙI VIỆT HƯNG MSSV: 4114527

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

KHẢ NĂNG SỬ DỤNG TÀI SẢN ĐỊA PHƯƠNG CỦA CÔNG TY ĐA QUỐC GIA

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Quản trị kinh doanh

Mã số ngành: 52340101

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

TS VÕ VĂN DỨT

Tháng 11 – Năm 2014

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Trên thực tế, không có thành công nào mà không gắn liền với những sự

hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, tôi

đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy, Cô, gia đình và bạn bè Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến tất cả mọi người

Luận văn này sẽ không thể hoàn thành nếu không có sự hướng dẫn của

TS Võ Văn Dứt Tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt nhất của tôi đến Thầy Trong suốt thời gian thực hiện luận văn, Thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và cho tôi những lời khuyên rất bổ ích Bên cạnh đó, Thầy còn cung cấp cho tôi rất nhiều nguồn tài liệu phong phú từ những bài nghiên cứu trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế của những tạp chí hàng đầu thế giới Làm việc chung với Thầy không chỉ giúp tôi nắm vững được kiến thức chuyên môn mà còn giúp tôi học được rất nhiều điều hay, và ngày càng hoàn thiện bản thân Một lần nữa tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Thầy và kính chúc Thầy luôn khỏe và thành công trong công việc

Tôi xin chân thành cảm ơn đến quý Thầy, Cô của trường Đại học Cần Thơ Thầy, Cô đã tận tình giảng dạy và chia sẻ những kinh nghiệm quý báu giúp tôi có được những kiến thức để hoàn thành khóa học và bài luận văn tốt nghiệp này

Xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, những người đã cùng đồng hành với tôi suốt thời gian sinh viên và trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài này Đặc biệt, tôi xin cảm ơn Thường, Duy Các bạn đã có những giúp đỡ, những gợi ý

và lời khuyên rất hữu ích trong bài nghiên cứu của tôi

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cha, Mẹ và anh Phú (anh hai) những người đã luôn quan tâm, động viên, chăm sóc và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập

Cần Thơ, ngày 25 tháng 11 năm 2014

Bùi Việt Hưng

Trang 4

TRANG CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác

Cần Thơ, ngày 25 tháng 11 năm 2014

Bùi Việt Hưng

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

1.4.1 Phạm vi về thời gian 2

1.4.2 Phạm vi về không gian 3

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 3

1.4.4 Phạm vi về nội dung 3

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

2.1.1 Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài 4

2.1.2 Các khái niệm và đặc điểm liên quan đến công ty đa quốc gia 6

2.2 LÝ THUYẾT, GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 14

2.2.1 Lý thuyết và giả thuyết 14

2.2.2 Mô hình nghiên cứu 18

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 18

2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu 20

2.3.3 Sơ lược các phương pháp nghiên cứu 27

CHƯƠNG 3 TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA CÔNG TY ĐA QUỐC GIA VÀO VIỆT NAM 32

3.1 TÌNH HÌNH VỐN FDI VÀO VIỆT NAM 32

3.1.1 Tình hình vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 1988 - 2013 32

3.1.2 FDI vào Việt Nam trong ba năm 2011-2013 34

Trang 6

3.1.3 FDI vào Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2014 37

3.2 TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA 40

3.2.1 Tình hình chung 40

3.3.2 Thực trạng sử dụng lao động của công ty đa quốc gia 42

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 44

4.1 MÔ TẢ THỐNG KÊ VÀ MA TRẬN TƯƠNG QUAN 44

4.2 KẾT QUẢ MÔ HÌNH HỒI QUY VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ 48

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53

5.1 KẾT LUẬN 53

5.2 KIẾN NGHỊ 53

5.2.1 Về phía Việt Nam 53

5.2.2 Về phía công ty đa quốc gia 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

PHỤ LỤC 58

Trang 7

DANH SÁCH BẢNG

Trang

Bảng 2.1 Phân bố công ty con trong mẫu điều tra 20

Bảng 2.2 Diễn giải các biến độc lập trong mô hình hồi quy tuyến tính 26

Bảng 3.1 FDI tại Việt Nam từ 1988 - 2013 33

Bảng 3.2 Vốn FDI theo lĩnh vực đầu tư 8 tháng đầu năm 2013 và 2014 37

Bảng 3.3 Vốn FDI theo đối tác đầu tư 8 tháng đầu năm 2013 và 2014 38

Bảng 3.4 Số doanh nghiệp FDI và vốn đầu tư 2011 - 2013 40

Bảng 3.5 Số lao động sử dụng trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 2011 - 2013 42

Bảng 4.1 Kết quả thống kê mô tả của các biến trong mô hình 44

Bảng 4.2 Thống kê mô tả và ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình (n=258) 46

Bảng 4.3 Kết quả ước lượng hồi quy tuyến tính (OLS) các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sử dụng tài sản địa phương của công ty đa quốc gia 47

Trang 8

DANH SÁCH HÌNH

Trang

Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu 18 Hình 2.2 Kết quả tải nhân tố từ 5 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sử dụng tài sản địa phương 22 Hình 3.1 Số lượng dự án, vốn đăng ký và vốn thực hiện tại Việt Nam

(2011- 2013) 34 Hình 3.2 Vốn FDI theo địa bàn đầu tư 8 tháng đầu năm 2013 và 2014 39 Hình 3.3 Số doanh nghiệp FDI và vốn đầu tư (2011 - 2013) 41

Trang 9

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài

IMF: Quỹ tiền tệ thế giới

OECD: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

UNCTAD: Hội nghị Liên Hợp Quốc về thương mại và phát triển

Trang 10

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Cùng với sự lớn mạnh của toàn cầu hóa, các công ty kinh doanh có xu hướng

mở rộng thị trường của mình sang thị trường nước ngoài để đạt những mục tiêu cao hơn về doanh thu, lợi nhuận, và thị phần trên thị trường thế giới Tuy nhiên, công ty đa quốc gia gặp nhiều khó khăn khi kết hợp những lợi thế đặc biệt (Firm specific advantages) của công ty với tài sản ở nước tiếp nhận đầu

tư1 Đầu tiên, sự khác nhau về văn hóa giữa các quốc gia ảnh hưởng rất lớn đến việc đầu tư và sử dụng những tài sản địa phương ở nước tiếp nhận đầu tư

Sự khác biệt về văn hóa làm giảm khả năng hợp tác với đối tác ở nước tiếp nhận đầu tư, tăng chi phí nghiên cứu về văn hóa của người lao động, các quy tắc, các quy định trong văn hóa và phải tổ chức lại bộ máy hoạt động phù hợp với đặc điểm của quốc gia đó Bên cạnh đó, một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sử dụng tài sản địa phương là môi trường thể chế, chính sách pháp luật riêng biệt của từng quốc gia Cuối cùng, nhân tố kinh nghiệm quốc

tế của công ty mẹ cũng được xem xét như một yếu tố tác động đến hoạt của công ty con tại nước tiếp nhận đầu tư Mục tiêu của nghiên cứu này là để làm

rõ và có cách nhìn tổng quan hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sử dụng tài sản địa phương khi các công ty đa quốc gia đầu tư vào thị trường Việt Nam càng gia tăng

Việt Nam là một thị trường tiềm năng không nằm ngoài tầm ngắm của những công ty đa quốc gia phát triển trên thế giới, mới đây hãng tư vấn Frontier Strategy Group (FSG) đã công bố Chỉ số Frontier Markets Sentiment

Index trên Wall Street Journal Chỉ số này cho thấy mức độ quan tâm của các

công ty đa quốc gia lớn tại Mỹ và châu Âu với 70 thị trường sơ khai trên thế giới Theo đó, ba nước dẫn đầu là Nigeria, Argentina và Việt Nam Do đó, Việt Nam đang tạo ra cho mình một sức hút rất mạnh đối với các công ty đa quốc gia Để hoạt động hiệu quả ở thị trường nước ngoài nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng thì các công ty đa quốc gia cần phải sử dụng và phát huy những những lợi thế đặc biệt của mình để tạo ra lợi thế trong hoạt động kinh doanh Ngoài ra, khi mở rộng hoạt động ra thị trường nước ngoài thì các công ty đa quốc gia cần phải kết hợp những lợi thế đặc biệt đó với

1

Những lợi thế cạnh tranh đặc biệt mà các công ty đa quốc gia sở hữu bao gồm: Nguồn lực vật chất (Physical resource), nguồn lực tài chính (Financial resource), nguồn lực con người (Human resource), kiến thức liên quan đến đầu vào (Upstream knowledge), kiến thức liên quan đến đầu ra (Downstrem knowledge), uy tín của công ty (Reputational resource), cách thức tổ chức (Administratrive

Trang 11

những tài sản ở địa phương nơi mà họ muốn đầu tư Việc có thể thâm nhập và

sử dụng những tài sản địa phương ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau và tác động rất lớn đến kết quả hoạt động của công ty đa quốc gia

Là một nước có nhiều đặc điểm nổi bật trong khu vực Đông Nam Á với tài nguyên thiên nhiên phong phú, lực lượng lao động dồi dào, nền chính trị ổn định,… Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho các công ty đa quốc gia Tuy nhiên làm thế nào để công ty đa quốc gia có thể tiếp cận những tài sản đó? Các nhân

tố nào ảnh hưởng đến việc sử dụng tài sản địa phương? Trước tiên các công ty

đa quốc gia phải trả lời được những câu hỏi trên để đưa ra quyết định xem

công ty đa quốc gia có đầu tư vào Việt Nam hay không? Do đó “các nhân tố

ảnh hưởng đến khả năng sử dụng tài sản địa phương của công ty đa quốc

gia” là nội dung chính của đề tài này

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu của nghiên cứu là làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng

sử dụng tài sản địa phương của công ty đa quốc gia khi đầu tư tại Việt Nam

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Các yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng sử dụng tài sản địa phương của công ty con thuộc công ty đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam?

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Phạm vi về thời gian

Đề tài nghiên cứu sử dụng số liệu của Tổng cục thống kê điều tra doanh nghiệp từ tháng 6 năm 2009 đến tháng 1 năm 2010 Ngoài ra, nghiên cứu này còn sử dụng số liệu thứ cấp về đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI được thống kê bởi Tổng cục thống kê từ năm 1988 đến tháng 8 năm 2014

Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 08/2014 đến tháng 11/2014

Trang 12

1.4.2 Phạm vi về không gian

Đề tài này nghiên cứu trong phạm vi không gian là các công ty đa quốc gia có công ty con hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các công ty đa quốc gia có công ty con đang hoạt động tại Việt Nam

1.4.4 Phạm vi về nội dung

Nghiên cứu này phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sử dụng tài

sản địa phương của công ty đa quốc gia

Trang 13

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1 Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài

2.1.1.1 Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài

Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam (Ban hành năm 1987, điều chỉnh năm 1990, 1992 và 2000) đã định nghĩa như sau: “Đầu tư nước ngoài là việc các tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kì tài sản nào khác được Chính phủ Việt nam chấp nhận

để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của Luật này”

Theo quỹ tiền tệ thế giới (IMF) thì: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là

số vốn đầu tư được thực hiện để thu lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động ở nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư Ngoài mục đích lợi nhuận, nhà đầu tư còn mong muốn giành được chỗ đứng trong việc quản

lý doanh nghiệp và mở rộng thị trường

Hội nghị Liên Hợp Quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) cũng đưa ra một khái niệm về FDI Theo đó, luồng vốn FDI được cung cấp (trực tiếp hoặc thông qua các công ty liên quan khác) bởi nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài cho các doanh nghiệp FDI, hoặc vốn nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp nhận được từ các doanh nghiệp FDI Cụ thể, vốn FDI gồm 3 bộ phận: Vốn cổ phần, thu nhập tái đầu tư, và các khoản vay trong nội bộ công ty Trong đó:

- Vốn đầu tư cổ phần là cổ phần của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài mua

từ doanh nghiệp ở nước tiếp nhận đầu tư, không phải cổ phần trong nước tại nước đi đầu tư

- Các khoản vay trong công ty là các khoản vay ngắn hạn và dài hạn giữa công ty mẹ và các công ty thành viên

- Thu nhập tái đầu tư là cổ tức không được chuyển cho nhà đầu tư nước ngoài mà được giữ lại nhằm mục đích tái đầu tư

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đưa ra khái niệm: “một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân trong đó nhà đầu tư trực tiếp sở hữu ít nhất 10%

cổ phiếu hoặc có quyền biểu quyết Điểm mấu chốt của đầu tư trực tiếp là chủ định thực hiện quyền kiểm soát công ty” Tuy nhiên, không phải tất cả các quốc gia đều sử dụng mốc 10% làm mốc xác định FDI Trong thực tế có

Trang 14

những trường hợp tỷ lệ sở hữu tài sản trong doanh nghiệp của chủ đầu tư nhỏ hơn 10% nhưng họ vẫn được quyền điều hành quản lý doanh nghiệp, trong khi nhiều lúc lớn hơn vấn chỉ là người đầu tư gián tiếp

Từ những khái niệm trên có thể hiểu khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: “đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại một quốc gia là việc nhà đầu tư ở một nước khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào vào nước tiếp nhận đầu tư để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh

tế tại quốc gia đó, với mục tiêu tối đa hóa lợi ích của mình”

2.1.1.2 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài

Ngoài các đặc điểm vốn có của hoạt động đầu tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn một số đặc điểm sau:

- Đây là hình thức đầu tư vốn của tư nhân hoặc tổ chức kinh tế nước ngoài do chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, tự quyết định sản xuất kinh doanh và

tự chịu trách nhiệm theo nguyên tắc “lời ăn, lỗ chịu” Ngoài sự lưu chuyển của vốn còn có thêm sự luân chuyển công nghệ giữa nước đi đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư

- Về vốn góp: Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một lượng vốn

“đủ lớn” để họ có quyền trực tiếp tham gia điều phối và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh Mức độ “đủ lớn” còn tùy thuộc vào từng quốc gia

- Về quyền kiểm soát: Quyền kiểm soát của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp Nếu nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn thì quyền điều hành hoàn toàn thuộc về nhà đầu

tư nước ngoài, có thể trực tiếp hoặc thuê người quản lý Nếu thành lập liên doanh thì chủ đầu tư nước ngoài tham gia điều hành tùy theo mức vốn góp của mình

- Về tỷ lệ phân chia lợi nhuận: Dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh, lợi nhuận được phân chia dựa trên tỷ lệ vốn góp trong vốn pháp định sau khi đã trừ đi các khoản phải đóng góp khác Do vậy, thu nhập đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài thường không ổn định

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường mang tính rủi ro cao, thời gian thu hồi vốn lâu và khó thu hồi vốn hơn đầu tư gián tiếp do phần lớn vốn đầu tư của nhà đầu tư nằm trực tiếp trong máy móc, nhà xưởng tại nước tiếp nhận đầu tư

Trang 15

2.1.2 Các khái niệm và đặc điểm liên quan đến công ty đa quốc gia

2.1.2.1 Khái niệm và định nghĩa

Trong các tài liệu về công ty đa quốc gia, nhiều thuật ngữ được sử dụng như công ty quốc tế (International Enterprise/Firm), công ty đa quốc gia (Multinational Corporation/Enterprise), công ty xuyên quốc gia (Transnational corporation) và gần đây thuật ngữ công ty toàn cầu (Global Firm) được sử dụng khá phổ biến Vậy, nội dung của từng thuật ngữ là gì và giữa các thuật ngữ này có gì khác biệt? Và thuật ngữ nào được sử dụng là hợp lý nhất?

Trong những năm 1960, các thuật ngữ công ty quốc tế và công ty đa quốc gia được sử dụng với ý nghĩa như nhau, nhưng nhìn chung thuật ngữ công ty quốc tế vẫn quen được sử dụng Các thuật ngữ này nói lên sự lớn mạnh của công ty đã vượt khỏi phạm vi quốc gia và có các hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nhiều nước trên thế giới Đặc điểm cơ bản của công ty quốc tế hoặc đa quốc gia là quy mô lớn, sở hữu đa quốc tịch và có phạm vi hoạt động

ở nhiều nước

Mặc dù hai thuật ngữ trên có ý nghĩa như nhau, nhưng xét ở cách tiếp cận, thuật ngữ thứ nhất xem xét công ty từ giác độ kinh doanh quốc tế, trong khi thuật ngữ thứ hai đề cập đến cả tính sở hữu đa quốc gia của công ty, vì thế

đã phản ánh đầy đủ hơn đặc điểm của công ty đa quốc gia

Đầu những năm 1970, thuật ngữ công ty đa quốc gia được sử dụng nhiều hơn thuật ngữ công ty quốc tế và có ý phân biệt với khái niệm công ty quốc tế Trong thời kỳ này, cơ cấu tổ chức và các hoạt động của công ty đa quốc gia chuyển sang cơ chế phi tập trung, đa doanh hơn trước Quá trình ra quyết định các hoạt động của công ty không còn độc quyền từ một chủ sở hữu ở chính quốc, mà người nước ngoài cũng được tham gia quản lý các chi nhánh của công ty hoạt động ở nước họ Hơn nữa, họ còn có quyền điều chỉnh tỷ lệ góp vốn và quyết định hình thức hợp tác với công ty đa quốc gia nước chủ nhà Bởi vậy, cơ cấu tổ chức hoạt động của công ty đa quốc gia không chỉ có tính quốc tế mà còn mang tính đậm nét quốc gia

Ngoài những đặc điểm chung như đã nêu, các tiêu chí để xem xét một công ty là công ty đa quốc gia được quan niệm không thống nhất giữa các học giả Chẳng hạn, các học giả Mỹ thường căn cứ vào phạm vi kiểm soát và quản

lý các hoạt động sản xuất ít nhất từ hai nước trở lên Hơn nữa, họ còn sử dụng thuật ngữ doanh nghiệp (Enterprise) hơn là công ty (Company) và nhấn mạnh đến mức độ kiểm soát và quản lý trực tiếp các hoạt động của công ty ở nước ngoài Trong khi đó, một số học giả khác lại nhấn mạnh về đặc điểm quy mô

Trang 16

danh sách 500 công ty lớn nhất về tài sản trên thế giới được công bố hằng năm (Harvard Business School, 1974) mới được gọi là công ty đa quốc gia Ngoài

ra, có tài liệu còn định nghĩa công ty đa quốc gia dựa trên một số tiêu chuẩn cần thiết như số lao động sử dụng ở nước ngoài hoặc tỷ lệ tài sản ở nước ngoài trên tổng giá trị tài sản của công ty (Jenkins, 1987)

Một số học giả khác còn định nghĩa công ty đa quốc gia là một công ty lớn bao gồm nhiều công ty nhỏ hay thực thể kinh tế Những thực thể này có thể thuộc quyền sở hữu cá nhân hay sở hữu nhà nước hoặc sở hữu hỗn hợp, được thành lập ở nhiều nước khác nhau và có mối liên kết chặt chẽ Chúng ảnh hưởng đến hoạt động của nhau và đặc biệt có chung mục đích và nguồn vốn kinh doanh Trong một công ty đa quốc gia, mức độ tự chủ của các thực thể rất khác nhau, tùy thuộc vào hình thức liên kết và hình thức hoạt động giữa chúng

Cuối những năm 1980, do sự nới lỏng các quy chế đầu tư nước ngoài ở các nước đang phát triển và xu hướng tự do hóa thị trường vốn quốc tế, các công ty đa quốc gia đã tăng trưởng mạnh mẽ Trào lưu các công ty mẹ (Parent firms) mở rộng các chi nhánh ra nhiều nước (Transnationals) đã trở thành những đặc điểm nổi bật trong những năm cuối của những năm 1980 Bởi vậy, trong thời kỳ này, thuật ngữ công ty xuyên quốc gia được sử dụng rộng rãi Theo định nghĩa, công ty xuyên quốc gia là doanh nghiệp sở hữu và kiểm soát tài sản như nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, và các cơ sở bán hàng ở hai hoặc nhiều nước (Colman và Nixson, 1994) Như vậy, theo các định nghĩa đã nêu, bản chất của công ty xuyên quốc gia và công ty đa quốc gia là giống nhau, đều

là những công ty có quy mô lớn về tài sản, phạm vi hoạt động ở nhiều nước và tìm kiếm lợi nhuận trên phạm vi toàn cầu Sự khác nhau về tên gọi chỉ là sự phản ánh đặc điểm phát triển trong từng thời kỳ tăng trưởng của công ty xuyên quốc gia hoặc thói quen sử dụng từ ngữ của các học giả

Gần đây, Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) đã đưa ra định nghĩa chung như sau: Công ty đa quốc gia bao gồm các công ty mẹ và các công ty con của chúng ở các nước trên thế giới Công ty mẹ là công ty kiểm soát toàn bộ tài sản của chúng ở nước sở hữu hơn

là ở nước ngoài Công ty con là công ty hoạt động ở nước ngoài dưới sự quản

lý của công ty mẹ và thường được gọi chung là chi nhánh ở nước ngoài Có các loại công ty con dưới đây:

Công ty con (Subsidiary): Chủ đầu tư (thuộc công ty mẹ) sở hữu hơn 50% tổng tài sản của công ty Họ có quyền chỉ định hoặc bãi nhiệm các thành viên bộ máy tổ chức và quản lý điều hành của công ty

Trang 17

Liên kết (Associate): Chủ đầu tư tuy chiếm 10% tài sản của công ty, nhưng chưa đủ tỷ lệ sở hữu để có quyền hạn như trường hợp công ty con ở trên

Chi nhánh (Branch): Công ty hoạt động ở nước ngoài với 100% tài sản thuộc sở hữu của công ty mẹ

Trước xu hướng phát triển mạnh mẽ của toàn cầu hóa, nhiều quốc gia mở cửa thu hút công ty đa quốc gia, các hoạt động của công ty đa quốc gia không còn giới hạn ở một số lĩnh vực chuyên doanh nữa mà đã chuyển sang đa doanh

và có phạm vi ảnh hưởng toàn cầu Bởi thế, đã xuất hiện thuật ngữ công ty toàn cầu Thực ra, thuật ngữ này chỉ phản ánh đặc điểm của công ty đa quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, còn về bản chất và định nghĩa vẫn không có sự khác biệt đáng kể

Như vậy, qua các khái niệm và định nghĩa trên, có thể đi đến hai nhận xét quan trọng Thứ nhất, về bản chất, các thuật ngữ về công ty đa quốc gia không có sự khác biệt đáng kể Chúng có đặc điểm chung là quy mô lớn, sở hữu đa quốc gia và kiểm soát các hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nhiều nước Sự khác biệt chủ yếu là tên gọi, phản ánh đặc điểm nổi bật của công ty

đa quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử phát triển hoặc thói quen sử dụng từ ngữ của các học giả Thứ hai, khó có thể đưa ra định nghĩa chính xác về công

ty đa quốc gia Bởi thế, định nghĩa về công ty đa quốc gia của UNCTAD (như

đã nêu trên) là hợp lý hơn cả và sẽ được dùng làm cở sơ lý thuyết của nghiên cứu này

2.1.2.2 Bản chất của công ty đa quốc gia

Hiện nay có rất nhiều công ty đa quốc gia hoạt động trên thế giới với những mục tiêu và chiến lược khác nhau nhưng thường có một số bản chất chung Thứ nhất, các công ty đa quốc gia dựa vào những lợi thế cạnh tranh đặc biệt (Firm specific advantages) và khả năng độc nhất (Core competences) của công ty để tận dụng cơ hội đầu tư ở thị trường mới sao cho đạt được những mục tiêu đã đề ra2 Thứ hai, công ty đa quốc gia khi mở rộng hoạt động thường có một hoặc nhiều mục tiêu sau: Tìm kiếm thị trường (Market seeking), mục tiêu tìm kiếm hiệu quả (Efficiency seeking), tìm kiếm nguồn tài nguyên (Natural resource seeking), hay tìm kiếm tài sản chiến lược (Knowledge seeking)

2

Theo Prahalad và Hamel (1990), khả năng độc nhất được định nghĩa như sau: Phải được ứng dụng rộng rãi trên nhiều thị trường, phải có đóng góp lớn tới nhận thức của khách hàng về lợi ích của sản

Trang 18

Những lợi thế cạnh tranh đặc biệt mà các công ty đa quốc gia sở hữu bao gồm: Nguồn lực vật chất (Physical resource), nguồn lực tài chính (Financial resource), nguồn lực con người (Human resource), kiến thức liên quan đến đầu vào (Upstream knowledge), kiến thức liên quan đến đầu ra (Downstrem knowledge), uy tín của công ty (Reputational resource), cách thức tổ chức (Administratrive knowledge)

2.1.2.2 Đặc điểm của công ty đa quốc gia

Các công ty đa quốc gia có phạm vi hoạt động trên toàn thế giới Các đặc điểm ưu việt của chúng về tổ chức sản xuất, phương thức tiêu thụ và cấp vốn, nghiên cứu phát triển đã trở thành hình thức chủ yếu trong nền kinh tế hiện đại

Công ty đa quốc gia có năng lực tổ chức lớn mạnh, đủ sức kiểm soát hoạt động của hàng chục, thậm chí hàng trăm chi nhánh phân tán ở nhiều nước, xử

lý được các công việc phức tạp liên quan đến pháp luật và tài chính Các công

ty đa quốc gia tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển quốc tế về hàng hóa,

tư bản, tri thức, kỹ thuật và lao động có chuyên môn cao Thông qua các tổ chức, chi nhánh, chúng có thể thực hiện từ xa việc kết hợp các yếu tố sản xuất trên quy mô toàn cầu Sự bố trí sản xuất toàn cầu vượt qua các biên giới quốc gia, sự kết hợp giữa việc sử dụng tư liệu sản xuất, lực lượng kỹ thuật tập trung

về không gian với phân đoạn về thời gian là con đường quan trọng giúp tư bản hiện đại, tiết kiệm, hạ giá thành, tăng cạnh tranh và tăng lợi nhuận

Công ty đa quốc gia có năng lực cạnh tranh về nghiên cứu khoa học và phát triển sản phẩm Công tác nghiên cứu phát triển khoa học của công ty đa quốc gia có kế hoạch đồng bộ và có tổ chức chặt chẽ Thông thường, mỗi công

ty đa quốc gia đều có đội ngũ cán bộ khoa học lớn mạnh, tập trung khám phá những đề tài then chốt Công ty mẹ chỉ đạo và chi viện vốn, lao động cho các

đề tài nghiên cứu phát triển của các công ty con để tránh trùng lặp, rời rạc và kém hiệu quả

Công ty đa quốc gia có lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ Công ty đa quốc gia có khả năng thích ứng với nhu cầu thay đổi Thông qua các tổ chức chi nhánh đặt tại khắp nơi trên thế giới, nó có khả năng nắm bắt những thay đổi của nhu cầu và đáp ứng kịp thời những thay đổi đó Công ty đa quốc gia có những thuận lợi trong việc tự do điều phối vốn trên toàn thế giới Thông qua mạng lưới thông tin dày đặc giữa các công ty con, công ty đa quốc gia thường xuyên nắm được tình hình thay đổi về luật pháp, chính sách của các nước, từ đó phân tích và áp dụng các đối sách phù

Trang 19

hợp Một số tập đoàn còn hình thành các công ty tài chính và ngân hàng chuyên ngành để huy động vốn kinh doanh

2.1.2.3 Mục tiêu của công ty đa quốc gia khi đầu tư ra nước ngoài

Với mục tiêu cơ bản và không thay đổi là tối đa hóa lợi nhuận - đó là lợi ích kinh tế xuyên suốt và chi phối tất cả mọi hoạt động của các công ty đa quốc gia Để đạt được các mục tiêu này công ty đa quốc gia sử dụng rất nhiều biện pháp, trong đó có một số biện pháp phổ biến sau

- Giảm thiểu chi phí: Để giảm thiểu chi phí về tổ chức quản lý, sản xuất cũng như trong lưu thông các công ty đa quốc gia có xu hướng tập trung hóa, vừa nhằm tiết kiệm chi phí vừa tận dụng được các lợi thế so sánh về lao động

và các nguồn tài nguyên khác

- Tăng cường quyền lực chi phối, khống chế: Khoảng cuối thế kỷ XX, trong cơ cấu vốn của các công ty đa quốc gia số lượng vốn của các cổ đông không có quyền biểu quyết ngày càng cao, điều đó đồng nghĩa với quyền sử dụng và chi phối tự do hơn, song quyền lực chi phối vốn lại tăng lên, đặc biệt

là đối với các công ty con Tất cả cho phép các công ty đa quốc gia có thể mở rộng kinh doanh đa ngành, chấp nhận kế hoạch hoạt động kinh doanh đa ngành và có độ rủi ro lớn hơn

- Đầu tư để sản xuất các linh kiện, phụ kiện, lắp ráp và tiêu thụ sản phẩm tại các nước tiếp nhận đầu tư: Để khắc phục những rủi ro do cạnh tranh gay gắt cũng như hàng rào bảo hộ của các nước, một giải pháp cho các công ty đa quốc gia là thực hiện lắp ráp, gia công tại các chi nhánh Các công ty có thể nhập linh kiện và sử dụng lao động tại nước tiếp nhận đầu tư để sản xuất sản phẩm Tuy nhiên, công ty đa quốc gia chỉ nội địa hóa ở mức nào đó để bảo tồn công nghệ chủ chốt của riêng mình

- Tái xuất khẩu các sản phẩm ra khỏi các nước hoặc nhập khẩu trở lại chính quốc: Do nhiều lý do như bảo hộ mậu dịch, giảm chi phí, tăng cường các mối quan hệ truyền thống, mà nhiều công ty đa quốc gia đã tái xuất khẩu sản phẩm từ chi nhánh ra khỏi nước chủ nhà Thậm chí, nếu chi phí sản xuất

có sự chênh lệch lớn thì các công ty đa quốc gia lại nhập khẩu bán thành phẩm hoặc thành phẩm từ các công ty con về công ty mẹ Sự trao đổi có tính nội bộ thường được hưởng ở mức thuế nhập khẩu thấp, về cơ bản đây là một hình thức làm tăng lợi nhuận cho các công ty

Trang 20

2.1.3.4 Tác động của công ty đa quốc gia

a Tác động tích cực

Thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển: Một trong những vai trò nổi bật của công ty đa quốc gia là thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển, đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới Công ty đa quốc gia chi phối hầu hết chu trình chuyển hàng giữa các quốc gia bởi các kênh lưu thông xuyên quốc gia của mình Một đặc điểm nữa là trao đổi giữa các chi nhánh trong nội

bộ công ty đa quốc gia của các nước ngày càng tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị thương mại nhiều nước Trong những năm gần đây, với chiến lược đa quốc gia và tạo ra các liên kết giữa thương mại và đầu tư, giữa các nước đầu tư với nhau

Thúc đẩy đầu tư nước ngoài thông qua việc các công ty đa quốc gia đầu

tư vốn vào các nước đang phát triển: Trên thực tế, hầu hết các hoạt động đầu

tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện qua kênh đầu tư nước ngoài của các công ty đa quốc gia Các công ty đa quốc gia thúc đẩy nhanh quá trình tự do hóa đầu tư nước ngoài thông qua tham gia sâu rộng vào quá trình quốc tế hóa sản xuất Các cản trở về đẩy mạnh tự do hóa đầu tư đã được tháo bỏ, để các nước trên thế giới cùng được tham gia vào quá trình tự do hóa kinh tế quốc tế Với lợi thế của mình về nhiều vốn, kỹ thuật hiện đại, quản lý tiên tiến và mạng lưới thị trường rộng lớn, các công ty đa quốc gia luôn tích cực đầu tư ra nước ngoài nhằm tối đa hóa lợi nhuận trên phạm vi toàn cầu Xu hướng sáp nhập và mua lại các công ty khác của các công ty đa quốc gia tăng nhanh hơn là hình thức xây dựng doanh nghiệp mới để mở rộng đầu tư ra thị trường nước ngoài Chính xu thế gia tăng này là nguyên nhân quan trọng gây bùng nổ đầu tư nước ngoài

Ngoài ra, chúng ta phải nói tới sự tích lũy về vốn ở các nước chủ nhà Với thế mạnh về vốn các công ty đa quốc gia đóng vai trò là động lực thúc đẩy tích lũy vốn của nước tiếp nhận đầu tư Nước tiếp nhận đầu tư có thể tăng cường thu hút vốn FDI đầu tư vào nước mình Vai trò này của công ty đa quốc gia cũng được thể hiện qua nhiều khía cạnh

Tóm lại, công ty đa quốc gia đóng vai trò rất to lớn trong hoạt động đầu

tư quốc tế Xét trên góc độ nền kinh tế toàn cầu thì công ty đa quốc gia thúc đẩy lưu thông dòng vốn FDI trên phạm vi toàn thế giới Mặt khác, ở góc độ từng quốc gia thì công ty đa quốc gia góp phần làm tăng tích lũy vốn cho nước tiếp nhận đầu tư

Trang 21

Làm thay đổi cơ cấu thương mại quốc tế: Ngày nay, kinh tế thế giới càng phát triển thì vai trò của công ty đa quốc gia cũng ngày càng cao Với tỷ trọng lớn trong thương mại thế giới thì các công ty đa quốc gia chính là chủ thể chính làm thay đổi cơ cấu hàng hóa và cơ cấu đối tác trong thương mại thế giới

Phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm: Các công ty đa quốc gia đóng vai trò quan trọng đối với phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm ở các nước phát triển và các nước đang phát triển Một vai trò quan trọng khác phải nhắc tới là công ty đa quốc gia tạo nhiều cơ hội việc làm cho lực lượng lao động phụ nữ ở các nước đang phát triển Hơn nữa, tiền lương và điều kiện lao động ở các công ty đa quốc gia thường cao hơn tiền lương và điều kiện lao động ở các công ty nội địa

Công ty đa quốc gia với hoạt động chuyển giao công nghệ: Công nghệ là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường và giữ thế độc quyền Do đó, trong quá trình thực hiện đầu tư ra nước ngoài các công ty đa quốc gia thường có những phương thức và những cách riêng để thực hiện và chuyển giao công nghệ của mình Không chỉ nắm giữ trong tay phần lớn công nghệ tiên tiến của thế giới, các công ty đa quốc gia còn biết cách sử dụng và khai thác các công nghệ đó một cách hiệu quả nhất nhằm duy trì vị thế độc quyền trên thị trường, mở rộng phạm vi ảnh hưởng và khả năng lũng đoạn thị trường

Thông qua hoạt động sản xuất, thương mại các công ty đa quốc gia đã không ngừng có những phát minh, sáng chế và phổ biến những kinh nghiệm

về quản lý, các ý tưởng mới, và các sáng tạo khác trên phạm vi toàn cầu Có thể nói tính sáng tạo là đặc trưng riêng của các công ty đa quốc gia mà không

tổ chức nào có được Tuy nhiên, quá trình chuyển giao công nghệ thường đi kèm với quá trình độc quyền hóa Do đó, các nước đang phát triển trong quá trình tiếp nhận công nghệ cần nhận thức rõ vai trò của công ty đa quốc gia, đồng thời có những đối sách thích hợp để vừa phát huy tối đa tác dụng tích cực của công ty đa quốc gia này đối với nền kinh tế vừa hạn chế sự kìm hãm của chúng

Trang 22

nhiên, phần lớn các khoản lợi nhuận này được chuyển ra nước ngoài cho công

ty mẹ chứ không được tái đầu tư ở nước chủ nhà

Thứ hai, các công ty đa quốc gia còn tính giá phí quá cao khi chuyển giao công nghệ cho công ty con Các công ty con phải phụ thuộc nhiều vào máy móc, thiết bị, linh phụ kiện hơn so với các công ty trong nước Các công

ty đa quốc gia đang làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế các nước đang phát triển vào vốn, kỹ thuật và mạng lưới tiêu thụ hàng hóa của công ty này Các công ty đa quốc gia tiến hành đầu tư, lập nhiều khu công nghiệp, các nhà máy chế tạo sản phẩm Các quy trình đều do các công ty mẹ nắm giữ và được chuyển giao dần dần cho các nước đang phát triển Đồng thời các công ty đa quốc gia cũng nắm giữ nhiều kênh tiêu thụ hàng hóa từ các nước phát triển Chính vì vậy, nước đang phát triển càng dựa nhiều vào đầu tư nước ngoài của các công ty đa quốc gia thì sự phụ thuộc về kinh tế ngày càng lớn

Thứ ba, các công ty đa quốc gia thường được vay ưu đãi từ ngân hàng ở nước tiếp nhận đầu tư hơn so với các công ty trong nước Đây cũng được coi

là một trong những nguyên nhân dẫn đến khả năng cạnh tranh của công ty trong nước luôn kém hơn các công ty đa quốc gia này Một khía cạnh khác nữa là đầu tư vào các nước đang phát triển của các công ty đa quốc gia có thể xảy ra tình trạng khiến các công ty nội địa đi tới phá sản do các công ty đa quốc gia có thế mạnh về tài chính, kỹ thuật và đôi khi còn được hưởng những

ưu đãi lớn hơn so với công ty nội địa Như vậy, các nước này cần phải xây dựng môi trường cạnh tranh bình đẳng, cơ chế luật pháp đảm bảo cho doanh nghiệp trong nước không bị bất lợi hơn các doanh nghiệp nước ngoài

Thứ tư, nhiều công ty đa quốc gia còn không góp phần thúc đẩy kỹ năng kinh doanh ở nước tiếp nhận đầu tư, bởi lẽ họ thâm nhập vào thị trường các nước đang phát triển bằng con đường mua lại doanh nghiệp trong nước hoặc

sử dụng nguồn lực vượt trội của mình để loại bỏ đối thủ cạnh tranh trong nước

Thứ năm, nhiều nhà máy khai thác tài nguyên thuộc các công ty đa quốc gia còn gây ô nhiễm môi trường cho các nước đang phát triển

Thứ sáu, tình trạng phân phối thu nhập không đều ở các nước tiếp nhận đầu tư cũng là một tác động tiêu cực cần phải nhắc tới ở đây Thường thì tiền lương của nhân công, lao động làm việc trong các công ty đa quốc gia bao giờ cũng cao hơn mức trung bình ở các công ty trong nước

Thứ bảy, một tác động tiêu cực khác của các công ty đa quốc gia là can thiệp vào nền chính trị của các nước tiếp nhận đầu tư thông qua một số cách

Trang 23

định chính trị của một nước, như vậy họ có thể yên tâm đặt lòng tin và đầu tư vào nước đó Ngoài ra các công ty đa quốc gia còn có ảnh hưởng tới cơ cấu xã hội của nước nhận đầu tư Khi các công ty đa quốc gia đầu tư vào một nước thì sẽ tạo ra việc làm, thu nhập cho số đông người dân nước đó, những người

đó có thu nhập và địa vị ổn định trong xã hội, còn lại một phần lớn những người không hòa nhập vào xã hội công nghiệp và do đó tạo ra sự phân cấp trong xã hội khá rõ rệt

2.2 LÝ THUYẾT, GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2.1 Lý thuyết và giả thuyết

Để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sử dụng tài sản địa phương của công ty con thuộc công ty đa quốc gia tại nước tiếp nhận đầu tư (Việt Nam), nghiên cứu này sử dụng nhiều lý thuyết đã được phát triển bởi các học giả trên thế giới Nghiên cứu này ứng dụng một số bàn cãi về việc tăng chi phí khi sử dụng tài sản địa phương khi có sự khác biệt về văn hóa và thể chế giữa nước đi đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư Nghiên cứu của Hennart năm

2000 cho rằng, chính sự khác biệt về văn hóa càng lớn sẽ là nguyên nhân tăng chi phí quản lý, chuyển đổi những lợi thế của công ty đa quốc gia để kết hợp với những tài sản địa phương Khoảng cách văn hóa lớn cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc đàm phán giữa bên đầu tư và bên tiếp nhận đầu tư bị cản trở

do những suy nghĩ và quan điểm khác nhau về văn hóa (Slangen và Hennart, 2008) Sự khác biệt về thể chế là nguyên nhân tăng chi phí học hỏi do thiếu kiến thức về nước tiếp nhận đầu tư (Caves, 1971) và các chi phí liên quan đến

uy tín của công ty con, thiếu sự tin tưởng của những đối tác tại nước tiếp nhận đầu tư và chi phí đối với những đối tác lợi dụng cơ hội (Buckley và Casson, 1998; Henisz và Williamson, 1999) Những bàn cãi trên ngụ ý rằng sự khác biệt về văn hóa và thể chế càng lớn thì sẽ càng ảnh hưởng đến khả năng sử dụng tài sản địa phương tại nước tiếp nhận đầu tư của công ty đa quốc gia Nghiên cứu này cũng sử dụng lý thuyết thông tin kinh tế (Ackerlof, 1970; Stigler, 1961) Theo lý thuyết này, thông tin kinh tế ảnh hưởng đến quyết định hoạt động của công ty đa quốc gia Công ty đa quốc gia hoạt động tại nhiều nước khác nhau sẽ tích lũy được những thông tin, kinh nghiệm về môi trường kinh doanh, đặc điểm thị trường và những tài sản mà công ty đa quốc gia có thể thâm nhập và sử dụng Chính kinh nghiệm quốc tế của công ty đa quốc gia giúp tăng khả năng thâm nhập và sử dụng tài sản địa phương ở nước tiếp nhận đầu tư Mối quan hệ giữa các yếu tố trên và khả năng sử dụng tài sản địa phương của công ty con thuộc công ty đa quốc gia được thảo luận chi tiết bên dưới

Trang 24

2.2.1.1 Kinh nghiệm quốc tế của công ty mẹ

Nghiên cứu này dựa vào những hiểu biết từ lý thuyết thông tin kinh tế của công ty đa quốc gia để giải thích kinh nghiệm quốc tế ảnh hưởng đến khả năng sử dụng tài sản địa phương Lý thuyết thông tin kinh tế thảo luận thông tin kinh tế ảnh hưởng như thế nào đến quyết định kinh tế (Ackerlof, 1970; Stigler, 1961) Một công ty đa quốc gia hoạt động tại nhiều quốc gia khác nhau đã tiếp xúc với nhiều nguồn lực và học hỏi được những kĩ năng nhất định

để có thể khai thác tối đa khả năng sử dụng tài sản tại địa phương đó Hơn nữa, việc hoạt động tại nhiều quốc gia cũng cung cấp cho công ty nhiều thông tin để đánh giá được nguồn lực của từng quốc gia và khả năng hợp nhất tài sản địa phương vào hệ thống của công ty Các công ty đa quốc gia không có kinh nghiệm sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng thiếu sự hiểu biết về giá trị nguồn lực mà công ty đang hướng đến Điều này dẫn đến việc công ty có thể gặp rất nhiều khó khăn để có được đầy đủ thông tin nhằm đánh giá các mục tiêu dự kiến hoặc hợp nhất các nguồn lực vào hệ thống của công ty họ sau khi thỏa thuận mua bán được hoàn thành (Ravenscraft và Scherer, 1987) Các công ty

có kinh nghiệm quốc tế sẽ có nhiều khả năng và năng lực cho việc đánh giá giá trị tiềm năng tại quốc gia đó giúp cho việc khai thác tài sản địa phương trở nên dễ dàng hơn

Tóm lại, một công ty hoạt động ở nhiều quốc gia khác nhau sẽ tích lũy được những kinh nghiệm, kiến thức và thông tin kinh tế ở quốc gia đó Do đó, các công ty đa quốc gia sẽ dễ dàng hơn trong việc thâm nhập, sử dụng tài sản được nắm giữ bởi những đối tác ở nước tiếp nhận đầu tư Từ những bàn luận trên, nghiên cứu đưa ra giả thuyết thứ nhất như sau:

Giả thuyết 1: Công ty đa quốc gia càng có nhiều kinh nghiệm quốc tế

thì khả năng thâm nhập và sử dụng tài sản địa phương sẽ càng cao

2.2.1.2 Khoảng cách văn hóa giữa nước đi đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư

Mỗi quốc gia đều có những nét văn hóa riêng biệt, nên khi đầu tư sang thị trường nước ngoài các công ty đa quốc gia thường gặp trở ngại về sự khác biệt về văn hóa giữa nước đi đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư Chính sự khác biệt về văn hóa càng lớn sẽ là nguyên nhân tăng chi phí quản lý, chi phí chuyển đổi những lợi thế của công ty đa quốc gia đến nước sở tại (Hennart, 2000) Ngoài ra, khi sử dụng nguồn lao động ở nước tiếp nhận đầu tư thì công

ty đa quốc gia sẽ phải chịu chi phí quản lý rất lớn vì phải tốn thời gian nghiên cứu về văn hóa của người lao động, các quy tắc, lối làm việc, các quy định

Trang 25

trong văn hóa và phải tổ chức lại bộ máy hoạt động phù hợp với đặc điểm của quốc gia đó

Hơn thế nữa, khoảng cách văn hóa lớn cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc đàm phán giữa bên đầu tư và bên tiếp nhận đầu tư bị cản trở do những suy nghĩ và quan điểm khác nhau về văn hóa (Slangen và Hennart, 2008) Khi khoảng cách văn hóa giữa hai nước càng lớn thì việc hợp tác với các hệ thống phân phối tại nước được đầu tư trở nên khó khăn hơn Hai lý do giải thích cho tranh luận này Thứ nhất, về phía nhà phân phối, họ không nắm

rõ những công ty này là ai? hoặc công ty đa quốc gia có thể giúp nhà phân phối tăng lợi nhuận hoặc cũng có thể họ sẽ lấn át và chi phối nhà phân phối bất cứ lúc nào nên nhà phân phối không thể mạo hiểm hợp tác trừ khi đã biết

rõ về những công ty đa quốc gia này Thứ hai, về phía công ty đa quốc gia, những công ty đa quốc gia cũng không dám mạo hiểm hợp tác với những đối tác ở nước tiếp nhận đầu tư trong trường hợp chưa hợp tác trước đây Do đó, nghiên cứu bàn luận rằng, khả năng thâm nhập và khai thác tài sản địa phương của công ty đa quốc gia sẽ càng thấp khi khoảng các văn hóa giữa nước đi đầu

tư và nước tiếp nhận đầu tư càng lớn

Tóm lại, khoảng cách văn hóa giữa nước đầu tư và nước nhận đầu tư có mối tương quan nghịch với khả năng thâm nhập và sử dụng tài sản địa phương của công ty đa quốc gia Giả thuyết thứ hai được đề nghị như sau:

Giả thuyết 2: Khoảng cách văn hóa giữa nước đi đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư càng lớn thì khả năng sử dụng tài địa phương càng thấp

2.2.1.3 Khoảng cách thể chế giữa nước đi đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư

Trước trào lưu hội nhập, những công ty đa quốc gia có nhiều cơ hội để thâm nhập và sử dụng tài sản địa phương của nước nhận đầu tư, song họ cũng gặp không ít khó khăn Công ty đa quốc gia muốn đứng vững trên thị trường quốc tế phải đối mặt với vô số những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của họ Một trong những yếu tố đó là khoảng cách về thể chế giữa nước đầu tư và nước nhận đầu tư là vấn đề đáng quan tâm

North (1990) tranh cãi rằng, thể chế đưa ra những quy định, luật lệ trong

xã hội mà theo đó các tổ chức phải phải tuân thủ khi giao dịch, tương tác với các tổ chức khác trong xã hội đó Ứng dụng tranh cãi này trong bối cảnh công

ty đa quốc gia, khi công ty đa quốc gia đầu tư sang thị trường nước ngoài sẽ phải đối mặt với những sự khác biệt về môi trường thể chế tại nước tiếp nhận đầu tư Sự khác biệt về những quy định, luật lệ, quy tắc hoạt động kinh doanh

Trang 26

đầu tư Điều này gây ra những khó khăn để các công ty con thuộc công ty đa quốc gia thâm nhập và sử dụng tài sản địa phương tại nước tiếp nhận đầu tư

Sự khác nhau về môi trường thể chế đòi hỏi các công ty đa quốc gia phải học hỏi để nắm rõ về môi trường kinh doanh tại một thị trường mới (Benito và Gripsrud, 1992) Công ty đa quốc gia không nắm rõ về thị trường đầu tư mới

là nguyên nhân dẫn đến bất lợi trong cạnh tranh và làm gia tăng chi phí kinh doanh và sử dụng nguồn lực, tài sản ở thị trường đó Những chi phí này được phân thành hai loại Thứ nhất, chi phí tăng lên do thiếu kiến thức về thị trường nước tiếp nhận đầu tư (Caves, 1971) Thứ hai, chi phí liên quan đến uy tín của công ty con, thiếu sự tin tưởng của những đối tác tại nước đầu tư và chi phí đối với những đối tác lợi dụng cơ hội (Buckley và Casson, 1998; Henisz và Williamson, 1999) Do vậy, khi khoảng các thể chế giữa nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư lớn thì công ty đa quốc gia phải gắn chịu chi phí để học hỏi, tìm hiểu nhiều sự khác biệt về thể chế (Eden & Miller, 2004; Xu & Shenkar, 2002) Bên cạnh đó, ở những thị trường có tính chắc chắn không cao, công ty

đa quốc gia hoạt động tại đó sẽ gặp phải rủi ro do chính quyền hoặc do áp lực

từ những nhóm đối thủ như những tổ chức phi chính phủ, tổ chức thương mại

sẽ áp đặt những quy ước, điều lệ phù hợp với hệ thống kinh doanh của riêng

họ (Delios và Henisz, 2003) Do đó, chi phí kinh doanh sẽ tăng lên nhanh chóng khi các công ty đa quốc gia hoạt động ở nước có thể chế khác biệt lớn

so với nước đi đầu tư

Những lý luận trên cho thấy khi khoảng cách thể chế giữa nước đi đầu tư

và nước tiếp nhận đầu tư lớn sẽ làm tăng chi phí của công ty con thuộc công ty

đa quốc gia Dựa vào sự tăng chi phí kinh doanh khi khoảng cách thể chế tăng, nghiên cứu này đề xuất mối liên hệ giữa khoảng cách thể chế giữa nước tiếp nhận đầu tư và nước đi đầu tư và khả năng sử dụng tài sản địa phương của công ty con tại nước tiếp nhận đầu tư Công ty đa quốc gia sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thâm nhập, sử dụng tài sản địa phương nước tiếp nhận đầu tư nếu khoảng cách thể chế giữa nước đi đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư lớn Thứ nhất, sự khác biệt lớn về thể chế đòi hỏi công ty đa quốc gia tốn nhiều chi phí để tìm hiểu luật lệ, quy định, cách thức để thâm nhập, sử dụng tài sản địa phương Do đó, làm giảm hiệu quả khả năng sử dụng tài sản địa phương Thứ hai, khoảng cách thể chế càng lớn dẫn đến tính rủi ro càng cao khi hợp tác với những đối tác, người sở hữu những tài sản địa phương và kết quả là khó có thể thâm nhập và sử dụng tại tài địa phương một cách hiệu quả Từ những bàn cãi trên nghiên cứu này đề nghị giả thuyết thứ ba như sau:

Trang 27

Giả thuyết 3: Khoảng cách thể chế giữa nước đi đầu tư và nước tiếp

nhận đầu tư càng lớn có mối quan hệ nghịch với khả năng sử dụng tài sản địa

phương của công ty con thuộc công ty đa quốc gia tại nước nhận đầu tư

2.2.2 Mô hình nghiên cứu

Dựa trên những tranh luận để phát triển các giả thuyết ở trên, mô hình

nghiên cứu lý thuyết được thể hiện ở Hình 2.1:

Chú thích: GT -> Giả thuyết

Từ mô hình trên, có thể thấy khả năng thâm nhập, sử dụng tài sản địa

phương chịu tác động của nhiều yếu tố Trong đó ba biến chính trong mô hình

là: Kinh nghiệm quốc tế của công ty mẹ, khoảng cách văn hóa và khoảng cách

thể chế Ngoài ra, còn các yếu tố khác tác động đến khả năng sử dụng tài sản

địa phương được thể hiện trong các yếu tố khác của mô hình Những yếu tố

khác đó bao gồm: Nghiên cứu và phát triển (R&D), quy mô của công ty con,

tuổi của công ty con, quyền sở hữu của công ty con, trình độ giáo dục của

người quản lý công ty con, xuất khẩu của công ty con và lĩnh vực sản xuất của

công ty con (xem Bảng 2.2)

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

 Mục tiêu 1: Nghiên cứu thu thập số liệu về đầu tư trực tiếp nước ngoài

và sử dụng lao động tại Việt Nam được thống kê bởi Tổng cục thống kê từ

Khả năng

sử dụng tài sản địa phương của công ty

đa quốc gia

Khoảng cách thể chế

giữa nước đi đầu tư và

nước tiếp nhận đầu tư

Khoảng cách văn hóa

giữa nước đi đầu tư và

nước tiếp nhận đầu tư

Trang 28

năm 1988 đến 8 tháng đầu năm 2014

 Mục tiêu 2:

Để kiểm định các giả thuyết trên, nghiên cứu này sử dụng số liệu của Tổng cục thống kê điều tra từ tháng 6 năm 2009 đến tháng 1 năm 2010, là một phần của cuộc điều tra doanh nghiệp khu vực Đông Á và Thái Bình Dương năm 2009 Đây là số liệu mới nhất về công ty đa quốc gia ở Việt Nam và Ngân hàng thế giới (WB) cũng đang sử dụng dữ liệu này trong các báo cáo của họ

Tổng cục thống kê đã sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo nền công nghiệp, quy mô doanh nghiệp và khu vực khảo sát đối với các công ty con trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ

Tổng thể nghiên cứu bao gồm tất cả các ngành sản xuất phi nông nghiệp theo phân loại nhóm của ISIC Revision 3.1: Lĩnh vực sản xuất (nhóm D), lĩnh vực xây dựng (nhóm F), khu vực dịch vụ (nhóm G và H), và lĩnh vực giao thông vận tải, lưu trữ, và truyền thông (nhóm I) Định nghĩa này không bao gồm các lĩnh vực sau: Trung gian tài chính (nhóm J), bất động sản và hoạt động cho thuê bất động sản (nhóm K, ngoại trừ nhóm ngành 72, công nghệ truyền thông, được thêm vào tổng thể nghiên cứu), và tất cả các lĩnh vực công Trong đó, lĩnh vực sản xuất bao gồm 5 nhóm, mỗi lĩnh vực phỏng vấn từ 120 đến 145 doanh nghiệp Tổng số quan sát là 1053 doanh nghiệp, trong đó có

367 công ty con thuộc công ty đa quốc gia đến từ 44 quốc gia đầu tư vào ngành sản xuất công nghiệp ở Việt Nam (Bảng 2.1)

Số nhân viên làm việc toàn thời gian tại doanh nghiệp là tiêu chí để phân chia quy mô doanh nghiệp Doanh nghiệp có từ 5 đến 19 nhân viên là doanh nghiệp nhỏ, 20 đến 99 nhân viên là doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp lớn có hơn 99 lao động

Số công ty con được khảo sát ở toàn nước Việt Nam, tập trung vào 14 tỉnh trong 5 khu vực: Đồng bằng sông Hồng (Hà Nội, Hà Tây, Hải Dương và Hải Phòng), Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa và Nghệ An), Đồng bằng sông Cửu Long (Cần Thơ, Long An và Tiền Giang), Nam Trung Bộ (Khánh Hòa và Đà Nẵng), và Đông Nam Bộ (thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai) Trong nghiên cứu này, số liệu về 367 công ty con thuộc 44 quốc gia được trích ra từ bộ dữ liệu của Tổng cục thống kê Nghiên cứu đã loại bỏ 109 quan sát do thiếu thông tin (missing value) Do đó, tổng số quan sát của nghiên cứu này là 258 quan sát (chiếm 70,3% tổng thể điều tra)

Trang 29

Bảng 2.1: Phân bố công ty con trong mẫu điều tra

Đơn vị tính: Doanh nghiệp

Nền công nghiệp

Khu vực khảo sát Sản phẩm khoáng

sản phi kim loại;

kim loại và chế tạo

Thực phẩm, dệt may và may mặc

Sản xuất khác

dụng tài sản địa phương ở Việt Nam

2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu

2.3.2.1 Đối với mục tiêu 1

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, số tương đối, số tuyệt đối để đánh giá thực trạng thu hút nguồn vốn FDI và sử dụng lao động (tài sản địa phương) của công ty đa quốc gia tại Việt Nam

2.3.2.2 Đối với mục tiêu 2

Sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính để ước lượng tác động của các yếu tố đến khả năng thâm nhập, sử dụng tài sản địa phương của công ty con thuộc công ty đa quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam Phương pháp đo lường và phương pháp ước lượng các biến như sau:

 Định nghĩa biến và phương pháp đo lường các biến

Thông tin từ bộ dữ liệu điều tra của Tổng cục thống kê cho phép nghiên cứu này đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu như sau:

Trang 30

+ Biến phụ thuộc (Y): Là khả năng sử dụng tài sản địa phương (the

likelihood of access to complementary local asset) của công con thuộc công ty đa quốc gia Tài sản địa phương được định nghĩa là “những tài sản (sở hữu bởi các công ty nội địa) mà ở đó các công ty đa quốc gia có thể thuê, hợp tác hoặc sở hữu để hợp nhất với nguồn lực của họ cho sản xuất

và tạo ra những sản phẩm và dịch vụ tại địa phương (nước nhận đầu tư), những tài sản này bao gồm đất đai hoặc lao động hoặc dịch vụ khác”

(Hennart, 2009: 1438)

Khả năng sử dụng tài sản địa phương của công ty đa quốc gia: Dựa vào nghiên cứu của Hennart (2009), biến phụ thuộc được đo lường bằng cách hỏi trực tiếp người quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (công

ty con) đánh giá khả năng sử dụng 5 yếu tố thuộc tài sản địa phương với

thang Likert 5 điểm gồm: i) khả năng sử dụng dịch vụ điện, nước; ii) khả

năng sử dụng đất; iii) khả năng sử dụng nguồn lực lao động địa phương; iv) khả năng sử dụng cảng, sân bay, đường bộ; v) khả năng sử dụng phương tiện thông tin Mỗi yếu tố này được đo lường bằng cách người

quản lý của công ty con trả lời câu hỏi theo thang Likert 5 điểm: “Ông/bà hãy đánh giá mức độ sử dụng tài sản địa phương theo 5 mức bên dưới” (1: cực kỳ cản trở -> 5: không bao giờ cản trở) Sau đó, nghiên cứu này sẽ áp dụng phương pháp phân tích nhân tố (factor analysis) để nhận ra có bao nhiêu yếu tố được tải từ 5 yếu tố liên quan đến khả năng sử dụng tài sản địa phương của công ty con

Trước khi tiến hành phân tích nhân tố, nghiên cứu này kiểm định độ tin cậy của thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sử dụng tài sản

địa phương (xem phụ lục 1) Kết quả kiểm định cho thấy hệ số Cronbach

Alpha của thang đo khả năng sử dụng tài sản địa phương là 0,8194 (>0,7), chứng tỏ thang đo có ý nghĩa và biến đo lường khả năng sử dụng tài sản địa phương là đáng tin cậy

Tiếp theo nghiên cứu tiến hành phân tích nhân tố, kết quả phân tích nhân tố từ Stata chỉ ra rằng, 5 yếu tố chỉ tải duy nhất trong một yếu tố (xem phụ lục 2) Bởi chỉ có một nhân tố có “Eigenvalue” lớn hơn 1,0 (đó

là 3,312), các nhân tố còn lại có “Eigenvalue” dưới 1,0 (xem chi tiết Hình

2.2) Nhân tố này được đặt tên là “khả năng sử dụng tài sản địa phương”

Từ đó, bài viết này sử dụng các điểm nhân tố (fator scores) từ nhân tố vừa được tải từ kết quả phân tích nhân tố để phản ánh khả năng sử dụng tài sản địa phương của công ty con tại Việt Nam Giá trị biến này thay đổi từ -0,964 đến 2,407 Giá trị càng lớn thể hiện khả năng thâm nhập, sử dụng

Trang 31

tài sản địa phương của công ty con thuộc công ty đa quốc gia càng cao tại Việt Nam

Scree plot of eigenvalues after factor

Nguồn: Kết quả xử lý từ Stata

Hình 2.2 Kết quả tải nhân tố từ 5 yếu tố khả năng sử dụng tài sản

địa phương

+ Các biến độc lập

Kinh nghiệm quốc tế của công ty mẹ (X 1 )

Sự thiếu kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh quốc tế của công ty đa quốc gia sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh Do đó, yếu tố này được xem xét trong mô hình để kiểm soát sự ảnh hưởng của nó Kinh nghiệm quốc

tế của một công ty đa quốc gia được đo lường bởi số năm hoạt động ở nước ngoài của công ty đa quốc gia tính đến năm 2009 Giá trị của biến này thay đổi

từ 1,099 đến 4,174 (sau khi lấy logarit tự nhiên) Giá trị càng lớn thể hiện kinh

nghiệm quốc tế của công ty đa quốc gia càng nhiều

Khoảng cách văn hóa giữa nước đi đầu tư và Việt Nam (X 2 )

Khoảng cách văn hóa là sự khác biệt về văn hóa giữa nước đi đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư (Slangen & Beugelsdijk, 2010)

Khoảng cách văn hóa giữa Việt Nam và các nước đi đầu tư vào Việt Nam được phản ánh từ sáu khía cạnh về văn hóa của Hofstede (1980) đó là: quyền lực (Power), chủ nghĩa cá nhân (Individualism), nam tính (Masculinity), tính ngại rủi ro (Uncertainty avoidance), định hướng dài hạn (Pragmatism Long-term) và sự chiều theo (Indulgence) Sáu khía cạnh đó được Hofstede cho điểm từ 0 đến 100 Nghiên cứu sử dụng phương pháp tính

Trang 32

của Kogut và Singh (1988) để đo lường khoảng cách văn hóa giữa các nước đi đầu tư và Việt Nam, với công thức tính như sau:

trong đó:

CD j : Khoảng cách văn hóa giữa nước đi đầu tư và Việt Nam

I ij : Chỉ số khía cạnh văn hóa thứ i của nước đi đầu tư thứ j

I iv : Chỉ số khía cạnh văn hóa thứ i của Việt Nam, ký hiệu v là Việt Nam

V i : Là phương sai của chỉ số khía cạnh văn hóa thứ i

Giá trị của biến khoảng cách văn hóa biến động từ 0,102 đến 3,152 Chỉ

số này càng lớn thể hiện khoảng cách văn hóa giữa Việt Nam và nước đi đầu

tư càng lớn

Khoảng cách thể chế giữa nước đi đầu tư Việt Nam (X 3 )

Khoảng cách thể chế được phản ánh thông qua sáu khía cạnh tạo nên sự khác biệt giữa các quốc gia (Kaufmann và cộng sự, 2006) bao gồm: Thế lực và trách nhiệm (Voice and accountability); sự ổn định chính trị và không có bạo lực (Political stability and absence of violence); tính hiệu quả của chính quyền (Government effectiveness); chất lượng thực thi chính sách (Regulatory quality); tuân thủ pháp luật (Rule of law); và khả năng kiểm soát tham nhũng (Control of corruption)3 Nghiên cứu này sử dụng công thức tính của Kogut và Singh (1988) để đo lường khoảng cách thể chế như sau

trong đó:

ID j : Khoảng cách thể chế giữa nước đi đầu tư và Việt Nam

I ij : Chỉ số khía cạnh thể chế thứ i của nước đi đầu tư thứ j

I iv : Chỉ số khía cạnh thể chế thứ i của Việt Nam, ký hiệu v là Việt Nam

V i : Là phương sai của chỉ số khía cạnh thể chế thứ i

6 i=1

IDj = ∑{(Iịj - Iiv)2/Vi}/6 (2.2)

6 i=1

CDj = ∑{(Iịj - Iiv)2/Vi}/6 (2.1)

Trang 33

Giá trị của biến khoảng cách thể chế biến động từ 0,281 đến 9,682 Chỉ

số này càng lớn thể hiện khoảng cách thể chế giữa Việt Nam và nước đi đầu tư càng lớn

+ Các biến kiểm soát

Bên cạnh các yếu tố chính được xem xét trong nghiên cứu này là khoảng cách văn hóa, khoảng cách thể chế giữa Việt Nam và nước đi đầu tư và kinh nghiệm quốc tế của công ty mẹ, khả năng sử dụng tài sản địa phương của công

ty đa quốc gia cũng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác liên quan đến nghiên cứu và phát triển (R&D), quy mô đầu tư của công ty con, tuổi của công ty con, quyền sở hữu của công ty con, trình độ giáo dục của người quản lý công ty con, xuất khẩu của công ty con, và lĩnh vực sản xuất của công ty con Do vậy, các yếu tố này được đo lường để xem xét trong mô hình nghiên cứu như sau:

Nghiên cứu và phát triển (R&D) (X 4 )

Một công ty đa quốc gia hoạt động tốt tại một địa điểm cụ thể thì hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) phải được quan tâm đúng mức R&D rất quan trọng trong việc khám phá những tri thức, tài sản sẵn có ở địa phương về các sản phẩm, quá trình và dịch vụ Sau đó áp dụng những tri thức đó để tạo ra sản phẩm, quá trình và dịch vụ mới, có tính cải tiến để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thị trường tốt hơn Biến này được đo lường bằng chi phí mà công ty đa quốc gia bỏ ra để thực hiện R&D so với doanh thu của họ Giá trị biến này thay đổi từ 0 đến 90, nghĩa là chi phí cho hoạt động nghiên cứu và phát triển càng nhiều thì khả năng sử dụng tài sản địa phương tăng lên

Quy mô đầu tư của công ty con (X 5 )

Nghiên cứu kiểm soát biến quy mô đầu tư của công ty con có ảnh hưởng đến khả năng thâm nhập, sử dụng tài sản của công ty con bởi vì quy mô công

ty con quyết định lượng tài sản địa phương cần sử dụng Nếu quy mô càng lớn thì lượng tài sản mà nó cần sử dụng càng lớn Trong nghiên cứu này quy mô của công ty con được đo lường bằng số lượng nhân viên đang làm việc tại công ty con Giá trị của biến này thay đổi từ 1,099 đến 8,294 (sau khi lấy logarit tự nhiên), nghĩa là công ty con càng có nhiều nhân viên thì khả năng sử

dụng tài sản địa phương càng nhiều

Tuổi của công ty con (X 6 )

Tuổi của công ty con được đo lường bằng số năm mà công ty đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam từ khi thành lập đến năm 2009 Các công ty càng hoạt động lâu năm ở Việt Nam thì khả năng tiếp cận tài sản địa phương càng lớn bởi vì những lý do sau Thứ nhất, họ quen được môi trường kinh doanh, nắm

Trang 34

rõ được thông tin về những tài sản địa phương nào họ có thể khai thác và sử dụng được Thứ hai, các công ty đó biết cách làm thế nào để có thể sử dụng tài sản đó thông qua các thủ tục, hợp đồng, hay các giấy tờ pháp lý ở từng địa điểm đó Giá trị của biến này thay đổi từ 0,693 đến 4,673 (sau khi lấy logarit

tự nhiên) Công ty con nào mang giá trị càng lớn thì tuổi sẽ càng cao Số tuổi của công ty con càng lớn thì khả năng sử dụng tài sản địa phương càng tăng do quen thuộc và nắm rõ môi trường đầu tư

Quyền sở hữu của công ty con (X 7 )

Nghiên cứu này kiểm soát biến quyền sở hữu của công ty con Mức độ góp vốn giữa công ty mẹ và các nhà đầu tư ở nước tiếp nhận đầu tư ảnh hưởng đến khả năng thâm nhập, sử dụng tài sản địa phương Khi các nhà đầu tư địa phương tham gia góp vốn thì công ty con sẽ dễ dàng sử dụng những tài sản thuộc quyền sở hữu của những đối tác này và những đối tác này sẽ giúp công

ty con sử dụng tài sản khác dễ dàng Quyền sở hữu của công ty con được đo lường bằng phần trăm vốn góp của các nhà đầu tư ở nước tiếp nhận đầu tư Giá trị của biến này thay đổi từ 0 đến 100, nghĩa là phần trăm góp vốn của đối tác ở nước tiếp nhận đầu tư càng lớn thì khả năng sử dụng tài sản địa phương càng tăng

Trình độ giáo dục của người quản lý công ty con

Nghiên cứu sử dụng 2 biến giả để đo lường trình độ giáo dục của người quản lý công ty con Biến giả thứ nhất (X8), với giá trị 1 là những người có trình độ đại học trở lên, giá trị 0 là những người có trình độ khác Biến giả thứ

2 (X9), với giá trị 1 là những người có trình độ từ trung học phổ thông đến cao đẳng, giá trị 0 là những người có trình độ khác

Xuất khẩu của công ty con (X 10 )

Được đo lường bằng phần trăm sản phẩm sản xuất được xuất khẩu ra nước ngoài so với tổng doanh thu của toàn công ty Giá trị biến này thay đổi từ

0 đến 100 Giá trị này càng lớn nghĩa là tỷ lệ xuất khẩu chiếm trong tổng doanh thu của công ty con càng lớn

Trang 35

Bảng 2.2: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình hồi quy tuyến tính

Kogut và Sigh (1988) để tính khoảng cách văn hóa

Người quản lý có trình độ trung học phổ thông đến cao đẳng

Giá trị 1 bao gồm những người có trình độ từ trung học phổ thông đến

Nhóm 1: Ngành công nghiệp sử dụng ít lao động, sử dụng công nghệ cao; Nhóm 2: Ngành công nghiệp thâm dụng lao động; Nhóm 3 là sản xuất khác

Trang 36

 Phương pháp ước lượng

Với phương pháp đo lường của biến phụ thuộc ở trên, nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính (OLS) để ước lượng tác động của các yếu tố đến khả năng sử dụng tài sản địa phương của công ty đa quốc gia Phương trình ước lượng được thể hiện như sau:

Trong đó Y là biến phụ thuộc, β0 là hệ số chặn của mô hình (giá trị của Y khi tất cả giá trị X là 0), β1->3 là hệ số ước lượng của biến độc lập: Kinh nghiệm quốc tế của công ty mẹ, khoảng cách văn hóa, thể chế giữa Việt Nam

và nước đi đầu tư X1->3 là giá trị của các biến độc lập trên β4->11 lần lượt là hệ

số ước lượng các biến kiểm soát (đã trình bày ở trên), X4->11 lần lượt là giá trị của các yếu tố kiểm soát, ε là sai số của mô hình hồi quy

2.3.2.3 Đối với mục tiêu 3

Sử dụng phương pháp suy luận từ kết quả ước lượng của mục tiêu 2 để

đề xuất kiến nghị giúp các công ty đa quốc gia tăng khả năng sử dụng tài sản địa phương ở Việt Nam

2.3.3 Sơ lược các phương pháp nghiên cứu

2.3.3.1 Phương pháp so sánh tuyệt đối

Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế

y = y1 – y0

- y0: Chỉ tiêu năm trước

- y1: Chỉ tiêu năm sau

- y: Phần chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế

Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm sau so với năm trước của chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế Từ đó có cách đánh giá chính xác các hoạt động phân tích (Mai Văn Nam, 2008)

2.3.3.2 Phương pháp so sánh số tương đối

Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của

Ngày đăng: 26/10/2015, 09:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, Tổng cục Thống kê, 2014. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 1988–2014.Danh mục tài liệu tiếng anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 1988–2014
8. Buckley, P., & Casson, M. 1998. Analyzing foreign market entry strategies: Extending the internalization approach. Journal of International Business Studies, 29: 539-561 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of International Business Studies
9. Benito, G. R. G., & Gripsrud, G. 1992. The expansion of foreign direct investments: Discrete rational location choices or a cultural learning process? Journal of International Business Studies, 23: 461-476 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of International Business Studies
10. Caves, R. 1971. International corporations: The industrial economics of foreign investment. Economica, 38: 1-27.4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Economica
11. Delios, A., & Henisz, W. 2003. Political hazards, experience, and sequential entry strategies: The international expansion of Japanese firms, 1980-1998. Strategic Management Journal,24: 1153-1164 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Strategic Management Journal
12. Eden, L., & Miller, S. R. 2004. Distance matters: Liability of foreignness, institutional distance and ownership strategy. Bush School working paper no. 404, Texas A&M University, College Station Sách, tạp chí
Tiêu đề: Distance matters: Liability of foreignness, institutional distance and ownership strategy
14. Hennart, J.-F. 1991. The transaction costs theory of joint ventures: An empirical study of Japanese subsidiaries in the United States.Management Science, 37: 483–497 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Management Science
16. Hennart, J.-F, 2009. Down with MNE-centric theorys! Market entry and expansion as the bundling of MNE and local assets. Journal of International Business Studies, 40, 1432-1454 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of International Business Studies
17. Henisz, W., & Williamson, O. 1999. Comparative economic organization—Within and between countries. Business and Politics,1:261-276 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Business and Politics
21. Kogut, B. và Singh, H. 1988. The effect of national culture on the choice of entry mode. Journal of International Business Studies, 19: 411–432 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of International Business Studies
23. Prahalad, C. K., & Hamel, G. 1990. The core competence of the corporation. Harvard Business Review, 56: 79–90 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Harvard Business Review
26. Sharma, V. & Erramilli, M. 2004. Resource-based explanation of entry mode choice. Journal of Marketing Theory and Practice, 12: 1–18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Marketing Theory and Practice
27. Slangen, A.H.L. & Hennart, J.-F. 2008. Do multinationals really prefer to enter culturally distant countries through greenfields rather than through acquisitions? The role of parent experience and subsidiary autonomy. Journal of International Business Studies, 39: 472–490 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of International Business Studies
28. Slangen & Beugelsdijk, 2010. The impact of institutional hazards on foreign multinational activity: A contingency perspective. Journal of International Business Studies, 41, 980–995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of International Business Studies
30. Xu, D., & Shenkar, O. 2002. Institutional distance and the multinational enterprise. Academy of Management Review,27: 608-618 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Academy of Management Review
2. Việt Nam là lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn đa quốc gia. <http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/viet-nam-la-lua-chon-hang-dau-cua-cac-tap-doan-da-quoc-gia-3005606.html>. [Ngày truy cập:19 tháng 7 năm 2014] Khác
3. Tình hình thu hút FDI vào Việt Nam 8 tháng đầu năm 2014. <http://www.vietfin.net/tinh-hinh-thu-hut-fdi-vao-viet-nam-8t-2014/>.[Ngày truy cập: 20 tháng 7 năm 2014] Khác
4. Vốn FDI vào Việt Nam năm 2012. <http://tapchitaichinh.vn/Kinh-te-Dau-tu/Nam-2012-von-FDI-vao-Viet-Nam-dat-163-ty-USD/22501.tctc>.[Ngày truy cập: 20 tháng 7 năm 2014] Khác
5. Vốn FDI vào Việt Nam năm 2013. <http://baodautu.vn/so-lieu-chinh-thuc-fdi-vao-viet-nam-2013-2235-ty-usd.html>. [Ngày truy cập: 20 tháng 7 năm 2014] Khác
7. Ackerlof, G., 1970. The market for lemons: quality uncertaincy and the market mechanism. Quart.J. Econ. 84 (3), 488-500 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w