Có thể liệt kê một số nghiên cứu thực nghiệm đã thực hiện tại Việt Nam như Trương Đông Lộc 2011 đánh giá khả năng trả nợ vay ngân hàng của nông hộ kinh doanh tại Sóc Trăng; Vương Quốc Du
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-
LÊ VŨ LỘC
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG
TRẢ NỢ VAY ĐÚNG HẠN CỦA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
Mã số chuyên ngành : 60 34 02 01
LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS NGUYỄN MINH HÀ
Thành phố Hồ Chí Minh, Năm 2016
Trang 2Tôi cam đoan rằng luận văn này “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay
đúng hạn của doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam” là bài nghiên cứu của chính tôi
Ngoài trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này
mà không được trích dẫn theo đúng quy định
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016
Lê Vũ Lộc
Trang 3Chân thành cám ơn Phó giáo sư Tiến Sĩ Nguyễn Minh Hà đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ và truyền đạt cho tôi những ý kiến khoa học quý báu về ly thuyết cũng như kinh nghiệm triển khai thực tế trong quá trình tôi lựa chọn đề tài và thực hiện luận văn
“Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam”
Chân thành cám ơn Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam đã động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Sau cùng, chân thành cảm tạ quý Thầy, Cô giảng dạy chương trình đào tạo Thạc sỹ Tài chính ngân hàng của Trường đại học Mở TP Hồ Chi Minh đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm hết sức bổ ích để tôi có thể hoàn thành luận văn này
Xin chân thành cảm ơn
Trang 4Thực tế hiện nay ở Việt Nam có rất ít đề tài nghiên cứu về khả năng trả nợ vay của đối tượng khách hàng doanh nghiệp trong khi đây là đối tượng có khả năng vay nợ lớn hơn rất nhiều so với cá nhân, nông hộ Trên cơ sở đó, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng doanh nghiệp tại các ngân hàng ngày càng trở nên thực tiễn khá bức thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay
Mục tiêu chính của nghiên cứu này là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Từ đó đề xuất một số ý kiến đối với ngân hàng để có chiến lược xử lý phù hợp, góp phần giảm thiểu nợ xấu và những tác động của nợ xấu
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thu thập được từ các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong năm 2014 Phương pháp phân tích định lượng được áp dụng trong nghiên cứu, cụ thể là sử dụng dữ liệu chéo và áp dụng mô hình Logistic, với việc doanh nghiệp trả nợ đúng hạn nhận giá trị 1 và doanh nghiệp không trả nợ đúng hạn nhận giá trị 0
Kết quả phân tích cho thấy khả năng trả nợ vay đúng hạn của doanh nghiệp tại Vietcombank có mối quan hệ đồng biến với việc doanh nghiệp sử dụng vốn vay đúng mục đích, thu nhập sau khi vay, kinh nghiệm người điều hành doanh nghiệp, tuổi người điều hành, quy mô doanh nghiệp, số lượng ngân hàng cấp tín dụng, dòng tiền vào tài khoản, và giá trị tài sản đảm bảo, nhưng lại có tương quan nghịch với lãi suất
đi vay
Trong các yếu tố trên, ba yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của doanh nghiệp là mục đích sử dụng vốn (USE), tỷ lệ tài sản đảm bảo (COLLATERAL) và dòng tiền vào tài khoản (CASH) Do đó để tăng khả năng nhận diện khách hàng trả nợ tốt, các tổ chức tín dụng (trước hết là Vietcombank) có thể xem xét, chú trọng hơn về việc xây dựng, hoàn thiện và tập trung kiểm soát hệ thống cảnh báo sớm về tình hình phi tài chính của doanh nghiệp
Trang 5Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Tóm tắt iii
Mục lục iv
Danh mục bảng vi
Danh mục từ viết tắt vii
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Lý do nghiên cứu 1
1.2 Vấn đề nghiên cứu 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.5 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 4
1.6 Phương pháp nghiên cứu 4
1.7 Ý nghĩa nghiên cứu 4
1.8 Kết cấu luận văn 5
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 7
2.1 Các khái niệm 7
2.2 Lý thuyết tổng quan về đánh giá khả năng trả nợ 11
2.2.1 Đánh giá khả năng trả nợ thông qua phân tích các chỉ số 11
2.2.2 Đánh giá khả năng trả nợ thông qua hệ thống xếp hạng tín nhiệm 13
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn 14
2.3.1 Mục đích sử dụng vốn vay 14
2.3.2 Thu nhập sau khi vay 16
2.3.3 Kinh nghiệm người điều hành 17
2.3.4 Giới tính người điều hành 18
2.3.5 Tuổi người điều hành 18
2.3.6 Quy mô doanh nghiệp 19
2.3.7 Số lượng ngân hàng cấp tín dụng 21
2.3.8 Dòng tiền vào tài khoản ngân hàng 22
2.3.9 Số năm hoạt động của doanh nghiệp 23
2.3.10 Loại hình doanh nghiệp nhà nước 24
2.3.11 Lãi suất vay của doanh nghiệp 25
2.3.12 Số lượng tiền vay của doanh nghiệp 26
2.3.13 Giá trị tài sản đảm bảo 27
2.3.14 Vốn lưu động ròng 28
2.4 Tổng quan một số nghiên cứu trước đây 29
2.5 So sánh với các nghiên cứu trước 33
Trang 63.1 Quy trình nghiên cứu 36
3.2 Mô hình nghiên cứu 37
3.2.1 Biến phụ thuộc 38
3.2.2 Biến độc lập 39
3.3 Phương pháp nghiên cứu 44
3.4 Mẫu và phương pháp chọn mẫu điều tra 45
3.4.1 Kích cỡ mẫu 45
3.4.2 Phương pháp chọn mẫu 46
3.4.3 Dữ liệu nghiên cứu 47
3.5 Phương pháp xử lý số liệu nghiên cứu 47
3.5.1 Thống kê mô tả dữ liệu 47
3.5.2 Phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình 48
3.5.3 Phân tích kết quả hồi quy 48
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 49
4.1 Phân tích thống kê mô tả 49
4.2 Phân tích tương quan và đa cộng tuyến 54
4.2.1 Kiểm định tự tương quan 54
4.2.2 Phân tích đa cộng tuyến 55
4.3 Kết quả chạy hồi quy 56
4.4 Thảo luận kết quả 58
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69
5.1 Kết luận 69
5.2 Kiến nghị 70
5.3 Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu sau 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
PHỤ LỤC 78
PHỤ LỤC A 78
PHỤ LỤC B 80
PHỤ LỤC C 81
PHỤ LỤC D 82
Trang 7Trang
Bảng 2.1 33
Bảng 3.1 42
Bảng 3.2 46
Bảng 4.1 49
Bảng 4.2 50
Bảng 4.3 55
Bảng 4.4 55
Bảng 4.5 56
Bảng 4.6 57
Bảng 4.7 57
Bảng 4.8 57
Bảng 4.9 58
Bảng 4.10 67
Trang 8DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
MDA : Mô hình phân tích đa nhân tố
Vietcombank : Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Trang 9CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO NGHIÊN CỨU
Trong những năm gần đây, nợ xấu và xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) là một trong những vấn đề đáng quan tâm nhất của lĩnh vực tài chính ngân hàng Trong tháng 2/2014, tổ chức Moody’s cho rằng nợ xấu của các Ngân hàng thương mại Việt Nam phải chiếm ít nhất 15% tổng tài sản
Nợ xấu cao là nỗi lo của Chính phủ, các chuyên gia, các Ngân hàng thương mại (NHTM) cũng như toàn thể dân chúng bởi nó tác động lớn đến toàn bộ nền kinh tế, làm tắc nghẽn dòng vốn và đe dọa an toàn tài chính quốc gia, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững về kinh tế
Theo Friedrich (2013), các tác động của nợ xấu cũng như việc giải quyết nợ xấu tới nền kinh tế có thể nhắc tới như:
Một là, nợ xấu tăng tạo ra gánh nặng ngân sách trong vấn đề xử lý nợ xấu Con số này lớn đến mức các ngân hàng không thể đứng ra tự xử lý, nên việc xử lý có thể trông cậy vào ngân sách nhà nước Mặc dù, nguồn vốn để xử lý nợ xấu chủ yếu từ quỹ dự phòng rủi ro của các TCTD và con số cụ thể về kinh phí xử lý từ ngân sách Nhà nước chưa được đưa ra, nhưng nhìn vào dư nợ xấu cũng có thể ước đoán có sự ảnh hưởng lớn đến ngân sách nhà nước
Về dài hạn, nếu việc xử lý nợ xấu gây ra bội chi ngân sách sẽ tiềm ẩn rủi ro lạm phát, gây bất ổn nền kinh tế Có thể nói, chính những biện pháp sử dụng ngân sách, nới lỏng tín dụng vào những năm 2008 để thúc đẩy nền kinh tế đã là một nhân tố gây ra lạm phát cao trong những năm sau đó
Hai là, nợ xấu tăng sẽ gây đình trệ nền kinh tế Khi nợ xấu tăng, ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro, do đó lượng vốn đưa vào lưu thông bị hạn chế Nếu nợ xấu tăng quá cao ngân hàng không được phép cho vay, đồng nghĩa với dòng huyết mạch của nền kinh tế bị nghẽn lại, các thành phần khác của nền kinh tế (doanh nghiệp, hộ sản xuất…)
Trang 10cũng không thể tiếp tục kinh doanh Điều này sẽ gây ra những tác động xã hội như thất nghiệp, việc làm, an sinh xã hội…
Ba là, nợ xấu tăng đe dọa an toàn hoạt động của cả hệ thống ngân hàng: nếu nợ xấu không được xử lý kịp thời, có thể gây ra đổ vỡ của một số ngân hàng yếu kém, khi đó
nó có thể gây ra tác động lan truyền đến cả hệ thống ngân hàng, gây mất niềm tin của người dân, của nhà đầu tư, của các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế Nghiêm trọng hơn
nó có thể dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống tài chính quốc gia
Từ những nguyên nhân trên, đứng trên góc độ NHTM, việc nhận diện và đánh giá được khả năng trả nợ của khách hàng sẽ giúp NHTM có chiến lược, thái độ xử lý phù hợp, góp phần giảm thiểu nợ xấu và những tác động của nợ xấu
Các nghiên cứu thực nghiệm khác đã được thực hiện tại Việt Nam chủ yếu đánh giá khả năng trả nợ vay ngân hàng của khách hàng cá nhân hoặc nông hộ kinh doanh Có thể liệt kê một số nghiên cứu thực nghiệm đã thực hiện tại Việt Nam như Trương Đông Lộc (2011) đánh giá khả năng trả nợ vay ngân hàng của nông hộ kinh doanh tại Sóc Trăng; Vương Quốc Duy, Lê Long Hậu và Marijke D’Haese (2010) nghiên cứu khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long; Bùi Thị Hồng Giang (2010) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của nông hộ ở huyện Vị Thủy tỉnh Hậu Giang; Nguyễn Hoàng Anh, Võ Mạnh Chương (2010) lần lượt đánh giá khả năng trả
nợ của nông hộ ở huyện Phụng Hiệp và huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang; Đường Thị Thanh Hải (2014) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng cá nhân ở Việt Nam… Hầu như rất ít đề tài nghiên cứu về đối tượng khách hàng doanh nghiệp trong khi đây là đối tượng có tiềm năng vay nợ lớn hơn rất nhiều so với cá nhân, đồng thời dư nợ vay cũng đang chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng trong nước (theo một thống kê của Châu Đình Linh (2014), dư nợ vay khách hàng cá nhân chỉ chiếm khoảng 6% tổng dư nợ tín dụng ngân hàng) Vì vậy, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại các ngân hàng ngày càng trở nên thực tiễn khá bức thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay
Trang 11Trên cơ sở đó, tôi xin chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ
vay đúng hạn của doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp cao học là đề tài mang tính khoa học thực tiễn
1.2 VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Vấn đề nghiên cứu của đề tài này là xem xét và giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng doanh nghiệp tại Vietcombank Đầu tiên nghiên cứu sẽ tìm các đặc trưng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, sau đó nghiên cứu tác động của các nhân tố này đến khả năng trả nợ vay của doanh nghiệp bằng cách tìm ra các bằng chứng mới về mối quan hệ phi tuyến giữa chúng
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung vào các mục tiêu nghiên cứu sau:
- Xác định các nhân tố hưởng đến khả năng trả nợ vay ngân hàng đúng hạn của
khách hàng doanh nghiệp
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đến khả năng trả nợ vay ngân
hàng đúng hạn của khách hàng doanh nghiệp
- Đề xuất một số ý kiến đối với ngân hàng trong việc nhận diện đối tượng khách hàng tốt, khả năng trả nợ vay đúng hạn cao; từ đó có chiến lược xử lý phù hợp, góp phần giảm thiểu nợ xấu và những tác động của nợ xấu
1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu như trên, đề tài cần trả lời các câu hỏi sau:
- Nhân tố nào ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay ngân hàng đúng hạn của khách
hàng doanh nghiệp?
- Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng trả nợ vay ngân hàng đúng hạn
của khách hàng doanh nghiệp như thế nào?
Trang 12- Các giải pháp Ngân hàng cần thực hiện trong việc nhận diện đối tượng khách hàng
tốt, khả năng trả nợ vay đúng hạn cao?
Xuất phát từ vấn đề nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu được đưa ra, đề tài tập trung vào đối tượng và phạm vi nghiên cứu như sau:
1.5 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố tác động tới khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng doanh nghiệp Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu đối với các khách hàng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2014
1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đo lường khả năng trả nợ vay đúng hạn, nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích định lượng, cụ thể là sử dụng dữ liệu chéo và áp dụng mô hình Logistic, với biến đo lường Y là biến giả (biến nhị phân) Cụ thể Y nhận giá trị 1 nếu trong năm doanh nghiệp trả nợ vay đúng hạn, nhận giá trị 0 nếu có phát sinh trả nợ vay không đúng hạn Với phương pháp này, ta sử dụng kỹ thuật phân tích hồi quy Logistic (qua các phần mềm SPSS, Eview) để kiểm tra giả thiết nghiên cứu đặt ra
1.7 Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này tổng hợp các quan điểm khác nhau của các nghiên cứu thực nghiệm trước về khả năng trả nợ vay ngân hàng để đưa vào áp dụng thực nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam, mà trước mắt là những doanh nghiệp đang có vay vốn tại Vietcombank
Các nghiên cứu thực nghiệm khác đã được thực hiện tại Việt Nam chủ yếu đánh giá khả năng trả nợ vay ngân hàng của khách hàng cá nhân hoặc nông hộ kinh doanh Điểm khác biệt dễ nhận thấy của nghiên cứu này là sử dụng bộ dữ liệu bao gồm các doanh nghiệp đang có vay vốn tại Vietcombank, mục tiêu để đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của đối tượng khách hàng doanh nghiệp Đây là đối
Trang 13tượng khách hàng có tiềm năng vay nợ lớn hơn rất nhiều so với cá nhân, đồng thời dư nợ vay cũng đang chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng trong nước
Do hạn chế về mặt số liệu, nghiên cứu này chỉ thu thập được các doanh nghiệp đang có vay vốn tại Vietcombank, nên chỉ mới đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của đối tượng khách hàng doanh nghiệp tại Vietcombank Hướng nghiên cứu trong thời gian tới có thể mở rộng đối tượng doanh nghiệp chọn mẫu (chọn mẫu tại nhiều ngân hàng, hoặc chọn mẫu theo khu vực tỉnh thành…), qua đó áp dụng được kết quả nghiên cứu cho tổng thể các doanh nghiệp Việt Nam
Ngoài ra, qua khảo sát thì các ngân hàng hiện nay đều có hệ thống xếp hạng tín nhiệm riêng đối với khách hàng vay, các bộ chỉ tiêu để tính điểm không giống nhau mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố (loại hình ngân hàng, quan điểm ban điều hành, đối tượng khách hàng chủ yếu, khu vực kinh tế…) Đặc biệt một số ngân hàng đã thực hiện mua lại
bộ chỉ tiêu xếp hạng tín nhiệm từ Ngân hàng nước ngoài và đưa vào áp dụng tại Việt Nam Như vậy, việc xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của doanh nghiệp sẽ có đóng góp nhất định trong việc đánh giá mô hình xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của các ngân hàng đang áp dụng (trước hết là Vietcombank) có thực sự hiệu quả, hoặc đã phù hợp với tình hình các doanh nghiệp Việt Nam hay chưa Từ đó các Ngân hàng có thể đưa ra những điều chỉnh thích hợp cho bộ chỉ tiêu xếp hạng tín nhiệm của mỗi ngân hàng
1.8 KẾT CẤU LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU
Luận văn nghiên cứu được cấu trúc như sau:
Chương I giới thiệu tổng quan nghiên cứu và giải thích tầm quan trọng khi thực hiện đề tài nghiên cứu Nội dung của chương bao gồm tóm lược lý do nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu, kết cấu của luận văn
Trang 14Chương II giới thiệu các khái niệm được sử dụng trong đề tài, trình bày khái quát một số lý thuyết tổng quan về việc đánh giá năng tài chính, khả năng trả nợ vay của khách hàng Phần tiếp theo sẽ dẫn chiếu cơ sở lý thuyết để từ đó xác định được các biến
sẽ đưa vào mô hình nghiên cứu Phần cuối cùng sẽ tóm tắt một số nghiên cứu thực nghiệm đã thực hiện trước đây trên thế giới và tại Việt Nam
Chương III xây dựng và phát triển mô hình kinh tế lượng Phương pháp nghiên cứu, cách thức chọn mẫu và cách đo lường các biến nghiên cứu sẽ được trình bày chi tiết trong chương này
Chương IV trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm và những thảo luận từ kết quả nghiên cứu Dựa trên kết quả nghiên cứu, các giả thiết nghiên cứu sẽ được chấp nhận hay bác bỏ
Chương V tóm tắt các kết quả nghiên cứu chính và những đóng góp quan trọng từ kết quả nghiên cứu Ngoài ra, chương này cũng chỉ ra những giới hạn trong nghiên cứu
và khuyến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo
Trang 15CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương I đã trình bày khái quát những nội dung cần tìm hiểu, những mục tiêu và
những câu hỏi cần được giải đáp Với mục đích làm nền tảng để giải quyết những vấn đề
đã nêu, chương II lần lượt giới thiệu các khái niệm được sử dụng trong đề tài, trình bày
khái quát một số lý thuyết tổng quan về việc đánh giá năng lực tài chính, khả năng trả nợ
vay của khách hàng Phần tiếp theo sẽ dẫn chiếu cơ sở lý thuyết, để từ đó xác định được
các biến sẽ đưa vào mô hình nghiên cứu Phần cuối cùng sẽ tóm tắt lại một số nghiên cứu
thực nghiệm đã thực hiện trước đây trên thế giới và tại Việt Nam
2.1 Các khái niệm
Nợ vay:
Theo Nguyễn Thị Ngọc Trang và Nguyễn Thị Liên Hoa (2008), nợ vay là nguồn
tài trợ đi kèm với các nghĩa vụ tài chính, gắn liền với các khoản thanh toán tiền (hoặc
dịch vụ, tài sản khác) ở hiện tại và trong tương lai của doanh nghiệp trong một thời gian
nhất định Nợ vay thể hiện trái quyền của những người bên ngoài doanh nghiệp đối với
các tài sản và nguồn lực ở hiện tại và tương lai của doanh nghiệp
Căn cứ Quyết định của Thống đốc NHNN số 1627/2001/QĐ-NHNN ban hành
ngày 31/12/2001, vay nợ là một hình thức khách hàng nhận vốn từ tổ chức tín dụng để sử
dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả
gốc và lãi
Việc vay nợ, hay có thể nói một cách khác là sử dụng đòn bẩy tài chính, trên thực
tế là điều rất thường gặp đối với tất cả các doanh nghiệp Theo Nguyễn Minh Kiều
(2006), quyết định nguồn vốn là 01 trong 03 quyết định quan trọng nhất trong quản trị tài
chính doanh nghiệp Doanh nghiệp thông thường phát sinh vay nợ vì một số nguyên nhân
như:
- Quy mô vốn của doanh nghiệp nhỏ, nếu chỉ dựa vào vốn chủ sở hữu thì không thể
mở rộng hoạt động kinh doanh (thống kê trong năm 2014, tại Việt Nam có khoảng
Trang 16trên 500 nghìn doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), chiếm 97,5% tổng số doanh
nghiệp đang hoạt động Hàng năm, các doanh nghiệp SME đóng góp khoảng 40%
GDP và thu hút 51% lực lượng lao động của cả nước)
- Theo lý thuyết, vì tài trợ bằng nợ vay rẻ hơn vốn cổ phần do lãi suất mà doanh
nghiệp trả cho nợ vay được miễn thuế (thuế được đánh sau lãi vay), nên một
doanh nghiệp sử dụng nợ sẽ có khả năng tạo được kết quả hoạt động kinh doanh
tốt hơn so với 100% vốn cổ phần do tận dụng lợi ích từ lá chắn thuế của nợ Trên
thực tế, không phải giá trị doanh nghiệp tăng mãi khi tỷ suất nợ gia tăng, bởi vì khi
gia tăng việc sử dụng nợ sẽ gia tăng chi phí khánh tận tài chính, gia tăng khả năng
phá sản và sẽ làm giảm giá trị doanh nghiệp, do đó cấu trúc tài chính tối ưu là cấu
trúc đỏi hỏi phải cân bằng giữa lợi ích do sử dụng nợ và chi phí khánh tận tài
chính Bên cạnh đó, lý thuyết trật tự phân hạng lại cho rằng nếu một doanh nghiệp
phải sử dụng nguồn tài trợ bên ngoài thì nhà quản trị sẽ ưu tiên sử dụng nợ vay
trước, sau đó là phát hành trái phiếu và giải pháp cuối cùng là phát hành cổ phiếu
thường Trật tự này phản ánh động cơ của nhà quản trị tài chính là duy trì sự kiểm
soát doanh nghiệp, giảm chi phí và tránh được những phản ứng của thị trường
chứng khoán (Lê Phương Dung và Nguyễn Thị Nam Thanh, 2013)
Đòn bẩy tài chính xem xét mức độ sử dụng nợ dưới góc độ doanh nghiệp, tức góc
độ khách hàng Doanh nghiệp quan tâm đến sử dụng đòn bẩy tài chính nhằm mục tiêu gia
tăng khả năng sinh lợi cho chủ sở hữu Năng lực vay nợ xem xét mức độ sử dụng nợ của
doanh nghiệp dưới góc độ ngân hàng, tức góc độ người cho vay Ngân hàng quan tâm
đến năng lực vay nợ của khách hàng nhằm mục tiêu gia tăng doanh số cho vay và mang
lại thu nhập lãi vay cho ngân hàng (Tirole, 2006)
Việc vay nợ sẽ dẫn đến hệ quả tất yếu là việc hoàn trả nợ vay trong tương lai, bao
gồm cả gốc và lãi Đứng trên góc độ ngân hàng thì việc thu hồi nợ vay rất quan trọng, vì
các nguyên nhân sau:
- Đây là nguồn thu nhập của ngân hàng để chi trả chi phí hoạt động và đảm bảo mức
lợi nhuận (đặc thù đối với các ngân hàng Việt Nam thì đây là nguồn lớn nhất vì
Trang 17nguồn thu về dịch vụ ngân hàng chưa hoàn thiện như hệ thống ngân hàng tại các
nước phát triển; theo một thống kê của Ngân hàng Nhà nước trong năm 2013, dư
nợ tín dụng thường chiếm trên 50% tổng tài sản và thu nhập từ tín dụng thường
chiếm 50 – 70% tổng thu nhập của NHTM)
- Trường hợp không thu hồi được nợ, gây ra nợ xấu: Nguồn vốn để cho vay phần
lớn là huy động từ khách hảng, nợ xấu cao và chậm được giải quyết sẽ ngày càng
trở thành gánh nặng cho ngân hàng (mất thanh khoản và giảm lợi nhuận…), doanh
nghiệp (khó tiếp cận vốn, số lượng doanh nghiệp dừng hoạt động, phá sản sẽ tiếp
tục gia tăng) và cả nền kinh tế (hàng hóa chậm tiêu thụ, trì trệ, dần dần gây tê liệt
nền kinh tế và nguy cơ bất ổn vĩ mô cao) Có thể liệt kê một số trường hợp Ngân
hàng gây ra nợ xấu quá lớn, dẫn đến mất thanh khoản, mất vốn điều lệ như Ngân
hàng Xây dựng (được Ngân hàng Nhà nước ra quyết định mua lại trong năm 2014
với giá 0 đồng), Ngân hàng Đại Dương, Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu (dự
kiến phương án xử lý tương tự như Ngân hàng Xây dựng)…
- Việc không thu hồi được nợ dẫn đến ngân hàng không có tiền trả lương nhân viên,
vì thế những người có năng lực sẽ chuyển công tác gây khó khăn về vấn đề nhân
lực có chất lượng và trình độ cho Ngân hàng
- Mặt khác, hoạt động của Ngân hàng liên quan đến hoạt động của cá nhân và doanh
nghiệp nên khi một Ngân hàng gặp rủi ro tín dụng sẽ làm cho toàn bộ hệ thống
Ngân hàng gặp khó khăn Bởi vì người gửi tiền ở hầu hết các Ngân hàng đều
hoang mang lo sợ và có khả năng kéo nhau ồ ạt đến rút tiền Đây là vấn đề nhạy
cảm đối với ngành Ngân hàng
Nói tóm lại, rủi ro không thu hồi được nợ vay của một Ngân hàng xảy ra ở những
mức độ khác nhau và mức độ nặng nhất là khi ngân hàng không thu được vốn lãi, nợ thất
thu với tỷ lệ cao dẫn đến Ngân hàng bị thua lỗ và mất vốn Nếu kéo dài tình trạng này
Ngân hàng sẽ có nguy cơ bị phá sản cao, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói
chung và hệ thống ngân hàng nói riêng Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng
Trang 18phải hết sức cẩn trọng và có những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong cho
vay
Về tổng thể, Ngân hàng Nhà Nước đã ban hành thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày
21/01/2013, trong đó đã phân loại nợ vay thành 5 nhóm có mức rủi ro khác nhau nhằm
giúp các NHTM dễ dàng kiểm soát, quản lý các khoản nợ phát sinh để thực hiện công tác
thu hồi nợ một cách tốt nhất
- Nợ nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn là các khoản nợ còn trong hạn trả nợ và nợ quá thời
hạn trả trả nợ dưới 10 ngày
- Nợ nhóm 2: các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày
- Nợ nhóm 3: các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày
- Nợ nhóm 4: các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày
- Nợ nhóm 5: các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày
Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5 Đây là chỉ tiêu phản ánh chất lượng
tín dụng Chỉ tiêu này càng cao thì càng rủi ro trong việc thu hồi nguồn vốn cho vay của
ngân hàng Bởi vì nợ xấu là khoản nợ có khả năng mất vốn, do năng lực trả nợ của khách
hàng giảm sút, gây nên trì trệ trong việc trả nợ vay cho ngân hàng
Vì những nguyên nhân trên, việc đánh giá khả năng trả nợ vay của khách hàng đối
với ngân hàng là cực kỳ quan trọng Hơn nữa, rủi ro từ hoạt động cho vay là một trong
những vấn đề rất nhạy cảm trong kinh doanh ngân hàng, vì vậy hạn chế rủi ro ngay từ
đầu là một hoạt động thiết thực, cũng như xây dựng mô hình đánh giá các nhân tố ảnh
hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng để hỗ trợ cho cán bộ tín dụng trước
và trong cho vay là vấn đề rất cần thiết
Trong phạm vi đề tài, để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, nghiên cứu
không đi sâu vào việc đánh giá thông qua chỉ số, mà tập trung lượng hóa khả năng trả nợ
của khách hàng vay vốn theo các biến tác động như mục đích sử dụng vốn, quy mô, lợi
nhuận doanh nghiệp … Đây được xem như một nhánh hỗ trợ của hướng nghiên cứu thứ
Trang 19hai (đánh giá khách hàng thông qua mô hình xếp hạng tín nhiệm) như đã trình bày ở phần
đầu chương II Kết quả nghiên cứu được dùng tham khảo cho việc đánh giá mô hình xếp
hạng tín nhiệm doanh nghiệp của các ngân hàng đang áp dụng (trước hết là
Vietcombank) có thực sự hiệu quả, hoặc đã phù hợp với tình hình các doanh nghiệp Việt
Nam hay chưa
Khả năng trả nợ:
Xét ở góc độ doanh nghiệp, khả năng trả nợ đề cập đến khả năng tài chính trong
dài hạn và khả năng thanh toán nghĩa vụ nợ trong dài hạn Tất cả các hoạt động kinh
doanh của công ty như tài trợ, đầu tư và hoạt động đều ảnh hưởng đến khả năng trả nợ
doanh nghiệp
Ở góc độ ngân hàng, việc phân tích tín dụng nhằm xác định khả năng trả nợ của
khách hàng chính là việc đánh giá độ tín nhiệm của doanh nghiệp Độ tín nhiệm là khả
năng một doanh nghiệp đảm bảo cho các nghĩa vụ trả nợ Hay nói cách khác, nó là khả
năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp Do đó, nội dung chính của việc
phân tích là dựa trên rủi ro, chứ không phải trên khả năng sinh lợi (Nguyễn Thị Ngọc
Trang và Nguyễn Thị Liên Hoa, 2008)
Căn cứ thông tư 02/2013/TT-NHNN do NHNN Việt Nam ban hành ngày
21/01/2013, nợ quá hạn được định nghĩa là “khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc
và/hoặc lãi đã quá hạn” Như vậy, trả nợ vay đúng hạn nghĩa là Bên vay thanh toán gốc
và lãi đầy đủ theo thỏa thuận cho Bên cho vay, không phát sinh nợ quá hạn
2.2 Lý thuyết tổng quan về đánh giá khả năng trả nợ:
2.2.1 Đánh giá khả năng trả nợ thông qua phân tích các chỉ số:
Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh
Do đó tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tài chính của
doanh nghiệp Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc
kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh Chính vì vậy, phân tích tình hình tài
Trang 20chính có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân chủ doanh nghiệp và các đối tượng bên
ngoài có liên quan đến tài chính của doanh nghiệp
Riêng đối với người cho vay, mối quan tâm của họ là hướng đến khả năng trả nợ
của doanh nghiệp Qua việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, họ đặc biệt
chú ý tới lượng tiền và các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền nhanh chóng để từ đó có
thể so sánh được và biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp Đồng thời
họ cũng quan tâm đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp vì đó chính là cơ sở của việc
hoàn trả vốn và lãi vay
Việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp đã có được khung lý thuyết khá
đầy đủ Các giáo trình nước ngoài viết về đề tài này rất phong phú Trong đó có những
giáo trình chuyên sâu như sách về phân tích báo cáo tài chính của Wild, John J (2009); tài
liệu hướng dẫn về quản lý và đo lường hoạt động doanh nghiệp của Helfert Erich A
(1997); giáo trình về đánh giá quản trị tài chính của Higgins, Robert C (2009); hay tài
liệu hướng dẫn về phân tích tài chính với máy tính của White, Mark A (2000), trích bởi
Trần Hòa Bình (2010)… Nhìn chung, các giáo trình trên đều có các chương trình bày chi
tiết về đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp, thông qua việc phân tích các nhóm chỉ
số tài chính Một số chỉ tiêu thường được sử dụng như Chỉ số thanh toán, Chỉ số thanh
toán nhanh, Tỷ số dòng tiền, Chỉ số tiền mặt trên tài sản lưu động, Chỉ số tiền mặt trên nợ
ngắn hạn, Tỷ lệ thu nhập trên chi phí cố định, Thu nhập đảm bảo nợ vay……
Riêng tại Việt Nam, các giáo trình về phân tích tài chính doanh nghiệp cũng rất đa
dạng, cụ thể như: tài liệu hướng dẫn về phân tích, dự báo và định giá cổ phiếu thông qua
báo cáo tài chính doanh nghiệp của Phạm Thị Thủy và Nguyễn Thị Lan Anh (2013); sách
hướng dẫn về cách lập, đọc và phân tích báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị của
Võ Văn Nhị (2011); tài liệu về thực hành phân tích báo cáo tài chính của nhiều dịch giả
(2013); giáo trình phân tích các báo cáo tài chính công ty của Nguyễn Minh Kiều (2008),
trích bởi Trần Hòa Bình (2010)…
Trang 212.2.2 Đánh giá khả năng trả nợ thông qua hệ thống xếp hạng tín nhiệm:
Xếp hạng tín nhiệm (Credit rating) là thuật ngữ do John Moody đưa ra vào năm
1909 trong ấn phẩm công bố kết quả xếp hạng trái phiếu ngành đường sắt (Lawrence,
2010; Moody’s, 2013, trích bởi Võ Hồng Đức và Nguyễn Đình Thiên, 2013) Hệ thống
xếp hạng trình bày trong báo cáo này được ký hiệu gồm 3 chữ cái ABC được xếp lần lượt
là AAA (mức ổn định cao nhất) đến C (mức rủi ro cao nhất) Kể từ đó đến nay, các tổ
chức xếp hạng đóng vai trò quan trọng trong thị trường tài chính bằng các kết quả xếp
hạng để đánh giá chất lượng của sản phẩm trên thị trường tài chính
Moody’s (2013), trích bởi Võ Hồng Đức và Nguyễn Đình Thiên (2013), cho rằng
xếp hạng tín nhiệm nhằm mục đích đánh giá các rủi ro tín dụng liên quan đến nghĩa vụ tài
chính của một tổ chức trong tương lai Xếp hạng tín nhiệm dài hạn đánh giá rủi ro của các
khoản tín dụng có thời gian đáo hạn từ một năm trở lên, phản ánh khả năng thực hiện
cam kết trả nợ và rủi ro suy giảm nguồn tài chính trong tương lai Trong khi đó, xếp hạng
ngắn hạn chỉ dành cho các khoản tín dụng đáo hạn dưới 13 tháng và chỉ đánh giá về rủi
ro trả nợ (Moody’s, 2007, trích bởi Võ Hồng Đức và Nguyễn Đình Thiên, 2013)
Theo Standard and Poor’s (2012), trích bởi Võ Hồng Đức và Nguyễn Đình Thiên
(2013), xếp hạng tín nhiệm là đánh giá khả năng tín dụng của bên phải thực hiện nghĩa vụ
tài chính trong tương lai dựa trên những yếu tố hiện tại và quan điểm của người đánh giá
Nói cách khác, xếp hạng tín dụng được coi như là chỉ báo về độ an toàn khi đầu tư vào
các giấy tờ có giá của tổ chức, chẳng hạn như trái phiếu, cổ phiếu hay những loại chứng
chỉ nợ tương tự khác
Với quan điểm của Fitch thì xếp hạng tín nhiệm là đánh giá mức độ khả năng thực
hiện các nghĩa vụ nợ như lãi suất, cổ tức ưu đãi, các khoản bảo hiểm hay các khoản phải
trả khác của một tổ chức Phương pháp xếp hạng tín nhiệm của Fitch là sự kết hợp của cả
yếu tố tài chính và phi tài chính
Tổng hợp các quan điểm trên, ta có thể thấy xếp hạng tín nhiệm là hoạt động đánh
giá tình trạng tài chính của các đối tượng được đánh giá Xếp hạng tín nhiệm cung cấp
Trang 22thông tin cho các nhà đầu tư biết về tình trạng tài chính và mức độ rủi ro của các tổ chức
để có quyết định đầu tư phù hợp Các yếu tố để đánh giá thường bao gồm yếu tố về tài
chính và phi tài chính Yếu tố tài chính bao gồm các tỷ số tài chính quan trọng thông qua
các báo cáo tài chính Yếu tố phi tài chính là các yếu tố khó có thể định lượng như: chính
trị, ngành nghề kinh doanh, môi trường kinh tế vĩ mô … (Võ Hồng Đức và Nguyễn Đình
Thiên, 2013)
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn
2.3.1 Mục đích sử dụng vốn vay
Căn cứ Quyết định của Thống đốc NHNN số 1627/2001/QĐ-NHNN ban hành
ngày 31/12/2001, cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao
cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định
theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi
Như vậy mục đích sử dụng vốn vay được xác định theo thỏa thuận cụ thể khi tổ
chức tín dụng chuyển vốn cho khách hàng Khách hàng vay có nghĩa vụ phải đảm bảo sử
dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng (Điều 6 Quyết định
1627/2001/QĐ-NHNN) Trong năm 2014, các phương tiện thông tin đại chúng đã công
bố nhiều trường hợp khách hàng vay mất khả năng thanh toán, không trả được nợ và gây
thiệt hại lớn cho nhiều ngân hàng, ví dụ như trường hợp Công ty Thủy sản Phương Nam,
công ty cà phê Trường Ngân… Một trong các vấn đề rất đáng lưu tâm, sau khi xem xét
những trường hợp trên, là trách nhiệm của ngân hàng trong việc kiểm soát mục đích sử
dụng vốn vay của khách hàng, vì hầu hết các trường hợp xác định nguyên nhân nợ quá
hạn là do nguồn vốn vay của ngân hàng đã bị khách hàng chiếm dụng để sử dụng vào
việc khác như mua bất động sản, xây dựng nhà xưởng, tiêu dùng cá nhân… hay nói cách
khác là sử dụng vốn không đúng mục đích
Một số các nghiên cứu gần đây cũng đề cập đến ảnh hưởng của việc sử dụng vốn
không đúng mục đích đến khả năng phát sinh nợ xấu Vũ Công Ty (2012) đã chỉ ra một
Trang 23trong những nguyên nhân chính gây ra nợ quá hạn chính là việc sử dụng vốn không đúng
mục đích Biểu hiện của việc này có thể liệt kê như:
o Dùng nợ ngắn hạn đầu tư dài hạn: Khi đang gặp khó khăn về vốn, việc doanh
nghiệp lấy vay ngắn hạn cho đầu tư dài hạn là khá phổ biến Ví dụ: Tập đoàn
Thái Hòa dùng tới 263 tỷ đồng các khoản nợ ngắn hạn, trong đó chủ yếu là nợ
quá hạn, để đầu tư dài hạn, dẫn đến mất cân đối tài chính nghiêm trọng, phải
phát mại tài sản để trả nợ ngân hàng khi các khoản nợ đến thời gian thu hồi
Từ một doanh nghiệp tư nhân lớn trong sản xuất và chế biến nông sản, đến
giữa năm 2012, Tập đoàn Thái Hòa đã phải đứng trước bờ vực phá sản Bài
học nói trên cho thấy, việc sử dụng vốn sai nguyên tắc (dùng vốn ngắn hạn
đầu tư dài hạn) là con đường ngắn nhất dẫn tới nợ quá hạn, nợ xấu cho doanh
nghiệp và hệ thống ngân hàng
o Dùng vốn vay đầu tư ra ngoài ngành (trong đó phần lớn là bất động sản): Theo
báo cáo của các tổ chức tín dụng, vào thời kỳ đỉnh cao, tổng dư nợ cho vay bất
động sản chiếm khoảng 10% tổng dư nợ tín dụng của cả nền kinh tế (năm
2011) Một nghiên cứu của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cũng cho
thấy tại thời điểm tháng 6/2011, dư nợ bất động sản chiếm 9,95% tổng dư nợ,
tương đương 245.000 tỉ đồng Tỉ lệ này khá cao so với một số nước trong khu
vực như Thái Lan 6%, Malaysia 7% Trong bối cảnh thị trường bất động sản
vừa đóng băng, vừa suy giảm, thì đây là nguy cơ vừa mất vốn, vừa mất khả
năng thanh toán của doanh nghiệp
Quan điểm trên cũng nhận được nhiều ý kiến tán đồng Theo Friedrich (2013),
nguyên nhân nợ xấu phát sinh một phần là do nhiều doanh nghiệp dùng nợ ngắn hạn để
đầu tư dài hạn Nhiều doanh nghiệp dùng vốn vay để đầu tư ra ngoài ngành, đặc biệt là để
đầu tư vào bất động sản
Xem xét ở một góc độ khác, kết quả nghiên cứu của Daniela (2008) chỉ ra rằng để
hoạt động tín dụng có hiệu quả, giảm thiểu nợ xấu thì việc cấp tín dụng phải đáp ứng nhu
Trang 24cầu thực sự của khách hàng vay, cũng như thời hạn tín dụng phải tương ứng với tốc độ
lưu thông của các nguồn tài nguyên phục vụ cho hoạt động kinh doanh
Vì các nguyên nhân trên, giả thiết nghiên cứu của đề tài về mối quan hệ giữa việc
sử dụng vốn vay đúng mục đích và khả năng trả nợ vay đúng hạn như sau:
và khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng
2.3.2 Thu nhập sau khi vay:
Mô hình của Arene (1993), trích bởi Ajah, Eyo, Ofem (2014), sử dụng bộ dữ liệu
thu thập từ các hộ nông nghiệp Nigeria, chỉ ra rằng thu nhập có tương quan dương với
khả năng hoàn trả nợ của khách hàng vay Điều này hàm nghĩa rằng thu nhập sau khi vay
càng cao thì khả năng trả nợ vay đúng hạn của công ty càng cao
Một số nghiên cứu khác cũng có đề cập đến sự tác động của thu nhập đến khả
năng hoàn trả nợ, nhưng kết quả không có ý nghĩa thống kê hoặc biến thu nhập không
phải là mục tiêu quan tâm chính nên không có diễn giải chi tiết Ví dụ như Onyenucheya
(2007), trích bởi Ajah, Eyo, Ofem (2014), thực hiện chia nhóm hộ nông nghiệp vay theo
02 bậc Kết quả nghiên cứu chỉ rằng khả năng hoàn trả nợ của khách hàng vay ảnh hưởng
trực tiếp bởi tuổi, số năm kinh nghiệm của chủ nông hộ, thu nhập, trình độ học vấn và
quy mô hộ nông nghiệp Tuy nhiên thu nhập lại ảnh hưởng không lớn đến khả năng hoàn
trả nợ Njoku và Odii (1991), trích bởi Ajah, Eyo, Ofem (2014), sử dụng phương pháp
hồi quy Regression để xác định các nhân tố ảnh hưởng khả năng hoàn trả nợ của khách
hàng vay Kết quả cho thấy các nhân tố có ảnh hưởng trọng yếu bao gồm số tiền vay, số
năm kinh nghiệm của chủ nông hộ, trình độ học vấn, quy mô hộ, thời hạn vay và giá trị
tài sản đảm bảo; biến thu nhập không có ý nghĩa thống kê
Brigham (2009) chỉ ra rằng, năng lực vay nợ của khách hàng doanh nghiệp chịu
tác động bởi yếu tố thu nhập, cụ thể một doanh nghiệp có thu nhập tương đối ổn định có
xu hướng sử dụng nhiều nợ vay hơn, đồng thời có khả năng và chi trả được các khoản chi
phí (trong đó có chi phí vay) lớn hơn các công ty có thu nhập không ổn định hoặc bị lỗ
Trang 25Do đó, giả thiết nghiên cứu của đề tài về mối quan hệ giữa thu nhập sau khi vay và
khả năng trả nợ vay đúng hạn như sau:
trả nợ vay đúng hạn của khách hàng
2.3.3 Kinh nghiệm người điều hành:
Afolabi (2010), trích bởi Ajah, Eyo, Ofem (2014), với nghiên cứu về quyết định
trả nợ của các hộ nông nghiệp quy mô nhỏ thuộc Oyo Kết quả cho thấy quy mô gia đình
và các chi phí hoạt động có tương quan âm đối với khả năng trả nợ, trong khi số năm
kinh nghiệm của người điều hành, thu nhập, quy mô, lãi suất vay có ảnh hưởng tích cực
đến khả năng khả năng trả nợ của khách hàng vay
Một số nghiên cứu khác được thực hiện cũng cho thấy kết quả tương tự, cụ thể
như Ezeh (1993) và Nwachukwu et al (2010), trích bởi Ajah, Eyo, Ofem (2014) Theo
Ezeh (1993) và Nwachukwu et al (2010), số năm kinh nghiệm, mức thu nhập và quy mô
có tương quan dương với khả năng trả nợ của khách hàng
Thực tiễn cho thấy, một người lãnh đạo có kinh nghiệm sẽ có vai trò rất quan
trọng trong việc điều hành doanh nghiệp, đặc biệt trong những tình hình thị trường khó
khăn, hoặc biến động theo chiều hướng không thuận lợi Những quyết định đúng đắn
trong thời điểm này sẽ làm doanh nghiệp vượt qua được giai đoạn khó khăn, tiến tới phục
hồi hoạt động kinh doanh và tăng khả năng trả nợ Do đó, nếu giả định những yếu tố khác
không đổi, một doanh nghiệp có người lãnh đạo với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành,
sẽ có khả năng trả nợ vay đúng hạn cao hơn so với doanh nghiệp có người lãnh đạo ít
kinh nghiệm
Vì lý do trên, giả thiết nghiên cứu của đề tài về mối quan hệ giữa kinh nghiệm
người điều hành và khả năng trả nợ vay đúng hạn như sau:
năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng
Trang 262.3.4 Giới tính người điều hành:
Vai trò của phụ nữ ngày càng được đánh giá cao trong thế giới hiện đại, các
nghiên cứu về vai trò của phụ nữ trong bộ phận quản lý doanh nghiệp (DN) cũng ngày
càng nhiều hơn Tuy nhiên, mỗi nghiên cứu lại cho một kết quả khác nhau
Điển hình như nghiên cứu của Carter, Simpkins và Simpson (2003), trích bởi
Nguyễn Minh Tân, Võ Thành Danh và Tăng Thị Ngân (2015), cho thấy việc đa dạng giới
tính trong ban lãnh đạo sẽ giúp cho DN đạt được hiệu quả hoạt động tốt hơn… Nhìn
chung, dựa trên các lý thuyết này, khi có nữ giới tham gia vào bộ phận quản lý sẽ tốt hơn
cho hoạt động của doanh nghiệp, góp phần làm tăng khả năng trả nợ của công ty
Hay như tại nghiên cứu của Terjesen, Sealy, và Singh (2009), trích bởi Nguyễn
Minh Tân, Võ Thành Danh và Tăng Thị Ngân (2015), cho rằng tỷ lệ nữ giới không có
mối quan hệ rõ ràng với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Còn nghiên cứu của Lee và
James (2007), trích bởi Nguyễn Minh Tân, Võ Thành Danh và Tăng Thị Ngân (2015), lại
phát hiện ra rằng, việc thuê một giám đốc điều hành nữ sẽ có mối tương quan âm với giá
cổ phiếu của công ty niêm yết Tại Việt Nam nghiên cứu của Nguyễn Minh Tân, Võ
Thành Danh và Tăng Thị Ngân (2015) cho thấy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ
cao hơn nếu người điều hành doanh nghiệp là nam
Vì lý do trên, giả thiết nghiên cứu của đề tài về mối quan hệ giữa giới tính người
điều hành và khả năng trả nợ vay đúng hạn như sau:
trả nợ vay đúng hạn của khách hàng
2.3.5 Tuổi người điều hành:
Tương tự như kinh nghiệm người điều hành, tuổi của người điều hành cũng được
kỳ vọng có tác động đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp Afolabi (2010), trích bởi
Ajah, Eyo, Ofem (2014), với nghiên cứu về quyết định trả nợ của các hộ nông nghiệp quy
mô nhỏ thuộc Oyo Kết quả cho thấy số năm kinh nghiệm và tuổi của người điều hành có
ảnh hưởng tích cực đến khả năng khả năng trả nợ của khách hàng vay
Trang 27Thực tiễn cho thấy, người điều hành lớn tuổi sẽ có xu hướng lựa chọn phương án
kinh doanh mang tính ổn định, ít biến động; trong khi người điều hành trẻ tuổi thích
những phương án mạo hiểm, có khả năng mang lại lợi nhuận lớn tương ứng mức độ rủi
ro cao Trường hợp rủi ro thị trường xảy ra vượt quá mức chịu đựng, doanh nghiệp sẽ bị
thua lỗ, dẫn đến giảm khả năng thanh toán cũng như khả năng trả nợ của doanh nghiệp
Vì lý do trên, giả thiết nghiên cứu của đề tài về mối quan hệ giữa tuổi người điều
hành và khả năng trả nợ vay đúng hạn như sau:
trả nợ vay đúng hạn của khách hàng
2.3.6 Quy mô doanh nghiệp:
Theo Huang và Song (2002), nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài
chính của các công ty trên cơ sở dữ liệu thị trường và dữ liệu kế toán của hơn 1000 công
ty Trung Quốc được niêm yết trên thị trường chứng khoán Hai tác giả này tìm thấy mối
quan hệ trái chiều giữa khả năng vay nợ và khả năng sinh lợi và mối quan hệ cùng chiều
giữa khả năng vay nợ và quy mô doanh nghiệp
Đồng quan điểm trên, Bauer (2004) cho rằng khả năng vay nợ, hoàn trả nợ của
một công ty tỷ lệ thuận với quy mô và tỷ lệ nghịch với khả năng sinh lợi và khả năng đảm
bảo nợ vay Ngoài ra, có quan hệ trái chiều giữa khả năng vay nợ và cơ hội tăng trưởng
Hơn nữa, khả năng vay nợ tỷ lệ thuận với thuế và tỷ lệ nghịch với lá chắn thuế phi nợ, tuy
nhiên có ý nghĩa thống kê ở một mức độ thấp hơn Nghiên cứu của Bauer (2004) cung
cấp bằng chứng về mối quan hệ giữa khả năng vay nợ và loại ngành công nghiệp
Một số nghiên cứu khác cho ra kết quả tương tự Quy mô doanh nghiệp tác động
có lợi về khả năng vay nợ tổng thể của doanh nghiệp liên doanh (Winker, 1999) Theo
Cassar (2004), các doanh nghiệp quy mô nhỏ phải đối mặt nhiều khó khăn hơn đối với
việc giải quyết các vấn đề bất đối xứng thông tin với ngân hàng để có thể được cấp tín
dụng Hơn nữa, bởi vì các tài sản của doanh nghiệp nhỏ thường có trị giá thấp, nó trở nên
Trang 28khó khăn cho họ để thuyết phục những người cho vay rằng, họ sẽ có thể đủ sức thực hiện
các cam kết trước đó trong các trường hợp thanh lý
Ngoài quy mô, số năm kinh nghiệm và mức thu nhập có tương quan dương với
khả năng trả nợ của khách hàng (Ezeh, 1993, trích bởi Ajah, Eyo, Ofem, 2014) Hay
nghiên cứu của Afolabi (2010), trích bởi Ajah, Eyo, Ofem (2014), cho thấy bên cạnh quy
mô thì lãi suất vay cũng có ảnh hưởng tích cực đến khả năng khả năng hoàn trả nợ của
khách hàng vay Theo tác giả lý giải là do lãi suất vay cao thì khách hàng sẽ có xu hướng
trả nợ trước để giảm chi phí vay, hạn chế để nợ quá hạn vì lãi suất phạt sẽ rất cao, vượt
quá khả năng chi trả của khách hàng
Quan điểm khác lại cho rằng quy mô có tác động ngược đối với khả năng trả nợ
Ajah, Eyo, Ofem (2014) trong nghiên cứu về độ tín nhiệm tín dụng đối với hộ kinh doanh
nông nghiệp tại Cross River State, Nigeria, sử dụng bộ dữ liệu từ các hộ nông nghiệp vay
vốn tại Quỹ hỗ trợ nông nghiệp Nigeria trong năm 2008-2009 Kết quả nghiên cứu cho
thấy độ tín nhiệm tín dụng chịu ảnh hưởng bởi trình độ học vấn, quy mô trang trại, thu
nhập, tuổi và kinh nghiệm của chủ hộ nông nghiệp Trong đó quy mô trang trại càng lớn
thì khả năng trả nợ lại giảm đi Nguyên nhân lý giải là do trình độ quản lý không tốt, càng
mở rộng quy mô thì chủ hộ càng không kiểm soát được hoạt động kinh doanh của mình,
dẫn đến không quản lý được chi phí và dòng tiền để trả nợ ngân hàng
Thực tiễn cho thấy, doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ có khả năng chịu đựng tốt hơn
đối với tình hình thị trường khó khăn, do đó khả năng khả nợ vay cũng cao hơn Điều này
có thể minh chứng trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái những năm 2008 – 2013, phần
lớn những doanh nghiệp phá sản đều là doanh nghiệp có quy mô nhỏ, mức vốn thấp
Vì nguyên nhân trên, giả thiết nghiên cứu của đề tài về mối quan hệ giữa Quy mô
doanh nghiệp và khả năng trả nợ vay đúng hạn như sau:
trả nợ vay đúng hạn của khách hàng
Trang 292.3.7 Số lượng ngân hàng cấp tín dụng:
Ðối với doanh nghiệp, những mối quan hệ bền vững với ngân hàng được xem là
tài sản quý giá vì chúng có thể làm giảm chi phí tín dụng và tăng nguồn vay tín dụng
(Boot và Thaker, 1994, Von Thadden, 1995, Petersen và Rajan, 1994) Nhấn mạnh tầm
quan trọng của mối quan hệ với ngân hàng, nghiên cứu của Hồ Kỳ Minh, Võ Thị Thúy
Anh, Lê Thị Hồng Cẩm (2012) đã xếp khả năng vay ngân hàng ở mức thứ hai, chỉ sau giá
nguyên vật liệu, về mức độ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp
Việc duy trì các mối quan hệ lâu dài giữa doanh nghiệp và ngân hàng sẽ mang lại
lợi ích cho cả doanh nghiệp và ngân hàng Ðối với ngân hàng, sự duy trì mối quan hệ lâu
dài với khách hàng sẽ giúp ngân hàng có nhiều thông tin về khách hàng (Võ Văn Dứt,
2012) Ðiều này sẽ làm giảm rủi ro trong hoạt động tín dụng do thông tin bất đối xứng
(Diamond, 1984, Berger và Udell, 1994) Do mức độ rủi ro thấp, nên ngân hàng có thể
cho vay những khách hàng quen thuộc với lãi suất thấp hơn và đòi hỏi thế chấp ít hơn
Thậm chí, các ngân hàng có thể cho vay mà không cần lợi nhuận trong những lúc khó
khăn với niềm tin họ có thể được bù đắp trong suốt thời gian quan hệ lâu dài
Các doanh nghiệp có nhiều mối quan hệ với ngân hàng chủ yếu là những doanh
nghiệp lớn, có hệ thống thanh toán qua nhiều tài khoản của nhiều ngân hàng (Võ Văn
Dứt, 2012) Các doanh nghiệp này thông thường được hưởng các chính sách ưu đãi hơn
về phí dịch vụ, lãi suất vay…(do có sự cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau), làm tăng
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng tốt đến khả năng vay nợ và trả nợ
ngân hàng
Vì các nguyên nhân trên, giả thiết nghiên cứu của đề tài về mối quan hệ giữa Số
lượng ngân hàng cấp tín dụng và khả năng trả nợ vay đúng hạn như sau:
khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng
Trang 302.3.8 Dòng tiền vào tài khoản ngân hàng:
Xét ở góc độ doanh nghiệp, quản trị dòng tiền là một nội dung vô cùng quan trọng
trong quản trị tài chính doanh nghiệp nói chung Tại sao có những doanh nghiệp kinh
doanh có lãi nhưng họ vẫn bị phá sản? Lý do là bởi họ không đủ dòng tiền để phục vụ
cho hoạt động sản xuất kinh doanh chứ không phải vì không có lợi nhuận (Trần Hòa
Bình, 2010)
Việc quản trị dòng tiền doanh nghiệp đã có được khung lý thuyết tương đối đầy
đủ Các giáo trình nước ngoài viết về đề tài này rất phong phú Trong đó có những giáo
trình chuyên sâu, trình bày chi tiết các vấn đề liên quan đến tiền mặt, dòng tiền mặt trong
doanh nghiệp và quản trị dòng tiền Tác phẩm tiêu biểu như giáo trình Tài chính doanh
nghiệp – Lý thuyết và thực hành của Aswath (2001); lý thuyết về những nguyên tắc cơ
bản đối với tài chính doanh nghiệp của David (2003); đặc biệt là tài liệu về quản lý tài
chính ngắn hạn của Terry S Maness và John T Zietlow (2005), trích bởi Trần Hòa Bình
(2010)… Ở giáo trình trong nước, quản trị dòng tiền xuất hiện như là một phần của giáo
trình quản trị tài chính, trong đó việc quản trị dòng tiền được trình bày một cách tổng
quát, cơ bản các nội dung chính Một số giáo trình có thể nêu như: lý thuyết về tài chính
doanh nghiệp hiện đại của Trần Ngọc Thơ (2003), tài liệu về quản trị tài chính doanh
nghiệp của Nguyễn Hải Sản (2007), giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp ngắn hạn
của Nguyễn Tấn Bình và các đồng sự (2007), trích bởi Trần Hòa Bình (2010).…
Khi có các luồng tiền vào doanh nghiệp, ban lãnh đạo doanh nghiệp phải suy tính
việc chi tiêu luồng tiền đó Với những dòng tiền không có quy định chi tiêu, chẳng hạn
như dòng tiền tự do, doanh nghiệp có sự tự chủ lớn trong việc sử dụng nó, ví dụ như dùng
để giảm bớt nợ vay nhằm giảm áp lực chi phí tài chính Khoản tiền không bị quy định chi
tiêu này là mối quan tâm đặc biệt của những người thực hiện phân tích tài chính doanh
nghiệp (Nguyễn Thị Ngọc Trang và Nguyễn Thị Liên Hoa, 2008)
Xét ở góc độ ngân hàng cho vay, việc kiểm soát được dòng tiền của doanh nghiệp
đi vay chảy vảo ngân hàng là rất quan trọng Tuy nhiên điều này là không dễ dàng thực
hiện được, vì trong tình hình thị trường cạnh tranh như hiện nay, các doanh nghiệp có xu
Trang 31hướng đặt mối quan hệ với nhiều ngân hàng để được hưởng các chính sách ưu đãi hơn về
phí dịch vụ, lãi suất vay…
Trong quan hệ với ngân hàng, doanh nghiệp sẽ có sự ưu tiên, ví dụ như tập trung
phần lớn nhu cầu vay vào ngân hàng A (do lãi suất vay thấp nhất), thanh toán xuất nhập
khẩu qua ngân hàng B (vì phí rẻ), gửi tiền vào ngân hàng C (lãi suất tiền gửi cao)… để tối
đa hóa hiệu quả hoạt động của mình Đây là vấn đề nan giải cho các ngân hàng khi cấp
tín dụng cho khách hàng Vì thực tiễn cho thấy, khi doanh nghiệp hoạt động bình thường,
có lợi nhuận, khả năng thanh toán nợ vay đúng hạn cho các ngân hàng là như nhau
Nhưng trong trường hợp phát sinh các sự kiện bất khả kháng, sự kiện bất lợi gây ảnh
hưởng xấu đến hoạt động doanh nghiệp, ngân hàng được ưu tiên trả nợ trước sẽ là ngân
hàng được doanh nghiệp tập trung thị phần tiền gửi lớn (hoặc thậm chí ngân hàng này có
thể chủ động thu hồi nợ vay khi tiền vào tài khoản theo thỏa thuận giữa hai bên) Các
ngân hàng còn lại sẽ phải đối mặt với rủi ro khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ
không đúng hạn
Vì các nguyên nhân trên, giả thiết nghiên cứu của đề tài về mối quan hệ giữa Dòng
tiền vào tài khoản ngân hàng và khả năng trả nợ vay đúng hạn như sau:
và khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng
2.3.9 Số năm hoạt động của doanh nghiệp:
Những doanh nghiệp lâu năm có khả năng đánh giá được tình hình thị trường tốt
hơn và dễ thích nghi với những biến đổi của thị trường nên rủi ro hoạt động của doanh
nghiệp được hạn chế Mặt khác, những doanh nghiệp lâu năm thường có thị phần tương
đối ổn định nên doanh thu và lợi nhuận ổn định Điều này sẽ có ảnh hưởng tích cực đến
khả năng vay và trả nợ của doanh nghiệp (Võ Văn Dứt, 2012) Xét ở góc độ ngân hàng,
đây là những khách hàng mang đến lợi nhuận ổn định cho họ vì rủi ro phát sinh trong mối
quan hệ tín dụng tương đối thấp (Ongena và Smith, 2001)
Trang 32Một số nghiên cứu đã đề cập ở phần trên cũng chỉ ra mối quan hệ giữa số năm
hoạt động và khả năng trả nợ vay của khách hàng Ví dụ như Ezeh (1993) và
Nwachukwu et al (2010), trích bởi Ajah, Eyo, Ofem (2014), chỉ ra rằng số năm hoạt động
của doanh nghiệp có tương quan dương với khả năng trả nợ của khách hàng Hay nghiên
cứu của Afolabi (2010), trích bởi Ajah, Eyo, Ofem (2014), cũng cho kết quả rằng số năm
hoạt động của doanh nghiệp, thu nhập, quy mô và lãi suất vay có ảnh hưởng tích cực đến
khả năng khả năng trả nợ của khách hàng vay.…
Vì các nguyên nhân trên, giả thiết nghiên cứu của đề tài về mối quan hệ giữa Số
năm hoạt động của doanh nghiệp và khả năng trả nợ vay đúng hạn như sau:
và khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng
2.3.10 Loại hình doanh nghiệp nhà nước:
Theo Friedrich (2013), số liệu thống kê cho thấy có đến 70% nợ xấu là nợ của các
Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) do đây là nhóm có nhiều thuận lợi trong tiếp cận tín
dụng và chiếm thị phần lớn trong tổng dư nợ tín dụng của toàn nền kinh tế
Hầu hết các DNNN đều có chi phí vốn vay lớn, thậm chí quá lớn, trong khi doanh
thu có xu hướng giảm trong tình trạng thị trường kinh tế khó khăn dẫn đến mất cân bằng
về tài chính Các khoản vay ngân hàng vì thế mà bị quá hạn, trở thành nợ xấu là lẽ đương
nhiên
Trong nghiên cứu của mình, Hà Thị Sáu (2013) cũng đồng quan điểm về loại
hình DNNN có vai trò đáng kể trong tổng nợ xấu ngân hàng Tác giả cũng chỉ ra thực
trạng của một số DNNN: khi đang gặp khó khăn về vốn, nhiều doanh nghiệp đã dùng
nguồn vay ngắn hạn đầu tư dài hạn Thực tế, việc sử dụng vốn sai nguyên tắc là con
đường ngắn nhất dẫn tới nợ quá hạn, nợ xấu cho doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng
Theo Báo cáo của The World Bank (2014) cập nhật tình hình phát triển kinh tế
Việt Nam, trong những năm gần đây nền kinh tế đã bộc lộ những khó khăn trong khu vực
doanh nghiệp và khu vực tài chính, tốc độ tăng trưởng GDP giảm dần Các doanh nghiệp
Trang 33nhà nước (DNNN) quy mô lớn đã không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ và một số doanh
nghiệp nhà nước khác có vẻ như có mức vay nợ quá cao Hệ thống ngân hàng đã tích lũy
một khối lượng nợ xấu đáng kể và nhiều ngân hàng nhỏ đã gặp phải những khó khăn
nghiêm trọng hơn về thanh khoản và khả năng thanh toán trong cùng giai đoạn đó, dẫn
tới việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải can thiệp
Trong bài báo của mình, Nguyễn Minh Phong (2012) khẳng định việc thiếu kiểm
soát các hoạt động cho vay chạy theo lãi suất cao và tập trung dư nợ quá mức vào nhóm
đối tượng hẹp đầu tư đa ngành hoặc đầu cơ quá mức trong một số lĩnh vực đầu tư rủi ro
và nhạy cảm cao, sai biệt với nhu cầu thực của thị trường, là nguyên nhân hàng đầu làm
gia tăng nợ xấu của Việt Nam hiện nay (trong đó, các doanh nghiệp nhà nước chiếm tới
70% nợ xấu) Ngoài ra, tác giả còn chỉ ra ở Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu còn là hệ quả của sự
gia tăng quy mô tín dụng trong nhiều năm qua, cụ thể: Tín dụng tăng từ năm 2008 đến
2010 bình quân 33%/năm (riêng năm 2008, tín dụng tăng tới 53%)
Vì các nguyên nhân trên, giả thiết nghiên cứu của đề tài về mối quan hệ giữa Loại
hình doanh nghiệp nhà nước và khả năng trả nợ vay đúng hạn như sau:
và khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng
2.3.11 Lãi suất vay của doanh nghiệp:
Theo Trương Đông Lộc (2011), nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng
trả nợ vay đúng hạn của hộ nông nghiệp ở tỉnh Hậu Giang, lãi suất luôn là vấn đề được
người đi vay quan tâm, đặc biệt là nông hộ vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản
xuất kinh doanh của họ Kết quả phân tích bằng mô hình probit cho thấy lãi suất có mối
liên quan tỷ lệ nghịch với khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ Cụ thể nếu lãi suất
càng cao thì khả năng trả nợ vay càng thấp và ngược lại (có ý nghĩa thống kê ở mức 1%)
Tuy nhiên Afolabi (2010), trích bởi Ajah, Eyo, Ofem (2014), lại đưa ra quan điểm
khác về tác động của lãi suất Cụ thể, kết quả nghiên cứu của Afolabi (2010) lại cho thấy
bên cạnh quy mô thì lãi suất vay có ảnh hưởng tích cực đến khả năng khả năng hoàn trả
Trang 34nợ của khách hàng vay Theo tác giả lý giải là do lãi suất vay cao thì khách hàng sẽ có xu
hướng trả nợ trước để giảm chi phí vay, hạn chế để nợ quá hạn vì lãi suất phạt sẽ rất cao,
vượt quá khả năng chi trả của khách hàng
Trong giáo trình về phân tích khả năng trả nợ của Nguyễn Thị Ngọc Trang và
Nguyễn Thị Liên Hoa (2008), một trong các chỉ số thường được sử dụng để đánh giá khả
năng thanh toán của doanh nghiệp là hệ số khả năng thanh toán lãi vay, được tính bằng tỷ
thì khả năng thanh toán càng giảm (với giả định lợi nhuận trước thuế và lãi không đổi),
đồng nghĩa với khả năng trả nợ sẽ giảm sút theo
Vì các nguyên nhân trên, giả thiết nghiên cứu của đề tài về mối quan hệ giữa Lãi
suất vay của doanh nghiệp và khả năng trả nợ vay đúng hạn như sau:
khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng
2.3.12 Số lượng tiền vay của doanh nghiệp:
Một số nghiên cứu thực nghiệm đã đề cập đến sự tác động của mức dư nợ vay và
khả năng hoàn trả nợ Onyenucheya và Ukoha (2007), trích bởi Ajah, Eyo, Ofem (2014),
trong nghiên cứu và quyết định trả nợ của các hộ nông nghiệp thuộc Abia, cho rằng các
nhân tố ảnh hưởng bao gồm số tiền vay, thu nhập, khoảng cách đến ngân hàng Trong đó
số tiền vay có tương quan dương, thu nhập cố định cũng có tương quan dương hàm nghĩa
rằng năng suất, hiệu quả hoạt động càng lớn thì khả năng trả nợ càng cao Njoku và Odii
(1991), trích bởi Ajah, Eyo, Ofem (2014), sử dụng phương pháp hồi quy Regression để
xác định các nhân tố ảnh hưởng khả năng hoàn trả nợ của khách hàng vay Kết quả cho
thấy các nhân tố có ảnh hưởng trọng yếu bao gồm số tiền vay, số năm kinh nghiệm của
chủ nông hộ, trình độ học vấn, quy mô hộ, thời hạn vay và giá trị tài sản đảm bảo
Trên lý thuyết, một doanh nghiệp sử dụng nợ sẽ có khả năng tạo được kết quả hoạt
động kinh doanh tốt hơn 100% vốn cổ phần do tận dụng lợi ích từ lá chắn thuế của nợ
Trang 35Tuy nhiên khi gia tăng việc sử dụng nợ sẽ đồng thời làm gia tăng chi phí khánh tận tài
chính, gia tăng khả năng phá sản và sẽ làm giảm giá trị doanh nghiệp, do đó cấu trúc tài
chính tối ưu là cấu trúc đỏi hỏi phải cân bằng giữa lợi ích do sử dụng nợ và chi phí khánh
tận tài chính Điều này cũng hàm nghĩa rằng khi doanh nghiệp sử dụng nợ vay càng lớn,
vượt quá mức kiểm soát thì khả năng phá sản, không hoàn trả được nợ càng lớn
Vì các nguyên nhân trên, giả thiết nghiên cứu của đề tài về mối quan hệ giữa Số
lượng tiền vay và khả năng trả nợ vay đúng hạn như sau:
nghiệp và khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng
2.3.13 Giá trị tài sản đảm bảo:
Một số nghiên cứu thực nghiệm đã đề cập đến mối quan hệ giữa giá trị tài sản đảm
bảo và khả năng hoàn trả nợ Njoku và Odii (1991), trích bởi Ajah, Eyo, Ofem (2014), sử
dụng phương pháp hồi quy Regression để xác định các nhân tố ảnh hưởng khả năng hoàn
trả nợ của khách hàng vay Kết quả cho thấy các nhân tố có ảnh hưởng trọng yếu bao
gồm số tiền vay, số năm kinh nghiệm của chủ nông hộ, trình độ học vấn, quy mô hộ, thời
hạn vay và giá trị tài sản đảm bảo; biến thu nhập không có ý nghĩa thống kê
Tại Việt Nam, Điều 7 Quyết định 1627 có quy định về một trong các điều kiện
ngân hàng cần xem xét khi cho vay khách hàng “Tổ chức tín dụng xem xét và quyết định
cho vay khi khách hàng thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của
Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”
Quy định tài sản đảm bảo được thực hiện nhằm đáp ứng hai mục tiêu của ngân
hàng cho vay: thứ nhất, nếu người vay không có khả năng hoàn trả thì người cho vay có
quyền thu giữ và bán tài sản đảm bảo để thu hồi lại khoản tiền đã cho vay; thứ hai, việc
thế chấp tài sản sẽ tạo ra lợi thế về tâm lý cho người cho vay Bởi vì các tài sản cụ thể đã
được dùng để thế chấp cho khoản vay nên người vay sẽ cảm thấy cần phải làm việc tích
cực hơn để thanh toán nợ của mình và tránh khả năng để mất những tài sản có giá trị
Trang 36(Châu Đình Linh, 2014) Hay nói cách khác, khả năng trả nợ của người vay tiền trong
trường hợp có tài sản đảm bảo sẽ được đánh giá cao hơn
Vì nguyên nhân trên, giả thiết nghiên cứu của đề tài về mối quan hệ giữa giá trị tài
sản đảm bảo và khả năng trả nợ vay đúng hạn như sau:
trả nợ vay đúng hạn của khách hàng
2.3.14 Vốn lưu động ròng:
Vốn lưu động ròng còn được gọi là vốn kinh doanh, là phần tài sản lưu động vượt
quá các khoản nợ ngắn hạn, là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực thanh toán
của doanh nghiệp Tình hình vốn lưu động không chỉ quan trọng đối với nội bộ doanh
nghiệp mà còn là một chỉ tiêu được dùng rộng rãi để ước lượng những rủi ro tài chính của
doanh nghiệp Trên lý thuyết, trong trường hợp các nhân tố khác như nhau, doanh nghiệp
có vốn lưu động ròng càng cao càng tốt vì càng có thể thực hiện được nhiệm vụ tài chính
trong kỳ (Nguyễn Minh Kiều, 2006)
Theo Hoàng Tùng (2011), căn cứ vào dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng theo tiêu
chuẩn Basel II thì một doanh nghiệp có rủi ro tín dụng khi xuất hiện ít nhất một trong các
dấu hiệu sau:
a) Không có khả năng thực hiện nghĩa vụ tín dụng với các đối tác
b) Vốn lưu động ròng <0
c) Giá trị thị trường của DN < Tổng nợ phải trả
Như vậy có thể nói rằng vốn lưu động ròng càng nhỏ hơn 0 thì doanh nghiệp có
rủi ro tín dụng càng cao, hay nói cách khác khả năng trả nợ của doanh nghiệp trong
trường hợp này được đánh giá thấp
Vì các nguyên nhân trên, giả thiết nghiên cứu của đề tài về mối quan hệ giữa Vốn
lưu động ròng và khả năng trả nợ vay đúng hạn như sau:
Trang 37Giả thiết H 14 : Có mối quan hệ đồng biến giữa Vốn lưu động ròng và khả năng trả
nợ vay đúng hạn của khách hàng
2.4 Tổng quan một số nghiên cứu trước đây
Một số nghiên cứu trước đây đã cố gắng giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến khả
năng trả nợ của khách hàng Ajah, Eyo, Ofem (2014) trong nghiên cứu về độ tín nhiệm
tín dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp tại Cross River State, Nigeria, sử
dụng bộ dữ liệu từ các hộ nông nghiệp vay vốn tại Quỹ hỗ trợ nông nghiệp Nigeria trong
năm 2008-2009 Kết quả nghiên cứu cho thấy độ tín nhiệm tín dụng chịu ảnh hưởng bởi
trình độ học vấn, quy mô trang trại, thu nhập, tuổi và kinh nghiệm của chủ hộ nông
nghiệp Ngoài ra nghiên cứu còn chứng minh khả năng quản lý khoản vay của ngân hàng
cũng có ảnh hưởng đến quyết định trả nợ của khách hàng
Trương Đông Lộc (2011), nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ
vay đúng hạn của nông hộ ở tỉnh Hậu Giang Nghiên cứu sử dụng mô hình Probit trên bộ
số liệu thu thập từ việc khảo sát những nông hộ có vay vốn trong năm 2009, tổng số hộ
được chọn để khảo sát là 436 hộ ở 07 huyện, thị xã thuộc tỉnh Hậu Giang Kết quả nghiên
cứu cho thấy thu nhập sau khi vay, trình độ kinh nghiệm của chủ nông hộ có tương quan
dương với khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ, trong khi lãi suất vay có tương
quan âm (lãi suất vay càng cao thì khả năng trả nợ vay càng thấp) Ngoài ra, tác giả còn
dự kiến mối tương quan dương giữa việc sử dụng vốn đúng mục đích và việc trả nợ đúng
hạn Tuy nhiên kết quả mô hình lại không có ý nghĩa thống kê, hay nói cách khác việc sử
dụng vốn vay không có quan hệ gì với khả năng trả nợ đúng hạn của nông hộ
Võ Văn Dứt (2012) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa
ngân hàng thương mại và doanh nghiệp tại Cần Thơ, sử dụng bộ dữ liệu thu thập từ 12
chi nhánh ngân hàng với 199 doanh nghiệp tại Cần Thơ Số liệu điều tra cho thấy, số mối
quan hệ trung bình của một doanh nghiệp là 2,34 Số doanh nghiệp quan hệ với một ngân
Trang 38hàng chỉ chiếm gần 1/3 số doanh nghiệp trong mẫu Ðặc biệt, có những doanh nghiệp có
quan hệ với hơn 5 ngân hàng
Lê Phương Dung và Nguyễn Thị Nam Thanh (2013), nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến nợ vay ngắn hạn ngân hàng của doanh nghiệp trong ngành sản xuất chế biến
thực phẩm, nghiên cứu sử dụng số liệu từ báo cáo tài chính quý 1/2007 đến quý 4/2011
của 39 doanh nghiệp ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam, sử dụng mô hình dữ liệu bảng động với các tiếp cận theo phương pháp:
mô hình ảnh hưởng cố định (FEM) và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) Kết quả
nghiên cứu cho thấy danh tiếng của doanh nghiệp (đo lường bằng độ tuổi của doanh
nghiệp và hình thức sở hữu) có tác động đến khả năng vay nợ và trả nợ của doanh nghiệp
Nguyễn Thùy Dương và Nguyễn Thanh Tùng (2013), nghiên cứu về lựa chọn mô
hình đo lường rủi ro thích hợp cho một khoản vay tập đoàn kinh tế nhà nước tại các
NHTM Việt Nam, sử dụng mô hình hồi quy Logit trên bộ dữ liệu nghiên cứu bao gồm
490 khách hàng có mối quan hệ với các NHTM Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2011
Kết quả nghiên cứu cho thấy với độ tin cậy 90%, nếu khách hàng vay là Tập đoàn kinh tế
Nhà nước, khả năng không hoàn trả nợ vay đúng kỳ hạn và trong vòng 90 ngày cao hơn
so với doanh nghiệp khác (Tập đoàn kinh tế Nhà nước thường là đối tượng có mối quan
hệ lâu năm với ngân hàng, luôn đáp ứng được các điều kiện đảm bảo tiền vay và điều
kiện ràng buộc bổ sung, mục đích vay vốn tập trung vào bất động sản, xây dựng và có giá
trị khoản vay thường rất lớn) Với mẫu nghiên cứu đề tài, trong số khách hàng không
hoàn trả nợ vay cho ngân hàng đúng hạn và sau 90 ngày khách hàng là Tập đoàn kinh tế
Nhà nước chiếm tới gần 50% nhưng tổng giá trị các khoản vay tương ứng chiếm hơn
70% trong giá trị khoản vay của mẫu nghiên cứu và mục đích các món vay đó chủ yếu
dành cho xây dựng và bất động sản Từ đó, tác giả đặt ra vấn đề cấp thiết cần phải có các
giải pháp nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả tín dụng đối với nhóm khách hàng này
Ngoài ra theo kỳ vọng của tác giả, những doanh nghiệp có chất lượng tín dụng càng thấp,
họ càng tìm kiếm nhiều ngân hàng có thể chấp nhận thêm các khoản cho vay Do đó dự
kiến mối tương quan dương giữa số lượng ngân hàng mà doanh nghiệp có quan hệ và
Trang 39việc trả nợ không đúng hạn Tuy nhiên kết quả mô hình lại không có ý nghĩa thống kê,
hay nói cách khác việc các doanh nghiệp tiếp cận vốn tại nhiều tổ chức tín dụng không
quyết định tới việc khoản vay của khách hàng có trả nợ trong vòng 90 ngày kể từ khi
khoản vay đến hạn hay là không
Phùng Mai Lan (2014) nghiên cứu về tác động của các nhân tố đến hiệu quả hoạt
động doanh nghiệp, sử dụng bộ dữ liệu bảng của 1.255 doanh nghiệp sản xuất trên cả
nước trong 12 năm từ năm 2000 đến năm 2011 (15.060 quan sát) và các số liệu vĩ mô của
Tổng cục Thống kê hàng năm Để ước lượng hiệu quả của doanh nghiệp, tác giả đã sử
dụng mô hình hàm sản xuất đường biên ngẫu nhiên của Battese và Coelli (1993, 1995);
đồng thời sử dụng phương pháp dữ liệu bảng với 3 mô hình khác nhau: Mô hình đánh giá
tác động ngẫu nhiên - random effects (REM), mô hình đánh giá tác động cố định - fixed
effects (FEM) và mô hình Pooled OLS để đánh giá tác động Kết quả nghiên cứu chỉ ra
rằng biến LR (biểu thị mức thay đổi lãi suất cho vay) mang giá trị âm và có ý nghĩa thống
kê ở mức cao cho thấy nhân tố này có tác động tiêu cực đến hiệu quả doanh nghiệp vì
chúng làm tăng chi phí vốn của doanh nghiệp, tăng chi phí và tiền lương thực tế của
doanh nghiệp Chính vì vậy, đã làm giảm cơ hội đầu tư, giảm hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến khả năng vay nợ cũng như khả năng trả nợ của doanh
nghiệp
Một nghiên cứu khác của Bùi Văn Trịnh và Nguyễn Thị Thùy Phương (2014)
nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay Tác giả sử dụng bộ
dữ liệu điều tra 200 nông hộ tại Sóc Trăng trong năm 2012 Để ước lượng các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay, tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy đa biến với
biến phụ thuộc là phần thu nhập từ vốn vay Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng lãi suất có
tương quan nghịch với hiệu quả sử dụng vốn vay, từ đó ảnh hưởng đến khả năng vay nợ
cũng như khả năng trả nợ của doanh nghiệp
Hoàng Tùng (2011) phân tích rủi ro tín dụng doanh nghiệp, sử dụng mô hình
logistic trên bộ dữ liệu gồm 463 công ty đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam Mẫu được chia thành 2 nhóm: nhóm 1 gồm các công ty có rủi ro tín dụng (93 công
Trang 40ty) và nhóm 2 gồm các công ty không có rủi ro tín dụng (370 công ty) 7 chỉ tiêu (biến
độc lập) được tính toán từ báo cáo tài chính năm 2009 của các công ty Từ kết quả nghiên
cứu tác giả đã xây dựng được một hàm số dự báo rủi ro tín dụng cho các doanh nghiệp
trên cơ sở các chỉ tiêu tài chính với mức độ chính xác của dự báo rất cao (trong 93 trường
hợp có rủi ro, mô hình dự đoán đúng 91 trường hợp (97.8%); trong 370 trường hợp
không có rủi ro mô hình dự đoán đúng 366 trường hợp (98.9%) Tỷ lệ dự đoán đúng của
toàn bộ mẫu là 98.7%) Đồng thời mô hình cũng giúp cho việc xác định hạng tín dụng
của các doanh nghiệp
Liên quan đến việc dự báo khó khăn tài chính, Ohlson (1980) là người đầu tiên sử
dụng hồi quy logistic để dự đoán khả năng phá sản của doanh nghiệp Tác giả sử dụng bộ
dữ liệu bao gồm 2058 công ty niêm yết tại Wall Street trong giai đoạn 1970 - 1976 Ông
đã tìm thấy mối tương quan âm giữa xác suất của sự phá sản và quy mô doanh nghiệp,
khả năng sinh lời và tính thanh khoản của công ty, và mối tương quan dương giữa xác
suất của sự phá sản và quy mô nợ của công ty
Mở rộng nghiên cứu của Ohlson (1980), Bernhardsen (2001) sử dụng mô hình
Probit - logit, với bộ dữ liệu bao gồm 396.689 quan sát các công ty tại Na Uy trong giai
đoạn 1990-1999 (thu thập từ Norges Bank) Trong nghiên cứu này, tác giả đã thêm vào
các biến giải thích như lợi nhuận, số năm hoạt động của doanh nghiệp, quy mô doanh
nghiệp và một số chỉ số ngành cụ thể Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến thêm vào
đều có ý nghĩa thống kê , với mức ý nghĩa trong khoảng 5-10%
Charitou, Neophytou và Charalambous (2004), trích bởi Lakshana và Wijekoon
(2012), đã kiểm định tác động của lưu chuyển tiền tệ đến việc dự đoán khả năng phá sản
doanh nghiệp Họ sử dụng cả hai phương pháp logit và mạng nơron để phát triển mô hình
dự đoán cho các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp tại UK và nhận thấy cả hai mô
hình có thể được sử dụng để dự đoán khả năng phá sản doanh nghiệp Kết quả thực
nghiệm cho thấy dòng tiền hoạt động kinh doanh của công ty (cùng với hai chỉ số tài
chính khác) là dấu hiệu chỉ báo mạnh trong việc dự đoán khả năng phá sản của doanh
nghiệp