Theo Hình 3.1, số lượng dự án được cấp giấy phép và số vốn đăng ký đều tăng. Điều này chứng tỏ Việt Nam đang là quốc gia đang giành được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể, số dự án năm 2013 là 1.530 dự án (theo Tổng cục thống kê) tăng 29,0% so với năm 2011 và 18,9% so với năm 2012. Tổng số vốn đăng ký cũng tăng liên tục qua các năm, năm 2011 là 15,6 tỷ USD, đến năm 2013 là 22,4 tỷ USD tăng 43,3%. Tổng số vốn thực hiện cũng tăng nhưng tăng chậm hơn, năm 2011 là 11,0 tỷ USD, năm 2013 là 11,5 tỷ USD tăng 4,5%.
0 5000 10000 15000 20000 25000 2011 2012 2013 Triệu USD 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 Số dự án Vốn đăng ký Vốn thực hiện Dự án
Nguồn: Tổng cục thống kê, qua các năm 2011- 2013
Hình 3.1: Số lượng dự án, vốn đăng ký và vốn thực hiện tại Việt Nam (2011-2013)
3.1.2.1 Tình hình vốn FDI năm 2011
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2011 với 1.186 dự án với tổng số vốn FDI là 15,6 tỷ USD (cấp mới và tăng vốn), tổng vốn thực hiện là 11,0 tỷ USD.
Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đã vươn lên vị trí số một về thu hút đầu tư với 464 dự án có tổng vốn 7,8 tỷ USD, chiếm 49,9% tổng vốn đầu tư năm 2011. Lĩnh vực sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giữ ở vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư 2,5 tỷ USD, chiếm 16,2% tổng vốn FDI năm 2011. Tiếp theo là lĩnh vực xây dựng với 149 dự án, tổng vốn đầu tư là 1,3 tỷ USD.
Đối tác đầu tư tại Việt Nam gồm nhiều nước trong khu vực và thế giới. Tiêu biểu như: Nhật, Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Mỹ, Anh, Hà Lan,... Trong năm 2011, Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam 53 dự án với tổng vốn cao nhất là 3,5 tỷ USD. Kế đến là Nhật với 277 dự án, tổng vốn đăng ký là 2,6 tỷ USD, Singapore (113 dự án, 2,3 tỷ USD) và Hàn Quốc (288 dự án, 1,5 tỷ USD).
3.1.2.2 Tình hình vốn FDI năm 2012
Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) ngày 11/3/2013 chính thức công bố, năm 2012 tính cả vốn cấp mới và tăng thêm, có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt 16,3 tỷ USD, tăng 4,7% so với năm 2011. Con số này đã cao hơn nhiều so với ước tính sơ bộ mà Cục Đầu tư nước ngoài đã công bố hồi cuối năm 2012 đó là cả vốn cấp mới và tăng thêm là 13,0 tỷ USD, bằng 84,7% so với cùng kỳ 2011. Như vậy, năm 2012, Việt Nam đã đạt mục tiêu về thu hút FDI (15-16 tỷ USD) và đã tăng so với năm trước. Đây là một kết quả rất tích cực. Số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy, cả nước đã có 1.287 dự án FDI mới được cấp chứng nhận đầu tư tăng 8,1% so với năm 2011, với tổng vốn đăng ký 8,6 tỷ USD, bằng 71,2% so với năm 2011. Số dự án tăng vốn đầu tư là 550 dự án với tổng số vốn đăng ký thêm là 7,7 tỷ USD, tăng gấp 2,3 lần so với năm 2011.
Nếu xét về lĩnh vực đầu tư, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài nhất, với 549 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 11,7 tỷ USD, chiếm 71,6% tổng vốn đầu tư đăng ký trong năm 2012. Trong khi đó, lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai, với 13 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 1,9 tỷ USD, chiếm 12,1%. Đứng
thứ ba là lĩnh vực bán buôn bán lẻ, sửa chữa, với 220 dự án đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 772,8 triệu USD, chiếm 4,7%.
Nhật Bản là nhà đầu tư dẫn đầu, với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 5,59 tỷ USD, chiếm 34,2% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Đài Loan đứng vị trí thứ hai với 2,6 tỷ USD, chiếm 16,3% tổng vốn đầu tư; Singapore đứng thứ ba, với 1,9 tỷ USD, chiếm 11,9% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Hàn Quốc, Samoa, BritishVirginIslands, Hồng Kông.
3.1.2.3 Tình hình vốn FDI năm 2013
Báo cáo mới nhất của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính chung trong năm 2013, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 22,4 tỷ USD, tăng 36,7% so với năm 2012. Con số này đã tăng đáng kể so với con số được Cục Đầu tư nước ngoài công bố vào ngày 15/12/2013, là 21,6 tỷ USD.
Theo số liệu cập nhật đến hết năm 2013, thì Nhật Bản vẫn dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 5,875 tỷ USD, chiếm 26,3% tổng vốn đầu tư đăng ký tại Việt Nam. Tiếp theo là Singapore, với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 4,76 tỷ USD, chiếm 21,3% tổng vốn đầu tư. Hàn Quốc đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 4,46 tỷ USD, chiếm 20% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Năm 2013, với sự tăng tốc đầu tư của Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc), Thái Nguyên là địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,4 tỷ USD, chiếm 15,2% vốn đăng ký. Trong khi đó, với sự điều chỉnh tăng 2,8 tỷ USD vốn đầu tư của dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) đứng thứ hai với 2,9 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm, chiếm 13,1% tổng vốn đầu tư. Hải Phòng đứng thứ ba với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 2,614 tỷ USD, chiếm 11,7% vốn đăng ký. Trong số này, chỉ riêng dự án của Tập đoàn LG (Hàn Quốc) đã có vốn đăng ký 1,5 tỷ USD.
Một số dự án có vốn FDI lớn đầu tư ở Việt Nam với lượng vốn đầu tư lên đến tỷ USD bao gồm: Dự án Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) của nhà đầu tư Nhật Bản điều chỉnh tăng vốn đầu tư 2,8 tỷ USD; Dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện đốt than BOT Vĩnh Tân 1 của nhà đầu tư Trung Quốc với tổng vốn đầu tư 2,02 tỷ USD để thiết kế, xây dựng, vận hành và chuyển giao một nhà máy nhiệt điện đốt than tại Vĩnh Tân; Dự án Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên của nhà đầu tư Hàn Quốc với tổng vốn đầu tư 2 tỷ USD để sản xuất và lắp ráp các sản phẩm điện tử; Dự án Công ty TNHH LG Electronics Việt Nam Hải Phòng của nhà đầu tư Hàn Quốc với tổng vốn đầu tư 1,5 tỷ USD để sản xuất và lắp
mechanics Việt Nam của nhà đầu tư Hàn Quốc với tổng vốn đầu tư 1,23 tỷ USD với mục tiêu sản xuất và lắp ráp bảng mạch in kết nối mật độ cao HDI tại Thái Nguyên; Dự án Công ty TNHH Bus Industrial Center của nhà đầu tư Liên bang Nga với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD để xây dựng nhà máy lắp ráp và sản xuất phụ tùng xe ôtô buýt và các dịch vụ hỗ trợ khác tại Bình Định; Dự án Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam tại Bắc Ninh điều chỉnh tăng vốn 1 tỷ USD.